Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Đề xuất và đánh giá giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý, xử lý chất thải y tế tại bệnh viện đa khoa hà đông, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.44 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------

Trần Ngọc Diệu Linh

ĐỀ XUẤT VÀ ĐÁNH GIÁ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ, XỬ LÝ CHẤT THẢI Y TẾ
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÀ ĐÔNG, HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Trần Ngọc Diệu Linh

ĐỀ XUẤT VÀ ĐÁNH GIÁ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ, XỬ LÝ CHẤT THẢI Y TẾ
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÀ ĐÔNG, HÀ NỘI

Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60440301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THANH HÀ
PGS.TS. NGUYỄN THỊ HÀ



Hà Nội - 2015


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN .......................................................................................3
1.1. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn y tế..............................................................3
1.1.1. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn y tế trên thế giới ................................3
1.1.2. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn y tế tại Việt Nam ...............................4
1.2. Nguồn phát sinh và đặc tính nƣớc thải y tế ......................................................7
1.2.1. Nguồn phát sinh nƣớc thải bệnh viện ......................................................7
1.2.2. Đặc tính nƣớc thải bệnh viện ...................................................................8
1.3. Nguy cơ ảnh hƣởng của CTYT đối với môi trƣờng và sức khỏe cộng đồng .10
1.3.1. Nguy cơ đối với sức khỏe ......................................................................10
1.3.2. Nguy cơ đối với môi trƣờng ..................................................................12
1.4. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế và một số phƣơng pháp xử lý nƣớc thải
y tế hiện nay ..........................................................................................................13
1.4.1. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế trên thế giới và tại Việt Nam ......13
1.4.2. Một số phƣơng pháp xử lý nƣớc thải y tế .............................................19
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................28
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu .....................................................................................28
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................31
2.2.1. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin ...................31
2.2.2. Phƣơng pháp lấy mẫu phân tích ............................................................32
2.2.3. Phƣơng pháp đánh giá, so sánh .............................................................33
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................36
3.1. Kết quả khảo sát hiện trạng chất thải rắn y tế tại BVĐK Hà Đông ...............36
3.1.1. Thực trạng phát thải chất thải rắn y tế ...................................................36
3.1.2. Kết quả điều tra về công tác quản lý chất thải rắn y tế .........................37

3.1.3. Kết quả quan sát về thực trạng thu gom, phân loại, vận chuyển, lƣu giữ
và xử lý chất thải rắn y tế .................................................................................39
3.1.4. Một số yếu tố liên quan đến quản lý chất thải rắn y tế ..........................44

i


3.2. Kết quả khảo sát hiện trạng phát sinh nƣớc thải tại bệnh viện đa khoa Hà
Đông ......................................................................................................................52
3.2.1. Kết quả khảo sát các dòng nƣớc thải .....................................................52
3.2.2.Kết quả khảo sát hiện trạng hệ thống thu gom và xử lý nƣớc thải ..........54
3.3. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác quản lý,
xử lý chất thải y tế tại bệnh viện đa khoa Hà Đông ..............................................71
3.3.1. Giải pháp tăng cƣờng hiệu quả trong công tác quản lý CTRYT ...........71
3.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả của hệ thống xử lý nƣớc thải y tế............77
3.4. Đánh giá giải pháp đề xuất .............................................................................78
KẾT LUẬN ...............................................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………….83

ii


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn
Thị Hà và TS. Nguyễn Thanh Hà, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, giúp tôi có kỹ năng
nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận văn này. Xin gửi lời chân thành cảm ơn tới
CN. Nguyễn Văn Toán, phòng Hành chính Quản trị, khoa Kiểm soát Nhiễm khuẩn
nói riêng và tập thể cán bộ nhân viên Bệnh viện đa khoa Hà Đông nói chung đã tạo
mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể thầy cô giáo trong Khoa Môi

trƣờng, đặc biệt là các thầy cô Bộ môn Công nghệ Môi trƣờng – Trƣờng Đại học
Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội đã trang bị cho tôi những kiến thức
bổ ích, thiết thực cũng nhƣ sự nhiệt tình, ân cần dạy bảo trong 2 năm học vừa qua.
Cuối cùng tôi xin gửi sự biết ơn sâu sắc đến bố mẹ, gia đình và bạn bè đã
quan tâm động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

HỌC VIÊN

Trần Ngọc Diệu Linh

iii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BOD

Nhu cầu oxy sinh hóa

BTNMT

Bộ Tài nguyên và môi trƣờng

BVĐK


Bệnh viện đa khoa

BYT

Bộ Y tế

COD

Nhu cầu oxy hóa học

CTRYT

Chất thải rắn y tế

CTYT

Chất thải y tế

CTYTNH

Chất thải y tế nguy hại

HTXLNT

Hệ thống xử lý nƣớc thải

PAC

Poly Aluminium Chroride


QCVN

Quy chuẩn Việt Nam



Quyết định

SS

Suspended solid
Chất rắn lơ lửng

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

WHO

World Health Organization
Tổ chức Y tế Thế giới

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Chất thải rắn y tế theo giƣờng bệnh trên thế giới .......................................3
Bảng 1.2. Số lƣợng cơ sở y tế theo tuyến tại Việt Nam ..............................................4
Bảng 1.3. Chất thải rắn y tế phát sinh theo giƣờng bệnh tại Việt Nam ......................5
Bảng 1.4. Các thông số ô nhiễm trong nƣớc thải bệnh viện .......................................9

Bảng 2.1. Tiêu chí đánh giá công nghệ phù hợp với Việt Nam ...............................34
Bảng 3.1. Thực trạng phát thải chất thải rắn y tế tại BVĐK Hà Đông .....................36
Bảng 3.2. Thực trạng thu gom, phân loại chất thải rắn y tế ......................................39
Bảng 3.3. Thực trạng vận chuyển, lƣu giữ chất thải rắn y tế ....................................41
Bảng 3.4. Thực trạng xử lý chất thải rắn y tế ............................................................42
Bảng 3.5. Tỷ lệ nhân viên y tế và nhân viên vệ sinh đƣợc tập huấn quy chế quản lý
chất thải y tế ..............................................................................................................45
Bảng 3.6. Hiểu biết của nhân viên y tế và nhân viên vệ sinh về phân loại chất thải y
tế theo nhóm chất thải ...............................................................................................46
Bảng 3.7. Hiểu biết của nhân viên y tế và nhân viên vệ sinh ...................................47
về mã màu dụng cụ đựng chất thải y tế .....................................................................47
Bảng 3.8. Tình hình thực hiện quy chế quản lý chất thải y tế...................................47
Bảng 3.9. Liên quan giữa kiến thức, thái độ của bệnh nhân với thực hành bỏ rác
đúng quy định ............................................................................................................48
Bảng 3.11. Thực trạng nhà lƣu giữ chất thải rắn y tế................................................50
Bảng 3.12. Kết quả phân tích nƣớc thải bệnh viện đa khoa Hà Đông ......................60
Bảng 3.13. Danh mục các thiết bị chính và điện năng tiêu thụ.................................63
Bảng 3.14. Chi phí điện năng cho hệ thống xử lý nƣớc thải.....................................64
Bảng 3.15. Chi phí hóa chất cho hệ thống xử lý .......................................................64
Bảng 3.16 Chi phí nhân công vận hành hệ thống xử lý nƣớc thải ............................65

v


Bảng 3.17. Tổng hợp đánh giá chỉ tiêu kinh tế .........................................................65
Bảng 3.18. Kết quả quan trắc môi trƣờng không khí xung quanh khu xử lý nƣớc thải
Bệnh viện đa khoa Hà Đông .....................................................................................67
Bảng 3.19. Lƣợng hóa các tiêu chí đánh giá công nghệ của hệ thống xử lý nƣớc thải
bệnh viện đa khoa Hà Đông ......................................................................................68
Bảng 3.20. Đề xuất giải pháp nâng cao, bổ sung cơ sở vật chất ...............................73

Bảng 3.21. Đề xuất giải pháp và chi phí sơ bộ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
của hệ thống xử lý nƣớc thải bệnh viện đa khoa Hà Đông .......................................78
Bảng 3.22. Xếp thứ tự ƣu tiên các giải pháp đề xuất ................................................79

vi


DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Các bƣớc xử lý nƣớc thải của DEWATS ..................................................22
Hình 1.2. Cấu tạo và hình ảnh thiết bị CN 2000 ......................................................25
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức của Bệnh viện đa khoa Hà Đông ......................................29
Hình 3.1. Quy trình thu gom và xử lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa ........37
Hình 3.2. Tỷ lệ nhân viên y tế và nhân viên vệ sinh đƣợc tập huấn quy chế quản lý
chất thải rắn y tế ........................................................................................................45
Hình 3.4. Hệ thống thoát nƣớc thải tại bệnh viện đa khoa Hà Đông ........................54
Hình 3.5. Trạm xử lý nƣớc thải tại bệnh viện đa khoa Hà Đông ..............................55
Hình 3.6. Quy trình công nghệ xử lý tại Trạm xử lý nƣớc thải tập trung .................56
Hình 3.7. Bể điều hòa ................................................................................................57
Hình 3.8. Thiết bị hợp khối V69 ...............................................................................57
Hình 3.9. Bể khử trùng ..............................................................................................58
Hình 3.10. Bể chứa bùn.............................................................................................59

vii


MỞ ĐẦU
Chất thải y tế hiện nay đang là vấn đề cả xã hội quan tâm. Chất thải rắn nguy
hại và nƣớc thải y tế nếu không đƣợc quản lý và xử lý đúng cách, có nguy cơ ảnh
hƣởng đến sức khỏe và môi trƣờng. Trong thời gian qua, công tác quản lý chất thải
y tế ở Việt Nam đã đạt đƣợc nhiều kết quả khả quan tuy nhiên việc quản lý chất thải

vẫn còn nhiều bất cập và chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu.
Theo số liệu của Bộ Y tế, có khoảng 1.254 bệnh viện các tuyến với tổng lƣợng
chất thải rắn phát sinh là khoảng 450 tấn/ngày (trong đó có 47 tấn là chất thải rắn
nguy hại). Tổng lƣợng nƣớc thải y tế phát sinh cần xử lý khoảng 125.000 m3/ ngày
[6]. Việt Nam đang trong quá trình phát triển đô thị hóa, hiện đại hóa. Sự phát triển
kinh tế của xã hội làm gia tăng nhu cầu khám chữa bệnh đồng thời lƣợng chất thải
phát sinh cũng ngày càng tăng lên.Tình trạng quá tải trong các bệnh viện thƣờng
xuyên diễn ra, đặc biệt là các bệnh viện tuyến trung ƣơng và tuyến tỉnh. Trong khi
đó, công tác quản lý chất thải rắn nguy hại và xử lý nƣớc thải y tế của các bệnh viện
còn chƣa hiệu quả do một số nguyên nhân nhƣ thiếu kinh phí chi thƣờng xuyên và
năng lực vận hành hệ thống xử lý chất thải chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu.
Hệ thống thu gom và xử lý chất thải vốn đƣợc thiết kế theo số giƣờng bệnh
nhƣng bên cạnh lƣợng chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn còn một
lƣợng lớn từ các hoạt động thăm nuôi của ngƣời nhà bệnh nhân và các hoạt động
dịch vụ khác trong bệnh viện. Chính vì vậy, hệ thống quản lý, xử lý chất thải y tế
của các bệnh viện luôn bị quá tải, chất lƣợng và hiệu quả xử lý chất thải cũng bị hạn
chế dẫn tới nguy cơ phát tán các yếu tố nguy hại ra môi trƣờng.
Bệnh viện đa khoa Hà Đông là cơ sở điều trị tuyến cuối của Hà Tây cũ nay
thuộc Bệnh viện Đa khoa tuyến thành phố của Hà Nội với quy mô 570 giƣờng bệnh
với số lƣợng bệnh nhân khám bệnh trung bình 500-600 ca mỗi ngày. Hiện nay bệnh
viện thƣờng xuyên trong tình trạng quá tải giƣờng bệnh. Đây là bệnh viện nằm ở
nơi tập trung đông dân cƣ nên việc quản lý và xử lý chất thải y tế không đạt yêu cầu
sẽ có nguy cơ ảnh hƣởng rất lớn tới sức khỏe và môi trƣờng sống của cộng đồng
dân cƣ lân cận. Để đảm bảo đúng các quy định của pháp luật trong lĩnh vực môi

1


trƣờng, việc quản lý, xử lý chất thải cần tiến hành thƣờng xuyên liên tục. Tuy nhiên
trong 7 năm qua từ khi hệ thống xử lý nƣớc thải đƣợc đƣa vào sử dụng tại bệnh viện

chƣa từng đƣợc đầu tƣ, nâng cấp sửa chữa, thay mới. Đặc biệt, trong 5 năm gần đây
chƣa có nghiên cứu chính thức nào về thực trạng quản lý, xử lý chất thải y tế của
BVĐK Hà Đông.
Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Đề
xuất và đánh giá giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý, xử lý chất thải y tế tại
Bệnh viện đa khoa Hà Đông” với mục tiêu nhƣ sau:
 Mục tiêu đề tài:
Đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải rắn, nƣớc thải y tế và hiệu quả công tác
quản lý môi trƣờng bệnh viện nhằm đề xuất giải pháp phù hợp tăng cƣờng hiệu quả
công tác bảo vệ môi trƣờng của bệnh viện đa khoa Hà Đông.
 Nội dung nghiên cứu:
1. Khảo sát thực trạng phát sinh và quy trình quản lý chất thải rắn y tế tại
BVĐK Hà Đông thông qua bảng kiểm và quan sát thực tế.
2. Khảo sát hiện trạng xả thải và đánh giá hiệu quả của hệ thống thu gom, xử lý
nƣớc thải tại BVĐK Hà Đông.
3. Nghiên cứu các giải pháp quản lý chất thải rắn và nâng cao hiệu quả của
công trình xử lý nƣớc thải.

2


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn y tế
1.1.1. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn y tế trên thế giới
Khối lƣợng CTRYT phát sinh thay đổi theo khu vực địa lý, theo mùa và phụ
thuộc vào các yếu tố khách quan nhƣ: cơ cấu bệnh tật, dịch bệnh, loại, quy mô bệnh
viện, phƣơng pháp, thói quen của nhân viên y tế trong việc khám, chữa bệnh và
chăm sóc bệnh nhân ở các khoa phòng.
Bảng 1.1. Chất thải rắn y tế theo giƣờng bệnh trên thế giới [11]

Tổng lƣợng

CTRYT nguy hại

CTRYT(kg/GB)

(kg/GB)

Bệnh viện trung ƣơng

4,1 - 8,7

0,4 - 1,6

Bệnh viện tỉnh

2,1 - 4,2

0,2 - 1,1

Bệnh viện huyện

0,5 - 1,8

0,1 - 0,4

Tuyến bệnh viện

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (1992), ở các nƣớc đang phát triển
có thể phân loại CTYT thành các loại sau: Chất thải không độc hại (chất thải sinh

hoạt gồm chất thải không bị nhiễm các yếu tố nguy hại); chất thải sắc nhọn (truyền
nhiễm hay không truyền nhiễm); chất thải nhiễm khuẩn (khác với các vật sắc nhọn
nhiễm khuẩn); chất thải hoá học và dƣợc phẩm (không kể các loại thuốc độc đối với
tế bào); chất thải nguy hiểm khác (chất thải phóng xạ, các thuốc độc tế bào, các bình
chứa khí có áp suất cao).
Ở Mỹ phân loại chất thải y tế thành 8 loại: Chất thải cách ly (chất thải có khả
năng truyền nhiễm mạnh); Những nuôi cấy và dự trữ các tác nhân truyền nhiễm và
chế phẩm sinh học liên quan; Những vật sắc nhọn đƣợc dùng trong điều trị, nghiên
cứu...; Máu và các sản phẩm của máu; Chất thải động vật (xác động vật, các phần
của cơ thể...); Các vật sắc nhọn không sử dụng; Các chất thải gây độc tế bào; Chất
thải phóng xạ.

3


1.1.2. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn y tế tại Việt Nam
Theo PGS.TS. Nguyễn Huy Nga, cả nƣớc có 13.511 cơ sở y tế các loại bao gồm:
Bảng 1.2. Số lƣợng cơ sở y tế theo tuyến tại Việt Nam [11]
Số lƣợng cơ sở y tế theo tuyến
TT

Loại cơ sở y tế
TW

Tỉnh

Huyện




Cơ sở y

nhân

tế ngành

133

78

Cộng

1

Khám chữa bệnh

34

376

740

2

Dự phòng

23

356


410

789

3

Đào tạo

14

63

0

77

4

Kinh doanh thuốc

180

180

5

Trạm y tế xã

11.104


11.104

Tổng cộng

1.361

13.511

Tính chung cả nƣớc, lƣợng chất thải từ các loại hoạt động dịch vụ chăm sóc
sức khoẻ, dịch vụ y tế phát thải hàng ngày đạt 252 tấn, trong đó có 50 tấn là chất
thải rắn y tế nguy hại. Hai thành phố có tải lƣợng lớn nhất là TP Hồ Chí Minh: 31,3
tấn CTRYT chung và 6,2 tấn CTRYT nguy hại. Tiếp đến là TP Hà Nội : 26,5 tấn
CTRYT chung và 5,3 tấn CTRYT nguy hại.
Theo kết quả khảo sát của Vụ Điều trị - Bộ Y tế tại 24 bệnh viện năm 1998,
cho thấy tỷ lệ phát sinh chất thải rắn y tế theo từng tuyến, loại bệnh viện, cơ sở y tế
rất khác nhau. Trong cùng một bệnh viện, các khoa khác nhau sẽ có lƣợng chất thải
rắn y tế phát sinh khác nhau, trong một bệnh viện đa khoa, khoa hồi sức cấp cứu,
khoa sản, khoa ngoại có lƣợng CTRYT phát sinh lớn nhất.

4


Bảng 1.3. Chất thải rắn y tế phát sinh theo giƣờng bệnh tại Việt Nam [11]
Tổng lƣợng

Tuyến bệnh viện

Đơn vị

Bệnh viện trung ƣơng


(kg/GB)

0,97

0,16

Bệnh viện tỉnh

(kg/GB)

0,88

0,14

Bệnh viện huyện

(kg/GB)

0,73

0,11

Chung

(kg/GB)

0,86

0,14


CTRYT

CTRYT nguy hại

Theo quy chế quản lý CTYT đƣợc Bộ Y tế quy định tại Quyết định
43/2007/QĐ-BYT ban hành ngày 30/11/2007, chất thải trong các cơ sở y tế đƣợc
chia thành 5 loại căn cứ vào các đặc điểm lý học, hóa học, sinh học và tính chất
nguy hại:
a) Chất thải lây nhiễm:
-

Chất thải sắc nhọn (loại A): Là chất thải có thể gây ra các vết cắt hoặc
chọc thủng, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn
của dây truyền, lƣỡi dao mổ, đinh mổ, cƣa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh
vỡ và các vật sắc nhọn khác sử dụng trong các loại hoạt động y tế.

-

Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (loại B): Là chất thải bị thấm máu,
thấm dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ buồng bệnh
cách ly.

-

Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C): Là chất thải phát sinh trong
các phòng xét nghiệm nhƣ: bệnh phẩm và dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm.

-


Chất thải giải phẫu (loại D): Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể
ngƣời; rau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm.

b) Chất thải hóa học nguy hại:
-

Dƣợc phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng.

-

Chất hóa học nguy hại sử dụng trong y tế.

5


-

Chất gây độc tế bào, gồm: vỏ các chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dính
thuốc gây độc tế bào và các chất tiết từ ngƣời bệnh đƣợc điều trị bằng hóa
trị liệu.

-

Chất thải chứa kim loại nặng: thủy ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế thủy
ngân bị vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), cadimi (Cd) (từ pin, ắc quy),
chì (từ tấm gỗ bọc chì hoặc vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ từ
các khoa chẩn đoán hình ảnh, xạ trị).

c) Chất thải phóng xạ
Chất thải phóng xạ: Gồm các chất thải phóng xạ rắn, lỏng và khí phát sinh từ

các hoạt động chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu và sản xuất.
d) Bình chứa áp suất:
Bao gồm bình đựng oxy, CO2, bình ga, bình khí dung. Các bình này dễ gây
cháy, gây nổ khi thiêu đốt.
e) Chất thải thông thƣờng:
Chất thải thông thƣờng là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hóa học
nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ, bao gồm:
-

Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh cách
ly).

-

Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế nhƣ các chai lọ thủy
tinh, chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gẫy xƣơng
kín. Những chất thải này không dính máu, dịch sinh học và các chất hóa
học nguy hại.

-

Chất thải phát sinh từ các công việc hành chính: giấy, báo, tài liệu, vật liệu
đóng gói, thùng các tông, túi nilon, túi đựng phim.

-

Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh.

6



1.2. Nguồn phát sinh và đặc tính nƣớc thải y tế
1.2.1. Nguồn phát sinh nƣớc thải bệnh viện
Nƣớc thải bệnh viện rất nguy hiểm về phƣơng diện vệ sinh dịch tễ, bởi lẽ các
bệnh viện tập trung những ngƣời mắc bệnh là nguồn của nhiều loại mầm bệnh đã
biết hoặc đôi khi còn chƣa biết đối với khoa học hiện đại.
Nƣớc thải bệnh viện phát sinh từ những nguồn chính sau:
-

Nƣớc thải là nƣớc mƣa chảy tràn trên toàn bộ diện tích của bệnh viện.

-

Nƣớc thải sinh hoạt từ khu nhà bếp, nhà ăn, khu hành chính bệnh viện,
phòng bệnh nhân, chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy, hóa chất tẩy rửa…

-

Nƣớc thải từ các hoạt động khám và điều trị nhƣ:
+ Nƣớc thải có nguồn gốc từ các ca phẫu thuật, từ quá trình xét nghiệm,
hoạt động khám chữa bệnh (giải phẫu bệnh, huyết học, truyền máu, lau
rửa sau các ca mổ, khoa lây) chứa các dịch sinh học, vi trùng gây bệnh,
chất thải nguy hại.
+ Nƣớc thải từ phòng chụp X quang, kho dƣợc liệu và hóa chất chứa các
hóa chất (trong đó có các hóa chất độc hại), kim loại nặng, dung môi hữu
cơ, hóa chất xét nghiệm, các hợp chất vô cơ, chất phóng xạ, dƣợc phẩm
quá hạn sử dụng.

-


Nƣớc giặt giũ quần áo, ga, chăn, màn…cho bệnh nhân.

-

Nƣớc từ các công trình phụ trợ khác nhƣ nƣớc từ khu vực rửa xe, nƣớc
làm mát từ điều hòa không khí, máy phát điện dự phòng…

Nƣớc thải bệnh viện là một nguồn thải gây nguy hại nghiêm trọng cho môi
trƣờng, ảnh hƣởng đến con ngƣời vì khả năng lan rộng trong môi trƣờng, mức độ
nhiễm khuẩn cao, khả năng tồn tại lâu và nhân lên của vi khuẩn gây bệnh trong điều
kiện giàu chất hữu cơ ở nƣớc thải và nƣớc bề mặt. Nƣớc thải bệnh viện có thể mang
các mầm bệnh: tả, thƣơng hàn, lỵ, lỵ amip, leptospyros, bệnh vàng da nhiễm trùng,
viêm gan siêu vi trùng, giun sán, nấm mốc, bại liệt…

7


1.2.2. Đặc tính nƣớc thải bệnh viện
Theo kết quả phân tích của các cơ quan chức năng, 80% nƣớc thải từ bệnh
viện là nƣớc thải bình thƣờng (tƣơng tự nƣớc thải sinh hoạt) chỉ có 20% là những
chất thải nguy hại, những chất bẩn khoáng và hữu cơ đặc thù bao gồm chất thải
nhiễm khuẩn từ các bệnh nhân, hóa chất phát sinh từ trong quá trình giải phẫu, các
chế phẩm thuốc, các chất khử trùng, các đồng vị phóng xạ đƣợc sử dụng trong
quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh. Những nghiên cứu mới nhất cho thấy sự có
mặt của một vài chất trong số chúng dẫn đến việc giảm hiệu quả làm sạch nƣớc thải
trên các công trình xử lý. Ví dụ, ngƣời ta quan sát thấy việc giảm hiệu quả xử lý
nƣớc thải bệnh viện bằng lọc sinh học nhỏ giọt khi trong nƣớc thải chứa chất
kháng sinh (steptomisin) ở nồng độ 0,7 – 1 mg/L mà thực tế trong những trƣờng
hợp riêng biệt nồng độ steptomisin có thể lên đến 12 mg/L. Nhƣ vậy, hiệu quả xử lý
nƣớc thải giảm đáng kể theo các chỉ tiêu hóa học đặc biệt là theo các chỉ tiêu vi

khuẩn. Khi nồng độ steptomisin là 12 mg/L hiệu quả xử lý thực tế bằng không.
Việc sử dụng các chất hoạt động bề mặt đã làm giảm khả năng tạo huyền phù
trong bể lắng, đa số các vi khuẩn tích tụ lại trong bọt. Những chất tẩy rửa riêng biệt
ảnh hƣởng đến quá trình làm sạch sinh học của nƣớc thải, chất tẩy rửa anion làm
tăng lƣợng bùn hoạt tính, chất tẩy rửa cation lại làm giảm đi.
Lƣợng chất bẩn từ một giƣờng bệnh trong ngày lớn hơn so với lƣợng chất
bẩn của một ngƣời của khu dân cƣ thải vào hệ thống thoát nƣớc là do việc hòa vào
dòng thải không chỉ chất thải từ ngƣời bệnh mà còn của bộ phận phục vụ, chất thải
từ quá trình điều trị: phần thuốc còn lại, máu, các phần cơ quan cơ thể ngƣời, hoạt
động của xƣởng giặt, nhà xác…
Tuy rằng lƣợng chất bẩn trên một giƣờng bệnh lớn hơn lƣợng chất bẩn trên một
đầu ngƣời khu dân cƣ, nhƣng nồng độ chất bẩn trong 1 lít nƣớc thải bệnh viện lại nhỏ
hơn nồng độ chất bẩn trong một lít nƣớc thải sinh hoạt. Đó là do tiêu chuẩn cấp nƣớc
thực tế sử dụng trên một giƣờng bệnh (500L/ngày) lớn hơn nhiều so với tiêu chuẩn cấp
nƣớc cho sinh hoạt trên một đầu ngƣời (ví dụ 100 hay tối đa 300L/ngày.

8


Điểm đặc thù của thành phần nƣớc thải bệnh viện khác so với nƣớc thải sinh
hoạt khu dân cƣ là sự lan truyền rất mạnh của các vi khuẩn gây bệnh. Về phƣơng
diện này đặc biệt nguy hiểm là những bệnh viện chuyên các bệnh truyền nhiễm và
bệnh viện lao, cũng nhƣ là những khoa lây của các bệnh viện sôma (somaticus –
thuộc thân thể).
Nƣớc thải bệnh viện luôn có nguy cơ tiềm tàng: tất cả các vi khuẩn gây bệnh
có thể tìm thấy trong nƣớc thải: vi khuẩn tả (Vibrio cholera), lỵ (Shigella), thƣơng
hàn (Salmonella), E.Coli, Pseodomonas, Streptococcus, Staphylococcus,…đặc biệt
các chủng này thƣờng kháng với nhiều loại kháng sinh. Nƣớc thải nhiễm các
vi khuẩn gây bệnh có thể dẫn đến dịch bệnh cho ngƣời và động vật qua nguồn nƣớc,
qua các loại rau đƣợc tƣới bằng nƣớc thải. Những bệnh truyền nhiễm loại này là

bệnh tả, thƣơng hàn, phó thƣơng hàn, khuẩn Salmonella, lỵ, bệnh do amip, bệnh do
Lamblia, Leptoxpira, Brucella, bệnh Tulare, bệnh than, lao, giun sán, viêm gan lây,
bệnh nhiễm virut ruột và một vài bệnh khác.
Nghiên cứu thành phần nƣớc thải một số bệnh viện ở Xanh Petecbua (Nga)
cho thấy nồng độ dao động trong các giới hạn sau: COD 102 – 141 mg/L, SS
180 – 343 mg/L, amoni 23 – 63,1 mg/L, chỉ số coli 55×107.
Theo nghiên cứu của Ngô Kim Chi, nƣớc thải bệnh viện có các đặc trƣng
sau: BOD: 180-280mg/L, COD: 250-500 mg/L, SS: 150 - 300mg/L, H2S: 6-8mg/L,
T-N: 50-90 mg/L, T-P: 3-12 mg/L, Coliform: 106-109 MPN/100ml [8].
Nguyễn Xuân Nguyên đƣa ra thành phần ô nhiễm nƣớc thải nhƣ sau:
Bảng 1.4. Các thông số ô nhiễm trong nƣớc thải bệnh viện
Giá trị
Giá trị
Giá trị
Chỉ tiêu
Đơn vị
thấp nhất cao nhất trung bình

STT
1

pH

-

6,2

8,1

7,4


2

Amoni

mg/L

8

25

14

3

BOD5

mg/L

110

250

150

4

COD

mg/L


140

300

200

9


5

Chất rắn lơ lửng (SS)

6

Coliform

mg/L

100

220

160

MPN/100mL

106


109

107
Nguồn [12]

Nƣớc thải ô nhiễm đƣợc thải trực tiếp ra môi trƣờng làm cho môi trƣờng
không khí cũng bị ảnh hƣởng. Nƣớc thải có hàm lƣợng hữu cơ cao và nhiều
hợp chất hữu cơ, vô cơ khác có trong các loại thuốc điều trị, những chất thải nhƣ
máu, dịch, đờm, nƣớc tiểu nếu không đƣợc xử lý triệt để thì khi tiếp xúc với không
khí và chịu tác động của môi trƣờng (nắng, gió, độ ẩm…) sẽ gây mùi hôi thối, khó
chịu làm ô nhiễm môi trƣờng không khí xung quanh.
Ngoài ra, nƣớc thải bệnh viện vốn đƣợc liệt vào danh mục chất thải đặc biệt
nguy hại bởi ngoài chất thải nhiễm khuẩn từ bệnh nhân nhƣ: máu, phân, trứng giun,
virus…Nguy hiểm hơn về phƣơng diện dịch tễ là nƣớc thải của những bệnh viện
truyền nhiễm, lao và các cơ sở lây nhiễm khác. Đối với các bệnh viện điều trị hoặc
có khoa điều trị ung thƣ, trong nƣớc thải có chứa các chất phóng xạ, các loại
hóa chất điều trị ung thƣ và các sản phẩm chuyển hóa phát sinh trong quá trình
chẩn đoán, điều trị. Sau khi hòa vào hệ thống nƣớc thải sinh hoạt, những chất này
lan truyền khắp nơi, tích lũy vào các loại thủy sản, vật nuôi, cây trồng, nhất là rau
thủy canh và xâm nhập vào cơ thể con ngƣời. Việc tiếp xúc gần với nguồn ô nhiễm
còn làm tăng nguy cơ ung thƣ và các bệnh hiểm nghèo khác cho cộng đồng dân cƣ.
1.3. Nguy cơ ảnh hƣởng của chất thải y tế đối với môi trƣờng và sức khỏe
cộng đồng
1.3.1. Nguy cơ đối với sức khỏe
Phơi nhiễm với chất thải y tế nguy hại có thể gây ra bệnh tật hoặc thƣơng tích.
Tất cả các cá nhân phơi nhiễm với chất thải nguy hại, cả những ngƣời ở trong hay ở
ngoài bệnh viện đều có nguy cơ tiềm ẩn. Những nhóm có nguy cơ bao gồm: nhân
viên y tế, bác sĩ, điều dƣỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên; bệnh nhân, ngƣời nhà và
khách thăm, công nhân làm việc trong khối hỗ trợ nhƣ thu gom, vận chuyển rác,


10


giặt là; công nhân trong cơ sở xử lý và tiêu hủy chất thải (nhƣ bãi rác hoặc lò đốt),
bao gồm cả những ngƣời nhặt rác.
Những chất thải từ các bệnh viện đƣợc công nhận là một vấn đề nghiêm trọng,
có thể có ảnh hƣởng bất lợi tới môi trƣờng hoặc đối với con ngƣời thông qua tiếp
xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Việc phơi nhiễm với các chất thải y tế độc hại có thể
dẫn tới những sự lây nhiễm bệnh tật [27]. Các bệnh nhƣ thƣơng hàn, tả, hội chứng
suy giảm miễn dịch (AIDS) và viêm gan siêu vi B có thể lây truyền thông qua việc
quản lý yếu kém của chất thải y tế nguy hại [22]. Năm 2000, WHO đã ƣớc chừng có
khoảng 23 triệu ngƣời đã bị phơi nhiễm với viêm gan virus B, C và HIV trên toàn
cầu do lây nhiễm qua những bơm kim tiêm tại các cơ sở y tế [20]. Những ảnh
hƣởng môi trƣờng khác cũng có thể tìm thấy từ việc quản lý kém chất thải y tế đó là
vấn đề ô nhiễm mùi, sự phát sinh ruồi, gián, sâu bọ, các động vật gặm nhấm và
nguy hiểm hơn là sự ô nhiễm nguồn nƣớc ngầm và sự phát triển của các loài sinh
vật trong tự nhiên do việc chôn lấp chất thải y tế không đúng quy chuẩn [23, 24].
1.3.1.1. Nguy cơ của chất thải lây nhiễm
Vi sinh vật gây bệnh trong chất thải lây nhiễm có thể xâm nhập vào cơ thể
thông qua nhiều đƣờng: qua vết thƣơng, vết cắt trên da, qua niêm mạc, qua đƣờng
hô hấp, qua đƣờng tiêu hóa. Sự xuất hiện của các loại vi khuẩn kháng sinh và kháng
hóa chất khử trùng có thể liên quan đến thực trạng của các loại vi khuẩn kháng sinh
và kháng hóa chất khử trùng có thể liên quan đến thực trạng quản lý chất thải y tế
không an toàn. Vật sắc nhọn không chỉ gây ra vết thƣơng trên da mà còn gây nhiễm
trùng vết thƣờng nếu chúng bị nhiễm bẩn. Thƣơng tích do vật sắc nhọn là tai nạn
thƣờng gặp nhất trong cơ sở y tế. Một khảo sát của Viện Y học lao động và môi
trƣờng năm 2006 cho thấy 35% số nhân viên y tế bị thƣơng tích do vật sắc nhọn có
khả năng lây truyền các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm nhƣ HIV, HBV và HCV.
Khoảng 80% nhiễm trùng HIV, HBV, HCV nghề nghiệp là thƣơng tích do vật sắc
nhọn và kim tiêm. Việc tái chế hoặc xử lý không an toàn chất thải lây nhiễm, bao

gồm cả nhựa và vật sắc nhọn có thể tác động lâu dài tới sức khỏe cộng đồng [5].

11


1.3.1.2. Nguy cơ của chất thải hóa học và dược phẩm
Nhiều hóa chất và dƣợc phẩm sử dụng trong cơ sở y tế là chất nguy hại (ví dụ
chất gây độc, ăn mòn, dễ cháy, gây phản ứng, gây sốc, gây độc) nhƣng thƣờng ở
khối lƣợng thấp. Phơi nhiễm cấp tính hoặc mãn tính đối với hóa chất qua đƣờng da
niêm mạc, qua đƣờng hô hấp, tiêu hóa. Tổn thƣơng da, mắt và niêm mạc đƣờng hô
hấp có thể gặp khi tiếp xúc với hóa chất gây chá, gây ăn mòn, gây phản ứng (ví dụ
focmandehit và các chất dễ bay hơi khác). Tổn thƣơng thƣờng gặp nhất là bỏng.
Các hóa chất khử trùng đƣợc sử dụng phổ biến trong bệnh viện thƣờng có tính ăn
mòn. Trong quá trình thu gom, vận chuyển và lƣu giữ, chất thải nguy hại có thể bị
rò thoát, đồ tràn. Việc rơi vãi chất thải lây nhiễm, đặc biệt là chất thải lây nhiễm có
nguy cơ cao có thể lan truyền bệnh trong bệnh viện, nhƣ có thể gây ra đợt bùng phát
nhiễm trùng bệnh viện trong nhân viên và bệnh nhân hoặc gây ô nhiễm đất và nƣớc.
1.3.1.3. Nguy cơ của chất thải gây độc tế bào và chất thải phóng xạ
Nhiều thuốc điều trị ung thƣ là các thuốc gây độc tế nào. Chúng có thể gây
kích thích hay gây tổn thƣơng cục bộ trên da và mắt, cũng có thể gây chóng mặt,
buồn nôn, đau đầu hoặc viêm da. Nhân viên bệnh viện, đặc biệt là những ngƣời chịu
trách nhiệm thu gom chất thải, có thể phơi nhiễm với các thuốc điều trị ung thƣ qua
hít thở hoặc các hạt lơ lửng trong không khí, hấp thu qua da, tiêu hóa qua thực
phẩm vô tình nhiễm bẩn với thuốc gây độc tế bào.
Nguy cơ của chất thải phóng xạ: cách thức và thời gian tiếp xúc với chất thải
phóng xạ quyết định những tác động đối với sức khỏe, từ đau đầu, chóng mặt, buồn
nôn cho đến các vấn đề đột biến gen trong dài hạn.
1.3.2. Nguy cơ đối với môi trƣờng
1.3.2.1. Nguy cơ đối với môi trường nước
Nguồn nƣớc có thể bị nhiễm bẩn do các chất độc hại có trong chất thải bệnh

viện. Chúng có thể chứa các vi sinh vật gây bệnh. Chúng có thể chứa kim loại nặng,
phần lớn là thủy ngân từ nhiệt kế và bạc từ quá trình tráng rửa phim X quang. Một
số dƣợc phẩm nhất định, nếu xả thải mà không xử lý có thể gây nhiễm độc nguồn
nƣớc cấp. Bên cạnh đó, việc xả thải bừa bãi chất thải lâm sàng, ví dụ xả chung chất

12


thải lây nhiễm vào chất thải thông thƣờng, có thể tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm
nguồn nƣớc [26].
1.3.2.2. Nguy cơ đối với môi trường đất và không khí
Nguy cơ đối với môi trƣờng đất: việc tiêu hủy không an toàn chất thải nguy
hại nhƣ tro lò đốt hay bùn của hệ thống xử lý nƣớc thải, các chất gây ô nhiễm từ bãi
rác có khả năng rò thoát ra, gây ô nhiễm đất và nguồn nƣớc và cuối cùng là tác động
tới sức khỏe cộng đồng trong dài hạn [26].
Nguy cơ đối với môi trƣờng không khí: ô nhiễm không khí tăng lên khi phần
lớn chất thải nguy hại đƣợc thiêu đốt trong điều kiện không lý tƣởng. Việc thiêu đốt
không đủ nhiệt độ trong khi rác thải đƣa vào quá nhiều sẽ gây ra nhiều khói đen.
Việc đốt chất thải y tế đựng trong túi nilon PE, nhựa PVC, cùng với các loại dƣợc
phẩm nhất định, có thể tạo ra khí axit CO2, thƣờng là HCl và SO2. Trong quá trình
đốt các dẫn xuất halogen (chứa F; Cl; Br; I) ở nhiệt độ thấp, thƣờng tạo ra axit, nhƣ
clohidric (HCl). Điều đó dẫn đến nguy cơ tạo thành dioxin, một loại hóa chất vô
cùng độc hại, ngay cả ở nồng độ thấp. Các kim loại nặng, nhƣ thủy ngân, có thể thải
theo khí lò đốt. Những nguy cơ môi trƣờng này có thể tác động tới hệ sinh thái và
sức khỏe con ngƣời trong dài hạn [26].
1.4. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế và một số phƣơng pháp xử lý nƣớc
thải y tế hiện nay
1.4.1. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế trên thế giới và tại Việt Nam
1.4.1.1. Thực trạng và một số nghiên cứu quản lý chất thải rắn trên thế giới
Tại khu vực châu Á, vấn đề quản lý chất thải y tế đang nhân đƣợc nhiều sự

quan tâm của các Chính phủ và các tổ chức phi Chính phủ. Tuy nhiên, không có
nhiều quốc gia có đủ điều kiện và những quy định để kiểm soát hoàn toàn đƣợc vấn
đề chất thải y tế. Một trong những gợi ý của các tổ chức quốc tế nhƣ WHO hay
Chƣơng trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) là các quốc gia cần có một khung
pháp luật đủ mạnh cũng nhƣ tuân theo những quy định chung của quốc tế trong việc
quản lý chất thải y tế. Việc quản lý chất thải y tế chỉ có thể đƣợc giải quyết bền

13


vững khi các quốc gia có những chiên lƣợc hợp lý đồng thời phối hợp, học tập các
tổ chức, cơ quan trong nƣớc và ngoài nƣớc [20]. Tại các quốc gia phát triển nhƣ
Nhật Bản, Singapo thì công tác quản lý chất thải y tế đƣợc thực hiện đúng nhƣ
những yêu cầu về quản lý chất thải y tế của WHO. Một số nƣớc đang phát triển nhƣ
Malaysia, Philippin và Việt Nam cũng đang thực hiện đúng theo các yêu cầu trong
quản lý chất thải y tế của WHO nhƣng mức độ quản lý vẫn chƣa đƣợc toàn diện do
một số yêu tố tác động nhƣ tài chính, luật pháp, công nghệ và chiến lƣợc dài hạn
của Chính phủ. Một số nƣớc khác trong khu vực Đông Nam Á nhƣ Indonesia, Thái
Lan, Myanma thì không hoàn toàn thực hiện theo các tiêu chuẩn của WHO [20].
Hiện nay công nghệ xử lý chất thải y tế đã có những thay đổi tích cực, tuy nhiên vấn
đề áp dụng công nghệ vào xử lý CTYT cần có nguồn tài chính lớn, đây cũng là vấn
đề với nhiều quốc gia đang phát triển khi không có đủ nguồn lực kinh tế để áp dụng
công nghệ xử lý chất thải hiện đại. Một số các quốc gia/khu vực đang sử dụng
những công nghệ tốt nhƣ Hà Lan, Hồng Kông, Singapo – công nghệ nhiệt có thu
hồi năng lƣợng để phục vụ cho các mục đích dân sự; hay Nhật Bản, Thụy Sĩ – công
nghệ thu hồi nhiệt và thu hồi sản phẩm để tái chế. Trong khi đó các nƣớc kém phát
triển và đang phát triển thì việc xử lý chất thải y tế gặp rất nhiều khó khăn do không
áp dụng đƣợc những công nghệ xử lý CTYT an toàn, hiện đại [28].
Một nghiên cứu ở tỉnh Nam Ninh, Trung Quốc năm 2009 chỉ ra rằng mức độ
phát thải chất thải y tế tại các cơ sở y tế trong nghiên cứu dao động từ 0,5–0,8

kg/giƣờng (trung bình là 0,68 kg/giƣờng). Việc phân loại các loại chất thải y tế
đƣợc thực hiện tại 73% các cơ sở y tế nhƣng có khoảng 20% số bệnh viện tại thành
phố vẫn sử dụng nhân công không phù hợp cho việc phân loại chất thải y tế; 93,3%
bệnh viện có nơi lƣu trữ tạm thời chất thải y tế tuy nhiễn việc tập huấn và giáo dục
cho các cán bộ y tế có nhiệm vụ trong công tác quản lý chất thải y tế chƣa có,
khoảng 20% trong số các bệnh viện [30]. Một nghiên cứu khác năm 2009 tại thành
phố Damanhour (Hy Lạp) (với 8 bệnh viện đƣợc lựa chọn tƣơng ứng 4733 giƣờng
bệnh) đã chỉ ra tổng lƣợng chất thải y tế vào khoảng 1.249 kg/ngày, trong đó lƣợng
rác thải theo giƣờng bệnh/ngày vào khoảng 0,23-0,27 kg, trung bình là 0,85 kg, con

14


số này nhỏ hơn so với mức độ phát sinh chất thải y tế mà WHO dự đoán cho các
nƣớc thuộc khu vực Địa Trung Hải (1,3-3 kg/ngày/giƣờng) [27]. Phân loại chất thải
y tế theo hƣớng dẫn của WHO [26] thì 61,1% chất thải trong các bệnh viện đƣợc
nghiên cứu tại Damanhour là chất thải thông thƣờng, chỉ có 38,9% là các chất thải y
tế nguy hại từ các hoạt động khám chữa bệnh của các bệnh viện [30]. Một nghiên
cứu khác về chât thải y tế tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ năm 2008 lại cho những kết quả
rất khác về công tác quản lý chất thải y tế. Đất nƣớc Thổ Nhĩ Kỳ, một đất nƣớc phát
triển trong khối Châu Âu đã rất sớm có hẳn một đạo luật về quản lý chất thải y tế từ
năm 1993, tuy nhiên khi tham gia vào khối liên minh Châu Âu ngay trong luật pháp
của quốc gia mình. Việc áp dụng đạo luật chung này cũng đƣợc áp dụng với toàn bộ
các quốc gia trong khối này và có tác động tới vấn đề quản lý chất thải y tế. Nghiên
cứu chất thải đƣợc điều tra tại 192 bệnh viện tại Istanbul và cho thấy mức độ phát
sinh chất thải y tế từ các bệnh viện đƣợc nghiên cứu là khoảng 22 tấn/ngày, trung
bình là 0,63 kg/ngày/giƣờng. Mức độ phát sinh chất thải này đứng ở mức khiêm tốn
so với nhiều quốc gia khác nhƣ tại Bangladesh (0,8-1,6 kg/ngày/giƣờng), Malaysia
(1,9 kg/ngày/giƣờng) hay Việt Nam (2,27 kg/ngày/giƣờng – chỉ trên địa bàn thành
phố Hà Nội) [27]. Việc phân loại chất thải y tế tại các bệnh viện này đạt 100% tuy

vậy vẫn có 25% số bệnh viện đã không sử dụng hoàn toàn đúng những dụng cụ
đựng để thu lại các loại chất thải y tế. Tuy vậy, tại đây số lƣợng các bác sỹ, y tá
những ngƣời có trách nhiệm trong quản lý chất thải y tế đƣợc tập huấn là rất cao,
tƣơng ứng với 98% bệnh viện có những khóa tập huấn ngắn hạn cho các đối tƣợng
nêu trên; có những bệnh viện hàng tháng tập huấn định kỳ một lần cho các đối
tƣợng liên quan (63% số bệnh viện). Có thể nói công tác tập huấn quản lý chất thải
thƣờng xuyên là một ƣu điểm nổi bật ở nghiên cứu này [29].
Công tác quản lý chất thải y tế tại các quốc gia trên thế giới rất đa dạng. Các
yếu tố tạo nên sự khác biệt trong quản lý chất thải rắn y tế đó có thể là sự hỗ trợ
kinh phí, công nghệ, vật lực trong quản lý chất thải y tế của một quốc gia, mức độ
tham gia của các đơn vị hay trong công tác phối hợp thực hiện của cơ quan có liên

15


quan. Ở một cấp độ cao hơn đó là sự khác biệt về mặt pháp luật và thực thi pháp
luật của các đơn vị có liên quan trong công tác quản lý chất thải y tế.
1.4.1.2. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Việt Nam
Theo số liệu của Bộ Y tế, có khoảng 1.254 bệnh viện các tuyến với tổng lƣợng
chất thải rắn phát sinh là khoảng 450 tấn/ngày (trong đó có 47 tấn là chất thải rắn
nguy hại). Số lƣợng chất thải y tế nguy hại cần đƣợc xử lý cũng tăng lên theo thời
gian, ƣớc tính tới năm 2020 là 93 tấn/ngày [5]. Xử lý chất thải y tế đang trở thành
một gánh nặng cho tất cả các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc khi mà hầu hết
chất thải y tế nguy hại đều chƣa đƣợc xử lý một cách triệt để. Bộ Tài nguyên và
Môi trƣờng cho biết, tính đến năm 2010 thì chỉ có 40% bệnh viện có lò đốt hiện đại
để xử lý CTYT, 30% bệnh viện sử dụng lò đốt thủ công [1]. Tính đến năm 2012,
Cục Quản lý Môi trƣờng Y tế cho biết có khoảng 500 lò đốt (2 buồng và 1 buồng)
đang đƣợc sử dụng tại các bệnh viện để xử lý CTYT [5]. Tuy nhiên việc sử dụng
các lò đốt đang là vấn đề gây ô nhiễm môi trƣờng và trên thực tế xu hƣớng thế giới
đang loại bỏ dần công nghệ đốt vì có thể thải ra những chất khó phân hủy nhƣ:

Dioxin, Furan hoặc những chất khó phân hủy khác và rất khó kiểm soát đƣợc những
công nghệ đốt này [5]. Bên cạnh đó, thực trạng tại tuyến y tế cấp tỉnh, phần lớn chất
thải y tế đƣợc thuê xử lý (rủi ro, nguy cơ ô gây ô nhiễm môi trƣờng cao, khó kiểm
soát chất lƣợng); còn đối với tuyến huyện, thị xã thì chất thải rắn đƣợc xử lý hết sức
đa dạng với nhiều loại hình khác nhau và rất khó kiểm soát.
 Thực trạng phân loại chất thải rắn y tế tại bệnh viện
Đa số (81,25%) bệnh viện đã thực hiện phân loại chất thải ngay tại nguồn phát
sinh nhƣng việc phân loại còn phiến diện và kém hiệu quả. Hoạt động phân loại còn
tồn tại một số vấn đề nhƣ: chƣa tách vật sắc nhọn ra khỏi chất thải y tế, còn để lẫn
nhiều chất thải y tế thông thƣờng vào chất thải y tế nguy hại và ngƣợc lại. Hệ thống
kí hiệu, màu sắc, mã vạch của túi, thùng đựng chất thải chƣa đầy đủ và thống nhất.

16


×