Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Đối chiếu từ tượng thanh, từ tượng hình trong tiếng hàn và tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 131 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

HOÀNG THIÊN THANH

ĐỐI CHIẾU TỪ TƯỢNG THANH, TỪ TƯỢNG HÌNH
TRONG TIẾNG HÀN VÀ TIẾNG VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Châu Á Học

Hà Nội-2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

HOÀNG THIÊN THANH

ĐỐI CHIẾU TỪ TƯỢNG THANH, TỪ TƯỢNG HÌNH
TRONG TIẾNG HÀN VÀ TIẾNG VIỆT

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Châu Á Học
Mã số: 60 31 06 01

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lưu Tuấn Anh

Hà Nội-2015



MỤC LỤC

Mục lục ----------------------------------------------------------------------------------------- 1
Phần mở đầu ----------------------------------------------------------------------------------- 3
1. Lý do chọn đề tài ---------------------------------------------------------------------------- 3
2. Mục đích nghiên cứu ------------------------------------------------------------------------ 4
3. Đối tượng, phạm vi và cứ liệu nghiên cứu ----------------------------------------------- 5
4. Phương pháp nghiên cứu ------------------------------------------------------------------- 6
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ----------------------------------------------------------------- 6
5.1. Nghiên cứu của các học giả Hàn Quốc ------------------------------------------------- 6
5.2. Nghiên cứu của các học giả Việt Nam ------------------------------------------------- 7
6. Cấu trúc của luận văn ----------------------------------------------------------------------- 9
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN--------------------------------------------------------------- 11
1.1. Về khái niệm từ trong tiếng Hàn và tiếng Việt --------------------------------------- 11
1.2. Về cấu trúc âm tiết trong tiếng Hàn và tiếng Việt ------------------------------------ 14
1.3. Vấn đề từ tượng thanh, từ tượng hình và từ láy --------------------------------------- 17
1.4. Từ tượng thanh----------------------------------------------------------------------------- 20
1.5. Từ tượng hình ------------------------------------------------------------------------------ 24

Chương 2: PHƯƠNG THỨC CẤU TẠO TỪ TƯỢNG THANH, TỪ TƯỢNG
HÌNH -------------------------------------------------------------------------------------------- 30
2.1. Cấu tạo theo phương thức láy------------------------------------------------------------ 31
2.1.1. Láy hoàn toàn ---------------------------------------------------------------------------- 32
2.1.2. Láy bộ phận ------------------------------------------------------------------------------ 40
2.1.3. Láy gần âm ------------------------------------------------------------------------------- 45
2.2. Cấu tạo từ từ đơn -------------------------------------------------------------------------- 59
2.3. Khả năng cấu tạo từ ghép của các yếu tố tượng thanh, tượng hình ----------------- 62
2.3.1. Từ ghép có yếu tố tượng thanh, tượng hình trong tiếng Hàn ---------------------- 62
1



2.3.2. So sánh khả năng cấu tạo từ ghép của các yếu tố tượng thanh, tượng hình
trong tiếng Hàn và tiếngViệt ------------------------------------------------------------------ 67
Chương 3: ĐẶC ĐIỂM VỀ HOẠT ĐỘNG CÚ PHÁP THEO TỪ LOẠI VÀ
ỨNG DỤNG CỦA TỪ TƯỢNG THANH, TỪ TƯỢNG HÌNH TRONG HOẠT
ĐỘNG NGÔN NGỮ -------------------------------------------------------------------------- 73
3.1. Đặc điểm về hoạt động cú pháp của từ tượng thanh, từ tượng hình theo từ loại - 73
3.1.1. Từ tượng thanh, từ tượng hình là danh từ -------------------------------------------- 73
3.1.2. Từ tượng thanh, từ tượng hình là động từ ------------------------------------------- 77
3.1.3. Từ tượng thanh, từ tượng hình là tính từ --------------------------------------------- 80
3.2. Đặc điểm về ứng dụng của từ tượng thanh, từ tượng hình trong hoạt động ngôn
ngữ ----------------------------------------------------------------------------------------------- 85
3.2.1. Trong tiếng Hàn ------------------------------------------------------------------------- 85
3.2.2. Trong tiếng Việt ------------------------------------------------------------------------- 99

Kết luận ----------------------------------------------------------------------------------------- 112
Tài liệu tham khảo ---------------------------------------------------------------------------- 116
Phụlục-------------------------------------------------------------------------------------------- 119

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1992, mối quan hệ giữa Hàn
Quốc và Việt Nam đang ngày càng phát triển về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa,
xã hội… Trong xu thế đó, nhu cầu học ngôn ngữ của nhân dân hai quốc gia hiện
nay đang dần trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Các chính sách hợp tác về giao lưu
văn hóa, dạy và học tiếng Hàn cho người Việt cũng như dạy và học tiếng Việt cho

người Hàn đã và đang được chính phủ hai bên quan tâm đầu tư.
Trong lĩnh vực giáo dục nói chung, đặc biệt là dạy và học ngoại ngữ nói
riêng, có thể coi một trong những rào cản lớn nhất chính là những khác biệt về loại
hình ngôn ngữ, dẫn đến những khác biệt về tư duy ngôn ngữ. Hơn nữa, để đạt hiệu
quả giao tiếp, bên cạnh các kiến thức về ngữ pháp, người học cũng cần có những
kiến thức nhất định về từ vựng cũng như cách vận dụng từ sao cho linh hoạt và phù
hợp với hoàn cảnh giao tiếp, mục đích giao tiếp. Muốn vậy, người học cần trang bị
cho bản thân những biểu hiện ngôn ngữ tự nhiên, gần gũi nhất với tiếng bản địa.
Trong đó, việc sử dụng thành thạo và hợp lý các từ tượng thanh, từ tượng hình được
đánh giá cao, bởi đây là lớp từ khó, mô tả một cách trực tiếp, gián tiếp hiện thực
khách quan thông qua tri nhận của con người. Từ tượng thanh, tượng hình phản ánh
ấn tượng về tri giác riêng của một dân tộc. Hầu như quốc gia nào, dân tộc nào cũng
có những đặc trưng ngôn ngữ riêng của mình, mà không bị lẫn với quốc gia, dân tộc
khác. Bởi vậy mới nói mỗi tộc người trên thế giới có ngôn ngữ khác nhau sẽ có
cách biểu hiện khác nhau. Ví dụ, cùng mô phỏng tiếng kêu của con chó, người Việt
có từ “gâu gâu”, người Anh có từ “bow-wow”, còn người Hàn thì lại là
“멍멍”[meong meong]. Có thể nói, các từ tượng thanh, từ tượng hình đóng vai trò
khá đặc biệt trong mỗi ngôn ngữ, được coi là một trong những nét riêng biệt của
mỗi ngôn ngữ trên thế giới, thể hiện tư duy bản địa độc đáo, đặc sắc riêng. Như vậy,
nếu người học ngoại ngữ biết vận dụng các từ tượng thanh, từ tượng hình một cách
phù hợp sẽ đem lại hiệu quả cao trong giao tiếp.

3


Mặt khác, từ tượng thanh, tượng hình là một mảng đề tài hết sức thú vị bởi
sự đa dạng về số lượng cũng như chủng loại của các từ, nhưng cũng tương đối phức
tạp. Từ trước tới nay, số lượng các bài nghiên cứu, so sánh từ tượng thanh, tượng
hình trong tiếng Hàn với một số ngôn ngữ như tiếng Nhật, tiếng Anh, tiếng Trung...
khá đa dạng. Tuy nhiên, nghiên cứu về từ tượng thanh, tượng hình giữa tiếng Hàn

với tiếng Việt vẫn còn rất hạn chế.
Như đã nêu ở trên, từ tượng thanh, tượng hình là mảng đề tài khó, nhất là đối
với những người học ngoại ngữ. Tuy nhiên, cho đến nay, các tài liệu nghiên cứu,
đối chiếu giữa từ tượng thanh, tượng hình trong tiếng Hàn và tiếng Việt vẫn chưa có
nhiều, điều này đã trở thành khó khăn gây cản trở cho việc học và dạy ngoại ngữ.
Để góp phần khắc phục những khó khăn này, việc đi vào khám phá, tìm hiểu từ
tượng hình, tượng thanh trong tiếng Hàn có đối chiếu với tiếng Việt là vô cùng cần
thiết. Do vậy, đây cũng có thể coi là một đề tài mang tính thực tiễn cao và có khả
năng ứng dụng trong giảng dạy và nghiên cứu tiếng Hàn.
Hy vọng rằng luận văn này có thể đóng góp phần nào nội dung cơ bản về cơ
sở lý luận, cung cấp các kiến thức chung về từ tượng thanh, từ tượng hình của tiếng
Hàn và đối chiếu với tiếng Việt về mặt ý nghĩa từ vựng, ý nghĩa ngữ dụng, giúp ích
cho việc ứng dụng vào công tác giảng dạy và nghiên cứu tiếng Hàn.
2. Mục đích nghiên cứu
Có thể cho rằng, từ tượng thanh, từ tượng hình không chỉ là một đề tài hay,
hấp dẫn trong nghiên cứu mà còn có tác dụng giúp tăng hiệu quả biểu đạt của ngôn
từ, bởi vậy lớp từ này giữ một vai trò đặc biệt trong đời sống ngôn ngữ. Tuy nhiên,
để sử dụng một cách tự nhiên và phù hợp các từ tượng thanh, tượng hình thì không
phải là điều dễ dàng nên xưa nay, người nói (người viết) hay né tránh, khiến cho
hiệu quả biểu đạt bị giảm sút. Tương tự như vậy, trong công tác biên phiên dịch, vai
trò cũng như việc sử dụng từ tượng thanh, từ tượng hình chưa được đề cao đúng
tầm. Bên cạnh đó, số lượng các tài liệu có liên quan đến đề tài này chưa đáp ứng
được nhu cầu của những người muốn học và tìm hiểu về tiếng Hàn.
4


Trước tình hình như vậy, luận văn đề ra hai mục đích nghiên cứu rõ ràng.
Mục đích thứ nhất là miêu tả, giới thiệu về từ tượng thanh, tượng hình trong tiếng
Hàn nhằm cung cấp một cái nhìn khái quát về từ tượng thanh, tượng hình, góp phần
làm sáng tỏ đặc điểm về phương thức cấu tạo, chức năng cú pháp cũng như hoạt

động của các từ tượng thanh, tượng hình trong đời sống ngôn ngữ. Thông qua đó,
luận văn có thể trở thành tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên
cứu tiếng Hàn. Mục đích thứ hai, luận văn đối chiếu nhóm từ tượng thanh, tượng
hình trong tiếng Hàn với tiếng Việt về đặc điểm cấu tạo, chức năng cú pháp cũng
như về mặt ngữ dụng. Qua đó, tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt, làm cho
vấn đề trở nên sáng tỏ và khách quan. Điều này có giá trị trong công tác nghiên cứu
đối chiếu ngôn ngữ.
3. Đối tượng, phạm vi và cứ liệu nghiên cứu
Như tiêu đề của luận văn đã đặt ra, đối tượng nghiên cứu là các từ tượng
thanh, tượng hình trong tiếng Hàn và tiếng Việt, tuy nhiên tập trung vào việc phân
tích các từ tượng thanh, từ tượng hình trong tiếng Hàn là chính, nhóm từ tượng
thanh, từ tượng hình tiếng Việt là yếu tố đối chiếu nhằm làm rõ những tương đồng
và khác biệt của nhóm từ này trong cả hai ngôn ngữ.
Về phạm vi nghiên cứu, luận văn này tập trung vào các phương diện cơ bản,
như: cơ sở lý luận; các phương thức cấu tạo; chức năng cú pháp; hoạt động của từ
tượng thanh, tượng hình trong đời sống ngôn ngữ Việt -Hàn. Do đó, phạm vi nghiên
cứu đối tượng xoay quanh mặt từ pháp học là chính.
Về cứ liệu, nguồn cứ liệu phục vụ cho nghiên cứu này được thu thập từ: các
công trình nghiên cứu về Việt ngữ học và Hàn ngữ học, bao gồm các luận văn, luận
án tiếng Hàn về ngôn ngữ, trọng tâm là về mảng đề tài từ tượng thanh, từ tượng
hình và các nghiên cứu, ấn phầm về từ trong tiếng Việt; các tài liệu tiếng Hàn và
tiếng Việt trích dẫn từ báo chí, tác phẩm văn học Hàn Quốc và Việt Nam có nguồn
gốc rõ ràng, văn phong chuẩn mực; các nguồn tư liệu về thơ ca, văn học dân gian
Việt Nam và Hàn Quốc; các từ điển tiếng Hàn, tiếng Việt uy tín.
5


4. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn này, phương pháp nghiên cứu được tiến hành chủ yếu là tổng
hợp, phân tích, mô tả từ tượng thanh, từ tượng hình trong tiếng Hàn về các phương

diện cơ bản, thông qua các nguồn tài liệu nghiên cứu có liên quan đã được tiến hành
từ trước đến nay của các học giả trong và ngoài nước. Đồng thời, cùng với việc
phân tích, mô tả các khái niệm, đặc trưng về hình thái, cấu trúc, đặc điểm ngữ nghĩa,
… liên quan đến từ tượng hình tượng thanh tiếng Hàn, luận văn cũng sử dụng
phương pháp đối chiếu các từ tượng hình, tượng thanh trong tiếng Hàn với nhóm từ
này ở tiếng Việt về các phương diện đã được đề cập đến ở trong tiếng Hàn, để rút ra
được những điểm tương đồng và dị biệt.
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
5.1. Nghiên cứu của các học giả Hàn Quốc
Trong Hàn ngữ học, từ trước đến nay, các học giả đã dành nhiều sự quan tâm
đến mảng đề tài từ tượng thanh, từ tượng hình và đã tiến hành không ít những công
trình nghiên cứu cũng như xuất bản nhiều tác phẩm liên quan đến chủ đề này.
Koh Kyoung Tae1 đã tiến hành nghiên cứu về từ tượng thanh, từ tượng hình,
tập trung vào biên độ sử dụng từ láy tượng thanh, tượng hình phục vụ cho công việc
giảng dạy tiếng Hàn, thông qua công trình “ Nghiên cứu về tần số xuất hiện trong
ngữ liệu của phó từ tượng thanh, tượng hình là từ láy”2.
Chae Wan3 cũng đã dày công nghiên cứu về lĩnh vực ngôn ngữ, trong đó có
mảng đề tài từ tượng thanh, từ tượng hình. Trong nghiên cứu “시조와 판소리 사설의
4

의성어 연구”(2000) , tác giả không đi sâu vào định nghĩa và cách cấu tạo từ tượng

thanh, từ tượng hình mà chủ yếu tập trung phân tích đặc trưng nhạc tính, các chủng
loại cũng như chức năng của từ tượng thanh. Đặc biệt, Chae Wan đã tập trung vào
từ tượng thanh liên quan đến động vật, con người, âm thanh các loại nhạc khí...
1

Trường Đại học Korea
Koh Kyoung Tae (2009), Nghiên cứu về ngữ văn tiếng Hàn, tập 35, tr.137-160, Học hội ngữ văn Hàn Quốc
3

Giáo sư khoa Ngữ văn, trường đại học Dong Deok
4
Chae Wan (2000), Nghiên cứu về từ tượng thanh trong Sijo và Pansori, Nghiên cứu văn hóa dân tộc Hàn 7,
Học hội văn hóa dân tộc Hàn.
2

6


Cũng liên quan đến chủ đề từ tượng thanh, từ tượng hình, trong cuốn “한국어의
5

의성어와 의태어” , Chae Wan đã phân tích, nghiên cứu các khía cạnh đa dạng của từ

tượng thanh, từ tượng hình, như: khái niệm, đặc trưng cơ bản, điểm khác biệt cũng
như khuynh hướng sử dụng các từ tượng thanh, tượng hình trong xã hội Hàn Quốc
ngày nay và trong các loại hình nghệ thuật truyền thống...,
Ngoài ra mảng đề tài từ tượng thanh, từ tượng hình còn được phân tích, tìm
hiểu ở nhiều khía cạnh đa dạng khác nữa. Ví dụ như, “백석 시에 나타난 청각 이미지
6

7

연구” của Park Soon Won đã chọn từ tượng thanh hay các biểu hiện gợi tả âm

thanh trong thơ ca để làm đề tài nghiên cứu. Còn Choi Young I thì so sánh từ láy
tiếng Nhật và từ láy tiếng Hàn trong nghiên cứu lên đến 100 trang, đưa ra rất nhiều
ví dụ về các từ tượng thanh, từ tượng hình.

5.2. Nghiên cứu của các học giả Việt Nam

Không giống như trong tiếng Hàn, khái niệm từ tượng thanh và từ tượng
hình trong tiếng Việt rất ít khi được đề cập đến một cách chính thức, riêng biệt mà
chỉ được đưa ra khi nghiên cứu về từ láy, nếu có khảo sát thì các học giả cũng chỉ
đề cập đến nhóm từ tượng thanh [Hồ Lê(1976), Hoàng Văn Hành (1985)]. Đa số
các từ tượng thanh, từ tượng hình có dạng từ láy và được coi là một bộ phận, một
phạm trù đặc biệt thuộc từ láy. Vì lý do đó, nếu muốn khảo sát các nghiên cứu nói
về từ tượng thanh, từ tượng hình trong tiếng Việt thì lại cần phải tìm hiểu trong các
nghiên cứu liên quan đến từ láy.
Hoàng Văn Hành đã đề cập đến nhóm các từ tượng thanh trong một khảo sát
về từ láy và chỉ rõ đó là những từ mô phỏng âm thanh, như ào ào, lộp bộp,…” 8. Tuy
nhiên tác giả lại không hề đề cập đến mảng từ tượng hình mặc dù ông cũng có nói
đến các loại nghĩa của từ tượng hình nói chung, là miêu tả “phương thức của hành

5

Chae Wan (2003), Từ tựng thanh và từ tượng hình trong tiếng Hàn Quốc, NXB trường đại học Seoul
Park Soon Won (2009), Nghiên cứu biểu hiện tượng thanh trong thơ Baek Seok, Nghiên cứu ngữ văn tiếng
Hàn, tập 35, tr. 495-520, Học hội ngữ văn Hàn Quốc
7
Trường đại học Cheongju
8
Hoàng Văn Hành, (1985), Từ láy trong tiếng Việt , NXB Khoa học xã hội
6

7


động hay quá trình”, “mức độ khác nhau của phẩm chất, trạng thái như đo đỏ, xanh
xanh, buồn bã…”, “mức độ khái quái quát, tổng hợp của sự vật, hiện tượng”. Ông
đã dành nhiều công sức để nghiên cứu về mảng từ vựng có liên quan đến từ láy,

kèm theo đó có nhắc đến các từ tượng thanh trong một số tác phẩm đã công bố như
“Từ láy trong tiếng Việt”, “ Từ tiếng Việt: hình thái – cấu trúc-từ láy-từ ghépchuyển loại” 9 hay “Về một hiện tượng láy trong tiếng Việt”10,…
Bên cạnh Hoàng Văn Hành, Đỗ Hữu Châu cũng được coi là một trong những
học giả có nhiều đóng góp trong nghiên cứu về ngôn ngữ ở Việt Nam. Ông đã tiến
hành rất nhiều nghiên cứu về ngôn ngữ, trong số đó, có rất nhiều nghiên cứu đề cập
đến từ láy. Có thể kể đến một số ấn phẩm đã được xuất bản như “Từ vựng ngữ
nghĩa tiếng Việt” 11 , “Các bình diện của từ và từ tiếng Việt”12,…Ở mỗi tác phẩm,
Đỗ Hữu Châu đã đi sâu vào nghiên cứu, phân tích các phương diện liên quan đến từ
láy, như loại hình, ý nghĩa, các biểu hiện…nhằm cung cấp cho bạn đọc những kiến
thức từ khái quát đến cụ thể về chủ đề từ láy nói chung và về từ tượng thanh, từ
tượng hình nói riêng .
Tác giả Hồ Lê lại khảo sát kĩ lưỡng hơn với nhóm từ tượng thanh khi phân
nhóm từ này thành tượng thanh thực (là những từ mô phỏng tiếng động như: cách,
bụp, cúc cu,…) và tượng thanh giả (là từ sinh ra từ từ tượng thanh thực nhưng
không trực tiếp mô phỏng tiếng động, như líu lo, râm ran, thút thít…). Hồ Lê cũng
đã dành công sức lập ra bảng 170 từ tượng thanh thực và 312 từ tượng thanh giả.
Tuy nhiên, ông lại không hề khảo sát về nhóm từ tượng hình và cũng chưa có tác
giả nào đi sâu vào nghiên cứu mảng này cả.
Ngoài ra, đề tài về từ láy cũng là một trong số nhiều đề tài đã được các học
giả Việt Nam lựa chọn để làm luận văn, luận án. Ví dụ như: luận án PTS Ngữ văn

9

Hoàng Văn Hành (1988), NXB Văn hóa Sài Gòn
Hoàng Văn Hành (1979), Tạp chí ngôn ngữ số 2
11
Đố Hữu Châu (1981), NXB Giáo dục, Hà Nội
12
Đỗ Hữu Châu (1986), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội
10


8


(1990) 13 của Phi Tuyết Hinh, luận án PTS KH Ngữ văn (5.1.08) của Phan Văn
Hoàn 14, luận án TS của Nguyễn Thị Thanh Hà (2002)15,…
Tóm lại, thông qua việc tìm hiểu lịch sử nghiên cứu về từ tượng thanh, tượng
hình trong tiếng Hàn và tiếng Việt, có thể kết luận rằng cho đến nay, chưa có tài
liệu nào của Việt Nam nghiên cứu một cách chính thức, chuyên sâu và riêng biệt về
từ tượng thanh, từ tượng hình. Đặc biệt, các nghiên cứu, tác phẩm viết về từ tượng
hình tiếng Việt cũng chưa có nhiều và rất khó tìm thấy tài liệu nào tập hợp được đầy
đủ các ý kiến, nghiên cứu chuyên sâu về mảng từ này. Chính vì sự hạn chế về
nguồn tài liệu nên đến nay, đề tài về đối chiếu giữa từ tượng thanh, tượng hình
trong tiếng Hàn và tiếng Việt cũng chưa có.

6. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm 129 trang, trong đó có 115 trang chính văn, 14 trang phụ lục
và danh mục tài liệu tham khảo.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận
Giới thiệu các khái niệm sẽ sử dụng trong luận văn, đồng thời đưa ra một số
nội dung về khái niệm, đặc trưng của từ tượng thanh, từ tượng hình trong hệ thống
hai ngôn ngữ Hàn –Việt đã được các học giả hai nước công bố. Qua đó, luận văn
chỉ ra những nét nổi bật của nhóm từ này trong tiếng Hàn và đối chiếu với tiếng
Việt, nhằm tìm ra những nét tương đồng và khác biệt về từ tượng thanh, tượng hình
giữa hai ngôn ngữ.

13

Phi Tuyết Hinh, (1990), Giá trị biểu trưng của khuôn vần trong từ láy tiếng Việt, Luận án PTS Ngữ Văn

Phan Văn Hoàn, (5.1.08), Vấn đề nhận diện và cấu tạo từ láy trong tiếng Việt, Luận án PTS KH Ngữ văn
15
Nguyễn Thị Thanh Hà,( 2002), Giá trị nghệ thuật và các phương thức sử dụng hiện tượng láy trong thơ ca
Việt Nam, Luận án TS.
14

9


Chương 2: Phương thức cấu tạo
Ở chương này, luận văn tổng hợp và mô tả chi tiết các phương thức cấu tạo
từ tượng thanh, tượng hình trong tiếng Hàn, gồm có: phương thức láy(cấu tạo dạng
từ láy), phương thức từ hóa hình vị (cấu tạo từ các từ đơn), trong cấu trúc từ ghép.
Trong từng tiểu mục, luận văn đối chiếu với tiếng Việt nhằm tìm ra những điểm
giống và khác nhau về mặt hình thức cấu tạo từ trong hai ngôn ngữ.
Chương 3: Đặc điểm hoạt động cú pháp và ứng dụng trong hoạt động ngôn
ngữ
Trong chương này, luận văn gồm hai phần chính. Phần một, luận văn trình
bày các chức năng cú pháp mà từ tượng thanh, từ tượng hình tiếng Hàn có thể đảm
nhiệm, xét theo từ loại: danh từ, động từ, tính từ. Phần hai, luận văn giới thiệu
những ứng dụng của từ tượng thanh, tượng hình trong đời sống ngôn ngữ sinh hoạt
và các phong cách văn chương khác nhau, như thơ ca, văn học, văn báo chí, ngôn
ngữ thông tin... Trong từng phần, luận văn có đối chiếu với tiếng Việt.
Đặc biệt, luận văn có phần phụ lục tổng hợp và liệt kê từ tượng thanh, từ
tượng hình thường gặp trong tiếng Hàn, có giá trị cho việc học tập và nghiên cứu
sau này.

10



Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.

Về khái niệm từ trong tiếng Hàn và tiếng Việt
Nói về khái niệm từ, có nhiều định nghĩa đã được đưa ra, tuy nhiên, chưa có

định nghĩa nào được coi là trọn vẹn đầy đủ và phù hợp với tất cả các ngôn ngữ,
thậm chí có ý kiến cho rằng: từ khác nhau trong mỗi ngôn ngữ, vì vậy, không thể có
khái niệm chung. Từ trong các ngôn ngữ có thể khác nhau về kích thước vật chất,
loại nội dung và cách được biểu thị, cách thức tổ chức trong nội bộ cấu trúc, mối
quan hệ với các đơn vị khác, năng lực, vai trò khi hoạt động trong lời nói. Trong
tiếng Việt, một định nghĩa về từ được chấp nhận, bao trùm đầy đủ các đặc điểm của
từ tiếng Việt có thể thấy là “đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có kết cấu vỏ ngữ âm bền
vững hoàn chỉnh, có chức năng gọi tên; được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong
lời nói để tạo câu” [4, tr.170] . Trong các ngôn ngữ khác nhau, định nghĩa về từ có
thể có thêm tiêu chí khác bổ sung. Trong tiếng Hàn, từ (단어) được hiểu là đơn vị có
hình thức độc lập nhỏ nhất, có nghĩa, là yếu tố trực tiếp cấu thành nên câu. Theo
Lee Ju Haeng (2004), “từ có thể coi là đơn vị ngôn ngữ được cấu thành từ một hình
vị trở lên, không thể phân li và không thể đặt dấu chấm xen giữa các âm tiết”[27,
tr52].
Xét về mặt cấu tạo, yếu tố cấu tạo nên từ trong tiếng Hàn là các hình vị
(형태소). Hình vị ở đây được hiểu là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, là đơn vị cơ bản cấu
thành nên từ, trong đại đa số các trường hợp, hình vị là đơn vị nhỏ hơn từ.
Hình vị tiếng Hàn có thể phân chia dựa theo ý nghĩa và vị trí hoạt động.
Theo nội dung ý nghĩa: có hình vị mang ý nghĩa từ vựng (ví dụ 1) và hình vị
mang ý nghĩa ngữ pháp (ví dụ 2).
Ví dụ:
(1)집[chip], 꽃[kkot], 나무[namu]
(2) 이[i], 을[eul], - 겠[ket]
Theo vị trí hoạt động: các hình vị sẽ kết hợp lại với nhau để cấu tạo nên từ.

Khi các hình vị kết hợp lại, tạo thành đơn vị từ, tùy theo vị trí của hình vị, có thể
chia ra thành căn tố (어근- hay còn gọi là gốc từ) và phụ tố (접사).
11


Ví dụ:
(3) 덧-신[teot-sin],

치-솟(다) [ch’i- sot (ta)]

(4) 먹-이(다)[meok – i(ta)], 잡-히(다)[chap i(ta)], 높-이(다)[nop i (ta)]
Ở hai ví dụ trên, các chữ được in đậm là căn tố, chữ in thường là phụ tố.
Căn tố (gốc từ) là hình vị giữ vai trò trung tâm, mang ý nghĩa thực tế trong
việc tạo từ, gồm có căn tố tự do (자립적인 어근) và căn tố phụ thuộc (의존적인 어근).
Ví dụ:
(5) 사람-답(다) [sa ram –tap (ta)], 가난-하(다) [kanan-ha(ta)]
(6) 아름-답(다) [a reum –tap (ta)], 따뜻-하(다) [tta tteut – ha(ta)]
Ở hai ví dụ trên, phần in đậm ở ví dụ (5) là căn tố tự do, còn phần in đậm ở ví dụ (6)
là căn tố phụ thuộc. Căn tố tự do có thể xác định được từ loại một cách dễ dàng, có
khả năng kết hợp tự do với các từ khác. Căn tố phụ thuộc thì không rõ ràng về mặt
xác định từ loại và khả năng kết hợp từ cũng hạn chế.
Ngược lại với căn tố, phụ tố là hình vị không đóng vai trò trung tâm trong toàn
bộ ý nghĩa của một từ, mà chủ yếu bổ sung ý nghĩa cho thành phần trung tâm, hoặc
chỉ thể hiện ý nghĩa về mặt ngữ pháp. Tùy theo vị trí đứng trước hay sau căn tố, phụ
tố chia ra thành tiền tố (접두사) và hậu tố (접미사).
Ví dụ:
(7) 시-꺼멓(다) [si- kkeo meot (ta)], 헛- 고생 [heot- ko saeng]
(8) 지우- 개 [chi u- kae], 거짓말- 쟁이 [keo chit mal- chaeng i]
Trong hai ví dụ trên, chữ in đậm ở ví dụ (7) là tiền tố, còn chữ in đậm ở ví dụ (8) là
hậu tố.

Khác với tiếng Hàn, trong tiếng Việt, đơn vị cấu tạo nên từ là tiếng, trong ngữ
âm học gọi là âm tiết. Tiếng của tiếng Việt có giá trị tương đương như hình vị, còn
được gọi là hình tiết (tức âm tiết có giá trị hình thái học). Về hình thức, tiếng trùng
với âm đoạn phát âm tự nhiên của âm tiết. Về nội dung, tiếng là đơn vị nhỏ nhất có
nội dung, hoặc có giá trị hình thái học, cấu tạo từ. Tiếng có thể phân loại theo nội
dung ý nghĩa hoặc theo năng lực hoạt động ngữ pháp (khả năng tự do).

12


Theo nội dung ý nghĩa, tiếng chia thành ba loại: (1) tiếng tự nó mang nghĩa,
quy chiếu một đối tượng, khái niệm (tiếng có nghĩa); (2) tiếng tự nó không quy
chiếu một đối tượng , khái niệm nào nhưng sự hiện diện mang lại sắc thái nghĩa
khác: xanh lè, áo xống... (tiếng vô nghĩa); (3) Tiếng xuất hiện tong từ mà tất cả đều
không quy chiếu cho một khái niệm, đối tượng: mồ hôi, bồ hòn, mì chính…(tiếng
vô nghĩa).
Theo năng lực hoạt động ngữ pháp (khả năng tự do), tiếng chia thành tiếng tự
do và tiếng không tự do. Trong đó, tiếng tự do là những tiếng có khả năng hoạt động
tự do, tự thân đã là một từ: nhà, người, cây… Tiếng không tự do lại bao gồm hai
loại: (1) không hoạt động tự do, nhưng tự thân mang nghĩa: thủy, hỏa, trường, sơn,
…(2) không hoạt động tự do và tự thân không mang nghĩa: (đen) nhánh, mồ, hôi,
bồ, hòn…
Về phương thức cấu tạo, do loại hình ngôn ngữ của tiếng Hàn và tiếng Việt
khác nhau, tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, còn tiếng Hàn thuộc loại
ngôn ngữ chắp dính, vì thế, phương thức cấu tạo từ trong hai hệ thống ngôn ngữ
này cũng bị chi phối bởi đặc trưng đó.
Trong tiếng Hàn, phương thức cấu tạo được chia thành (1) cấu trúc tạo từ từ
một hình vị (단일 구조) gồm có từ đơn (단일어), như: 물[mul], 하늘[haneul],
흐르다[heu reu ta].. (2) cấu tạo theo phương thức ghép (복합 구조): bao gồm ghép


hợp thành (합성어) là từ được tạo nên thành từ hai căn tố trở lên, như: 보리-쌀[porissal], 감-나무[kam-namu], 새-마을[sae-maeul]… và ghép phái sinh (파생어) là từ
được tạo nên bằng sự kết hợp giữa một căn tố và một phụ tố: 햇- 보리쌀[haetporissal], 헌- 짚신[heon-chip sin], 높이- 뛰기[nopi- ttwi ki]… [23, tr.301]. Ngoài ra,
trong phương thức ghép, từ tiếng Hàn còn có thể được cấu tạo theo dạng thức láy
(반복 구조), căn cứ vào cơ chế láy, phân thành cặp: láy hoàn toàn (전체반복형-láy lại
toàn bộ gốc từ) và láy bộ phận (부분반복형-láy lại một phần của gốc từ); láy đồng
âm (동음반복형: láy giữ nguyên cấu trúc ngữ âm của gốc từ) – láy gần âm
(유음반복형: láy có thay đổi một phần cấu trúc ngữ âm của gốc từ , hay còn gọi là

13


láy âm gần giống)[32, tr.56-58]. Trong đó, láy hoàn toàn và láy đồng âm có hình
thái tương tự nhau. Ví dụ:
-

Láy hoàn toàn: 쿨쿨[k’un k’un], 꼬치꼬치[kko ch’i kko ch’i], 꾸무럭꾸무럭 [kku
mu reok kku mu reok]...

-

Láy bộ phận: 사르르[sa reu reu], 데구르르[te ku reu reu], 닥다그르르 [ tak ta keu
reu reu],...

-

Láy đồng âm: 곰곰[kom kom], 개굴개굴[kae kul kae kul], 간드랑간드랑[kan teu
rang kan teu rang]...

-


Láy gần âm: 뒤숭대숭[twi sung tae sung], 아기자기[aki cha ki], 곤드레만드레[kon
teu re man teu re]...
Còn trong tiếng Việt, phương thức cấu tạo được chia thành (1) cấu tạo từ bằng

một tiếng (từ đơn) và (2) tạo từ bằng nhiều tiếng (từ ghép). Trong phương thức ghép,
từ tiếng Việt có ghép đẳng lập (tạo thành từ ghép đẳng lập) và ghép chính phụ (tạo
thành từ ghép chính phụ), phương thức láy (tạo thành từ láy) và ghép ngẫu hợp [1,
tr.39-41].
Như vậy, chúng ta có thể thấy được sự khác biệt trong quan niệm về từ giữa
tiếng Hàn và tiếng Việt. Từ trong tiếng Việt có kết cấu ngữ âm hoàn chỉnh, không
thay đổi về hình thái khi sử dụng. Còn từ trong tiếng Hàn tồn tại cả những trường
hợp “chỉ với bộ phận mang nghĩa từ vựng chưa được coi là cấp độ từ (căn tố phụ
thuộc); kiểu kết cấu căn tố + phụ tố phái sinh chỉ được xét ở góc độ cấu tạo từ. Nếu
như xét ở khía cạnh khi đưa từ vào sử dụng, kết hợp trong các cấu trúc cú pháp,
những từ này chỉ được xem là từ khi có các đuôi từ kèm theo, từ trong tiếng Hàn có
biến đổi, có khác biệt về mặt hình thái.

1.2.

Về cấu trúc âm tiết trong tiếng Hàn và tiếng Việt
Liên quan tới cấu tạo từ tượng hình, tượng thanh, đặc biệt từ tượng hình

tượng thanh được hình thành theo phương thức láy, không thể không nhắc đến đặc
điểm cấu trúc âm tiết trong hai thứ tiếng. Mục đích là nhằm giúp chúng ta có cái
nhìn khái quát, nắm được các đặc điểm cấu trúc âm tiết tiếng Hàn qua đối chiếu với
14


âm tiết tiếng Việt. Đây sẽ là tiền đề cho phần trình bày về phương thức láy mà
chúng tôi sẽ nêu cụ thể trong chương tiếp theo.

Như đã trình bày ở trên, một từ có thể bao gồm một hoặc nhiều hơn một âm
tiết. Trong tiếng Hàn, mỗi âm tiết có cấu trúc đầy đủ bao gồm ba thành phần: âm
đầu- nguyên âm – âm cuối (CVC). Bên cạnh đó, một âm tiết tiếng Hàn còn có thể
tồn tại ở các dạng khác, khi bị thiếu mất hoặc âm đầu hoặc âm cuối, hoặc cả hai. Ví
dụ: dạng âm đầu – nguyên âm (CV); dạng nguyên âm – âm cuối (VC). Đặc biệt, âm
tiết tiếng Hàn cũng có thể tồn tại ở dạng chỉ có duy nhất nguyên âm (V). Lúc này,
âm đầu sẽ được biểu thi bằng ký tự ㅇ- tượng trưng cho vị trí âm đầu là zero. Còn
trong tiếng Việt, cấu trúc đầy đủ của một âm tiết bao gồm năm thành phần: âm đầu
– vần (âm chính-âm đệm- âm cuối)- thanh điệu. Tuy nhiên, cũng như âm tiết tiếng
Hàn, âm tiết tiếng Việt cũng có thể xuất hiện ở dưới dạng khuyết thiếu, ví dụ: dạng
thiếu âm đầu, dạng thiếu âm đệm, dạng thiếu âm cuối...
Có thể nói, quan hệ giữa vỏ ngữ âm và nghĩa của từ là quan hệ võ đoán. Mặc
dù vỏ ngữ âm - yếu tố hình thức bên ngoài- sẽ đem lại sự khu biệt cho nội dung, ý
nghĩa của từ, song, bên cạnh tính võ đoán, không thể giải thích giữa hình thức và
nội dung ấy, vẫn có những trường hợp có mối quan hệ với nhau và có thể lý giải
được.
Trong tiếng Hàn, nhiều trường hợp giữa vỏ ngữ âm và ngữ nghĩa của từ có
mối quan hệ chi phối lẫn nhau, hoàn toàn có thể giải thích và được thể hiện ra thành
một hệ thống rất rõ rệt. Đặc biệt, mối quan hệ này được nhận thấy một cách dễ dàng
trong một số trường hợp, khi ta thay đổi âm đầu hay nguyên âm của âm tiết trong
cấu tạo từ. Khi đó, ta sẽ có được từ mới với sắc thái ngữ nghĩa khác biệt. Đây là
điều khó có thể phát hiện theo một hệ thống trong tiếng Việt.
Trước tiên, xin nói về nguyên âm trong tiếng Hàn. Hệ thống nguyên âm
trong tiếng Hàn chia ra thành ba loại dựa theo tính chất: nguyên âm dương tính
(gồm ㅏ[a], ㅑ[ya], ㅗ[o] , ㅛ[yo], ㅐ[ae], ㅒ[yae], ㅘ [wa], ㅚ[oe]), nguyên âm âm
tính (gồm ㅓ[eo], ㅕ[yeo], ㅜ[u], ㅠ[yu], ,ㅔ[e], ㅖ[ye], ㅝ[wo], ㅟ[wi], ㅡ[eu]),
nguyên âm trung tính (gồm ㅡ[eu] và ㅣ[i] ). Trong đó, nguyên âm dương tính và
15



nguyên âm âm tính chiếm số lượng chủ yếu, ảnh hưởng lớn đến sắc thái, mức độ
biểu đạt của các từ tượng thanh, từ tượng hình trong tiếng Hàn. Do vậy, trong các
phần sau, luận văn xin được đề cập đến sự biến đổi về cấu tạo từ xoay quanh sự
thay đổi giữa hai loại nguyên âm chính, đó là nguyên âm dương tính và nguyên âm
âm tính. Đặc trưng của nguyên âm dương tính là đem lại cảm giác về âm vang,
mạnh mẽ, sáng, nhỏ, nhẹ, rõ ràng. Do vậy, các từ có mang nguyên âm dương tính
cũng sẽ đem đến cảm giác giống như vậy. Ngược lại, các nguyên âm âm tính lại tạo
ra cảm giác trầm đục, to, nặng nề, tối. Theo đó, các từ có mang nguyên âm âm tính
cũng sẽ đem đến cảm giác tương tự. Trường hợp nguyên âm tiếng Việt khác với
nguyên âm tiếng Hàn. Trong tiếng Việt, các nguyên âm không được chia thành hệ
thống cụ thể và rõ ràng thành loại có tính dương và tính âm như tiếng Hàn. Nói cách
khác, tiếng Việt chỉ có một số nguyên âm có tính chất, đặc trưng tương tự với
nguyên âm dương tính và nguyên âm âm tính tiếng Hàn.
Bên cạnh nguyên âm, sự thay đổi về âm tiết còn có thể xảy ra ở phụ âm. Dựa
vào cơ chế phát âm, hệ thống phụ âm tiếng Hàn chia ra thành ba loại: âm thường
(ㄱ,ㄷ,ㅂ,ㅅ,ㅈ), âm căng (ㄲ, ㄸ, ㅃ, ㅆ, ㅉ) và âm bật hơi (ㅋ, ㅌ, ㅍ , ㅊ). Ý nghĩa
cũng như sắc thái biểu đạt của từ tượng thanh, từ tượng hình sẽ phụ thuộc theo phụ
âm sử dụng là loại phụ âm nào. Nói một cách chi tiết, mức độ, sắc thái biểu cảm của
từ mang phụ âm căng hay bật hơi sẽ mạnh hơn nghĩa của từ mang phụ âm thường.
Hệ thống phụ âm tiếng Việt không chia thành các loại âm thường, âm căng hay âm
bật hơi như trong tiếng Hàn. Sự thay đổi về nghĩa cũng như sắc thái, mức độ biểu
đạt của từ trong tiếng Việt dựa trên sự biến đổi về vần, âm đầu và đặc biệt là về
thanh điệu.
Trên đây là một vài nội dung giới thiệu sơ lược về khái niệm từ, vấn đề cấu tạo
từ và đặc điểm cấu trúc âm tiết trong tiếng Hàn và tiếng Việt. Có thể thấy, sự khác
biệt về loại hình ngôn ngữ đã kéo theo những khác biệt về khái niệm của các đơn vị
như hình vị, từ cũng như vấn đề cấu tạo từ giữa hai thứ tiếng. Chính sự khác biệt về
loại hình ngôn ngữ giữa hai thứ tiếng này đã chi phối từ tượng thanh, từ tượng hình

16



về các phương diện khái niệm, phân loại, đặc trưng, cấu tạo, khả năng kết hợp từ,
cũng như các chức năng cú pháp.

1.3.

Vấn đề từ tượng thanh, từ tượng hình và từ láy
Ở Hàn Quốc, các tài liệu, nghiên cứu về từ tượng thanh, tượng hình và từ láy

rất đa dạng, có thể dễ dàng tra cứu. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, số lượng các tài
liệu liên quan đến đề tài này trong tiếng Việt còn rất hạn chế. Các học giả và những
nhà ngôn ngữ khi tìm hiểu và phân tích về các vấn đề ngôn ngữ cũng có đề cập đến
từ tượng thanh, tượng hình, nhưng chỉ là một phần rất nhỏ và chủ yếu là từ tượng
thanh.
Cho đến nay, những nghiên cứu riêng biệt về từ tượng thanh, từ tượng hình
trong tiếng Việt vẫn còn khiêm tốn, chủ yếu chỉ được đề cập đến khi các học giả
nghiên cứu về từ láy. Đó là bởi cấu tạo của đại đa số các từ tượng thanh, từ tượng
hình đều ở phương thức láy. Tuy nhiên, khác với Việt Nam, các học giả ở Hàn
Quốc đã tiến hành nhiều nghiên cứu về từ tượng thanh, từ tượng hình một cách
chuyên sâu, độc lập với các nghiên cứu về từ láy. Số lượng các bài nghiên cứu về
chủ đề từ tượng thanh, từ tượng hình rất đa dạng, tranh luận giữa các học giả xoay
quanh chủ đề này diễn ra rất sôi nổi.
Nói đến từ tượng thanh, từ tượng hình, hầu như ai cũng biết và có thể đưa ra
được nhiều ví dụ minh họa, nhưng để giải thích khái niệm này một cách rõ ràng,
đầy đủ lại không hề đơn giản. Cho đến nay, các học giả Hàn Quốc và Việt Nam
cũng đã đưa ra nhiều ý kiến xoay quanh việc định nghĩa thế nào là từ tượng thanh,
từ tượng hình.
Trong Hàn ngữ học, bên cạnh thuật ngữ “từ tượng thanh, từ tượng hình” nói
về khái niệm từ tượng thanh, từ tượng hình, chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều thuật

ngữ đa dạng khác cùng nghĩa, ví dụ như: từ mô phỏng (Park Dong Geun, 1997), từ
tượng trưng (Lee Moon Kyu, 1996), phó từ tượng trưng (Yu Chang Don, 1980),…
17


Đơn giản hơn so với Hàn ngữ học, trong Việt ngữ học, các từ dùng để mô phỏng âm
thanh của tự nhiên, hay tiếng động của con người, đồ vật phát ra được gọi chung là
từ tượng thanh, còn các từ dùng để miêu tả hình dạng, đặc điểm, trạng thái của
người và sự vật thì chỉ được gọi chung với thuật ngữ là từ tượng hình.
Có thể nhận thấy một điểm chung rằng, cả tiếng Hàn và tiếng Việt khi nói về
từ tượng thanh, tượng hình đều nhắc đến khái niệm “từ mô phỏng”. Ở đây, từ mô
phỏng là chỉ chung cả từ tượng thanh và tượng hình. Theo Đinh Văn Đức (1986)16,
trong tiếng Việt, “từ mô phỏng- xưa nay quen gọi là từ tượng thanh, tượng hình- có
ý nghĩa ngữ pháp khái quát là chỉ đặc trưng...Theo đó, các từ mô phỏng trong khi
mang ý nghĩa đặc trưng đã có đầy đủ các đặc điểm ngữ pháp của từ loại tính từtrong khả năng kết hợp cũng như trong chức vụ cú pháp”. Còn trong Hàn ngữ học,
Shin Jung Jin (1998) đã nhận định rằng “ từ tượng thanh, tượng hình là các từ mô
phỏng âm thanh hay dáng điệu, được biểu hiện dưới hình thức ngôn ngữ. Chúng là
từ vị độc lập, cho dù có thay đổi phụ âm hay nguyên âm trong một đơn vị nhất định
thuộc hệ thống ngữ âm của ngôn ngữ đó, cũng không làm thay đổi ý nghĩa, có
chăng chỉ đem lại sự khác biệt về mặt cảm nhận ngôn ngữ mà thôi.”
Khi tìm hiểu về các từ tượng thanh, tượng hình, đặc biệt là ở tiếng Việt,
chúng ta sẽ bắt gặp nhiều hơn cả trong các tài liệu viết về từ láy. Láy là một trong
nhiều phương thức cấu tạo nên nhóm từ tượng thanh, tượng hình. Đây cũng là một
trong những đặc điểm cấu tạo của nhóm từ tượng thanh, tượng hình tiếng Hàn. Đa
phần các từ tượng thanh, tượng hình ở cả hai ngôn ngữ đều có phương thức cấu tạo
ở dạng láy, nên khi đưa ra ví dụ về từ tượng thanh, tượng hình, đại bộ phận sẽ là các
từ cấu tạo theo phương thức láy. Tuy nhiên, không phải từ láy nào cũng mang ý
nghĩa tượng thanh, tượng hình và ngược lại, không phải tất cả các từ tượng thanh,
tượng hình ở cả hai thứ tiếng đều là từ láy. Láy chỉ là một trong các phương thức
cấu tạo từ, nhằm biểu đạt ý nghĩa mô phỏng sự vật, hiện thực một cách hiệu quả. Do

đó, cần phải nhận thức rằng tuy có sự giao thoa giữa nhóm từ tượng thanh, tượng
16

Đinh Văn Đức (1986), Ngữ pháp tiếng Việt (từ loại), NXB ĐH và THCN

18


hình và nhóm từ láy, nhưng giữa hai nhóm từ này vẫn có ranh giới, được phân định
bởi các từ tượng thanh, tượng hình được cấu tạo theo các phương thức khác ngoài
phương thức láy.
Về tính chất, từ tượng thanh, từ tượng hình được gọi chung là lớp từ mô
phỏng. Trong tiếng Việt, từ tượng thanh, từ tượng hình là một lớp từ có vỏ ngữ âm
mô phỏng theo lối trực tiếp (từ tượng thanh) hoặc mô phỏng theo lối gián tiếp (từ
tượng hình). Trong trường hợp mô phỏng trực tiếp (tượng thanh), mối liên hệ giữa
đối tượng mô phỏng (âm thanh hiện thực) với vỏ âm thanh của từ tương đối rõ ràng ,
có thể nói là đồng nhất về chất liệu âm thanh. Trường hợp mô phỏng gián tiếp
(tượng hình), âm thanh hiện thực chỉ là phương tiện hiệu quả trong việc gợi liên
tưởng về hình ảnh đối tượng phản ánh trong nhận thức và tư duy. Do đó, nói chung,
từ mô phỏng có cơ chế láy âm về mặt cấu tạo, nhưng mang tính biểu trưng về mặt
ngữ nghĩa. Khác với các từ bình thường, mối liên hệ âm-nghĩa trong lớp từ mô
phỏng có tính có mục đích và tính có lí do. Xét về mặt từ loại, một số từ tượng
thanh, từ tượng hình có đặc trưng danh từ : cốc, mèo, quạ, bìm bịp, …(chỉ loài vật);
cút kít, bình bịch…(chỉ đồ vật);…Một số khác lại mang đặc trưng động từ: độp, hì
hục, bốp chát, đốp chát, hí,…Những từ này đã đi vào các lớp từ một cách bình
thường, mang đặc trưng từ loại của chúng. Đại bộ phận lớp từ tượng thanh, từ tượng
hình có thể xếp vào nhóm tính từ và mang đầy đủ đặc trưng của tính từ, gọi là các
tính từ mô phỏng (hay tính từ tượng thanh, tượng hình). Đặc trưng của tính từ mô
phỏng là: (1) mang ý nghĩa đặc trưng (đặc trưng của sự vật, hiện tượng, quá trình),
có tính chất tuyệt đối; (2) khả năng kết hợp gần với khả năng kết hợp của tính từ:

không dùng kèm với các từ hãy, đừng, chớ, có thể kết hợp với tính từ ( khả năng
này hạn chế ở các từ tượng thanh) ; (3) chức năng cú pháp giống như của tính từ (bổ
nghĩa cho danh từ, động từ và làm vị ngữ trong câu) [1,tr.104,105]. Trong tiếng Hàn,
các từ tượng thanh, từ tượng hình có phần căn tố là phó từ tượng trưng. Trường hợp
các căn tố này chắp dính với các phụ tố khác (thường là hậu tố), sẽ sản sinh ra các
từ mới, chuyển đổi về từ loại, trở thành danh từ, động từ, tính từ và khi đó, chức
năng cú pháp trở nên khác nhau, tùy theo từng từ loại. Xét về khả năng kết hợp từ
19


và đặc trưng từ loại, chúng có khả năng kết hợp và bổ nghĩa cho danh từ, động từ ,
tính từ, phó từ (ví dụ: phó từ chỉ mức độ, tần suất…).
1.4.

Từ tượng thanh
Từ tượng thanh theo thuật ngữ tiếng Anh là onomatopoeia [30,tr.1]. Trong

tiếng Việt và tiếng Hàn, từ tượng thanh được hiểu là nhóm từ mô phỏng âm thanh,
tiếng động, tiếng kêu của người và các sự vật. Từ tượng thanh xuất hiện rất nhiều
trong cuộc sống. Đó là tiếng nói, tiếng khóc, tiếng cười, tiếng thở dài, tiếng động cơ,
tiếng động vật kêu, … Từ tượng thanh đảm nhận chức năng biểu hiện tất cả những
âm thanh ấy dưới hình thức ngôn ngữ. Thông qua từ tượng thanh, người ta cũng có
thể hình dung được các âm thanh một cách rõ ràng và sinh động.
Khi nghiên cứu về từ tượng thanh trong tiếng Hàn, điều trước tiên cần tìm
hiểu đó là Hàn ngữ học quan niệm như thế nào về nhóm từ này. Trong “Từ điển
quốc văn quốc ngữ” của Hàn Quốc, khái niệm về từ tượng thanh được hiểu theo
nghĩa rộng, gọi là từ biểu trưng, còn theo nghĩa hẹp là từ mô phỏng âm thanh sự vật.
Còn theo “Đại từ điển quốc ngữ chuẩn”, từ tượng thanh được giải thích ngắn gọn,
đơn giản là “từ mô phỏng âm thanh của sự vật”. Bên cạnh khái niệm được đề cập
đến trong các cuốn từ điển của Hàn Quốc, một số học giả Hàn Quốc cũng đã nghiên

cứu và trình bày về phương diện này trong các công trình nghiên cứu của mình. Học
giả Yoon Hee Won (1993) đã nhận định rằng “từ tượng thanh là từ được sản sinh ra
phỏng theo âm thanh của tự nhiên…đồng thời cũng được hình thành dựa trên nền
tảng là tính xã hội và tính tùy ý cuả ngôn ngữ”. Cũng có quan điểm tương tự với
học giả Yoon Hee Won, trong luận án tiến sĩ của mình, Park Dong Geun (1997) đã
đưa ra khái niệm về từ tượng thanh là “ từ phỏng thanh, mô phỏng các tiếng động
của thế giới tự nhiên, thành các thanh âm tương tự với nó và được sử dụng thành
thói quen”. Đặc biệt, học giả Nam Pung Hyeon (1993) khi nghiên cứu về từ tượng
thanh, từ tượng hình, bên cạnh việc đưa ra khái niệm về từ tượng thanh có điểm
tương đồng với nhiều học giả Hàn Quốc khác - “là từ mô phỏng âm thanh của sự
vật”- Nam Pung Hyeon còn đề cập đến một nét đặc trưng rất đáng chú ý của lớp từ
20


này trong tiếng Hàn, đó là “trong số từ tượng thanh, từ tượng hình còn có một phạm
trù mô phỏng tâm lý của con người”.
Trên đây là các nhận định, quan điểm được trích dẫn trong một số cuốn từ
điển và công trình học thuật của những học giả Hàn Quốc về từ tượng thanh. Bên
cạnh những ý kiến, quan niệm của Hàn ngữ học, Việt ngữ học cũng có những quan
điểm mang nhiều nét tương đồng liên quan đến từ tượng thanh. Cuốn “Đại từ điển
tiếng Việt” định nghĩa “từ tượng thanh là từ phỏng theo âm thanh trong tự nhiên,
thực tế: tích tắc, lạo xạo…”. Ngoài ra, khái niệm về từ tượng thanh còn được đề cập
một cách chi tiết và cụ thể trong nhiều công trình nghiên cứu về ngôn ngữ của các
học giả Việt Nam. Theo Đỗ Hữu Châu (1962) , từ tượng thanh “được tạo ra trước
hết là để mô phỏng những âm thanh trong tự nhiên, nhưng chủ yếu là trên cơ sở mô
phỏng ấy, các từ tượng thanh tạo ra cái vỏ ngữ âm để gọi tên sự vật, hiện
tượng…Theo phương pháp này, tên gọi của sự vật (thiên nhiên hay nhân tạo) được
cấu tạo do sự mô phỏng thanh âm của nó”[4, tr.93]. Theo Hữu Quỳnh (1980), từ
tượng thanh “là những từ mô phỏng theo tiếng động của thiên nhiên và các vật. Từ
tượng thanh trong tiếng Việt có khoảng dăm trăm từ, phần lớn là từ láy. Từ đơn

tượng thanh chỉ chiếm một số ít. Thí dụ: ùng, oàng, cốc, êu, meo, ầm, xì, xịt,
đùng…”[17, tr.12]. Còn Đinh Trọng Lạc (1994) lại nhận định rằng từ tượng thanh
là nhóm từ sử dụng biện pháp tượng thanh, tức là “biện pháp tu từ ngữ âm, trong đó
người ta cố ý bắt chước mô phỏng, biểu hiện một âm hưởng trong thực tế khách
quan, ngoài ngôn ngữ, bằng cách dùng phối hợp những yếu tố ngữ âm có dạng vẻ
tương tự”17. Là một trong những nhà nghiên cứu về ngôn ngữ học đầu tiên của Việt
Nam, khi đề cập đến từ tượng thanh trong một công trình nghiên cứu của mình, Hồ
Lê (1976) đã chia nhóm từ tượng thanh ra thành từ tượng thanh khái quát và từ
tượng thanh cụ thể. Trong đó, “từ tượng thanh khái quát là từ tượng thanh có khả
năng biểu thị một cách khái quát nhiều thứ tiếng động cụ thể. Ví dụ “ầm ầm” chỉ
tiếng động có sức vang động mạnh mẽ nói chung; vì vậy có thể nói “sóng dội ầm

17

Đinh Trọng Lạc(1994), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, Nxb Giáo Dục

21


ầm”, “bom nổ ầm ầm”, “máy bay ầm ầm”,…”. Còn từ tượng thanh cụ thể là “từ
tượng thanh luôn luôn tương ứng với một tiếng động nhất định trong tự nhiên. Ví
dụ: “ác là” luôn luôn chỉ tiếng kêu của con chim ác là; “ò ó o” luôn luôn chỉ tiếng
gáy của con gà trống; “cúc cu” luôn luôn chỉ tiếng gáy của con chim cu” [15,
tr.183].
Nói về đặc trưng của từ tượng thanh, lớp từ này có bản chất mang tính xã hội
và phản ánh tâm lý, tư duy của cộng đồng của người nói ngôn ngữ đó.Vì thế âm
thanh của một đối tượng được mô phỏng có thể được biểu hiện khác nhau trong các
ngôn ngữ khác nhau, do sự khác biệt về cảm nhận âm thanh và tư duy ngôn ngữ
giữa tộc người này với tộc người khác. Ví dụ:
Trong tiếng Hàn:


(1)

Tiếng chó sủa 멍멍 [meong meong] hoặc 컹컹 [k’eong k’eong]

(2)

Tiếng gà kêu 꼬끼오[kko kki o], 꼬꼬댁[kko kko taek]

Trong tiếng Việt:

(3)

Từ tượng thanh mô phỏng tiếng chó sủa có thể là “gâu gâu”, “ăng ẳng”

(4)

Từ tượng thanh mô phỏng tiếng gà có thể là “ò ó o”, “quang quác”, “quác

quác”, “cục ta cục tác”.
Bên cạnh đó, một từ tượng thanh cũng có thể mô phỏng âm thanh của nhiều hơn
một sự vật. Ví dụ;
Trong tiếng Hàn:

(5)

Từ “꿀꺽” [kkun kkeok] vừa mô phỏng tiếng uống nước, vừa mô phỏng

tiếng nuốt nước bọt “ừng ực”.


(6)

Từ “삐걱삐걱” [ppi keok ppi keok] vừa mô phỏng tiếng bước chân đi trên

nền nhà “lộp cộp”, vừa mô phỏng tiếng mở cửa “cót két/ cót ca cót két”.
22


Trong tiếng Việt:

(7)

Từ “ùng ục”: không chỉ là từ tượng thanh mô phỏng tiếng sôi của chất lỏng

(nước sôi ùng ục), mà còn dùng khi nói đến tiếng “sôi” bụng khi đói (bụng sôi ùng
ục).

(8)

Từ “bùm bụp”: có thể sử dụng khi mô phỏng tiếng nổ của sự vật (bóng nổ

bùm bụp) hoặc tiếng vật gì đó bị rơi, rụng xuống (quả trên cây rụng xuống bùm
bụp).
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh
của người hoặc sự vật nhưng có tính tương đối, tùy thuộc vào cảm nhận chủ quan
hoặc thói quen ngôn ngữ của mỗi người. Như đã đề cập ở trên, từ tượng thanh được
biểu hiện bằng ngôn ngữ không phải lúc nào cũng hoàn toàn đồng nhất với âm
thanh trong thực tế của người và sự vật. Nhìn chung, ý nghĩa của các từ tượng thanh
không phức tạp và nó thể hiện một cách trực tiếp âm thanh của tự nhiên theo quy
tắc nhất định.

Mặt khác, chúng ta cũng bắt gặp một số trường hợp từ tượng thanh còn có
khả năng trở thành danh từ làm tên gọi cho chính sự vật mà nó biểu âm. Đó là
những từ đã được chuyển đổi ý nghĩa thông qua phép hoán dụ để biểu hiện quá trình
tạo ra âm thanh, hiện tượng hoặc chính bản thân sự vật đó. Cụ thể:
Trong tiếng Hàn: biến đổi một phần vỏ ngữ âm của từ mô phỏng âm thanh của một
số loài vật, rồi thêm hậu tố “ 이. 리. 기” vào sau đó, tạo thành tên gọi của loài động
vật đó. Ví dụ:

(9)

맹꽁맹꽁 [ameng kkong maeng kkong]  맹꽁이 [maeng kkong i] : con

cóc

(10)

꾀꼴꾀꼴[kkue kkol kkue kkol]  꾀꼬리[kkue kko ri]: con chim vàng anh

(11)

뻐국뻐국[ppeo kuk ppeo kuk] 뻐꾸기[ ppeo kku ki] : con chim cu gáy

23


×