Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Lý luận Cty Cổ phần và vai trò trong phát triển kinh tế Việt Nam - 4 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.14 KB, 9 trang )

Cùng với sự yếu ớt và nhỏ bé của khu vực kinh tế tư nhân là sự thiếu vắng một thị
trường tài chính thực sự trong đó có thị trường chứng khoán. Như trên đ• trình bày,
thị trường chứng khoán là trung tâm phản ánh trạng thái hoạt động của các công ty
cổ phần trong một nền kinh tế thị trường: nó vừa là điều kiện vừa là tấm gương
phản chiếu sự ra đời và hoạt động của các công ty cũng như huy động vốn trên thị
trường tài chính.
II. Các giải pháp và kiến nghị
1. Về tư tưởng quan điểm cổ phần hoá
Đối với các doanh nghiệp: người lãnh đạo (giám đốc, phó giám đốc) hầu hết là do
chế độ bổ nhiệm mà có, do vậy khi chuyển sang công ty cổ phần không dễ gì giữ
được chức vụ đó trước Đại hội cổ đông. Sau khi cổ phần thì những quyền lực quan
trọng nhất thuộc về Đại hội cổ đông và Hội đồng quản trị công ty. Giám đốc doanh
nghiệp Nhà nước trước đây giả sử có tái cử làm giám đốc điều hành thì chỉ đóng
vai trò thực thi của hai tổ chức nói trên mà thôi. Hội đồng của giám đốc có sự giám
sát chặt chẽ của Ban kiểm soát (như đã nêu ở chương một) của Hội đồng quản trị
công ty. Lẽ đương nhiên thu nhập của giám đốc sẽ bị giảm xuống, không còn hấp
dẫn, quyền hành lại bị hạn chế. Chắc chắn trước ngưỡng cửa cổ phần hoá, các vị
giám đốc quốc doanh ít nhiều đều có tâm tư mắc mớ, ít nhiệt tình đối với phương
án cổ phần hoá. Còn với khả năng xấu hơn, vị trí công tác của giám đốc có thể bị
thay đổi, thậm chí có thể bị mất việc thì hậu quả còn tồi tệ hơn.
Chính vì lẽ đó giám đốc các DNNN thường có tâm lý không muốn cổ phần hoá,
chuyển đổi sở hữu, mặc dù đã nhận thức được khó khăn trong cạnh tranh thị
trường, và biết rằng doanh nghiệp có thể nguy cơ suy sụp trong cuộc cạnh tranh thị
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
trường ngày một gay gắt. Tâm lý chung của các vị giám đốc DNNN là “còn nước
còn tát”, tát được ngày nào hay ngày đó.
Còn về phía người lao động, họ sau khi cổ phần hoá có thể bị mất việc, hoặc quyền
lợi không được đảm bảo, đặc biệt là vấn đề mua, mua chịu và được cấp cổ phiếu.
Thế là từ trên xuống dưới kết thành những mảng trong nhận thức và hành động. Để
đảm bảo an toàn và giữ được “ghế”, tránh được nguy cơ “đi chệch hướng XHCH”,
thượng sách là không sắn tay vào công tác này.


Làm thế nào để giải toả những vướng mắc về tư tưởng quan điểm và nhận thức trên
đây? Trước hết, phải tạo sự thống nhất trong nhận thức về chủ trương cổ phần hoá
DNNN.
Một là, cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp nhà nước không dẫn đến nguy cơ
chệch hướng XHCN và làm suy yếu kinh tế nhà nước, bởi lẽ: Trong cơ cấu kinh tế
quốc dân, Nhà nước vẫn nắm giữ các DNNN thuộc các ngành then chốt, trọng yếu
tạo nền tảng cho nền kinh tế quốc dân và sức mạnh của Nhà nước XHCN. Xét trên
phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân, tài sản Nhà nước không bị suy giảm mà còn
có khả năng tăng nhờ lợi tức cổ phần của Nhà nước và sự đóng góp của các công ty
cổ phần làm ăn có hiệu quả vào ngân sách Nhà nước. Quá trình cổ phần hoá được
tiến hành dưới sự lãnh đạo tập trung của Đảng và sự chỉ đạo chặt chẽ của nhà nước
XHCN.
Hai là, cổ phần hoá không làm ảnh hưởng đến quyền lợi và vị trí của mỗi người
trong doanh nghiệp nếu họ thực sự có khả năng và có đóng góp tích cực vào hoạt
động của doanh nghiệp. Đó là một trong những mục tiêu cổ phần hoá mà chúng ta
thực hiện. Để có thể đưa những nhận thức đúng đắn trên đây đến tất cả các cơ quan
l•nh đạo các ngành, các cấp, đến từng doanh nghiệp và đội ngũ cán bộ công nhân
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
viên lao động làm việc trong doanh nghiệp, Nhà nước cần đẩy mạnh hơn nữa việc
tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về chủ trương, mục
tiêu, quan điểm cũng như lợi ích về sự cần thiết của cổ phần hoá trong quá trình
chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường.
2. Về môi trường pháp lý cho việc cổ phần hoá.
Môi trường pháp lý của nhà nước bao gồm hệ thống các văn bản pháp luật trực tiếp
và gián tiếp liên quan đến cổ phần hoá. Từ khi chủ trương cổ phần hoá các DNNN
được đề cập lần đầu tiên trong Nghị quyết Hội nghị lần 2 - Ban chấp hành Trung
Ương Đảng khoá 7 (tháng 11/1991) cho đến nay đã có tổng cộng 27 văn bản pháp
quy trực tiếp liên quan đến cổ phần hoá.
Về số lượng, tuy các văn bản pháp lý trực tiếp chỉ đạo quá trình cổ phần hoá như
vậy là khá nhiều, nhưng chưa có một văn bản pháp lý nào đủ tầm quyết sách để có

thể tiến hành một quá trình cổ phần hoá trên diện rộng như luật, pháp lệnh. Đối với
các văn bản gián tiếp liên quan đến cổ phần hoá thì còn thiếu mảng luật về chứng
khoán, kinh doanh chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Về chất lượng, một số nội dung trong các văn bản hướng dẫn chưa rõ ràng, thiếu cụ
thể, nhiều vấn đề chưa được khẳng định dứt khoát như: trách nhiệm của các Bộ,
ngành, các địa phương trong việc chỉ đạo cổ phần hoá; thẩm quyền của đại diện chủ
sở hữu với việc cổ phần hoá; cổ phần hoá là tự nguyện hay bắt buộc; việc bán cổ
phần cho người nước ngoài có quy định nhưng chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể.
Để giải quyết những vấn đề tồn tại về chính sách pháp luật trên đây, các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền cần phải lắng nghe ý kiến từ phía các doanh nghiệp đã
hoàn tất và đang hoàn tất cổ phần hoá và cả những doanh nghiệp chưa tiến hành cổ
phần hoá để cụ thể hoá, chi tiết hoá những điểm còn “chung chung”, ban hành thêm
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
những quy định còn thiếu. Đòi hỏi sự đồng bộ của hệ thống văn bản pháp quy ngay
trong điều kiện hiện nay là điều không thực tế, song đã đến lúc chúng ta phải có
ngay một bộ luật cổ phần hoá hoặc luật công ty cổ phần bởi vì chưa có luật, chưa
có pháp lệnh thì chưa có căn cứ pháp lý để thực hiện, chưa có căn cứ để ban hành
các văn bản pháp quy dưới luật, và như vậy việc thực hiện sẽ rất khó khăn. Bên
cạnh đó, việc dự thảo và sớm ban hành luật về chứng khoán, kinh doanh chứng
khoán và thị trường chứng khoán cũng sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá
và việc hình thành thị trường vốn ở nước ta.
3. Hệ thống các cơ quan quản lý công tác cổ phần hoá.
Về tổng thể, bộ máy quản lý hành chính về cổ phần hoá tổ chức chỉ đạo chưa tập
trung, thiếu tính nhất quán giữa Trung Ương và địa phương, giữa các Bộ, Ngành.
Ví dụ có những doanh nghiệp đã làm xong thủ tục nhưng chính quyền địa phương
vẫn không cho phép hoạt động, gây khó khăn không ít cho doanh nghiệp cổ phần,
tạo tâm lý chản nản trong các cổ đông vì trong vòng 2 năm đó vốn không được luân
chuyển (như công ty chế biến hàng xuất khẩu Long An, công ty chế biến thức ăn
gia súc VIFOCO )
Để giải quyết, Nhà nước phải mở rộng quyền hạn cũng như trách nhiệm của ban chỉ

đạo Trung Ương cổ phần hoá. Hoặc Nhà nước có thể thành lập một Tổng cục chủ
quản hoặc tương đương như vậy chuyên trách về cổ phần hoá để điều chỉnh quá
trình cổ phần hoá DNNN và hoạt động của công ty cổ phần. Cơ quan chuyên trách
này sẽ chịu trách nhiệm theo dõi, chỉ đạo và có đủ thẩm quyền để giải quyết các
vấn đề liên quan đến cổ phần hoá cũng như phối hợp hoạt động của các Bộ, Ngành
và các cơ quan hữu quan, đồng thời cũng phải quy định rõ quyền hạn và nhiệm vụ
của các cấp cơ quan này, tránh sự “chồng chéo, lấn sân” của nhau, tránh tình trạng
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
cấp trên “bàn vào”, cấp dưới “bàn ra” như trong thời gian vừa qua dẫn tới sự chán
nản của các DNNN muốn cổ phần hoá. Một yêu cầu quan trọng nữa là phải tập
trung về đây các cán bộ có năng lực chuyên môn, có trình độ, quy định rõ rằng về
trách nhiệm của từng người.
Tăng cường hơn nữa vai trò chủ đạo của Trung Ương. Chính phủ phải đẩy mạnh
việc kiện toàn tổ chức bộ máy chỉ đạo cổ phần hoá từ Trung Ương đến địa phương
theo hướng gọn nhẹ, thiết thực, đồng thời tăng cường sự kiểm tra, giám sát của Nhà
nước trong quá trình cổ phần hoá để đảm bảo đúng chủ trương, đường lối, chính
sách của Đảng và Nhà nước.
4. Chính sách đối với các doanh nghiệp cổ phần hoá.
Cần quy định một số ưu đãi thiết thực đối với các doanh nghiệp cổ phần hoá.
Chẳng hạn cho phép tách số tài sản không còn giá trị sử dụng và có tài sản không
phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh ra khỏi giá trị doanh nghiệp nhằm trợ
giúp doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng trong quá trình hoạt động. Những tài sản
này sẽ được chuyển giao lại cho nhà nước để xử lý phù hợp với pháp luật hiện
hành. Nếu doanh nghiệp có yêu cầu đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất theo
phương án được duyệt thì cho phép doanh nghiệp sử dụng một phần số tiền bán cổ
phiếu ngoài phạm vi cổ phần giữ lại thuộc sở hữu nhà nước theo hình thức vay tín
dụng của ngân sách.
4.1. Xoá bỏ sự phân biệt đối xử không hợp lý giữa doanh nghiệp nhà nước và
doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Các DNNN rõ ràng là còn được hưởng ưu đãi của nhà nước nhiều hơn công ty cổ

phần nói riêng và doanh nghiệp ngoài quốc doanh nói chung về XNK, về địa điểm,
tín dụng, vay vốn ngân hàng. Để có thể thực sự xoá bỏ sự phân biệt đối xử không
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
hợp lý giữa DNNN và doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nhà nước cần phải từng
bước xoá bỏ sự bao cấp dành cho các DNNN, cần có những quy định nhằm nâng
cao vai trò của khu vực kinh tế tư nhân, khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài
quốc doanh phát triển bằng những biện pháp cụ thể như: chính sách thuế, quyền
XNK, vay vốn ngân hàng, tạo điều kiện cho khu vực này liên doanh với nước
ngoài, qua đó tạo môi trường bình đẳng giữa các khu vực kinh tế, giữa đầu tư trong
nước và đầu tư nước ngoài góp phần đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá ở Việt Nam.
4.2. Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá.
Theo thông tư số 50 TC/TCDN, gia trị doanh nghiệp cổ phần hoá được xác định
bằng công thức:
Giá trị doanh nghiệp
Giá trị doanh nghiệp = sau khi kiểm kê + (-) giá trị lợi thế + chi phí tiến
hành CPH đánh giá lại.
Theo công thức nói trên, mọi tài sản doanh nghiệp đều được kiểm kê đánh giá lại
theo giá hiện hành. Song theo số liệu điều tra thống kê, ở hầu hết các DNNN, trình
độ máy móc, thiết bị công nghệ lạc hậu từ 2 - 3 thế hệ, thậm chí có doanh nghiệp
lạc hậu từ 4 - 5 thế hệ. Mặt khác, thông tư 50 TC/TCDN quy định “Toàn bộ tài sản
cố định sau khi đã kiểm kê và được tính trên giá sổ sách doanh nghiệp căn cứ vào
chất lượng còn lại và giá hiện hành của từng tài sản, giá trị tài sản vô hình để xác
định lại giá trị tài sản thực còn”. Vấn đề ở đây là xác định giá hiện hành. Như
chúng ta đều biết, tiêu chuẩn để đánh giá giá trị vật chất có nhiều nhưng tựu chung
lại có thể sử dụng các tiêu chuẩn sau: giá trị mua vào, giá trị thanh lý, giá trị đổi
mới, giá trị nhượng bán. Chính vì vậy, nhà nước nên quy định cụ thể “giá hiện
hành” trong việc đánh giá lại giá trị tài sản.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
4.3. Thủ tục cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.
Hiện nay, thủ tục hành chính để cổ phần hoá một DNNN còn khá rườm rà, tốn

kém. Một DNNN trị giá 2 tỷ đồng chuyển sang công ty cổ phần mà hàng chục lượt
đoàn cán bộ đến kiểm tra, kiểm toán, thẩm định kiểm toán rồi sau đó mới trình
Bộ, Ngành , UBND tỉnh thành phố, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt biết bao
cửa ải mà doanh nghiệp phải chịu đựng. Mỗi cửa ải kéo dài không biết bao nhiêu
thời gian. Điều này có lẽ không phải do một cơ quan hay một cá nhân nào mà do
mỗi khâu chậm một ít, do thiếu trách nhiệm, thiếu nhiệt tình và quan liêu. Việc loại
bỏ những thủ tục rườm rà, xây dựng một quy trình cổ phần hoá DNNN gọn nhẹ,
quản lý chặt chẽ và tránh được những chi phí do doanh nghiệp phải bỏ ra do làm
ảnh hưởng tới túi tiền của ngân sách là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó việc phối
hợp của các cơ quan chức năng, thống nhất quá trình chỉ đạo thực hiện từ TW tới
các Bộ, ngành, địa phương, cơ sở sẽ góp phần tích cực đẩy nhanh tiến trình cổ phần
hoá.
Kết luận
Trong quá trình đổi mới cơ chế kinh tế ở nước ta, yêu cầu của việc phát triển loại
hình công ty cổ phần là rất cần thiết. Để thành lập công ty cổ phần có hai cách tiến
hành đó là thành lập mới và cổ phần hoá các DNNN. Cổ phần hoá là một trong
những giải pháp quan trọng để thực sự khắc phục tình trạng kém hiệu quả của các
DNNN, thu hút vốn, cải tiến quản lý nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu
quả của các doanh nghiệp trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Thực chất
cổ phần hoá nhằm mục tiêu chuyển hình thức sở hữu Nhà nước sang hình thức sở
hữu tập thể, các cổ đông theo hướng đa dạng hoá xử lý, vừa đảm bảo yêu cầu đòi
hỏi của một nền kinh tế nhiều thành phần, vừa đảm bảo cho các DNNN có chủ thực
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
sự. Việc thành lập mới công ty cổ phần là một vấn đề tương đối mới mẻ ở nước ta.
Bởi vì đây là một loại hình doanh nghiệp mới đối với nước ta. Nhưng nó lại có vai
trò rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế. Với những ưu điểm như đã
trình bày trong đề án thì việc hình thành các công ty cổ phần là một tất yếu khách
quan do đòi hỏi của nền kinh tế. Chính vì thế việc tạo điều kiện thuận lợi để mở
rộng và phát triển loại hình doanh nghiệp này cần phải được quan tâm và thúc đẩy.
Điều này không chỉ là đòi hỏi về phía Nhà nước mà còn là yêu cầu đối với chính

những người làm kinh doanh là phải có những kiến thức vững chắc về công ty cổ
phần và những vấn đề liên quan trực tiếp và gián tiếp đến công ty cổ phần.
Với nhứng lý luận, thưc trạng và đặc biệt là phần giải pháp trong đề án tuy chưa
được sâu sát và tỷ mỷ lắm vì lý do thời gian và sự hạn chế về kiến thức. Nhưng em
rất hy vọng rằng đề án này sẽ là một bài học thực tế rất bổ ích cho bản thân trong
việc cập nhật kiến thức về công ty cổ phần và vấn đề cổ phần hoá DNNN. Những
giải pháp, kiến nghị được nêu ra trong đề án sẽ phần nào tháo gỡ những vướng mắc
còn tồn tại trong quá trình cổ phần hoá. Hy vọng rằng với quyết tâm cao của Đảng
và Nhà nước, niềm tin của nhân dân cùng với việc thực hiện đồng bộ những giải
pháp và kiến nghị nêu trên, chương trình cổ phần hoá và thành lập công ty cổ phần
sẽ gặt hái được những thành công và góp phần quan trọng vào sự phát triển nhanh,
mạnh bền vững của nền kinh tế đem lại sự phồn vinh cho đất nước.
Tài liệu tham khảo
1. Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước - Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn,
Nguyễn Ngọc Quang, NXB Khoa học xã hội.
2. Hỏi đáp về cổ phần hoá DNNN, Hoàng Công Thi, NXB Thống kê.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
3. Kinh tế quốc doanh trong nền kinh tế thị trường, Đào Xuân Sâm, Ngô Quang
Minh, NXB Khoa học xã hội.
4. Báo cáo tổng quát tình hình doanh nghiệp nhà nước, Bộ Tài chính tháng
12/1997.
5. Báo cáo về thực hiện cổ phần hoá DNNN, Bộ Tài chính tháng 12/1998.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

×