Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Khái quát địa lí du lịch châu á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.76 MB, 40 trang )

I.
TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1. Tài nguyên du lịch tự nhiên.
1.1. Vị trí địa lí
Châu Á là châu lục rộng lớn nhất trong số các châu lục trên thế giới, thuộc lục địa
Á – Âu, với diện tích 44.510.582 km², có lịch sử phát triển và cấu tạo địa chất phức tạp
nhất, có địa hình bề mặt bị chia cắt mạnh nhất và có sự phân hóa cảnh quan, khí hậu
vô cùng phong phú, đa dạng: từ băng giá vĩnh cửu, rừng lá kim cho tới hoang mạc
nóng bỏng, rừng rậm nhiệt đới xanh um.
Châu Á có bề mặt hình khối vĩ đại nhất. Đường bờ biển bị chia cắt mạnh, có nhiều
vịnh biển, nhiều bán đảo lớn. Châu Á có vị trí nằm kéo dài từ vùng cực cho tới xích
đạo, ảnh hưởng lớn đến sự hình thành khí hậu và cảnh quan tự nhiên.
Về mặt giới hạn, châu á kéo dài từ vùng cực bắc đến vùng Xích đạo, tiếp giáp với 2
châu lục và ba đại dương, châu Á nằm giữa 4 châu lục và 3 đại dương rộng lớn. Các
châu lục đó là châu Phi ở phía Tây Nam, châu Âu ở phía Tây Bắc, châu Úc ở phía
Đông Nam và Bắc Mỹ thuộc châu Mỹ ở phía Đông Bắc. Trong 4 châu trên thì châu
Phi được nối liền với châu Á bởi eo đất Suez (đã bị cắt đứt bởi kênh đào Suez), còn
các mặt Bắc, Đông và Nam đều tiếp giáp với các đại dương, theo thứ tự là Bắc Băng
Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Thuộc phạm vi mỗi đại dương, ven theo
bờ lục địa thường có các biển nhỏ được phân cách với đại dương bởi các bán đảo, đảo
và quần đảo.
1.2.

Địa hình

Địa hình châu Á rất phức tạp và đa dạng, ¾ diện tích bề mặt châu lục là các núi,
sơn nguyên và cao nguyên cao, chỉ có ¼ diện tích là các đồng bằng thấp và bằng
phẳng. Nhìn chung, các miền đồng bằng, các sơn nguyên rộng và bằng phẳng được
hình thành trên các vùng nền hoặc các nền bị lún xuống, được bao phủ trầm tích và có
chế độ kiến tạo tương đối tĩnh.
Các đặc điểm chính


-

-

-

Trên lãnh thổ châu Á có đầy đủ các kiểu địa hình khác nhau: các núi và các cao
nguyên cao, các cao nguyên và đồng bằng rộng lớn với nhiều nguồn gốc, kiểu
loại khác nhau, các bồn địa kín…Tất cả các địa hình đó nằm xen kẽ với nhau
làm cho địa hình bề mặt lục địa bị chia cắt mạnh.
Các hệ thống núi châu Á chạy theo nhiều hướng khác nhau, trong đó có 2
hướng chính:
+ Hướng đông tây hoặc gần với đông tây, bao gồm các dãy núi kéo dài từ bán
đảo Tiểu Á, sơn nguyên Iran đến Himalaya và các hệ thống núi của vùng Trung
Á và Nội Á
+ Hướng bắc nam hoặc gần với bắc nam (bắc tây bắc – nam đông nam, bắc
đông bắc – nam đông nam) gồm các dãy núi chạy dọc theo miền Đông Á, các
núi Đông Nam Á và Nam Á.
Sự phân bố địa hình không đồng đều

1


Everest – đỉnh núi cao nhất thế giới
Đỉnh Everest (tên khác: đỉnh Chomolungma) là đỉnh núi cao nhất trên Trái Đất khi
so với mực nước biển,tính đến thời điểm hiện tại là 8.848 mét, nhưng nó vẫn cao lên
khoảng
2,5 xentimét hàng
năm. Đường
lên

đỉnh
Everest
là biên
giới giữa Nepalvà Tây Tạng (Trung Quốc).

Núi Everest nhìn từ Kalar Patar
Việc phát hiện và chinh phục được đỉnh núi hùng vĩ này chúng tỏ khả năng con
người là không có giới hạn. Chinh phục Everest là mục tiêu của nhiều nhà thám
hiểm leo núi trên toàn thế giới. Cho đến cuối mùa leo năm 2003, 1.919 người đã đạt
đến đỉnh núi (829 người từ 1998) và 179 người tử nạn khi cố gắng trèo lên đỉnh. Tuy
có nhiều nguy hiểm nhưng đỉnh núi vẫn có sức hút của đỉnh núi với nhân loại chinh
phục nó.
Địa mạo Đan Hà ở Trung Quốc
Địa mạo Đan Hà ở Trung Quốc là một địa danh mà nhiều người không tin là có thật.
Tọa lạc tại tỉnh Tam Cúc, một cảnh quan tự nhiên tuyệt đẹp với sự bùng nổ của màu
sắc- những vệt màu đỏ, vàng, cam, xanh ngọc lục bảo, xanh lá cây, xanh da trời đan
xen đã làm người ta nghi ngờ về tính chân thực của nó.

2


Hình thành từ sa thạch đỏ và nhiều màu khác, địa mạo Đan Hà là một dạng điển
hình của địa mạo sa thạch, tập trung ở phía Đông nam và Tây nam Trung Quốc. Sa
thạch được hình thành do điều kiện tự nhiên đặc biệt, có thể là do quá trình oxy hóa
hoặc phong hóa. Quá trình hình thành sa thạch mất khoảng 24 triệu năm, có niên đại
từ kỷ Phấn trắng.
Ngày nay, Đan Hà thu hút rất đông khách du lịch với 6 cảnh quan được UNESSCO
công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 2010.
1.3.


Khí hậu

Khí hậu châu Á phân hóa khá phức tạp, có thể chia thành 7 đới chính
-

Đới khí hậu cực
Đới khí hậu cận cực
Đới khí hậu khí hậu ôn đới
Đới khí hậu cận nhiệt đới
Đới khí hậu nhiệt đới
Đới khí hậu cận xích đạo
Đới khí hậu xích đạo.

Do châu Á có gần nhưu đầy đủ các đới khí hậu trên trái đất nên hình thành nhiều lại
cảnh quan thiên nhiên, những thảm thực vật đẹp mơ màng.
Bãi biển đỏ ở Trung Quốc
Bãi biển Đỏ nằm ở đồng bằng châu thổ sông Liaohe, cách thành phố Bàn Cẩm của
Trung Quốc 30 km về phía Tây Nam, đẹp lộng lẫy với đầm lầy cỏ biển quý hiếm.
Nơi đây được gọi là biển Đỏ vì khu vực rộng lớn này được bao phủ bởi một loài cỏ
dại đỏ. Loài cỏ này bắt đầu mọc và phát triển nhanh từ tháng 4, 5 và vẫn giữ sắc
xanh trong suốt mùa hè như bao loài cỏ bình thường khác.

3


Tuy nhiên, vào mùa thu, toàn bộ vùng đầm lầy cỏ chuyển mình sang sắc đỏ rực rỡ
tại nên một khung cảnh vô cùng ấn tượng. Chính vì thế, tháng 9 là thời điểm tốt nhất
để du khách tới tham quan bãi biển Đỏ tuyệt đẹp này.
Đứng trên tòa nhà bằng gỗ được dựng lên giữa không gian bao la, du khách sẽ được
ngắm khung cảnh tuyệt đẹp, “độc nhất vô nhị” tại vùng đất ngập mặn lớn nhất thế

giới.
1.4. Sông ngòi và nguồn nước
- Ở châu Á có nhiều hệ thống sông lớn vào bậc nhất thế giới như Oobi, Hoàng
Hà, Trường gian, Mê Kông…
- Sự phân bố sông và chế độ sông trên lục địa không đồng đều. Ở các vùng mưa
nhiều thì có mạng lưới sông ngòi phát triển, các dòng sông có lượng nước nhiều
và đầu quanh năm. Ở các vùng khô hạn như Trung Á, Nội Á và bán đảo Arabi
thì mạng lưới sông ngòi rất thưa thớt, thậm chí có nhiều khu vực không có dòng
chảy.
- Ở châu Á có khá nhiều hồ, trong đó có các hồ sâu và lớn nhất thế giới.
Hồ Baika
Hồ Baikal là hồ nước ngọt lớn nhất và saua nhất thế giới, hồ nằm ở Siberia của Nga.
Hồ Baikal chứa 20% lượng nước ngọt trên trái đất, nếu cả thế giới bị cạn liệt nước
thì hồ Baikal có thể đủ nước cho cả thế giới dùng trong vòng 1/4 thế kỷ. Điểm sâu
nhất của hồ là 1642m nên hồ Baikal đồng thời cũng là hồ sâu nhất thế giới. Hồ
Baikal đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 1996.

4


Có khá nhiều truyện thần thoại gắn liền với hồ Baikal. Có truyền thuyết kể lại rằng:
Ông Baikal có 300 người con gái nhưng nàng Angara vừa xinh đẹp lại vừa ngang
bướng nhưng lại đươc ông yêu quý nhất. Để bảo vệ con gái yêu không gặp những tai
họa ông đã nhốt cô vào một tòa tháp cao. Nhưng những bức tường kiên cố đó đã
không giữ nổi cô, cô đã trốn ra ngoài để đến với người yêu là Enisei. Số phận đã
không cho họ được ở gặp nhau, ông bố đã nổi giận và nguyền rủa Angara sau đó
ném cho người con gái bỏ trốn một mảnh núi vỡ để chắn đường không cho cô đến
với Enisei. Câu truyện này đã lý giải cho việc vì sao sông Angara không chảy vào hồ
Baikal mà lại từ hồ chảy ngược ra ngoài.
Hiện nay, hồ Baikal có 1200 loài động vật sinh sống. Phần lớn các loài sinh vật này

không hề có ở nơi nào khách trên trái đất ví dụ như loài hải cẩu, cá Golomianka…
Từ lâu nay, các dân tộc sinh sống trên bơ hồ đã gọi Baikal là biển hồ. Nếu nói về
diện tích thì hồ Baikal có thể so sánh với những quốc gia như Bỉ.

Khách du lịch Nga và nước ngoài đến chiêm ngưỡng chiếc gương lớn nhất hành tinh
đó chính là biển hồ thiêng liêng Baikal, nhất định phải đến thăm làng Listvianka.
Ngay bên cạnh bờ hồ có bảo tàng Balanton, bảo tàng Hungary và một bảo tàng khác
nữa ở Biva, Nhật Bản.
Du khách đế đây thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên thường có ấn tượng mạnh và khá
ngạc nhiên trước độ lớn và độ sâu của hồ cùng với nó là làn nước trong xanh như
ngọc bích có thể soi bóng những núi đá hùng vĩ trên bờ. Đây là môt trong những địa
điểm ít nhất trên hành tinh mà có sức chinh phục ta ngay từ cái nhìn đầu tiên nhưng

5


để lại ấn tượng mãi mãi. Hồ Baikal không những là hồ sâu rộng nhất thế giới mà còn
là hồ có tuổi thọ cao nhất thế giới với 25 triệu năm tuổi.
Nguồn: dulichnga.vn

5 thác nước đẹp nhất châu Á
1. Thác Jeongbang – Hàn Quốc
Đây là một thác nước nổi tiếng nằm trên đảo Jeju. Thác có độ cao khoảng 23m, tuy
nhiên vào mùa mưa tùy vô lượng nước nó có thể tăng thêm 8m, điều tuyệt vời hơn
nữa là thác nằm rất gần biển, đây là một trong những thác nước hiếm thấy ở Châu Á
mà dòng thác đổ trực tiếp ra đại dương. Một điều ấn tượng nữa là có đến 3 dòng
nước đổ trực tiếp xuống một vịnh nhỏ. Thác Jeongbang là 1 trong 10 thắng cảnh đẹp
nhất đảo Jeju.

2. Thác Huangguoshu – Trung Quốc

Thác Huangguoshu là một trong những thác nước ngoạn mục nhất trên toàn Châu Á
lục địa, nó còn có tên là thác Trái Cây Vàng. Là thác lớn nhất ở Trung Quốc và vùng
Đông Á, thác nằm ở tỉnh Quý Châu với độ cao 77,5m và chiều rộng khoảng 100m.
Là danh lam thắng cảnh hạng A của Trung Quốc.

3. Thác Shifen – Đài Loan

6


Là một thác nước đẹp và là thắng cảnh nổi tiếng ở Đài Loan nằm ở thượng nguồn
sông Keelung. Chiều cao của thác vàomùa thu là 20m và có chiều rộng 40m. Đây là
thác nước rộng nhất ở Đài Loan.

4. Thác Umphang Thee Lor Sue – Thailand
Thác Umphang Thee Lor Sue là thác cao nhất ở Thái Lan và được công nhận là một
trong những thác nước đẹp của Châu Á và thế giới, nằm ở tỉnh Tak thuộc vùng Tây
Bắc Thái Lan.

5. Thác Bản Dốc – Việt Nam
Là thác nước lớn và đẹp trên thế giới nằm ở biên giới tỉnh Trùng Khánh, Trung
Quốc và tỉnh Cao Bằng của Việt Nam, thác nước chảy dài trên 30m, có 3 tầng và
được chia thành nhiều dòng bởi những tảng đá lớn, hiện thác này được 2 nước Việt
nam và Trung Quốc cùng nhau khai thác.

Nguồn: dulich.chudu24.com

7



1.5. Cảnh quan châu Á
 Quang cảnh rừng taiga.
Đới rừng lá kim hay còn gọi là rừng taiga chiếm một dải rộng về phía Bắc vành đai
ôn đới với khí hậu ôn đới lục địa lạnh. Về mùa đông ở đây băng giá kéo dài và băng
kết vĩnh cửu có mặt ở khắp nơi. Rừng nghèo về thành phần loài và có cấu trúc đơn
giản. Các loài phổ biến nhất là vân sam (Picea spp.), thông, thông rụng lá Siberi
(Larix sibirica). Ngoài ra còn có lãnh sam (Abies spp.) và thông Siberi (Pinus
sibirica).

Vân sam trắng
 Đới rừng hỗn hợp và lá rộng
 Ở châu Á thì hai đới này không tạo thành các dải liên tục mà phân bố trong
những khu vực hạn chế ở Đông Á như vùng trung và hạ lưu sông Amur, vùng
Mãn Châu-Triều Tiên và vùng Bắc đảo Honshu (Nhật Bản). Trong rừng có các
cây lá nhọn xen cây lá rộng. Các loài cây lá rộng phổ biến nhất là sồi Mông Cổ
(Quercus mongolia), dẻ gai rừng (Fagus sylvatica), hồ đào Mãn Châu (Juglans
mandshurica), thùy dương vàng...
 Đới thảo nguyên rừng và thảo nguyên
Trong thảo nguyên rừng, các cây thân gỗ gồm có sồi, dẻ rừng, phong và bạch
dương, còn trong đới thảo nguyên thống trị có các loài cỏ, các loài phổ biến nhất là cỏ
vũ mao (Stipa spp.), cỏ vũ mao lông dài và cỏ mục dịch (Festuca sulcata).

8


Thảo nguyên Hồ Luân Bối Nhĩ – Nội Mông Cổ
Giới động vật của hai đới có sự khác nhau khá rõ: ở đới thảo nguyên rừng có các
động vật rừng như chồn, sóc, thỏ nâu và các loại chim. Ở thảo nguyên có nhiềm loại
gặm nhấm và loài ăn cỏ, đáng chú ý nhất là sơn dương, nhiều loài chuột và dê. Ngoài
ra còn có ngựa hoang Mông Cổ, lạc đà hai bướu sống ở các vùng của Nội Á. Bên cạnh

các loài ăn cỏ và gặm nhấm còn có các loài ăn thịt như chó sói, chồn, đại bàng...
Thảo nguyên và thảo nguyên rừng là hai đới có đất tốt, đồng cỏ rộng, thuận lợi cho
trồng trọt và chăn nuôi gia súc. Tuy nhiên, do độ ẩm không khí không đầy đủ và kém
ổn định nên trong sản xuất cần có biện pháp tưới tiêu, chống xói mòn đất mới bảo đảm
được năng suất cao.
 Đới bán hoang mạc và hoang mạc ôn đới
Thổ nhưỡng điển hình của đới bán hoang mạc và đới hoang mạc là đất xám.
Lớp phủ thực vật của bán hoang mạc và hoang mạc rất nghèo, có khả năng chịu
hạn và chịu mặn cao. Trong bán hoang mạc thường gặp quần thể hòa thảo-ngải cứu,
còn ở hoang mạc phổ biến nhất là ngải cứu-cỏ muối.
Tương tự như thực vật, giới động vật của bán hoang mạc và hoang mạ cũng rất
nghèo, phổ biến nhất là các loài gặm nhấm và bò sát (các loài chuột, kỳ đà và rắn).
Một vài nơi trong thung lũng thỉnh thoảng gặp sơn dương, ngựa hoang và lạc đà hai
bướu. Trong các đới này cư dân rất thưa, tập trung ven hồ, các thung lũng sông và các
ốc đảo

Sa mạc Gobi

 Vòng đai cận nhiệt đới

9


Tương tự như vòng đai ôn đới, vòng đai cận nhiệt đới ở châu Á cũng chiếm một dải
rộng kéo dài từ bờ Đại Tây Dương sang tận bờ Thái Bình Dương. Trong vành đai này,
địa hình núi, sơn nguyên, đồng bằng bị chia cắt rất phức tạp. Liên quan với điều kiện
khí hậu, vòng đai này có thể chia thành hai đới chính:
 Đới rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt đới.
 Đới rừng hỗn hợp cận nhiệt đới gió mùa
 Vòng đai nhiệt đới: Ở đây, khắp nơi chỉ thấy cánh đồng cát, các bãi đá khô cằn

và buồn tẻ như hoang mạc Arabi, Dasht-e Kavir ở Iran, hoang mạc Thar ở Tây
Bắc Ấn Độ. Thực vật phổ biến ở đây là các loài cỏ hòa thảo cứng và các cây bụi
gai. Chỉ ở những vùng trũng thấp và dọc theo miền duyên hải vịnh Persian, nhờ
có nước ngầm lộ ra mà hình thành các ốc đảo. Các ốc đảo là nơi có thực vật
xanh tươi và có dân cư tập trung đông. Chà là là loại cây trồng chính ở các ốc
đảo này.
 Vòng đai cận xích đạo: Vòng đai này hình thành trong đới khí hậu gió mùa
xích đạo. Phụ thuộc vào phân bố mưa và độ ẩm, cảnh quan thiên nhiên nơi đây
có thể phân biệt thành hai đới khác nhau.
 Đới rừng nhiệt đới ẩm thường xanh: Rừng ở đây rất rậm, phân thành nhiều
tầng và có thành phần loài rất phong phú với nhiều loài gỗ quý như chò nâu,
lim, sến, lát hoa... Dưới rừng hình thành đất feralit đỏ vàng, đất tuy ít mùn
nhưng giàu các khoáng dinh dưỡng.
 Đới rừng gió mùa, rừng thưa, xavan cây bụi: Các loài thực vật điển hình
gồm tếch, căm xe (Xylia dolabriformis), cẩm liên (Pentacme siamensis), dầu
trà ben, dầu lông...
Giới động vật trong vòng đai cận xích đạo rất phong phú và đa dạng. Các loài
đáng chú ý là khỉ, voi, trâu rừng, tê giác, bò tót, nai, linh dương cùng các
loài ăn thịt như hổ, báo, chó sói... Ngoài ra còn có rắn, trăn, nhiều loài chim,
côn trùng và sâu bọ.
 Vòng đai xích đạo: hình thành đới rừng xích đạo ẩm thường xanh. Về giới
thực vật, ngoài các cây gỗ lớn thuộc họ đậu, họ sung vả, họ dầu còn có các
loài cây họ dừa, các loài tre nứa và dương xỉ thân gỗ. Về động vật cũng rất
phong phú, các loài phổ biến và phong phú nhất là các loài sống trên cây như
khỉ không đuôi, vượn và đười ươi. Các loài sống dưới đất có voi, heo vòi, hổ,
tê giác một sừng, trâu rừng... Đới rừng xích đạo là nơi có điều kiện sinh thái
cho sự phá triển nông nghiệp và lâm nghiệp.
Vườn thực vật Singapore – Công viên đẹp nhất châu Á

10



Singapore Botanic Gardens (Vườn thực vật Singapore) vừa được khách du lịch bình
chọn là công viên đẹp nhất châu Á thông qua trang mạng du lịch lớn nhất thế giới
TripAdvisor.
Tại lễ trao giải thưởng Travellers’ Choice Attractions được tổ chức tại Singapore ngày
26/6, bà Barbara Messing, Giám đốc thị trường của TripAdvisor, cho biết giải thưởng
được bình chọn thông qua hàng triệu đánh giá và ý kiến từ du khách trên toàn thế giới
và giải thưởng mang ý nghĩa khuyến khích khách du lịch lên kế hoạch đến thăm những
điểm hấp dẫn đó trong những kỳ nghỉ hè.

Singapore Botanic Gardens nằm ở trung tâm thành phố và được thành lập vào năm
1859. Với diện tích gần 74ha, khu vườn là nơi nghiên cứu và bảo tồn hơn 30.000 loài
thực vật. Khu vườn này nổi tiếng trên thế giới với Vườn lan Quốc gia, nơi trưng bày
hoa lan nhiệt đới lớn nhất thế giới với hơn 1.000 loài phong lan và 2.000 loại lan lai
tạo.

Mới đây, Singapore đã đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp
quốc (UNESCO) công nhận Singapore Botanic Gardens là khu Di sản thế giới.
Nguồn: ivivu.com
2. Tài nguyên du lịch nhân văn
2.1. Các di tích lịch sử - văn hóa

11


Châu Á là được đánh giá là một trong những cái nôi của nền văn hóa nhân loại. Ở
đây, trong suốt quá trình chiều dài lịch sử, đã hình thành những nền văn minh phát
triển rực rỡ. Cùng với địa lí tự nhiên rộng lớn, có nhiều nước nên gia tài di sản của
châu Á lớn hơn hết thảy so với các châu lục khác trên thế giới. Có thể kể đến những

nước tiêu biểu trong khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản…
Các nước trong khu vực châu Á có một khối lượng di sản khổng lồ, được
UNESCO công nhận, có thể thống kê số lượng ở một số nước như sau: (nguồn:
wikipedia)
-

Ấn Độ: 32

-

Iran: 17

-

Nhật Bản: 18

-

Triều tiên: 13

-

Trung Quốc: 47

-

Việt Nam: 12

Quan một vài số liệu như trên, chúng ta có thể thấy, tiềm năng thu hút khách du lịch
đến tham quan các điểm di tích, di sản là cực lớn, và là nguồn tài nguyên du lịch vô

tận cho các nước châu Á khai thác.
Kì quan thế giới: Vạn lí trường thành
Lịch sử xây dựng của VLTT có thể truy ngược về thời kỳ Chiến Quốc, với mục đính
chủ yếu là ngăn chặn sự di cư của các bộ lạc du mục phương bắc.
Năm 221 Tr.CN, Tần Thủy Hoàng, sau khi thống nhất Trung Quốc, đã cho nối liền
và đắp lại ba đoạn thành cũ của các nước Tần, Triệu, Yên, hình thành một tấm lá
chắn dài hơn 5000 km ở biên giới phía bắc, trở thành tuyến phòng ngự tiền tiêu,
chống lại những cuộc tập kích bất ngờ của những đoàn kỵ binh du mục đến từ thảo
nguyên Mông Cổ. Bức tường thành - một minh chứng cụ thể cho sức mạnh và quyền
uy của Hoàng đế - được làm bằng đất nện với những tháp canh được xây ở khoảng
cách đều nhau. Nó nằm xa hơn về phía bắc so với VLTT hiện tại, với điểm cực đông
nằm sát phần bắc bán đảo Triều Tiên, đến nay chỉ còn lại ít di tích là những ụ đất
thấp, dài.

Hán Vũ Đế, trong cuộc chiến với người Hung Nô, cũng đã từng nhiều lần tiếp tục

12


xây dựng VLTT nhằm bảo vệ các vùng đất chiến lược Hà Sáo, Lũng Tây, với độ dài
lên tới hơn 10.000 km.
Trong các thời kỳ sau đó, các triều đại phong kiến Trung Quốc cũng không ngừng
củng cố, xây dựng VLTT ở các mức độ khác nhau, nhưng có chung một kiểu thiết
kế với vật liệu là đất nện và có tháp canh nhiều tầng được xây ở khoảng cách vài
dặm.
VLTT hiện nay là kết quả của quá trình xây dựng dưới triều Minh, phía đông bắt đầu
từ Áp Lục Giang, phía tây đến Gia Dụ Quan, chạy qua 8 tỉnh, thành phố và khu tự trị
là Hà Bắc, Thiên Tân, Bắc Kinh, Nội Mông Cổ, Sơn Tây, Thiểm Tây, Ninh Hạ, Cam
Túc, với độ dài hơn 7.300 km. Bức thành này được xây dựng trong quãng thời gian
hơn 200 năm, với tầm vóc to lớn hơn và bằng vật liệu kiên cố hơn các thời kỳ trước

(đá cứng được dùng ở các bề mặt và ở trên đỉnh thành).

Là công trình kiến trúc mang tính phòng ngự, nên địa hình VLTT đi qua rất đa dạng,
đoạn thì men theo sườn núi nhấp nhô kéo dài, đoạn khác lại xuyên qua những đầm
lầy hoặc vùng xa mạc mênh mông. Trong lịch sử thế giới cổ đại, kiến trúc VLTT có
thể nói là rất hiếm thấy. Ở các điểm tiếp nối quan trọng của VLTT đều xây dựng các
cửa thành, vừa tiện lợi cho giao thông, vừa có lợi cho việc phòng thủ. Ngoài ra, cứ
mỗi khoảng cách nhất định lại có “địch lầu”, dùng để cất giữ vũ khí, lương thực và
và nơi ở của binh sĩ, khi chiến tranh có thể biến thành công sự. Dọc theo VLTT là
các “phong hỏa đài”, dùng để đốt khói (vào ban ngày) và đốt lửa (vào ban đêm)
nhằm nhanh chóng truyền tin có quân thù xâm nhập.
Kể từ khi được xây dựng, VLTT luôn giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Sự tồn tại
của nó liên quan đến sự thay đổi của nhiều triều đại, cũng như quá trình thịnh suy
của dân tộc Trung Hoa. Tuy nhiên, sau khi người Mãn Châu vượt qua được Sơn Hải
Quan (năm 1644), tiến vào Trung Nguyên thì bức tường thành không còn giá trị
chiến lược nữa, do quyền kiểm soát chính trị của chính quyền Trung ương từ
thời điểm đó đã thực sự được mở rộng ra tận những miền cực bắc, xa hơn tất cả các
triều đại trước đó.
VLTT được liệt vào danh sách “Bảy kỳ quan thời Trung cổ của thế giới”.
Năm 1987, VLTT được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.
Thể hiện sự ngưỡng mộ và tự hào về kỳ quan này, người Trung Quốc có câu nói rất
nổi tiếng: “Bất đáo Trường Thành phi hảo hán”.

13


Nguồn: dsvh.gov.vn
Taj Mahal – ngôi đền của tình yêu bất diệt
Đền Taj Mahal tọa lạc ở thành phố Agra bang Utar Pradesh, phía bắc Ấn Độ. Ngôi
đền được xây bằng đá trắng trên một không gian rộng lớn, hài hòa làm tôn lên vẻ

đẹp diễm lệ, thanh khiết của nó. Với kiến trúc Ấn – Hồi đặc trưng, Taj Mahal lung
linh trên trời xanh như một viên ngọc quý làm ngây ngất bất cứ ai có dịp được chiêm
ngưỡng.

Công trình tuyệt tác Taj Mahal – món quà của tình yêu và là biểu tượng của Ấn Độ
được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 1983.
Taj Mahal được thi hào nổi tiếng Tagore ví như “Giọt lệ lấp lánh gương mặt thiên
thu”.
Taj Mahal nằm bên dòng sông Yamuna càng khiến nó trở nên thơ mộng và huyền ảo

14


Taj Mahal đang là "con gà đẻ trứng vàng" cho ngành du lịch Ấn Độ. Hàng năm ngôi
đền của tình yêu bất diệt này đón khoảng 4 triệu du khách viếng thăm.
Đền Angkor Wat – viên ngọc quý của đất nước chùa tháp

Nằm cách thủ đô Phnom Penh 317km về phía Bắc, quần thể đền Angkor Wat được
Quốc vương Suryavarman II cho xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ XII dành để tôn
thờ vị thần Vishnu của Hindu giáo. Đây là một trong các di tích quan trọng bậc nhất
tại Campuchia, được xem là tuyệt đỉnh của nghệ thuật và kiến trúc Khmer.
Năm 1991, đền Angkor Wat được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới,
có thể sánh cùng với Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc, đền Taj Malhan ở Ấn

15


Độ, Kim Tự Tháp ở Ai Cập.
Angkor là quần thể với hơn 100 ngôi đền bằng đá, những đền đài, phù điêu và hành
lang mênh mông được làm từ những tảng đá lớn, xếp chồng lên nhau với dáng vẻ rất

tự nhiên. Đây là một thành tựu kiến trúc huy hoàng, nó thể hiện một trình độ rất cao
về hình học không gian.

Thời bấy giờ, kỹ thuật và phong cách kiến trúc còn hết sức giới hạn thì việc sử dụng
đá có tính chất như sử dụng gỗ với những kết cấu có hình bán nguyệt và mái vòm là
những kỹ thuật mà người ta chưa biết, nhưng hiệu quả toàn diện của nó đã làm cho
con người phải ngạc nhiên. Tất cả các họa tiết trang trí bằng đá như tượng Phật, vũ
nữ, chiến binh và các hình hoa sen minh họa sử thi Ramayana và Mahabharata đều
rất sống động, mềm mại. Đặc biệt, 1.700 nàng Apsara ở Angkor là 1.700 vũ nữ hoàn
toàn khác nhau, với thân hình tuyệt mỹ, những vẻ mặt và tư thế, động thái không hề
trùng lặp. Trong quần thể kiến trúc này, Angkor Wat là ngôi đền lớn nhất và vĩ đại
nhất, bởi ngôi đền này là kết tinh của kiến trúc đền núi - đặc trưng của người Khmer
cổ, đồng thời đạt tới đỉnh cao về mặt nghệ thuật kiến trúc và mỹ thuật tạo hình
Khmer cũng như quy mô hoành tráng nhất trong tất cả các đền đài thời Angkor.
Toàn bộ kiến trúc Angkor Wat hoàn toàn được tạo nên từ những phiến đá xanh rất
lớn, khích thước thông thường là 1x2m ghép lại với nhau, được chạm trổ hoa văn,
phù điêu theo tích xưa truyện cổ mà các chuyên gia nói rằng xuất phát từ sử thi Ấn
Độ Mahabharata và Raymana.

16


Thiết kế của Angkor Wat rất cân đối và xinh đẹp, nằm trong vòng tường thành rộng
tới 83.610m2. Ngôi đền có diện tích khoảng 200ha, chu vi gần 6km, tường đá cao
8m, bề dày 1m, với năm tháp khổng lồ, tháp chính cao 65m, bốn tháp phụ cao 40m.
Mỗi tháp có hình dáng một đóa hoa sen đang nở.
Đường vào đền Angkor Wat là đoạn cầu đá dài bắc qua hồ nước bao quanh đền.
Phía ngoài đầu lối vào có tượng sư tử đá, hai bên bao lơn được trạm trổ tượng rắn
thần Naga bảy đầu. Hào nước bao bọc Angkor Wat rộng 190m tạo nên một hình
vuông dài 1,5km. Xung quanh hào có nhiều bậc để từ trên có thể bước xuống mặt

nước. Angkor Wat là đền núi duy nhất ở Campuchia có lối vào chính ở hướng Tây,
hướng Mặt Trời lặn. Cách bố cục này gây cảm giác uy nghi, vĩ đại cho người đi vào
đền, bởi hình ảnh khu đền đồ sộ nổi bật trên ánh sáng chói lòa của Mặt Trời nhất là
dưới ánh hoàng hôn. Khu đền chính bao gồm 398 gian phòng với nghệ thuật chạm
khắc đá trên trần, hành lang, các lan can, cột thể hiện sức mạnh phi thường và bàn
tay điêu luyện của người Khmer cổ đại với những phù điêu phong phú, nhiều chi tiết
sống động và tinh xảo dùng để trang trí, hoàn toàn tương xứng với sự thiết kế cân
đối và nghiêm trang.
Những bức phù điêu đá này đã miêu tả những cảnh tượng trong sử thi Ấn Độ, rất
nhiều thần linh nam và nữ nhảy múa với nhau. Qua một hành lang phù điêu nối tiếp
nhau, chạy dài đến mấy trăm mét, đã thể hiện nhiều nhân vật chân thật trong lịch sử
của Campuchia. Hình tượng được mọi người yêu thích và thường xuất hiện trên phù
điêu, chính là vị nữ thần Apsara của Campuchia. Khu đền chính được xây dựng theo
hình gần giống Kim Tự Tháp, với năm tháp chính tượng trưng cho núi Meru của Ấn
Độ.
Đền Angkor Wat là một thành tựu kiến trúc huy hoàng, thể hiện một trình độ sâu sắc
về mọi mặt, được xây dựng vào nền cực thịnh của Angkor và chính là viên ngọc quý
nhất của đất nước Chùa Tháp. Mỗi lần viếng thăm Angkor Wat, người ta không khỏi

17


xúc động và ấn tượng trước kỳ quan vĩ đại, huyền bí.

Ngày nay, Angkor Wat được biết đến như là một trong những kỳ quan của loài
người, di sản nhân tạo được UNESCO công nhận. Chính phủ Campuchia đã cho tiến
hành phục chế, tu bổ khu di tích và quần thể này là địa điểm thu hút hàng triệu du
khách từ khắp nơi trên thế giới mỗi năm.

2.2.


Lễ hội

Là một phần quan trọng trong văn hóa cũng như nét nhấn trong du lịch. Những lế hội
được tổ chức hằng năm trên toàn châu Á với số lượng khổng lồ không những quy mô
về phạm vi mà còn thu hút hàng nghìn, triệu du khách đến đắm mình trong không gian
văn hóa nhộn nhịp mỗi nơi một nét đặc trung riêng.

8 lễ hội đặc sắc ở châu Á không thể bỏ lỡ
1. Lễ hội trẻ con khóc – Nhật Bản

Là lễ hội truyền thống xuất hiện từ 400 năm trước. Những võ sĩ đô vật Sumo không
chuyên sẽ bế những đứa trẻ lên tay và cho chúng mặt đối mặt. Đứa trẻ nào khóc
trước thì sẽ được coi là thắng cuộc. Lễ hội được tổ chức với ước mong trẻ con được
khoẻ mạnh vì người dân nơi đây tin rằng việc các em bé khóc là dấu hiệu của sự lớn
lên khoẻ mạnh.

18


2. Lễ hội bùn Boryeong tại Hàn Quốc
Lễ hội bùn Boryeong không phải là lễ hội lâu đời nhưng nó thu hút được rất nhiều
sự quan tâm của người dân địa phương cũng như du khách quốc tế bởi tính độc đáo
của nó. Thành phố Boryeong có núi và các bãi biển tuyệt đẹp. Nhưng bùn ở nơi này
thì còn quyến rũ hơn nhiều bởi loại bùn này được cho rằng chứa nhiều chất khoáng
giúp làm đẹp da.

3. Lễ hội của ma đói, Trung Quốc
Đây là một lễ hội đặc biệt của người Trung Quốc đánh dấu ngày mà người dân nước
này tin rằng cánh cửa địa ngục mở ra và những “con ma đói” sẽ lang thang khắp nơi.

Để xoa dịu tinh thần những linh hồn này, người dân thường đốt tiền giả, nhà lầu hay
xe hơi… bằng giấy. Trong suốt 2-3 ngày, khắp các đường phố đều rực rỡ những
lồng đèn và pháo hoa.

4. Lễ hội khỏa thân Hadaka Matsuri, Nhật Bản

19


Được gọi là lễ hội khỏa thân Hadaka Matsuri tuy nhiên những người tham gia lễ hội
này không được trần truồng hoàn toàn mà họ phải mặc ít nhất là một cái khố Nhật
Bản (gọi là fundoshi), hay một áo happi ngắn. Giữa đám đông hàng nghìn người
tham gia, sẽ có một người đàn ông không mặc gì ẩn khuất trong đó. Người dân Nhật
Bản tin rằng người đàn ông duy nhất khỏa thân trong lễ hội này sẽ là người lấy đi
hết những điều xấu xa và những hành động tội lỗi của họ. Chính điều này làm cho ai
cũng muốn được chạm vào người đàn ông này để có thể xua đuổi hết những điều
không may của mình.

5. Lễ hội té nước tại Thái Lan
Nếu bạn không sợ ướt và bị bẩn hãy thử tham gia vào lễ hội té nước độc đáo của
Thái Lan. Lễ hội này được diễn ra vào tháng nóng nhất trong năm và thường là
tháng 4. Tại lễ hội này, người ta đem đủ mọi thứ vũ khí như súng nước, ống mềm và
bong bóng nước để trêu đùa nhau.

6. Lễ hội ánh sáng Diwali Ấn Độ
Đây được coi là lễ hội lớn nhất trong năm của người Ấn Độ và là ngày lễ kỷ niệm
chiến thắng của cái Thiện trước cái Ác. Lễ hội này được đánh dấu bằng những chiếc
đèn lồng, ánh nến lung linh và đôi khi là pháo hoa. Lễ hội này cho bạn một cái nhìn
rõ hơn về nền văn hóa Ấn Độ giáo.


20


7. Lễ hội trăng rằm tại Thái Lan
Lễ hội nổi tiếng tại Koh Phangan là một lễ hội hàng tháng được diễn ra vào đúng
thời điểm trăng tròn. Mỗi năm chỉ có lễ hội Trung thu duy nhất cho thiếu nhi, nhưng
ở Koh Phangan, Thái Lan, lại có nhiều lần trăng tròn dành cho người lớn, đó là Full
Moon Party.

8. Lễ hội màu rực rỡ tại Ấn Độ
Nếu bạn đang lên kế hoạch cho một lễ hội với màu sắc rực rỡ thì đây đúng là thời
điểm hoàn hảo để sơn thị trấn của bạn với nhiều màu sắc rực rỡ như cam, đỏ, tím và
xanh dương. Đây cũng là thời điểm cho phép bạn tự do bôi bột màu lên những người
bạn mà không lo bị mắng.

Nguồn: dulich.dantri.com.vn
2.3.

Ẩm thực

21


Châu Á được đánh giá là châu lục có nền ẩm thực phong phú và tuyệt vời với
nhiều nguyên liệu, hương liệu được kết hợp cầu kì cũng những cách chế biến độc đáo,
đã làm cho những du khách đến tham quan không thể không ngưỡng mộ.
Mỗi nước châu Á lại có một nét đặc trưng ẩm thực khác nhau, đậm đà bản sắc dân
tộc, tạo nên một thiên đường ẩm thực của thế giới. Thông qua các món ăn, người
thưởng thức có thể tìm hiểu được nét văn hóa, phong tục đất nước, tính cách con người
ở mỗi quốc gia đó.

Ẩm thực pha trộn ở Singapore
Ðược coi là thủ đô ẩm thực của châu Á, ẩm thực Singapore vô cùng phong phú
với những món ăn đầy màu sắc và đậm đà hương vị đến từ các quốc gia khác nhau
như: Malaysia, Ấn Ðộ, Trung Quốc, và nhiều nơi khác.v.v... Nhắc đến ẩm thực
Singapore là nhắc đến sự pha trộn giữa công thức chế biến mang nhiều nền văn hóa,
quy tụ lại thành tinh hoa ẩm thực.

Ẩm thực Singapore cũng giống như con người Singapore - luôn tiếp thu những
gì hay nhất, tốt đẹp nhất từ những quốc gia khác nhau để tạo thành điểm độc đáo cho
riêng mình. Vì thế ngày nay Singapor luôn được mệnh danh là “Con Rồng Xanh Châu
Á”, đúng với phong cách ẩm thực của quốc gia này.
Trung Hoa truyền thống
Ẩm thực Trung Hoa được coi là ẩm thực mang đậm nét Phương Ðông. Ðến với
thế giới ẩm thực Trung Hoa là đến với những món ăn truyền thống từ mọi miền trên
đất nước Trung Hoa. Mỗi một vùng miền lại là một phong cách ẩm thực khác nhau,
tạo nên nét đặc sắc riêng của từng miền, và lớn hơn nữa là tạo nên một văn hóa ẩm
thực Trung Hoa đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc.

22


Từ cách bày trí đến màu sắc cũng như hương vị đều được người Trung Hoa chú
trọng, đó cũng thể hiện tính cẩn thận và tỉ mỉ từng chi tiết của người Trung Hoa. Ðặc
biệt là họ luôn chuộng những vị nhè nhẹ tạo cảm giác thoải mái khi ăn, không quá
nồng nàn và đậm vị, khiến món ăn càng trở nên thu hút.
Khi thưởng thức, ta cảm thấy như từng thứ đang hòa lẫn vào nhau, và dần dần tan
trong miệng, và sau cùng là cảm giác khi ăn vẩn mãi theo ta.
Ðậm đà ẩm thực Thái Lan
Món ăn Thái Lan thường rất đậm đà với các 4 vị chính: chua, cay, mặn, ngọt;
đặc biệt và nổi bật nhất là vị cay thuần túy, đôi khi lại có vị đắng, được biết đến như là

tâm hồn của món ăn Thái.
Ẩm thực Thái thường được biết đến với sự kết hợp giữa thảo dược, thực phẩm
tươi sống và các loại gia vị mang giá trị y học cao. Các món ăn của Thái đều chứa hàm
lượng chất béo thấp và chế biến từ các nguyên liệu tươi, điều này làm cho các món ăn
Thái có lợi cho sức khỏe.

Ðặc biệt, các món ăn của người Thái luôn có vị cay nồng. Tâm hồn người Thái luôn
được ví von như vị cay của ớt, khi cắn vào cái cảm nhận đầu tiên sẽ là vị cay làm

23


“điên” người, nhưng từ từ sau đó lại cho ta cảm giác thanh thanh dễ chịu không gì diễn
tả được.
Người Thái rất sùng và tin tưởng đạo Phật. Cách bày trí những món ăn Thái Lan sẽ
cho ta thấy rõ điều đó: không cầu kỳ và không nhiều màu sắc; đơn giản nhưng nhẹ
nhàng đi vào lòng người.
Việt Nam - Ẩm thực đặc trưng vùng lúa nước
Nét đẹp trong văn hóa ẩm thực Việt Nam bắt nguồn từ chính dấu ấn của nền
nông nghiệp lúa nước. Dù có hội hè, đình đám hay tiệc tùng gì thì trong thực đơn của
người Việt cũng không thể thiếu hạt cơm - cây lúa. Ðối với người Việt Nam, ẩm thực
không chỉ là nét văn hóa về vật chất mà còn là văn hóa về tinh thần. Văn hóa ẩm thực
người Việt được biết đến với những nét đặc trưng như: sự hòa đồng, đa dạng, ít mỡ;
đậm đà hương vị, sức hấp dẫn trong các món ăn.

Có thể nói, mỗi món ăn của người Việt Nam đã hội tụ đủ phương thức tổng hợp
khi chế biến: hết luộc lại xào, lại ninh, tần, hấp..., sao cho hài hòa các yếu tố nóng lạnh, âm - dương. Ngoài ra, món ăn Việt luôn tạo ra cái hồn trong từng món ăn, khiến
người ăn sẽ khó quên về hương vị đó, nó biểu hiện như con người Việt Nam luôn
khiến người khác phải nhớ khi tiếp xúc.


10 món ăn ẩm thực đường phố hấp dẫn nhất châu Á
1. Xiaolongbao - Thượng Hải, Trung Quốc
Bánh được làm từ bột mì, bột nở; nhân bánh truyền thống chỉ bao gồm thịt lợn và bì
lợn đóng thạch. Khi được hấp chín, nước thịt sẽ chảy ra thấm vào vỏ bánh tạo nên vị
đậm đà hấp dẫn. Xiaolongbao được bán trên khắp các con phố cũng như ở trong các
nhà hàng cao cấp tại Thượng Hải.

24


2. Phở - Hà Nội, Việt Nam
Ngày nay, phở Việt Nam đã trở nên nổi tiếng toàn thế giới. Món ăn có thành phần
đơn giản gồm sợi phở làm từ bột gạo, thịt gà hoặc thịt bò, hành lá, húng quế. Người
ăn có thể thêm chanh hoặc ớt tùy ý thích. Bí quyết cho vị ngon lừng lẫy của phở nằm
ở nước dùng được ninh từ tủy xương, hành tây và gừng nướng cùng các gia giảm gia
truyền khác. Phở có ở nhiều nơi nhưng ngon nhất vẫn là ăn phở tại chính thủ đô của
đất nước đã sản sinh ra nó - Hà Nội.

3. Num Pang - Phnom Penh, Campuchia
Cũng giống Việt Nam, ẩm thực Campuchia cũng bị ảnh hưởng một phần văn hóa
Pháp sau thời kì thực dân chiếm đóng Đông Dương, trong đó có bánh mì. Bánh mì
Num Pang khá giống với bánh mì Việt Nam với phần bánh tương tự bánh mì que
Pháp, nhân bao gồm pate, sốt maiyonnaise, tương ớt địa phương, thịt nguội và rau.
Thành phố Phnom Penh là nơi lí tưởng để bạn thưởng thức món ăn này : bánh mì
luôn giòn, pate được ướp lạnh và rau luôn luôn tươi ngon.

25



×