Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

tài liệu ôn thi môn Lịch sử Đảng bộ Quảng Trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.66 KB, 15 trang )

Vấn đề 1: Phân tích lợi thế về địa lý, về điều kiện tự nhiên, về điều kiện xã hội của tỉnh Quảng Trị
trong việc phát triển ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.
I. Lợi thế về địa lý, về điều kiện tự nhiên, về điều kiện xã hội của tỉnh Quảng Trị để phát triển
ngành nông nghiệp:
1. Lợi thế về vị trí địa lý: Quảng Trị là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung bộ, tuy với diện tích không
rộng, người không đông, nhưng do nằm ở vị trí chiến lược quan trọng nên Quảng trị đã và đang giữ
vai trò trọng yếu trong việc bảo vệ và khai thác biển Đông, nhất là nguồn lợi thủ sản, đảm bảo giao
lưu thông suốt giữa hai miền Bắc - Nam của đất nước. Là vị trí ngã ba Đông Dương với hành lang
kinh tế Đông - Tây nối cảng Cửa Việt, Mỹ Thuỷ qua đèo Lao Bảo với nước bạn Lào, Đông Bắc Thái
Lan, Myanmar mở ra quan hệ rộng lớn với Đại lục Tây Á. Đặc biệt, Quảng Trị có điều kiện giao
thông khá thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt và đường thuỷ. Qua địa phận Quảng Trị có các tuyến
giao thông huyết mạch như quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy dọc
qua tỉnh và quốc lộ 9 gắn với đường Xuyên á cho phép Quảng Trị có thể giao lưu kinh tế nói chung và
kinh tế nông nghiệp nói riêng với các tỉnh trong vùng và cả nước. Cảng Cửa Việt là một trong những
cảng biển có thể phục vụ cho vận chuyển hàng hóa nông nghiệp như cà phê, hồ tiêu, cao su, sắn…
trong vùng và trung chuyển hàng hóa nông nghiệp qua đường Xuyên á.
2. Lợi thế về điều kiện tự nhiên:
- Về địa hình: Do cấu tạo của dãy Trường Sơn, địa hình Quảng Trị thấp dần từ Tây sang Đông, Đông
Nam và chia thành 5 dạng địa hình: vùng núi cao phân bố ở phía Tây từ đỉnh dãy Trường Sơn đến
miền đồi bát úp; vùng trung du và đồng bằng nhỏ hẹp chạy dọc tỉnh; vùng thung lũng; kế đến là vùng
cát nội đồng và ven biển. Nhìn chung với địa hình đa dạng, phân hoá thành các tiểu khu vực tạo nên
các vùng tiểu khí hậu rất thuận lợi cho đa dạng hóa các loại cây trồng vật nuôi trong sản xuất nông,
lâm, ngư nghiệp. Ví dụ:
+ Địa hình gò đồi, núi thấp: Là phần chuyển tiếp từ địa hình núi cao đến địa hình đồng bằng, chạy
dài dọc theo tỉnh. Có độ cao từ 50-250m, như khối hối bazan Gio Linh - Cam Lộ, khối bazan Vĩnh
Linh nằm sát ven biển là điều kiện thích hợp cho việc trồng rừng, cây công nghiệp như cao su, hồ
tiêu, cây ăn quả lâu năm và chăn nuôi đại gia súc.
+ Địa hình đồng bằng: Là những vùng đất được bồi đắp phù sa từ hệ thống các sông, tương đối bằng
phẳng, có độ cao tuyệt đối từ 25 - 30 m. Bao gồm đồng bằng Triệu Phong được bồi tụ từ phù sa sông
Thạch Hãn khá màu mỡ; đồng bằng Hải Lăng, đồng bằng sông Bến Hải tương đối phì nhiêu. Đây là
vùng trọng điểm sản xuất lương thực, nhất là sản xuất lúa ở các huyện Hải Lăng, Triệu Phong, Gio


Linh, Vĩnh Linh.
- Về khí hậu: Quảng Trị nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt độ cao, chế độ ánh
sáng và mưa, ẩm dồi dào, tổng tích ôn cao... là những thuận lợi cơ bản cho phát triển các loại cây
trồng nông, lâm nghiệp. Chế độ nhiệt trên địa bàn tỉnh thuận lợi cho phát triển thâm canh tăng vụ
trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, điều kiện khí hậu, thời tiết của Quảng Trị mang tính chất khắc
nghiệt, thường xảy ra hạn hán về mùa khô và lũ lụt vào mùa mưa nên xét về mặt lợi thế thì yếu tố khí
hậu trên địa bàn tỉnh không cao.
- Về thủy văn: Quảng Trị có hệ thống sông ngòi khá dày đặc, mật độ trung bình 0,8-1 km/km 2, có đặc
điểm chung là ngắn và dốc. Toàn tỉnh có 12 con sông lớn nhỏ, tạo thành 03 hệ thống sông chính là
sông Bến Hải, sông Thạch Hãn và sông Ô Lâu (Mỹ Chánh).
+ Hệ thống sông Bến Hải: Bắt nguồn từ khu vực động Châu có chiều dài 65 km. Diện tích lưu vực
rộng khoảng 809 km2, đổ ra biển ở Cửa Tùng.
+ Hệ thống sông Thạch Hãn: Có chiều dài 155 km, diện tích lưu vực lớn nhất 2.660 km 2, đổ ra biển ở
Cửa Việt.
+ Hệ thống sông Ô Lâu có tổng chiều dài 65 km, tổng diện tích lưu vực khoảng 900 km 2, đổ ra phá
Tam Giang thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ngoài ra, ở phía Tây giáp biên giới Việt - Lào có một số sông nhánh điển hình là sông Sê Pôn
đoạn cửa khẩu Lao Bảo - A Đớt, sông Sê Păng Hiêng đoạn đồn biên phòng Cù Bai, Hướng Lập
(Hướng Hóa).
Nhìn chung hệ thống hệ thống sông suối của Quảng Trị phân bố đều khắp, điều kiện thủy văn
thuận lợi cung cấp nguồn nước dồi dào phục vụ cho hoạt động tưới tiêu trong nông nghiệp.
- Về tài nguyên thiên nhiên:
1


+ Tài nguyên rừng: Rừng Quảng Trị có khoảng 1.053 loại thực vật gồm nhiều loài cây lấy gỗ, cây
dược liệu, cây cảnh có giá trị kinh tế cao. Động vật rừng cũng khá phong phú và đa dạng đang sinh
sống tại rừng Quảng Trị. Ngoài ra, ở vùng gò đồi còn có cây trồng công nghiệp, nông nghiệp và rừng
trồng như cây cao su, hồ tiêu, cà phê, chè, bạch đàn, keo tràm, thông nhựa với diện tích tương đối lớn.
Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào đống góp vào tổng sản phẩm ngành nông nghiệp của tỉnh.

+ Tài nguyên đất: Trên địa bàn tỉnh hiện có 11 nhóm và 32 loại chính, đặc trưng chung gồm 3 nhóm
chính sau:
* Nhóm cồn cát và đất cát ven biển gồm cồn cát trắng kéo dài từ Vĩnh Linh đến Hải Lăng khoảng 60
km, rộng 4-6 km, có diện tích 5950ha, chiếm 1,3 % diện tích đất tự nhiên, phù hợp để nuôi trồng thủy,
hải sản, trồng rừng ngập mặn, tràm …
* Nhóm đất phù sa do các sông bồi đắp hàng năm dọc ven sông Mỹ Chánh, Thạch Hãn, sông Hiếu,
sông Bến Hải với diện tích khoảng 9130 ha, chiếm 2% diện tích tự nhiên có tiềm năng dinh dưỡng
khá cao để sản xuất lương thực, nhất là cây lúa.
* Nhóm đất đỏ vàng (bazan) phân bố ở vùng núi và gò đồi trung du gồm có đất nâu đỏ ở Hướng Hoá,
Vĩnh Linh, Gio Linh và Cam Lộ với diện tích chừng 20.000 ha, đất có tầng dày tơi xốp, độ mùn khá
thích hợp để trồng các loại cây công nghiệp như cao su, hồ tiêu, cà phê... Ngoài ra còn có loại đất đỏ
vàng diện tích 139.966 ha, chiếm 30,4% diện tích đất tự nhiên, đây là loại đất chủ yếu phù hợp với
trồng rừng lâm nghiệp.
+ Tài nguyên biển: Vùng lãnh hải Quảng Trị khoảng 8.400 km2, ngư trường đánh bắt rộng lớn, ven
bờ có thể sử dụng nuôi trồng thuỷ sản có giá trị kinh tế cao. Biển Quảng Trị có đầy đủ các loại hải sản
quý như: tôm hùm, mực nang, mực ống, cá chim, cá thu, cá ngừ, hải sâm, tảo...theo đánh giá của FAO
trữ lượng hải sản vùng biển Quảng Trị có khoảng 60.000 tấn trong đó đặc sản chiếm 11%, cá nổi
57,3%, cá đáy 31,6%... Tổng trữ lượng cho phép khai thác hàng năm khoảng 13.000-18.000 tấn. Khả
năng nuôi trồng hải sản xuất khẩu ven bờ biển khá lớn, mặt nước lợ vùng sông Hiếu, sông Bến
Hải...có khả năng nuôi trồng tôm sú, tôm he, cua biển, rong câu. Đây là điều kiện thuận lợi để phát
triển nghành ngư nghiệp, nuôi trồng thủy sản.
3. Lợi thế về điều kiện xã hội:
- Tiềm năng cơ sở hạ tầng:
+ Giao thông: Quảng Trị có hệ thống giao thông đường thuỷ khá thuận lợi với nhiều hệ thống sông
lớn chảy ra biển Đông, hai cửa sông là Cửa Tùng, Cửa tạo thuận lợi cho tàu thuyền hoạt động trên
biển. Trên bộ có các đường xuyên quốc gia như đường sắt Bắc - Nam, quốc lộ 1A, đường 9, đường
Hồ Chí Minh. Đáng lưu ý có cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và cửa khẩu quốc gia La Lay, thuận lợi cho
việc lưu thông hàng hoá nông nghiệp từ Quảng Trị đến các tỉnh bạn và các nước trong khu vực.
+ Mạng lưới điện quốc gia ngày được phát triển, 100% số xã phường được sử dụng điện. Công trình
thuỷ lợi - thuỷ điện Rào Quán đã vận hành tổ máy số 1 và đang tiếp tục thi công các tổ máy tiếp theo

đúng tiến độ để hoà vào mạng lưới điện quốc gia, đảm bảo cho việc sinh phục vụ sản xuất nông
nghiệp như tưới tiêu, phơi, sấy…
- Ngân hàng: Hầu hết các ngân hàng lớn của Việt nam đều đặt chi nhánh tại Quảng Trị, rất thuận lợi
cho bà con nông dân có thể vay vốn sản xuất nông nghiệp, mở các mô hình trang trại lớn.
- Bưu chính viễn thông phát triển nhanh, đảm bảo cung cấp thông tin nhanh, kịp thời về các khâu kỹ
thuật, lựa chọn nguồn giống, linh hoạt trong việc chọn đối tượng cây trồng, vật nuôi phù hợp với
nhu cầu thị trường.
- Tiềm năng về dân số, văn hóa: Quảng Trị tuy dân số không đông nhưng có cơ cấu dân số thuộc loại
trẻ, lao động dồi dào. Tính đến 31/12/2013 dân số Quảng Trị có 627.077 người. Mật độ dân số 132
người/Km2. Cơ cấu dân số vùng ở thành thị: 24,55%, nông thôn: 76,45%. Lao động trong độ tuổi
336.327 người, trong đó lao động nữ 159.736 người. Tỷ lệ thời gian lao động ở nông thôn đạt
79,65%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chung đạt 27%. Nguồn nhân lực dồi dào. Quảng Trị luôn vật lộn
với thiên nhiên, đấu tranh chóng thù trong giặc ngoài nên đã hình thành nên con người Quảng Trị đức
tính tốt đẹp: cần cù, chịu khó, kiên cường bất khuất bộc trực thẳng thắn, ham học, thông minh và tự
tin trong cuộc sống.... là điều kiện thuận lợi để khắc chế khí hậu khắc nghiệt để từ đó vượt phát triển
ngành nông nghiệp.
II. Lợi thế về địa lý, về điều kiện tự nhiên, về điều kiện xã hội của tỉnh Quảng Trị để phát triển
ngành công nghiệp:
2


1. Lợi thế về vị trí địa lý: Quảng Trị là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung bộ, tuy với diện tích không
rộng, người không đông, nhưng do nằm ở vị trí chiến lược quan trọng nên Quảng trị đã và đang giữ
vai trò trọng yếu trong việc bảo vệ và khai thác biển Đông, đảm bảo giao lưu thông suốt giữa hai miền
Bắc - Nam của đất nước. Là vị trí ngã ba Đông Dương với hành lang kinh tế Đông - Tây nối cảng
Cửa Việt, Mỹ Thuỷ qua đèo Lao Bảo với nước bạn Lào, Đông Bắc Thái Lan, Myanmar mở ra quan hệ
rộng lớn với Đại lục Tây Á. Đặc biệt, Quảng Trị có điều kiện giao thông khá thuận lợi cả về đường
bộ, đường sắt và đường thuỷ. Qua địa phận Quảng Trị có các tuyến giao thông huyết mạch như quốc
lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy dọc qua tỉnh và quốc lộ 9 gắn với đường
Xuyên á cho phép Quảng Trị có thể giao lưu kinh với các tỉnh trong vùng và cả nước. Cảng Cửa Việt

là một trong những cảng biển có thể phục vụ cho vận chuyển hàng hóa công nghiệp vùng và trung
chuyển hàng hóa công nghiệp qua đường Xuyên á, đặc biệt là hàng hóa của các ngành công nghiệp
sản xuất tiêu dùng, điện tử, tin học, cơ khí, luyện kim...
2. Lợi thế về điều kiện tự nhiên:
- Về địa hình: Do cấu tạo của dãy Trường Sơn, địa hình Quảng Trị thấp dần từ Tây sang Đông, Đông
Nam và chia thành 5 dạng địa hình: vùng núi cao phân bố ở phía Tây từ đỉnh dãy Trường Sơn đến
miền đồi bát úp; vùng trung du và đồng bằng nhỏ hẹp chạy dọc tỉnh; vùng thung lũng; kế đến là vùng
cát nội đồng và ven biển. Trong đó, địa hình núi cao phân bố ở phía Tây từ dãy Trường Sơn đến miền
đồi bát úp chiếm diện tích lớn nhất, có độ cao từ 250-2000 m, độ dốc 20-30 0. Địa hình phân cắt mạnh,
độ dốc lớn là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển tiềm năng thủy điện nhỏ.
Bên cạnh đó địa hình núi cao thích hợp cho hát triển trồng rừng, trồng cây lâu năm và chăn
nuôi đại gia súc; địa hình gò đồi, núi thấp thích hợp cho trồng cây công nghiệp như cao su, hồ tiêu,
cây ăn quả lâu năm là tiền đề để xây dựng và phát triển ngành công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh
Quảng Trị.
- Về khí hậu: Quảng Trị nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt độ cao, chế độ ánh
sáng và mưa, ẩm dồi dào, tổng tích ôn cao... là những thuận lợi cơ bản cho phát triển các loại cây
trồng lâm nghiệp, tạo điều kiện cung cấp nguyên liệu phục vụ cho việc phát triển loại hình công
nghiệp chế biến gỗ, ván ép.
- Về thủy văn: Quảng Trị có hệ thống sông ngòi khá dày đặc, mật độ trung bình 0,8-1 km/km 2, có đặc
điểm chung là ngắn và dốc. Toàn tỉnh có 12 con sông lớn nhỏ, tạo thành 03 hệ thống sông chính là
sông Bến Hải, sông Thạch Hãn và sông Ô Lâu.
+ Hệ thống sông Bến Hải: Bắt nguồn từ khu vực động Châu có chiều dài 65 km. Diện tích lưu vực
rộng khoảng 809 km2, đổ ra biển ở Cửa Tùng.
+ Hệ thống sông Thạch Hãn: Có chiều dài 155 km, diện tích lưu vực lớn nhất 2.660 km 2, đổ ra biển ở
Cửa Việt.
+ Hệ thống sông Ô Lâu có tổng chiều dài 65 km, tổng diện tích lưu vực khoảng 900 km 2, đổ ra phá
Tam Giang thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ngoài ra, ở phía Tây giáp biên giới Việt - Lào có một số sông nhánh điển hình là sông Sê Pôn
đoạn cửa khẩu Lao Bảo - A Đớt, sông Sê Păng Hiêng đoạn đồn biên phòng Cù Bai, Hướng Lập
(Hướng Hóa).

Hệ thống suối phân bố dày đặc ở vùng thượng nguồn. Các thung lũng suối phần lớn rất hẹp, độ
dốc lớn tạo ra nhiều thác cao hàng trăm mét và phân bậc phức tạp tạo ra tiềm năng thủy điện, cho
phép xây dựng một số nhà máy thuỷ điện với công suất vừa và nhỏ.
- Về tài nguyên thiên nhiên:
+ Tài nguyên rừng: Rừng Quảng Trị có khoảng 1.053 loại thực vật, trong đó có 175 loài cây gỗ như
lim xanh, trường, táu đá, trám, kiền kiền, sồi, gội,... Ngoài ra, ở vùng gò đồi còn có cây trồng công
nghiệp, nông nghiệp và rừng trồng như cây cao su, hồ tiêu, cà phê, chè, bạch đàn, keo tràm, thông
nhựa với diện tích tương đối lớn. Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào để hình thành và phát triển loại
hình công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng mộc mỹ nghệ và công nghiệp chế biến đồ gỗ xuất khẩu.
+ Tài nguyên đất: Trên địa bàn tỉnh hiện có 11 nhóm và 32 loại chính, đặc trưng chung gồm 3 nhóm
chính. Trong đó, nhóm đất đỏ vàng (bazan) phân bố ở vùng núi và gò đồi trung du gồm có đất nâu đỏ
ở Hướng Hoá,Vĩnh Linh, Gio Linh và Cam Lộ với diện tích chừng 20.000 ha, đất có tầng dày tơi xốp,
độ mùn khá thích hợp để trồng các loại cây công nghiệp như cao su, hồ tiêu, cà phê... Ngoài ra còn có
loại đất đỏ vàng, diện tích 139.966 ha, chiếm 30,4% diện tích đất tự nhiên, đây là loại đất chủ yếu phù
3


hợp với trồng rừng lâm nghiệp. Đây là điều kiện để tạo nguồn nguyên liệu tại chổ cho phát triển công
nghiệp chế biến nông sản, sản xuất các mặt hàng từ cao su…
+ Tài nguyên biển: Vùng lãnh hải Quảng Trị khoảng 8.400 km2, ngư trường đánh bắt rộng lớn, ven
bờ có thể sử dụng nuôi trồng thuỷ sản có giá trị kinh tế cao. Biển Quảng Trị có đầy đủ các loại hải sản
quý như: tôm hùm, mực nang, mực ống, cá chim, cá thu, cá ngừ, hải sâm, tảo...theo đánh giá của FAO
trữ lượng hải sản vùng biển Quảng Trị có khoảng 60.000 tấn trong đó đặc sản chiếm 11%, cá nổi
57,3%, cá đáy 31,6%... Tổng trữ lượng cho phép khai thác hàng năm khoảng 13.000-18.000 tấn. Khả
năng nuôi trồng hải sản xuất khẩu ven bờ biển khá lớn, mặt nước lợ vùng sông Hiếu, sông Bến
Hải...có khả năng nuôi trồng tôm sú, tôm he, cua biển, rong câu. Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào để
phát triển ngành công nghiệp chế biến thuỷ hải sản để xuất khẩu.
+ Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản của tỉnh Quảng Trị khá phong phú và đa dạng, đặc
biệt là khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất xi măng và làm vật liệu xây dựng. Đây là điều kiện để
tỉnh có thể phát triển mạnh công nghiệp xi măng và vật liệu xây dựng.

Mỏ đá vôi và nguyên liệu sản xuất xi măng kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam tập trung
ven đường 9 và đường 14. Dự báo trữ lượng khoảng 3,5 tỷ tấn tập trung ở Cam Tuyền, Tân Lâm
(Cam Lộ) mỏ Tà Rùng (Hướng Hoá). Đá vôi với chất lượng khá tốt. Nguyên liệu sét và các phụ gia
khác để sản xuất xi măng đều sẵn có.
Đá xây dựng, ốp lát: toàn tỉnh có 10 điểm, mỏ đá xây dựng, trữ lượng khoảng 500 triệu m 3;
phân bố chủ yếu dọc Quốc lộ 9 và đường Hồ Chí Minh trở về phía Tây, có điều kiện giao thông khá
thuận lợi.
Sét gạch ngói hiện có 18 điểm, mỏ với trữ lượng khoảng gần 82 triệu m 3, tập trung chủ yếu ở
Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Triệu Phong, Hải Lăng.
Cát thủy tinh. Dự báo trữ lượng khoảng 125 triệu m 3, chất lượng tốt, tập trung ở khu vực Cửa
Việt; có khả năng chế biến silicát, sản xuất thủy tinh và kính xây dựng.
Mỏ ti tan nằm dọc bờ biển Vĩnh Thái-Vĩnh Kim (Vĩnh Linh) có trữ lượng 400.000 tấn, ước
tính toàn bộ các điểm ti tan ven biển toàn tỉnh khoảng 1 triệu tấn, chất lượng Inmenhit, Zilicon, Ru tin
khá cao rất dễ khai thác, thuận tiện giao thông.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn nhiều nguồn khoáng sản như cát, cuội, sỏi xây dựng trữ lượng
dự báo khoảng 3,9 triệu m3, tập trung ở phần thượng nguồn các sông; nguồn nước khoáng ở Tân Lâm
có 3 điểm xuất lộ chính đều nằm ở phía Bắc sông Cam Lộ, chất lượng các nguồn nước khoáng tốt, có
tác dụng làm nước giải khát; cao lanh ở Tà Long, A Pey (Đăkrông) và La Vang (Hải Lăng) chất lượng
khá tốt; than bùn phân bố tập trung ở Hải Lăng và Gio Linh với tổng trữ lượng gần 400 ngàn tấn cho
phép khai thác làm nguyên liệu sản xuất phân vi sinh với khối lượng khá lớn; vàng phân bố ở Vĩnh Ô
(Vĩnh Linh), Tà Long, A Vao (Đakrông) với trữ lượng khoảng 20 tấn là cơ hội để khai thác và phát,
phát triển các loại hình công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
3. Lợi thế về điều kiện xã hội:
- Tiềm năng cơ sở hạ tầng:
+ Giao thông: Quảng Trị có hệ thống giao thông đường thuỷ khá thuận lợi với nhiều hệ thống sông
lớn chảy ra biển Đông, hai cửa sông là Cửa Tùng, Cửa tạo thuận lợi cho tàu thuyền hoạt động trên
biển. Trên bộ có các đường xuyên quốc gia như đường sắt Bắc - Nam, quốc lộ 1A, đường 9, đường
Hồ Chí Minh. Đáng lưu ý có cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và cửa khẩu quốc gia La Lay, thuận lợi cho
việc lưu thông hàng hoá công nghiệp từ Quảng Trị đến các tỉnh bạn và các nước trong khu vực.
+ Mạng lưới điện quốc gia ngày được phát triển, 100% số xã phường được sử dụng điện. Công trình

thuỷ lợi - thuỷ điện Rào Quán đã vận hành tổ máy số 1 và đang tiếp tục thi công các tổ máy tiếp theo
đúng tiến độ để hoà mạng lưới quốc gia, đảm bảo cho việc vận hành các khu công nghiệp trên địa bàn
tỉnh được liên tục, ổn định.
- Ngân hàng: Hầu hết các ngân hàng lớn của Việt nam đều đặt chi nhánh tại Quảng Trị, rất thuận lợi
cho các doanh nghiệp, công ty vay vốn để mở rộng quy mô sản xuất của mình.
- Bưu chính viễn thông phát triển nhanh, đảm bảo cung cấp thông tin nhanh, kịp thời, linh hoạt
trong việc chọn thị trường, mẫu mã sản phẩm công nghiệp...
- Tiềm năng về dân số, văn hóa:
Quảng Trị tuy dân số không đông nhưng có cơ cấu dân số thuộc loại trẻ, lao động dồi dào. Tính đến
31/12/2013 dân số Quảng Trị có 627.077 người. Mật độ dân số 132 người/Km2. Cơ cấu dân số vùng
4


ở thành thị: 24,55%, nông thôn: 76,45%. Lao động trong độ tuổi 336.327 người, trong đó lao động nữ
159.736 người. Tỷ lệ thời gian lao động ở nông thôn đạt 79,65%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chung
đạt 27%. Nguồn nhân lực dồi dào. Quảng Trị luôn vật lộn với thiên nhiên, đấu tranh chóng thù trong
giặc ngoài nên đã hình thành nên con người Quảng Trị đức tính tốt đẹp: cần cù, chịu khó, kiên cường
bất khuất bộc trực thẳng thắn, ham học, thông minh và tự tin trong cuộc sống.... là điều kiện thuận lợi
đào tạo và cung ứng cho các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
III. Lợi thế về địa lý, về điều kiện tự nhiên, về điều kiện xã hội của tỉnh Quảng Trị để phát triển
dịch vụ:
1. Lợi thế về vị trí địa lý: Quảng Trị là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung bộ, tuy với diện tích không
rộng, người không đông, nhưng do nằm ở vị trí chiến lược quan trọng nên Quảng trị đã và đang giữ
vai trò trọng yếu trong việc bảo vệ và khai thác biển Đông, nhất là nguồn lợi thủ sản, đảm bảo giao
lưu thông suốt giữa hai miền Bắc - Nam của đất nước. Là vị trí ngã ba Đông Dương với hành lang
kinh tế Đông - Tây nối cảng Cửa Việt, Mỹ Thuỷ qua đèo Lao Bảo với nước bạn Lào, Đông Bắc Thái
Lan, Myanmar mở ra quan hệ rộng lớn với Đại lục Tây Á. Đặc biệt, Quảng Trị có điều kiện giao
thông khá thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt và đường thuỷ. Qua địa phận Quảng Trị có các tuyến
giao thông huyết mạch như quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy dọc
qua tỉnh và quốc lộ 9 gắn với đường Xuyên á cho phép Quảng Trị có thể giao lưu kinh tế với các tỉnh

trong vùng và cả nước. Cảng Cửa Việt là một trong những cảng biển có thể phục vụ cho vận chuyển
hàng trong vùng và trung chuyển hàng hóa qua đường Xuyên á. Đây là điều kiện thuận lợi để Quảng
Trị phát triển các loại hình dịch vụ vận tải, dịch vụ xuất nhập khẩu.
2. Lợi thế về điều kiện tự nhiên:
- Về địa hình: Do cấu tạo của dãy Trường Sơn, địa hình Quảng Trị thấp dần từ Tây sang Đông, Đông
Nam và chia thành 5 dạng địa hình: vùng núi cao phân bố ở phía Tây từ đỉnh dãy Trường Sơn đến
miền đồi bát úp; vùng trung du và đồng bằng nhỏ hẹp chạy dọc tỉnh; vùng thung lũng; kế đến là vùng
cát nội đồng và ven biển. Nhìn chung với địa hình đa dạng, phân hoá thành các tiểu khu vực tạo nên
các vùng tiểu khí hậu rất thuận lợi cho đa dạng hóa các loại cây trồng vật nuôi, từ đó hình thành nên
các làng sinh thái như làng sinh thái Lệ Xuyên, làng sinh thái Linh An thuộc xã Triệu Trạch… là cơ
hội tốt để thu hút khách tham quan, du lịch.
- Về khí hậu: Nhìn chung, Quảng Trị nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt độ cao,
chế độ ánh sáng và mưa, ẩm dồi dào, tổng tích ôn cao..., điều kiện khí hậu, thời tiết của Quảng Trị
mang tính chất khắc nghiệt, thường xảy ra hạn hán về mùa khô và lũ lụt vào mùa mưa. Nhưng xét
riêng tiểu vùng khí hậu đỉnh Trường Sơn với tính ôn hoà thì đây là tài nguyên quý mang lại sức hấp
dẫn cho sự phát triển các hoạt động dịch vụ, du lịch, tạo không gian mát mẻ cho tham quan, nghỉ
dưỡng, đặc biệt là trong mùa hè nóng gay gắt của vùng Bắc Trung Bộ. Đây là điểm độc đáo của khí
hậu Quảng Trị.
- Về thủy văn: Quảng Trị có có 12 con sông lớn nhỏ, tạo thành 03 hệ thống sông chính là sông Bến
Hải, sông Thạch Hãn và sông Ô Lâu. Các con sông trên địa bàn tỉnh mang trong mình dấu ấn lịch sử
đậm nét, là nơi chứng kiến những nỗi đau chia cắt đất nước, nỗi bật là sông Bến Hải đã chịu nỗi đau
chia cắt suốt ròng rã 21 năm trời. Giờ đây hòa bình lập lại, sông Bến Hải, cầu Hiền Lương là một
trong những điểm tham quan, thu hút khách thập phương.
- Về tài nguyên thiên nhiên:
+ Tài nguyên rừng: Rừng Quảng Trị có khoảng 1.053 loại thực vật thuộc 528 chi, 130 họ, trong đó
có 175 loài cây gỗ. Động vật rừng cũng khá phong phú và đa dạng. Hiện tại có khoảng 67 loài thú,
193 loài chim và 64 loài lưỡng cư bò sát (thuộc 17 họ, 3 bộ) đang sinh sống tại rừng Quảng Trị.
Quảng Trị còn có những cánh rừng nguyên sinh, suối nước nóng ở Đakrông, khu vực hồ Rào Quán Khe Sanh, Thác Luồi Đakrông... cho phép phát triển du lịch lâm sinh thái. Ngoài ra, ở vùng gò đồi
còn có cây trồng công nghiệp, nông nghiệp và rừng trồng như cây cao su, hồ tiêu, cà phê, chè, bạch
đàn, keo tràm, thông nhựa với diện tích tương đối lớn. Đây là điều kiện thuận lọi cho phép Quảng Trị

phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh trong giai đoạn tới.
+ Tài nguyên đất: Trên địa bàn tỉnh hiện có 11 nhóm và 32 loại chính, đặc trưng chung gồm 3 nhóm
chính sau:
* Nhóm cồn cát và đất cát ven biển gồm cồn cát trắng kéo dài từ Vĩnh Linh đến Hải Lăng khoảng 60
km, rộng 4-6 km.
5


* Nhóm đất phù sa do các sông bồi đắp hàng năm dọc ven sông Mỹ Chánh, Thạch Hãn, sông Hiếu,
sông Bến Hải với diện tích khoảng 9130 ha.
* Nhóm đất đỏ vàng (bazan) phân bố ở vùng núi và gò đồi trung du gồm có đất nâu đỏ ở Hướng Hoá,
Vĩnh Linh, Gio Linh và Cam Lộ với diện tích chừng 20.000 ha, ngoài ra còn có loại đất đỏ vàng diện
tích 139.966 ha.
Đây là điều kiện thuận lợi để hình thành và phát triển các dịch vụ nông nghiệp như cung cấp
giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, máy móc, vật tư nông nghiệp
và dịch vụ cho vay vốn hỗ trợ sản xuất
+ Tài nguyên biển: Vùng lãnh hải Quảng Trị khoảng 8.400 km2, ngư trường đánh bắt rộng lớn, ven
bờ có thể sử dụng nuôi trồng thuỷ sản có giá trị kinh tế cao. Biển Quảng Trị có đầy đủ các loại hải sản
quý như: tôm hùm, mực nang, mực ống, cá chim, cá thu, cá ngừ, hải sâm, tảo là điều kiện tốt để phát
triển dịch vụ hậu cần nghề cá. Bên cạnh đó, quảng Trị có nhiều bải biển đẹp như biển Cửa Việt, cửa
biển Mỹ Thủy, bãi tắm Gia Đằng, biển Cửa Tùng được ví là “nữ hoàng của các bãi tắm” là điều kiện
tốt để xây dựng các nhà hàng, khách sạn cung ứng dịch vụ nghỉ ngơi, tắm biển và ẩm thực về biển.
3. Lợi thế về điều kiện xã hội:
- Tiềm năng cơ sở hạ tầng:
+ Giao thông: Quảng Trị có hệ thống giao thông đường thuỷ khá thuận lợi với nhiều hệ thống sông
lớn chảy ra biển Đông, hai cửa sông là Cửa Tùng, Cửa tạo thuận lợi cho tàu thuyền hoạt động trên
biển. Trên bộ có các đường xuyên quốc gia như đường sắt Bắc - Nam, quốc lộ 1A, đường 9, đường
Hồ Chí Minh. Đáng lưu ý có cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và cửa khẩu quốc gia La Lay, thuận lợi cho
việc lưu thông hàng hoá từ Quảng Trị đến các tỉnh bạn và các nước trong khu vực. Ngoài ra, đây còn
là điều kiện thuận lợi để góp phần vào phát triển tiềm năng du lịch của “con đường di sản miền

Trung” và “con đường huyền thoại”.
+ Các di tích lịch sử: Quảng Trị có hệ thống di tích chiến tranh cách mạng gắn liền với cuộc kháng
chiến cứu nước vĩ đại của dân tộc, trong đó có những địa danh nổi tiếng thế giới như Thành cổ Quảng
Trị, địa đạo Vịnh Mốc, di tích Hiền Lương, Cồn Tiên, Dốc Miếu, đường mòn Hồ Chí Minh, Khe
Sanh, Làng Vây, Nhà tù Lao Bảo, nghĩa trang liệt sỹ Đường 9, nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn, hàng
rào điện tử McNamara, trường Bồ Đề, sân bay Tà Cơn, Khu di tích tổng bí thư Lê Duẩn... Đây là bảo
tàng sinh động nhất về di tích chiến tranh cách mạng, đó là cơ sở để tạo sản phẩm du lịch hoài niệm
về chiến trường xưa độc đáo.
- Tiềm năng về văn hóa: Quảng Trị có nhiều món ăn, nhiều lễ hội văn hóa mang bản sắc riêng là điều
kiện thuận lợi để thu hút khachs du lịch và phát triển dịch vụ ăn uống:
+ Về ẩm thực: Quảng Trị có rất nhiều đặc sản, chẳng hạn như bánh khoái, rau trên đá, nước mắm, xôi
nếp Lào, bún hến làng Mai Xá, cháo bột Diên Sanh, bánh ướt Phương Lang, canh ám làng Lam Thủy,
bánh bột lọc Mỹ Chánh, rượu Kim Long, nước mắm Mỹ Thủy, ruốc bột Thâm Khê…
+ Về lễ hội văn hóa: Ở Quảng Trị có một số lễ hội thu hút đông đảo sự tham gia của nhân dân địa
phương và du khách như: Lễ hội đêm Thành Cổ, Lễ hội Trường Sơn huyền thoại, Lễ hội thống nhất
non sông, Lễ hội Tổ đình Sắc Tứ, Lễ hội dân gian, Hội Cướp Cù, Hội Thượng Phước, Lễ hội rước
kiệu ở thánh địa La Vang, Lễ hội đua thuyền, Lễ hội rước hến làng Mai Xá, Lễ hội đua thuyền truyền
thống làng Mai Xá, Lễ hội chợ đình Bích La Lễ hội Nhịp cầu Xuyên Á... Ngoài ra còn có hệ thống
chùa chiền, nhà thờ các tôn giáo và dòng họ, các lễ hội truyền thống gắn liền gắn liền với đời sống
vhoá tinh thần các dân tộc.
- Tiềm năng về dân số: Quảng Trị tuy dân số không đông nhưng có cơ cấu dân số thuộc loại trẻ, lao
động dồi dào. Tính đến 31/12/2013 dân số Quảng Trị có 627.077 người. Mật độ dân số 132
người/Km2. Cơ cấu dân số vùng ở thành thị: 24,55%, nông thôn: 76,45%. Lao động trong độ tuổi
336.327 người, trong đó lao động nữ 159.736 người. Tỷ lệ thời gian lao động ở nông thôn đạt
79,65%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chung đạt 27%. Nguồn nhân lực dồi dào. Quảng Trị luôn vật lộn
với thiên nhiên, đấu tranh chóng thù trong giặc ngoài nên đã hình thành nên con người Quảng Trị đức
tính tốt đẹp: cần cù, chịu khó, kiên cường bất khuất bộc trực thẳng thắn, ham học, thông minh và tự
tin trong cuộc sống.... là điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ việc làm và xuất khẩu lao động.
* LƯU Ý THÊM VỀ TÀI NGUYÊN ĐẤT
Xét về mặt thổ nhưỡng: +TNĐ: Tài nguyên đất:

Có 11 nhóm và 32 loại chính, đặc trưng chung gồm 3 nhóm chính sau:
6


- Nhóm cồn cát và đất cát ven biển gồm cồn cát trắng kéo dài từ Vĩnh Linh đến Hải Lăng khoảng 60
km, rộng 4-6 km. Đất cát ven biển phân bố rãi rác dọc ven biển có diện tích 5950ha, chiếm 1,3 % diện
tích đất tự nhiên, hầu hết cồn cát và đất cát ven biển là đất nghèo kiệt dinh dưỡng, đất chua ít sử dựng
hoặc có sử dụng đem lại giá trị kinh tế không cao. Tuy vậy phù hợp để lập các làng sinh thái, nuôi
trồng thủy, hải sản, trồng rừng ngập mặn, tràm chống cát bay…
-Nhóm đất phù sa do các sông bồi đắp hàng năm dọc ven sông Mỹ Chánh, Thạch Hãn, sông Hiếu,
sông Bến Hải với diện tích khoảng 9130 ha, chiếm 2% diện tích tự nhiên có tiềm năng dinh dưỡng
khá cao đã và đang được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp.
- Nhóm đất đỏ vàng (bazan) phân bố ở vùng núi và gò đồi trung du gồm có đất nâu đỏ (bazan) ở
Hướng Hoá,Vĩnh Linh, Gio Linh và Cam Lộ với diện tích chừng 20.000 ha, đất có tầng dày tơi xốp,
độ mùn khá thích hợp để trồng các loại cây công nghiệp như cao su, hồ tiêu, cà phê ...Ngoài ra còn có
loại đất đỏ vàng, phổ biến là đồi trọc lau lách, diện tích 139.966ha, chiếm 30,4% diện tích đất tự
nhiên, đây là loại đất chua, nghèo mùn, giá trị sản xuất nông nghiệp thấp, chủ yếu phù hợp với trồng
rừng lâm nghiệp. Nguồn nguyên liệu chủ động để phát triển công nghiệp chế biến nông sản, sản xuất
các mặt hàng từ cao su…
Xét về mặt quản lý:
1. Tài nguyên đất
Theo số liệu thống kê tỉnh Quảng Trị năm 2008, tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh có 474.699,11 ha.
Các loại đất chia theo mục đích sử dụng bao gồm:
1.1. Đất nông nghiệp.Có diện tích là 301.993,75 ha, chiếm 63,62% tổng diện tích đất tự nhiên. Bình
quân đất nông nghiệp/người là 4.770 m2.
- Đất sản xuất nông nghiệp.Có diện tích 79.556,86 ha, chiếm 16,76%, bình quân đất sản xuất nông
nghiệp/người là 1.257 m2. Phần lớn đất sản xuất nông nghiệp là đất trồng cây hàng năm với diện tích
50.950,17 ha, chiếm 64,04% đất sản xuất nông nghiệp (trong đó đất lúa 29.643,08 ha, đất cây hàng
năm khác 21.177,78 ha, đất cỏ dùng vào chăn nuôi 129,31 ha). Đất trồng cây lâu năm có 28.606,69
ha, chiếm 35,96% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, chủ yếu trồng cao su, cà phê, hồ tiêu, cây ăn

quả...
- Đất lâm nghiệp có rừng: Có diện tích là 219.638,85 ha, chiếm 72,73% diện tích đất nông nghiệp,
trong đó đất rừng sản xuất 101.631,02 ha, rừng phòng hộ 62.664,45 ha, rừng đặc dụng 55.343,38 ha.
1.2. Đất phi nông nghiệp.Diện tích có 41.421,31 ha, chiếm 8,73% tổng diện tích đất tự nhiên, bao
gồm:
- Đất ở. Diện tích 7.129,18 ha, chiếm 17,2% diện tích đất phi nông nghiệp, trong đó đất ở tại đô thị
1.516,67 ha, đất ở tại nông thôn 5.612,51 ha.
- Đất chuyên dùng. Diện tích 14.836,01 ha, chiếm 35,82% diện tích đất phi nông nghiệp, bao gồm đất
trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 241,68 ha; đất an ninh quốc phòng 1375,98 ha; đất sản xuất kinh
doanh phi nông nghiệp 767,23 ha; đất có mục đích công cộng 12.082,45 ha (giao thông, thuỷ lợi...).
- Đất tôn giáo, tín ngưỡng. Diện tích 368,37 ha.
- Đất nghĩa trang nghĩa địa. Diện tích 3.921,34 ha.
- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng. Diện tích 15.052,29 ha.
- Đất phi nông nghiệp khác: 114,12 ha.
1.3. Đất chưa sử dụng.Còn 131.284,05 ha, chiếm 27,66% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó:
- Đất bằng chưa sử dụng 12.725,25 ha, có thể khai thác đưa vào sử dụng cho mục đích sản xuất nông
nghiệp và phi nông nghiệp khác.
- Đất đồi núi chưa sử dụng 117.782,15 ha. Đây là tiềm năng lớn cho phép khai hoang mở rộng quy
mô phát triển nông, lâm nghiệp và đưa vào sử dụng trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội.
- Diện tích núi đá không có rừng cây: 776,65 ha.
Tuy diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều nhưng phần lớn là đất cồn cát, đất chua mặn, đất đồi
núi chia cắt mạnh, có tầng dày mỏng, nhiều diện tích bị kết vón đá ong, phân bố rải rác, không tập
trung và có những vùng còn bom mìn chưa được rà phá. Do đó để cải tạo, khai thác đưa vào sử dụng
được trong các ngành kinh tế cần có đầu tư vốn lớn và kỹ thuật, thuỷ lợi, rà phá bom mìn...

7


Vấn đề 2: Quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của Phật giáo, Công giáo và Tin lành
trên địa phương tỉnh Quảng Trị? Giải pháp nào để nâng cao chất lượng công tác tôn giáo ở tỉnh

ta?
I. Quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của Phật giáo, Công giáo và Tin lành trên địa
phương tỉnh Quảng Trị
1. Quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của Phật giáo:
Phật giáo truyền vào Việt Nam những năm đầu thế kỷ I (Tây lịch), trong bối cảnh nước ta đang nội
thuộc của phong kiến Trung Quốc. Cùng với quá trình mở mang bờ cõi của nhiều triều đại phong kiến Việt
Nam, tiêu biểu thời Lý, Trần và của chúa Nguyễn, đạo Phật đã được các cư dân người Việt mang theo trong
các đợt di dân, khai canh lập làng, dựng chùa. Các chùa cổ nhất ở Quảng Trị được xây dựng vào đầu thế kỷ
XV và mang dấu ấn Phật giáo Đại Việt như Chùa làng Câu Nhi (Hải Lăng), chùa Lan Đình (Gio Linh) chùa
Làng Gia Độ ở huyện Triệu Phong. Muộn hơn có chùa làng An Thái (Cam Tuyền- Cam Lộ), chùa làng Đầu
Kênh (Triệu Phong), chùa làng Lâm Xuân (Hải Lăng) được thành lập vào khoảng thế kỷ XVI- XVII.
Nền Phật giáo dân gian truyền thống ấy đã tạo điều kiện cho sự truyền bá và tiếp nhận tích cực Phật
giáo phái Thiền Lâm Tế Quảng Đông, Trung Hoa thế kỷ XVIII. Từ sau thời kỳ truyền phái Lâm Tế vào
Quảng Trị, một hệ thống chùa chiền phái này đã được thiết lập. Trong số này có chùa Sắc Tứ Tịnh Quang
thuộc dòng Liễu Quán Quảng Trị, sang đến thời Nguyễn, Phật giáo Quảng Trị đã có bước phát triển rộng
lớn, nên tín ngưỡng Phật giáo ăn sâu bám rễ trong các tầng lớp nhân dân.
Đầu thế kỷ XX, cùng với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, Phật giáo bắt đầu chấn hưng và
phát triển. Phật giáo Quảng Trị cũng bắt đầu phục hồi và phát triển. Đến chế độ độc tài Ngô Đình Diệm với
chính sách kỳ thị tôn giáo hết sức khốc liệt, chính quyền Ngô Đình Diệm đã gây ra bao nỗi tang tóc đối với
tín đồ Phật giáo miền Nam nói chung và Quảng Trị nói riêng.
Năm 1975, đất nước hoàn toàn giải phóng, Phật giáo bắt đầu hồi phục và có điều kiện phát triển nỗi
bật hơn. Năm 1981, các hệ phái Phật giáo đã họp tại chùa Quán Sứ - Thủ đô Hà Nội thống nhất các hệ phái
với danh xưng “Giáo hội Phật giáo Việt Nam”. Ở Quảng Trị, từ năm 1981- 1989, Ban Đại diện Phật giáo
Quảng Trị thuộc Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Bình Trị Thiên. Từ khi tái lập tỉnh năm 1989, Phật giáo
Quảng Trị đã phát triển mạnh mẽ, hội nhập và đồng hành cùng quê hương Quảng Trị trên con đường đổi mới.
Do hậu quả của chiến tranh nặng nề, sau giải phóng (30/4/1975) số cơ sở thờ tự Phật giáo ở Quảng
Trị hầu hết bị tàn phá. Trước giải phóng theo ước tính có khoảng 284 chùa, niệm phật đường, tịnh xá, tịnh
thất (Thống kê chính thức năm 2013 có 126 cơ sở thờ tự). Sau năm 1975, chỉ còn lại một số ít ngôi chùa ở
huyện Hải Lăng tương đối còn nguyên vẹn, còn lại đa số hư hại nặng chỉ còn nền móng.
Hiện nay, Phật giáo có 188 cơ sở thờ tự, trong đó có 2 cơ sở từ thiện xã hội. Cùng với chủ trương,

chính sách đổi mới tôn giáo của Đảng và Nhà nước, phần lớn các cơ sở thờ tự Phật giáo đã được xây dựng
khá khang trang, đáp ứng được nhu cầu tín ngưỡng của đa số bà con Phật tử tỉnh nhà.
Hiện nay, số lượng chức sắc Phật giáo là 90 người. Trong đó Hòa thượng: 3 người, Thượng tọa: 1,
Đại đức: 53, Ny sư, Sư cô: 33 người.
Về tổ chức, từ năm 1981 – 1989, Ban Đại diện Phật giáo Việt Nam tỉnh thuộc Ban Trị sự Giáo hội
Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Trị Thiên. Từ khi lập lại tỉnh đến nay Giáo hội Phật giáo tỉnh đã trải quan 5 kỳ
đại hội.
Đại hội lần thứ nhất (nhiệm kỳ 1990- 1991), đại hội đã bầu ra Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh
gồm 16 vị, trong đó có 7 chức sắc và 9 cư sỹ do Thượng tọa Thích Chánh Trực làm trưởng Ban. Ban Trị sự
nhiệm kỳ thứ nhất kéo dài 9 năm, sở dĩ như vậy là vì đến kỳ đại hội theo quy định của Hiến chương, xét
thấy chưa cần thay đổi bộ máy và nhân sự nên Ban Trị sự xin lưu nhiệm mãi đến năm 1999 mới đại hội lần
thứ hai.
Đại hội lần thứ V (nhiệm kỳ 2012 - 2017). Ban Trị sự Phật giáo tỉnh có 56 vị, Hòa thượng Thích
Thiện Tấn được bầu làm Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh.
Về tổ chức Phật giáo các huyện, thị, thành phố: 8/10 huyện, thị, thành phố đã có Ban Đại diện Phật
giáo là Huyện Hải Lăng, Gio Linh, Triệu Phong, Cam Lộ, Hướng Hóa, Đakrông, Thị xã Quảng Trị và thành
phố Đông Hà.
Về tổ chức cơ sở: toàn tỉnh có 188 có ban hộ tự Chùa, Niệm Phật đường cơ sở, phân bố đều 8 huyện
trong toàn tỉnh. Các hoạt động chủ yếu tập trung kỷ niệm các ngày lễ trọng như: Phật đản, Vulan, đại hội
nhiệm kỳ, tu bổ, xây dựng cơ sở thờ tự, phong chức phong phẩm, thuyên chuyển chức sắc, giới thiệu tăng ni
thọ giới, tu học, thuyết pháp, bồi dưỡng Tăng tài, tổ chức các kỳ An cư kiết hạ…
8


Về hoạt động của Gia đình Phật tử: hiện nay tỉnh Quảng Trị có 164 đơn vị Gia đình Phật tử. Phân
ban gia đình Phật tử Quảng Trị là một bộ phận của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Trị do Ban Trị
sự Phật giáo tỉnh quản lý. Quảng Trị là một trong những tỉnh có số lượng Gia đình Phật tử tương đối đông
so với cả nước và hoạt động khá tích cực. Hoạt động của Gia đình Phật tử Quảng Trị thuần túy tôn giáo và
được sự quản lý bảo trợ của Ban Đại diện các huyện, thị, thành phố cũng như Ban hộ tự Chùa, Niệm phật
đường cơ sở.

2. Quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của Công giáo:
Công giáo du nhập vào Việt Nam khoảng thế kỷ XVI- XVII do các linh mục Dòng tên người Bồ Đào
Nha, tuy nhiên người có công lớn đưa Công giáo vào Việt Nam là Linh mục Alexandre de Rhodes người
Pháp vào thế kỷ XVII. Công giáo du nhập vào tỉnh Quảng Trị vào khoảng cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII
do giám mục Bá Đa Lộc, người đã giúp Nguyễn Phúc Ánh khi ông trốn chạy cuộc vây hãm của Tây Sơn.
Năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi vua, lấy hiệu là Gia Long. Nhớ ơn Giám mục Bá Đa Lộc, Gia Long
cho phép tự do truyền bá Công giáo. Đây được coi là thời kỳ thịnh vượng của Công giáo Việt Nam thời chúa
Nguyễn, trong đó có đạo Công giáo Quảng Trị. Đến thời Cảnh Thịnh với chính sách cấm đạo, Công giáo
Quảng Trị đã bị ảnh hưởng rất nhiều và sự tích hình thành nhà thờ La Vang ra đời trong hoàn cảnh ấy nên đã
nhuốm màu dân gian và huyền thoại.
* Một số vấn đề về Nhà thờ La Vang
Nhà thờ La Vang ở thôn Phú Hưng, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị là một nhà thờ giáo
xứ nhưng cũng là nơi diễn ra lễ hội hành hương đã thành truyền thống của tín đồ công giáo khắp nơi trong
cả nước với tình cảm tín ngưỡng sâu sắc.
Giáo hội Công giáo coi La Vang là một trong 3 nơi trên thế giới có Đức mẹ Maria hiện hình (La
Vang - Việt Nam, Lộ Đức - Pháp, Patima - Bồ Đào Nha). Nhà thờ La Vang được tòa thánh Vatican phong
tước hiệu “Tiểu Vương cung thánh đường”. Giáo hoàng Gioăng Pôn II nhiều lần gửi thư và nhắc đến
“Thánh địa La Vang” trong các lần triều yết tại tòa thánh La Mã.
- Trong suốt 100 năm đầu, câu chuyện La Vang chỉ là vấn đề tín ngưỡng của một số giáo dân địa
phương, không thấy giáo hội nói gì tới. Đến cuối thế kỷ XIX khi thực dân Pháp đặt xong ách đô hộ thực dân
lên đất nước ta, đạo công giáo đã trở thành có thế lực. Giám mục Gaspa cũng định tước hiệu cho đức mẹ La
Vang là “Đức mẹ phù hộ các giáo hữu”; chọn mẫu tượng Đức mẹ La Vang và định lệ sau khi khánh thành
nhà thờ mới, cứ 3 năm tổ chức đại hội Kiệu Đức mẹ La Vang một lần. Năm 1901 nhà thờ làm xong, lễ
khánh thành nhà thờ cũng là lễ đại hội Kiệu La Vang lần thứ nhất. Từ đầu thế kỷ XX đến nay , do hoàn cảnh
chiến tranh bị gián đoạn nên giáo hội mới tổ chức được 29 kỳ đại hội, trong những kỳ Đại hội gần đây số
lượng giáo dân về hành hương ngày càng đông. Đại hội 26 (2002) có 16 vạn người, đại hội 27 (2005) có 30
vạn, đại hội 28(2008) có khoảng 40 vạn giáo dân.
- Ngày 24/11/1960, Giáo hoàng Gioan 23 ra sắc chỉ thành lập hàng giáo phẩm Việt Nam.
- Ngày 13/4/1961, Hội đồng giám mục Việt Nam họp tại Huế quyết định lấy đền thờ La Vang làm
đền thờ toàn quốc dâng hiến trái tim đức mẹ, đồng thời quyết định coi nhà thờ La Vang là “Trung tân thánh

mấu toàn quốc”.
- Ngày 8/8/1961, Hội đồng giám mục Việt Nam họp tại Đà Nẵng quyết định xin tòa thánh nâng nhà
thờ La Vang lên hàng “Vương cung thánh đường” và vạch một chương trình quy mô mở rộng linh địa La
Vang cho xứng với “Trung tân thánh mấu toàn quốc”.
- Ngày 22/8/1961, Giáo hoàng Gioan 23 ra sắc chỉ chấp thuận đề nghị của Hội đồng giám mục Việt
Nam coi La Vang là “Tiểu Vương cung thánh đường” của Giáo hội hoàn vũ.
- Sau năm 1975, nhà thờ La Vang bị chiến tranh tàn phá nặng nề nhưng với chính sách tự do tín
ngưỡng tôn giáo của Đảng và Nàh nước ta. Các lễ hội tôn giáo tạo nhà thờ vấn diễn ra bình thường và ổn
định. Chính quyền các cấp vẫn coi nhà thờ La Vang là nhà thờ giáo xứ.
*Từ những tư liệu đã được tìm hiểu nghiên cứu ở trên, từ các văn bản của nhà nước từ tỉnh đến cơ sở
đều dùng tên gọi: Nhà thờ La Vang và gần đây ngày 17/11/2009, UBND tỉnh Quảng Trị cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất cũng đã dùng danh từ: Nhà thờ La Vang. Ban Dân vận Tỉnh ủy đề xuất tên gọi:
Nhà thờ La Vang hoặc Trung tâm hành hương La Vang. Không dùng bất cứ một danh xưng nào của
Giáo hội Công giáo đã sử dụng trước đây đối với nhà thờ La Vang.
Tín đồ Công giáo toàn tỉnh hiện vào khoảng 1,1 vạn người, tăng khoảng 1.000 người so với năm 2004,
bình quân mỗi năm tăng trên 100 người. Phân bố hầu khắp các huyện, thị, thành phố, đông nhất là huyện Hải
Lăng, thành phố Đông Hà, Triệu Phong, thị xã Quảng Trị.
9


Số lượng chức sắc Công giáo ở tỉnh Quảng Trị hiện nay có 22 Linh mục quản xứ, phó xứ tại 33 nhà
thờ thuộc 20 giáo xứ trên toàn tỉnh. Có 3 dòng tu nữ thuộc 16 cộng đoàn (Dòng Mến Thánh giá, Dòng Đức
Mẹ vô nhiễm và Dòng Đức Mẹ đi viếng) với 43 thành viên dòng tu.
Trước năm 1975, theo thống kê có gần 70 cơ sở thờ tự của đạo Công giáo, tập trung 9/ 10 huyện, thị,
thành phố trong tỉnh. Trong chiến tranh, giai đoạn từ 1968- 1972 giáo dân Quảng Trị di dân vào nam rất
nhiều và hầu như cơ sở thờ tự của Công giáo ở Quảng Trị bị hư hỏng nặng chỉ còn lại nền, móng nhất là địa
bàn các huyện Vĩnh Linh, Triệu Phong, Hải Lăng, Gio Linh, một số cơ sở thờ tự đã được nhà nước trưng
dụng xây dựng trạm xá, trường học, hợp tác xã, công viên và một số công trình công cộng khác.
Hiện nay có 33 cơ sở thờ tự thuộc 20 giáo xứ tập trung ở 6 huyện thị: Triệu Phong, Đông Hà, Hướng
Hóa, Cam Lộ, Gio Linh, Hải Lăng và thị xã Quảng Trị. Ngày nay trong xu thế hội nhập và đổi mới, cùng

với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo, các cơ sở sinh hoạt đạo Công giáo đã
được xây dựng khang trang đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của đại đa số giáo dân, trong số đó phải kể đến
Trung tâm hành hương Đức mẹ La Vang, một trong ba điểm hành hương của giáo hội toàn cầu, nhà thờ
Long Hưng được xếp hạng di tích lịch sử Quốc gia.
Về cơ cấu giáo hội Công giáo cấp tinh chỉ có 2 cấp có tư cách pháp nhân là Giáo hạt và giáo xứ. Hạt
trưởng Hạt Công giáo Quảng Trị do linh mục Lê Quang Quý đứng đầu trực thuộc giáo phận Huế, có 20
giáo xứ với 33 cơ sở sinh hoạt tôn giáo.
Hoạt động của công giáo những năm qua diễn ra bình thường chủ yếu tăng cường truyền đạo, phát
triển tín đồ, tăng cường đào tạo, bổ nhiệm và thuyên chuyển các linh mục về các giáo xứ. Xúc tiến thành lập
các hội đoàn Công giáo, cũng cố tổ chức giáo xứ, họ đạo ở cơ sở nhằm tăng cường cũng cố đức tin thu hút
tín đồ. Tăng cường mối quan hệ với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để tranh thủ kinh phí hoạt
động, in ấn kinh sách, nhất là mở rộng đất đai, xây dựng các cơ sở tôn giáo, điển hình là Trung tâm hành
hường Đức mẹ La Vang đã được nhà nước cấp thêm đất, xây dựng mới một số hạng mục và khu hành
hương.
3. Quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của đạo Tin lành:
Đạo Tin lành du nhập vào Quảng Trị vào những năm 60 của thế kỷ XX trong bối cảnh cuộc chiến
tranh ác liệt giữa dân tộc ta và đế quốc Mỹ. Trong thời gian này đạo Tin lành phát triển khá nhanh cả về số
lượng tín đồ, chức sắc cũng như quy mô tổ chức giáo hội và phạm vi hoạt động.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (1975), các mục sư và một số truyền đạo chuyển vào các
tỉnh phía Nam, một số cốt cán Tin lành có tham chế độ cũ được đưa đi học tập, cải tạo. Mặt khác ta tích cực
đấu tranh loại bỏ yếu tố chính trị trong các tôn giáo cho nên giai đoạn này, các tổ chức Tin lành ở Quảng Trị
hầu như không hoạt động. Một bộ phận tín đồ dần dần khô, nhạt đạo.
Cuối năm 1980 và đầu năm 1981, có 13 hộ với 45 khẩu người dân tộc thiểu số trở lại sinh hoạt đạo
Tin lành. Được sự hổ trợ từ bên ngoài và địa hạt Trung trung bộ về tiền, kinh sách, băng hình… số cốt cán
Tin Lành đẩy mạnh việc tuyên truyền phát triển đạo. Từ đó, đạo Tin lành phát triển với quy mô ngày càng
lớn, tốc độ ngày càng nhanh, địa bàn ngày càng rộng, có lúc trở thành phong trào. Năm 1991, có 83 hộ với
386 khẩu, năm 1995 có 142 hộ với 680 khẩu, năm 2001 tăng lên 398 hộ, 1.800 khẩu, đến tháng 10 năm
2004 có 412 hộ với hơn 2.000 khẩu, đến tháng 12 năm 2013 toàn tỉnh có 3.441 tín đồ.
Đối tượng truyền đạo chủ yếu là trong đồng bào dân tộc Vân Kiều. Địa bàn truyền đạo tập trung vào
miền núi, vùng sâu, vùng xa, các xã dọc đường 9, và dọc bờ biển nơi có đông người hồi hương theo chương

trình HCR.
Sau khi Tổng liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) có văn thư xin phép cử đại diện Tin
lành ở Quảng Trị, các ban ngành chức năng thống nhất ý kiến trình UBND tỉnh giải quyết. Ngày
17/12/2002, UBND tỉnh đã có công văn số 2446 - CV/UB chấp nhận ông Dương Minh Đức làm Mục sư
nhiệm chức đại diện Tin lành Quảng Trị. Ngày 23/01/2014, tại Nhà thờ Tin lành Chi hội Khe Sanh, huyện
Hướng Hóa, hệ phái Tin lành Việt Nam (miền Nam) tỉnh Quảng Trị tổ chức bầu nhân sự đại diện Tin lành
Quảng Trị nhiệm kỳ 2013- 2015. Tham dự có đại diện Tổng Liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền
Nam) cùng với các mục sư, truyền đạo trên địa bàn tỉnh. Kết quả Mục sư Nguyễn Hữu Trung quản nhiệm
Chi hội thánh Tin lành Cửa Việt đã được bầu làm đại diện Tin lành Quảng Trị thay Mục sư Dương Minh
Đức.
Toàn tỉnh có 2 chi hội là Chi hội thánh Tin lành Cửa Việt và Chi hội thánh Tin lành Khe Sanh; có 62
điểm nhóm, 59 nhà nhóm; trưởng điểm nhóm 60 người; có 2 mục sư và 3 truyền đạo.
10


Cuối năm 2004, toàn tỉnh có hơn 2.000 tín đồ, tính đến ngày 31/12/2013, toàn tỉnh có 3.441 tín đồ,
bình quân mỗi năm tăng 140 tín đồ.
II. Giải pháp để nâng cao chất lượng công tác tôn giáo ở tỉnh ta:
a) Đề nghị các cơ quan chức năng trung ương nghiên cứu để hướng dẫn cụ thể các nghị quyết, chỉ thị,
pháp lệnh nghị định về công tác tôn giáo và xây dựng lực lượng cốt cán trong đồng bào có đạo ở đại
phương để vận vận dụng vào địa phương; hàng năm đề nghị ban Dân vận Trung ương tổ chức tập
huấn chuyên đề từng tôn giáo cho cán bộ làm công tác tôn giáo, nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp
vụ cho đội ngũ làm công tác tôn giáo các cấp .
b) Tạo nguồn kinh phí cho bộ máy làm công tác tôn giáo, chế độ phụ cấp đặc thù cho cán bộ làm
công tác tôn giáo các cấp cũng như các Hội nghị giao ban, sơ kết, tổng kết năm, các hoạt động theo
dõi chỉ đạo ở La Vang; tổ chức cho cán bộ học tập thăm quan trong và ngoài nước để đúc rút kinh
nghiệm.
c) Đề nghị Trung ương có những chế tài cụ thể xử lý những hành vi vi phạm pháp luật đối với số cực
đoan lợi dụng tôn giáo hoạt động chính trị. Bên cạnh đó tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với
việc thông tin trên mạng, phát hành xuất bản tập san, tạp chí, ấn phẩm của các tổ chức tôn giáo.

d) Hoạt động của các tôn giáo đôi lúc có những vấn đề mới nảy sinh như: Đại lễ kỷ niệm, lễ cầu siêu
tại các Nghĩa trang liệt sỹ, nhà thờ La Vang; việc tổ chức Năm Thánh, hội thảo của các tôn giáo; việc
trùng tu, sửa chữa tôn tạo các di tích lịch sử, văn hoá có liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo, các hoạt
động từ thiện nhân đạo; hiện tượng tán phát tài liệu trên mạng …những vấn đề này thời gian qua các
ban ngành chức năng của tỉnh còn lúng túng trong quản lý, chỉ đạo. Đề nghị Ban Dân vận Trung ương
quan tâm lãnh đạo kịp thời trong công tác tôn giáo trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

11


Vấn đề 3:
3.1 Nhận xét của đồng chí về cách phân kỳ lịch sử Đảng bộ Quảng Trị với lịch sử Đảng
Cộng sản Việt Nam từ năm 1930 đến nay và lấy dẫn chứng.
Xét một cách tổng quát thì có thể khẳng định rằng: cách phân kỳ lịch sử Đảng bộ Quảng Trị
với lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là giống nhau. Lịch sử của Đảng bộ Quảng Trị và lịch sử Đảng
Cộng sản Việt Nam có nét những tương đồng, trùng hợp ngẫu nhiên. Có những giai đoạn, lịch sử
Đảng bộ Quảng Trị giống như một bản tóm tắt của lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
Sỡ dĩ đưa ra nhận xét như vậy là vì:
Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Trị là một bộ phận của lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Trị nằm trong dòng chảy của lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
Mỗi bước trưởng thành của Đảng bộ tỉnh Quảng Trị là một bộ phận của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Giai đoạn 1930-1945
Tháng 11/1929 ở nước ta có 3 tổ chức cộng sản: An Nam cộng sản đảng, Đông Dương cộng
sản đảng và Đông Dương cộng sản liên đoàn. Cùng thời điểm này ở QT có 3 chi bộ cộng sản đầu tiên:
An Tiêm, Tường Vân (Triệu Phong) và Tân Tường (Cam Lộ). Ngày 03/02/1930 Đảng Công sản Việt
Nam được thành lập, ở QT Đảng bộ QT được thành lập vào ngày 21/4/1930.
Cách mạng tháng Tám nổ ra, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân cả nước giành chính
quyền, Đảng bộ QT lãnh đạo nhân dân toàn tỉnh đấu tranh giành chính quyền.
Giai đoạn 1945-1954
Dưới sự lãnhđạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ QT đã lãnh đạo nhân dân toàn tỉnh

thực hiện thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp.
Giai đoạn 1954-1975
Giai đoạn 1954 – 1975 lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Trị một lúc thực hiện đồng thời 2 cuộc
cách mạng, điều này hoàn toàn giống lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. QT bị chia cắt thành 2 khu
vực vì vậy phải tiến hành đồng thời 2 cuộc cách mạng: cách mạng XHCN ở phía bắc sông Bến Hải
(Vĩnh Linh), cách mạng DTDCND ở phía nam sông Bến Hải (các huyện còn lại của QT)
Giai đoạn 1975 đến nay
Đất nước hoàn toàn thống nhất, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân cả nước thực hiện
thắng lợi công cuộc đổi mới và tiến lên xây dựng CNXH. ở QT, Vĩnh Linh được sát nhập vào lại QT.
Đảng bộ QT đã lãnh đạo nhân dân toàn tỉnh thực hiện công cuộc kiến thiết và xây dựng lại quê hương
tiến lên cùng với cả nước.
3.2 Những hiểu biết của đồng chí về giai đoạn lịch sử 1954 – 1975 trên địa phương Quảng Trị và
khu vực Vĩnh Linh. Kết quả và ý nghĩa của 21 năm kháng chiến chống Mỹ và xây dựng CNXH
Giai đoạn 1954-1960
Quảng Trị: đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Gionevo, tiếp thu đề cương cách mạng miền
Nam, khôi phục và phát triển lực lượng.
Khu vực Vĩnh Linh: ra sức khôi phục và phát triển kinh tế làm căn cứ vững chắc cho cách
mạng miền Nam.
Ngày 28/5/1955 Trung ương Đảng ra quyết định số 16/QĐ-TƯ thành lập Đảng ủy khu vực
Vĩnh Linh gồm 3 đồng chí do đồng chí Lê Thanh Liêm làm Bí thư khu ủy
Ngày 16/6/1955 Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 551/TTg thành lập đặc khu Vĩnh Linh
(khu vực Vĩnh Linh từ đây được tổ chức thành một đơn vị hành chính riêng, ngang với 1 tỉnh dưới sự
chỉ đạo của Chính phủ Trung ương).
Giai đoạn 1961-1965
Quảng Trị: chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ
Ngày 30/6/1961 Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ V khai mạc tại chiến khu Ba
Lòng đề ra nhiệm vụ nhằm chống trả chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ
Khu vực Vĩnh Linh: thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965); sẵn sàng đánh thắng
âm mưu leo thang chiến tranh bắn phá miền Bắc lần thứ nhất (1964-1968) của đế quốc Mỹ. Tích cực
chi viện sức người, sức của cho chiến trường Quảng Trị.

Giai đoạn 1965-1968
Quảng Trị: chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ, tiến công nổi dậy xuân
Mậu Thân 1968, giải phóng Khe Sanh.
12


Ngày 28/7/1965 Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ VI khai mạc tại chiến khu Ba
Lòng đề ra nhiều biện pháp nhằm chống lại “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ trong 2 mùa khô
1965-1966 và 1966-1967.
Ngày 20/6/1967 Mỹ ném bom vào khu vực Cửa Tùng làm hàng trăm người chết.
Đêm 30/01, rạng sáng 31/01/1968 quân và dân Quảng Trị tổng tiến công nổi dậy xuân Mậu
Thân 1968 giải phóng Khe Sanh, góp phần cùng miền Nam đánh thắng “Chiến tranh cục bộ” của đế
quốc Mỹ.
Khu vực Vĩnh Linh: đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ, tích
cực chi viện sức người, sức của cho chiến trường Quảng Trị.
Giai đoạn 1968-1973
Quảng Trị: chống chiến lược “Việt nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ, tiến công nổi dậy
giải phóng quê hương.
Thất bại ở “Chiến tranh cục bộ” đầu năm 1969 Mỹ thực hiện chiến lược “Việt nam hóa chiến
tranh”(thay màu da trên xác chết).
Ngày 01/3/1972 tiếp thu chủ trương của Thường vụ quân ủy Trung ương, quân và dân Quảng
Trị tiến công nổi dậy Xuân Hè 1972 tiến tới giải phóng Đông Hà vào ngày 01/5/1972
Từ tháng 6/1972 - 9/1972 Tỉnh ủy Quảng Trị lãnh đạo quân và dân đánh bại cuộc phản kích tái
chiến của quân Ngụy giữ vững Thành cổ Quảng Trị trong suốt 81 ngày đêm.
Khu vực Vĩnh Linh: góp phần đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ 2 của đế
quốc Mỹ, dốc toàn lực cho chiến trường Quảng Trị.
Giai đoạn 1973-1975
Quảng Trị: đấu trah đòi thi hành Hiệp định Pari, ra sức xây dựng và củng cố vùng giải phóng.
Khu vực Vĩnh Linh: khôi phục và phát triển kinh tế, tổ chức đời sống cho nhân dân, đảm bảo
quốc phòng an ninh.

Kết quả và ý nghĩa của 21 năm kháng chiến chống Mỹ và xây dựng CNXH
Kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, 100% huyện, thị xã, 98 xã đơn vị vũ trang
nhân dân, 46 các nhân được tuyên dương anh hùng; 78265 người được tặng thưởng Huân chương
kháng chiến, 221 cá nhân được tặng thưởng Huân chương độc lập, 1 cá nhân được tặng thưởng Huân
chương Hồ Chí Minh; 767 bà mẹ được phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Cùng với
Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị vinh dự được đón nhận Huân chương Sao vàng – Huân
chương cao quý nhất của Đảng và Nhà nước.
Ra đời và trưởng thành từ 1 vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử, là con đẻ của phong trào
yêu nước và cách mạng, tuyệt đối trung thành và vận dụng sáng tạo học thuyết Mác lenin và tư tưởng
HCM vào điều kiện cụ thể của địa phương, Đảng bộ QT luôn là hạt nhân lãnh đạo chính trị, đưa nd
trong tỉnh vượt qua muôn vàn gian khổ, hi sinh, dũng cảm chiến đấu, dành thắng lợi này đến thắng lợi
khác.
Sau thắng lợi của CM tháng 8 1945 và thắng lợi của cuộc kháng chiến thần thánh chống thực
dân P xâm lược, 1 lần nữa lịch sử lại đặt lên vai Đ ta, nd ta 1 trách nhiệm hết sức nặng nề và vinh
quang: Đánh thắng đế quốc M xâm lược và bè lũ tay sai, thống nhất tổ quốc. Một lần nữa, Đảng bộ và
nd QT phải đương đầu với những thách thức mới tưởng chừng như khó có thể gánh vác nổi. Nhưng
với lòng yêu nước nồng nàn, chí căm thù giặc sâu sắc và quyết tâm sắt đá vì độc lập, tự do của tổ
quốc, cán bộ Đảng viên và nd Qt cùng cả nc bước vào cuộc trường chinh chống Mỹ cứu nc suốt 21
năm trời k nghỉ với ý chí:
Nhà tan cửa nát cũng ừ
Quyết tâm thắng Mỹ cực chừ sướng sau!
Cuộc chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược của quân và dân QT diễn ra trong hoàn cảnh hết
sức đặc biệt: Nguyên là 1 tỉnh thống nhất, từ khi hiệp định Gionevo kí kết, QT bị chia làm 2 vùng
Nam Bắc sông Bến Hải. Bờ nam sông BH là nơi Mỹ Ngụy chọn làm địa bàn chia cắt chiến lược, vừa
ngăn chặn sự tiến công của miền Bắc, vừa almf bàn đạp để tiến công miền Bắc khi có dk. Dưới sự
lđạo của Tỉnh ủy QT, cbo, Đ viên cùng ndan các huyện phía Nam tiếp tục đấu tranh giải phóng miền
Nam, hoàn thành CM dân tộc DCND trong cả nc. Ở khu vực VL, dưới sự lđạo của Đảng ủy khu vực,
cb, Đ viên và nd ra sức xd CNXH làm hậu phương vưng chắc cho cm miền nam. Do đk và tchat của
13



cuộc đấu tranh, 2 đảng bộ và nd 2 vùng trong tỉnh thực hiện 2 nv cụ thể khác nhau, song đều cùng
chung 1 mục tiêu là hoàn thành thắng lợi 2 nv chiến lược của cm VN.
21 năm chống Mỹ, cứu nc là chặng đường lịch sử đầy gian khổ, hi sinh nhưng vô cùng oanh
liệt và vẻ vang của dtoc. Những năm tháng đó là những năm tháng hào hùng và rực rỡ chiến công của
quân và dân ta trên chiến trường QT-miền quê dạn dày, gan góc, miền quê " ra ngõ gặp anh hùng" "
vào nhà gặp dũng sỹ". Dù phải chịu đựng nhiều mất mát, hi sinh nhưng Đảng bộ và nd QT đã dành
nhiều thắng lợi huy hoàng. QT mãi mãi sáng ngời 8 chữ vàng " tấn công, nỏi dậy, anh dũng. kiên
cường": VL đời đời rực rỡ danh hiệu " VL lũy thép anh hùng" . Kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứu nước, 100% huyện thị xã; 98 xã, đơn vị LLVTND và 46 cá nhân được tuyên dương anh hùng,
767 bà mẹ đc phong tặng BMVNAH, 78265 người được tặng thưởng huân chương kháng chiến, 221
cá nhân được tặng thưởng huân chương độc lập, 1 cá nhân được tặng thưởng huân chương HCM.
Cùng với tỉnh QB, TTH, QT đc vinh dự đón nhận huân chương sao vàng- phần thưởng cao quý của Đ
và nn ta.
Tổng kết sự lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng bộ trong thời kì QT tiến hành 2 chiến lược CM:
CMDTDCND và cm XHCN, chúng ta thấy những thành tựu và ưu điểm đạt được là rất to lớn, cơ bản,
góp phần đưa sự nghiệp cm của Đảng và nd ta đến thắng lợi hoàn toàn. Tuy nhiên, ở mỗi thời kì, mỗi
giai đoạn lịch sử, chúng ta vẫn có những khuyết điểm, nhược điểm, thậm chí có sai lầm dẫn đến tổn
thất-đó là điều khó tránh khỏi.
Hơn 20 năm lãnh đạo và tổ chức cuộc ctranh giải phóng, Đảng ta đã rút ra được những bài học
hết sức quý báu làm phong phú thêm kho tàng kinh nghiệm của cm VN; trong đó có những hphần
đóng góp quan trọng của Đảng bộ và nd QT
3.3 Kể tên và nêu vắn tắt nội dung của 15 kỳ đại hội đảng bộ tỉnh từ đại hội lần 1 cho đến các đại
hội khi còn trực thuộc Bình Trị Thiên và khi tách tỉnh.
ĐH1: Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ I khai mạc vào ngày 28/6/1946 tại thành cổ
QT, đồng chí Đặng Thí được cử làm Bí thư. Nội dung: Thảo luận báo cáo của tỉnh ủy, tập trung vào
đánh giá tình hình mọi mặt sau CMT8, bàn kĩ các nhiệm vụ sắp tới, tăng cường củng cố sự thống nhất
trong Đảng bộ, phát triển các đoàn thể, thành lập hội Liên Việt tỉnh, bàn các biện pháp đẩy mạnh phát
triển kinh tế, văn hóa...
ĐH2: Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ II khai mạc tại Khe Su tháng 11/1947, đồng

chí Đặng Thí được cử làm Bí thư. Nội dung: đại hội vạch rõ: phải lãnh đạo ndân vừa biết sản xuất,
vừa đánh giặc giỏi. Tích cực xây dựng cơ sở Đảng ở những nơi còn yếu, coi trọng việc nâng cao trình
độ lý luận ctri.
ĐH3: Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ III triệu tập vào ngày 20-3-1949 tại
chiến khu Ba Lòng. Đại hội cử đồng chí Nguyễn Quang Xá làm Bí thư. Nội dung: nghiêm túc kiểm
điểm công tác lãnh đạo , chỉ đạo của Đảng bộ, của tỉnh ủy trong nhiệm kì qua. Đề ra nhvu trọng tâm
là phát triển chiến tranh nhân dân; củng cố kiện toàn chính quyền, xây dựng kinh tế, văn hóa, bám đất
giữ làng, xây dựng làng chiến đấu theo phương châm của Khu ủy, trọng tậm là huấn luyện cán bộ
đảng viên.
ĐH4: Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ IV được triệu tập tại chiến khu Ba
Lòng từ 25-4 đến 6-5-1950. Đại hội bầu đồng chí Trần Trọng Hoãn (Trần Trọng Tân) làm Bí thư. Nội
dung: Quán triệt Nghị quyết Hội nghị cán bộ toàn quốc lần 3, tâp trung kiểm điểm công tác lãnh đạo,
chỉ đạo của Đảng bộ, bàn phương hướng, nhiệm vụ trong nhiệm kì tới.
ĐH5: Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ V khai mạc vào ngày 30/6/1961 tại
Tu Pông, Hướng Hóa. Đại hội bầu đồng chí Trương Chí Công làm Bí thư Tỉnh uỷ. Nội dung: phát
triển hướng tiến công từ rừng núi về nông thôn, đánh phá ấp chiến lược, giành dân, giành quyền làm
chủ, đưa phong trào cách mạng của địa phương tiến kịp với phong trào của quân khu 5 và toàn miền.
ĐH6: Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ VI khai mạc vào ngày 28/7/1965, tại
Khe Su chiến khu Ba lòng . Đại hội bầu BCH Đảng bộ, đồng chí Trương Chí Công được bầu làm Bí
thư. Nội dung: hội nghị tập trung học tập Nghị quyết hội nghị TW 11 khóa III , kiểm điểm, đánh giá
tình hình hoạt động của đảng bộ nhiệm kì qua, vạch ra phương hướng hoạt động của Đảng bộ trong
nhiệm kì tới, Bầu BCH Đảng bộ tỉnh khóa VI

14


Tháng 6/1971, BCH Đảng bộ Quảng Trị được tái lập, đồng chí Hồ Sĩ Thản làm Bí thư Tỉnh
uỷ. Cuối năm 1973, sau khi đồng chí Hồ Sỹ Thản được Khu uỷ Trị Thiên Huế điều đi nhận nhiệm vụ
mới, đồng chí Lê Hành được cử làm Bí thư Tỉnh uỷ (1973 đến 3-1976)
ĐH7: Từ ngày 19 đến 25/7/1977, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Trị Thiên lần thứ I được

tiến hành (đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ VII). Đồng chí Bùi San được bầu làm Bí thư,
đồng chí Cổ Kim Thành làm Phó Bí thư Tỉnh ủy. Nội dung: thông qua nghị quyết về phương hướng
nhiệm vụ trong những năm 1977-1978. Phương hướng nhiệm vụ xây dựng Đảng. Nhiệm vụ chính trị
của Đảng bộ trong giai đoạn cách mạng mới, trọng tâm là tập trung sức giải quyết vấn đề lương thực,
xây dựng quốc phòng toàn dân vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị và TTATXH.
ĐH8: Từ ngày 6 đến 11/01/1981, tại thành phố Huế đã diễn ra Đại hội đại biểu Đảng bộ Bình
Trị Thiên lần thứ II(đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ VIII). Đồng chí Bùi San được bầu lại
làm Bí thư Tỉnh ủy. Nội dung: Đại hội tập trung thảo luận bản báo cáo tổng kết sự lãnh đạo của Đảng
bộ và tình hình của tỉnh trong 5 năm 1976-1980 và nhiệm vụ trước mắt trong 2 năm 1981-1982
ĐH9: Ngày 27-31/01/1983, tại tp.Huế, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Trị Thiên lần thứ III
chính thức khai mạc(đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ IX). Đồng chí Vũ Thắng được bầu làm
Bí thư Tỉnh ủy. Nội dung: Báo cáo tình hình chung và báo cáo về xây dựng Đảng của BCH đảng bộ
tỉnh. Tiếp tục bàn các nội dung biện pháp để thực hiện các chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm lần thứ 3.
Ngày 5/11/1986, Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ nhất (khóa IV) tiến hành bầu Ban Thường vụ gồm
15 đồng chí. Đồng chí Vũ Thắng được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy.
ĐH10: Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Trị Thiên lần thứ IV diễn ra từ ngày 20-26/10/86 tại
TP.Huế (đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ X). Nội dung: đại hội bàn các nội dung biện pháp
để thược hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xương và thực hiện kế hoạc năm năm lần thứ 4
(1986-1991)
Ngày 08/5/1989 thi hành quyết định của Bộ Chính trị ngày 01-7-1989, tỉnh Quảng Trị chính
thức được tái lập
ĐH11: Được sự đồng ý của TW ngày 24/8/1991 Đại hội đại biểu Đảng bộ Quảng Trị lần thứ
XI khai mạc tại Thị xã Đông Hà. Tại hội nghị này đồng chí Nguyễn Đức Hoan được cử làm Bí thư.
Nội dung: Bàn kế hoạch, biện pháp để thực hiện kế hoạch 5 năm (1991-1995)
ĐH12: Ngày 07/5/1996 Đại hội đại biểu Đảng bộ Quảng Trị lần thứ XII khai mạc tại Thị xã
Đông Hà. Tại hội nghị này đồng chí Nguyễn Đức Hoan được cử làm Bí thư. Nội dung: Bàn và đưa ra
các giải pháp chỉ tiêu để thực hiện kế hoạch 5 năm 1996-2000
ĐH13: Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XIII tiến hành từ ngày 26/02/2001
đến ngày 01/03/2001. Đồng chí Vũ Trọng Kim được bầu làm Bí thư. Nội dung: Bàn và đưa ra kế
hoạch và biện pháo đê thực hiện chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm 2001-2005

ĐH14: Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XIV được tiến hành từ ngày 01/12
đến ngày 04/12/2005. Đồng chí Nguyễn Viết Nên được bầu làm Bí thư. Nội dung: Bàn kế hoạch, biện
pháp thực hiện kế hoạch 5 năm 2005-2010
ĐH15: Ngày 24-9-2010, tại TP Đông Hà, Đảng bộ tỉnh Quảng Trị đã khai mạc Đại hội đại
biểu lần thứ 15, nhiệm kỳ 2010-2015. Đồng chí Lê Hữu Phúc được bầu làm Bí thư. Nội dung: Bàn kế
hoạch biện pháp thực hiện kế hoạch 5 năm 2010-2015.

15



×