Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (474.6 KB, 90 trang )

Lời mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hàng thủ công mỹ nghệ là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực
của Việt Nam trong những năm gần đây. Những sản phẩm của ngành mang
đậm nét văn hoá, tâm hồn và tư tưởng của người Việt Nam. Những sản phẩm
này không chỉ là những vật phẩm đáp ứng nhu cầu sử dụng trong cuộc sống
hàng ngày mà còn là những văn hoá phẩm phục vụ đời sống tinh thần, đáp
ứng nhu cầu thưởng thức những tinh hoa văn hoá của dân tộc. Quan tâm phát
triển ngành nghề này có ý nghĩa thiết thực trong việc bảo tồn và phát triển
một trong những di sản văn hoá quý giá của dân tộc Việt Nam.
Phát triển sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ có tác dụng lớn
trong việc tạo việc làm và tăng thu nhập chính đáng cho lao động trong nước; góp
phần xoá đói giảm nghèo, giải quyết vấn đề lao động nhàn rỗi nhất là trong tầng
lớp trẻ; có tác dụng tích cực đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, các tệ nạn xã hội góp
phần bảo đảm trật tự an ninh xã hội, nhất là trong điều kiện hiện nay tỉ lệ thất
nghiệp còn cao thì ý nghĩa chính trị xã hội của vấn đề nêu trên càng lớn. Bên cạnh
đó, phát triển sản xuất và xuất khẩu thủ công mỹ nghệ còn tạo cơ hội sử dụng
và đào tạo các nghệ nhân, thợ giỏi có tay nghề và kỹ xảo truyền thống góp
phần bảo tồn, phát triển và truyền lại cho đời sau vốn quý nghề nghiệp này
của dân tộc. Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng truyền thống này còn góp phần
thúc đẩy du lịch địa phương phát triển, mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại
của nước ta.
Thị trường xuất khẩu chủ yếu của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam là EU,
Mỹ và Nhật Bản, trong đó EU là một thị trường rộng lớn, giàu tiềm năng.
Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU
hàng năm vẫn gia tăng nhưng chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của ngành
và nhu cầu của thị trường này. Nguyên nhân là do xuất khẩu mặt hàng này của

1
Việt Nam sang thị trường EU còn gặp nhiều khó khăn, chính sách hỗ trợ của các
cấp, các nghành chưa đem lại hiệu quả thiết thực. Vì vậy, việc xuất khẩu hàng thủ


công mỹ nghệ sang thị trường này đòi hỏi có những giải pháp thực tiễn hơn để
góp phần duy trì và phát triển làng nghề, tăng khả năng xuất khẩu.
Xuất phát từ thực trạng trên, tôi chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp nhằm
đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU”
nhằm nghiên cứu chung tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt
Nam sang thị trường EU để thấy được những điểm thuận lợi và khó khăn khi xuất
khẩu mặt hàng truyền thống này sang thị trường rộng lớn này. Trên cơ sở đó đưa
ra các giải pháp nhằm tăng cường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt
Nam sang thị trường EU cả về qui mô và tỷ trọng.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các khía cạnh như kim ngạch xuất khẩu, cơ cấu
mặt hàng, cơ cấu thị trường...của hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam xuất khẩu
thị trường EU và các giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu sang thị trường EU
trong thời gian tới.
Phạm vi nghiên cứu hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sang thị trường EU
từ năm 2001 đến 10 tháng đầu năm 2007 với các mặt hàng chính có kim ngạch
xuất khẩu cao trong mấy năm gần đây như gốm sứ, mây tre đan, thêu ren, thảm,
sơn mài mỹ nghệ.
3. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như phân
tích, thống kê, tổng hợp, so sánh, phân loại, mô hình hóa. Đồng thời tham
khảo tư liệu thông tin và kế thừa các công trình nghiên cứu trước đây, nghiên
cứu các văn bản pháp luật hiện hành để thu thập các dữ liệu cần thiết. Khóa
luận còn dựa trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
cũng như đường lối phát triển chính sách kinh tế của Đảng Cộng sản Việt
Nam.

2
4. Kết cấu luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khoá luận tốt nghiệp bao

gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ và những nét
chung về thị trường hàng thủ công mỹ nghệ của EU.
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam
sang thị trường EU.
Chương 3: Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công
mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU.
Chương i
Tổng quan về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ và những nét chung về thị trường
hàng thủ công mỹ nghệ eu
I. Tổng quan về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
1. Một số khái niệm cơ bản
Theo Luật Thương Mại 2005, Điều 28 thì “xuất khẩu hàng hóa là việc hàng
hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên
lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp
luật”.
Hàng thủ công mỹ nghệ là mặt hàng được làm chủ yếu bằng tay từ những
nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên như: mây, tre, cói, guột, gỗ, dây rừng, bèo, bẹ
chuối…có giá trị sử dụng và giá trị nghệ thuật, được bán ra thị trường trong nước
và nước ngoài nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng và trang trí của con người [2].
Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ tiêu biểu như: đồ gỗ mỹ nghệ, đồ gốm sứ, hàng
mây, tre, đan, hàng thảm, hàng thêu ren, vàng bạc mỹ nghệ...
2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong nền kinh tế

3
Xuất nhập khẩu là hoạt động ngoại thương quan trọng trong nền kinh tế
mỗi quốc gia. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu có một vị trí và vai trò to lớn
trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia trên thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng. Thông qua xuất khẩu có thể thu được ngoại tệ, tăng thu cho ngân
sách, cải thiện cán cân thanh toán, kích thích đổi mới công nghệ, cải biến cơ cấu

kinh tế, tạo công ăn việc làm và nâng cao mức sống của người dân. Đối với những
nước có trình độ kinh tế còn thấp như nước ta, những nhân tố tiềm năng là tài
nguyên thiên nhiên và lao động, còn những nhân tố thiếu hụt như vốn, thị trường
và khả năng quản lý…Chiến lược hướng về xuất khẩu thực chất là giải pháp mở
cửa nền kinh tế nhằm tranh thủ vốn, kỹ thuật và học tập kinh nghiệm quản lý của
nước ngoài, kết hợp với tiềm năng trong nước về tài nguyên thiên nhiên và lao
động để tạo ra sự tăng trưởng mạnh cho nền kinh tế, góp phần xoá đói giảm
nghèo.
Vai trò của xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ được thể hiện ở các khía
cạnh sau:
2.1. Phát triển làng nghề truyền thống
Làng nghề, đặc biệt là làng nghề truyền thống đã góp phần tạo dựng lên
những nét văn hóa đặc trưng của làng, đình làng, những ngày giỗ tổ những lễ hội
truyền thống đã tạo nên niềm tự hào cho mỗi người làng nghề để đi bất kỳ nơi đâu
họ vẫn luôn nhớ về quê hương, làng xóm.
Nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống thật sự chỉ tồn tại, phát huy tiềm năng
vốn có của nó ở các làng nghề. Mà nông thôn nước ta là khu vực sinh sống của
phần lớn dân số cả nước (khoảng 75%). Tốc độ phát triển kinh tế nông thôn chậm
hơn các thành phố, thị xã. Mức sống của dân cư ở đó cũng thấp. Nhưng bù lại, các
sinh hoạt văn hóa được bảo lưu bền vững hơn ở đô thị. Và cả những tiêu cực, cổ
hủ từng nảy sinh trong lịch sử dân tộc cũng nặng nề hơn ở nông thôn do đặc điểm
bảo lưu dai dẳng và sự chậm biến đổi nói trên.

4
Phát triển phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ đã góp phần giải quyết
được vấn đề nan giải hiện nay là thất nghiệp. Ngoài đồng ruộng, người dân có
nghề làm thêm nên tăng thêm thu nhập, người dân cũng bớt khoảng thời gian
nhàn rỗi sẽ hạn chế nhiều tiêu cực, nhiều tệ nạn xã hội góp phần lành mạnh hóa
cuộc sống nông thôn. Hơn nữa, có việc làm với thu nhập ổn định còn hướng họ
vào sự nghiệp chung, cùng nhau chung sức chung lòng giữ gìn xây dựng và phát

triển làng nghề. Làng nghề tồn tại và phát triển khiến cho cái nhìn của người nông
thôn xa hơn, tinh tế hơn. Để có thể duy trì cho làng nghề của mình tồn tại và phát
triển, người làm nghề thủ công mỹ nghệ phải bươn chải ra bên ngoài tìm kiếm
nguồn nguyên liệu, tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Đồng thời khách hàng bên ngoài
tìm đến làng nghề ngày càng nhiều để trao đổi sản phẩm. Quá trình này càng phát
triển đòi hỏi trình độ người làm nghề hàng thủ công mỹ nghệ phải được nâng lên,
cơ sở hạ tầng như đường xá, điện, nước, nhà xưởng...cũng cần được nâng cao hơn
nữa.
Bảo tồn và phát triển làng nghề là tăng thêm sức mạnh cội nguồn, gieo vào
lòng mỗi người dân Việt Nam tình cảm dân tộc, yêu quí, trân trọng giữ gìn bản
sắc văn hóa Việt Nam. Phát triển làng nghề còn là một giải pháp quan trọng để
góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn và nâng cao mức
sống vật chất, tinh thần cho người dân [10].
2.2. Tăng thu ngoại tệ
Một quốc gia muốn phát triển nền kinh tế cần tiến hành công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Quá trình này đòi hỏi phải nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật
tư và công nghệ tiên tiến phục vụ sản xuất, phát triển các ngành công nghiệp thiết
yếu. Chính vì vậy mà việc tích lũy nguồn ngoại tệ để phục vụ nhập khẩu đóng vai
trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Thông thường
nguồn ngoại tệ tích lũy được của mỗi nước dựa vào các nguồn vốn chủ yếu là: đi
vay, viện trợ, đầu tư nước ngoài và xuất khẩu. Nguồn vốn vay rồi cũng phải trả,

5
còn viện trợ và đầu tư nước ngoài thì có hạn, hơn nữa các nguồn này thường bị
phụ thuộc vào nước ngoài. Vì vậy, nguồn vốn quan trọng nhất để nhập khẩu chính
là ngoại tệ thu từ xuất khẩu. Thực tế là nước nào gia tăng được xuất khẩu thì nhập
khẩu cũng tăng theo, ngược lại, nếu nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu làm cho cán cân
ngoại thương thâm hụt quá lớn có thể ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế quốc dân.
Ngày nay, khi cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao thì đời
sống tinh thần ngày càng được chú trọng. Con người ngày càng có xu hướng sống

gần gũi với thiên nhiên hơn. Đặc biệt trong cuộc sống hiện đại ngày nay, với tốc
độ phát triển đô thị hóa một cách chóng mặt, dân cư tăng nhanh thì diện tích sống
ngày càng bị thu hẹp. Do đó, để tạo cho không gian sống gần gũi với thiên nhiên
thì lựa chọn tối ưu là sử dụng các vật dụng gia đình có nguồn gốc từ tự nhiên như
mây, tre, cói, lứa, gỗ...nên nhu cầu về hàng thủ công mỹ nghệ ngày càng tăng. Vì
thế, các quốc gia có thế mạnh về sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ cũng đẩy mạnh
xuất khẩu các mặt hàng này ra thị trường thế giới đặc biệt là tập trung vào một số
thị trường có cầu rất lớn như Nhật Bản, Mỹ, châu Âu...Hàng năm, giá trị xuất
khẩu hàng thủ công mỹ nghệ cũng đóng góp một phần không nhỏ trong việc tăng
thu ngoại tệ cho các nước xuất khẩu.
2.3. Tạo thêm công ăn việc làm, góp phần cải thiện đời sống của nhân dân
Khác với các ngành kinh tế khác, thủ công mỹ nghệ là một ngành lao động
thủ công nên cần rất nhiều lao động. Đặc biệt, đối với những đơn đặt hàng lớn thì
cần lượng lớn nhân lực để hoàn thành hợp đồng đúng hạn. Bên cạnh đó, khi xuất
khẩu hàng thủ công mỹ nghệ phát triển tất yếu sẽ kéo theo việc phát triển các
ngành công nghiệp phụ trợ như ngành công nghiệp chế biến gỗ - cung cấp nguyên
liệu chính cho sản xuất các sản phẩm gỗ mỹ nghệ; ngành dệt - cung cấp nguyên
liệu cho sản xuất các sản phẩm thảm, thêu ren; ngành giao thông vận tải - vận
chuyển hàng từ nơi sản xuất để đưa đi xuất khẩu, chuyển tới tay người tiêu dùng
nước ngoài; ngành thông tin liên lạc - cung cấp thông tin về thị trường cho các

6
doanh nghiệp xuất khẩu, tạo đường dây liên lạc giữa các đối tác trong và ngoài
nước...Số lượng nhân lực cần cho các ngành công nghiệp này là không nhỏ. Như
vậy, việc phát triển xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ góp phần tạo thêm nhiều
công ăn, việc làm cho người dân, phần nào giải quyết vấn đề lao động cho quốc gia.
Khi người dân có công việc ổn định với mức thu nhập thích hợp thì kéo
theo việc tiêu dùng gia tăng, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Việc
tiêu dùng cho các vật phẩm thiết yếu và các sản phẩm cao cấp sẽ ngày một tăng
lên thúc đẩy các ngành sản xuất trong nước phát triển đáp ứng nhu cầu tiêu dùng

của người dân. Khi các ngành sản xuất phát triển lại tạo thêm nhiều công ăn việc
làm mới cho người lao động và đời sống của họ sẽ càng được nâng cao.
2.4. Góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế
Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ cũng giống như xuất khẩu bất kỳ loại
hàng hóa nào cần xuất phát từ nhu cầu thị trường nước nhập khẩu để tổ chức sản
xuất và xuất khẩu những sản phẩm phù hợp, đáp ứng nhu cầu của thị trường đó.
Điều đó có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất
phát triển. Hơn nữa, xuất khẩu mặt hàng này tạo điều kiện cho các ngành liên
quan có cơ hội phát triển thuận lợi, mở rộng thị trường tiêu thụ, cung cấp đầu vào
cho sản xuất, khai thác tối đa sản xuất trong nước. Xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ cũng tạo ra những tiền đề kinh tế, kỹ thuật nhằm đổi mới thường xuyên năng
lực sản xuất trong nước, hay nói theo cách khác là cơ sở tạo thêm vốn và kỹ thuật,
công nghệ tiên tiến từ thế giới bên ngoài nhằm hiện đại hoá nền kinh tế, tổ chức
lại sản xuất cho phù hợp với nhu cầu thị trường thế giới.
Khi xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ phát triển sẽ kéo theo việc phát triển
các ngành công nghiệp phụ trợ như ngành công nghiệp chế biến gỗ, ngành giao
thông vận tải, ngành dệt, ngành công nghệ thông tin...Đối với mỗi thị trường khác
nhau thì có những yêu cầu sản phẩm cũng khác nhau nên ngành thủ công mỹ nghệ

7
cũng như các ngành công nghiệp phụ trợ cần phải phát triển theo hướng đáp ứng
những yêu cầu đó.
2.5. Góp phần phát triển du lịch địa phương
Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ thường gắn với các làng nghề truyền
thống. Mỗi làng nghề lại có điều kiện tự nhiên, nét văn hóa, phong tục tập quán, bí
quyết làng nghề khác nhau. Chính điều này hấp dẫn du khách đến thăm quan, tìm
hiểu. Từ nhu cầu thăm quan, du lịch như vậy mà đã xuất hiện và phát triển mạnh
loại hình du lịch làng nghề. Có rất nhiều tuor du lịch khác nhau đón khách quốc tế
đến thăm quan và xem những người thợ tài hoa thao tác, trình diễn các công đoạn
hoàn thiện sản phẩm rồi mua hàng lưu niệm. Đến tận nơi sản xuất, du khách sẽ

thỏa mãn tính hiếu kỳ của mình về cách thức tạo ra những mặt hàng thủ công mỹ
nghệ mang đậm nét văn hóa nghệ thuật. Đến thăm các làng nghề sản xuất gốm sứ,
du khách sẽ được tận mắt chứng kiến các nghệ nhân sản xuất ra một vật dụng
bằng gốm như thế nào từ khâu chọn đất, nhào đất, nặn, nung, tráng men, hoàn thiện
sản phẩm...Đến thăm các làng nghề sản xuất hàng thêu ren, du khách sẽ được
hướng dẫn cách chọn chỉ thêu, cách kết hợp màu sắc chỉ như thế nào, cách thêu
từng loại sản phẩm ra sao...Bên cạnh đó, du khách còn được cung cấp những
thông tin về lịch sử phát triển của từng làng nghề, những nét văn hóa đặc trưng
của mỗi làng nghề. Du khách sẽ được đắm mình trong khung cảnh thiên nhiên
hữu tình, mang đậm nét văn hóa của làng quê. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn các
làng nghề chưa thu hút được nhiều du khách do chưa có đầu tư về giao thông và
chưa có kế hoạch cụ thể về phát triển du lịch làng nghề. Chỉ có một số làng nghề
nổi tiếng như Bát Tràng, Bình Dương...đang dần phát triển theo hướng thu hút
khách du lịch. Tính riêng ở Bát Tràng hàng năm có trên 6.000 lượt khách quốc tế
đến thăm quan. Như vậy, tiềm năng mà du lịch làng nghề mang lại là rất lớn nếu
được chú trọng đầu tư hơn nữa[5], [14].

8
2.6. Là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại
Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ phát triển mạnh sẽ là động lực tăng
cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước, nâng cao địa vị và vai trò của một quốc
gia trên trường quốc tế…Vì thế, khi xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ phát triển
tất thì các quốc gia sẽ tăng cường hợp tác kinh tế thông qua các hiệp định thương
mại tạo điều kiện cho đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này giữa các nước. Khi xuất
khẩu gia tăng tất yếu kéo theo sự phát triển về tài chính quốc tế, vận tải quốc tế,
bảo hiểm quốc tế…giữa quốc gia xuất và nhập. Như vậy, đẩy mạnh xuất khẩu
hàng thủ công mỹ nghệ cũng đóng vai trò nhất định trong việc thúc đẩy quan hệ
kinh tế đối ngoại giữa các quốc gia trên thế giới.
3. Những nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
Sự ổn định kinh tế - chính trị trong nước tạo tiền đề cho một quốc gia tiến

hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Công cuộc đổi mới đã thúc đẩy lực lượng sản
xuất phát triển, cơ cấu sản xuất chuyển dịch dần, từ đó thúc đẩy xuất khẩu và cải
thiện cơ cấu xuất - nhập khẩu. Xuất khẩu được đặt thành một nhiệm vụ trọng tâm,
sản xuất gắn liền với lưu thông, xuất khẩu. Trong quá trình phát triển nền kinh tế,
xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng và xuất khẩu hàng hóa nói chung chịu
tác động bởi các nhóm nhân tố cơ bản sau:
3.1. Các nhân tố về cơ chế chính sách và môi trường pháp lý
Cơ chế và chính sách tác động trực tiếp tới các doanh nghiệp sản xuất hàng
hoá nói chung và hàng xuất khẩu nói riêng. Khi môi trường luật pháp từng bước
được cải thiện, rõ ràng, minh bạch thì chính cơ chế và chính sách đã giúp cho các
doanh nghiệp làm ăn thuận lợi hơn. Với một khối lượng quá lớn văn bản đủ loại
từ luật đến pháp luật, nghị quyết, nghị định, quyết định, thông tư của các cấp khi
hoạt động có hiệu quả hay không có hiệu quả đã tạo ra những thay đổi lớn trong
sự tăng trưởng của từng ngành cũng như từng doanh nghiệp. Các cơ chế chính
sách phù hợp, thông thoáng sẽ tạo thuận lợi cho các ngành sản xuất, các địa

9
phương và các thành phần kinh tế tham gia xuất nhập khẩu. Ngược lại, nếu cơ chế
chính sách không thông thoáng sẽ tạo nên rào cản cho việc xuất khẩu hàng thủ
công mỹ nghệ của các doanh nghiệp.
Mỗi một quốc gia đều có cơ chế chính sách thể hiện qua luật pháp. Chính
vì vậy mà nó chi phối tới hoạt động kinh doanh trong nước cũng như tới hoạt
động kinh doanh quốc tế. Tuy nhiên, dù luật pháp các nước có khác nhau thì nó
cũng ảnh hưởng tới các hoạt động xuất khẩu trên các mặt như: quy định về giao
dịch, hợp đồng; về cạnh tranh, độc quyền; về giá cả, các loại thuế; về vấn đề bảo
vệ môi trường, tiêu chuẩn chất lượng, bao bì, về thương hiệu, quảng cáo; về vấn
đề tự do thương mại hay bảo hộ mậu dịch...
Như vậy, cơ chế chính sách và môi trường pháp lý vừa tạo thuận lợi cho
các doanh nghiệp mở rộng thị trường, tăng lợi nhuận nhưng đồng thời cũng tạo ra
những hàng rào ngăn cản và hạn chế khả năng của doanh nghiệp trong việc khai

thác các cơ hội kinh doanh của mình trên trường quốc tế.
3.2. Các nhân tố về kinh tế - văn hóa - xã hội
Các quốc gia với các chính sách kinh tế khác nhau sẽ tạo cơ hội kinh doanh
khác nhau. Trong đó các yếu tố về kinh tế như chính sách tài chính tiền tệ qui định
thuế xuất khẩu, các ưu đãi về thuế xuất khẩu, về vốn...rồi các công cụ thuế quan,
phi thuế quan có ảnh hưởng trực tiếp tới các doanh nghiệp bởi các qui định do Nhà
nước đề ra nhằm quản lý hoạt động kinh doanh cũng như điều tiết lượng cung cầu
hàng hoá tiêu dùng ở mỗi quốc gia. Bên cạnh đó thì các chính sách về lãi suất, dự
trữ ngoại tệ, tỷ giá hối đoái...cũng tác động không nhỏ đối với mỗi doanh nghiệp
khi tham gia vào thị trường quốc tế. Vì khi đồng tiền của một quốc gia tăng giá,
giá cả trong nước tăng lên, khả năng cạnh tranh của nước đó giảm đi dẫn đến sự
giảm sút hiệu quả xã hội. Do vậy, sự biến động của tỷ giá giữa đồng nội tệ và
ngoại tệ ảnh hưởng phần nào đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hoá cũng
như đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.

10
Về các nhân tố văn hoá xã hội bao gồm cả phong tục tập quán, thị hiếu tiêu
dùng, tôn giáo, ngôn ngữ đều được coi là yếu tố bên ngoài quan trọng nhất có tác
động đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp. Mỗi một quốc
gia có một nét văn hóa riêng biệt, con người của nước đó mang theo đặc thù văn
hóa, thói quen riêng mà khó có thể thay đổi. Chính điều này sẽ tạo cho mỗi nước
có thị hiếu và xu hướng tiêu dùng riêng. Do đó, việc nghiên cứu kỹ thị trường và
xây dựng được một chiến lược marketing xuất khẩu phù hợp là nhiệm vụ tiên
quyết đối với mỗi doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.
3.3. Các nhân tố về cơ sở hạ tầng và trình độ khoa học công nghệ
Cơ sở hạ tầng và trình độ khoa học công nghệ cũng là những yếu tố góp
phần không nhỏ tới sự thành công của hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ. Cơ sở hạ tầng bao gồm các yếu tố như đường giao thông, công trình điện
nước, cơ sở vật chất nơi sản xuất...Đây là những yếu tố tác động trực tiếp tới tình
hình sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Nếu cơ sở hạ tầng thường xuyên được củng

cố và nâng cấp sẽ giúp cho việc nâng cao năng lực sản xuất, tạo điều kiện cho việc
vận chuyển, lưu thông hàng hóa được nhanh hơn, giảm chi phí vận chuyển, giảm
thiểu các chi phí hao mòn vô ích...Những yếu tố này giúp cho việc giảm giá thành
sản phẩm, tạo cho doanh nghiệp đạt được tính kinh tế theo qui mô.
Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, nhiều
công nghệ tiến bộ mới ra đời thay thế các công nghệ cũ đã tạo ra những cơ hội
mới đối với tất cả các ngành nghề. Các doanh nghiệp có thể giao dịch với khách
hàng thông qua các phương tiện truyền thông đặc biệt như điện thoại, thư điện tử,
fax sẽ làm giảm được phần nào các chi phí giao dịch trực tiếp, nhất là đối với các
doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá khi mà khoảng cách địa lý là rất lớn. Thông qua
mạng Internet, các doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu có thể tiếp cận với nhau
dễ dàng và thuận tiện hơn, mở rộng cơ hội hợp tác giữa các doanh nghiệp. Ngoài
ra, khoa học công nghệ còn tác động tới các lĩnh vực như vận tải hàng hoá, giao

11
thông, ngân hàng, tài chính, hải quan...làm cho các khâu trong quá trình giao nhận
hàng hoá được thuận tiện và tăng độ an toàn.
3.4. Các nhân tố thị trường
Thị trường - một nhân tố không thể không có trong hoạt động kinh doanh.
Việc nắm bắt được thị trường và tăng sức cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ là một
việc hết sức khó khăn đối với xuất khẩu. Thị trường, nơi quan hệ cung cầu được
thực hiện thông qua giá cả, tạo động lực thúc đẩy cho sản xuất, phân phối và sử
dụng có hiệu quả nguồn lực của doanh nghiệp. Hơn nữa khi nắm bắt được các
điều có liên quan đến mặt hàng kinh doanh của mình trên thị trường nước ngoài
đó như: dung lượng thị trường, tập quán, thị hiếu tiêu dùng, các kênh tiêu thụ và
sự biến động giá cả sẽ giúp cho các đơn vị sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩu
có được những phương án kinh doanh kịp thời đáp ứng với xu thế phát triển của
nền kinh tế quốc tế. Thị trường cũng là nơi có sự cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp. Yếu tố cạnh tranh này có tác động mạnh mẽ đến phương hướng, chiến
lược sản xuất của mỗi doanh nghiệp. Dựa trên vị thế tương quan giữa mình và đối

thủ cạnh tranh mà mỗi doanh nghiệp đưa ra các quyết định đúng đắn trong việc
điều chỉnh, phát triển sản phẩm. Ngoài ra, doanh nghiệp còn chịu sức ép từ phía
người tiêu dùng và từ phía các nhà cung cấp.
Việc xác định cung - cầu trên thị trường nước nhập khẩu là yếu tố rất quan
trọng đối với mỗi doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Các doanh
nghiệp cần nắm được mức cầu trên thị trường nước nhập khẩu ra sao và tình hình
cung như thế nào để có thể đưa ra chiến lược xuất khẩu hiệu quả nhất cho doanh
nghiệp mình. Khi mức cầu tăng lên dẫn đến giá cả sản phẩm tăng, qui mô thị
trường cũng được mở rộng hơn tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy mạnh xuất
khẩu mặt hàng đó đồng thời tăng doanh thu bán hàng trên thị trường nhập khẩu.
Ngược lại, khi mức cầu giảm dẫn đến giá thành sản phẩm có xu hướng hạ xuống
và yêu cầu về chất lượng, mẫu mã sản phẩm sẽ tăng lên. Khi đó, doanh nghiệp

12
xuất khẩu cần có chiến lược cải tiến mẫu mã sản phẩm, nâng cao chất lượng, gia
tăng các tiện ích của sản phẩm, tăng các dịch vụ khuyến mãi đi kèm để kích thích
nhu cầu mua của người tiêu dùng. Bên cạnh lượng cầu thì lượng cung của thị
trường cũng tác động mạnh đến việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Nếu
lượng cung quá lớn thì cạnh tranh trên thị trường nhập khẩu sẽ tăng lên, việc tiêu
thụ sản phẩm trên thị trường này sẽ giảm xuống làm ảnh hưởng đến doanh thu và
kết quả kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu. Ngược lại, nếu lượng cung giảm
thì sự cạnh tranh trên thị trường cũng giảm xuống, doanh nghiệp dễ chiếm được
thị phần trên thị trường [13].
Như vậy việc xác định cung - cầu của thị trường nhập khẩu là rất quan
trọng. Các doanh nghiệp cần xác định được qui mô và tiềm năng đích thực của thị
trường và cần phải biết số lượng sản phẩm mà thị trường tiêu thụ thực sự và số
lượng mà thị trường có thể tiêu thụ trong tương lai. Muốn vậy, các doanh nghiệp
cần nghiên cứu các vấn đề như: việc nhập cảng (khối lượng nhập cảng hiện nay,
sản phẩm nhập đến từ đâu, thị phần của các nhà cung cấp nước ngoài thay đổi và
phát triển như thế nào, giá cả hàng xuất khẩu thuộc các nguồn cung cấp khác nhau);

qui mô và khuynh hướng sản xuất bên trong thị trường nhập khẩu; lượng hàng xuất
khẩu từ thị trường đó; các yếu tố sẽ làm thay đổi tỷ lệ nhập cảng trong tiêu thụ và
đặc biệt tỷ lệ mà sản phẩm của mình có thể chiếm lĩnh được; số lượng tiêu thụ sản
phẩm mỗi năm...[4].
3.5. Các nhân tố liên quan đến marketing xuất khẩu của doanh nghiệp
Thâm nhập vào thị trường nước ngoài là một thử thách lớn đối với mỗi
doanh nghiệp xuất khẩu. Bên cạnh sự hỗ trợ từ phía Nhà nước, mỗi doanh nghiệp
cần chủ động xây dựng các chiến lược marketing xuất khẩu cho riêng mình.
Muốn thành công trên thị trường quốc tế, mỗi doanh nghiệp cần phải sử dụng một
cách hài hòa và sáng tạo các chiến lược về sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến
thương mại.

13
Chiến lược về sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp cung cấp những sản phẩm với
chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của thị trường. Dựa trên kết quả
việc phân tích thị trường nhập khẩu một cách kỹ lưỡng và có hệ thống, các doanh
nghiệp sẽ nắm được thị hiếu của người tiêu dùng đối với từng loại sản phẩm và sẽ
phát triển sản phẩm theo hướng đáp ứng tối đa những nhu cầu này. Mỗi doanh
nghiệp có thể áp dụng nhiều giải pháp liên quan đến sản phẩm như: thích nghi sản
phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, phát triển sản phẩm mới, phát huy và cải tiến sản
phẩm truyền thống, chuyên môn hóa sản phẩm, đổi mới cơ cấu mặt hàng xuất
khẩu...[6]. Tùy từng thị trường nhập khẩu khác nhau mà doanh nghiệp nên chọn
những giải pháp phù hợp cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, khi áp dụng bất kỳ
giải pháp nào doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ cũng nên nghiên cứu
kỹ các vấn đề như màu sắc, kích cỡ, chất liệu, thiết kế và mẫu mã của từng loại sản
phẩm, đặc biệt là yếu tố chất lượng sản phẩm luôn được đặt lên hàng đầu. Một sản
phẩm tốt sẽ là công cụ hữu hiệu tạo sức cạnh tranh cho doanh nghiệp đó trên thị
trường.
Chiến lược về giá cả sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định được mức giá cả
phù hợp, cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh trên

thế giới. Thông thường các doanh nghiệp có thể định giá bán của các sản phẩm
xuất khẩu thông qua 3 cách định giá sau: định giá trung lập, định giá thâm nhập và
định giá hớt váng nhưng cách định giá trung lập là phổ biến hơn cả. Định giá
trung lập là phương pháp xác định giá dựa vào chi phí sản xuất hoặc theo giá thị
trường. Dựa vào chi phí sản xuất để định giá còn được gọi là định giá căn cứ vào
chi phí sản xuất, nghĩa là định giá sản phẩm dựa vào các chi phí và mức doanh lợi
có liên quan như chi phí công nghiệp (nguyên vật liệu, nhân công...), chi phí quản
lý phân xưởng, chi phí cung ứng vật tư, chi phí hành chính, chi phí vận tải nội
địa...Dựa vào thị trường để định giá là xem xét mặt hàng có liên quan được mua
bán với giá bao nhiêu trên thị trường thì ta đặt giá như thế ấy. Muốn vậy ta phải

14
tham khảo giá thế giới như giá đấu giá quốc tế, giá mua bán tại sở giao dịch hàng
hóa quốc tế, giá chào hàng của một hãng lớn, giá ở hợp đồng trước...[21]. Tùy
từng thị trường và từng mặt hàng cụ thể mà doanh nghiệp áp dụng các cách định
mức giá phù hợp. Mức giá này sẽ giúp tăng tính cạnh tranh về giá của sản phẩm.
Ngoài ra, khi yếu tố chất lượng là ngang nhau thì yếu tố giá cả đóng vai trò lớn
trong quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Người tiêu dùng sẽ có xu hướng
lựa chọn loại sản phẩm có giá thành thấp hơn. Chính vì vậy mà mỗi doanh nghiệp
cần xây dựng cho mình một chiến lược giá cả hiệu quả để nâng cao năng lực cạnh
tranh của mình so với đối thủ.
Chiến lược phân phối xác lập được hệ thống phân phối gián tiếp hay trực
tiếp. Đây cũng là một yếu tố quan trọng để người tiêu dùng có thể dễ dàng tiếp
cận được với sản phẩm nhập khẩu. Thông thường, trên một thị trường có thể cho
nhiều mạng lưới phân phối đối với mỗi sản phẩm nhất định. Đối với hàng thủ
công mỹ nghệ, nhà xuất khẩu có thể bán trực tiếp cho người sử dụng nhưng theo
thói quen, các hàng hóa phải qua một hay nhiều trung gian, như thông qua các nhà
nhập khẩu, các nhà bán buôn và những người bán lẻ. Thông thường, một sản
phẩm được bán cho một mạng lưới phân phối do đại lý đại diện cho nhà xuất
khẩu. Việc lựa chọn người đại lý này đều dựa vào các yếu tố căn bản giống như

lựa chọn các nhà phân phối. Để tìm ra người đại lý tốt nhất, các doanh nghiệp xuất
khẩu cần giải đáp được một số vấn đề sau: (1) Đã xác định được có hay không
một kênh phân phối bình thường, qua đó phần lớn các sản phẩm mẫu được nghiên
cứu phải đi qua; (2) Có phải kênh đó đã được bão hòa bởi các sản phẩm tương tự
như các sản phẩm mà doanh nghiệp mình đã làm ra hoặc bị phong tỏa bởi các
hiệp ước độc quyền với các nhà cung cấp hiện tại. Nếu xảy ra trường hợp như thế,
doanh nghiệp sẽ không cần phân phối sản phẩm thông qua các nhà buôn mà bán
trực tiếp cho những nhà bán lẻ; (3) Có phải một số yếu tố của mạng lưới phân phối
đã chiếm được hay mất chỗ đứng? Các nhà bán buôn, chẳng hạn, có phải đang bị

15
loại bởi các nhà bán lẻ lớn đã mua hàng trực tiếp; (4) Có hay không những cơ quan
mua những số lượng đặc biệt cao đối với thị trường?; (5) Đâu là diện tích địa lý
trong đó phân phối của mỗi một nhà bán buôn chiếm lĩnh được? Họ có đảm bảo
việc phân phối sản phẩm trong cả nước hay đơn giản hơn trong một vùng?...[21].
Chiến lược xúc tiến thương mại là một nhân tố không thể thiếu trong chiến
lược marketing xuất khẩu của mỗi doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ. Một sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuất hiện trên thị trường nhưng không hề
có tên tuổi, không được quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng,
không được hỗ trợ bởi các hình thức xúc tiến sẽ có nguy cơ không thể tiêu thụ
được trên thị trường đó, hay chỉ có thể thực hiện được điều này bằng cách hạ giá
hàng của mình và do đó sẽ làm giảm mức sinh lời của doanh nghiệp. Vì vậy, các
doanh nghiệp cần đề ra các biện pháp xúc tiến thương mại hiệu quả như quảng bá
thương hiệu sản phẩm thông qua website, các phương tiện thông tin đại chúng,
hội trợ triển lãm, trưng bày sản phẩm...
ii. Tổng quan về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam
1. Hình thức xuất khẩu
Xuất khẩu tại chỗ: Đây là hình thức xuất khẩu đơn giản và có hiệu quả cao
đối với hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ theo
như đặc điểm vốn có của nó thì nó là sản phẩm truyền thống, mang tính dân tộc và

đặc trưng cho dân tộc Việt Nam. Hình thức xuất khẩu tại chỗ hay nói cách khác là
khách du lịch mua những vật phẩm lưu niệm của nước ta ngày càng được phát
triển. Hình thức này được thực hiện thông qua mạng lưới phân phối khắp đất
nước. Hiện nay, các cửa hàng lưu niệm, các làng nghề truyền thống được mở ra
rất nhiều nhằm thu hút khách du lịch đến tham quan và mua những sản phẩm đó.
Xuất khẩu tại chỗ đang là thế mạnh của Việt Nam do nước ta có lợi thế về điều
kiện tự nhiên với nhiều khu du lịch nổi tiếng nên người nước ngoài đến thăm
quan, làm việc và sinh sống rất nhiều, từ đó chúng ta sẽ xuất khẩu được nhiều

16
hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng. Hơn nữa, hình thức xuất khẩu tại chỗ không
mất nhiều thời gian và chi phí trong việc giao dịch, đàm phán và cũng không cần
phải vận chuyển ra khỏi quốc gia, đặc biệt sẽ không gặp nhiều rủi ro trong kinh
doanh, từ đó giá thành sản phẩm giảm đáng kể do chi phí cho các khâu đó không
tốn kém nhiều.
Xuất khẩu trực tiếp: Đối với các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng
thủ công mỹ nghệ lớn, đã có uy tín trên trường quốc tế thì hầu như họ xuất khẩu
theo hình thức trực tiếp. Hiện nay, các doanh nghiệp có khả năng thực hiện được
theo hình thức này là những doanh nghiệp Nhà nước, một số là doanh nghiệp tư
nhân như: Công ty xuất khẩu mây tre (Barotex), Công ty xuất khẩu Ninh Bình,
Công ty xuất khẩu thương mại và dịch vụ Haprosimex…Các công ty này đã tự mình
nghiên cứu thị trường, tiếp cận thông tin, tìm đối tác và giao dịch trực tiếp với khách
hàng.
Xuất khẩu gián tiếp: Hình thức xuất khẩu gián tiếp được các cơ sở sản xuất
vừa và nhỏ, mới tiếp cận với thị trường quốc tế, tiềm lực không lớn áp dụng vì họ
không đủ khả năng và chi phí để tìm khách hàng. Thường thì qua các trung gian
thương mại là các đại lý hay môi giới, qua trung gian họ sẽ không phải triển khai
một lực lượng bán hàng ở nước ngoài cũng như là các hoạt động giao tiếp và
khuyếch trương sản phẩm. Ngoài các công ty vừa và nhỏ thì ngay tại các làng
nghề truyền thống có các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ cũng đã thực hiện

theo hình thức này, họ bán cho các doanh nghiệp lớn ở trong nước hay nói khác đi
là các doanh nghiệp lớn đi thu mua sản phẩm của các cơ sở sản xuất nhỏ để xuất
khẩu sang các nước khác chẳng hạn như công ty xuất khẩu tạp phẩm Hà nội -
Tocontap. Các doanh nghiệp thực hiện theo hình thức xuất khẩu gián tiếp thì chịu
ít rủi ro hơn nhưng lợi nhuận cũng bị giảm do chi phí nhiều cho các khâu trung gian.
2. Kim ngạch xuất khẩu

17
Thời kỳ hoàng kim của hàng thủ công mỹ nghệ là giai đoạn 1975 đến 1986.
Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong tổng kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam đạt bình quân 40%, cao điểm đạt 53,4% (năm 1979).
Giai đoạn trước 1990, thị trường chủ yếu là khối các nước Đông Âu, Liên
Xô theo những thỏa thuận song phương. Sau 1990, thị trường này suy giảm bởi
những biến động chính trị (năm 2000 chỉ đạt 40 triệu USD). Từ sau năm 2000,
tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đã có những thay đổi
tích cực, kim ngạch xuất khẩu liên tục gia tăng. Năm 2001 kim ngạch xuất khẩu là
235 triệu USD nhưng đến năm 2006 đã đạt 630,4 triệu USD ( xem biểu đồ 1.1).
Tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn này là 18,56%.
Biểu đồ 1.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam
giai đoạn 2001-2006
235
331
367
450
560
630.4
0
100
200
300

400
500
600
700
Kim ng¹ch
(triÖu USD)
2001 2002 2003 2004 2005 2006
N¨m
Nguồn: Bộ Công Thương
Qua biểu đồ trên chúng ta có thể nhận thấy kim ngạch xuất khẩu hàng thủ
công mỹ nghệ của Việt Nam không ngừng tăng lên trong những năm qua. Có
được kết quả này là do trong những năm gần đây nhu cầu tiêu dùng hàng thủ công

18
mỹ nghệ trên thế giới ngày một gia tăng; hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam
ngày càng được ưa chuộng trên thị trường thế giới; chính phủ và các doanh nghiệp
nỗ lực trong việc tìm kiếm thị trường và phát triển sản xuất.
3. Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm chính
Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam bao gồm
hàng gốm sứ mỹ nghệ, hàng mây tre đan, hàng sơn mài mỹ nghệ, hàng thêu ren
và hàng thảm. Ngoài ra, Việt Nam còn xuất khẩu một số mặt hàng khác như đồ
đồng, trang sức...nhưng kim ngạch xuất khẩu không đáng kể.
Xét đến tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu
hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam năm 2006 thì gốm sứ chiếm tỷ trọng cao
nhất 38,34%, tiếp đến là hàng mây tre đan 30,44%, hàng thêu 14,48%, hàng sơn
mài mỹ nghệ 14,13% và hàng thảm 2,60%. Như vậy, gốm sứ và hàng mây tre đan
vẫn là những mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Nhóm hàng gốm sứ mỹ nghệ: Kim ngạch xuất khẩu nhìn chung tăng trưởng
khá nhanh trong những năm gần đây. Kim ngạch xuất khẩu năm 2001 đạt 95.1
triệu USD, năm 2002 đạt 136,9 triệu USD, năm 2003 đạt 146 triệu USD, năm

2004 đạt 171,3 triệu USD, năm 2005 đạt 214,2 triệu USD, năm 2006 đạt 241,7
triệu USD. Giai đoạn 2000 - 2006 kim ngạch xuất khẩu hàng gốm sứ mỹ nghệ
tăng trưởng với tốc độ bình quân 17,63%. Đặc biệt tăng trưởng rất mạnh trong
năm 2002, kim ngạch tăng 44% so với năm 2001. Có được kết quả này là do các
doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam đã đạt bước đột phá trong khâu
cải tiến mẫu mã sản phẩm cho nên lượng tiêu thụ mặt hàng này tăng mạnh. Trong
5 tháng đầu năm 2007, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gỗm sứ mỹ nghệ và gia
dụng của Việt Nam đạt 125,5 triệu USD, tăng 20,4% so với cùng kỳ năm 2006.
Nhóm hàng mây, tre đan: Đây là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đứng
thứ 2 trong số các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. Những năm đầu của
thập kỷ 90, do thị trường Liên Xô cũ và Đông Âu bị thu hẹp đối với xuất khẩu của

19
ta nên sản xuất và xuất khẩu các loại hàng này bị đình trệ, giảm sút đáng kể.
Trong vài năm gần đây có khôi phục lại một phần. Kim ngạch xuất khẩu năm
2001 đạt 68,5 triệu USD, năm 2002 đạt 85,3 triệu USD, năm 2003 đạt 108 triệu
USD, năm 2004 đạt 134,9 triệu USD, năm 2005 đạt 169,4 triệu USD, năm 2006
đạt 191,5 triệu USD. Trong giai đoạn này, kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng với
tốc độ bình quân là 19,11%. Năm 2006 tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu
mặt hàng này chỉ đạt 13%, thấp hơn so với các năm trước. Nguyên nhân là do
hàng mây tre, đan phải cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các đối thủ
cạnh tranh. Riêng đối với mặt hàng tre đan, trong 7 tháng đầu năm 2007, kim
ngạch xuất khẩu đạt 120,7 triệu USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2006. Các
mặt hàng xuất khẩu truyền thống bằng tre đan của Việt Nam là khay, bàn ghế,
bình, mành, giỏ, bát đĩa, rổ rá, sọt...
Nhóm hàng thêu ren thổ cẩm: Các mặt hàng thêu ren như khăn thêu trải
bàn, ga trải giường, áo gối thêu, áo thêu...trước đây Việt Nam cũng xuất khẩu với
khối lượng lớn vào thị trường Liên Xô (cũ) và Đông Âu. Sau năm 1990, xuất
khẩu các mặt hàng này giảm nhiều. Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất
khẩu mặt hàng này đã có gia tăng tuy nhiên không ổn định, tăng giảm thất thường.

Kim ngạch xuất khẩu đạt 59,6 triệu USD/năm vào giai đoạn 2001 - 2005, đạt 15,7
năm 2006, chiếm tỷ trọng lớn thứ 3 trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ
công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường nước ngoài. Nhiều tỉnh, thành còn
duy trì được ngành nghề xuất khẩu này: Thái bình, Nam Định, Hà Nội, Thành phố
Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hải Dương, Thanh Hoá, Bắc Ninh...đều có xuất khẩu
trong những năm gần đây. Còn đối với hàng thổ cẩm, đây là sản phẩm truyền
thống của đồng bào các dân tộc thiểu số. Tại Lào Cai được tổ chức phi chính phủ
Pháp - Mỹ giúp đỡ đã lập “Tổ sản xuất hàng thổ cẩm” ở Sa Pa; trong thời gian
ngắn đã thu hút trên 200 lao động, sản xuất và tiêu thụ trên 30.000 sản phẩm, chủ
yếu là bán cho khách du lịch (xuất khẩu tại chỗ). Tại làng Mỹ Nghiệp (Ninh

20
Thuận) có hàng trăm người chuyên dệt thổ cẩm của dân tộc Chăm rất nổi tiếng,
khách hàng Nhật đã đến tận nơi đặt mua từng lô hàng nhỏ; sản phẩm của làng
nghề này còn được đưa vào thành phố Hồ Chí Minh bán cho khách du lịch. ở các
tỉnh phía Bắc, dân tộc Thái, Mường đều có truyền thống dệt thổ cẩm cũng rất phát
triển.
Sơn mài mỹ nghệ: Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này tăng trưởng đều
trong thời gian qua. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của mặt hàng này
25,18% trong giai đoạn 2001 - 2006. Kim ngạch xuất khẩu hàng sơn mài mỹ nghệ
năm 2006 đạt 89,1 triệu USD gấp 3,56 lần so với năm 2001 (đạt 25 triệu USD).
Đạt được kết quả này là do hàng sơn mài mỹ nghệ được ưu chuộng trên thị trường
thế giới. Bên cạnh đó, hàng sơn mài Việt Nam nổi tiếng là đẹp với màu sắc đẹp và
độc đáo. Trước kia, hàng sơn mài chỉ có 4 màu chủ đạo là đen, vàng, đỏ và nâu
nhưng đến nay do khoa học kỹ thuật phát triển cùng với sự khéo léo sáng tạo của
các nghệ nhân Việt Nam, bảng màu của hàng sơn mài ngày càng phong phú tạo
cho sản phẩm sơn mài vẻ đẹp lộng lẫy, sang trọng và có chiều sâu. Những mặt
hàng sơn mài Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là tranh treo tường, hộp đựng đồ nữ
trang, hộp đựng thuốc lá, khay, bàn thờ, bình phong...
Nhóm hàng thảm các loại: Mặt hàng thảm trước đây (trước năm 1990) Việt

Nam xuất khẩu với khối lượng tương đối lớn (mỗi năm sản xuất và xuất khẩu
khoảng 3 triệu m
2
thảm đay, gần 2,5 triệu m
2
thảm cói, gần nửa triệu m
2
thảm
len...), sau năm 1990 ta gần như mất hẳn thị trường xuất khẩu mặt hàng này, số
lượng hàng năm giảm mạnh gây rất nhiều khó khăn cho sản xuất và lao động. Vài
năm gần đây tình hình có thay đổi: Thái Bình đã có thị trường xuất khẩu mặt hàng
đệm ghế cói (gần 500 ngàn chiếc với giá 0,7 USD/ chiếc), dự kiến sẽ tăng lên 1
triệu chiếc, ngoài ra còn xuất được loại thảm cói đay (1,5 USD/m
2
); Nam Định
cũng xuất khẩu mỗi năm khoảng 1 triệu sản phẩm đay, 300 ngàn sản phẩm cói;
Hải Phòng, Nam Định, Hà Tây...vẫn xuất khẩu thảm len: mỗi nơi khoảng

21
15-25.000 m
2
/năm. Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm thảm tăng không ổn định
trong những năm gần đây. Cụ thể là năm 2001 đạt 6,4 USD, năm 2002 tăng lên
10,1 triệu USD, năm 2003 giảm xuống chỉ còn 7,4 triệu USD. Sự không ổn định
này là do các doanh nghiệp Việt Nam không đảm bảo được nguồn cung hàng ổn
định. Tuy nhiên từ năm 2004, do được sự quan tâm và hỗ trợ từ phía Nhà nước
đồng thời các doanh nghiệp cũng đẩy mạnh sản xuất đồng thời tăng cường liên kết
với các doanh nghiệp trong ngành nên kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này tăng
trưởng đều. Năm 2004 kim ngạch xuất khẩu đạt 11,7 triệu USD, năm 2005 đạt
15,1 triệu và năm 2006 đạt 16,4 triệu USD. Trong tương lai, Việt Nam cần đẩy

mạnh xuất khẩu hơn nữa để khai thác mọi lợi thế và tiềm năng thị trường.
4. Thị trường xuất khẩu.
Thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong mấy chục năm qua có
những giai đoạn thăng trầm, có khi thuận lợi, có lúc khó khăn, nhưng nhìn chung
đến những năm gần đây đã có chiều hướng phát triển tốt, có nhiều chủng loại
hàng hoá mới và mở được nhiều thị trường mới theo hướng đa phương hoá và đa
dạng hoá quan hệ thị trường và quan hệ buôn bán với các nước trên thế giới.
Hàng thủ công mỹ nghệ của ta hiện nay đã có mặt ở hơn 133 nước và lãnh
thổ, chủ yếu là thị trường các nước Âu-Mỹ và một số thị trường Châu á như Nhật
Bản, Đài Loan, Hàn Quốc...và một số nước Trung Đông nhưng Việt Nam chưa
xuất được nhiều vào thị trường có nhu cầu có dung lượng lớn. Theo số liệu của Bộ
Công Thương năm 2006, xét về tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ của Việt Nam sang các thị trường, thị trường nhập khẩu lớn nhất là EU
40,2%, tiếp đến là Mỹ (12,1%), Nhật Bản (11,1%). Đây là những thị trường và khu
vực mà ta đã và đang tiếp tục phát triển hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ sao cho đạt được hiệu quả cao cả về mặt kinh tế và xã hội.
Thị trường EU: Đây là khu vực thị trường rộng lớn. Kim ngạch xuất khẩu
hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường này trong những năm gần

22
đây tăng khá nhanh. Từ năm 2001 kim ngạch mới đạt có 120 triệu USD nhưng đến
năm 2006 thì kim ngạch đã đạt là 254 triệu USD, có nghĩa là tăng gấp 2,1 lần
trong vòng có 5 năm trở lại đây. Thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ lớn
nhất của Việt Nam trong khối EU là Đức (24,57%) tiếp đến là Pháp (14,71%), Hà
Lan (11,62%), Anh (11,02%), Bỉ (10,43%)...EU là khu vực thị trường mà Việt
Nam xuất khẩu được nhiều loại hàng thủ công mỹ nghệ và có nhiều triển vọng mở
rộng và đẩy mạnh tiêu thụ một số mặt hàng như sơn mài, gốm sứ, mây tre đan,
thảm, hàng thêu ren.
Thị trường Nhật Bản: Đây là thị trường có nhu cầu rất lớn về hàng thủ công
mỹ nghệ (khoảng 2,9 tỷ USD/năm). Tuy nhiên, hàng thủ công mỹ nghệ của Việt

Nam vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong kim ngạch nhập khẩu của quốc gia này.
Năm 2005 hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam chỉ chiếm 1,7% kim ngạch nhập
khẩu của nước này. Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, năm 2006, Việt Nam
xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản 70,14 triệu USD hàng thủ công mỹ nghệ,
chiếm tỷ trọng 1,34% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật, trong đó 30,8
triệu USD hàng gốm sứ. Dự kiến đến năm 2010, tỷ lệ hàng thủ công mỹ nghệ của
Việt Nam sẽ đạt trên 4% (tương đương với kim ngạch khoảng 150 triệu USD)
tổng kim ngạch nhập khẩu của thị trường này.
Thị trường Bắc Mỹ: Thị trường này gồm có hai nước là Mỹ và Canada
nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam vào 2 nước
này lại có sự chênh lệch khá rõ rệt. Mỹ nhập khẩu với khối lượng tương đối nhiều
nhưng Canada thì kim ngạch nhập khẩu vẫn còn nhỏ bé. Kim ngạch xuất khẩu
hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam vào thị trường Mỹ tăng nhanh, từ năm 2001
đến năm 2005 đã đạt được 43,609 triệu USD, trong khi đó kim ngạch xuất khẩu
mặt hàng này vào thị trường Canada chỉ đạt được có 6,415 triệu USD. Trung bình,
thị trường Mỹ nhập khẩu nhiều hơn gấp 6 lần thị trường Canada. Năm 2006, kim
ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang Mỹ đạt 76,4 triệu

23
USD tăng 27,6% so với năm 2005 và tăng gấp 7 lần so với năm 2002 (Theo thống
kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam). Tuy trước mắt hàng thủ công mỹ nghệ của
Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này chưa lớn, mới đạt khoảng 50,024 triệu
USD vào năm 2005 nhưng triển vọng trong tương lai sẽ rất tốt vì nhu cầu hàng
thủ công mỹ nghệ là rất lớn và ngày càng gia tăng, bên cạnh đó chính sách, môi
trường luật pháp thuận lợi cho xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam.
Ngoài các thị trường chính trên, Việt Nam còn đẩy mạnh xuất khẩu các mặt
hàng thủ công mỹ nghệ sang các thị trường Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc,
Trung Đông và các một só thị trường khác. Tuy nhiên sức cạnh tranh của hàng
Việt Nam trên những thị trường này chưa cao, do vậy ta chưa xuất khẩu được vào
các thị trường này với dung lượng lớn.

iii. Những nét chung về thị trường hàng thủ công mỹ nghệ EU
1. Là thị trường chung
Vào năm 1957, sáu quốc gia Tây Âu là Pháp, CHLB Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan
và Luxambua đã cùng nhau ký vào hiệp ước Roma đánh dấu sự ra đời của Cộng
đồng kinh tế Châu Âu (EEC) hay còn gọi là Cộng đồng chung Châu Âu (EC). Sau
đó EC kết nạp thêm Anh, Ailen, Đan Mạch (1973), Hy Lạp (1981), áo, Thụy
Điển, Phần Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha (1986). Vào năm 1993, trên cơ sở
các thỏa thuận đạt được tại hội nghị Masstricht nhóm họp tại Hà Lan năm 1991,
các quốc gia thành viên EC đã nhất trí thông qua một hiệp ước mới về việc thiết
lập một liên minh kinh tế - tiền tệ Châu Âu với tên gọi mới là Liên minh Châu Âu
(EU). Vào 1/5/2004, EU chính thức kết nạp thêm 10 thành viên bao gồm Síp, Séc,
Hungary, Ba Lan, Látvia, Litvia, Malta, Estonia, Slovenia và Slovakia [7]. Hiện
nay, EU là thị trường chung của 27 quốc gia thành viên, thống nhất về thể chế,
thuế quan, sử dụng chung đồng tiền EURO với diện tích gần 4 triệu km
2
và 456
triệu dân, GDP gần 11.000 tỷ USD, chiếm 27% GDP thế giới [15].

24
EU là một tổ chức kinh tế hùng mạnh trên thế giới, là một trong 3 trung tâm
kinh tế lớn trên thế giới (Mỹ, EU, Nhật) với GDP năm 1998 đạt 8.482 tỷ USD toàn
cầu, năm 2000 đạt trên 9.050 tỷ USD (khoảng 20% GDP toàn cầu), năm 2001 đạt
9.135 tỷ USD, năm 2006 đạt gần 11.000 tỷ USD. EU chiếm tỷ trọng khá lớn trong
kim ngạch thương mại của cả thế giới. Tổng kim ngạch ngoại thương của thị
trường này đạt gần 1.400 tỷ USD chiếm gần 20% thương mại toàn cầu. Nếu tính
cả giao dịch nội khối thì tổng mậu dịch là 3.092 tỷ chiếm 41,4% thị phần thế giới.
Xuất khẩu dịch vụ chiếm 43,8% thị phần thế giới (gấp 2,5 lần) và còn nhập khẩu
dịch vụ. Đầu tư ra nước ngoài của EU chiếm 47% FDI toàn cầu và nhận 20% đầu
tư từ bên ngoài.
Thị trường chung Châu Âu dựa trên nền tảng của việc tự do lưu chuyển 4

yếu tố cơ bản của sản xuất: hàng hoá, sức lao động, dịch vụ và vốn.
- Lưu thông tự do hàng hoá: Để hàng hoá được tự do lưu thông trong thị
trường chung, các nước thành viên EU đều nhất trí áp dụng những biện pháp sau
đây: (1) Xoá bỏ hoàn toàn mọi loại thuế quan đánh vào hàng hoá xuất nhập khẩu
giữa các nước thành viên; (2) Xoá bỏ hạn ngạch (quota) áp dụng trong thương mại
nội khối; (3) Xoá bỏ tất cả các biện pháp tương tự hạn chế về số lượng (các biện
pháp hạn chế dưới hình thức là các qui chế và qui định về cấu thành sản phẩm,
đóng gói, tiêu chuẩn công nghiệp và an toàn kỹ thuật); (4) Xoá bỏ tất cả các rào
cản về thuế giữa các nước thành viên.
- Tự do đi lại và cư trú trên toàn lãnh thổ Liên Minh: Để đảm bảo việc tự
do đi lại và cư trú của công dân trong lãnh thổ EU, các nước thành viên đều nhất
trí đảm bảo các quyền sau cho công dân của họ: (1) Tự do đi lại về mặt địa lý; (2)
Tự do di chuyển vì nghề nghiệp; (3) Nhất thể hoá về xã hội; và (4) Tự do cư trú.
- Lưu chuyển tự do dịch vụ: Việc lưu chuyển tự do của dịch vụ có thể được
thực hiện theo những cách sau: (1) Tự do cung cấp dịch vụ; (2) Tự do hưởng các
dịch vụ; (3) Tự do chuyển tiền bằng điện tín; và (4) Công nhận lẫn nhau các văn bằng.

25

×