Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

chất thải nguy hại trong nghành điên tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.62 KB, 22 trang )

Mục Lục

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI
Chất thải là vật chất thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt
động khác. Trong cuộc sống, chất thải được hình dung là những chất không còn được sử
dụng cùng với những chất độc được xuất ra từ chúng. Nếu xét theo mức độ độc hại,
người ta phân thành chất thải nguy hại và chất thải không nguy hại (chất thải rắn)
Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ, sinh hoạt hàng ngày hoặc các hoạt động khác. Ví dụ: giấy báo, rác sân vườn, đồ
đạc đã sử dụng, bì nhựa, rác sinh hoạt và bất cứ những gì mà con người loại ra môi
trường.
Chất thải nguy hại là chất thải có chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ
cháy, dễ nổ, gấy ngộ độc, gây ăn mòn và có đặc tính nguy hại khác. (Theo Luật Bảo Vệ
Môi Trường năm 2014, sô 55/2014/QH 13 ngày 23 tháng 6 năm 2014).
Trước đây Tổ chức Y tế thế giới đã đưa một danh mục các chất nguy hại gồm 11
chất, sau đó vào năm 1993 được bổ sung thêm 13 chất khác, như vậy trong danh mục các
chất nguy hại do WHO chỉ định bao gồm 24 chất. Trong danh mục 24 chất độc hại có


một số các kim loại và các hợp chất của nó: Cd và các hợp chất, Pb và các hợp chất, Cr +6
và các hợp chất, As và các hợp chất, Hg và các hợp chất, Se và các hợp chất.
Chất thải nguy hại phát sinh từ rất nhiều các nghành nghề khác nhau như: sản xuất
giấy, sản suất hóa chất, trong nghành y tế, … Sự phát sinh chất thải trong ngành sản xuất
điện tử (hay còn gọi là chất thải điện tử) được coi là nghành có lượng chất thải nguy hại
nhiều nhất hiện nay. Ngoài các thành phần hữu cơ polyme, các kim loại bán dẫn, đắt
hiếm trong chất thải điện tử gây ô nhiễm môi trường. Mà còn một số kim loại có độc tính
rất cao cũng được sử dụng nhiều trong sản xuất như: As, Se, Sb, Hg… Do đó chất thải
điện tử có thể được coi như là một trong những chất thải nguy hại.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN


I.

Thực trạng ở Việt Nam
Sự tăng trưởng theo cấp số nhân của ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam trong

những năm gần đây đang kéo theo những nguy cơ lớn đối với môi trường như việc xử lý
rác thải công nghệ. Trong 05 năm qua, ngành công nghiệp công nghệ thông tin của Việt
Nam đã được chứng kiến mức tăng trưởng ấn tượng trung bình 45,5% mỗi năm, đưa tổng
doanh thu toàn ngành vượt quá $ 25,5 tỷ USD chỉ trong một mình năm 2012. Trong đó,
tỷ lệ doanh thu phần mềm chiếm một con số rất nhỏ so với trên tỷ lệ đạt tới 94% của việc
kinh doanh các thiết bị điện tử và phần cứng – số liệu trích dẫn từ Tổng cục Thống kê cho
biết.
Từ năm 2004 tới năm 2010, số lượng máy tính trong các hộ gia đình đã đạt tới tỷ
lệ 17% trong khi tỷ lệ sử dụng máy giặt, tủ lạnh, điều hòa và truyền hình kỹ thuật số đã
tăng tương ứng với tỷ lệ 183%, 139%, 32% và 23%. Tiêu dùng tại thủ đô Hà Nội được dự
báo sẽ loại bỏ 161.000 TV, 97.000 máy tính, 178.000 tủ lạnh, 136.000 máy giặt và 97.000


máy điều hòa vào năm 2020. Trong khi con số từ những tỉnh thành như Hồ Chí Minh có
thể còn ở con số cao hơn.
Thực tế, kể từ khi iPhone ra mắt vào năm 2007 trở lại đây, các mặt hàng như điện
thoại di động, đồ điện tử luôn chiếm tỉ trọng nhập siêu cao nhất trong các mặt hàng nhập
khẩu ở nước ta. Theo thống kê từ Hải Quan Việt Nam, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng
điện thoại chính thống trong 4 tháng/2015 lên tới 3,45 tỷ USD, tức tăng 26,5% so với
cùng kì năm 2014. Tuy nhiên, số liệu này có lẽ chưa thể thể hiện được toàn bộ vấn đề khi
nó không tính được số lượng hàng hóa xách tay nhập lậu vào Việt Nam. Con số kết quả
tìm kiếm lên tới hàng triệu khi nhập vào cụm từ khóa “điện thoại xách tay” có lẽ cũng
một phần nào nói lên được quy mô của các mặt hàng này.

II.


Nguyên nhân

Tại Việt Nam, Chất thải điện tử được phân ra thành 04 nguồn chính bao gồm

-

Cá nhân.
Văn phòng.
Công nghiệp.
Nhập khẩu.
Cho đến nay, theo xác nhận của các cơ quan nhà nước, chúng ta chưa hề có một

thống kê chính thức nào để xác định chính xác số lượng của các dòng thải này. Tuy
nhiên, có lẽ chúng ta không cần phải quá thông thái để nhận ra sự tồn tại của chúng và
xu hướng đang gia tăng chất thải điện tử tại thời điểm này. Nhìn chung, dòng chất thải
điện tử từ cả 4 nguồn trên đều có thể gói gọn lại trong 2 ý chính: Nhiều và Khó quản lý
Đối với dòng chất thải điện tử từ công nghiệp và nhập khẩu: để thực hiện mục tiêu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trở thành quốc gia công nghệ thông tin vào năm 2020,
chính phủ đã quy hoạch và thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào


lĩnh vực công nghiệp. Tuy nhiên, do hạn chế về vốn, hầu hết các doanh nghiệp hiện nay
đều nhập khẩu, sử dụng các máy móc, dây chuyền công nghệ cũ đã qua sử dụng, chỉ có
10% doanh nghiệp sử dụng công nghệ hiện đại.
Điều này đang trở thành một vấn nạn nhức nhối khi hiện tại, quốc gia láng giềng
Trung Quốc đang có tốc độ đẩy mạnh công nghiệp rất dữ dội và họ đang xuất khẩu lại
cho chúng ta toàn bộ những công nghệ lỗi mốt của họ, dẫn tới khoảng cách công nghệ
giữa chúng ta và thế giới lại ngày một gia tăng hơn. Tất cả trở thành cái vòng luẩn quẩn
khi chúng ta đang phải sử dụng những công nghệ cũ, ngày càng tụt hậu so với thế giới,

rồi lại phải nhập khẩu tiếp các công nghệ cũ, và lại tụt hậu tiếp so với thế giới. Cái vòng
lặp này sẽ đẩy Việt Nam trở thành bãi rác công nghiệp của công nghệ.
Đối với dòng chất thải điện tử từ tiêu dùng cá nhân và văn phòng, dòng chất thải
điện tử này cũng đang tăng rất nhiều trong thời gian qua. Thực tế nhu cầu của thị trường
đối với đồ công nghệ hiện nay là vô cùng lớn nhưng vòng đời sử dụng của chúng lại chỉ
tồn tại trong thời gian rất ngắn. Nó dẫn tới một hệ quả chất thải điện tử vừa có lượng
cung dồi dào từ bên nước ngoài về, vừa được thải ra nhanh chóng từ bên trong nước.
Điều này trở nên cực kỳ rõ ràng trong thời đại di động lên ngôi.
Việt Nam có lực lượng yêu công nghệ lớn, ngoài ra còn có các tầng lớp khác có
tính sĩ diện cao nhờ “chăm chỉ” học theo tinh thần của Khổng Tử, họ rất thích “chạy đua”
theo xu hướng phát triển công nghệ liên tục của thế giới để thể hiện đẳng cấp, bởi vậy
nên họ sẵn sàng bỏ rất nhiều tiền vào việc đổi mới các sản phẩm dễ khoe như iPhone.
Điều này dẫn đến hệ quả số lượng hàng hóa công nghệ được tiêu thụ ở Việt Nam nhiều
thuộc hàng cao trên thế.
Có cầu ắt có cung, khi mà các nguồn cung chính hãng với mức giá đắt và khan
hiếm, các nhà buôn tìm cách nhập về đủ các loại hàng thuộc loại rác thải công nghệ ở
nước ngoài như hàng đã qua sử dụng, hàng tái chế, hàng dựng, hàng nhái ... với chất
lượng không đảm bảo, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ, hỏng hóc, gây hại tới môi trường.
Điển hình như mới đây cảnh sát Trung Quốc đã bắt giữ một xưởng chế tạo iPhone dựng


lại với giá trị lên tới 19.000.000 USD. Cộng với nguồn hàng thải ra trong nước bởi tốc độ
lỗi mốt rất nhanh, khi mà chiếc điện thoại mới toanh ngày hôm nay có thể ngay lập tức
trở thành lạc hậu vào ngày hôm sau thì guồng quay này sẽ sản sinh ra một lượng rác
thải công nghệ vô cùng lớn.

CHƯƠNG III: SỰ NGUY HẠI CỦA CHẤT THẢI ĐIỆN TỬ
Cũng từ loại rác thải có khả năng tiềm tàng này mà tháng 2 năm 2010, hãng điện
thoại Nokia đã tặng cho Công ty Môi truờng đô thị thành phố Hồ Chí Minh 290 thùng rác
đuợc sản xuất từ nguyên liệu tái chế hơn 7300 điện thọai di động và hơn 9200 linh kiện.

Bởi thế, không xử lý CTĐT đồng nghĩa với việc lãng phí nguồn tài nguyên cực lớn.
Theo báo cáo năm 2011 của công ty nghiện cứu thị trường Displaysearch cho thấy,
vòng đời trung bình của chiếc ti vi hiện nay đã rút ngắn đáng kinh ngạc, chỉ còn vài năm
so với 10 – 15 năm như trước đây. Điều tương tự đã xảy ra ở nhiều sản phẩm điện điện tử
khác như: điện thoại di động, màn hình máy tính, lò vi sóng, máy giặt,... Vòng đời càng
ngắn, lượng sản phẩm bị thải bỏ càng nhiều, cuối cùng tất cả được tập kết ở bãi rác, trở
thành “chất thải điện tử”. Với 50 triệu tấn thải ra mỗi năm trên toàn thế giới, chất thải
điện tử đang là dòng chất thải có mức trưởng nhanh nhất. Xử lý chất thải điện tử đang là
vấn đề rất nóng hiện nay, bởi loại chất thải này tiềm ẩn cả những hiểm họa và cơ may. Xử
lý đúng cách sẽ tác động mạnh mẽ đến giá trị gia tăng của dòng sản phẩm có lợi cho môi
trường, bởi hạn chế khai thác một lượng lớn kim loại quý hiếm nhờ tái chế. Trái lại nếu
xử lí không phù hợp thì đây sẽ là một trong những nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm đất,
nước ngầm và khí quyển trên quy mô lớn với tác hại khôn lường.


Một số kim loại sử dụng trong công nghiệp điện tử là những chất nguy hại với nồng độ
giới hạn cho phép của chúng trong không khí ở trong khoảng 0,0001 – 1,0 mg/m 3 và
trong nước ở trong khoảng 0,0001 – 2,0 mg/m3, nếu chất thải của chúng không được thu
gom và xử lý để phát tán ra môi trường sẽ mang lại hậu quả không thể lường trước và
việc xử lý là vô cùng khó khăn và tốn kém. Khi đó các công nghệ môi trường thông dụng
không thể áp dụng được mà phải áp dụng các phương pháp công nghệ đặc biệt.

I. Chất thải điện tử ảnh hưởng đến môi trường không khí, đất, nước.
Thành phần chính trong CRT điện tử là các kim loại, các hợp kim và một số các
hợp chất dạng rắn. Khi ở trạng thái hoàn toàn bị cô lập chúng rất bền và không có ảnh
hưởng gì tới môi trường. Nhưng khi tiếp xúc trực tiếp với không khí, độ ẩm, ánh sáng...,
một loạt các quá trình hoá học xảy ra tạo thành các hợp chất và khả năng chuyển đổi sang
các trạng thái rất lớn làm cho chúng trở nên dễ hoà tan trong nước, dễ khuếch tán vào
không khí. Trong môi trường không khí chúng sẽ là những tác nhân tham gia tích cực vào
chu trình trao đổi chất và năng lượng.

Sự tương tác giữa kim loại và không khí phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện khí
hậu thời tiết (chủ yếu là độ ẩm và nhiệt độ), vào thành phần, nồng độ các tạp chất (SO x,
Nox ...).Theo hàm lượng hơi nước chứa trong không khí mà người ta chia không khí
thành ba loại: Khô, ẩm, ướt.
Trong không khí khô: trong không khí sạch, khô sản phẩm phản ứng anốt là màng
hydroxit khó tan, từ đó tạo nên màng bảo vệ kim loại.
Trong không khí ẩm: tốc độ phân huỷ kim loại trong không khí ẩm, bẩn lớn gấp
hàng trăm, nghìn lần trong không khí sạch.
Trong không khí ướt: Trong điều kiện thời tiết nhiệt đới gió mùa, với độ ẩm không
khí trung bình ở khoảng 85 – 90%, với các chất do công nghiệp, giao thông vận tải thải
ra, các quá trình ăn mòn, phân huỷ kim loại xảy ra với tốc độ rất nhanh. Sản phẩm này
được gió, mưa mang vào môi trường không khí, nước.


Nhưng điều kiện nhiệt độ tăng lên (khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời)
màng oxit bị dehydrat hoá, các mối liên kết hydro bị bẻ gãy, màng oxit kim loại trở thành
vật liệu xốp và tiếp tục hấp thụ oxy, kim loại tiếp tục bị phân huỷ từ bên trong theo các cơ
chế đã phân tích ở trên. Một phần lớp oxit kim loại tạo thành bột cực mịn và bị gió cuốn
theo phát tán vào môi trường không khí. Những hạt bụi này có kích thước rất nhỏ phát
tán trong không khí với một diện tích rộng, khi gặp phải điều kiện bất thường nào
đó(mưa, sương mù...) chúng đông tụ lại các hạt lớn hơn hoặc là theo dòng nước mưa,
sương mù rơi xuống đất làm ô nhiễm môi trường đất. Mặt khác, sau khi tạo thành màng
oxit, do trong không khí có nhiều tạp chất có khả năng hoà tan oxit kim loại thành muối
dễ tan, hoặc là trong không khí có độ ẩm cao kim loại tác động của quá trình ăn mòn điện
hoá tạo thành muối ăn. Lớp muối dễ tan bị hoà tan trong nước mưa, trong sương mù làm
ô nhiễm các nguồn nước. Điều này đã được thực tế chứng minh: Đó là ở các vùng nhiệt
đới nên các thiết bị đắt tiền được sắp xếp làm việc trong môi trường có điều hoà nhiệt độ,
độ ẩm không khí thì chúng sẽ có tuổi thọ cao hơn.

 Tóm lại sự tác động của môi trường không khí, nhất là không khí không

sạch, đến mọi vật liệu, vật chất là vô cùng phức tạp. Không những nó có
khả năng phá huỷ mà còn làm cho sự ô nhiễm môi trường trở nên phức tạp
và khó có thể tính toán trước một cách chính xác. Sự ảnh hưởng của các

II.

nguồn ô nhiễm đến sự sống là vô cùng đa dạng.
Các thành phần độc hại của chất thải điện tử

- Thuỷ ngân từ chất thải điện tử là nguồn ô nhiễm thuỷ ngân chính trong rác thải đô
thị.
- các chất ổn nhiệt có nguồn gốc từ các hợp chất brom.
- Chì trong bóng đèn điện tử và ti vi.
- Crom trong bảng mạch, pin.
 Nếu không có biện pháp quản lý và xử lý thích hợp, triệt để, sự phát tán độc

III.

tố ra môi trường.
Chất thải điện tử ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.


Đa số các kim loại và các hợp chất của nó trong chất thải rắn điện tử bán dẫn đều
có khả năng gây ra các đột biến làm rối loạn các quá trình trao đổi vật chất và năng lượng
gây ra những khuyết tật trong các tế bào và cơ thể sống đó mắc phải một số chứng bệnh
viêm nhiễm, ung thư, rối loạn nội tiết...
Đại đa số các độc tố trong chất thải rắn điện tử là không mùi vị, điều đó làm cho
sự phát hiện và đề phòng trở nên khó kiểm soát.
Chẳng hạn, trong mạch in có tới 15 loại hoá chất như đồng, chì, sắt, niken, kẽm,
sợi thủy tinh (2 hoá chất nguy hiểm nhất là chì và cadmium); pin, ắc quy, ống đèn hình

trong monitor hoặc tivi đời cổ cũng có 2 chất rất nguy hiểm là cadmium và ôxit chì; các
loại công tắc, màn hình phẳng thì chứa thủy ngân; trong tụ điện, biến thế có PBB và
PBDE là 2 chất cực độc; vỏ máy nhựa, chất cách điện trong dây cáp cũng gây tác hại khi
phân hủy…
Sáu loại chất kịch độc có thể gây ra những căn bệnh nan y cho con người:

- Chì tác động đến hệ thần kinh, cơ quan tạo ra máu, ảnh hưởng đến sự phát triển trí
nhớ của trẻ em thường xuyên tiếp xúc với các thiết bị này, gây nhiễm độc cơ thể và

-

có thể truyền cho các thế hệ kế tiếp.
Thủy ngân tác động đến da và chức năng sinh sản.
Cadmium gây hại gan, thận, làm mềm xương, gây ung thư phổi.
Crom 6 gây lở loét, thậm chí là ung thư da.
PBB ảnh hưởng tới hệ thần kinh và suy giảm trí nhớ con người.
PBDE gây rối loạn hormon (tương tự độc tính có trong chất độc da cam), sinh ra
những dị tật.
Bình thường, bản thân rác thải điện tử sẽ không độc hại nhưng trong lâu dài, các độc

tố, phóng xạ rò rỉ từ chúng sẽ gây hại cho con người và môi trường nếu bị xử lí, tháo dỡ,
tái chế không đúng cách”.
Thống kê của một tổ chức quốc tế cũng cho biết trung bình mỗi năm, 1 người Việt
thải ra 1kg rác thải điện tử, nếu nhân với 90 triệu dân thì tổng lượng rác điện tử lên tới


90.000 tấn/năm. Trong 10-15 năm tới, con số này sẽ đạt tới 7-8kg/năm, khi các sản phẩm
công nghệ của thế giới ngày càng phát triển. Với tốc độ này, nếu không có những biện
pháp kịp thời, Việt Nam rất có thể sẽ trở thành một bãi rác điện tử với những ảnh hưởng
không hề nhẹ đối với sức khỏe con người.


IV.

Mặt lợi của chất thải điện tử.
Theo thống kê của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), trong rác

thải điện tử có chứa hơn 1.000 hợp chất khác nhau, chủ yếu là thành phần kim loại nặng,
kim loại quý, các chất hữu cơ cao phân tử khác… Chính vì vậy, chất thải điện tử (nếu xử
lý đúng thì đây thực sự là một… “mỏ vàng” bởi nó chứa nhiều vật liệu quý có thể thu hồi
như: Vàng, bạc, đồng, platin, niken. Ước tính, trong 1 tấn điện thoại di động có đến 150g
vàng, gấp 10 lần lượng vàng trong 1 tấn quặng vàng, chưa kể đến 100kg đồng, 3kg bạc
và nhiều kim loại khác.
Các nhà khoa học trên thế giới đã tính được rằng từ một triệu chiếc điện thoại di
động, có thể thu hồi 24 kg vàng, 250 kg bạc, 9 kg palladium và hơn 9 tấn đồng. Và cứ
một tấn bo mạch máy tính thu hồi được 250 gram vàng.


CHƯƠNG IV: CÁC BIỆN PHÁP THU GOM, XỬ LÝ CHẤT THẢI ĐIỆN TỬ

I.

Biện pháp thu hồi, giảm thiểu ô nhiễm
Để giảm thiểu ô nhiễm, thu hồi các kim loại quý hiếm cần tăng cường các biện

pháp quản lý.
- Xây dựng các công cụ pháp lý quản lý chất thải điện tử:
- Xây dựng các tiêu chuẩn áp dụng cho mọi khía cạnh của việc quản lý chất thải nói
chung cũng như chất thải nguy hại và chất thải công nghiệp điện tử nói riêng. Các tiêu
chuẩn chủ yếu bao gồm: Tiêu chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn vận hành được áp dụng cho
phân loại, lưu chứa, thu gom vận chuyển chất thải rắn, cũng như quản lý, bảo dưỡng các

phương tiện. các tiêu chuẩn này cũng bao gồm các quy định về giảm thiểu và tái chế chất
thải.


- Các tiêu chuẩn kỹ thuật và vận hành liên quan tới việc thu gom chất rắn, tiêu chuẩn quy
định rõ các loại hình thùng chứa, các điểm thu gom, lượng và thu gom tại các công ty sản
xuất điện tử, cũng như yêu cầu đối với các loại xe thu gom.
- Triển khai áp dụng các công cụ kinh tế như đánh thuế chất thải, phạt hay trợ cấp nhằm
mục tiêu khuyến khích các cơ sở sản xuất triển khai các biện pháp như giảm thiểu phát
sinh chất thải tại nguồn; tuần hoàn, tái sử dụng các biện pháp như giảm thiểu phát sinh
chất thải tại nguồn: Tuần hoàn, tái sử dụng chất thải; thay đổi nguyên liệu; áp dụng công
nghệ sản xuất tiên tiến, thân thiện với môi trường.

II.

Xây dựng các cơ sở tái chế, xử lý rác thải điện tử tập trung.

Tổ chức các hội thảo chuyên đề, chương trình tập huấn cho các cơ sở sản xuất nhằm
nâng cao nhận thức, cung cấp các thông tin về chính sách công nghệ và môi trường,
thông tin về công nghệ tiên tiến, về mô hình quản lý và xử lý rác thải điện tử hiện đang
được áp dụng trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
- Cung cấp thông tin kỹ thuật và thiết lập mạng trao đổi thông tin về quản lý chất thải rắn
điện tử.
- Biên soạn tài liệu hướng dẫn quản lý và xử lý chất thải điện tử.
- Tiến hành công tác quan trắc và cưỡng chế đối với việc thực hiện nghiêm chỉnh các quy
định về môi trường nhằm thúc đẩy việc thực hiện các giải pháp xử lý và giảm thiểu chất
thải.
- Áp dụng các biện pháp giảm thiểu phát sinh chất thải ngay tại nguồn. Như áp dụng các
giải pháp từ đơn giản như quản lý sản xuất. Bao gồm việc áp dụng các giải pháp từ đơn
giản như các giải pháp về quản lý nội vi đến các giải pháp về tuần hoàn, tái sử dụng lại



chất: giải pháp về cải tiến công nghệ, thiết bị; hay các giải pháp về thay thế công nghệ,
thiết bị tiên tiến.
- Tái thu hồi kim loại
- Xử lý chất thải phát sinh trong quá trình tái chế

III.

Phương pháp thu gom chất thải điện tử.
- thu gom theo kiểu “lộ trình”: người mua ve chai bán lại cho các đầu nậu buôn bán
đồng nát rồi từ đó sẽ giao cho các khu tái chế
- Tổ chắc các chương trình thu gom định kì.
Tổ chức Vietnam Recycles Platform đã định kỳ tổ chức chương trình thu gom rác điện tử
theo chu kỳ 3 tháng/lần
Ngày 4/12, Việt Nam tái chế (Vietnam Recycles) - chương trình thu gom
miễn phí các thiết bị điện tử bị lỗi hoặc đã qua sử dụng, chương trình được tài trợ bởi
Apple và HP hợp tác cùng Sở Tài nguyên Môi trường đã công bố bốn điểm thu gom
rác thải điện tử dài hạn tại Thành phố Hồ Chí Minh và 5 điểm tại Hà Nội
Thực hiện Kế hoạch số 175/KH-UBND ngày 09/9/2015 của UBND thành phố
Hà Nội về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch
hơn năm 2015.
Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã phối hợp với UBND các quận Cầu Giấy
và Ba Đình thực hiện chương trình Thu gom và tái chế chất thải điện tử và tổ chức sự
kiện Ngày hội Tái chế vào ngày 26/9/2015 tại nhà Văn hóa phường Nghĩa tân. Tham gia
sự kiện, nhân dân thủ đô sẽ có cơ hội chứng kiến Lễ ký cam kết giữa các lãnh đạo địa
phương (quận/phường) về thu gom, tái chế chất thải điện tử, tham gia các hoạt động về
môi trường như mang các chất thải điện tử đến các điểm thu gom đặt tại nhà văn hóa
Phường Nghĩa Tân, Yên Hòa quận Cầu Giấy; UBND Phường Quán Thánh và Thành
Công; Bảo tàng chiến thắng B52 và tham gia các hoạt động khác như các trò chơi tái chế,

âm nhạc đường phố và nhận các phần quà ý nghĩa. Đây là hoạt động được mong đợi với


sự tham gia của các cấp lãnh đạo thành phố, quận, phường, các cơ quan, trường học trên
địa bàn và cộng đồng dân cư.
Ngày hội Tái chế được xem là một trong những hoạt động tuyên truyền quan trọng
của thành phố Hà Nội nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng cũng như khuyến khích
người dân thực hành Tiết giảm, Tái sử dụng và Tái chế chất thải (3T), đặc biệt là đối với
chất thải nguy hại. Cũng trong sự kiện này, Chương trình hướng đến kêu gọi cộng đồng
cùng chung tay xây dựng môi trường xanh mát hơn cho Việt Nam thông qua các hoạt
động tái chế chất thải điện tử chuyên nghiệp và an toàn.
Song song với sự kiện Ngày hội Tái chế, Việt Nam tái chế sẽ thiết lập 05 điểm thu
gom rác thải điện tử miễn phí và dài hạn tại hai quận trung tâm là Cầu Giấy và Ba Đình.
Vào ngày này và những ngày sau đó, người dân có thể đến bất cứ điểm nào tại 5 điểm
thuộc phường: Nghĩa Tân, Yên Hòa, Thành Công, Quán Thánh và Đội Cấn để mang các
sản phẩm điện và điện tử không cần thiết để được thu gom và tái chế, loại bỏ các chất độc
hại trong gia đình và bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như góp phần bảo vệ môi trường
cho thành phố.
Rác thải điện tử được thu gom tại các điểm này sẽ được phân loại theo từng dòng
thiết bị, được tháo dỡ và được xử lý theo quy trình công nghệ kỹ thuật cao, chuyên
nghiệp và thân thiện với môi trường nhằm đảm bảo tối đa hoá lượng tài nguyên thiên
nhiên thu hồi được sau tái chế.
Theo Quyết định số 16/2015/QĐ-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ,
từ 1/7/2016, Việt Nam sẽ thu hồi và xử lý một số sản phẩm thải bỏ từ rác điện tử nhằm
hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh cho người dân.
Khi tiến hành thu hồi, người tiêu dùng cần nghiêm túc chấp hành và có trách
nhiệm tự chuyển các thiết bị điện tử cũ đến địa điểm tập kết hoặc giao cho tổ chức, cá
nhân có trách nhiệm theo quy định.
Riêng nhà sản xuất có trách nhiệm tổ chức thu hồi sản phẩm thải bỏ do mình đã
bán ra thị trường Việt Nam; thiết lập điểm hoặc hệ thống các điểm thu hồi sản phẩm thải

bỏ; có trách nhiệm tiếp nhận sản phẩm thải bỏ của mình; khuyến khích tiếp nhận sản
phẩm cùng loại với sản phẩm mình đã bán ra thị trường mà không phân biệt nhãn hiệu


hoặc nhà sản xuất; tiếp nhận để xử lý những sản phẩm thải bỏ của mình đã đưa ra thị
trường do nhà sản xuất khác thu hồi được khi có yêu cầu;...
Cơ sở phân phối có trách nhiệm phối hợp với nhà sản xuất thiết lập điểm thu hồi
và tiếp nhận sản phẩm thải bỏ tại cơ sở của mình theo đề nghị của nhà sản xuất; lưu giữ
các sản phẩm thải bỏ tại điểm thu hồi theo quy định;...

V. Cách xử lý chất thải điện tử.
Theo bà Monina de Vera-Jacob, Quản lý bộ phận môi trường khu vực Đông Nam Á thuộc
HP châu Á – Thái Bình Dương, các loại rác thải điện tử thường tồn tại ở hai dạng:
Thứ nhất là các màn hình CRT, thường được trang bị cho TV, máy vi tính thế hệ
cũ. Các màn hình này có chứa rất nhiều độc tố như thủy ngân, chì, huỳnh quang... Rác
thải điện tử loại này không thể đưa ra nước ngoài mà chỉ có thể chôn lấp nhằm tránh ảnh
hướng đến môi trường khi chưa có giải pháp tái chế hiệu quả.
Thứ hai là các bo mạch vốn là linh kiện không thể thiếu trong các thiết bị điện tử.
Đối với các bo mạch không còn dùng được nữa, có thể tiến hành phân tách các chất như
vàng, đồng, chì… để tái sử dụng. Tuy nhiên, công nghệ trong nước chưa có khả năng xử
lý chất thải loại này mà phải vận chuyển và tái chế ở nước ngoài với chi phí rất lớn.
Chính vì vậy, Hội thảo Quốc gia Công nghệ xử lý chất thải đô thị & Khu công nghiệp Hà
Nội tháng 3/2009 đã lựa chọn một số quy trình xử lí chất thải điện tử sau.
Quy trình công nghệ tái chế chất thải rắn điện tử được lựa chọn
- Quy trình công nghệ tái chế chất thải rắn điện tử với các phương pháp được chọn lựa và
đưa ra như hình 1.
Thử nghiệm tái chế thu hồi: Cu, Pb dạng chất thải riêng biệt
Cu kim loại chủ yếu trong các chân linh kiện dư (Tại công đoạn cắt chân linh kiện), đồng
lá bavia khi cắt làm mạch bo (các công ty sản xuất mạch in)



Hiện tại và tương lai ngành điện tử của chúng ta sẽ không ngừng phát triển. Bên cạnh tạo
điều kiện cho ngành điện tử phát triển, chúng ta cần quan tâm đầy đủ về quản lý môi
trường để đảm bảo đất nước phát triển bền vững.

Chất thải rắn điện tử
Chất thải bao gói
Phân loại tại nguồn
Phân loại theo sản phẩm sản xuất
Chất thải rắn sản xuất
Tuyển trọng lực
Đôt nhiệt độ cao
Hoà tan trong xút
Phân đoạn các phân đoạn nhẹ lửa
Hoá tách hoá học theo bậc
Kết tủa-tạo phức
Trao đổi ion
Oxy hoá-khử
Trao đổi ion-chiết
Tái thu hồi: kết tinh, điện phân
Gia công sản phẩm tái chế
Hoá phẩm

Hình 1: Sơ đồ công nghệ tái chế chất thải điện tử được lựa chọn

Linh kiện, bo mạch hỏng

Cu
Au



Đập nghiền
Đốt nóng chảy
Chất rắn
Lọc tách
Phần rắn
Lọc tách
Phần rắn chôn lấp
Phần rắn
Dung dịch
PbCl2
Dung dịch
CuSO4
Dung dịch
Au
HCL
H2SO4
HCL

HNO3
Kim loại Sn
Pb
Fe

Hình 2: Sơ đồ quy trình nghiên cứu thăm dò các phương pháp
hoá học tái chế chất thải Công ty Sumitomo Bakelite

Phân loại



Cu kim loại
H2SO4
Dung dịch Cu
Cặn rắn
Dung dịch Cu

Hình 3: Sơ đồ quy trình tái chế chân linh kiện và ba via mạch in
Tại Công ty Sumitomo, Công ty Hanel

Thành phần
hữu cơ
Thành phần
hữu cơ
Thành phần
hữu cơ
Thành phần
hữu cơ
CHẤT THẢI RẮN SẢN XUẤT ĐIỆN TỬ

Công đoạn cơ lý
Xưởng tái chế
Nấu chảy
Xử lý khí thải


Phân huỷ chuyển dạng
Hoà tách
Lắng-lọc
Phân chia
Tinh chế

Điện phân
Bã-kim loại Cu, Ag, Au, Pt
Phân kim
Sản phẩm tái chế

Hình 4: Sơ đồ quy trình công nghệ áp dụng các phương pháp
thuỷ luyện để tái chế chất thải rắn


Ngoài ra, một số hình sách tái chế sản phẩm của một số hãng công nghệ điển hình trên
thế giới
*Apple: Cũng có một chút tiếng tăm về chính sách “xanh hóa” sản xuất, Apple có quy
trình tái chế thoáng hơn. Những đồ mà bạn có thể gửi lại hãng bao gồm máy Mac, iPod,
iPhone, điện thoại, máy tính và màn hình (của bất cứ nhà sản xuất nào). Với mỗi chiếc
iPod tái chế, người dùng sẽ được khấu từ 10% tiền mua chiếc iPod mới. Chính sách này
chỉ áp dụng cho Mỹ, Canada, châu Âu, Australia, châu Á-TBD và Nhật Bản.
* ASUS: Những sản phẩm cũ mang thương hiệu Asus như laptop, màn hình, PDA và các
sản phẩm công nghệ của hãngkhác cũng đều gửi tới hãng này để tái chế. Bạn sẽ phải trả
phí cho các sản phẩm không phải của Asus, đồng thời không nhận được từ hãng khoản
tiền nào. Chính sách này chỉ áp dụng cho Bắc Mỹ, châu Âu và vùng lãnh thổ Đài Loan.
* Canon: Sản phẩm của hãng này có vẻ đa dạng hơn một chút, từ máy quay số, máy ảnh
tới máy chiếu, fax, máy in, máy quét, mực, ống mực và giấy. Tùy thuộc vào từng loại sản
phẩm mà người dùng sẽ bị tính mức phí tái chế, từ 6-12USD, và tất nhiên không được
nhận khoản tiền nào từ Canon. Chương trình chỉ áp dụng cho Mỹ, Canada, Puerto Rico,
châu Âu, châu Phi, châu Á và Australia.
* Epson: Hãng tiếp nhận máy in, máy quét, máy chiếu, linh kiện, ống mực để tái chế.
Người dùng sẽ nhận được khoảng 5USD cho mỗi sản phẩm gửi tới. Chương trình chỉ áp
dụng tại Mỹ.
* HP: Người dùng có thể gửi các sản phẩm cả của HP và không của HP để tái chế như
màn hình, máy ảnh số và máy in. Khoản tiền trả cho người dùng sẽ áp dụng theo chính

sách của hãng. Chương trình được áp dụng cho toàn cầu
* Lenovo: Hãng tiếp nhận cả những sản phẩm tái chế của chính hãng và của các hãng
khác. Chương trình chỉ áp dụng tại Mỹ.
* LG: Electronics: Sản phẩm tái chế của hãng này rất nhiều, gồm TV, màn hình mang
nhãn hiệu LG, Zenith, và GoldStar; thiết bị âm thanh, đầu cassette và đầu ghi; đầu đọc
DVD; hộp TV số; và kể cả các sản phẩm không phải của hãng. Người dùng cũng không
nhận được tiền từ những đồ gửi tới tái chế. Chương trình chỉ áp dụng tại Mỹ.


* Motorola: Chỉ những sản phẩm điện thoại di động, modem và router mang nhãn hiệu
Motorola mới được tái chế. Người dùng không phải nộp phí nhưng cũng không nhận
được tiền tái chế. Chương trình áp dụng toàn cầu.
* Nokia: “Đại gia” về ĐTDĐ này chỉ nhận tái chế các sản phẩm điện thoại của hãng.
Người dùng không mất phí và cũng không nhận được tiền từ Nokia cho sản phẩm tái chế.
Chương trình chỉ áp dụng tại Mỹ.
* Samsung: Các sản phẩm tái chế của Samsung cũng rộng hơn một chút, từ TV, điện
thoại tới ống mực. Người dùng không phải trả phí nhưng cũng không nhận được tiền của
Samsung cho đồ tái chế. Chương trình chỉ áp dụng tại Mỹ.
* Acer: Chuyên tái chế hệ thống máy tính, màn hình (LCD hoặc CRT), laptop. Người
dùng có thể kiểm tra chính sách tái chế của hãng này trên mạng. Chọn loại, kích cỡ, chất
lượng sản phẩm mà bạn muốn gửi trả nhà sản xuất, rồi nhập địa chỉ của bạn và chọn
phương thức thanh toán (nếu có). Bạn sẽ không nhận được tiền của Acer khi gửi lại đồ tái
chế. Đồng thời phạm vi áp dụng chỉ dành cho Mỹ chứ không mở rộng ra các quốc gia
khác.

VI.

Khó khăn trong khâu xử lý

Theo Quyết định số 16/2015/QĐ-TTg, từ ngày 01/7/2016, các nhà sản xuất/nhập

khẩu có trách nhiệm thu hồi và xử lý các sản phẩm thải bỏ, cụ thể là có trách nhiệm thiết
lập các điểm thu hổi, tiếp nhận sản phẩm thải bỏ của mình, vận chuyển và xử lý các sản
phẩm thải bỏ đã được thu hổi, đồng thời báo cáo, công bố và chia sẻ thông tin có liên
quan đến điểm thu hổi, cơ sở xử lý và lượng sản phẩm đã được thu hôi và xử lý. Quyết
định cũng quy định rõ ràng trách nhiệm của người tiêu dùng phải mang sản phẩm thải bỏ
tói các điểm thu hổi. Tuy nhiên, đây thực sự không phải là một vấn đề dễ dàng.
Rác thải điện tử đặc biệt khó xử lý. Chúng thường được bán lại ngay khi thải bỏ
cho đội ngũ thu gom tư nhân hoặc cho các cửa hàng dịch vụ. Sau đó, tùy theo chất lượng
và mức độ hỏng hóc mà chúng có thể được tái sửa chữa, lắp ráp và đưa trở lại người tiêu
dùng, hoặc tháo dỡ thành các bộ phận, linh kiện để tiếp tục đưa đến các làng nghề tái chế,
được các đầu mối thu gom xuất khẩu hay thải bỏ vào dòng thải sinh hoạt chung. Hệ thống


này bao gồm: Hệ thống thu gom, từ các cá nhân nhỏ lẻ đến các đại lý thu gom cấp cao;
Các cửa hàng sửa chữa, buôn bán thiết bị điện tử đã qua sử dụng; Các cá nhân hộ gia
đình thực hiện tháo dỡ, phân loại chất thải điện tử; Cơ sở tái chế vật liệu từ chất thải điện
tử, chủ yếu là kim loại; Các cá nhân, đại lý thu gom vật liệu, linh kiện từ chất thải điện tử
để xuất khẩu; Các cơ sở xử lý cuối cùng chất thải điện tử (đối với chất thải công nghiệp
điện tử). Nhìn chung, hoạt động của các nhóm này đều không chịu sự quản lý của Nhà
nước nên tiếm ẩn rất nhiều vấn đế có liên quan đến môi trường, sức khỏe con người và
bên cạnh đó, có những mối liên hệ nhất định với dòng chất thải điện tử xuyên biên giới.
Một cuộc khảo sát gần đây được tiến hành tại Hà Nội và TP HCM bởi một tập
đoàn công nghệ châu Á-Thái Bình Dương cùng đối tác Việt Nam của họ cho thấy:
khoảng 81-100% số người được hỏi sẽ bán sắt vụn các đồ điện tử của mình thay vì
chuyển giao cho các đơn vị xử lý chất thải. Đó cũng phản ánh đúng thực tế hiện nay chỉ
có 3/15 cơ sở xử lý chất thải điện tử được thực hiện theo công suất thiết kế, với mức xử
lý trung bình rơi vào từ 9.000 – 11.000 tấn, kém xa con số ước tính khoảng 61.000 113.000 tấn rác thải công nghệ cần được xử lý mỗi năm. Chi phí tái chế cao và thiếu sự
hỗ trợ từ các cơ quan chức năng được cho là nguyên nhân tạo ra khoảng cách này

CHƯƠNG V: NHẬN ĐỊNH VÀ KIẾN NGHỊ

Chất thải điện tử đang là mối nguy hại toàn cầu, rất khó quản lí cũng như xử lí
chúng. Hiện này chúng là chỉ có thể thu gom chất thải điện tử từ những ng mua bán sắt
vịn hay tổ chức việc thu gom rác điện tử ở Hà Nội và TP.HCM vơi 9 địa điểm.


Lượng tiêu thụ ngày một tăng, khả năng thu gom còn hạn hẹp, ý thức người dân về
tính độc hại của chất thải điện tử còn kém.
Cần phải tuyên truyền, phổ cập đến từng người dân về tính chất nguy hại cũng như
mức độ ảnh hưởng của chất thải điện tử để bảo vệ môi trường cũng như con người chúng
ta.
Cần phải có những chính sách chiến lược phù hợp, đạp ứng như cầu của người dân
và công nghệ nhưng phải đảm bảo đc tính an toàn của thiết bị cũng như tuổi thọ của nó.
Thu hồi tối đa tài nguyên có trong rác điện tử để tránh trường hợp lãng phí tài
nguyên cũng như giảm thiểu được lượng ô nhiễm của nó tới môi trường sống.



×