Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Tư tưởng Hồ Chí Minh với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (999.54 KB, 98 trang )



1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






TRẦN THỊ SỢI






TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỚI VIỆC XÂY DỰNG
NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XĂ HỘI CHỦ NGHĨA
HIỆN NAY



Chuyên ngành Hồ Chí Minh học
Mã số: 60 31 27




LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC






Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Đỗ Quang Hưng








2
Hà Nội - 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







TRẦN THỊ SỢI








TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỚI VIỆC XÂY DỰNG
NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XĂ HỘI CHỦ NGHĨA
HIỆN NAY







LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC









Hà Nội - 2012


97
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU 1
B. NỘI DUNG 11
CHƢƠNG 1 - TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƢỚC PHÁP

QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 11
1.1. Sự hình thành và phát triển tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về Nhà
nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa 11
1.2. Những nội dung cơ bản của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về nhà
nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa 28
1.2.1. Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo hiến pháp 28
1.2.2. Nhà nước của dân, do dân, vì nhân dân 31
1.2.3 Sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân
dân và tính dân tộc của Nhà nước 42
1.2.4. Nhà nước kết hợp hài hòa giữa pháp luật và đạo đức trong
quản lý và điều hành xã hội 49
1.2.5. Nhà nước có đội ngũ cán bộ, công chức vừa hồng, vừa
chuyên; thực sự là công bộc của dân 56
Kết luận chƣơng 1 61
CHƢƠNG 2 - VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ
NƢỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀO XÂY DỰNG
NHÀ NƢỚC VIỆT NAM HIỆN NAY 62
2.1 Những đặc trƣng cơ bản của Nhà nƣớc pháp quyền XHCH
Việt Nam 62
2.2. Vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh vào xây dựng nhà nƣớc pháp
quyền XHCN Việt Nam 68
2.2.1. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp
quyền XHCN của dân, do dân, vì dân 70



98
2.2.2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc thực hiện nguyên
tắc tập trung dân chủ và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa 75
2.2.3. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục pháp luật và

giáo dục đạo đức, xây dựng nâng cao đạo đức cán bộ, đẩy mạnh đấu
tranh và phòng chống tham nhũng 77
2.2.4. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam 83
2.2.5 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong cải cách nền hành chính
quốc gia, xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững
mạnh 85
Kết luận chƣơng 2 88
C. KẾT LUẬN 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91




3
A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đại hội lần thứ VII của Đảng đã khẳng định lấy chủ nghĩa Mác-Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động
của Đảng và cách mạng Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với chủ
nghĩa Mác-Lênin đã dẫn dắt dân tộc ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác
trong thế kỷ XX. Văn kiện Đại hội lần thứ IX của Đảng tiếp tục khẳng định:
“Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường
xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh” và Đảng ta cũng khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống
quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt
Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo của chủ nghĩa Mác-
Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền
thống của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại. Đó là tư tưởng về
giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân

tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của
thời đại; về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc; về quyền
làm chủ của nhân dân, xây dựng nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân”
[12. 133]. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, nhà nước của
dân, do dân và vì dân vô cùng sâu sắc, có giá trị to lớn đối với công cuộc xây
dựng và bảo vệ đất nước.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản việt Nam
đã khẳng định: “Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự
lãnh đạo của Đảng là nhiệm vụ số một, bao trùm, chi phối các nhiệm vụ
khác”. [12. tr132-133].
Hơn nửa thập kỷ qua Nhà nước Việt Nam do Hồ Chí Minh sáng lập và
lãnh đạo dần được củng cố và hoàn thiện. Tuy nhiên, trong xu thế toàn cầu
hóa hiện nay hoạt động nhà nước vẫn còn nhiều bất cập. Trong suốt tiến trình


4
lãnh đạo cách mạng Việt Nam, vấn đề chính quyền và xây dựng một nền pháp
quyền toàn dân luôn là mối quan tâm hàng đầu, nhiệm vụ trọng tâm của Đảng
và Nhà nước ta. Đặc biệt, sự phát triển của đất nước trong thế kỷ XXI đang
đặt ra yêu cầu xây dựng một nền dân chủ, đảm bảo quyền tự do và bình đẳng
của mọi công dân, cũng như yêu cầu cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng hệ
thống pháp luật càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật vẫn đã và đang là kim
chỉ nam cho công cuộc xây dựng, cải cách, hoàn thiện bộ máy nhà nước và hệ
thống pháp luật ở nước ta. Vì vậy, việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà
nước và sự vận dụng vào xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam có ý nghĩa
quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, đặc
biệt là vấn đề đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền con người,
quyền công dân, xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và việc thực hiện
thống nhất phân công, phối hợp giữa các cơ quan quyền lực nhà nước.

Chính vì thế tác giả chọn đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh với việc xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay” làm đề tài luận văn của mình.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền rất rộng, nhiều vấn đề để
nghiên cứu, với trình độ hạn chế và phạm vi của luận văn thạc sĩ, tác giả luận
văn chỉ trình bày một số nội dung mà tác giả nắm vững.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hướng nghiên cứu tập trung vào những vấn đề lý luận về nhà nước và
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam:
1. Đào Trí Úc (chủ biên) - Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, 2005. Trong cuốn sách này tác giả
đề cập tới các nội dung như: Tìm hiểu nhà nước pháp quyền trong lịch sử tư
tưởng phương Đông và phương Tây. Nghiên cứu một số vấn đề về việc xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa như: cơ sở lí luận, vấn đề dân


5
chủ, nhân quyền, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, tăng cường pháp chế
xã hội chủ nghĩa
2. Bùi Ngọc Sơn - Góp phần nghiên cứu hiến pháp và nhà nước pháp
quyền, Nxb Tư pháp, 2005. Cuốn sách đề cập tới các nội dung sau: Tìm hiểu
khoa học luật hiến pháp trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền Việt
Nam; Một số vấn đề lý luận về hiến pháp và bộ máy nhà nước Việt Nam
trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền.
3. Nguyễn Trọng Thóc - Xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân,
vì dân (Sách chuyên khảo), Nxb Chính trị Quốc gia, 2005. Cuốn sách tập trung
nghiên cứu những vấn đề: Giới thiệu chung về nhà nước pháp quyền và dân chủ
xã hội chủ nghĩa; thực trạng của việc xây dựng nhà nước pháp quyền; phát huy
dân chủ và những giải pháp nâng cao hiệu quả của chúng ở nước ta hiện nay.
4. Nguyễn Minh Đoan - Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật
Việt Nam trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,

Nxb Chính trị Quốc gia, 2011. Tác phẩm đề cập tới các nội dung: Khái quát
chung về xây dựng pháp luật và tính hệ thống của pháp luật. Giới thiệu về hệ
thống pháp luật xã hội chủ nghĩa của Việt Nam. Các văn bản quy phạm pháp
luật và những đánh giá về tác động của nó. Một số yêu cầu đối với hoạt động
xây dựng pháp luật.
5. Nguyễn Văn Thảo - Xây dựng Nhà nước pháp quyền dưới sự lãnh
đạo của Đảng, Nxb Tư pháp, 2006. Tác giả tập trung nghiên cứu các vấn đề
như: Giới thiệu lịch sử học thuyết nhà nước, pháp quyền và tiến trình xây
dựng nhà nước, pháp quyền. Cải cách lập pháp, cải cách hành chính và tư
pháp. Một số vấn đề về sự lãnh đạo của Đảng đối với bộ máy lập pháp, hành
pháp, tư pháp
6. Nguyễn Tĩnh Gia, Mai Đình Chiến - Vận dụng học thuyết Mác để
xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, 2006.
Những nội dung được trình bày trong cuốn sách gồm: Giới thiệu học thuyết


6
Mác về cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng với Nhà nước pháp quyền.
Việc vận dụng quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng để xây
dựng nhà nước pháp quyền. Nguyên tắc và giải pháp vận dụng quan hệ này để
xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
7. Đoàn Trọng Truyến - Cải cách hành chính và công cuộc xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Tư pháp, 2006. Trong
tác phẩm tác giả trình bày các nội dung sau: Tổng hợp kiến thức cơ bản về
nhà nước pháp quyền, về nền hành chính trên cơ sở học thuyết Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh; Nêu thực trạng của nền hành chính nước ta, những kiến
nghị một nền hành chính tương lai, phục vụ công cuộc xây dựng Nhà nước
pháp quyền Việt Nam XHCN
8. Đào Trí Úc (chủ biên) - Mô hình tổ chức và hoạt động của nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Tư pháp, 2007. Cuốn sách

có các nội dung sau: Giới thiệu cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng mô hình
tổ chức, hoạt động của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Những đặc
trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Mô hình tổng thể
tổ chức và hoạt động của các thiết chế nhà nước trong nhà nước pháp quyền
XHCN Việt Nam.
9. Nguyễn Văn Vĩnh (chủ biên) - Đảng lãnh đạo nhà nước trong điều
kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay, Nxb Lý luận Chính
trị, 2007. Nội dung của cuốn sách đề cập tới các nội dung chủ yếu sau: Cơ sở
lý luận và thực tiễn về Đảng lãnh đạo nhà nước trong điều kiện xây dựng nhà
nước pháp quyền. Thực trạng, định hướng và những giải pháp chủ yếu nâng
cao vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước trong điều kiện xây dựng nhà
nước pháp quyền XHCN ở nước ta hiện nay.
10. Nguyễn Văn Thanh - Bước đầu tìm hiểu vấn đề xây dựng nhà nước
pháp quyền Việt Nam, Nxb Thanh niên, 2006. Tác giả đi sâu nghiên cứu các
nội dung chủ yếu sau: Khái niệm nhà nước pháp quyền, sự hình thành và phát


7
triển tư tưởng xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, phương hướng và
biện pháp xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam.
11. Lê Minh Quân - Xây dựng nhà nước pháp quyền đáp ứng yêu cầu
phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay,
Nxb Chính trị Quốc gia, 2003. Trong tác phẩm này tác giả đã khái quát lịch
sử tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong mối quan hệ với sự phát triển của
xã hội. Phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và tính tất yếu
của việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện
nay. Một số phương hướng cơ bản trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa.
12. Nguyễn Duy Quý (chủ biên) - Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân - lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị

Quốc gia, 2008. Cuốn sách đã tập trung nghiên cứu các nội dung sau: Khái
quát lịch sử hình thành và phát triển của học thuyết nhà nước pháp quyền
(NNPQ). Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của
Đảng Cộng sản việt Nam về nhà nước và NNPQ. Khái niệm, những đặc trưng
cơ bản và chức năng của NNPQ xã hội chủ nghĩa (XHCN) của dân, do dân, vì
dân. Thời kỳ quá độ lên CNXH và các yếu tố quy định, chi phối cũng như
phương hướng và các giải pháp chủ yếu xây dựng NNPQXHCN ở Việt Nam.
- Hướng nghiên cứu tư tưởng về nhà nước pháp quyền của Hồ Chí
Minh cho đến nay đã có rất nhiều học giả nổi tiếng quan tâm với những công
trình như:
1. Phạm Ngọc Anh, Bùi Đình Phong (chủ biên) - Tư tưởng Hồ Chí
Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền kiểu mới ở Việt Nam, Nxb Lao động,
2003. Các tác giả đã đi sâu nghiên cứu các nội dung: Quá trình hình thành,
phát triển và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền kiểu
mới ở Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng và phát triển
nhà nước pháp quyền kiểu mới ở Việt Nam.


8
2. Nguyễn Đăng Dung (chủ biên) - Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước
pháp quyền, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007. Trong cuốn sách các tác
giả đã trình bày những nội dung: Tổng quan về nhà nước pháp quyền; sự hình
thành, phát triển và nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh về tính tối cao của luật,
về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức, về một nhà nước tổ chức theo hiến
pháp do nhân dân thông qua, về sự độc lập của tư pháp.
3. Nguyễn Minh Ngọc - Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước
và pháp luật, Nxb Sự thật, 1998. Đây là công trình nghiên cứu khá toàn diện
về những tư tưởng và những đóng góp thiết thực của Hồ Chí Minh về nhà
nước và pháp luật của nhà nước ta trong cả hai giai đoạn cách mạng dân chủ
nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa.

4. Hoàng Văn Hảo - Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới - sự
hình thành và phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, 1995. Tác giả cũng đã
nghiên cứu sự lựa chọn kiểu nhà nước của Hồ Chí Minh đến những tư tưởng
của Người về nhà nước Việt Nam trong thời kỳ cách mạng dân tộc, dân chủ
nhân dân và trong thời kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa. Phần kết luận tác giả
có nhiều nghiên cứu về sự “kết hợp đạo đức và pháp luật trong tư tưởng Hồ
Chí Minh”; từ đó nêu ra sự vận dụng tư tưởng về nhà nước pháp quyền và
từng bước hoàn thiện nó trong quá trình đổi mới.
5. Vũ Đình Hòe - Pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh, Nxb Văn hóa
Thông tin, 2001. Trong cuốn sách này tác giả đã cho bạn đọc hiểu hơn về
nguồn tư tưởng nhân nghĩa trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền
của Hồ Chí Minh, quá trình thực thi tư tưởng pháp quyền nhân nghĩa của Hồ
Chí Minh từ 1911 đến năm 1960.
Tổng quan các công trình nghiên cứu cho thấy nhà nước pháp quyền và
tư tưởng của Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền là nghiên cứu liên ngành,
thu hút nhiều nhà sử học, luật học, chính trị học, triết học quan tâm, nghiên
cứu. Chính sự đa dạng, phong phú về nguồn tài liệu khi nghiên cứu tư tưởng


9
của Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền đã khiến tác giả gặp khó khăn khi
thực hiện đề tài luận văn này. Và với trình độ, thời gian nghiên cứu còn hạn
chế luận văn đôi khi chỉ là sự tổng hợp lại những vấn đề được các tác giả lớn
nghiên cứu. Nhưng với mong muốn khi thực hiện luận văn tác giả sẽ cố gắng
nghiên cứu để tiếp tục khẳng định những đóng góp và giá trị to lớn của tư
tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền đối với việc tiếp xây dựng và
hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Luận văn nghiên cứu, phân tích có hệ thống những luận điểm cơ bản
của Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, từ đó đưa ra các nội dung, cách

thức vận dụng những tư tưởng đó vào việc xây dựng nhà nước pháp quyền
Việt Nam.
- Để đạt được mục tiêu trên, luận văn phải hoàn thành các nhiệm vụ:
Thứ nhất, nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí
Minh về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Thứ hai, nghiên cứu nội dung những tư tưởng của Hồ Chí Minh về nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Thứ ba, thông qua việc đánh giá thực trạng, tổ chức và hoạt động của
nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay, đưa ra một số giải pháp để vận
dụng vào xây dựng, hoàn thiện nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu nội dung tư tưởng của Hồ Chí Minh về nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa thể hiện trong các bài nói, bài viết, những phát biểu
của Người được tập hợp trong Hồ Chí Minh toàn tập.
- Vận dụng tư tưởng của Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa vào xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.


10
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận văn là phương pháp duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,
phương pháp luận Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng về Nhà nước, luận
văn còn sử dụng một số phương pháp: phương pháp tổng hợp-so sánh, phân
tích-tổng hợp, logic-lịch sử.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo, sử dụng để học tập, nghiên
cứu tư tưởng về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Hồ Chí Minh.

7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm có 2 chương.
Chương 1: Tư tưởng của Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa.
Chương 2: Vận dụng tư tưởng của Hồ Chí Minh về nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa vào xây dựng nhà nước Việt Nam hiện nay.



11
B. NỘI DUNG
CHƢƠNG 1 - TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƢỚC
PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

1.1. Sự hình thành và phát triển tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về Nhà
nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật là di sản quý báu cho
chúng ta kế thừa trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế. Hồ Chí Minh tiếp thu có chọn lọc tư tưởng chính
trị, pháp lý dân chủ, nhân văn của cả phương Đông và phương Tây để tạo ra
tư tưởng về một nền “pháp quyền nhân nghĩa”.
- Những giá trị truyền thống của dân tộc mà trước hết là chủ nghĩa yêu nước:
Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình sỹ phu yêu nước, ở quê hương
giàu truyền thống cách mạng, trong một đất nước sớm định hình quốc gia dân
tộc, có chủ quyền lâu đời, trong đó tinh thần yêu nước là dòng chảy xuyên
suốt chiều dài lịch sử. Chính lòng yêu nước nồng nàn đã hối thúc Hồ Chí
Minh ra đi tìm đường cứu nước và chi phối suy nghĩ, hành động của Người
trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng.
- Hồ Chí Minh đã tiếp thu những tư tưởng sâu sắc của Nho giáo:

Nho giáo là hệ tư tưởng có cả mặt tiến bộ và mặt hạn chế. Mặt hạn chế
của Nho giáo là yếu tố duy tâm lạc hậu, coi khinh lao động chân tay, phân
biệt đẳng cấp, trọng nam khinh nữ… Mặt tích cực của Nho giáo là triết lý
nhân sinh, lấy tu thân làm gốc, đề xướng triết học hành động cùng tư tưởng
nhập thế, hành đạo giúp đời, lý tưởng về một xã hội bình trị, một thế giới đại
đồng, đề cao sức mạnh của nhân dân, Nho giáo cũng đề cao văn hóa lễ giáo,
tạo ra truyền thống hiếu học…
Hồ Chí Minh đã kế thừa và khai thác những yếu tố hợp lý của Nho
giáo, Người dạy rằng: “…còn những người An Nam chúng ta hãy tự hoàn


12
thiện mình, về mặt tinh thần bằng cách đọc các tác phẩm của Khổng Tử, về
mặt cách mạng thì cần đọc các tác phẩm của Lênin” [33, tr.458].
Hồ Chí Minh tiếp thu Nho giáo cũng giống như Mác tiếp thu phép biện
chứng của Hêghen. Học thuyết Đức trị của Nho giáo là cơ sở lý luận trong tư
tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp đạo đức và pháp luật trong quản lý xã hội.
Trật tự các giá trị đạo đức của Nho giáo là: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín còn trật
tự các chuẩn mực đạo đức của người cách mạng trong tư tưởng của Hồ Chí
Minh là: Trí, Tín, Nhân, Dũng, Liêm. Người cũng từng nhắc lại tư tưởng của
Nho giáo rằng để có thể thực hiện tề gia, trị quốc, bình thiên hạ người cách
mạng trước hết phải thực hiện chính tâm, tu thân thì mới có thể trị quốc bình
thiên hạ. Tu thân - tự mình phải sửa mình, tự mình phải làm gương trước đã
rồi mới có thể lãnh đạo được quần chúng. Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh còn bổ
sung thêm vào đạo đức cách mạng những yêu cầu mới đối với con người xã
hội chủ nghĩa là phải: Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công, Vô tư.
Khi kế thừa và vận dụng tư tưởng chính danh của Nho giáo Hồ Chí Minh
đã loại bỏ tính chất duy tâm thiên mệnh, khôi phục lại quan hệ bình đẳng giữa
người với người. Người dạy rằng: “Dù là chủ tịch nước hay bộ trưởng, công
nhân, nông dân, bộ đội hay người phục vụ nấu ăn, quét rác,… đều là tai nếu

không hoàn thành được trách nhiệm của mình, còn nếu làm tốt hơn người khác
thì trở thành anh hùng, chiến sỹ thi đua, là những thánh nhân vậy” [ 45, tr.13].
Nho giáo đã nhận ra vai trò to lớn của nhân dân, sức mạnh của nhân
dân trong việc thực hiện các chính sách quản lý của nhà nước: “dân vi quý, xã
tắc thứ chi quân vi khinh” - dân là gốc của nước.
Hồ Chí Minh đã thấm nhuần các giá trị tiến bộ của Nho giáo khi khẳng định:
Gốc có vững cây mới bền
Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân [36, tr.879].
- Tư tưởng chính trị của Mặc gia cũng được Hồ Chí Minh kế thừa và
phát triển. Mặc gia chủ trương kiêm ái trong chính sách cai trị: nhà cầm


13
quyền phải yêu thương nhân dân, tận tụy vì những lợi ích của nhân dân.
Người đã tiếp thu tư tưởng tiến bộ yêu thương nhân dân đó để đề ra yêu cầu
rằng các cơ quan của chính phủ từ toàn quốc đến dân làng đều là công bộc
của dân, có nghĩa là vừa là người lãnh đạo vừa là người đầy tớ của nhân dân.
- Hồ Chí Minh cũng tiếp thu những hạt nhân hợp lý trong Phật giáo: lòng
vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người như thể thương thân, nếp
sống trong sạch giản dị, chăm lo làm điều thiện, tinh thần bình đẳng dân chủ,
đề cao lao động… để làm gương, để hình thành nên tư tưởng về một nhà lãnh
đạo chân chính, một nhà nước nhân ái, yêu thương con người, vì con người.
- Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn
Nghiên cứu về Tôn Trung Sơn, Hồ Chí Minh khẳng định: “Chủ nghĩa
Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó phù hợp với điều kiện nước
ta.” [72].
Các tiêu chí của chủ nghĩa Tam dân đã được Người rút gọn trong quốc
hiệu của nước ta: Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Trong bài phát biểu tại kỳ họp
thứ hai, Quốc hội khóa I của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hồ Chí Minh
nhấn mạnh: “Chính phủ cố gắng làm đúng theo ba chính sách: Dân sinh, Dân

quyền và Dân tộc” [35, tr.978]. Khi tìm hiểu về cách mạng Tân Hợi và tư
tưởng của Tôn Trung Sơn, Hồ Chí Minh đã thấy chủ nghĩa Tam dân mới và
chính sách “Thân Nga, liên cộng, phù trợ công nông” có những tư tưởng tiến
bộ có thể vận dụng vào cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, chủ nghĩa Tam dân
về cơ bản vẫn chưa vượt qua được hệ tư tưởng Tư sản nên có nhiều hạn chế.
Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn đã được Người phát triển lên một
tầm cao mới mang tính giai cấp, tính nhân dân, và tính cách mạng triệt để của
một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong tiến trình cách mạng xã hội
chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng tiên phong của giai cấp công nhân.
- Tư tưởng tiến bộ của phương Tây
Những năm ở trường Quốc học Huế Hồ Chí Minh đã được làm quen
với những khẩu hiệu tự do - bình đẳng - bác ái của cách mạng tư sản Pháp,


14
Người đã có ý định sang phương Tây để tìm hiểu bản chất của những tư
tưởng đó. Người từng nói: “Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được
nghe ba chữ Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái. Đối với chúng tôi, người da
trắng nào cũng là người Pháp. Người Pháp đã nói thế. Và từ thuở ấy, tôi rất
muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn đằng sau
những chữ ấy” [32, tr.476].
Trong những năm tháng sống ở các nước phương Tây, Hồ Chí Minh đã
nhanh chóng tiếp thu vốn tri thức của nền văn hóa dân chủ và cách mạng của
phương Tây, tiếp thu tư tưởng dân chủ của các nhà khai sáng Pháp và phong
cách làm việc khoa học dân chủ của Đảng Xã hội Pháp. Nhưng bên cạnh đó,
Người cũng thấy được nghịch lý đằng sau những lời hoa mỹ về tự do, bình
đẳng kia là sự bất bình đẳng và nghèo đói của hàng triệu người lao động, là
điều kiện sống khủng khiếp của người da đen - nạn nhân của sự phân biệt
chủng tộc,… Trong khi tiếp thu và khẳng định những giá trị tư tưởng chân
chính, những nhân tố nhân văn tiến bộ của cách mạng dân chủ tư sản, nhất là

tư tưởng dân chủ, tự do, bình đẳng, bác ái, tư tưởng giải phóng con người
khỏi thần quyền và sự thống trị của những quan hệ phong kiến đồng thời
Người cũng đánh giá đúng những hạn chế của nó. Người viết: “Cách mệnh
Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không
đến nơi, tiếng là cộng hoà và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công
nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa. Cách mệnh đã 4 lần rồi, mà nay công
nông Pháp hẵng còn phải mưu cách mệnh lần nữa mới hòng thoát khỏi vòng
áp bức. Cách mệnh An Nam nên nhớ những điều ấy” [33, tr.274].
Chính vì không thỏa mãn với con đường dân chủ tư sản, Người đã tìm
con đường mới đến với chủ nghĩa Mác-Lênin.
Cách mạng tháng Mười Nga thành công năm 1917, đã lập ra nhà nước
công nông đầu tiên trên thế giới, mở ra một thời đại mới trong lịch sử phát
triển của xã hội loài người. Hồ Chí Minh đã hướng về cuộc cách mạng ấy và


15
từng bước tiếp cận chủ nghĩa Mác-Lênin. Lần đầu tiên người đọc sơ thảo lần
thứ nhất luận cương về dân tộc và thuộc địa của Lênin, Người đã tin tưởng và
vui mừng đến phát khóc. Người tìm thấy trong luận cương của Lênin phương
pháp và đường lối cơ bản của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc, trong
đó có cách mạng Việt Nam. Không lâu sau đó Người tham gia thành lập Đảng
cộng sản Pháp và đứng hẳn về lập trường của Quốc tế cộng sản. Người nói:
“Từng bước một, trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lý luận Mác-Lênin,
vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu được rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội,
chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những
người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ” [ 41, tr.128]. Người khẳng định
một cách dứt khoát: “Muốn cứu nước giải phóng dân tộc không có con đường
nào khác con đường cách mạng vô sản” [40, tr.314]. Từ đó cách mạng giải
phóng dân tộc Việt Nam được xác định đúng đắn là độc lập dân tộc gắn liền
với chủ nghĩa xã hội. Chính thế giới quan và phương pháp luận Mác-Lênin đã

giúp Hồ Chí Minh tổng kết lý luận và kinh nghiệm thực tiễn của loài người để
tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.
Trong “Đường cách mệnh”, khi phân tích các chủ nghĩa, các học thuyết,
Người viết: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân
chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin” [33, tr.268].
Hồ Chí Minh không chỉ vận dụng mà còn phát triển một cách sáng tạo
lý luận Mác-Lênin. Người coi việc học tập chủ nghĩa Mác-Lênin, trước hết
phải nắm lấy cái cốt lõi, linh hồn sống của nó là phép biện chứng.
Tư tưởng của Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
có quá trình hình thành và phát triển gắn liền với quá trình hoạt động cách
mạng lâu dài, gian khổ của Người. Đó cũng là kết quả của quá trình vận động,
phát triển sáng tạo học thuyết Mác-Lênin về nhà nước, các giá trị lý luận vào
thực tiễn trong xây dựng tổ chức bộ máy Nhà nước và hệ thống pháp luật của
dân tộc và nhân loại.


16
Hồ Chí Minh là con người của dân tộc, của non sông đất nước. Người
sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống hiếu học, yêu nước trên
mảnh đất Nghệ Tĩnh giàu truyền thống cách mạng và trong thời kỳ ngột ngạt,
lầm than của cả dân tộc dưới sự cai trị của thực dân phong kiến.
Người đã sớm nhận thấy: “…chủ nghĩa tư bản Pháp đã vào Đông
Dương từ nửa thế kỷ nay; vì lợi ích của nó, nó đã dùng lưỡi lê để chinh phục
đất nước chúng tôi. Từ đó, chúng tôi không những bị áp bức và bóc lột một
cách nhục nhã, mà còn bị hành hạ và đầu độc một cách thê thảm” [32, tr.22].
Chính tình cảnh đó đã thôi thúc Người làm thế nào để đánh đuổi thực dân
Pháp giành chủ quyền cho đất nước, đem lại hạnh phúc cho nhân dân.
Không tán thành đường lối cách mạng của những nhà yêu nước đương
thời, Nguyễn Tất Thành quyết định tự mình ra đi tìm đường cứu nước. "Tôi
muốn ra nước ngoài xem xét nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem họ

làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào ta" [65, tr.13].
Trong những năm bôn ba ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc đã nhận thấy
và tố cáo bộ mặt của chính quyền thực dân Pháp ở Việt Nam - một chính
quyền phi pháp quyền. Một nhà nước chuyên sử dụng các tòa án đặc biệt như
một công cụ để đàn áp nhân dân Việt Nam. Hồ Chí Minh đã nhận thấy nước
Pháp là một nước cộng hòa nhưng những hành động bóp nghẹt quyền tự do
dân chủ ở các nước thuộc địa lại là phi cộng hòa. “… cả một vực thẳm cách
biệt người Âu với người bản xứ. Người Âu hưởng mọi tự do và ngự trị như
người chủ tuyệt đối; còn người bản xứ thì bị bịt mõm và bị buộc dây dắt đi,
chỉ có quyền phải phục tùng, không được kêu ca; vì nếu anh ta dám phản đối
thì anh ta liền bị tuyên bố là kẻ phản nghịch hoặc là một tên cách mạng, và bị
đối xử đúng với tội trạng ấy” [32, tr.7].
Tiếng là khai hóa Văn Minh nhưng thực dân Pháp đối với người dân
bản xứ thì phải giữ họ vĩnh viễn trong ách nô lệ" [32, tr.4], "Nhà tù nhiều hơn
trường học và lúc nào cũng mở cửa và chật ních người" [32, tr.22], "Lúc đó


17
có một nghìn năm trăm ty rượu và thuốc phiện cho một nghìn làng trong khi
chỉ có mười trường học cũng cho bấy nhiêu làng. Ngay cả trước bức thư nổi
danh đó, người ta đã cho 12 triệu người bản xứ - kể cả đàn bà và trẻ con - nốc
23 đến 24 triệu lít rượu mỗi năm” [32, tr.26].
“Để truyền bá văn minh Pháp, bảo vệ danh dự lá quốc kỳ Pháp ở các
thuộc địa xa xôi, người ta dùng những đội quân gồm toàn những tên lưu manh,
những bọn lười biếng, những tên lọt lưới pháp luật, những tên giết người, nói
tóm lại, gồm các tinh hoa của những cặn bã, lượm lặt ở tất cả các nước châu
Âu” [32, tr.349] "Để che đậy sự xấu xa của chế độ bóc lột giết người, chủ
nghĩa tư bản thực dân luôn luôn điểm trang cho cái huy chương mục nát của nó
bằng những châm ngôn lý tưởng: Bác ái, Bình đẳng, ” [32, tr.75].
Với sự phê phán, tố cáo, buộc tội chế độ Thực dân Pháp, bộ máy thống

trị, quan lại, nhân viên chính quyền thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc đã cho người
dân bản xứ và thế giới biết rõ hơn bản chất của chính quyền và chế độ Thực
dân, đó là chế độ xấu xa, tàn bạo, phi nghĩa.
Với việc phủ nhận chính quyền của thực dân Pháp ở Việt Nam, Nguyễn
Ái Quốc phản đối một chính quyền phi pháp ở nước ta. Người mong có một
nhà nước pháp quyền độc lập cho người dân An Nam. Vì vậy mà trong khi
còn đang hoạt động ở nước ngoài, Người đã gửi tới hội nghị Vecxai (1919)
Bản yêu sách của dân An Nam. Bản yêu sách có 8 điểm thì điểm thứ 2 là "Cải
cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách cho người bản xứ cũng được
quyền hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như người Âu châu; xoá bỏ
hoàn toàn các toà án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ
phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam; và điểm thứ 7 là "Thay chế độ
ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật". [32, tr.435-436]
Sau này bản yêu sách được viết lại bằng lối thơ cho dễ phổ biến với tên
gọi "Việt Nam yêu cầu ca" như sau:


18
"Hai xin pháp luật sửa sang
Người Tây, người Việt hai phương cũng đồng

Bảy xin hiến pháp ban hành
Trăm điều phải có thần linh pháp quyền.” [32, tr.438].
Chúng ta có thể thấy sự định hình từ rất sớm trong tư tưởng Hồ Chí
Minh về Nhà nước pháp quyền, về yêu cầu của việc quản lý xã hội bằng pháp
luật. Được tiếp cận với hiến pháp tư sản và tinh hoa nhân loại, Người sớm
nhận ra rằng hiến pháp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội.
Hiến pháp là tiền đề của pháp quyền, có hiến pháp mới có pháp quyền. Do đó,
yêu cầu về hiến pháp cũng có nghĩa là yêu cầu về pháp quyền.
Chính quyền của thực dân Pháp ở Việt Nam là một chính quyền bất

hợp hiến, nó không có những giới hạn cho việc thực thi quyền lực. Vì vậy, mà
chính quyền thực dân đã cai trị tùy tiện theo ý muốn của họ. Và hậu quả là
người dân bản xứ bị coi như nô lệ, bị xâm hại các quyền tự do.
Thông qua những kinh nghiệm thực tế và nghiên cứu lý luận, sau này
Hồ Chí Minh đã tổng kết vấn đề nhà nước và pháp quyền thành những bài học
về "Đường cách mệnh (1927)". Trong lời tuyên ngôn của Mỹ có câu rằng:
"Giời sinh ra ai cũng có quyền tự do, quyền giữ tính mệnh của mình, quyền
làm ăn cho sung sướng Hễ Chính phủ nào mà có hại cho dân chúng, thì dân
chúng phải đập đổ Chính phủ ấy đi, và gây lên Chính phủ khác ".
Nhưng bây giờ Chính phủ Mỹ lại không muốn cho ai nói đến cách
mệnh, ai đụng đến Chính phủ!
3. Mỹ tuy rằng cách mệnh thành công đã hơn 150 năm nay, nhưng công
nông vẫn cứ cực khổ, vẫn cứ lo tính cách mệnh lần thứ hai.
Ấy là vì cách mệnh Mỹ là cách mệnh tư bản, mà cách mệnh tư bản là
chưa phải cách mệnh đến nơi.


19
Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh, thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là
làm sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong
tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới
được hạnh phúc” [33, tr.270].
“Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản,
cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hoà và dân chủ, kỳ thực trong thì nó
tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa. Cách mệnh đã 4 lần rồi, mà
nay công nông Pháp hẵng còn phải mưu cách mệnh lần nữa mới hòng thoát
khỏi vòng áp bức. Cách mệnh An Nam nên nhớ những điều ấy” [33, tr.274].
Trong khi Người đang nghiên cứu, tìm tòi con đường cách mạng cho
Việt Nam thì Cách mạng tháng Mười Nga thành công năm 1917 đã làm thay
đổi tình thế bế tắc về con đường giải phóng dân tộc cho Người. Đặc biệt là

khi Hồ Chí Minh đọc bản sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về các vấn đề dân
tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đăng trên báo Nhân đạo.
Ánh sáng của Cách mạng tháng Mười và bản luận cương của Lênin đã
ảnh hưởng rất lớn tới thế giới quan của Người. Hồ Chí Minh tin tưởng và ca
ngợi những thành tựu về kinh tế - xã hội của Liên Xô, ca ngợi chính sách kinh tế
mới của Lênin. Đặc biệt Người khẳng định sự ưu Việt của con đường xã hội chủ
nghĩa ở Liên Xô: "Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành
công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự
do, bình đẳng thật, không phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa
Pháp khoe khoang bên An Nam. Cách mệnh Nga đã đuổi được vua, tư bản, địa
chủ rồi, lại ra sức cho công, nông các nước và dân bị áp bức các thuộc địa làm
cách mệnh để đập đổ tất cả đế quốc chủ nghĩa và tư bản trong thế giới.
Cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mệnh thành công thì
phải dân chúng (công nông) làm gốc, phải có đảng vững bền, phải bền gan,
phải hy sinh, phải thống nhất. Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư
và Lênin” [33, tr.280].


20
Với việc đọc bản luận cương của Lênin (1920), Hồ Chí Minh đã có sự
lựa chọn mang tính cách mạng. Người khẳng định chỉ có đi theo con đường
cách mạng tháng Mười Nga, con đường cách mạng vô sản, lấy chủ nghĩa Mác
-Lênin làm nền tảng tư tưởng cho hành động mới đưa cách mạng giải phóng
dân tộc tới thành công. Và phải xây dựng nhà nước theo mô hình nhà nước
Xô Viết, nhà nước theo học thuyết Mác-Lênin, nhà nước mà quyền bính thuộc
về dân chúng số đông - Nhà nước chuyên chính vô sản.
Như vậy, từ quá trình nhận thức học thuyết của chủ nghĩa Mác, kết hợp
với Cách mạng tháng Mười (Nga), Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Dưới sự
lãnh đạo sáng suốt của Lênin vĩ đại, nhà chiến lược và nhà sách lược thiên tài,
Đảng Cộng sản đã dìu dắt giai cấp vô sản Nga giành chính quyền và xây dựng

Nhà nước đầu tiên của quần chúng lao động; sự ra đời của Nhà nước đó mở
đầu thời đại mới trong lịch sử loài người" [38, tr.514].
Nhà nước Xô Viết đã đem lại cho nhân dân Nga nền dân chủ thực sự,
đã tỏ rõ sức sống của một chế độ mới. Lần đầu tiên trong lịch sự loài người,
nhân dân lao động đã bắt tay vào xây dựng xã hội không có bóc lột và áp bức.
Từ những bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Mười, đầu năm
1930, Hồ Chí Minh đã sáng lập ra Đảng Cộng sản việt Nam để lãnh đạo nhân
dân làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội chủ
nghĩa. Đó là con đường cách mạng vô sản cho nhân dân Việt Nam. Nó phản
ánh mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Vấn đề tổ chức nhà nước và tổ chức chính quyền luôn được quan tâm và
là mục tiêu lớn của cuộc cách mạng. Trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng
(1930) đã chỉ rõ:
Về phương diện chính trị:
a) Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến.
b) Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập.
c) Dựng ra chính phủ công nông binh.
d) Tổ chức ra quân đội công nông. [34, tr.1]


21
Ngay trong chính cương vắn tắt, Hồ Chí Minh đã quan tâm đặc biệt tới
việc dựng ra chính phủ công nông binh mà thực chất là chính phủ công nông
vì binh lính cũng từ nông dân mà ra. Đây là mô hình nhà nước kiểu Xô Viết
và trên thực tế đó là mô hình nhà nước "thu nhỏ" xuất hiện ở Việt Nam trong
cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930 -1931. Nhiều nơi ở 2 tỉnh đã đánh đổ chính
quyền thực dân phong kiến và lập ra chính quyền Xô Viết công nông. Chính
quyền này tuy chỉ tồn tại trong thời gian ngắn nhưng đã thể hiện là chính
quyền cách mạng vừa chống lại thực dân Pháp vừa xây dựng cuộc sống mới
cho quần chúng nhân dân.

Tuy mới chỉ là hình thức "manh nha" về một nhà nước cách mạng nhưng
các Xô Viết đã thay thế bộ máy thống trị của thực dân phong kiến ở một số
làng xã; xóa bỏ mọi quy tắc thiết chế thống trị và áp bức bóc lột của chúng;
thực hiện hàng loạt các biện pháp và chính sách cách mạng để giải phóng nhân
dân lao động; thực sự đứng ra và tổ chức quản lý mọi mặt đời sống xã hội theo
gương cách mạng của quần chúng công nông ở nước Nga Xô Viết.
Và sau này, nhân kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng, Hồ Chí Minh
đã nhận xét như sau: "Ngay từ ngày mới ra đời, Đảng đã tổ chức và lãnh đạo
một phong trào quần chúng mạnh lớn xưa nay chưa từng có ở nước ta -phong
trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh năm 1930. Quần chúng công nhân và nông dân hai
tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh đã nổi lên lật đổ quyền thống trị của đế quốc và phong
kiến, thành lập chính quyền Xô Viết công nông binh, ban bố quyền tự do dân
chủ cho nhân dân lao động.
Tuy đế quốc Pháp đã dập tắt phong trào đó trong một biển máu, nhưng
Xôviết Nghệ-Tĩnh đã chứng tỏ tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của
nhân dân lao động Việt Nam. Phong trào tuy thất bại, nhưng nó rèn luyện lực
lượng cho cuộc Cách mạng tháng Tám thắng lợi sau này. [41, tr.9]
Có thể thấy, chính quyền Xô Viết công nông ở Nghệ-Tĩnh là một bài
học đầu tiên, là hình thức sơ khởi về mô hình nhà nước cách mạng, nhà nước
của nhân dân số đông.


22
Chính quyền Xô Viết Nghệ-Tĩnh là bài học đầu tiên cho Hồ Chí Minh
về xây dựng một Nhà nước cách mạng ở Việt Nam.
Ra đời trong hoàn cảnh khó khăn, việc chính quyền Xô Viết Nghệ-Tĩnh
nhanh chóng bị thất bại bởi nó đã mắc một số sai lầm (đó cũng là điều dễ hiểu
bởi mô hình Nhà nước Xô Viết ở Nghệ-Tĩnh ra đời trong vòng vây của thực
dân Pháp, sự chỉ đạo của Trung ương Đảng chưa thể sâu sát, nhanh chóng).
Trong hoàn cảnh Việt Nam lúc bấy giờ chính quyền chỉ gồm công nông thôi thì

chưa phù hợp. Đảng và Nhà nước Xô Viết (hay hiện nay cũng thế) mang bản
chất của giai cấp công nhân nhưng như vậy không có nghĩa là chỉ kết nạp vào
Đảng những người công-nông. Trong cao trào Xô Viết, chi bộ Đảng ở Nghệ-
Tĩnh đã mắc sai lầm, tuyệt đối hóa công nông khi chủ trương đuổi ra ngoài tất
cả những người thuộc tầng lớp trí, phú, địa, hào. Đó là khuynh hướng đề cao
chủ nghĩa thành phần, gây ảnh hưởng không tốt tới công tác Đảng và chính
quyền Xô Viết, dẫn tới sự tan vỡ của chính quyền Xô Viết.
Những sai lầm của chi bộ Đảng Nghệ-Tĩnh đã được Trung ương Đảng
kịp thời phê bình uốn nắn. Trong chỉ thị của Trung ương gửi xứ ủy Trung kỳ
có đoạn: "Xứ ủy Trung kỳ nhất là đồng chí Bí thư, ra chỉ thị thay Đảng viết rõ
từng chữ: Thanh trừ trí phú, địa hào, đào tận gốc trốc tận rễ, như vậy thì gốc
đâu mà đào, xem rễ ở đâu mà trốc, quả là một ý nghĩ mơ hồ, một chỉ thị võ
đoán và là một lối hành động quàng xiên chí tướng” [14, tr.157]. Việc xây
dựng một chính quyền chưa phù hợp của Xô Viết Nghệ-Tĩnh là kinh nghiệm
quý báu đầu tiên cho Hồ Chí Minh trong việc xây dựng chính quyền cách
mạng sau này.
Sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, tháng 1-1941, Hồ Chí Minh về
nước cùng Đảng ta trực tiếp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, đánh đuổi
giặc ngoại xâm, giành và xây dựng chính quyền mới.
Trong Nghị quyết Trung ương VIII của Đảng đã đưa ra chiến lược "đặt
nhiệm vụ giải phóng dân tộc cao hơn hết thảy", "Sau lúc đánh đuổi được


23
Pháp-Nhật sẽ thành lập một nước Việt Nam dân chủ mới theo tinh thần tân dân
chủ. Chính quyền của nhà nước dân chủ nhân dân mới ấy không phải của riêng
giai cấp nào mà là của chung toàn thể dân tộc, chỉ trừ có bọn tay sai đế quốc
Pháp-Nhật, những bọn thù không được giữ chính quyền, còn ai là người dân
sống trên dải đất nước Việt Nam đều thảy được một phần tham gia những chính
quyền, phải có một nhiệm vụ giữ lấy vào bảo vệ chính quyền ấy" [15, tr.114].

Đảng chủ trương thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi, lấy tên
là "Việt Nam độc lập đồng minh" gọi tắt là Mặt trận Việt Minh. “Việt Nam
độc lập đồng minh (nói tắt là Việt Minh) chủ trương liên hiệp hết thảy các
tầng lớp nhân dân, các đoàn thể cách mạng, các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại,
chiến đấu đánh đổ chủ nghĩa đế quốc phát xít Nhật, giành quyền độc lập cho
nước Việt Nam.
Sau khi đánh đuổi được đế quốc phát xít Nhật, sẽ lập lên chính phủ
nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, lấy cờ đỏ, sao năm cánh làm
quốc cờ. Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà do Quốc
dân đại hội cử lên sẽ thi hành những chính sách sau” [34, tr.583].
Như vậy, việc đi tới thành lập Chính phủ nhân dân đã được lưu ý đề cập
trong chương trình Việt Minh. Mặt trận Việt Minh đã khẳng định hình thức:
"Phổ thông đầu phiếu: hễ ai là người Việt Nam, vô luận nam nữ từ 18 tuổi trở
lên đều có quyền tuyển cử và ứng cử, trừ bọn Việt gian phản quốc" [34, tr.583].
Và trong chỉ thị của Tổng bộ Viêt Minh về vấn đề chính quyền của
cách mạng ghi rõ: "Làm cách mạng đánh Pháp, đánh Nhật là để giành lại
chính quyền. Vậy vấn đề chính quyền là vấn đề cốt yếu của cách mạng. Vấn
đề chính quyền cách mạng ở xứ ta có 3 bước:
a. Lúc vũ trang khởi nghĩa, lấy được một địa phương phải thành lập
ngay chính phủ nhân dân ở địa phương ấy. Trừ bọn Việt gian và bọn phản
động ra, toàn dân nam nữ trong địa phương từ 18 tuổi trở lên đều có quyền
tuyển cử và ứng cử để bầu ra chính phủ nhân dân của địa phương.

×