Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà Nước của dân, do dân, vì dân. Liên hệ với việc xây dựng Nhà Nước pháp quyền xã hôi chủ nghĩa hiện nay ở Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.9 KB, 16 trang )

GVHD:NGUYỄN THỊ TƯỜNG DUY

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh
TIỂU LUẬN: Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh

về Nhà Nước của dân, do dân, vì dân. Liên hệ
với việc xây dựng Nhà Nước pháp quyền xã hôi
chủ nghĩa hiện nay ở Việt Nam.
GVHD: Nguyễn Thị Tường Duy
Nhóm: Rain Bown
SĐT: 0967753856

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - THÁNG 12/2015

NHÓM RAIN BOWN

Page 1


GVHD:NGUYỄN THỊ TƯỜNG DUY

 BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
-

STT
1
2


3
4
5

NHÓM RAIN BOWN -

HỌ VÀ TÊN
Lê Thị Hoa Huệ
Đặng Thị Mỹ Trang
Đặng Xuân Trang
Nguyễn Hoài Thương
Đặng Thị Phương Thúy

NHÓM RAIN BOWN

CÔNG VIỆC PHÂN CÔNG
Làm Powerpoint.
Phần I.
Phần I.
Phần II.
Phần II.

Page 2


GVHD:NGUYỄN THỊ TƯỜNG DUY

Mục lục
I.


Tư tương Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân:
1.Nhà nước của dân.
2.Nhà nước do dân.
3. Nhà nước vì dân.
II. Liên hệ với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền hiện nay ở Việt Nam
1. Một số vấn đề về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
2. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay ở Việt Nam.
3. Những tác động của bối cảnh thế giới hiện tại.

LỜI MỞ ĐẦU

NHÓM RAIN BOWN

Page 3


GVHD:NGUYỄN THỊ TƯỜNG DUY

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân , vì dân giá trị lý luận và
thực tiễn to lớn, sâu sắc, định hướng cho việc xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ, Nhà
nước kiểu mới ở Việt Nam. Học tập và quán triệt tưởng này để xây dựng Nhà nước
ngang tầm nhiệm vụ của giai đoạn cách mạng mới là hết sức cần thiết.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân không những có ý
nghĩa lịch sử mà còn cung cấp cho chúng ta những kinh nghiệm quý báu để tiến hành cải
cách bộ máy nhà nước , xây dựng đội ngũ cán bộ công chức là công bộc của dân , hoàn
thiện hệ thống pháp luật , đấu tranh loại bỏ những thói hư tật xấu trong bộ máy nhà
nước , phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ có hiệu quả các quyền lợi và lợi ích của
nhân dân, đảm bảo cho nhà nước luôn giữ được bản chất cách mạng, từng bước xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.Xây dựng nhà nước pháp quyền là xu
hướng tất yếu khách quan, nhưng đối với chúng ta đây là nhiệm vụ hết sức mới mẻ. Trên

thế giới cũng chưa có quốc gia, dân tộc nào đã khẳng định xây dựng thành công nhà nước
pháp quyền , mà chỉ đạt được một số thành tựu nhất định. Mặt khác, không có một nhà
nước pháp quyền nào là khuôn mẫu chung cho tất cả các quốc gia, dân tộc. Do vậy, cùng
với việc tiếp thu những giá trị có tính chất phổ biến về nhà nước pháp quyền mà nhân
loại đã đạt được, chúng ta cần nghiên cứu, kế thừa và vận dụng những giá trị tư tưởng Hồ
Chí Minh về nhà nước và pháp luật để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam có những đặc trưng riêng, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế -xã hội,
truyền thống văn hóa và bản sắc dân tộc Việt Nam.
Với những ý nghĩa đó, việc tìm hiểu chủ đề: Tư tưởng Hồ chí Minh về nhà nước
của dân, do dân, vì dân vào vận dụng vào xây dựng Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam hiên nay có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với sự nghiệp đổi mới đất
nước, phát triển nền kinh tế thị trường , xây dựng nhà nước pháp quyền và mở rộng quan
hệ quốc tế ở nước ta hiện nay.
NỘI DUNG
I, Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân:
NHÓM RAIN BOWN

Page 4


GVHD:NGUYỄN THỊ TƯỜNG DUY

Hồ Chí Minh có quan điểm nhất quán về xây dựng một Nhà nước mới ở Việt Nam
là một nhà nước do nhân dân lao động làm chủ. Đây là quan điểm cơ bản nhất của Hồ
Chí Minh về xây dựng Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Người sáng lập.Quan
điểm đó xuyên suốt,có tính chi phối toàn bộ quá trình hình thành và phát trển của Nhà
nước cách mạng ở Việt Nam.
Quan điểm xây dựng nhà nước của Hồ Chí Minh không những kế thừa mà còn
phát triển học thuyết Mác-Lênin về nhà nước cách mạng.
Năm 1927, trong cuốn “Đường Kách Mệnh” Bác chỉ rõ: “Chúng ta đã hy sinh làm

kách mệnh, thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao kách mệnh rồi thì quyền giao cho
dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần,
thế dân chúng mới được hạnh phúc”.
Sau khi giành độc lập, Người khẳng định, “nước ta là nước dân chủ, bao nhiêu
quyền hạn đều của dân, bao nhiêu lợi ích đều vì dân... nói tóm lại, quyền hành và lực
lượng đều ở nơi dân”. Đó là điểm khác nhau giữa nhà nước ta với nhà nước bóc lột đã
từng tồn tại trong lịch sử.
1.Nhà nước của dân:
Quan điểm nhất quán của Hồ Chí Minh là tất cả mọi quyền lực trong Nhà nước
và trong xã hội đều thuộc về nhân dân. Chẳng hạn như: Điều 1 Hiến pháp nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà năm 1946 nói: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà.
Tất cả quyền bình trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi
giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”.
Nhân dân có quyền kiểm soát Nhà nước, cử tri bầu ra các đại biểu, ủy quyền cho
những đại biểu đó bàn và quyết định những vấn đề quốc kế dân sinh. Đây thuộc về chế
độ dân chủ đại diện bên cạnh chế độ dân chủ trực tiếp. Quyền làm chủ và đồng thời cũng
là quyền kiểm soát của nhân thể hiện ở chỗ nhân dân có quyền bãi miễn những đại biểu
Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nếu họ không xứng đáng với sự tín nhiệm của
nhân dân. Nó được thể hiện ở: Điều 32 Hiến pháp 1946 quy định: “Những việc liên quan
NHÓM RAIN BOWN

Page 5


GVHD:NGUYỄN THỊ TƯỜNG DUY

đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết...”, thực chất đó là chế độ trưng
cầu dân ý, một hình thức dân chủ đề ra khá sớm ở nước ta.
Theo Hồ Chí Minh muốn đảm bảo tính chất nhân dân của nhà nước phải xác định
được trách nhiệm của cử tri và đại biểu do cử tri bầu ra.

Hồ Chí Minh đã nêu lên dân chủ và nhân dân làm chủ. Dân chủ là xác định vị thề
của dân, còn dân làm chủ có nghĩa là xác định quyền và nghĩa vụ của dân. Tức là: Nhà
nước của dân thì dân là chủ, người dân được hưởng mọi quyền dân chủ, có quyền làm
những việc pháp luật không cấm và có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và
pháp luật. Đồng thời, là người chủ cũng phải thể hiện năng lực, trách nhiệm làm chủ của
mình.
Nhà nước phải bằng mọi nỗ lực, hình thành thiết chế dân chủ để thực thi quyền làm
chủ của người dân. Những vị đại diện do dân cử ra chỉ là thừa uỷ quyền của dân, là “công
bộc” của dân; phải làm đúng chức trách và vị thế của mình, không phải đứng trên nhân
dân, coi khinh nhân dân, “cậy thế” với dân, “quên rằng dân bầu mình ra là để làm việc
cho dân”.
Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa do Hồ Chí Minh khai sinh ngày 2-9-1945
là nhà nước tiến bộ ngàn năm chưa từng có trong lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc Việt
Nam bởi vì nhà nước đó là nhà nước của dân, nhân dân có vai trò quyết định mọi công
việc của đất nước.
2. Nhà nước do dân:
Nhà nước do nhân dân lập nên, do nhân dân ủng hộ, dân làm chủ. Chính vì vậy Hồ
Chí Minh đã thường nhấn mạnh nhiệm vụ của người cách mạng là làm sao cho dân hiểu,
làm cho dân giác ngộ để nâng cao được trách nhiệm chăm lo xây dựng nhà nước của
mình.
Nhà nước do dân tạo ra và tham gia quản lý, thể hiện ở chỗ:
+ Toàn bộ công dân ra Quốc hội - cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước, cơ
quan duy nhất có quyền lập pháp.
+ Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Hội đồng Chính
phủ (nay gọi là Chính phủ).
NHÓM RAIN BOWN

Page 6



GVHD:NGUYỄN THỊ TƯỜNG DUY

+ Hội đồng Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của Nhà nước, thực hiện các
nghị quyết của Quốc hội và chấp hành pháp luật.
+ Mọi công việc của bộ máy nhà nước trong việc quản lý xã hội đều thực hiện ý chí
của dân (Thông qua Quốc hội do dân bầu ra).
- Do đó, Hồ Chí Minh yêu cầu tất cả các cơ quan nhà nước là phải dựa vào dân, liên
hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân. Người nói:
“Nếu chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi chính phủ”, nghĩa là khi cơ quan nhà
nước không đáp ứng lợi ích và nguyện vọng của nhân dân thì nhân dân có quyền bãi
miễn nó. Hồ Chí Minh khẳng định: mỗi người có trách nhiệm “ghé vai gánh vác một
phần” vì quyền lợi, quyền hạn bao giờ cũng đi đôi với trách nhiệm, nghĩa vụ.
3.Nhà nước vì dân:
Đó là Nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân làm
mục tiêu tất cả đều vì lợi ích của nhân dân, không có đặc quyền đặc lợi, thực sự trong
sạch, cần kiệm liêm chính.
Bác nhấn mạnh: “mọi đường lối chính sách đều chỉ nhằm đem lại quyền lợi cho
nhân dân; việc gì có lợi cho dân dù nhỏ cũng cố gắng làm, việc gì có hại cho dân dù nhỏ
cũng cố gắng. Dân là gốc của nước.” Bác luôn tâm niệm:“Làm cho dân có ăn, làm cho
dân có mặc, làm cho dân có chỗ ở, làm cho dân có học hành”.
Hồ Chí Minh chú ý mối quan hệ giữa người chủ nhà nước là nhân dân với cán bộ
nhà nước là công bộc của dân, do dân bầu ra, được nhân dân uỷ quyền. Là người phục
vụ, nhưng cán bộ nhà nước đồng thời là người lãnh đạo, hướng dẫn nhân dân. “Nếu
không có nhân dân thì chính phủ không đủ lực lượng. Nếu không có chính phủ thì nhân
dân không ai dẫn đường”. Cán bộ là đày tớ của nhân dân là phải trung thành, tận tuỵ, cần
kiệm liêm chính...; là người lãnh đạo thì phải có trí tuệ hơn người, sáng suốt, nhìn xa
trông rộng, gần gũi với dân, trọng dụng hiền tài... Cán bộ phải vừa có đức vừa có tài, vừa
hiền lại vừa minh.
Hồ Chí Minh là người Chủ tịch suốt đời vì dân. Người tâm sự: “Cả đời tôi chỉ có
một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi của Tổ quốc, và hạnh phúc của nhân dân.

Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo là
NHÓM RAIN BOWN

Page 7


GVHD:NGUYỄN THỊ TƯỜNG DUY

vì mục đích đó. Đến lúc nhờ quốc dân đoàn kết, tranh được chính quyền, uỷ thác cho tôi
gánh việc Chính phủ, tôi lo lắng đêm ngày, nhẫn nhục cố gắng - cũng vì mục đích đó”.
II. Liên hệ với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay ở Việt
Nam:
1.Một số vấn đề về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa:
Thuật ngữ “nhà nước pháp quyền” hay “chế độ pháp trị” để chỉ một mô hình nhà
nước trong đó mọi biểu hiện về quyền lực đều có khả năng đo đếm được theo các tiêu
chuẩn pháp luật và có khả năng chống lại mọi nguy cơ và ảnh hưởng xấu bằng những
phương tiện tri thức để bảo đảm trật tự. Cơ sở của nhà nước pháp quyền là ý tưởng về
công lý, công bằng dựa trên sự công nhận và tiếp nhận hoàn toàn giá trị tối thượng của
nhân cách con người, được bảo đảm bởi các thể chế làm khuôn khổ của trật tự tự do, dân
chủ và quyền con người, an toàn cho các công dân. Nhà nước pháp quyền với định nghĩa
cơ bản nhất là không ai ở trên luật hay mọi người phải tuân theo luật ; là toàn thể một
quốc gia có trách nhiệm thực hiện công lý, phục tùng pháp luật và quan tâm đặc biệt đến
việc tôn trọng các quyền con người và nguyên tắc tương ứng. Nội dung căn bản của lý
thuyết nhà nước pháp quyền là sự đề cao pháp luật trong mối tương quan với nhà nước,
pháp luật là công cụ để hạn chế quyền lực nhà nước. Dưới góc độ quản lý, nhà nước pháp
quyền là nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật; trong đó, các cá nhân, tập thể, tổ chức
và cơ quan công quyền đều phải tuân theo pháp luật. Những yếu tố trung tâm, cốt lõi lịch
sử của ý tưởng về nhà nước pháp quyền là: sự thượng tôn pháp luật, bảo vệ nhân quyền
và phân quyền (không có quyền lực độc đoán, phân lập các quyền lực nhà nước theo các
chức năng hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp) và bình đẳng trong việc tham gia

quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Qua từng thời kỳ, tư tưởng đó có những bước tiến mới
thể hiện sự phát triển tư duy nhân loại về trình độ tổ chức quản lý xã hội, phản ánh
nguyện vọng khát khao của con người sinh ra vốn có quyền tự do, bình đẳng; có quyền
làm chủ bản thân và làm chủ đời sống xã hội. Tư tưởng về nhà nước pháp quyền đối lập
với sự chuyên quyền, độc đoán, áp bức nhân dân, thể hiện mối quan hệ biện chứng giữa
một bên là nhà nước pháp quyền (dựa vào pháp luật để hành động) và một bên là xã hội
công dân (bình đẳng trong việc chấp hành pháp luật). Là một giá trị hình thành sớm trong
NHÓM RAIN BOWN

Page 8


GVHD:NGUYỄN THỊ TƯỜNG DUY

lịch sử tư tưởng chính trị - pháp lý, tư tưởng nhà nước pháp quyền đã được nhân loại thử
nghiệm, chọn lọc qua nhiều thế kỷ, ngày càng được bổ sung nội hàm mới phát triển thành
học thuyết; đến thời đại cách mạng tư sản, mô hình nhà nước pháp quyền đã trở thành
hiện thực ở nhiều nước phương Tây và đang trở thành hình thức phổ biến trong thế giới
2. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay ở Việt Nam:
“Tư tưởng và học thuyết nhà nước pháp quyền hiện đại của phương Tây được
truyền bá vào Việt Nam từ khi Nguyễn Ái Quốc, người sáng lập ra nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa, tiến hành cuộc đấu tranh nhằm vạch trần và lên án chế độ cai trị hà khắc,
tàn bạo, phi nhân tính, phi pháp quyền của Chính phủ Pháp tại thuộc địa Việt Nam”.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là người khởi
xướng những quan điểm về nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân gắn với quá
trình xây dựng và phát triển của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hiến pháp năm
1946 đã thể hiện tinh thần xây dựng Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Nhưng ngay sau khi giành được độc lập, nước ta lại rơi vào hoàn cảnh chiến tranh, đồng
thời do nhận thức khác nhau cùng với những định kiến sai lầm trong quan niệm về pháp
quyền, đồng nhất một cách máy móc nhà nước pháp quyền với nhà nước tư sản nên đến

trước khi tiến hành công cuộc đổi mới, các tư tưởng, học thuyết và nguyên tắc pháp
quyền vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu kịp thời và đầy đủ. Từ nhận thức lý luận, tiếp
thu có chọn lọc các giá trị phổ biến của nhà nước pháp quyền nói chung và từ thực tiễn
lãnh đạo quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thông qua
các văn kiện Đại hội của Đảng, có thể khái quát những đặc trưng cơ bản của Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:
1/ Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân
và vì nhân dân; tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân.
2/ Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát chặt
chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư
pháp.
3/ Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật, pháp luật
giữ vị trí tối thượng trong điều chỉnh các quan hệ xã hội.
NHÓM RAIN BOWN

Page 9


GVHD:NGUYỄN THỊ TƯỜNG DUY

4/ Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân, nâng cao
trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và công dân, thực hành dân chủ, tăng cường kỷ
cương, kỷ luật
. 5/ Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
3.Những tác động của bối cảnh thế giới hiện tại:
Trong những năm đầu triển khai đổi mới, việc quản lý xã hội trong điều kiện
chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa được quan tâm
thích đáng; còn nhiều vấn đề kinh tế - xã hội tồn tại từ lâu và mới nảy sinh cần được giải
quyết tích cực và hiệu quả. Việc phân định rành mạch các chức năng, nhiệm vụ và
phương thức hoạt động giữa Đảng và Nhà nước trong điều kiện Đảng lãnh đạo xã hội là

một vấn đề phức tạp; chúng ta vẫn đang tìm tòi, thử nghiệm nhiều hơn là đạt được những
kết quả thực tế. Trong bước ngoặt chuyển đổi, cơ chế quản lý xã hội mới đang hình
thành, phát triển nhưng chưa hoàn thiện. Hệ thống quản lý hành chính, trật tự và đạo đức
xã hội, xây dựng nền dân chủ và phát huy sức sáng tạo trong nhân dân còn nhiều tồn tại,
hạn chế. Hệ thống chính sách, pháp luật, các công cụ quản lý chưa đạt hiệu quả cao. Sự
lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước chưa phát huy hết năng lực quản lý và hiệu lực điều
hành của bộ máy nhà nước. Bộ máy nhà nước còn cồng kềnh, nhiều khâu trung gian
trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ; bất cập về trình độ, năng lực quản lý, kiến thức nghề
nghiệp. Tổ chức và hoạt động còn nặng nề, chưa phân định tốt trách nhiệm, quyền hạn,
sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan quyền lực; chưa bảo đảm tính độc lập tương
đối của các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; mối quan hệ phân cấp giữa trung ương
và địa phương còn một số mặt chưa cụ thể. Các cơ quan dân cử chưa đủ thực quyền, hiệu
lực, hiệu quả quản lý của các cơ quan hành chính và chuyên môn còn thấp. Việc thực
hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường đang đặt ra nhiều
vấn đề cần được bổ sung, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của một số cơ quan trong bộ
máy nhà nước. Mặc dù có nhiều nỗ lực đổi mới và cải cách nhưng tổ chức và hoạt động
của hệ thống hành pháp còn nhiều nhược điểm, nhiều mặt chưa đáp ứng và theo kịp yêu
cầu phát triển của đất nước. Bộ máy nhà nước chưa thật sự trong sạch, vững mạnh; tệ
quan liêu, tham nhũng, lãng phí còn nghiêm trọng, chưa được ngăn chặn, hiệu lực quản lý
NHÓM RAIN BOWN

Page 10


GVHD:NGUYỄN THỊ TƯỜNG DUY

điều hành chưa nghiêm; kỷ cương xã hội bị buông lỏng có khả năng làm lu mờ bản chất
tốt đẹp của chế độ, làm giảm lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước. Việc kiện toàn
tổ chức bộ máy và công tác cán bộ, vấn đề trật tự và kỷ luật đang còn yếu kém.
Công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật của nước ta vẫn trong giai

đoạn đầu, còn phải tiếp tục và thường xuyên hoàn thiện để pháp luật đáp ứng được sự
phát triển của đời sống xã hội và nhu cầu tăng cường quản lý nhà nước. Nhiều lĩnh vực
bức xúc của đời sống xã hội vẫn chưa có luật mà điều chỉnh chủ yếu bằng văn bản dưới
luật, thậm chí chưa có văn bản dưới luật điều chỉnh. Hệ thống pháp luật nước ta vẫn chưa
đồng bộ, thiếu thống nhất, tính khả thi thấp, chậm đi vào cuộc sống. Hệ thống pháp luật
hiện hành chưa theo kịp và chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,
cho việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và
vì nhân dân; bảo vệ các quyền tự do của con người, của công dân, cho quá trình hội nhập
quốc tế và khu vực của nước ta.
Trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, còn tình trạng vừa thiếu dân chủ vừa
lỏng lẻo kỷ cương; vẫn còn có nơi, có lúc có biểu hiện coi thường pháp luật. Pháp luật
chưa khẳng định mạnh mẽ vai trò là công cụ đắc lực của Nhà nước để quản lý xã hội, bảo
vệ quyền làm chủ của nhân dân và đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật đang trở
thành nhiệm vụ quan trọng, cấp bách nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong cơ
chế thị trường. Hiệu lực của pháp luật chưa được phát huy đầy đủ, hiệu quả trên các lĩnh
vực quản lý còn thấp. Quản lý xã hội bằng pháp luật của Nhà nước còn bộc lộ không ít
khuyết điểm, yếu kém; chưa ngang tầm với nhiệm vụ của thời kỳ đổi mới và chưa đáp
ứng yêu cầu hiện tại. Sự lạc hậu và những bất cập trong xây dựng và thực thi chính sách,
pháp luật đã tạo ra kẽ hở trong sản xuất, kinh doanh và các mặt hoạt động khác, làm nảy
sinh những hiện tượng tiêu cực và vi phạm pháp luật và phần nào nào làm giảm hiệu quả
quản lý nhà nước.
Ngoài ra, công cuộc đổi mới và xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam còn gặp những lực cản khách quan, như mặt trái của cơ chế thị
trường, bệnh quan liêu và tệ tham nhũng trong hệ thống chính trị, những ảnh hưởng của
NHÓM RAIN BOWN

Page 11


GVHD:NGUYỄN THỊ TƯỜNG DUY


tư tưởng phong kiến. Ngoài tác động tích cực, kinh tế thị trường cũng hàm chứa cả những
mặt tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội, là nơi phát sinh nhiều tệ nạn xã hội, tác
động không nhỏ đến sự biến đổi của đạo đức theo chiều hướng xấu.
Cơ chế thị trường đề cao giá trị của đồng tiền đã tác động mạnh đến các lĩnh vực
văn hóa, giáo dục, đạo đức của xã hội. Thực tế cho thấy, có nhiều mâu thuẫn giữa phát
triển vật chất và suy thoái tinh thần, giữa kinh tế và đạo đức văn hóa xã hội. “Nguyên tắc
tối đa hóa lợi ích cá nhân”, lấy lợi ích vật chất là hàng đầu, kinh tế thị trường đã và đang
đẩy con người vào “vòng xoáy” của lợi nhuận, nảy sinh lối tư duy thực dụng, “kích
thích” tính phi đạo lý, kiểu làm ăn gian dối, bất chấp dư luận xã hội, chà đạp lên luân lý,
luật pháp, làm sai lệch các chuẩn mực đạo đức và đảo lộn bậc thang giá trị xã hội.
Trong quá trình hội nhập quốc tế, hợp tác và giao lưu văn hóa với các nước,
chúng ta tiếp thu được nhiều thành tựu văn minh nhân loại, làm phong phú nền văn hóa
dân tộc; song cũng chịu ảnh hưởng của sự du nhập ngoại lai không lành mạnh.
Hội nhập quốc tế cũng tạo ra những tác động tiêu cực đến tư tưởng, đạo đức, lối
sống, của không ít người, trong đó có cả cán bộ đảng viên và thế hệ trẻ hiện nay.
Tóm lại, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
đặt ra nhiều vấn đề cần phải được nghiên cứu thiết kế phù hợp với đặc điểm, truyền thống
dân tộc và trình độ phát triển của xã hội. Đặc biệt, phải gắn với việc bảo tồn, phát huy các
giá trị và bản sắc văn hóa dân tộc, kết hợp truyền thống - hiện đại trong quản lý bao hàm
cả xây dựng và cải tạo, gạn lọc kế thừa và phát huy trên tinh thần đổi mới; khắc phục
những lực cản về tư tưởng, tâm lý, tập quán thói quen của quá khứ đối với sự phát triển,
phù hợp yêu cầu của đất nước và thời đại để tạo nên sự gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn
trong quản lý xã hội, góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân .

NHÓM RAIN BOWN

Page 12



GVHD:NGUYỄN THỊ TƯỜNG DUY

 The end

NHÓM RAIN BOWN

Page 13


GVHD:NGUYỄN THỊ TƯỜNG DUY

NHÓM RAIN BOWN

Page 14


GVHD:NGUYỄN THỊ TƯỜNG DUY

NHÓM RAIN BOWN

Page 15


GVHD:NGUYỄN THỊ TƯỜNG DUY

NHÓM RAIN BOWN

Page 16




×