Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Thực trạng và giải pháp nhằm bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (994.78 KB, 46 trang )

LỜI CẢM ƠN!
Trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam có câu “ Một chữ là thầy, nửa chữ cũng
là thầy”.
Thật đúng là như vậy.Trong suốt học kì I vừa qua dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián
tiếp em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của cô giáo cũng như gia đình và
bạn bè. . Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng để
em làm bài tập lớn này mà nó còn là hành trang quí báu để em bước vào đời một cách
vững chắc và tự tin.Tham gia làm bài tập lớn môn Cơ sở văn hóa Việt Nam, kết thúc
học kì I, là một cơ hội quý bấu đối với tất cả các bạn sinh viên, đặc biệt là đối với bản
thân em.Bài tập lớn này giúp em có được một cái nhìn toàn diện,sâu sắc, vừa rèn luyện
được kĩ năng làm việc độc lập ,vừa trau dồi thêm được rất nhiều kiến thức bổ ích, giúp
ích rất lớn cho công việc của em trong tương lai.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới :
Tiến sĩ Nguyễn Phương Thảo – giáo viên trực tiếp giảng dạy chúng em trong bộ
môn Cơ sở văn hóa Việt Nam, đã tận tình hướng dẫn chúng em qua từng buổi học trên
lớp cũng như những buổi học tập thực tế ngoài trời.
Các thầy cô giáo trong khoa Du lịch – Sư Phạm Trường Đại học Công nghiệp Hà
Nội.
Trong quá trình làm đề tài, mặc dù đã cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu, học hỏi.Song
do thời gian tìm hiểu không nhiều, lượng kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế còn
hạn chế.Nên bài báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót.Em rất mong nhận được sự
đóng góp, quan tâm chỉ bảo của các thầy cô và các bạn trong lớp để bài tập lớn này
cũng như lượng kiến thức của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội,ngày 7 tháng 12 năm 2015
Sinh viên
Kiều Thị Phương


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................................4


1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề......................................................................................5
3. Mục đích nghiên cứu....................................................................................... .......6
4. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................7
5. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................7
6. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................7
7. Bố cục .......................................................................................................................8

CHƯƠNG I:
KHÁI QUÁT VỀ KHÔNG GIAN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN
1.1. Giới thiệu chung về Tây Nguyên........................................................................9
1.1.1. Vị trí địa lý- điều kiện tự nhiên của Tây Nguyên........................................9
1.1.1.1. Vị trí địa lý ...........................................................................................9
1.1.1.2. Điều kiện tự nhiên................................................................................10
1.1.2. Điều kiện dân cư của Tây Nguyên...............................................................12
1.2. Nguồn gốc,đặc điểm và vai trò của cồng chiêng Tây nguyên...........................13
1.2.1. Nguồn gốc xuất xứ ......................................................................................13
1.2.2. Đặc điểm.......................................................................................................15
1.2.3. Vai trò...........................................................................................................17
1.3. Qúa trình hình thành và phát triển....................................................................17
1.3.1. Sự phát triển về chất liệu.............................................................................18
1.3.2. Sự phát triển về văn hóa xã hội...................................................................20
1.4. Nét đặc trưng của cồng chiêng Tây Nguyên......................................................20
1.4.1. Giới thiệu về cồng chiêng............................................................................20
1.4.2. Phân loại cồng chiêng.................................................................................23
1.4.3. Nét đặc trưng về tiếng cồng ,tiếng chiêng..................................................24
1.5. Gía trị của không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên...............................25
2



1.5.1. Giá trị về lịch sử...........................................................................................26
1.5.2. Gía trị về nhân văn.......................................................................................26
1.5.3. Gía trị về nghệ thuật ....................................................................................28

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VIỆC KHAI THÁC “KHÔNG GIAN VĂN
HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN....................................................................30
2.1.UNESCO công nhận “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”
di sản văn hóa thế giới.................................................................................................30
2.2. Thực trạng khai thác “ không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”.........32

CHƯƠNG III:GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHẰM BẢO TỒN VÀ
PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN.....36
PHẦN KẾT LUẬN .....................................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................42
PHỤ LỤC......................................................................................................................43

3


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhắc đến Tây Nguyên là nhắc đến vùng cao nguyên đầy nắng và gió, nhắc đến núi
rừng hùng vĩ mà thơ mộng, nhắc đến tiếng chim, tiếng thú vang vọng cả đất trời. Tây
Nguyên không chỉ đẹp về cảnh vật thiên nhiên, mà đặc biệt hơn là vẻ đẹp của con
người, vẻ đẹp của cả một nền văn hóa lâu đời, đậm đà bản sắc dân tộc. Và không g
ian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là một trong số những vẻ đẹp đáng tự hào
đó.Cồng chiêng Tây Nguyên chính là phương tiện kết nối giữa con người và thần linh.
Theo PGS.TS Nguyễn Chí Bền đã từng nhận xét: Cồng chiêng chính là một trong
những biểu tượng độc đáo của Tây Nguyên. Văn hóa cồng chiêng đã có thời kì phát
triển rực rỡ và cũng có giai đoạn mai một.Với những giá trị to lớn, vượt qua nhiều thử

thách, tháng 11 năm 2005, “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” đã được
UNESCO công nhận là” Kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thể “của nhân loại.
Đây vừa là niềm vui, vừa là niềm vinh dự hết sức lớn lao của người dân Việt Nam đối
với bạn bè quốc tế. Chính sự xuất hiện tập trung đông đủ, lặp đi lặp lại, truyền từ đời
này sang đời khác có sức sống mãnh liệt là những yếu tố quan trọng để UNESCO công
nhận cồng chiêng là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Bên cạnh đó, không
giống như một số di sản phi vật thể khác, cồng chiêng Tây Nguyên được công nhận là
di sản dựa trên 2 yếu tố: sự kết hợp của không gian và nghệ thuật. Hiện nay, dưới sự
tác động của nhiều nguyên nhân như thế hệ trẻ bản địa đã không còn mặn mà với tiếng
cồng,tiếng chiêng của vùng nữa,những bản nhạc chiêng cũng dần bị quên lãng... khiến
cồng chiêng Tây Nguyên đang biến dạng và mất dần.
Vì vậy,đây là một trách nhiệm to lớn mà tổ chức UNESCO đã trao cho chúng ta,đó là:
Phải bảo tồn và phát huy các giá trị của kiệt tác truyền miệng và di sản văn hóa phi vật
thể này Đây là công việc không chỉ riêng của Bộ văn hóa hay các cấp có thẩm quyền
mà còn là trách nhiệm của mọi công dân Việt Nam.
4


Để làm được việc đó thì chúng ta cần phải tìm hiểu, nghiên cứu và tuyên truyền cho
nhiều người hiểu biết hơn về không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên nhằm khơi
dậy những giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống của dân tộc, góp phần giữ gìn bản
sắc văn hóa của người Tây Nguyên nói riêng và của toàn dân tộc Việt Nam nói chung,
nâng cao ý thức và lòng tự hào đối với di sản quý báu này.Chính vì vậy ,em đã lựa
chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp nhằm bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng
Tây Nguyên” cho bài báo cáo của mình và cũng là cơ hội quí giá giúp cho em có thêm
được những hiểu biết thấu đáo hơn về một bộ môn nghệ thuật đặc sắc của dân tộc.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trước đây,đã có một số sách của các học giả phương Tây viết về cồng chiêng của
Việt Nam,nhưng hầu hết chỉ đề cập đến hình thức mà không nắm được nội dung,lại chỉ
qua cái nhìn của các nhà dân tộc học chứ không phải nhà nhạc học chuyên sâu.

Còn trong nước ,có các nhà nghiên cứu như giáo sư- nhạc sĩ Tô Vũ – ông đã nghiên
cứu cồng chiêng từ năm 1978,đặc biệt phải kể đến giáo sư Tô Ngọc Thanh, chủ tịch
Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam ,có viết nhiều bài về cồng chiêng Tây Nguyên hay và
sâu sắc.
Tuy nhiên,cho đến nay trong nước vẫn chưa có một công trình tổng hợp tất cả những
dàn cồng chiêng của các dân tộc thiểu số. Từ đó mới có được một cái nhìn toàn diện
cho chúng ta thấy dõ: Tại sao cồng chiêng Tây Nguyên có một giá trị đặc biệt hơn so
với cồng chiêng đại quy mô có bề dày lịch sử của các nước trong khu vực như
Indonesia hay Philippines, vốn đã có nhiều tài liệu nghiên cứu đầy đủ về mặt nhạc học,
thậm chí có cả luận án tiến sĩ về các dàn cồng chiêng này.
Sau thời gian dài gần như chìm vào quên lãng ,gần đây nhờ sự quan tâm của các chính
quyền Trung ương và địa phương,sự góp sức của các nghệ nhân cao niên ,các nghệ sĩ
trẻ có ý thức bảo vệ vốn cổ,cũng như những chuyên gia dân tộc học,âm nhạc học tận
tâm hợp lực cùng các Viện nghiên cứu trong nước hoàn thành một hồ sơ đầy đủ bằng
tiếng Anh về cồng chiêng của Việt Nam.
5


Ngoài nhà nghiên cứu như Tô Vũ, giáo sư Tô Ngọc Thanh còn có rất nhiều các giáo
sư,nhà nghiên cứu khác cũng đã nghiên cứu và viết về văn hóa cồng chiêng Tây
Nguyên như giáo sư Trần Văn Khê hay giáo sư Trần Quang Khải....cho đến bài trình
bày những đặc điểm nghệ thuật của cồng chiêng của Bùi Trọng Hiền – một nhà nghiên
cứu trẻ am hiểu sâu nhiều loại hình âm nhạc dân tộc – đã mất hàng tháng trời ở Tây
nguyên để ghi lại,trong đó đề cập những nét đặc thù trong thang âm,điệu thức,tiết tấu
mà cồng chiêng các nước khác không có.Anh có vai trò đặc biệt trong việc đưa cồng
chiêng tới danh hiệu “Kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền miệng” của nhân loại.
Để có được những bài viết những bài nghiên cứu hay và giá trị như vậy họ đã phải bỏ
ra rất nhiều thứ quý giá về thời gian, gia đình,tinh thần, sức khỏe,...nhưng bù lại,họ đã
được cống hiến cho nước nhà những trang sách hay,ý nghĩa mang giá trị nhân văn to
lớn.

3. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài “ Thực trạng và giải pháp nhằm bảo tồn không gian văn hóa cồng
chiêng Tây Nguyên” em chọn đề tài này để làm bài báo cáo với mục đích là: Ngày nay
nước ta đang trong thời kì phát triển xây dựng CNH-HĐH đất nước, hội nhập quốc tế...
để phù hợp sự phát triển của đất nước hiện nay mà những phong tục tập quán,văn
hóa,lễ hội của một số vùng, miền đã bị biến tướng,mai một đi rất nhiều và không dữ
được bản chất vốn có của ông cha ta để lại, mà ở đây là văn hóa cồng chiêng Tây
Nguyên.Tìm hiểu nghiên cứu về mảnh đất,nguồn gốc,sự hình thành và phát triển,đặc
trưng,giá trị...của văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên để .hiểu hơn về con người,phong
tục nơi đây.Đặc biệt là thực trạng của văn hóa cồng chiêng để qua đó tìm biện pháp
bảo tồn và phát triển văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.Một số biện pháp bảo tồn như:
- Cần đẩy mạnh công tác sưu tầm, ghi chép và nghiên cứu một cách bài bản, hệ thống
về cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
- Tiến hành phục hồi và giữ gìn các sinh hoạt văn hóa để tạo môi trường diễn xướng
của sinh hoạt văn hóa cồng chiêng trên quan điểm kế thừa có chọn lọc

6


- Từng bước xây dựng phòng lưu trữ di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại Trung
tâm Dữ liệu Di sản văn hóa (Viện Văn hóa-Thông tin) và tại các bảo tàng tỉnh: Kon
Tum, Gia Lai, Ðác Lắc, Ðắc Nông và Lâm Ðồng.
- Ðồng thời có kế hoạch đào tạo dài hạn, cơ bản đội ngũ cán bộ khoa học am hiểu về
âm nhạc truyền thống, văn hóa, lịch sử Tây Nguyên, chú trọng đào tạo cán bộ là người
dân tộc thiểu số. Mở lớp truyền dạy kinh nghiệm đánh chiêng, chỉnh chiêng tại cộng
đồng......
4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của bài báo cáo này chủ yếu là không gian văn hóa cồng
chiêng Tây Nguyên mà trong đó gồm các yếu tố như: điều kiện địa lý,điều kiện tự
nhiên,dân cư,ngồn gốc xuất sứ,lịch sử hình thành và phát triển, đặc trưng,vai trò,thực

trạng....của văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên để thấy được thực trạng hiện nay của loại
nghệ hình nghệ thuật đặc sắc này qua đó chúng ta sẽ đưa ra một số giải pháp nhằm bảo
tồn và phát triển không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên để mọi người biết về nó
nhiều hơn,có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn loại hình nghệ thuật này.
5.Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt nội dung: Đề tài chủ yếu nghiên cứu các yếu tố văn hóa,đặc trưng,giá trị ,đặc
đặc biệt là không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
- Về không gian nghiên cứu: địa điểm nghiên cứu là khu vực Tây Nguyên, bao gồm 5
tỉnh KonTum, GiaLai, Đăklăc, Đăknông, Lâm Đồng.
- Về thời gian nghiên cứu: với đề tài “ thực trạng và giải pháp nhằm bảo tồn không
gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” em đã nghiên cứu trong thời gian là 2 tuần.
6.Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành khóa luận này, em đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu: Đây là phương pháp được sử dụng xuyên
suốt và chủ yếu trong quá trình làm đề tài. Để có nguồn thông tin đầy đủ về không gian
văn hóa công chiêng Tây Nguyên cùng các vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu,
em đã tiến hành thu thập thông tin và các tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau như: các
7


bài viết nghiên cứu của các giáo sư tiến sĩ, qua mạng internet, qua sách báo, qua hệ
thống truyền thanh và truyền hình…Việc thu thập thông tin từ nhiều nguồn giúp ta có
cái nhìn khái quát về vấn đề. Tiếp sau đó tiến hành nghiên cứu, xử lý, chọn lọc để có
được những thông tin và tài liệu cần thiết.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
7.Bố cục
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục thì phần nội dung chính
của bài tập lớn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Chương 2: Đặc trưng và giá trị nghệ thuật
Chương 3: Một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển không gian văn hóa cồng
chiêng Tây Nguyên

8


CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ KHÔNG GIAN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN
1.1. Giới thiệu chung về Tây Nguyên
Vùng Tây Nguyên,một thời còn được gọi là Cao nguyên Trung phần Việt Nam là
khu vực cao nguyên gồm 5 tỉnh,xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ bắc xuống nam gồm:
KonTum,Gia Lai,Đắk Lắk,Đắk Nông và Lâm Đồng. Tây Nguyên là một tiểu vùng,
cùng với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ hợp thành vùng Nam Trung Bộ, thuộc Trung
Bộ Việt Nam.Thời Việt Nam Cộng hòa ,nơi đây được gọi là Cao nguyên Trung phần.
Hiện nay đôi khi được gọi là Cao nguyên Trung Bộ.Trước đó thời Bảo Đại làm Quốc
trưởng,vùng đất này còn được hưởng quy chế riêng là vùng Hoàng triều Cương thổ.
1.1.1. Vị trí địa lý – Điều kiện tự nhiên của Tây Nguyên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh với vị trí địa lý như sau:
- Tỉnh Kon Tum: Đây là tỉnh nằm ở phía Bắc cao nguyên Gia Lai – Kon Tum,
một trong 3 cao nguyên lớn của Tây Nguyên. Kon Tum có chiều dài biên giới là
275km, tiếp giáp với hạ Lào và phía Bắc Campuchia. Về phía Tây và phía Bắc giáp với
tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp tỉnh Gia Lai. - Tỉnh
Gia Lai: Đây là một tỉnh miền núi biên giới phía Bắc Tây Nguyên, trên độ cao 600800m so với mặt nước biển. Phía Bắc Gia Lai giáp tỉnh Kon Tum, phía Nam giáp tỉnh
Đăk Lăk, phía Tây giáp Campuchia với 90km đường biên giới quốc gia, phía Đông
giáp tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên.
- Tỉnh Đăk Lăk: Nằm trên cao nguyên Đăk Lăk, một trong 3 cao nguyên lớn của
Tây Nguyên, có độ cao trung bình 400-800m so với mực nước biển. Phía Bắc và phía
Đông Bắc giáp với Gia Lai, phía Nam giáp với Lâm Đồng, phía Tây giáp với

Campuchia và tỉnh Đăk Nông, phía Đông giáp với Phú Yên và Khánh Hòa.

9


- Tỉnh Đăk Nông: Tỉnh Đăk Nông nằm ở phía Tây Nam Trung Bộ, đoạn cuối
của dãy Trường Sơn, trên một vùng cao nguyên, có độ cao trung bình 500m so với
mực nước biển. Phía Bắc và Đông Bắc của tỉnh Đăk Nông giáp Đăk Lăk, phía Đông và
Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Nam giáp tỉnh Bình Phước, và phía Tây giáp
nước bạn Campuchia.
- Tỉnh Lâm Đồng: Lâm Đồng là tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên có độ cao
trung bình từ 800-1000 m so với mặt nước biển với diện tích tự nhiên 9.772,19 km2 ;
địa hình tương đối phức tạp chủ yếu, là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có
những thung lũng nhỏ bằng phẳng đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về khí
hậu, thổ nhưỡng, thực động vật ... và những cảnh quan kỳ thú cho Lâm Đồng.
+ Phía đông giáp các tỉnh Khánh Hoà và Ninh Thuận
+ Phía tây nam giáp tỉnh Đồng Nai
+ Phía nam – đông nam giáp tỉnh Bình Thuận
+ Phía bắc giáp tỉnh Đắc Lắc
Tỉnh Lâm Đồng gồm hai cao nguyên: Lâm Viên và Di Linh.
Lâm Đồng nằm trên 3 cao nguyên và là khu vực đầu nguồn của 7 hệ thống sông
lớn.
1.1.1.2. Điều kiện tự nhiên của Tây Nguyên
- Đất
+ Với đặc điểm thổ nhưỡng đất đỏ bazan ở độ cao khoảng 500 m đến 600m so
với mặt biển (1,4 triệu ha, chiếm 2/3 diện tích đất đỏ của cả nước, có tầng phân hóa
sâu, tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng). Phân bố tập trung thành những mặt bằng rộng lớn
thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và vùng chuyên canh có quy mô lớn.
+ Với diện tích dất đỏ như thế nên Tây Nguyên rất phù hợp với những cây công
nghiệp như cà phê, ca cao, hồ tiêu, dâu tằm. Cây điều và cây cao su cũng đang được

phát triển tại đây. Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một ở Tây Nguyên. Tây
Nguyên cũng là vùng trồng cao su lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ và cũng là khu vực ở
Việt Nam còn nhiều diện tích rừng với thảm sinh vật đa dạng, trữ lượng khoáng sản
10


phong phú hầu như chưa khai thác và tiềm năng du lịch lớn, Tây nguyên có thể coi là
mái nhà của miền trung, có chức năng phòng hộ rất lớn.
- Khí hậu
+ Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm, có 1 mùa khô kéo
dài tạo điều kiện để phơi sấy và bảo quản sản phẩm.
+ Khí hậu có sự phân hóa theo độ cao 400-500m, khí hậu khô nóng thích hợp cho
việc trồng các loại cây công nghiệp nhiệt đới như cà phê, các cao nguyên có độ cao
trên 1000 m thích hợp phát triển cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới.
+ Nằm trong vùng nhiệt đới xavan, khí hậu ở Tây Nguyên được chia làm hai
mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, trong
đó tháng 3 và tháng 4 là hai tháng nóng và khô nhất. Do ảnh hưởng của độ cao nên
trong khi ở các cao nguyên cao 400–500 m khí hậu tương đối mát và mưa nhiều, riêng
cao nguyên cao trên 1000 m (như Đà Lạt) thì khí hậu lại mát mẻ quanh năm, đặc điểm
của khí hậu núi cao.
+ Tây Nguyên gồm nhiều tiểu vùng, nhưng phổ biến là khí hậu nhiệt đới gió
mùa cao nguyên và chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa khô từ tháng 11 năm trước đến
tháng 4 năm sau, khí hậu khô và lạnh, độ ẩm thấp, thường có gió cao nguyên từ cấp 4
đến cấp 6. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, khí hậu ẩm và dịu mát, rất thuận lợi cho
các loại cây trồng phát triển. Nhiệt độ trung bình hàng năm 240C; lượng ánh sáng dồi
dào, cường độ ổn định. Tổng lượng bức xạ mặt trời trung bình hàng năm 240-250
kcal/cm2. Số giờ nắng trung bình 2.200-2.700 giờ/năm. Biên độ dao động nhiệt giữa
ngày và đêm khá lớn (mùa khô biên độ từ 15-200C, mùa mưa biên độ từ 10-150C).
Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.900-2.000mm, tập trung chủ yếu trong mùa
mưa.

- Rừng và khoáng sản
+ Tây Nguyên cũng là khu vực ở Việt Nam còn nhiều diện tích rừng với thảm
sinh vật đa dạng, trữ lượng khoáng sản phong phú hầu như chưa khai thác và tiềm năng
du lịch lớn.
11


+Với diện tích lớn (độ che phủ 54,6%), hệ động thực vật đa dạng, Tây Nguyên
có điều kiện rất tốt để phát triển nghề rừng và công nghiệp rừng; đồng thời cũng là nơi
giữ vai trò cân bằng sinh thái, là nguồn sinh thủy của hệ thống sông suối khu vực miền
Trung và Đông Nam bộ. Những năm gần đây, để bảo tồn tài nguyên rừng, bảo vệ môi
trường sinh thái, ở Tây Nguyên đã quy hoạch 14 khu bảo tồn và vườn quốc gia cùng
với hàng chục khu bảo tồn nhỏ và rừng đặc dụng khác, với tổng diện tích khoảng
460.000 ha (chiếm 8,3% diện tích tự nhiên toàn vùng).
Tài nguyên khoáng sản ở Tây Nguyên khá đa dạng. Một số loại đã được điều
tra có trữ lượng lớn như: than bùn, than nâu, sét cao lanh, puzơlan. Đặc biệt là bô-xít
có trữ lượng rất lớn (dự báo khoảng 4,5 tỷ tấn) chiếm 91% trữ lượng bô-xít của cả
nước, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng.
1.1.2. Điều kiện về dân cư
Tây nguyên và vùng phụ cận là địa bàn sinh tụ của hơn 20 tộc người bản địa,
thuộc 2 dòng ngôn ngữ chính: Môn-Khmer và Nam Đảo.
Trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên có các tộc người: Bana, Xơ-đăng, Giẻ-triêng,
Brâu, Rơmăm, Mnông, Mạ, Cơho thuộc nhóm Môn-Khmer, và các tộc người Giarai,
Êđê, Churu,Raglai thuộc nhóm Nam Đảo.
Về phân bố dân cư: có các dân tộc thuộc 3 nhóm rõ rệt:
+ Các tộc thuộc nhóm Bana – Xơ-đăng (hay gọi là người Bana Bắc) phân bố ở
Bắc tây nguyên, thuộc tỉnh Gia Lai và Kon Tum
+ Nhóm M nông – Mạ ( thường gọi là Bana Nam) : gồm tộc ngươi
Mnoong,xtieeng, Mạ, Chơro cư trú ở Nam Tây Nguyên, thuộc tỉnh Lâm Đồng và các
tỉnh kế cận

+ Các tộc Nam Đảo ( Gia Rai, Êđê), cư trú chủ yếu ở trung tâm Tây Nguyên
thuộc địa bàn tỉnh Đắc Lắc, Bắc ĐắcNông và Nam Gia Lai.
Một đặc trưng lớn nhất, cơ bản nhất, từ đó quy định những sắc thái văn hóa lớn
của vùng Trường Sơn – Tây Nguyên là nếp sống nương rẫy, nếp sống chủ đạo và bao
trùm lên toàn bộ tộc người trong vùng.Có thể nói toàn bộ đời sống vật chất cũng như
12


đời sống tinh thần của dân tộc tây nguyên từ tín ngưỡng lễ hội, phong tục tập quán,
nghi lễ, đời sống tình cảm của con người gắn bó với nương rẫy, khiến người ta có thể
nói văn hóa của đồng bào là “ văn hóa rừng”
1.2. Nguồn gốc,đặc điểm và vai trò của cồng chiêng Tây Nguyên
1.1.2. Nguồn gốc xuất sứ
Rất nhiều ý kiến cho rằng nguồn gốc của cái cồng, cái chiêng có phải là ở
bản địa hay là xất phát từ nơi khác đến. Theo Gáo sư - nhạc sĩ Tô Vũ - một trong
những chuyên gia ở Việt Nam có thâm niên cao nhất về lĩnh vực này - đã cho rằng, căn
cứ vào nhiều yếu tố, có thể khẳng định rằng chiêng Tây Nguyên là cái nôi của cồng
chiêng Đông Nam Á. Ông đã nghiên cứu cồng chiêng từ năm 1978, nhạc sĩ Tô vũ đã
phát hiện ra nhiều điều thú vị.
Về cội nguồn, cồng chiêng là "hậu duệ" của đàn đá - trước khi có văn hóa đồng, người
xưa đã tìm đến loại khí cụ đá theo "quy trình tiến hóa" cồng đá, chiêng đá, chiêng..., rồi
mới tới cồng đồng, chiêng đồng...
Cồng chiêng Tây Nguyên là cái nôi của cồng chiêng Đông-Nam Á, bởi những
yếu tố sau:
+ Về vết tích hiện vật : những nét chạm khắc biểu hiện người đánh cồng chiêng
(dáng đánh rất giống người Tây Nguyên) có trên trống đồng Đông Sơn vốn có lịch sử
hơn 4.000 năm. Về lối đánh, "rất nguyên thủy", người Tây Nguyên vẫn "mỗi người
một cái", chưa kết thành dàn do một nghệ sĩ biểu diễn như các dân tộc ở Thái-lan,
Malaysia, Lào, Campuchia (theo nguyên lý phát triển từ đơn giản đến phức tạp; càng
đơn giản càng gần ý nghĩa là "vật tổ"); hình dáng cồng chiêng cũng thế, chưa phát triển

theo dạng trống (tức chiêng có đế, vuông hoặc tròn).
+ Về mục đích: cồng chiêng Tây Nguyên vẫn mang ý nghĩa từ thuở sơ khai của
nó: Dùng để mừng lúa mới, xuống đồng; biểu hiện của tín ngưỡng - là phương tiện
giao tiếp với siêu nhiên... qua các lễ thổi tai, bỏ mả v.v..., nghĩa là vẫn thuần chức năng
phục vụ đời sống con người. Trong khi ở các vùng Đông -Nam Á khác, cồng chiêng đã
"tiến hóa" đến mức thành phương tiện biểu diễn cung đình, mang chức năng giải trí.
13


Xét về lịch sử tiến hóa, mỗi sự biến chuyển tính năng nhạc khí (ở thời bấy giờ)
diễn ra trong hàng mấy trăm năm. Và có thể khẳng định, căn cứ trên vết tích trống
đồng (mà những gì quý giá mới được khắc lên đó), cồng chiêng Tây Nguyên đã có ít
nhất 2.000 năm. Đồng thời, dựa vào tài liệu khảo cổ về nguồn gốc tộc người và ngữ hệ
ở Việt Nam, vốn từ họ Nam Á và Nam Đảo (thậm chí gần đây còn có luận điểm gây
bất ngờ rằng trống đồng Việt có nguồn gốc từ Trường Sơn), có thể khẳng định rằng
cộng đồng Việt, Tày, các tộc người Tây Nguyên đã từng ở với nhau rất lâu đời, vì vậy
sự "giao thoa" văn hóa cồng chiêng là hiển nhiên.
Suốt lịch sử văn hóa của mình, người Tây Nguyên không chế tác mà mua cồng
chiêng từ người Kinh vùng Quảng Nam, rồi về "nắn" lại thanh âm theo cách của mình đó là những hoạt động "giao thương" theo lối hàng đổi hàng có từ hàng nghìn năm nay.
Ngay cả "chiêng Lào" mà người Tây Nguyên sở hữu cũng không phải được chế tác từ
Lào mà chỉ là hàng hóa trao đổi, mua bán từ nơi khác về Tây Nguyên. Từ đó dẫn đến
quan điểm nhất quán rằng cồng chiêng Tây Nguyên là cồng chiêng việt.
Và còn một số giả thuyết khác lại cho rằng cồng chiêng không xuất phát từ
Tây Nguyên:
“Cái nôi của cồng chiêng rất có thể là Trường Sơn - Tây nguyên” là giả định của GS
Jose Maceda (Philippines) cách đây hơn 20 năm. Đông Sơn đã trở thành tên gọi cho cả
nền văn hóa thời kỳ đồ đồng cách đây khoảng 3.500 năm trong khu vực Đông Nam Á.
Hiện người Mường ở Thanh Hóa, Hòa Bình vẫn còn những dàn cồng chiêng đến 12
chiếc.
Và một giả thiết đã được GS Tô Vũ xác nhận: cồng chiêng rất có thể có nguồn

gốc Việt - Mường, nhưng về sau trong quá trình dài Hán hóa đã bị mai một đi; chỉ còn
lại nhánh “trốn lên núi” (Mường) là lưu giữ được... Một thực tế củng cố thêm giả thiết
này là đồng bào dân tộc Tây nguyên vẫn chưa tự chế tác được nhạc cụ cồng chiêng mà
phải mua của người Kinh, người Lào, Campuchia Đó chỉ là một số giả thuyết của một
số nhà khoa học nói về nguồn gốc của cồng chiêng Tây Nguyên. Và các giả thuyết
điều cho rằng cồng chiêng Tây Nguyên có nguồn gốc xuất phát từ Việt Nam
14


1.2.2. Đặc điểm
- Cồng chiêng Tây Nguyên rất đa dạng và gồm nhiều loại. Căn cứ vào cách chế
tạo và vị trí của mỗi chiếc cồng trong giàn cồng chiêng mà người ta đặt tên và phân
thành nhiều loại chiêng khác nhau.
- Cồng chiêng là loại nhạc khí làm bằng hợp kim đồng, có khí pha vàng bạc
hoặc đồng đen. Cồng là loại có núm, chiêng là lọai không có núm. Nhạc cụ này có
nhiều cỡ, đường kính từ 20 cm đến 60 cm, loại cực đại từ 90 cm đến 120 cm. Khi biểu
diễn, cồng chiêng có thể được dùng đơn lẻ hoặc dùng theo dàn, bộ từ 2 đến 12, 13
chiếc thậm chí có nơi từ 18 đến 20 chiếc.Thành phần cồng chiêng bao giờ cũng có một
chiêng dàm, một chiêng đủm, một đôi chiêng bong beng, ba hoặc bốn chiếc chiêng khỗ
và một chiếc chiêng chốt.
- Cồng chiêng Tây Nguyên là loại nhạc cụ độc đáo đặc sắc và đa dạng, khi sử
dụng cồng chiêng người ta có thể gõ bằng dùi, đấm bằng tay. Có tộc còn áp dụng kỹ
thuật chặn tiếng bằng tay trái hoặc tạo ra giai điệu trên một chiếc chiêng. Các dàn cồng
chiêng Tây Nguyên lấy thang bồi âm tự nhiên làm cơ sở thiết lập thang âm riêng của
mình. Trong đó mỗi biến chế của từng tộc người đều cấu tạo bởi thang 3 âm, 5 âm hay
6 âm cơ bản, song cồng chiêng vốn là nhạc cụ đa âm bên cạnh âm cơ bản bao giờ cũng
vang kèm một vài nhạc phụ khác.
- Cồng chiêng Tây nguyên là một vật thiêng, sợi dây nối liền con người với
thần linh - Cách chỉnh Cồng và gõ Cồng rất đặc biệt, chính xác và tinh tế, dùi gõ bằng
cách gỗ cứng, gỗ mềm, gỗ có bọc da,tay mặt tạo ra thanh, độ cao, màu âm khác nhau

tùy nơi gõ,tay trái có thể tham gia biểu diễn bằng cách bóp cồng làm thay đổi màu âm.
- Biến chế của dàn cồng rất đa dạng và căn cứ vào độ cao của cồng, chức năng
của mỗi loại cồng có liên quan đến tổ chức xã hội và triết lý sống của người dân nơi
đó, như chia ra cồng mẹ, cồng cha, cồng con, cồng cháu phát lên âm thanh trầm nứt
làm nền cho bản nhạc.
- Khoảng cách giữa người nghe cồng và mỗi chiếc cồng bằng nhau.

15


- Cồng chiêng di chuyển từ mặt sang trái, đi ngược với kim đồng hồ khiến cho
người nghe giống như được quay về với thời quá khứ.
- Cồng chiêng có mặt trong đời sống con người từ lúc sơ sinh, qua các sinh
hoạt trong đồng áng, trên sông ngòi, thời bình và trong chiến tranh. Từ thuở sơ khai,
giai điệu cồng chiêng gắn với người dân hết sức mật thiết, nó có mặt và theo sát cuộc
đời của con người. Lọt lòng mẹ, tiếng cồng chiêng đã khai thông, cho đứa bé nhận ra
sự ra đời của nó qua lễ thổi tai. Cứ thế đứa trẻ lớn dần theo nhịp cồng chiêng âm vang
của lễ hội vòng đời: trưởng thành, trao vòng, mừng sức khỏe….Nằm trên lưng mẹ, bé
cũng được âm hưởng cồng chiêng cho nghe những giai điệu náo nức của lễ hội, vòng
cây trồng: phát rẩy, trĩa lúa, diệt sâu bọ, ăn cốm, mừng lúa mới…cùng các lễ tục và lễ
hội khác giữa các cộng đồng với nhau, giữa thiên nhiên và lịch sử: mừng nhà mới, đâm
trâu gia đình, đâm trâu mừng nhà rông mới, đâm trâu mừng chiến thắng, sử bến nước,
xua đuổi bệnh tật…cho tới khi từ giã trần gian về cõi vĩnh hằng yên nghỉ, tiếng cồng
chiêng u hoài thương tiếc tiễn đưa vẫn còn lưu luyến níu kéo chân người ở lại. Tiếng
cồng chiêng biểu hiện của tín ngưỡng là phương tiện giao tiếp với siêu nhiên, và nó
còn giống như là thứ để kết nối những con người trong một cộng đồng lại với
nhau.Đây là phương tiện khẳng định cộng đồng và bản sắc văn hóa dân tộc của cộng
đồng các dân tộc ở Tây Nguyên.
- Ở phần lớn các tộc người, cồng chiêng là nhạc cụ dùng riêng cho nam giới:
Ê đê kpah, GiaiRai, BaNa, Xơ Đăng, Brâu, Cơ Ho… song cũng có một số ít tộc người

thì cả nam lẫn nữ đều có thể dùng: Mạ, Mnông…riêng một số ít tộc người như Êđê
Binh thì chỉ có nữ giới mới được chơi và các kiêng kỵ trong sử dụng cồng chiêng cũng
khác biệt ở mỗi tộc. Cồng chiêng Tây Nguyên là di sản văn hóa mang đậm dấu ấn thời
gian và không gian.
- Khác với cồng chiêng của các nước trong khu vực, cồng chiêng Tây Nguyên
chưa bị chuyên nghiệp hóa vẫn gắn với buôn,vẹn nguyên dáng vẻ dân gian, thô mộc
mà chắc khỏe, tinh tế và sâu lắng nơi núi rừng đại ngàn, cùng với tiếng thác nước ào ạt

16


chảy ngày đêm, tạo nên một không gian văn hóa đậm chất Tây Nguyên mà không nơi
nào có thể có được.
1.2.3.Vai trò
Loại nhạc cụ gõ này nó có vai trò hết sức quan trọng và đa dạng trong đời
sống ở các phạm vi:
-Phạm vi quốc gia và cung đình: dùng chiêng trong các lễ hội có triều đình
đứng ra tổ chức, như ở Đền Hùng, Đền Gíong,…chiêng còn dùng để thau binh hoặc
khi xử trảm một tội tử hình cũng gíong chiêng.
- Phạm vi thôn xã và làng buôn: cồng chiêng giữ vai trò rất quan trọng trong
sinh hoạt cộng đồng. Ở các dân tộc Trường Sơn -Tây Nguyên, cồng chiêng dùng trong
các lễ hội đâm trâu rừng chiến thắng, lễ cúng mừng nhà Rông mới, các lễ tạ ơn thần
linh và trong lễ sắc bùa mừng tết Đoan Ngọ của người Mường.
- Trong sinh hoạt quan trọng của gia đình: như sinh đẻ, cưới sinh và tang ma
đều sử dụng cồng chiêng
-Trong tín ngưỡng dân gian và trong tôn giáo không thể không có sự hỗ trợ của
loại nhạc khí này, dùng chiêng trong các tín ngưỡng dân gian, âm thanh của nó góp
phần tạo nên không gian linh thiêng của tín ngưỡng tôn giáo
-Trong sinh hoạt và sinh hoạt văn nghệ dân gian: cồng chiêng trong múa hát
của người Mường, trong xòe Thái,và tất cả các dân tộc sống dọc Trường Sơn- Tây

Nguyên.
-Trong lao động sản xuất: người ta dùng cồng chiêng trong săn bắn và khi thu
hoạch mùa màng. Như vậy ta có thể thấy giữ cồng chiêng giữ vai trò quan trọng trong
sinh hoạt xã hội, văn hóa, gia đình, lao động, tín ngưỡng, văn nghệ của các dân tộc dặc
biệt trong phạm vi sinh hoạt làng bảng gia đình.
1.3. Qúa trình hình thành và phát triển
Cồng chiêng là một nhạc cụ rất phổ biến trong nền âm nhạc của các tộc người
Việt Nam. Nhưng với người Tây Nguyên, cồng chiêng là đại diện, là nguồn sống, là tín
ngưỡng tâm linh. Những âm thanh khi ngân nga sâu lắng, khi thôi thúc, hòa quyện với
17


tiếng suối, tiếng gió và với tiếng lòng sẽ sống mãi cùng với đất trời và con người Tây
Nguyên. Để có được những thành tựu như ngày hôm nay, cồng chiêng Tây Nguyên
phải trãi qua một quá trình phát triển lâu dài.
1.3.1. Sự phát triển về chất liệu
Sự thay đổi về chất liệu làm nên cồng chiêng theo phán đoán của các nhà
nghiên cứu từ vật liệu đá cho đến chất liệu đồng nằm trong thời kì của sự cải tiến công
cụ lao động, và sự tiến bộ vượt bậc trong tư duy của loài người. Như vậy, đồng thời khi
đó tư duy của con người trong việc sử dụng chúng với những ý nghĩa khác nhau cũng
có những sự tiến bộ. Ví như khi được làm bằng đồng chúng sẽ phát ra âm thanh to hơn,
vang xa hơn dễ dàng hơn trong các cuộc đi săn trong rừng, từ đó mang lại cho họ
những chiến lợi phẩm ngày thêm dồi dào.
Về màu sắc của cồng chiêng và sự khác nhau về âm thanh của chúng: càng về
sau, người dân tộc thiểu số càng chú ý hơn về yếu tố thẩm mĩ của cồng chiêng, đó là
yếu tố màu sắc. Người ta có thể tạo ra nhiều cồng chiêng với nhiều màu sắc khác nhau.
Nếu đúc bằng đồng nguyên chất, khi mới ra lò chúng có màu của đồng như máu đỏ,
màu vàng hoặc đen. Tuy nhiên, trong quá trình đúc, người ta có thể pha chế với một số
hợp kim khác để tạo nên những màu sắc khác nhau. Thường thì người ta cố tình
chuyển đổi nó thành màu đen hoặc xám để sử dụng, bởi trên thực tế giá trị của đồng

đen là cao nhất trong các loại đồng, làm như thế để thể hiện sự giàu có.
Trong quá trình đúc, với các bí quyết pha chế hợp kim phụ trợ, người ta có thể tạo ra
những chiếc cồng chiêng với những âm thanh to nhỏ, vang rền theo ý muốn. Chính
điều đó đã tạo nên những nét độc đáo riêng trong các dàn cồng chiêng thuộc các dân
tộc, buôn làng với nhau.
1.3.2. Sự phát triển về văn hóa – xã hội
Việc sử dụng cồng chiêng thể hiện tính cộng đồng của người dân tộc thiểu số.
Từ việc dùng nó làm phương tiện để săn thú, cho đến việc dùng nó làm tiếng nói để kết
nối với thế giới thần linh, hay một số tập tục khác đã cho thấy sự thay đổi hàng ngày
trong nhận thức về giá trị của cồng chiêng trong cộng đồng người Tây Nguyên. Nó là
18


phương tiện kết nối họ trong công cuộc sinh tồn đồng thời cũng là sự tôn kính của họ
với các đấng thần linh hay là ý niệm tôn trọng thiên nhiên của họ. Lễ hội đâm trâu Các
buổi sinh hoạt cồng chiêng mang tính liên kết rất to lớn, ngoài việc liên kết cộng đồng
thì những mối tơ duyên đôi lứa cũng được se kết từ đây.
Không chỉ dừng ở đó, trong các đám cúng gia đình hay của làng bản, trước
khi cúng tế, người ta thường phải xin dùng cồng chiêng trong buổi lễ, qua đó cho thấy
sự nhớ ơn và ý thức tôn trọng ông bà tổ tiên, thế hệ đi trước.
Đặc biệt, cồng chiêng không chỉ song hành cùng con người Tây Nguyên từ khi sinh ra
cho đến khi mất đi.
Với người Giarai, khi đứa trẻ mới sinh ra trong buổi “lễ thổi tai” chúng sẽ
được nghe tiếng chuông đầu tiên để biểu trưng rằng nó đã thuộc vào bộ tộc của họ. Rồi
trong cuộc sống của họ, tiếng cồng chiêng đi theo trong các lễ hội cầu mùa, mừng lúa
mới, rồi trong đám cưới của họ, thậm chí trong các lễ đưa ma hay bỏ mã…tiếng cồng
chiêng.
Trong nền âm nhạc Việt Nam, nghệ thuật đánh cồng chiêng đã góp phần tạo
nên sự phong phú về hình thức chơi nhạc cụ cũng như phong phú thêm về các loại
nhạc cụ. Sự biến đổi và khác biệt trong cách đánh cồng chiêng của người dân Tây

Nguyên tạo nên sự phong phú ngày càng hấp dẫn cho loại hình nghệ thuật này, đồng
thời cũng cho thấy sự tinh tế, tâm hồn lãng mạn của họ ngày càng đi đến những tầm
cao hơn của nghệ thuật. Rõ ràng khi có đam mê, có nhiệt huyết và có cả tâm hồn đẹp
đẽ họ mới có thể làm được những thành công đó.
Những sự phát triển đó thể hiện sự thay đổi phong cách và kỹ thuật chơi nhạc
cụ ngày càng có trình độ cao hơn: Cồng chiêng Êđê nhịp điệu phức hợp, tốc độ nhanh,
cường độ lớn; cồng chiêng Mnông cường độ không lớn mặc dù tốc độ khá nhanh; cồng
chiêng Bana - Giarai thiên về tính chất chủ điệu (một bè trầm của cồng có núm vang
lên âm sắc vững chãi, hùng tráng, một bè giai điệu thánh thót của chiêng không có núm
với âm sắc đanh gọn, lảnh lót). Có khi họ dùng tay để đánh, có khi dùng dùi gỗ có bịt
vải ở đầu…điều đó tạo nên sự phong phú cho viêc tạo ra các hiệu ứng âm thanh khác
19


nhau. Khi biểu diễn vòng tròn, các nghệ nhân đánh và di chuyển dàn cồng chiêng từ
phải qua trái với ý nghĩa ngược chiều với thời gian, hướng về nguồn cội.
Bên cạnh âm nhạc thì nét đẹp văn hóa này còn được thể hiện rõ ràng và phong
phú trong các tác phẩm sử thi, truyền thuyết, thơ ca… của người Tây Nguyên. Cụ thể
trong “ Sử thi Đam San” có đoạn viết: "Hãy đánh những cái chiêng kêu thanh nhất,
những chiêng kêu trầm nhất. Đánh nhè nhẹ cho gió đưa xuống đất. Đánh cho tiếng
chiêng vang xa khắp xứ! Đánh cho tiếng chiêng luồn qua sàn lan đi xa. Đánh cho
tiếng chiêng vượt qua mái nhà vọng lên trời. Đánh cho khỉ trên cây cũng quên bám
chặt vào cành đến phải ngã xuống đất! Đánh cho ma quỷ mê mải nghe đến quên làm
hại con người. Đánh cho chuột sóc quên đào hang, cho rắn nằm ngay đơ, cho thỏ phải
giật mình, cho hươu nai đứng nghe quên ăn cỏ, cho tất cả chỉ còn lắng nghe tiếng
chiêng của Đam San”. Cũng không thua kém, việc sử dụng cồng chiêng âm vang,
hùng hồn, tấp nập trong các trận đánh quân thù thể hiện tinh thần tự chủ của người dân
tộc, tinh thần yêu nước cao cả, yêu chuộng hòa bình của họ. Hoặc sâu sắc hơn, những
âm vang đó trong những tình huống, không gian phù hợp còn gợi cho người ta hồi
tưởng về cội nguồn, về những cuộc săn đuổi muôn thú để duy trì sự sống, đồng thời

cũng là thể hiện sức mạnh vô biên của họ khi đối chọi với thiên nhiên khắc nghiệt.
1.4. Nét đặc trưng của cồng chiêng Tây Nguyên
1.4.1. Giới thiệu về cồng chiêng
Theo quan niệm của người Tây Nguyên, đằng sau mỗi chiếc cồng, chiêng
đều ẩn chứa một vị thần. Cồng chiêng càng cổ thì quyền lực của vị thần càng cao.
Cồng chiêng còn là tài sản quý giá, biểu tượng cho quyền lực và sự giàu có. Đã có thời
một chiếc chiêng giá trị bằng 2 con voi hoặc 20 con trâu. Vào những ngày hội, hình
ảnh những vòng người nhảy múa quanh ngọn lửa thiêng, bên những vò rượu cần trong
tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng, tạo cho Tây Nguyên một không gian lãng mạn
và huyền ảo. Cồng chiêng do vậy góp phần tạo nên những sử thi, những áng thơ ca
đậm chất văn hóa Tây Nguyên vừa lãng mạn, vừa hùng tráng.

20


Tồn tại trên mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ đã hàng ngàn đời nay, nghệ thuật
cồng chiêng ở đây đã phát triển đến một trình độ cao. Cồng chiêng Tây Nguyên rất đa
dạng, phong phú.
Dân tộc Tây Nguyên có hai loại nhạc cụ chính là cồng và chiêng. Cồng làm
bằng đồng có núm ở giữa, còn nếu phẳng không có núm thì gọi là chiêng. Cồng chiêng
làm bằng đồng thau hoặc hợp kim đồng thiếc, với tỉ lệ các hợp kim rất khác nhau tùy
theo nơi đúc, hình tròn ở giữa hơi phồng lên, chung quanh có bờ gọi là thành. Cồng
luôn luôn có núm ở giữa, chiêng thì có hai loại: chiêng có núm ở giữa gọi là chiêng
núm, chiêng không có núm gọi là chiêng bằng. Cồng chiêng có nhiều cỡ to, nhỏ, dày,
mỏng khác nhau. Có loại đường kính rộng 90cm phải treo lên giá đỡ, khi đánh lên
tiếng ngân rền như sấm; có loại nhỏ đường kính chỉ 15cm, tiếng cao trong trẻo. Cồng
chiêng là nhạc cụ bởi nó đưa ra tiếng nhạc, nhưng không phải chỉ nhằm để giải trí, tiêu
khiển mà còn gắn liền với một lễ hội hay một sự kiện quan trọng.
Vì vậy cồng chiêng được xem như một vật thiêng, là phương tiện để con người giao
lưu với những bậc vô hình, là sợi dây nối kết giữa người trần và các đấng linh thiêng.

Do đó âm nhạc ở đây không đơn thuần là nghệ thuật mà có chức năng phục vụ
một sự kiện đặc biệt trong xã hội hoặc trong đời sống hàng ngày của dân gian. Hầu như
mỗi sinh hoạt trong bộ tộc đều dính liền với nét nhạc. Từ lúc đứa trẻ mới lọt lòng đến
việc đồng áng như gieo mạ, gặt lúa cho đến những buổi gặp gỡ nam nữ, cuộc chia ly
hay tang lễ … đều có những bài bản riêng.
Trong khi cồng chiêng các nước khác gần như theo một hệ thống cố định (chẳng hạn
như Indonesia gồm 5 loại nhạc khí) thì biên chế của cồng chiêng Tây Nguyên rất đa
dạng. Dàn cồng chiêng có thể chỉ đơn giản gồm 2 chiếc cồng, cho đến dàn 9,12,15
chiếc cồng và chiêng. Mỗi nhạc công sử dụng một cồng. Trong những lễ hội quan
trọng còn có thêm cả trống.
Tóm lại, chưa một nước nào hay vùng nào mà có số lượng cồng chiêng nhiều
như ở Tây Nguyên nước ta. Mỗi dân tộc ở Tây nguyên lại có một cách điều chỉnh âm
thanh rất riêng, không những khác nhau về độ cao mà còn khác về màu âm. Chẳng hạn
21


âm nào quá thanh phải chỉnh cho đục một chút để tạo ra nét đẹp tế nhị, giống như họa
sĩ không sử dụng màu đỏ hay màu xanh tiêu chuẩn mà thường pha đậm hơn hay lợt đi
một chút để tạo phong cách riêng. Kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng rất tinh vi đòi hỏi
một kỹ năng cao, bởi chỉ sử dụng chiếc búa gỗ nhỏ mà có thể điều chỉnh âm lên cao
hay xuống thấp thật chính xác.
- Về vị trí của cồng chiêng trong các dàn nhạc: Dàn cồng chiêng của người
Mường từ 5 đến 20 cái do mỗi người cầm một cái. Sự kết hợp giữa trống cái và chiêng
cồng là công thức cổ xưa nhất có ở nhiều dân tộc và dàn nhạc chiêng cồng. Ở Tây
Nguyên là nơi chiêng cồng phát huy tính âm nhạc cao nhất. Nếu ở các dân tộc Việt,
Thái, Tày, Khơ me, cồng chiêng mới được sử dụng như các nhạc cụ nhịp điệu, thì ở
dân tộc Mường và các dân tộc ở Tây Nguyên, cồng chiêng được tổ chức thành dàn
nhạc, diễn tấu những bài bản đa âm (multiphony), với các hình thức chủ điệu
(homophony), đa điệu (heterophony), hòa điệu (harmony) khác nhau. Đây chính là giá
trị quí báu của nghệ thuật âm nhạc cồng chiêng của các dân tộc Việt Nam nói chung và

Tây Nguyên nói riêng. Nghệ thuật cồng chiêng rất đa dạng, phong phú không chỉ về
mặt tiết tấu mà còn ở giai điệu, hòa âm và nghệ thuật trình diễn, kết hợp với múa dân
gian. Cồng chiêng do một nhóm người đồng diễn, một người chỉ sử dụng một cồng
hoặc một chiêng. Bộ cồng chiêng này thường diễn tấu độc lập, ít khi có các nhạc khí
khác phụ họa, hoặc nếu có chỉ với hai trống da hoặc bộ lục lạc cũng bằng đồng.
- Những nhạc khí tương tự ở Đông Nam Á: Văn hóa cồng chiêng còn tồn tại chủ
yếu ở các nước vùng Đông Nam Á, trong lục địa cũng như ở các hải đảo. Ví dụ như: Ở
Thái Lan có bộ Không Wong Yai và Không Wong Lơk; ở Myanmar có dàn Ky Wang;
ở Mã Lai có dàn Chanang; ở Philippin có dàn Kulintang (dàn cồng gồm 8 chiếc bằng
đồng hình ô trầu đậy nắp có núm ở giữa, đặt trên giá hình chữ nhật có băng gỗ, nghệ
nhân dùng 2 dùi mà gõ), có một cặp cồng lớn treo đứng Agung. Cặp Agung này gồm
có hai cồng Penanggisaan dùng để đánh nhịp chính và Pumalsan để đối với cồng lớn
Penanggisaan. Không Wong ở Lào, Không Thom và Không Tuôch ở Campuchia; ở

22


quần đảo Java của Indonesia có: cồng Gong Ageng, chiêng lớn TamTam của HsiYu
(giữa Burma và Tibet).
1.4.2. Phân loại cồng chiêng
Cồng chiêng có nhiều cách để phân loại, việc phân loại phải căn cứ vào nhiều
yếu tố. Nhưng trước hết, nhìn vào hình thức ta thấy có hai loại: loại có núm và loại
không có núm, được du nhập vào Tây Nguyên bằng nhiều con đường. Do chức năng
của từng công việc, phong tục tập quán của từng vùng, hoặc nhiệm vụ xã hội mà đồng
bào đã tổ chức, biên chế và đặt tên cho từng bộ chiêng theo quy định riêng của từng
dân tộc. Ví dụ như:
- Bộ chiêng Aráp (Gia Rai) dung trong lễ Pơ Thi( lễ bỏ mả).
- Bộ chiêng M’Nhum (Gia Rai) dùng trong các lễ hội và các công việc vui.
- Bộ chiêng J’Rum (Gia Rai) dùng trong lễ xoay cột, đâm trâu.
- Bộ chiêng Vang (Gia Rai) dùng trong lễ M’Pú

- Bộ chiêng So (Bana) dùng trong lễ đâm trâu
- Bộ chiêng Hơđúc (Bana) dùng trong lễ mừng chiến thắng.
Ông Rowmal Del, người dân tộc Gia Rai, nhà nghiên cứu ngôn ngữ học cho
biết: người dân tộc Gia Rai sử dụng cồng chiêng rất cầu kỳ, nhất là những loại cồng
chiêng đã được đồng bào đặt tên theo từng loại theo một quy định riêng:
- Chiêng Pat maih: núm có vạch ngang, sờ không thấy vết, mặt trong hình
thang, thân màu đen, nhẵn giống da cá trê. Âm thanh trầm, vang xa, đường kính 80cm.
- Chiêng Pat chet: núm có vạch ngang, mặt trong hình thang màu hơi đen.
Kích thước và âm thanh giống chiêng Pat chet.
- Chiêng Pat ca: núm có vạch ngang, mặt trong có hình thang, màu da mốc
giống con ba ba. Kích thước và âm thanh giống Pat chet. - Chiêng Pat gó: mặt sần sùi,
màu đen, âm thanh trầm hơn pat mail.
- Chiêng Joăn (cồng do người Kinh đúc) gồm 4 loại sau:
+ Chiêng Joăn HlatơiL: thân giống như màu lá chuối, rất nhăn, âm thanh
cao, trong trẻo, đường kính 60- 80cm.
23


+ Chiêng Joăn Sênh Hong: mặt ngoài có dấu búa li ti, âm thanh và kích
thước giống chiêng Joăn Hlatơi.
+ Chiêng Joăn Eh Knik: mặt ngoài có hoa văn trông giống với chân chuột.
+ Chiêng Joăn Sênh Hni: Mặt ngoài trông giống như sáp ong, âm thanh và
kích thước giống những loại trên .....
1.4.3. Đặc trưng về tiếng cồng,tiếng chiêng
Có truyền thống văn hóa và lịch sử rất lâu đời
+ Có nguồn gốc ban đầu từ cồng đá, chiêng đá... tre, tới thời đại đồ đồng,
chiêng đồng mới xuất hiện..
+ Tiếng chiêng dài hơn đời người, tiếng chiêng nối liền, kết dính những thế
hệ. Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người Tây Nguyên- là phương tiện
giao tiếp của người Tây Nguyên, là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn con người, để diễn

tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày của họ.
+ Cồng chiêng Tây Nguyên giữ vai trò là phương tiện để khẳng định cộng đồng
và bản sắc văn hóa chung các dân tộc Tây Nguyên cũng như của từng tộc người trên
mảnh đất muôn mầu, muôn sắc Tây Nguyên. Mỗi dân tộc Tây Nguyên có một cách
chơi chiêng khác nhau. Người dân bình thường ở Tây Nguyên tuy không phải là những
chuyên gia âm nhạc, nhưng chỉ cần nghe tiếng chiêng là họ phân biệt được đó là dân
tộc nào.
+ Nó là một loại hình sinh hoạt gắn liền với đời sống văn hóa, tinh thần và tín
ngưỡng của con người từ lúc được sinh ra cho đến khi trở về với đất trời, với vũ trụ
Gắn liền với văn hóa .Cồng chiêng là một nhạc cụ nghi lễ
+ Mỗi nghi lễ có ít nhất một bài nhạc chiêng riêng
+ Ngoài ra, còn có những bài chiêng dùng cho các sinh hoạt cộng đồng như:
Bản sắc văn hoá các dân tộc ít người Tây Nguyên thể hiện đậm đà nhất trong cồng
chiêng và sinh hoạt văn hoá cồng chiêng. Tín ngưỡng, lễ hội, nghệ thuật tạo hình, múa
dân gian và ẩm thực dân gian... đều thể hiện, gắn bó mật thiết với cồng chiêng (các

24


tượng tròn ở nhà mồ của các dân tộc Tây Nguyên chỉ trở nên đẹp hơn với ngày lễ bỏ
mả trong một không gian huyền ảo đầy những tiếng cồng chiêng sâu lắng)
Có hai phương pháp chỉnh sửa mà người nghệ nhân ở Tây Nguyên sử dụng:
+ Gõ, gò theo hình vảy tê tê
+ Gõ, gò theo hình lượn sóng
Có ít nhất 3 phong cách âm nhạc lớn của cồng chiêng Tây Nguyên:
Cồng chiêng Êđê nhịp điệu phức hợp, tốc độ nhanh, cường độ lớn; cồng chiêng
Mnông cường độ không lớn mặc dù tốc độ khá nhanh; cồng chiêng Bana - Giarai thiên
về tính chất chủ điệu (một bè trầm của cồng có núm vang lên âm sắc vững chãi, hùng
tráng, một bè giai điệu thánh thót của chiêng không có núm với âm sắc đanh gọn, lảnh
lót). Mỗi người đánh chỉ một chiêng: dàn chiêng có bao nhiêu cái thì có bấy nhiêu

người đánh. Nhiều cuộc cồng phối hợp với nhau để tạo thành dàn nhạc. Lối biểu diễn
rất "động", kêu gọi cả người xem cùng vào cuộc "xoang", hát. Kỹ thuật kích âm, chỉnh
âm cồng chiêng của người biểu diễn "biến hóa khôn lường" làm cho giai điệu lúc trầm,
bổng, lúc mơ màng, du dương, lúc bi tráng, hào hùng, lúc da diết, thắc thỏm... tùy theo
hoàn cảnh, môi trường sinh hoạt và tâm trạng. Một dàn cồng chiêng có cồng chiêng
cha mẹ, cồng chiêng con cháu mang hình ảnh một gia đình gắn bó chặt chẽ với cộng
đồng.
Đa số các dân tộc ở Tây Nguyên, chơi chiêng phải là nam giới( kể cả hai tộc
người Êđê, Giarai đang duy trì chế độ mẫu hệ hoặc người Bana, Xơđăng đang duy trì
cả chế độ mẫu hệ lẫn chế độ phụ hệ), thì cũng có một số dân tộc phụ nữ là nghệ nhân
trình diễn chiêng ; đồng thời phụ nữ tham gia múa cùng với nghệ nhân trình diễn
chiêng. Ðiều ấy không chỉ minh chứng cho truyền thống lâu đời của cồng chiêng Tây
Nguyên mà còn cho thấy tính độc đáo văn hóa của nó.
1.5. Gía trị của không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
1.5.1. Giá trị về lịch sử

25


×