Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.04 KB, 2 trang )
Đề thi và đáp án đề thi môn văn học kì 2 lớp 11 năm 2015 trường THPT Tân Hưng – Long An.
Câu 1 (3,0 điểm)
a) Phân tích hai thành phần nghĩa của câu thứ hai trong lời nói của nhân vật bác Siêu ở đoạn trích sau:
Bác Siêu đáp vẩn vơ:
– Hôm nay trong ông giáo cũng có tổ tôm. Dễ họ không phải đi gọi đâu.
(Thạch Lam, Hai đứa trẻ)
b) Anh (chị) hãy cho biết trong câu “Dễ họ không phải đi gọi đâu.” (Thạch Lam, Hai đứa trẻ) có bao
nhiêu âm tiết và bao nhiêu từ? Vì sao?
Câu 2 (7,0 điểm)
Phân tích hình tượng nhân vật Giăng Van-giăng trong đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”
(Trích Những người khốn khổ của V. Huy-gô).
— Hết —
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA MÔN: NGỮ VĂN 11 (GDPT) HỌC KÌ II NĂM 2014 – 2015
Câu 1 (3,0 điểm)
a) Trong lời bác Siêu, ở câu thứ hai có hai thành phần nghĩa:
Nghĩa sự việc do các thành phần chính biểu hiện “họ không phải đi gọi”. (1,0 điểm)
Nghĩa tình thái biểu hiện ở hai từ: từ “dễ” thể hiện sự phỏng đoán chưa chắc chắn về sự việc; từ “đâu” thể
hiện ý phân trần, bác bỏ ý nghĩ (mong muốn) rằng họ sẽ ở trong huyện ra. (1,0 điểm)
b) Trong câu “Dễ họ không phải đi gọi đâu.” có bảy âm tiết và bảy từ. (0,5 điểm)
Vì theo đặc điểm loại hình của tiếng Việt: tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp. Về mặt ngữ âm, tiếng là âm
tiết; về mặt sử dụng, tiếng có thể là từ hoặc yếu tố cấu tạo từ. (0,5 điểm)
Câu 2 (7,0 điểm)
Yêu cầu chung:
Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải
có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt bảo đảm
tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
• Yêu cầu cụ thể:
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết luận. (0,5 điểm)