Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

bài tập nhóm môn luật so sánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.17 KB, 4 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU . 1 NỘI DUNG 1 1. Những điểm tương đồng của hai bộ
luậtLuận Văn - Đề Án - Tiểu Luận Luật Họcdân sự Napoleon của Pháp
và Bộ luật dân sự Đức 2 2. Điểm khác biệt của hai BLDS Napoleon
của Pháp và BLDS Đức . 2 3. Ý nghĩa 3 KẾT LUẬN . 3 DANH MỤC TÀI
LIỆU THAM KHẢO . 4
Nội dung
A
A. LỜI MỞ ĐẦU
Có thể nói khi tìm hiểu về các nước châu Âu người ta thường nghĩ
ngay tới đây là một châu lục có nền kinh tế hùng mạnh với trình độ
phát triển bậc nhất trên thế giới. Không chỉ có nền kinh tế phát triển
châu Âu còn được cả thế giới ngưỡng mộ bởi sự phát triển của ngành
lập pháp. Có thể nói lập pháp của châu Âu là bước đệm cho ngành
lập pháp hiện đại trên thế giới và nó có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các
nước trên thế giới. Và nổi trội trong số đó là bộ luật dân sự Napoleon
của Pháp và bộ luật dân sự của Đức (Burgerliches Gesetzbuch).
B. NỘI DUNG
I. Mục đích, lí do chọn câu hỏi.
Với việc nghiên cứu sâu hơn, tìm hiểu rõ hơn các đặc điểm của hai bộ
luật dân sự pháp và đức giúp chúng ta có được những nhận thức cơ
bản của hai bộ luật, những điểm giống và khác nhau và từ đó nhận
thấy được những cái tiến bộ của hai bộ luật dân sự pháp và đức.
II. Nội dung vấn đề cần giải quyết.
1.Những điểm tương đồng của hai bộ luật dân sự Napoleon của Pháp
và Bộ luật dân sự Đức.
- Có thể thấy điểm tương đồng đầu tiên rất dễ nhận thấy của hai bộ
luật dân sự Napoleon của Pháp và bộ luật dân sự Đức đó là chúng
cùng thuộc hệ thống pháp luật của dòng họ Civil law. Đây là hệ
thống pháp luật lớn nhất thế giới mà nền tảng của chúng chính là
luật La Mã cổ đại. Luật dân sự của Pháp và luật dân sự của Đức được


hình thành dựa trên cơ sở của sự kết hợp luật tập quán địa phương
và luật La Mã.
- Điểm tương đồng thứ hai: là mặc dù hai bộ luật dân sự Napoleon
của Pháp (1804) và Bộ luật dân sự Đức (1896) được biên soạn từ lâu
đời nhưng tính ổn định, khả năng tồn tại có hiệu lực lâu dài của luật


vẫn còn được giữ nguyên giá trị. Ví dụ như bộ luật dân sự Pháp tính
tới thời điểm hiện tại trải qua hơn hai thập kỉ trong số 2283 điều của
bộ luật vẫn còn giữ nguyên vẹn trên 1100 điều.
- Điểm tương đồng thứ ba: là cả hai bộ luật dân sự Pháp và bộ luật
dân sự của Đức đều được hình thành biên soạn dựa trên chủ nghĩa tự
do cá nhân, bảo vệ quyền sở hữu tư nhân và tự do giao kết hợp
đồng. Có thể nói đây là một điểm tiến bộ của hai bộ luật dân sự
Pháp và Đức. trong bộ luật các quyền tự do của con người được đề
cao và quy định một cách rất rõ ràng như trong điều 1123 của BLDS
Pháp nêu rõ “mọi chủ thể đều có quyền giao kết hợp đồng nếu
không bị pháp luật coi là người không có năng lực giao kết hợp
đồng”.
- Điểm tương đồng thứ tư: đó là cả hai BLDS Napoleon của Pháp và
BLDS Đức đều có những ảnh hưởng rộng lớn tới các nước trên thế
giới, một số nước đã lấy hai BLDS này làm khuôn mẫu để áp dụng
học hỏi vào luật dân sự của nước mình. Như BLDS Pháp được bộ luật
đã được tiếp nhân ở Bỉ, Hà Lan ,Ba Lan, Italia. BLDS Đức được các
nước Brazil, Hy Lạp tiếp nhận học hỏi.
2. Điểm khác biệt của hai BLDS Napoleon của Pháp và BLDS Đức.
- Về thời gian: về thời gian ra đời thì BLDS Napoleon của Pháp
(1804) được ra đời sớm hơn so với BLDS Đức (1896). Ra đời sau gần
100 năm nên BLDS Đức có sự phát triển một cách chuẩn mực hoàn
thiện hơn so với BLDS Napoleon của Pháp.

- Về người biên soạn luật: khác với BLDS Pháp do các luật gia giàu
kinh nghiệm thực tiễn biên soạn (Bigot-Pre’ameneu, Maleville,
Portalis, Tronchet) thì BLDS Đức lại do các nhà giáo sư đại học biên
soạn, nên đây còn được coi là bộ luật của các giáo sư
(Professorenrecht). Chính sự khác biệt về người biên soạn nên cũng
có sự khác nhau về ngôn từ. Với BLDS Napoleon của Pháp do các nhà
làm luật có nhiều kinh nghiệm thực tiễn đối với đời sống nên ngôn từ
của họ trong luật có ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu đối với tất cả mọi
người như điều 955 BLDS Pháp đã đề nêu ra một cách chi tiết về:
“việc tặng cho chỉ bị hủy bỏ vì lý do vô ơn trong những trường hợp
sau:
+ Người được tặng cho đã xâm hại tính mạng của người tặng cho.
+ Người được tặng cho bị kết án về hành vi ngược đãi hoặc xúc phạm
người tặng cho.
+ Người được tặng cho từ chối cấp dưỡng người tặng cho.”


Trong khi đó với BLDS Đức do các giáo sư đại học biên soạn lại có
những thuật ngữ dù rất chính xác nhưng gây khó hiểu, có phần trừu
tượng cho những người không được đào tạo chuyên nghành luật, các
câu trong bộ luật thường dài phức tạp, diễn đạt theo lối văn phong
bác học. Ví dụ như điều 778 BLDS Đức có viết “Credit Mandat: Eine
Person, die einer anderen Person angewiesen zu gewähren einen
Dritten ein Darlehen oder Unterstützung bei der Finanzierung im
eigenen.
Namen und auf eigene Rechnung haftet als Bürge der Mandatar für
die Verpflichtung des Dritten aus dem Darlehen oder die
Unterstützung bei der Finanzierung’’(Tín dụng ủy nhiệm: Một người
chỉ thị cho người khác cấp cho bên thứ ba là hỗ trợ vốn vay hoặc tài
trợ của chính mình tên và cho tài khoản của mình chịu trách nhiệm

là người bảo lãnh để uỷ quyền cho các nghĩa vụ của bên thứ ba phát
sinh từ các khoản vay hoặc hỗ trợ tài chính.)
- Về cấu trúc: BLDS Pháp bao gồm 2283 điều, chia thành Thiên mở
đầu và 3 quyển (Livre), các quyển chia làm các thiên, các thiên chia
thành các chương, các chương chia làm các phần, các phần chia làm
các điều. Đến BLDS Đức cấu trúc có nhiều điểm thay đổi khác hơn so
với BLDS Pháp. Đi kèm với BLDS Đức là đạo luật áp dụng quy định
chủ yếu về tư pháp quốc tế. BLDS Đức gồm 2400 đoạn, được sắp xếp
thành 5 phần gọi là các quyển. Một điểm mới nếu so sánh với BLDS
Pháp đó là BLDS Đức được chia ra làm các phần chung và phần
riêng. Phần chung của BLDS được chia riêng một quyển thứ nhất
nhằm điều chỉnh những vấn đề chung trong các phần còn lại như
năng lực pháp luật, hành vi pháp luật, cách tính thời gian, thời
hiệu… kết quả của kỹ thuật lập pháp mới này (gọi là kĩ thuật
pandectan) làm luật pháp trở nên có hệ thống hơn nhưng trừu tượng
hơn (khó hiểu hơn). Một số nước tiếp cận kĩ thuật này như Brazil, Hy
Lạp, CHXHCN Liên Xô, Ba Lan, Tiệp Khắc nhưng một số nước lại
không ủng hộ Thụy Sĩ, Mexico, Italia, Hungary. BLDS Đức có cấu trúc
hợp lí, chặt chẽ các thuật ngữ được sử dụng một cách chính xác và
thống nhất. Khác với BLDS Pháp, BLDS Đức không có tham vọng là
điều chỉnh toàn diện, đầy đủ mọi vấn đề, những trường hợp mà luật
không điều chỉnh thì lúc đó các nhà Thẩm phán tại Đức sẽ có vai trò
như một nhà làm luật và họ tạo ra quy định.
- Về nội dung: Do ra đời sau BLDS Napoleon của Pháp gần 100 năm
nên BLDS Đức có nhiều nội dung mới đầy đủ hơn, quy định một cách
rõ ràng, được tách riêng thành nhiều phần nhỏ thuộc các lĩnh vực
khác nhau như luật nghhĩa vụ, luật sở hữu tài sản, luật gia đình, luật
thừa kế. Tuy vậy có nhiều điều, khoản quy định của hai bộ luật có sự
khác nhau như điều 5 của BLDS Pháp cấm các thẩm phán tạo ra các
quy phạm pháp luật, nhưng tại BLDS Đức lại cho các Thẩm phán như



một nhà làm luật tạo ra các quy định phù hợp với những vấn đề mà
BLDS Đức chưa điều chỉnh, hay như trong BLDS Đức chế độ đồng sở
hữu đã được quy định tại điều 1088 và các điều tiếp theo trong khi
đó vấn đề này trong BLDS Đức lại chưa được đề cập.
3. ý nghĩa.
Với việc so sánh BLDS Napoleon của Pháp với BLDS Đức đã giúp
chúng ta có cái nhìn cụ thể và tổng quát nhất về hệ thống pháp luật
thuộc dòng họ Civil law nói chung cũng như những điểm tiến bộ của
BLDS Pháp và BLDS Đức. Mặc dù ra đời sớm nhưng những giá trị của
bộ luật vẫn còn nguyên tính áp dụng cho tới ngày hôm nay.
C. KẾT BÀI
Qua quá trình tìm hiểu về đặc điểm của hai BLDS Napoleon của Pháp
và BLDS Đức đã cho chúng ta cái nhìn tổng quan về nền kinh tế chính trị - văn hoá - xã hội của các nước Châu Âu nói chung cũng như
Pháp và Đức nói riêng.



×