Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Nghiên cứu du lịch: quần thể chùa Bái Đính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 39 trang )

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn TS.Nguyễn Phương Thảo, người đã
giảng dạy và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập bộ môn cơ sở văn hóa
cho tới khi kết thúc môn học cũng như trong thời gian làm bài kết thúc môn.
Em cũng xin gửi cảm ơn đến nhà trường đại học Công Nghiệp Hà Nội nói
chung và khoa du lịch nói chung đã tạo điều kiện cho em được học tập bộ môn
và có cơ hội tìm hiểu về một đề tài thật thú vị.
Để hoàn thành đề tài này em đã nỗ lực hết mình cho nó tuy nhiên do kiến thức
của bản thân còn có hạn chế nên có thể có sai sót.
Kính mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!!

Hà Nội ,ngày 19 tháng 12 năm 2015
Sinh viên
Ngyễn Thị Ngọc Lan

1


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................................................1
MỤC LỤC..............................................................................................................................................2
PHẦN MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................3
1.Lý do chọn đề tài...........................................................................................................................3
2.Lịch sử nghiên cứu đề tài..............................................................................................................4
3. Mục đích nghiên cứu....................................................................................................................4
4.Đối tượng,phạm vi nghiên cứu.....................................................................................................4
5.Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................................4
6. Bố cục...........................................................................................................................................5
Chương 1 : Khái quát liên quan đến về du lịch ở..................................................................................6
Bái Đính Ninh Bình...............................................................................................................................6


1.1:Giới thiệu khái quát về Ninh Bình...........................................................................................6
1.1.1. Vị trí địa lí...............................................................................................................................7
1.1.2. Lịch sử - Văn hóa....................................................................................................................7
1.1.2.1: Lịch sử.................................................................................................................................7
2.1.1.2: Văn hóa...............................................................................................................................8
1.1.3. Du lịch Ninh Bình....................................................................................................................9
1.1.3.1. Tiềm năng du lịch Ninh Bình..............................................................................................9
1.1.3.2: Phát triển du lịch Ninh Bình..............................................................................................10
1.2.Những nét đặc săc ở quần thể Bái Đính...................................................................................12
1.2.1: Lịch sử hình thành................................................................................................................12
1.2.2. Chùa Bái Đính cổ tự .............................................................................................................13
1.2.2.1: Hang sáng,động tối ...........................................................................................................15
1.2.2.2: Đền thờ Thánh Nguyễn.....................................................................................................16
1.2.2.3: Đền thờ thần Cao Sơn.......................................................................................................17
1.2.2.4. Giếng Ngọc .......................................................................................................................18
1.2.3. Chùa Bái Đính tân tự............................................................................................................19
1.2.4: Những kỉ lục của quần thể chùa Bái Đính.............................................................................20
1.2.5: Du lịch văn hóa tâm linh Bái Đính.........................................................................................26
1.2.6: Lễ hội Chùa Bái Đính............................................................................................................29
TIỂU KẾT 1:.....................................................................................................................................30
CHƯƠNG 2 : Thực trạng khai thác du lịch tại quần thể......................................................................31
Bái Đính Ninh Bình.............................................................................................................................31

2


2.1: Thực trạng về khách du lịch....................................................................................................31
2.2: Thực trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật.................................................................................31
2.3: Thực trạng về môi truòng tự nhiên xã hội...........................................................................32
TIỂU KẾT 2:.....................................................................................................................................33

CHƯƠNG 3: Một số đánh giá và giải pháp cho phát triển du lịch Bái Đính........................................34
3.1: Đánh giá khai thác du lịch chùa Bái Đính ...............................................................................34
3.1.1: Thuận lợi..............................................................................................................................34
3.1.2: Khó khăn.............................................................................................................................34
3.2: Một số giải pháp thu hút khách du lịch...................................................................................35
3.2.1: Đa dạng hóa các loại hình,sản phẩm du lịch phù hợp với thị thiếu chủa khách du lịch........35
3.2.2 Tăng cường công tác quản lý môi trường, văn hóa, bảo đảm an ninh, an toàn tại các khu du
lịch..................................................................................................................................................35
3.2.3: Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch: Cần được tiến hành đồng bộ và đa dạng....................36
3.2.4: Nâng cao vai trò quản lý Nhà nước trong hoạt động du lịch...........................................36
TIỂU KẾT 3: ...................................................................................................................................37
Phần 3: Kết luận: ...............................................................................................................................38
Phần 4: Tài liệu tham khảo.................................................................................................................39

PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Nếu như Vịnh Hạ Long được biết đến là một trong bảy Kì quan thiên nhiên
mới của thế giới thì chùa Bái Đính lại được ví như một "Hạ Long cạn", với
cảnh núi non hùng vĩ và thơ mộng.Chùa Bái Đính là một quần thể chùa lớn
được biết đến với nhiều kỷ lục châu Á và Việt Nam được xác lập như chùa có
tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có hành lang La Hán dài
3


nhất châu Á, chùa có tượng Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á… Đây là
ngôi chùa lớn nhất và sở hữu nhiều kỷ lục nhất ở Việt Nam. Được xây dựng từ
hơn một thiên niên kỉ trước trải qua nhiều đời vua như thời nhà Đinh, nhà tiền
Lê, nhà Lý…
Với những thế mạnh và tiềm năng vốn có,Bái Đính đã và đang là một địa
điểm thu hút khách du lịch không chỉ trong mà cả ngoài nước.Bởi vậy mà

người viết quyết định chọn du lịch quần thể chùa Bái Đính làm đề tài bài kết
thúc môn của mình để từ đó giới thiệu,phân tích,tìm ra điểm mạnh cũng như
điểm hạn chế của khu di tích từ đó đưa ra các giải pháp của mình cho các vấn
đề đã nêu.
2.Lịch sử nghiên cứu đề tài
Các tài liệu trên mạng trên các trang du lịch của tỉnh Ninh Bình,một số tài
liệu trên mạng khác,kinh nghiệm đã từng đi tham quan Bái Đính,..
3. Mục đích nghiên cứu
Khái quát về tiềm năng du lịch to lớn của quần thể chùa Bái Đính trên địa
phận xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
Đánh giá và đưa ra một số giải pháp khai thác một cách có hiệu quả các tiềm
năng để phát triển hoạt động du lịch tại quần thể chùa.
4.Đối tượng,phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu: quần thể chùa Bái Đính nằm trên núi Bái Đính
thuộc địa phận xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
4.2.Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Không gian nghiên cứu: quần thể chùa Bái Đính
4.2.2. Thời gian nghiên cứu : 1 tháng
5.Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các mục đích, nhiệm vụ của đề tài đặt ra,tôi đã sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp phân tích tổng hợp
Phương pháp khảo sát thực địa
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Trong khi nghiên cứu đề tài này, tôi cũng sử dụng nhiều nguồn tư liệu tham
khảo khác như: các bài báo trên tạp chí, báo Internet, các bài luận văn và các đề
tài nghiên cứu khoa học…

4



6. Bố cục
Bố cục gồm 3 chương:
Chương 1 : Khái quát liên quan đến về du lịch ở Bái Đính Ninh Bình
Chương 2 : Thực trạng khai thác du lịch tại quần thể Bái Đính Ninh Bình
Chương 3: Một số đánh giá và giải pháp cho phát triển du lịch Bái Đính

5


Chương 1 : Khái quát liên quan đến về du lịch ở
Bái Đính Ninh Bình
1.1:Giới thiệu khái quát về Ninh Bình

Hình 01: Góc nhỏ Ninh Bình

6


1.1.1. Vị trí địa lí
Ninh Bình nằm ở vị trí ranh giới 3 khu vực địa lý: Tây Bắc,châu thổ song
Hồng và Bắc Trung Bộ. Tỉnh này cũng nằm giữa 3 vùng kinh tế: vùng Hà Nội,
vùng duyên hải Bắc Bộ và vùng duyên hải miền Trung.
Phía bắc giáp với Hòa Bình,Hà Nam.
Phía đông giáp Nam Định qua sông Đáy.
Phía tây giáp Thanh Hóa.
Phía nam giáp biển vịnh Bắc Bộ.

Hình 02: Bản đồ Ninh Bình


Ở vị trí điểm mút của cạnh đáy tam giác châu thổ sông Hồng,Ninh Bình bao
gồm cả ba loại địa hình. Vùng đồi núi và bán sơn địa ở phía tây bắc bao gồm
các huyện Nho Quan,Gia Viễn, Hoa Lư,Tam Điệp.
1.1.2. Lịch sử - Văn hóa
1.1.2.1: Lịch sử
Ninh Bình xưa cùng với Thanh Hóa thuộc bộ Quân Ninh,nước Văn Lang.
Thời thuộc Hán,thuộc quận Giao Chỉ, thời thuộc Đông Ngô về sau thuộc Giao
Châu, thuộc Lương là châu Trường Yên.
Năm 968, vua Đinh Tiên Hoàng dẹp xong loạn 12 sứ quân lên ngôi hoàng đế
đóng đô tại Hoa Lư và đổi tên gọi Trường Châu thành Trường An.

7


Năm Thuận Thiên thứ nhất 1010 Lý Thái Tổ dời kinh đô về Thăng Lonh, và
Ninh Bình nằm trong phủ Trường An. Nhưng đến cuối đời Lý có lúc gọi là
châu Đại Hoàng Giang.
Đầu đời Trần đổi là lộ Trường Yên. Đời Trần Thuận Tông, năm Quang
Thắng 10 (1397) đổi trấn Trường Yên làm trấn Thiên Quan.
Thời thuộc Minh lấy lại tên cũ là châu Trường Yên thuộc phủ Kiến Bình.
Đời Lê Thái Tổ lại gọi là trấn. Năm Quang Thuận 10 (1469) đời Lê Thánh
Tông định bản đồ toàn quốc, chia trấn Trường Yên làm 2 phủ Trường Yên và
Thiên Quan thuộc trấn Sơn Nam với trung tâm đặt tại Vân Sàng. Đời Lê Trung
hưng gọi là trấn Thanh Hoa ngoại.
Đời Tây Sơn và đầu Nguyễn vẫn gọi là Thanh Hoa ngoại trấn, gồm 2 phủ:
phủ Trường Yên (sau đổi là Yên Khánh) gồm 3 huyện: Yên Khang (sau đổi là
Yên Khánh), Yên Mô, Gia Viễn, và phủ Thiên Quan (sau đổi là Nho Quan)
gồm 3 huyện: Yên Hoá, Phụng Hoá, Lạc Thổ (sau đổi là Lạc Yên). Năm Gia
Long 5 (1806) đổi Thanh Hoa ngoại trấn làm đạo Thanh Bình. Năm Minh
Mệnh 3 (1822) đổi làm đạo Ninh Bình. Năm Minh Mệnh 10 (1829) lại đổi làm

trấn, lập thêm 1 huyện mới Kim Sơn (cộng 7 huyện). Năm thứ 12 (1831) đổi
làm tỉnh Ninh Bình, quan đầu tỉnh là tuần phủ, đặt dưới quyền của tổng đốc Hà
Ninh (quản hạt cả vùng Hà Nội đến tận Ninh Bình). Cho đến đời Đồng Khánh
không thay đổi. Đầu đời Thành Thái cắt huyện Lạc Yên về tỉnh Hoà Bình mới
lập.
- Ngày 27 tháng 12 năm 1975, Ninh Bình hợp nhất với các tỉnh Nam
Định và Hà Nam thành tỉnh Hà Nam Ninh rồi lại tái lập ngày 12 tháng
8 năm 1991. Khi tách ra, tỉnh Ninh Bình có diện tích 1.386,77 km², dân số
787.877 người, gồm 2 thị xã Ninh Bình ,Tam Điệp và 5 huyện: Gia Viễn, Hoa
Lư, Hoàng Long, Kim Sơn, Tam Điệp. Ngày 23 tháng 11 năm 1993, huyện
Hoàng Long đổi lại tên cũ là huyện Nho Quan. Ngày 4 tháng 7 năm 1994,
huyện Tam Điệp đổi lại tên cũ là huyện Yên Mô và tái lập huyện Yên Khánh
từ 10 xã của huyện Tam Điệp cũ và 9 xã của huyện Kim Sơn. Ngày 7 tháng
2 năm 2007, chuyển thị xã Ninh Bình thành thành phố Ninh Bình. Ngày 6
tháng 4 năm 2015, chuyển thị xã Tam Điệp thành thành phố Tam Điệp.

2.1.1.2: Văn hóa
Ninh Bình nằm ở vùng giao thoa giữa các khu vực: Tây Bắc, đồng bằng
sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Đặc điểm đó đã tạo ra một nền văn hóa Ninh
Bình tương đối năng động, phát triển trên nền tảng văn minh châu thổ sông
Hồng. Đây là vùng đất phù sa cổ ven chân núi có con người cư trú từ rất sớm.
Các nhà khảo cổ học đã phát hiện trầm tích có xương răng đười ươi và các
8


động vật trên cạn ở núi Ba (Tam Điệp) và một số hang động khác của kỳ đồ đá
cũ thuộc nền Văn hóa Tràng An; động Người Xưa (Cúc Phương) và một số
hang động ở Tam Điệp, Nho Quan có di chỉ cư trú của con người thời văn hoá
Hoà Bình. Sau thời kỳ văn hoá Hoà Bình, vùng đồng bằng ven biển Ninh Bình
là nơi định cư của con người thời đại đồ đá mới Việt Nam. Di chỉ Đồng Vườn

(Yên Mô) đã được định niên đại muộn hơn di chỉ Gò Trũng. Cư dân cổ di chỉ
Đồng Vườn đã phát triển lên cư dân cổ di chỉ Mán Bạc (Yên Thành, Yên Mô)
ở giai đoạn văn hoá đồ đồng từ cuối Phùng Nguyên đến đầu Đồng Đậu. Ninh
Bình là địa bàn có nhiều di tích khảo cổ học thuộc các thời kỳ văn hóa Tràng
An, Hòa Bình, Bắc Sơn, Đa Bút và Đông Sơn.

1.1.3. Du lịch Ninh Bình
1.1.3.1. Tiềm năng du lịch Ninh Bình

Ninh Bình là một trong số rất hiếm các tỉnh trên cả nước hội tụ nhiều lợi thế
trong phát triển du lịch với nguồn tài nguyên du lịch rất đặc sắc và đa dạng,
nhiều danh lam, thắng cảnh nổi tiếng trong nước và quốc tế, gồm:
Khu Tam Cốc - Bích Động - Tràng An - Cố đô Hoa Lư: Đây là quần thể
hang động và các di tích lịch sử - văn hóa rất phong phú, độc đáo. Cụ thể là
khu du lịch sinh thái, Tràng An; Khu cố đô Hoa Lư; Khu hang động Tam Cốc Bích Động; tuyến Linh Cốc - Hải Nham và Thạch Bích - Thung Nắng.
Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long: Đây là khu du lịch sinh
thái có cảnh quan rất đặc thù không chỉ của Việt Nam mà còn là của khu vực
ASEAN. Diện tích khu vực này khá rộng (3.710 ha) với nhiều loài sinh vật
(547 loài thực vật và 39 loài động vật) có những loài quý hiếm, đặc hữu của
9


vùng đất ngập nước, có giá trị cao trong nghiên cứu khoa học. Ngoài ra ở cũng
có nhiều núi đá, hang động và đền, chùa.
Vườn Quốc gia Cúc Phương: Có diện tích thuộc Ninh Bình là 11.000 ha, là
khu rừng nguyên sinh nhiệt đới hiếm có ở Việt Nam với đặc điểm hệ sinh thái,
sinh cảnh, cấu trúc rừng và tính đa dạng loài, gồm cả loài quý hiếm và loài đặc
hữu (1.944 loài động thực vật). Việc phát hiện, khai thác nguồn nước khoáng
tại khu vực này càng mở ra tiềm năng lớn hơn trong phát triển du lịch.
Khu Kênh Gà (Gia Viễn) và động Vân Trình (Nho Quan): Nước suối Kênh

Gà (nhiệt độ 53% và khoáng chất tốt) đã nổi tiếng ở miền Bắc nhờ khả năng
chữa trị được một số loại bệnh, giúp phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng.
Động Vân Trình là một địa danh đẹp để cùng với hệ thống các hang động khác
tạo nên sự độc đáo thu hút khách du lịch.
Khu quần thể nhà thờ Phát Diệm: Tính độc đáo thể hiện trong kiến trúc và
xây dựng ở sự pha trộn hợp lý giữa kiến trúc Gotic và kiến trúc Á đông với
chất liệu chủ yếu bằng đá xanh, tạo nên vẻ đẹp độc đáo hấp dẫn du khách trong
nước, quốc tế đến tham quan.
Làng nghề truyền thống: Hàng chục làng nghề truyền thống trên địa bàn,
góp phần phát triển kinh tế - xã hội và có khả năng thu hút khách du lịch đến
thăm quan, mua sắm (làng nghề chạm khắc đá, làng nghề thêu ren, làng nghề
mây tre đan, làng nghề cói v.v).

1.1.3.2: Phát triển du lịch Ninh Bình
Năm 2015, ngành du lịch Ninh Bình đón 6 triệu lượt khách, tăng 39,5%;
doanh thu ước đạt 1.400 tỷ đồng, tăng 50,6% so với năm 2014
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030. Tam giác du lịch Ninh Bình - Hà Nội và Quảng Ninh được
xác định là các trung tâm du lịch cấp quốc gia ở vùng đồng bằng sông Hồng và
duyên hải Đông Bắc. Ninh Bình có quần thể danh thắng Tràng An là khu du
lịch quốc gia; vườn quốc gia Cúc Phương và khu bảo tồn thiên nhiên Vân
Long là 2 điểm du lịch quốc gia.
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Ninh Bình đến năm
2030, thành phố Ninh Bình sẽ trở thành một thành phố du lịch; khu vực Khu
bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long sẽ trở thành thị trấn Vân Long với
vai trò là một đô thị du lịch ở phía bắc Ninh Bình, khu vực Cồn Nổi sẽ trở
thành thị trấn Cồn Nổi với vai trò là một đô thị du lịch phía nam Ninh Bình
Được tỉnh xác định là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn (Định hướng thu nhập du
lịch thuần tuý >10%). Trong những năm gần đây, ngành Du lịch Ninh
Bình đang khai thác hiệu quả những tiềm năng, thế mạnh góp phần vào việc

chuyển dịch cơ cấu kinh tế của toàn tỉnh.

10


Năm 2015, Cục Di sản văn hóa đã công bố về số lượng khách tham quan các
điểm du lịch Việt Nam, theo đó dẫn đầu là Quần thể danh thắng Tràng An của
Ninh Bình đón hơn 5 triệu lượt khách, bỏ xa các địa danh tiếp theo là vịnh Hạ
Long đón trên 2,5 triệu lượt khách, cố đô Huế đứng thứ ba với hơn 2 triệu lượt
khách, phố cổ Hội An đón khoảng 1,1 triệu lượt khách; Vườn quốc gia Phong
Nha - Kẻ Bàng đón khoảng 740.000 lượt khách.

11


1.2.Những nét đặc săc ở quần thể Bái Đính

Hình 0.4: Khu quản thể Bái Đính

1.2.1: Lịch sử hình thành
Hơn 1000 năm về trước, tại Ninh Bình đã có ba triều đại Vua nối tiếp nhau
ra đời: nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý. Ba triều đại phong kiến này đều rất
quan tâm đến đạo Phật và coi đạo Phật là Quốc giáo; cho nên tại Ninh Bình có
rất nhiều chùa cổ, trong đó có chùa Bái Đính, trên dãy núi Tràng An.
Quần thể chùa Bái Đính gồm một khu chùa cổ và một khu chùa mới được
xây dựng từ năm 2003. Chùa nằm trên sườn núi, giữa những thung lũng mênh
12


mông hồ và núi đá, ở cửa ngõ phía tây vào cố đô Hoa Lư. Kiến trúc chùa mới

hoành tráng, đồ sộ nhưng mang đậm bản sắc truyền thống phù hợp với tâm lý
hiếu kỳ, tò mò của người Việt Nam thời nay.Chính vì vậy mà nơi đây sớm trở
thành một điểm đến nổi tiếng. Khu chùa Bái Đính mới được các báo giới tôn
vinh là một quần thể chùa lớn nhất Đông Nam Á.
Ngay cả khi đang xây dựng, chùa Bái Đính đã thu hút rất đông du khách về
tham quan.
1.2.2. Chùa Bái Đính cổ tự

Hình 05: Chùa Bái Đính cổ tự

13


Chùa Bái Đính cổ (Bái Đính cổ tự) nằm cách điện Tam Thế của khu chùa
mới khoảng 800 m về phía nam. Khu chùa này quay hướng chính tây, nằm gần
trên đỉnh của một vùng rừng núi khá yên tĩnh, gồm có một nhà tiền đường ở
giữa, rẽ sang bên phải là hang sáng thờ Phật, rồi đến đền thờ thần Cao Sơn ở
sát cuối cửa sau của hang sáng; rẽ sang bên trái là đền thờ thánh Nguyễn rồi
đến động tối thờ mẫu và tiên. Nơi đây nằm ở vùng đất hội tụ đầy đủ yếu tố
nhân kiệt theo quan niệm dân gian Việt Nam, đó là đất sinh Vua, sinh Thánh,
sinh Thần.Năm 1997 chùa được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa - cách
mạng cấp quốc gia.Mặc dù khu chùa có lịch sử hình thành từ thời Đinh với đền
thờ Cao Sơn trấn tây Hoa Lư tứ trấn nhưng chùa Bái Đính cổ có nhiều chi tiết
kiến trúc và cổ vật mang dấu ấn đậm nét của thời Lý.

14


1.2.2.1: Hang sáng,động tối


Hình 06: Hang động sang tối

Lên
thăm hang động ở núi Bái Đính phải bước trên 300 bậc đá, qua cổng tam quan
ở lưng chừng núi. Lên hết dốc là tới ngã ba: bên phải là hang sáng thờ Phật và
Thần, bên trái là động tối thờ Mẫu và Tiên. Phía trên cửa hang sáng có 4 chữ
đại tự "Minh Đỉnh Danh Lam" khắc trên đá do Lê Thánh Tông ban tặng có
nghĩa là: "Lưu danh thơm cảnh đẹp". Khi lên vãn cảnh chùa trên đỉnh Bái
Đính, vua Lê Thánh Tông đã tạc một bài thơ tứ tuỵêt chữ Hán được dịch như
sau:
“Đính Sơn danh tiếng thực cao xa
Che chở kinh thành tự thuở xưa
Nhân kiệt, địa linh nên vượng khí
Núi thiêng cảnh đẹp vững sơn hà.”
Động dài 25m, rộng 15m, cao trung bình là 2m, nền và trần của động bằng
phẳng. Đi tiếp theo ngách đá bên trái cuối hang sẽ dẫn tới một cửa hang sáng
và rộng, một thung lũng xanh hiện ra. Nếu đi tiếp xuống các bậc đá sẽ đến đền
thờ thần Cao Sơn. Quay trở lại ngã ba đầu dốc, theo đường rẽ trái khoảng 50m
là tới động Tối. Động Tối lớn hơn hang Sáng, gồm 7 buồng, có hang trên cao,
có hang ở dưới sâu, các hang đều thông nhau qua nhiều ngách đá, có hang nền
bằng phẳng, có hang nền trũng xuống như lòng chảo, có hang trần bằng, có
hang được tạo hóa ban tặng cho một trần nhũ đá rủ xuống muôn hình vạn

15


trạng. Trong động tối có giếng ngọc tạo thành do nước lạnh từ trần động rơi
xuống. Các vị Tiên được thờ ở nhiều ngách trong động.

1.2.2.2: Đền thờ Thánh Nguyễn


Hình 07: Đền thờ Thánh Nguyễn

Lý Quốc Sư Nguyễn Minh Không là người sáng lập chùa Bái Đính. Ông là
một thiền sư, pháp sư tài danh được vua phong Quốc sư và nhân dân tôn sùng
gọi là đức thánh Nguyễn. Khu vực núi Đính nằm cách quê hương đức
thánh Nguyễn Minh Không 4 km. Tương truyền khi ông đến đây tìm cây thuốc
chữa bệnh hóa hổ cho vua Lý Thần Tông đã phát hiện ra các hang động đẹp
16


liền dựng chùa thờ Phật và tạo dựng một vườn thuốc quý để chữa bệnh cho
dân. Đền thánh Nguyễn nằm ngay tại ngã ba đầu dốc, xây theo kiểu tựa lưng
vào núi, trong đền có tượng của ông được đúc bằng đồng.
Quốc sư Nguyễn Minh Không là con người mang ánh xạ của thời đại nhà
Lý. Ông đã học hỏi, sưu tầm những kiến thức y học dân gian, hàng ngày tìm
thuốc trong vườn Sinh Dược mà trở thành danh y, chữa bệnh lạ cho Vua, sưu
tầm và phục hưng nghề đúc đồng – tinh hoa của văn minh Đông Sơn – văn
minh Việt cổ mà trở thành tổ sư nghề đúc đồng. Ông khó công tầm sư học đạo,
để từ một nhà sư ở từ phủ Tràng An ra kinh thành làm Quốc sư, đứng đầu hàng
tăng ni trong nước, danh vọng và đạo pháp đạt đến đỉnh cao. Hành trạng của
ông thể hiện nên cái không khí của Phật Giáo thời Lý thần bí, kỳ dị, đầy rẫy sự
hoang đường nhưng đóng góp hết sức tích cực vào công cuộc phục hưng và
phát triển văn hoá dân tộc Việt Nam về nhiều mặt: triết lý, văn học, kiến trúc,
mỹ thuật, kỹ nghệ… làm nền tảng cho sự phát triển của văn hoá Việt sau này.

1.2.2.3: Đền thờ thần Cao Sơn

17



Hình 09: Tượng thần Cao Sơn

Hình 08: Đền thờ thần Cao Sơn

Đi hết hang sáng có một lối dẫn xuống sườn thung lũng của rừng cây sưa là
đền thờ thần Cao Sơn, vị thần cai quản vùng núi Vũ Lâm. Đinh Bộ Lĩnh từ
thưở còn hàn vi đã được mẹ đưa vào sống cạnh đền sơn thần trong động. Khi
xây dựng kinh đô Hoa Lư, Đinh Tiên Hoàng Đế cũng cho xây dựng 3 ngôi đền
để thờ các vị thần trấn giữ ở 3 vòng thành mà dân gian gọi là Hoa Lư tứ trấn.
Theo đó, thần Thiên Tôn trấn giữ cửa ngõ vào vòng thành phía Đông, thần Quý
Minh trấn giữ cửa ngõ vào thành Nam và thần Cao Sơn trấn giữ cửa ngõ vào
vòng thành phía Tây. Ngôi đền thần Cao Sơn hiện tại được tu tạo có kiến trúc
gần giống với đền Thánh Nguyễn, cũng xây tựa lưng vào núi, có hành lang
ngăn cách với thung lũng ở phía trước. Theo truyền thuyết, thần Cao Sơn là
một trong 50 người con của Lạc Long Quân - Âu Cơ. Đền thờ chính của thần ở
Phụng Hóa (Nho Quan,Ninh Bình). Vị thần này có công phù trợ quân Lê
Tương Dực diệt được Uy Mục, sau cũng được dân làng Kim Liên rước về thờ
và được phong là Cao Sơn đại vương trấn phía Nam kinh thành, một
trong Thăng Long tứ trấn.
- Theo như thần phả của đền núi Hầu (xã Yên Thắng, Yên Mô, Ninh
Bình) thì Cao Sơn đại vương là Lạc tướng Vũ Lâm, con thứ 17 vua Lạc Long
Quân, khi đi tuần từ vùng Nam Lĩnh đến vùng Thiên Dưỡng ở hành cung Vũ
Lâm, đã tìm ra một loài cây thân có bột dùng làm bánh thay bột gạo, lấy tên
mình đặt tên cho cây là Quang lang (dân địa phương vẫn gọi là cây quang lang
hay cây búng báng). Thần đã dạy bảo và giúp đỡ người dân làm ăn sinh sống
đồng thời bảo vệ khỏi các thế lực phá hoại vì vậy đã được nhân dân lập đền
thờ. Thần Cao Sơn cùng với thần Thiên Tôn và thần Quý Minh là ba vị thần
trấn ngự ở ba cửa ngõ phía tây, đông và nam của cố đô Hoa Lư.
1.2.2.4. Giếng Ngọc


Hình 10: Giếng Ngọc
18


Giếng ngọc của chùa Bái Đính cổ nằm gần chân núi Bái Đính. Tương truyền
đây là nơi thiền sư Nguyễn Minh Không đã lấy nước để sắc thuốc chữa bệnh
cho dân và chữa bệnh cho Vua Lý Thần Tông. Giếng xây lại hình mặt nguyệt,
rất rộng, có đường kính 30 m, độ sâu của nước là 6 m, không bao giờ cạn nước.
Miệng giếng xây lan can đá. Khu đất xung quanh giếng hình vuông, có diện
tích 6.000 m², 4 góc là 4 lầu bát giác. Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã cấp
bằng "Xác nhận kỷ lục": "Ngôi chùa có giếng lớn nhất Việt Nam", ngày 12
tháng 12 năm 2007.
1.2.3. Chùa Bái Đính tân tự

Hình 11: Chùa Bái Đính tân

tự

Chủ trì thiết kế kiến trúc chùa Bái Đính là Giáo sư, Kiến trúc sư Hoàng Đạo
Kính - Phó Chủ tịch Hội kiến trúc sư Việt Nam, nguyên Giám đốc Trung tâm
thiết kế và tu bổ di tích Trung ương (Viện Bảo tồn di tích Việt Nam).Chùa Bái
Đính mới (Bái Đính tân tự) có diện tích rộng 80 ha, nằm phía bên kia núi so
với chùa cổ và ở phía tây cố đô Hoa Lư. Đây là một công trình lớn gồm nhiều
hạng mục, kiến trúc chính: điện Tam Thế, điện Pháp Chủ, điện Quan Âm, Bảo
Tháp, Tháp Chuông, Tượng phật Di Lặc và các công trình hạ tầng, phụ trợ, khu
học viện Phật giáo, khu đón tiếp, Tam quan ngoại, Tam quan nội... được xây
dựng trong nhiều giai đoạn khác nhau.
Kiến trúc khu chùa mới nổi bật với những hình khối lớn, hoành tráng mang
đậm dấu ấn kiến trúc Việt Nam như sử dụng nguyên vật liệu chính ở địa

19


phương (đá xanh Ninh Bình, gỗ tứ thiết), ngói men Bát Tràng màu nâu sẫm...
Điều khác biệt nhất ở kiến trúc chùa Bái Đính thể hiện ở vòm mái màu nâu
sẫm cong vút hình đuôi chim phượng, nó không giống với nét thẳng thô của
chùa Trung Quốc.Các chi tiết trang chí kiến trúc chùa cũng mang đậm dấu ấn
của các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Việt Nam. Chùa Bái Đính khi xây
dựng được gọi là "đại công trường" với 500 nghệ nhân gồm rất nhiều tổ thợ
đến từ những làng nghề nổi tiếng như mộc Phúc Lộc, trạm khắc đá Ninh Vân,
đúc đồng Ý Yên, thêu ren Văn Lâm, sơn mài Cát Đằng, trạm bạc Đồng Xâm...
các nghệ nhân này được sử dụng các vật liệu địa phương như gỗ lim, đá
xanh Ninh Bình, ngói men Bát Tràng... để tạo ra nét thuần Việt trong kiến trúc
chùa Bái Đính.
Điều đặc biệt ở công trường xây dựng chùa Bái Đính là không gian nơi đây
luôn mở. Ngay từ khi xây dựng với đại tượng Phật còn đặt ở ngoài trời đã thu
hút rất đông các đoàn người hành hương chiêm bái. Du khách có thể đi bất cứ
nơi nào để quan sát các bộ phận công trình đang hình thành.

1.2.4: Những kỉ lục của quần thể chùa Bái Đính
Chùa Bái Đính được báo giới nhắc đến như là một ngôi chùa lớn với những
kỷ lục châu Á và khu vực, theo sách Kỷ lục Việt Nam và sách Kỷ lục châu Á.
Tính đến ngày 6/6/2009 ngôi chùa này đã có 6 kỷ lục được công nhận. Ngày
28/2/2012 chùa có thêm 2 kỷ lục chùa lớn nhất châu Á được xác lập. Những kỷ
lục của chùa Bái Đính được xác lập gồm:
1.Tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á: Tượng đồng 100 tấn ở
trong điện Pháp Chủ

20



Hình 012: Tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á

2.Tượng Phật Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á: tượng Phật Di lặc 100
tấn ngoài trời.

Hình 013: Tượng Phật Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á

21


3.Chuông đồng lớn nhất Việt Nam: Đại hồng chung nặng 36 tấn trong Tháp
Chuông.

Hình 014: Chuông đồng lớn nhất Việt Nam

4.Khu chùa rộng nhất Việt Nam: tổng 539 ha (riêng chùa cổ 27 ha, chùa mới
80 ha).

Hình 015 : Khu chùa rộng nhất Việt Nam

22


5.Khu chùa có hành lang dài nhất châu Á: hành lang La Hán dài gần 3 km.

Hình 016: Hành lang dài nhất châu Á

6.Khu chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam: 500 vị bằng đá xanh cao
khoảng 2m.


23


Hình 017: tượng La Hán nhiều nhất Việt Nam

24


7.Khu chùa có giếng ngọc lớn nhất Việt Nam.

Hình 018: giếng ngọc lớn nhất Việt Nam

8.Khu chùa có số cây bồ đề nhiều nhất Việt Nam: 100 cây bồ đề được chiết từ
cây bồ đề Ấn Độ

Hình 019: Cây bồ đề nhiều nhất Việt Nam

25


×