Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – CHI NHÁNH BÌNH THẠNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 63 trang )

1

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Những vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng
1.1.1. Khái niệm và bản chất của tín dụng ngân hàng
Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay
(ngân hàng) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác). Trong đó,
ngân hàng chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một khoảng thời gian
nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và
lãi cho ngân hàng khi đến hạn thanh toán.
Ngân hàng là một định chế tài chính trung gian, trong quan hệ với các chủ thể
kinh tế khác, ngân hàng vừa có thể là người đi vay,vừa là người cho vay.
Với tư cách người đi vay: ngân hàng huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gởi
của các chủ thể kinh tế, cá nhân hoặc phát hành chứng chỉ tiền gởi, kỳ phiếu, trái phiếu
ngân hàng. Với tư cách người cho vay: ngân hàng cấp tín dụng đáp ứng kịp thời vốn
cho quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc tiêu dùng của các chủ thể kinh tế, cá nhân, từ
đó góp phần tích cực thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng hóa ngày càng phát triển.
Trên thực tế, khi đề cập đến tín dụng ngân hàng, thường chỉ xem xét trên giác độ
ngân hàng là người cho vay. Như vậy, nếu xem xét ngân hàng dưới góc độ là người
cấp tín dụng thì tín dụng ngân hàng có thể phân chia như sau.
1.1.2. Phân loại tín dụng ngân hàng
Phân loại tín dụng là việc sắp xếp các khoản cho vay theo từng nhóm dựa trên
một số tiêu thức nhất định. Việc phân loại cho vay có cơ sở khoa học là tiền đề để thiết
lập các quy trình cho vay thích hợp và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng. Phân
loại cho vay dựa vào các căn cứ sau đây:


Theo thời hạn cho vay:

- Cho vay ngắn hạn


- Cho vay trung hạn
- Cho vay dài hạn



Theo mục đích:

- Cho vay bất động sản
- Cho vay công nghiệp và thương mại
- Cho vay nông nghiệp
- Cho vay tài trợ xuất nhập khẩu
- Cho vay tiêu dùng cá nhân


2

- Cho thuê


Theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng:

- Cho vay không bảo đảm
- Cho vay có bảo đảm



Theo phương pháp hoàn trả: - Tín dụng trả góp
- Tín dụng phi trả góp
- Tín dụng hoàn trả theo yêu cầu




Theo xuất xứ tín dụng:

- Cho vay trực tiếp
- Cho vay gián tiếp



Theo phương thức cho vay:

-

Cho vay từng lần

-

Cho vay theo hạn mức

-

Cho vay thấu chi

1.2. Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu
1.2.1. Khái niệm tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu
Trên cơ sở khái niệm về tín dụng ngân hàng ta có thể định nghĩa tín dụng tài trợ
xuất nhập khẩu như sau: Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại là
hình thức tài trợ thương mại, kỳ hạn gắn liền với thời gian thực hiện thương vụ, đối
tượng tài trợ là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp hoặc ủy thác. Giá trị tài trợ
thường là ở mức vừa và lớn.

Ngày nay, tín dụng tài trợ XNK đã được phát triển với nhiều hình thức phong
phú, đa dạng đã mang lại tích cực cho hoạt động ngoại thương. Do khả năng tài chính
có hạn mà các nhà XNK không phải lúc nào cũng có đủ tiền để thanh toán tiền hàng
nhập hay đầu tư để sản xuất hàng xuất, nên nảy sinh quan hệ vay mượn với ngân hàng.
Khi thị trường thương mại thế giới ngày càng mở rộng không ngừng, nhu cầu về thị
trường tiêu thụ hàng hoá càng lớn thì nhu cầu tài trợ càng trở nên cấp bách.
Nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu có những đặc điểm sau:
- Tài trợ xuất nhập khẩu là một trong những loại hình tài trợ rủi ro nhất: người
mua nước ngoài không thanh toán, hàng hoá bị mất, bị hư hại trong quá trình vận
chuyển, nhà xuất khẩu không thể giao hàng đúng theo yêu cầu đã được ký kết, ... Hơn
nữa, việc xử lý tài sản đảm bảo (thường là tài sản hình thành từ vốn vay) mất rất nhiều
thời gian và tốn kém. Do đó đòi hỏi ngân hàng phải xem xét, thẩm định kỹ lưỡng bộ
hồ sơ vay vốn, uy tín của nhà nhập khẩu nước ngoài, ngân hàng nước ngoài đồng thời
theo dõi kiểm tra chặt chẽ, thường xuyên việc sử dụng vốn vay của khách hàng.


3

- Tài trợ xuất nhập khẩu được thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản cho
cho các doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu . Do đó được thực hiện theo hình thức
cho vay từng lần với thời hạn ngắn.
- Số tiền vay có thể bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ. Nếu khách hàng vay
bằng ngoại tệ thì sẽ phải bán lại ngoại tệ cho ngân hàng hoặc ngân hàng sẽ thức hiện
chuyển khoản cho nhà cung cấp hàng hoá dựa trên bộ hồ sơ, hợp đồng đã được ký kết.
- Tài sản được dùng để đảm bảo tiền vay trong tài trợ xuất nhập khẩu thường là
tài sản hình thành trực tiếp từ vốn vay.
- Thông qua hoạt động cho vay tài trợ xuất nhập khẩu ngân hàng có được nguồn
ngoại tệ giá rẻ (qua việc tài trợ xuất khẩu) cung cấp lại cho các nhà nhập khẩu đồng
thời có thể mở rộng và phát triển các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế (thanh toán quốc tế,
tài trợ xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối)

- Để thực hiện nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu phải có sự phối hợp giữa bộ
phận tín dụng và bộ phận thanh toán quốc tế. Trong đó bộ phận thanh toán quốc tế
đóng vai trò rất quan trọng, có trách nhiệm kiểm tra uy tín của nhà nhập khẩu nước
ngoài, uy tín của ngân hàng nước ngoài, tính hợp lệ của bộ chứng từ, thực hiện thanh
toán và thực hiện đòi tiền ngân hàng nước ngoài.
1.2.2. Các hình thức tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của NHTM
Để thu hút khách hàng, mỗi ngân hàng bên cạnh việc thực hiện theo đúng quy
định của pháp luật đều cố gắng tạo ra sự khác biệt cho ngân hàng của mình. Đối với
hoạt động tín dụng hỗ trợ XNK cũng vậy, dựa vào tiềm lực của mình cùng với mục
tiêu thu hút khách hàng, ốt i đa hoá lợi nhuận, phân tán rủi ro các ngân hàng cũng lựa
chọn các hình thức tín dụng khác nhau đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu tài chính.
1.2.2.1. Tín dụng xuất khẩu
1.2.2.1.1. Cho vay thực hiện hàng xuất khẩu theo L/C đã mở
Mỗi lô hàng giao ra nước ngoài đều đòi hỏi một loại tài trợ nào đó trong quá trình
sản xuất và vận chuyển. Nhà xuất khẩu có thể dựa vào L/C đã m ở để yêu cầu ngân
hàng phục vụ mình cấp một khoản tín dụng nhằm thực hiện xuất hàng theo các điều
khoản đã quy định của L/C.
1.2.2.1.2. Chiết khấu hối phiếu
Chiết khấu hối phiếu là một hình thức tín dụng của ngân hàng cấp cho khách
hàng dưới hình thức mua lại hối phiếu trước khi đến hạn thanh toán. Chiết khấu hối


4

phiếu tạo điều kiện thuận lợi cho nhà xuất khẩu nhận được tiền sớm hơn nhằm đáp ứng
nhu cầu về vốn đối với khoản tín dụng cung ứng hàng mà anh ta đã c ấp cho nhà nhập
khẩu. Cơ sở để xác định khối lượng tín dụng này là giá trị của hối phiếu sau khi trừ đi
giá trị chiết khấu và lệ phí nhờ thu mà ngân hàng chiết khấu hưởng. Giá trị chiết khấu
được xác định theo công thức:
Kd = Kh*(1- P*t/100)

Trong đó: Kd : giá trị chiết khấu hối phiếu.
P

: tỷ lệ chiết khấu.

Kh : giá trị hối phiếu.
t

: thời hạn chờ thanh toán hối phiếu.
1.2.2.1.3. Chiết khấu chứng từ thanh toán theo hình thức tín dụng
chứng từ

Để đáp ứng nhu cầu vốn, nhà xuất khẩu sau khi giao hàng xong có thể thương
lượng với ngân hàng để ngân hàng thực hiện chiết khấu bộ chứng từ hoặc ứng trước
tiền trước khi bộ chứng từ được thanh toán. Như vậy, đối với nhà xuất khẩu thì L/C
không chỉ là công cụ bảo đảm thanh toán mà còn là công cụ bảo đảm tín dụng.
1.2.2.1.4. Cho vay trên cơ sở bộ chứng từ thanh toán theo
phương thức nhờ thu
Khi một ngân hàng xử lý các chứng từ gởi hàng bằng cách chuyển chúng cho
một ngân hàng đại lý ở nước ngoài để nhờ thu, ngân hàng thường sẵn sàng cung cấp
một khoản ứng trước theo một tỷ lệ phần trăm thỏa thuận tính trên các khoản nhờ thu
tồn đọng còn chưa nh ận được tiền. Trong một số trường hợp, vật đảm bảo được chấp
nhận cho khoản ứng trước sẽ là các chứng từ gởi hàng đem lại quyền kiểm soát hàng
hóa cùng với các tờ hối phiếu đang trong quá trình nh ờ thu. Đối với loại hình tài trợ
này, vì mức độ rủi ro rất cao nên lãi suất tài trợ cao và khách hàng cần có TSĐB.
1.2.2.1.5. Thuận nhận ngân hàng
Đây là hình thức tài trợ gắn liền với phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.
Khi hối phiếu được doanh nghiệp kí phát cho ngân hàng, bằng việc kí chấp nhận hối
phiếu ngân hàng đã cam k ết chi trả vô điều kiện một số tiền nhất định vào một ngày
nhất định trong tương lai. Do đó, hối phiếu trở thành một công cụ có thể giao dịch trên

thị trường. Điểm mổi bất của thuận nhận ngân hàng là có thể huy động được nguồn
vốn tài trợ từ thị trường tiền tệ chứ không giới hạn trong nguồn vốn của NHTM.


5

1.2.2.2. Tín dụng nhập khẩu
1.2.2.2.1. Mở L/C thanh toán hàng nhập khẩu
Hình thức tài trợ nhập khẩu phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam hiện nay
là tín dụng chứng từ hay tín dụng thư (L/C). Tín dụng thư là cam kết của ngân hàng
mở L/C đối với nhà xuất khẩu (theo yêu cầu của khách hàng nhập khẩu) rằng ngân
hàng sẽ thanh toán cho nhà xuất khẩu hoặc chấp nhận hối phiếu do nhà xuất khẩu ký
phát nếu nhà xuất khẩu xuất trình đư ợc bộ chứng từ phù hợp với những điều kiện và
điều khoản do Ngân hàng mở L/C chỉ ra. L/C do ngân hàng mở theo đề nghị của nhà
nhập khẩu. Nhưng không phải lúc nào nhà nhập khẩu cũng có đủ số dư trên tài khoản
để làm đảm bảo (hay để kí quỹ) cho việc mở thư tín dụng. Như vậy, có thể nói việc mở
thư tín dụng đã thể hiện sự tài trợ cho nhà nhập khẩu. Ngân hàng sẽ gánh chịu rủi ro
nếu như nhà nhập khẩu không có khả năng thanh toán cho nước ngoài theo cam kết
trong L/C.
1.2.2.2.2. Bảo lãnh và tái bảo lãnh
Đây là hình th ức tín dụng qua cam kết bằng chữ ký, trong đó ngân hàng sẽ đứng
ra bảo lãnh để thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho người được bảo lãnh (nhà NK) đối
với người thụ hưởng bảo lãnh (nhà XK) nếu người được bảo lãnh không thực hiện hợp
đồng. Khi nhà NK thực hiện hợp đồng tức là nhà NK tiến hành mua hàng thì tín dụng
bằng chữ ký sẽ được chuyển thành tín dụng bằng tiền. Các hình thức bảo lãnh trong
XNK: bảo lãnh cho việc mở L/C và bảo lãnh thanh toán hối phiếu khi đến hạn.
1.2.2.2.3. Chấp nhận hối phiếu
Loại tín dụng này bảo đảm cho người hưởng tín dụng được sử dụng để thanh
toán hối phiếu khi đến hạn. Nhà nhập khẩu là người vay, nhưng ngân hàng chưa phải
xuất tiền vay thực sự. Nhà nhập khẩu vay mượn về danh nghĩa để có sự chấp thuận

trện hối phiếu của ngân hàng theo đề nghị của nhà xuất khẩu, và nhà nhập khẩu sẽ trả
lệ phí cho khoản vay mượn này. Khi tới hạn, nếu nhà nhập khẩu không đủ khả năng
thanh toán thì lúc này ngân hàng phải cho nhà nhập khẩu vay. Hối phiếu có sự chấp
nhận của ngân hàng thể hiện sự đảm bảo chắc chắn về khả năng thanh toán, từ đó làm
tăng uy tín của hối phiếu trong lưu thông.
1.2.2.2.4. Cho vay thanh toán hàng nhập khẩu
Trong thanh toán theo phương thức nhờ thu, ngân hàng tiếp nhận chứng từ từ
ngân hàng nước ngoài và xuất trình hối phiếu đòi tiền nhà nhập khẩu. Nếu nhà nhập


6

khẩu chưa thanh toán được và yêu cầu một sự tài trợ thì ngân hàng có thể cho vay để
thanh toán trong trường hợp này.
1.2.3. Vai trò của tín dụng xuất nhập khẩu
1.2.3.1. Sự cần thiết của xuất nhập khẩu đối với nền kinh tế
Bất cứ quốc gia nào muốn phát triển kinh tế không chỉ dựa vào sản xuất trong
nước mà còn giao dịch quan hệ với các nước khác. Do khác nhau về điều kiện tự nhiên
như tài nguyên, khí hậu… nếu chỉ dựa vào sản xuất trong nước không thể cung cấp đủ
hàng hoá, dịch vụ đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu thụ của nền kinh tế mà phải nhập
những mặt hàng cần thiết như nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng
thiết yếu mà trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất với chi phí cao hơn.
Ngược lại, trên cơ sở khai thác tiềm năng và những lợi thế kinh tế vốn có, nền kinh tế
ngoài việc phục vụ nhu cầu trong nước còn có thể tạo nên thặng dư có thể xuất khẩu
sang các nước khác, góp phần tăng ngoại tệ cho đất nước để nhập khẩu các mặt hàng
còn thiếu và để trả nợ.
Như vậy, do nhu cầu phát triển kinh tế mà phát sinh nhu cầu trao đổi, giao dịch
hàng hoá giữa các nước với nhau hay nói cách khác hoạt động xuất nhập khẩu là yêu
cầu khách quan của nền kinh tế.
1.2.3.2. Vai trò của tín dụng xuất nhập khẩu

Xuất phát từ tính rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cao và do
việc thiếu hiểu biết lẫn nhau giữa người mua và người bán, sự có mặt của ngân hàng sẽ
là một đảm bảo cho cả hai bên, nhà xuất khẩu sẽ hạn chế được những rủi ro không
thanh toán khi ngân hàng đứng ra đảm bảo cung cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu và
ngược lại nhờ nguồn tín dụng của ngân hàng nhà nhập khẩu thực hiện được những
nhập khẩu quan trọng trong khi khả năng tài chính của họ chưa đáp ứng được.
 Đối với nền kinh tế đất nước
-

Tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại tạo điều kiện cho hàng

hoá xuất nhập khẩu lưu thông trôi chảy. Thông qua tài trợ của ngân hàng, hàng hoá
XNK theo yêu cầu của thị trường được thực hiện thường xuyên, liên tục đảm bảo sự
ổn định của nền kinh tế.
-

Tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng tạo điều kiện cho doanh nghiệp

phát triển, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, làm động cơ thúc đẩy nền kinh tế, tạo


7

công ăn việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp đồng thời hoàn thành
nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước.
 Đối với doanh nghiệp
-

Nhờ sự giúp đỡ của ngân hàng, đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp,


giúp doanh nghiệp có thể tồn tại và đứng vững trong nền kinh tế thị trườ ng, mở rộng
sản xuất kinh doanh.
-

Tài trợ xuất nhập khẩu làm tăng hiệu quả củ a doanh nghiệp trong quá

trình thực hiện hợp đồng. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, vốn tài trợ giúp doanh
nghiệp mua hàng đúng thời vụ, gia công chế biến và giao hàng đúng thời điểm. Đối
với doanh nghiệp nhập khẩu, vốn tài trợ giúp doanh nghiệp mua được những lô hàng
lớn, giá hạ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
-

Tín dụng ngân hàng làm giảm rủi ro của hoạt động xuất nhập khẩu. Hoạt

động xuất nhập khẩu thường diễn ra ở hai nước khác nhau. Do vậy, sự hiểu biết giữa
người mua và người bán không được đầy đủ, chính xác. Nhờ sử dụng tín dụng ngân
hàng, Nhà nhập khẩu và xuẩt khẩu sẽ yên tâm nhận đúng số tiền, hàng của mình thông
qua các ngân hàng trung gian đứng ra bảo đảm.
-

Đặc biệt, nhờ tín dụng ngân hàng, doanh nghiệp thực hiện được những

thương vụ lớn. Vốn tài tợ của ngân hàng kịp thời, đúng lúc giúp cho doanh nghiệp
đảm bảo thực hiện theo hợp đồng từ đó làm cho uy tín của doanh nghiệp được nâng
cao trên thị trường thế giới. Tín dụng xuất nhập khẩu tại các ngân hàng thương mại
dựa vào 3 nguyên tắc cơ bản:
(1)

Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.


(2)

Phải hoàn trả nợ gốc và tiền lãi đúng hạn đã thoả thuận.

(3)

Tiền vay phải có tài sản tương đương bảo đảm.

Cùng với sự phát triển của ngoại thương, nhu cầu tín dụng của các doanh nghiệp,
các tổ chức kinh tế ngày càng gia tăng. Nó đòi hỏi ngân hàng ngày càng phải hoàn
thiện và phát triển các nghiệp vụ tín dụng đáp ứng nhu cầu của các nhà xuất nhập khẩu
và sự biến động của nền kinh tế. Ngân hàng cần nắm bắt được nhu cầu tài trợ nảy sinh
trong hoạt động xuất nhập khẩu để có thể đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp và
mở rộng hoạt động của mình
.


8

1.3. Các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu
1.3.1. Rủi ro từ môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý vững mạnh là cơ sở để ngân hàng hạn chế rủi ro, cơ sở để
giải quyết các tranh chấp phát sinh thông qua các qui định cụ thể về quyền lợi và nghĩa
vụ của các bên đồng thời tạo điều kiện để các ngân hàng thương mại mở rộng hoạt
động, phát triển các nghiệp vụ kinh doanh. Tuy nhiên, môi trường pháp lý ở nước ta
hiện nay vẫn còn thiếu sót và nhiều điểm chưa chặt chẽ, đồng bộ, đặc biệt là trong hoạt
động ngoại thương và hoạt động thanh toán quốc tế - một bộ phận không thể thiếu của
tài trợ xuất nhập khẩu - ngân hàng gặp phải rủi ro khi thực hiện cho vay tài trợ xuất
nhập khẩu là điều không thể tránh khỏi.
1.3.2. Rủi ro từ nền kinh tế

1.3.2.1. Rủi ro thị trường
Nhà nhập khẩu không lường trước được sự thay đổi về cung cầu của thị trường
về mặt hàng được tài trợ thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu. Và nhà nhập khẩu không thể
tính toán được nhu cầu của thị trường về mặt hàng nhập khẩu để bán hoặc sản xuất dẫn
đến hàng bán chậm, không có lãi hoặc bị lỗ. Nhà xuất khẩu không lường trước được sự
biến động về nguồn cung của vật liệu, hàng hoá thu mua để sản xuất xuất khẩu, dẫn
đến không thể thực hiện giao hàng theo đúng qui định hợp của đồng xuất khẩu đã ký
kết. Hậu quả của việc này là nhà xuất khẩu, nhập khẩu không thể thanh toán khoản vay
cho ngân hàng đúng hạn hoặc không thể thanh toán đầy đủ.
1.3.2.2. Rủi ro tỷ giá
Rủi ro biến động tỷ giá ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hoàn trả nợ vay của
doanh nghiệp. Do các hợp đồng ngoại thương được ký kết với trị giá, số tiền thanh
toán đều bằng ngoại tệ, nên có một số doanh nghiệp xuất nhập khẩu không lường trước
được biến động ngoại tệ, không có biện pháp phòng vệ thích hợp nên dẫn đến bị lỗ
không thể thanh toán đầy đủ nợ gốc và lãi. Rủi ro này xuất hiện trong trường hợp loại
tiền doanh nghiệp vay khác với loại tiền doanh nghiệp thu về.
1.3.3. Rủi ro từ Ngân hàng
1.3.3.1. Rủi ro trong công tác thẩm định
Với vai trò là Ngân hàng phát hành L/C trong tài trợ nhập khẩu thì rủi ro tín dụng
xảy ra trong thanh toán xuất phát từ công tác thẩm định năng lực tài chính của nhà
nhập khẩu. Với những hợp đồng ký quỹ dưới 100%, bộ phận tín dụng chịu trách nhiệm


9

thẩm định khả năng thanh toán của nhà Nhập khẩu và đưa ra mức ký quỹ là bao nhiêu.
Khi đến hạn mà khách hàng không có khả năng thanh toán, Ngân hàng buộc phải cho
khách hàng vay nhưng với lãi suất cao hơn lãi su ất thông thường. Sau khi chấp thuận
và khách hàng ký vào khế ước nhận nợ thì tại đây xuất hiện rủi ro thanh toán. Bởi lẽ,
một khi khách hàng không có khả năng thanh toán thì cho vay bắt buộc coi như là một

hình thức kéo dài thời gian trả nợ của khách hàng và ngân hàng là người nhận lại chính
khoản nợ khó đòi này.
1.3.3.2. Rủi ro trong công tác kiểm tra chứng từ
Quy trình tài trợ xuất nhập khẩu đòi hỏi sự phối hợp tốt giữa bộ phận tín dụng và
bộ phận thanh toán quốc tế. Rủi ro có thể xảy ra cho ngân hàng nếu công tác kiểm tra
chứng từ của bộ phận thanh toán quốc tế không phải là hoàn hảo. Trong điều kiện hội
nhập và phát triển kinh tế như hiện nay, hoạt động XNK và thanh toán XNK mang tính
chất đa dạng và phức tạp, ẩn chứa nhiều tình huống phát sinh, cần được phát hiện và
giải quyết trên cơ sở logic thực tế được cụ thể hóa bằng các luật và các thông lệ trong
giao dịch ngoại thương và thanh toán quốc tế. Điều này đòi h ỏi năng lực và kinh
nghiệm của nhân viên bộ phận thanh toán quốc tế.
1.3.3.3. Rủi ro trong công tác giám sát mục đích khoản vay
Trong các sản phẩm tài trợ xuất khẩu, tài trợ trước giao hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Tài trợ bổ sung VLĐ để thu mua sản phẩm nhằm mục đích dự trữ hàng khi chưa có
hợp đồng xuất khẩu hoặc khi đã có h ợp đồng khung nhưng chưa có thời gian giao
hàng cụ thể. Ngân hàng sẽ dựa vào hợp đồng khung để xem xét cho vay. Trên thực tế,
chưa có văn bản luật nào có khái niệm hợp đồng khung (hợp đồng nguyên tắc) và
trách nhiệm giữa các bên khi vi phạm các điều khoản trong hợp đồng. Vì vậy, rủi ro có
thể xảy ra nếu Ngân hàng không coi trọng việc giám sát sau giải ngân để bảo đảm rằng
các điểu khoản trong hợp đồng được thực thi đúng.
1.3.4. Rủi ro từ khách hàng
1.3.4.1. Rủi ro thanh khoản
Rủi ro này là tình trạng khoản vay đến hạn nhưng nhà nhập khẩu không thể trả
nợ cho ngân hàng vì thiếu thanh khoản. Điều này có thể có nhiều nguyên nhân, chẳng
hạn như do hoàn trả các khoản nợ dài hạn đến hạn trả, chi trả thuế, hàng đã bán nhưng
chưa thể thu tiền, .... Do đó ngân hàng cần phải hết sức thận trọng khi xét duyệt yêu


10


cầu tài trợ của khách hàng, dù cho phương án kinh doanh khả thi và trả năng trả nợ
vay trực tiếp từ nguồn tiền bán hàng không có vấn đề gì.
1.3.4.2. Rủi ro vi phạm hợp đồng xuất khẩu
Nhà xuất khẩu sau khi được ngân hàng tài trợ thực hiện hợp đồng xuất khẩu, có
thể không thực hiện giao hàng đúng theo yêu cầu của hợp đồng và các điều kiện của
L/C vì nhiều lý do như gặp khó khăn trong quá trình thu mua, ch
ất lượng hàng hoá
không đúng theo yêu ầu,
c quá trình sản xuất bị trì hoãn do sự cố kỹ thuật, do đình
công, ... dẫn đến bị nhà nhập khẩu hoặc ngân hàng của nhà nhập khẩu từ chối thanh
toán từ chối thanh toán.
1.3.4.3. Rủi ro trong quá trình lưu trữ, vận chuyển
Trước khi giao hàng xuất khẩu hàng hoá phải được lưu kho bảo quản. Những mất
mát, hư hỏng trong giai đoạn này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thương vụ xuất khẩu
được tài trợ, do đó vấn đề này luôn là mối quan tâm của ngân hàng khi thực h iện tài
trợ xuất khẩu. Mặt khác hàng xuất khẩu còn thường được dùng làm TSĐB cho khoản
vay.
1.3.4.4. Rủi ro trong thanh toán
Rủi ro thanh toán là rủi ro mà nhà nhập khẩu nước ngoài hoặc ngân hàng của nhà
nhập khẩu không thanh toán tiền hàng mặc dù bộ chứng từ hoàn toàn hợp lệ và thoả
các yêu cầu của nhà nhập khẩu và L/C.
1.3.4.5. Rủi ro lừa đảo
Do đặc trưng của hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu là thực hiện xét duyệt cho vay
chủ yếu dựa trên cơ sở bộ chứng từ, hợp đồng ngoại thương. Do đó việc lừa đảo được
thực hiện bằng việc xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ giả để tiến hành vay
vốn thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu, hoặc xin vay chiết khấu bộ chứng từ thanh
toán hàng xuất khẩu.


11


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN
HÀNG TMCP Á CHÂU – CHI NHÁNH BÌNH THẠNH
2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Á Châu-Chi nhánh Bình Thạnh
2.1.1. Sơ lược về Ngân hàng TMCP Á Châu
2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh về NHTM, hợp tác xã tín dụng
và công ty tài chính được ban hành vào tháng 5 năm 1990,ãđt ạo dựng một khung
pháp lý cho hoạt động NHTM tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, NHTMCP Á Châu
(ACB) đã đư ợc thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do NHNNVN cấp ngày
24/04/1993, Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP.Hồ Chí Minh cấp ngày
13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.
Tên gọi:

Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

Tên giao dịch quốc tế:

ASIA COMMERCIAL BANK

Tên viết tắt:

ACB

Trụ sở chính:

442 Nguyễn Thị Minh Khai, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh.

Điện thoại:


(08) 929 0999.

Website:

www.acb.com.vn

Kể từ ngày 27/11/2009 vốn điều lệ của ACB là 7.814.137.550.000 đồng (Bảy
nghìn tám trăm mư ời bốn tỷ một trăm ba mươi bảy triệu năm trăm năm mươi ngh
ìn
đồng). Tính đến ngày 28/02/2010 tổng số nhân viên của Ngân hàng Á Châu là 6.749
người. Ngay từ ngày đầu hoạt động, ACB đã xác định tầm nhìn là trở thành NHTMCP
bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế xã hội Việt vào thời điểm đó “Ngân
hàng bán lẻ với khách hàng mục tiêu là cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ” là một định
hướng rất mới đối với ngân hàng Việt Nam, nhất là một ngân hàng mới thành lập như
ACB.
Để thực hiện tốt mục tiêu đã đặt ra là tăng trưởng ng ang và đa dạng hóa , ACB
ngày càng khuếch trương mạng lưới phân phối của mình tại khắp các vùng kinh tế
phát triển trên toàn quốc. Hiện nay, ACB đã có khoảng 246 Chi nhánh và Phòng giao
dịch.
2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của ACB


12
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng sáng lập

Hội đồng quản trị

Các hội đồng


Ban kiểm soát
Văn phòng hội
đồng quản trị

Ban tổng giám đốc

Ban kiểm toán nội bộ

Ban chiến lược
Phòng kế toán

Ban chính sách và
quản lý tín dụng

Phòng quan hệ đối ngoại

Ban bảo đảm chất lượng
Phòng quản lý rủi ro thị trường
Phòng đầu tư

Khối khách hàng
cá nhân

Khối khách hàng
Doanh nghiệp

Khối phát triển kinh doanh

Khối ngân quỹ


Các phòng
bán hàng

Các phòng
bán hàng

Các phòng
hỗ trợ

Các phòng
hỗ trợ

Các phòng
nghiệp vụ

Các phòng
nghiệp vụ

Phòng kinh
doanh vàng

Các phòng
sản phẩm

Các phòng
sản phẩm

Phòng kinh
doanh vốn


Phòng kinh
doanh
ngoại hối

Khối vận hành

Phòng hỗ trợ
và phát triển
chi nhánh
Phòng
marketing
Phòng
nghiên cứu
thị trường

Trung tâm công
nghệ thông tin

P.Hỗ trợ
tín dụng

P.Điều
hành nhân

Bộ phận
hành chánh

P.Nghiệp
vụ giao


Phòng pháp
chánh và
xây dựng
cơ bản

P.Phân tích
nghiệp vụ

P.Pháp chế
và tuân thủ
P.Quản lý
quỹ
P.Thẩm
định tài sản
P.Tổng hợp

Các sở giao dịch, Chi nhánh và Phòng giao dịch

Khối quản trị
nguồn lực

Phòng
phát triển
nguồn
nhân lực
Trung tâm
đào tạo

Phòng

quản trị cơ
sở dữ liệu

Phòng vận
hành hệ
thống
CNTT


13

2.1.2. Vài nét về Ngân hàng TMCP Á Châu-Chi nhánh Bình Thạnh
2.1.2.1. Lịch sử hình thành Chi nhánh Bình Thạnh
Chi Nhánh Bình Thạnh là chi nhánh cấp II hoạt động tại thành phố Hồ Chí Minh
(HCM), ra đời theo quyết định số 1061/NHTP.2002 ngày 05/09/2002 của Giám Đốc
Ngân hàng Nhà Nước Tp HCM. Và tới ngày 11/01/2006 theo quyết định số 21
TCQD_PTCN.06 của Chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Á Châu, chi nhánh
Bình Thạnh chính thức hoạt động từ ngày 23/03/2006.
ACB-Chi nhánh Bình Thạnh có con dấu riêng, hoạch toán nội bộ, có bảng cân
đối kế toán theo dõi thu chi và kết quả hoạt động kinh doanh.
ACB-Chi nhánh Bình Thạnh có trách nhiệm báo cáo tổng hợp và chi tiết định kì
hoặc đột xuất các hoạt động của mình theo yêu cầu của Hội Sở. Thực hiện các nhiệm
vụ kinh doanh tiền tệ, dịch vụ theo luật định, chấp hành đúng nghĩa vụ với Nhà nước.
Trụ sở đặt tại 71 Điện Biên Phủ Phường 15 Quận Bình Thạnh TPHCM
2.1.2.2. Cơ cấu quản trị và điều hành
Cơ cấu tổ chức của ACB - Bình Thạnh hiện nay hoạt động theo quyết định
65/NVQD.NS.04 ban hành ngày 04/05/2004. Theo đó, cơ cấu tổ chức gồm có:

GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH


TP. KHDN

RM

TP.KHCN

CA

CA-L

PFC-L

RO

CA 2

PFC 2

RA

CA 1

PFC 1

TP. H Ỗ TRỢ VÀ

TP. GIAO DỊCH &

HÀNH


NGHIỆP VỤ

NGÂN QUỸ

CHÁNH

KSV

CSR

PLCT & QLTS

TELLER

THỦ QUỸ

PLCT

KIỂM NGÂN

ĐIỀU TIỀN

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức của ACB-Chi nhánh Bình Thạnh


14

2.1.2.2.1. Giám đốc chi nhánh
-


Hoạch định, thực hiện kế hoạch phát triển tín dụng hằng năm của chi nhánh trên cơ
sở phân tích thị trường, nguồn lực và phù hợp với kế hoạch và định hướng phát
triển của ACB

-

Tổ chức thực hiện kế hoạch tiếp thị và trực tiếp tham gia công tác tiếp thị TD

-

Tổ chức thực hiện công tác thẩm định tín dụng và trực tiếp kiểm tra, kiểm soát
công tác thẩm định, phân tích tín dụng tại Chi nhánh

-

Làm trưởng ban tín dụng Chi nhánh, chủ trì các cuộc họp liên quan đến công tác tín
dụng tại Chi nhánh

-

Đại diện được uỷ quyền của Tổng giám đốc ký kết các văn bản, hợp đồng chứng từ
với khách hàng, quan hệ với đối tác kinh doanh

-

Thu thập thông tin về các biến động môi trường bên ngoài để kịp thời điều chỉnh,
thay đổi các kế hoạch phát triển tín dụng của chi nhánh

-


Chỉ đạo và điều hành một phần, toàn phần các kênh phân phối trực thuộc (nếu có)
theo phân công, uỷ quyền của Tổng giám đốc
2.1.2.2.2. Phòng khách hàng doanh nghiệp
Quản lý, phát triển quan hệ tín dụng với khách hàng

-

Tổ chức tiếp thị, tư vấn và bán các tất cả các sản phẩm dịch vụ tín dụng dành cho
nhóm khách hàng, bán chéo sản phẩm cho khách hàng …

-

Củng cố phát triển mối quan hệ với khách hàng

-

Thẩm định và đề xuất cấp tín dụng trong phạm vi được phân công
Phân tích và đề xuất cấp tín dụng cho khách hàng

-

Thẩm định và đề xuất cấp tín dụng cho khách hàng theo qui định

-

Phối hợp với bộ phận quan hệ khách hàng /Trung tâm tín dụng doanh nghiệp thu
thập/chia sẻ thông tin phục vụ cho công tác thẩm định tín dụng…
2.1.2.2.3. Phòng khách hàng cá nhân
Quản lý, phát triển quan hệ tín dụng với khách hàng


-

Tổ chức tiếp thị, tư vấn và bán các sản phẩm dịch vụ tín dụng cho khách hàng
doanh nghiệp, bán chéo sản phẩm cho khách hàng cá nhân…

-

Củng cố phát triển mối quan hệ với khách hàng

-

Thẩm định và đề xuất cấp tín dụng trong phạm vi được phân công


15

Phân tích và đề xuất cấp tín dụng cho khách hàng
-

Thẩm định và đề xuất cấp tín dụng cho khách hàng theo qui định

-

Phối hợp với bộ phận quan hệ khách hàng /Trung tâm tín dụng doanh nghiệp thu
thập/chia sẻ thông tin phục vụ cho công tác thẩm định tín dụng…
2.1.2.2.4. Bộ phận hỗ trợ tín dụng
Kiểm soát viên tín dụng

-


Kiểm soát sự tuân thủ theo qui định của Pháp luật, phê duyệt của cấp thẩm quyền

-

Kiểm soát sự chính xác, đầy đủ theo tài liệu, chứng từ gốc đối với thông tin tài
khoản, giao dịch đã cập nhật vào hệ thống

-

Kiểm soát các nội dung điều chỉnh của cấp phê duyệt ( nếu có)
Dịch vụ khách hàng

-

Bổ sung, điều chỉnh thông tin liên quan đến tiền vay

-

Lưu trữ hồ sơ tín dụng theo qui định

-

Kiểm soát tính chính xác/sự tuân thủ của hồ sơ
Pháp lí chứng từ

-

Soạn thảo các chứng từ liên quan đến việc cấp tín dụng

-


Thực hiện công chứng hợp đồng thế chấp/cầm cố và đăng kí giao dịch đảm bảo

-

Quản lí tài sản, quản lí hồ sơ tài sản đảm bảo

-

Nhập, xuất, điều chỉnh thông tin về TSĐB vào hệ thống quản lí thông tin của ACB

-

Thực hiện thủ tục giải chấp/giải toả TSĐB
Quản lí hồ sơ tín dụng

-

Tạo lập và theo dõi và thanh lí khoản vay

-

Thực hiện giải ngân/phát hành và bảo lãnh cho khách hàng khiđã hoàn t ất điều
kiện phê duyệt

-

Quản lí, lưu giữ, bảo quản hồ sơ vay, khoản cấp tín dụng khách hàng

-


Giải quyết các thủ tục, giấy tờ, thông tin phát sinh trong quá trình cấp tín dụng
2.1.2.2.5. Phòng giao dịch và ngân quỹ

-

Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap)

-

Thu, chi hộ tiền mặt bằng VND và ngoại tệ

-

Thực hiện điều chuyển tiền mặt, đảm bảo định mức tồn quỹ VND, ngoại tệ, ngân
phiếu, séc.


16

2.1.2.2.6. Hành chánh
-

Theo dõi chấm công, lên bảng lương

-

Soạn thảo các thông báo quy định

-


Xây dựng công tác của ban giám đốc trong tuần

-

Xây dựng phương án và thực hiện nghiêm ngặt công tác bảo vệ an toàn cơ quan và
khách hàng đến giao dịch … và một số nghiệp vụ liên quan đến chức năng
2.1.2.2.7. Ban tín dụng chi nhánh
Gồm: trưởng ban, phó ban (nếu có), uỷ viên, uỷ viên dự khuyết (nếu có)

-

Trưởng ban: Chủ toạ điều hành cuộc họp

-

Phân công công việc cho các thành viên

-

Qui định thời gian, địa điểm phê duyệt tín dụng

-

Phó ban: Chủ toạ điều hành phiên họp khi trưởng ban vắng mặt. Tham gia quyết
định trong phiên họp theo thẩm quyền

-

Uỷ viên: Tham gia quyết định trong phiên họp theo thẩm quyền


Nhiệm vụ chung: Cấp tín dụng cho khách hàng (không bao gồm cấp tín dụng cho các
tổ chức tín dụng), miễn giảm lãi tiền vay theo qui định miễn giảm lãi của ACB, các
biện pháp xử lý nợ
2.1.2.3. Hoạt động chính của Ngân hàng ACB- Chi nhánh Bình Thạnh
ACB - Bình Thạnh là chi nhánh có nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ theo pháp lệnh
ngân hàng, các qui định của Ngân hàng Nhà nước theo phạm vi phân cấp, uỷ quyền
của Tổng Giám Đốc ACB.
Nhận tiền gởi thanh toán, tiền gởi tiết kiệm bằng tiền VNĐ, ngoại tệ, vàng của
khách hàng, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ trong nước và ngoài nước
Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với khách hàng sản xuất kinh doanh,
tiêu dùng sinh hoạt, cho vay tín chấp đối với cán bộ công nhân viên Nhà nước.
Kinh doanh vàng, bạc, đá quí.
Hoạt động và đại lý chuyển tiền nhanh Western Union.
Thanh toán không dùng tiền mặt, giao dịch tài khoản qua ngân hàng, phát hành
thanh toán và thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ (Master Card, Visa Card).


17

2.1.2.4. Tình hình hoạt động kinh doanh tại ACB - Bình Thạnh
giai đoạn 2007-2009
2.1.2.4.1. Hoạt động huy động vốn
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại ACB-Bình Thạnh
Đơn vị tính: 1,000,000 VND
2007

Chỉ tiêu

2008


Gía trị

Tỷ
trọng

Huy động từ dân cư

832,900

97.62% 751,140

Huy động từ
các tổ chức kinh tế

20,304

Tổng vốn huy động

Gía trị

2.38%

67,490

2009

Tỷ
trọng


Gía trị

Tỷ
trọng

91.76%

883,350

80.82%

8.24%

209,621

19.18%

853,204 100.00% 818,630 100.00% 1,092,971 100.00%

Nguồn:ACB-Bình Thạnh
Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn tại ACB-Bình Thạnh giai đoạn 2007-2009
1,200,000
1,000,000
800,000
600,000
400,000
200,000
0
2007
Huy động từ dân cư


2008
Huy động từ TCKT

2009
Tổng huy động

Bảng 2.2: Tỷ lệ tăng/giảm vốn huy động tại ACB-Bình Thạnh
Đơn vị tính: 1,000,000 VND
Chỉ tiêu
Huy động từ dân cư
Huy động từ các TCKT
Tổng vốn huy động

Tăng giảm 2008/2007
Số tiền

Tỷ lệ

Tăng giảm 2009/2008
Số tiền

Tỷ lệ

-81,760

-9.82%

132,210


17.60%

47,186

232.40%

142,131

210.60%

-34,574

-4.05%

274,341

33.51%

Nguồn vốn huy động từ dân cư: Tổng huy động vốn của ACB-Bình Thạnh tính
đến 31/12/2009 là 1,092,971 triệu đồng, đạt mức tăng trưởng 33.51% so với năm
2008. Trong đó, nguồn vốn huy động từ dân cư chiếm phần lớn, 97.62% vào năm
2007, 91.76% vào năm 2008 và 80.82% vào năm 2009. Điều này cũng cho th ấy mục


18

tiêu huy động chủ yếu của Chi nhánh là nhắm vào đối tượng dân cư nhỏ lẻ và chủ các
doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, đáng chúý là t ổng nguồn vốn huy động năm 2008
giảm so với năm 2007, với mức giảm 4.05%, nguyên nhân là do vốn huy động từ khối
dân cư năm 2008 giảm (9.82%), cho thấy ACB-Bình Thạnh cũng không n ằm ngoài

danh sách các ngân hàng bị ảnh hưởng bởi sự suy thoái kinh tế năm 2008, bởi tâm lý
người dân e ngại rủi ro trước sự biến động kinh tế và tỉ lệ lạm phát. Nhưng bước qua
năm 2009, với những nổ lực khắc phục khó khăn, nguồn vốn huy động từ dân cư đã
tăng với con số tuyệt đối xấp xỉ bằng mức tăng của vốn huy động từ các tổ chức kinh
tế (132,210 triệu đồng). Như vậy, ACB-Bình Thạnh đã có những chiến lược tiếp thị để
ổn định tâm lí khách hàng và thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng.
Nguồn vốn huy động từ TCKT: Số liệu cũng cho thấy rằng so với năm 2007, vốn
huy động từ các tổ chức kinh tế năm 2008 tăng đáng kể (232.4%). Và mức tăng trưởng
này chỉ suy giảm chút ít trong năm 2009 (210.6% so với vốn h uy động năm 2008).
Điều này càng khẳng định thêm ACB-Bình Thạnh đang cố gắng có những hoạt động
thu hút tiền gởi của doanh nghiệp để càng ngày càng mở rộng thị trường huy động,
đúng với chiến lược tăng trưởng ngang của Ngân hàng. Đồng thời, việc tăng vốn huy
động từ các tổ chức kinh tế cũng giúp cho Chi nhánh giảm được một khoảng lớn chi
phí huy động, vì vốn do tiền gởi của các khách hàng doanh nghiệp chủ yếu là tiền gởi
thanh toán nên lãi suất huy động mà ngân hàng phải chi trả là không cao. Bên cạnh đó,
nhìn trên mức độ tổng thể, dòng tiền vào và ra đối với lạo tiền gởi này có tính ổn định
cao, đồng thời cũng cho thấy sau 3 năm hoạt động, ACB đã dần khẳng định được vị trí
cũng như uy tín của mình trên thị trường tài chính nói chung và thị trường Bình Thạnh
nói riêng.
2.1.2.4.2. Hoạt động tín dụng
Bảng 2.3: Dư nợ tại ACB-Bình Thạnh giai đoạn 2007-2009
Đơn vị tính: 1,000,000VND
2007
2008
2009
Chỉ tiêu

Gía trị

Tỷ

trọng

Gía trị

Tỷ
trọng

Gía trị

Tỷ
trọng

Dư nợ KHCN

329,394

60.51%

339,842

66.13%

343,000

36.94%

Dư nợ KHDN

215,000


39.49%

174,088

33.87%

585,546

63.06%

Tổng dư nợ

544,394

100.00%

513,930 100.00%

928,546 100.00%

Nguồn:ACB-Bình Thạnh


19

Biểu đồ 2.2: Dư nợ tại ACB-Bình Thạnh giai đoạn 2007-2009
1,000,000
800,000
600,000
400,000

200,000
0
2007
Dư nợ KHCN

2008
Dư nợ KHDN

2009
Tổng dư nợ

Bảng 2.4 : Tỷ lệ tăng/giảm dư nợ tại ACB-Bình Thạnh

Chỉ tiêu

Đơn vị tính: 1,000,000 VND
Tăng giảm 2008/2007
Tăng giảm 2009/2008
Số tiền
Tỷ lệ
Số tiền
Tỷ lệ

Dư nợ KHCN

10,448

3.17%

3,158


0.93%

Dư nợ KHDN

-40,912

-19.03%

411,458

236.35%

Tổng dư nợ

-30,464

-5.60%

414,616

80.68%

Qua bảng 4 cho thấy, tổng dư nợ năm 2008 giảm 5.6% so với năm 2007. Nguyên
nhân là do: trong khi dư nợ của khối khách hàng cá nhân chỉ tăng nhẹ (3.17%) thì dư
nợ từ khối khách hàng doanh nghiệp giảm đáng kể (19.03%). Điều này có thể giải
thích là do đầu tháng 2/2008, khi NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, hút tiền
từ lưu thông về để kiềm chế lạm phát, các NHTM khan hiếm tiền đồng trở thành tình
trạng chung. Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam có những diễn biến nhanh theo
hướng bất lợi, cộng với tác động từ bên ngoài, với tốc độ tăng trưởng GDP năm 2008

được đánh giá là rất thấp, hoạt động của ngành ngân hàng nhất định sẽ bị ảnh hưởng.
Bên cạnh đó, khi nền kinh tế có dấu hiệu suy giảm thì thành phần chịu ảnh hưởng
nhanh và trực tiếp nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Và đây lại là đối tượng khách
hàng mục tiêu của ACB. Do đó, ACB chủ trương tăng trưởng trong tầm kiểm soát, và
chỉ tăng trưởng nếu kiểm soát được rủi ro. Và ACB- Bình Thạnh là một trong số đông
các chi nhánh- phòng giao dịch thực hiện chính sách hạn chế rủi ro tối đa.
Đến năm 2009, tổng dư nợ tăng 80.68% so với năm 2008. Sở dĩ có con số tăng
đáng kể như vậy là do kể từ cuối năm 2008, Chính phủ có chính sách hỗ trợ lãi suất
cho các Doanh nghiệp vay vốn Ngân hàng. Và khi chi nhánh hưởng ứng tốt chính sách
này, các doanh nghiệp có thể mạnh dạn đi vay với mức lãi suất thấp hơn, trong khi


20

Ngân hàng lại có thêm một nguồn cho vay đáng kể. Đồng thời, Chi nhánh cũng đã
thực hiện triển khai các công tác tiếp thị sản phẩm đối với khách hàng tiềm năng.
Qua các năm 2007-2009, dư nợ cho vay đối với khách hàng cá nhân tăng trưởng
không vượt bậc nhưng tương đối ổn định. Song, qua các số liệu cho ta thấy, chi nhánh
đang có xu hướng chuyển đối tượng khách hàng mục tiêu của mình từ khách hàng cá
nhân (tỷ trọng dư nợ là 60.51% tại năm 2007, 66.13% tại năm 2008 và 36.94% năm
2009) sang khách hàng doanh nghiệp (tỷ trọng dư nợ là 63% tại năm 2009).
2.1.2.4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh

Chỉ tiêu

Bảng 2.5: Kết quả kinh doanh giai đoạn 2007-2009
Đơn vị tính: 1,000,000 VND
Tăng giảm
Tăng giảm
2008/2007

2009/2008
2007
2008
2009
Số tiền
Tỷ lệ
Số tiền Tỷ lệ

Tổng thu nhập

85,800 105,300 133,800

Tổng chi phí

76,600
9,200

Lợi nhuận

83,907 104,800
21,393

29,000

19,500

22.73%

28,500 27.07%


7,307

9.54%

20,893 24.90%

12,193 132.53%

7,607 35.56%

Nguồn:ACB-Bình Thạnh
Biểu đồ 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB-Bình Thạnh (2007-2009)
160,000
140,000
120,000
100,000
80,000

Thu nhập

60,000

Chi phí

40,000
20,000
0

.


2007

2008

2009

So với năm 2007, tổng thu nhập năm 2008 tăng 22.73%, trong khi tổng chi phí chỉ
tăng 9.54%. Sang năm 2009, tổng thu nhập tiếp tục tăng 27.07% so với năm 2008, và
tổng chi phí tăng 24.9%. Vì vậy, tốc độ tăng lợi nhuận năm 2009 không cao như của
năm 2008. Tuy nhiên, tỷ trọng chi phí trên tổng thu nhập vẫn giảm đều qua các năm và
đạt mức 73.3% tại năm 2009. Điều này cho thấy chi nhánh đã có những biện pháp
thích hợp để giảm chi phí. Bên cạnh đó, ta thấy chủ trương tăng trưởng dư nợ cho vay
an toàn đã góp phần dáng kể vào việc tăng lợi nhuận hằng năm của ACB-Bình Thạnh.


21

2.2. Thực trạng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Á Châu
Chi nhánh Bình Thạnh
2.2.1. Các sản phẩm tài trợ xuất nhập khẩu tại ACB-Bình Thạnh
2.2.1.1. Tín dụng tài trợ xuất khẩu
2.2.1.1.1. Tài trợ xuất khẩu trước giao hàng
Đối tượng: Các doanh nghiệp xuất khẩu
Đặc điểm: Tài trợ bổ sung VLĐ để sản xuất, gia công, chế biến, kinh doanh hàng XK
Tiện ích của sản phẩm:


Tài trợ các hợp đồng xuất khẩu với nhiều phương thức thanh toán khác nhau:
T/T, D/P, D/A, L/C, CAD.




Tài trợ linh hoạt từ khi thu mua nguyên vật liệu cho đến khi nhận được tiền
thanh toán của đối tác nhập khẩu.



Tỷ lệ tài trợ cao. Doanh nghiệp được cấp hạn mức tín dụng để có thể sử dụng
một cách chủ động và thuận tiện.



Lãi suất cạnh tranh, linh hoạt. Thủ tục đơn giản, nhanh chóng.



Được tư vấn miễn phí về các vấn đề liên quan để có phương án tối ưu nhất.



Được tài trợ không cần TSĐB nếu đáp ứng đủ các tiêu chí xét chọn của ACB.
Trong gói sản phẩm tài trợ xuất khẩu trước giao hàng, bao gồm cả sản phẩm

Tài trợ thu mua dự trữ. Tuy nhiên, Ngân hàng muốn nhấn mạnh và tạo ấn tượng với
các doanh nghiệp có nhu cầu nên chia sản phẩm này thành một sản phẩm riêng biệt


Tài trợ thu mua dự trữ

Đối tượng: Doanh nghiệp xuất khẩu gạo muốn thu mua gạo dự trữ phục vụ cho hợp

đồng xuất khẩu hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường.
Đặc điểm:

Tài trợ bổ sung VLĐ để thu mua gạo nhằm mục đích dự trữ khi chưa có
hợp đồng XK hoặc khi đã có hợp đồng khung nhưng chưa có thời gian
giao hàng cụ thể.

Tiện ích của sản phẩm:


Tài trợ từ khi chưa có hợp đồng xuất khẩu (tài trợ thu mua dự trữ).



Tài trợ linh hoạt từ khi thu mua nguyên vật liệu cho đến khi nhận được tiền
thanh toán của đối tác nhập khẩu.



Lãi suất cạnh tranh, linh hoạt. Thủ tục đơn giản, nhanh chóng.
2.2.1.1.2. Tài trợ xuất khẩu sau giao hàng


22



Chiết khấu hối phiếu kèm bộ chứng từ hàng xuất khẩu theo phương
thức L/C, D/A, D/P


Đối tượng: Doanh nghiệp xuất khẩu có hối phiếu kèm theo bộ chứng từ hàng XK.
Đặc điểm:

Ứng trước tiền hàng xuất khẩu bằng việc mua hối phiếu kèm theo bộ
chứng từ hàng xuất thanh toán theo phương thức nhờ thu kèm chứng từ
(D/P, D/A) hoặc tín dụng chứng từ (L/C).

Tiện ích:


Bộ chứng từ được các nhân viên giàu kinh nghiệm của ACB thẩm định và đưa
ra quyết định một cách nhanh chóng.



Doanh nghiệp được cấp hạn mức chiết khấu để có thể sử dụng một cách chủ
động và thuận tiện với tỷ lệ chiết khấu tối đa rất cao:
o Đối với bộ chứng từ thanh toán theo phương thức L/C:
+ Hối phiếu trả ngay: 98%
+ Hối phiếu trả chậm: 95%
o Đối với bộ chứng từ thanh toán theo phương thức nhờ thu:
+ Hối phiếu trả ngay: 90%
+ Hối phiếu trả chậm: 80%
o Đối với doanh nghiệp có hạn mức tín dụng tại ACB, số tiền chiết
khấu lên đến 100% trị giá hối phiếu



Lãi suất cạnh tranh, linh hoạt. Thủ tục đơn giản, nhanh chóng.




Doanh nghiệp được hưởng các chương trình tín dụng ưu đãi dành cho các
doanh nghiệp xuất khẩu của ACB trong từng thời kỳ.


Cho vay bảo đảm bằng khoản phải thu từ bộ chứng từ hàng xuất
khẩu theo phương thức D/A, D/P, L/C

Đối tượng: Doanh nghiệp xuất khẩu có bộ chứng từ hàng xuất khẩu.
Đặc điểm:

Ứng trước tiền hàng xuất khẩu dựa trên bộ chứng từ hàng xuất thanh
toán theo phương thức nhờ thu kèm chứng từ (D/P, D/A) hoặc tín dụng
chứng từ (L/C)

Tiện ích:


Bộ chứng từ được thẩm định và đưa ra quyết định một cách nhanh chóng.


23


Doanh nghiệp đuợc cấp hạn mức cho vay bảo đảm bằng khoản phải thu từ bộ
chứng từ hàng xuất khẩu để có thể sử dụng một cách chủ động và thuận tiện với
tỷ lệ cho vay tối đa rất cao:
o Đối với bộ chứng từ thanh toán theo phương thức L/C:
+ L/C trả ngay: 98%

+ L/C trả chậm: 95%
o Đối với bộ chứng từ thanh toán theo phương thức nhờ thu:
+ Nhờ thu trả ngay: 90%
+ Nhờ thu trả chậm: 80%
o Đối với doanh nghiệp có hạn mức tín dụng tại ACB, số tiền cho vay
lên đến 100% trị giá bộ chứng từ.



Lãi suất cạnh tranh, linh hoạt. Thủ tục đơn giản, nhanh chóng.



Quý doanh nghiệp được huởng các chương trình tín dụng ưu đãi dành cho các
doanh nghiệp xuất khẩu của ACB trong từng thời kỳ.
2.2.1.2. Tín dụng tài trợ nhập khẩu
2.2.1.2.1. Tài trợ nhập khẩu thông thường

Đối tượng: Doanh nghiệp nhập khẩu đang hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt
Nam, có nhu cầu và mục đích sử dụng vốn phù hợp với giấy phép đăng
ký kinh doanh.
Ưu điểm:


Hỗ trợ doanh nghiệp trong thanh toán nhập khẩu.



Thời gian tài trợ đến 12 tháng.




Phục vụ nhu cầu sản xuất hoặc thương mại.

Tiện ích:


Lãi suất cho vay cạnh tranh. Thủ tục vay vốn nhanh chóng, đơn giản.



Tỷ lệ ký quỹ hấp dẫn



Loại tiền cho vay: USD, EUR, VND



Có thể đảm bảo khoản vay bằng nhiều hình thức: thế chấp, cầm cố, bảo lãnh
của bên thứ ba,...bằng bất động sản; bằng lô hàng nhập khẩu.



Chấp nhận nhiều phương thức thanh toán (L/C trả ngay, L/C trả chậm, D/A,
D/P, T/T trả sau, T/T trả trước)



Bảo vệ và nâng cao uy tín của Quý doanh nghiệp với các đối tác.



24


Quý doanh nghiệp được hưởng các chương trình tín dụng ưu đãi dành cho các
doanh nghiệp nhập khẩu của ACB trong từng thời kỳ.

Điều kiện:


Có tài sản bảo đảm



Đáp ứng các điều kiện vay theo quy định của ACB.
2.2.1.2.2. Tài trợ nhập khẩu thế chấp bằng chính lô hàng nhập

Đối tượng: Doanh nghiệp nhập khẩu đang hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt
Nam, có nhu cầu và mục đích sử dụng vốn phù hợp với giấy phép đăng ký kinh doanh.
Đặc điểm:


Tài trợ vốn ngắn hạn cho Quý doanh nghiệp thanh toán chi phí nhập nguyên
liệu, vật tư, hàng hóa không có đủ bất động sản thế chấp, có thể thế chấp bằng
chính lô hàng nhập.



Mặt hàng nhận thế chấp đa dạng: sắt thép, đồng nhôm, hạt nhựa, ô tô, nguyên

liệu thức ăn gia súc, giấy và bột giấy, xe cơ giới, thiết bị điện lạnh,…

Điều kiện:


Đáp ứng điều kiện cho vay của ACB



Mặt hàng nhập khẩu nằm trong danh mục nhận thế chấp của ACB



Ưu tiên doanh nghiệp có bổ sung tài sản bảo đảm là bất động sản, máy móc
thiết bị, sổ tiết kiệm,..

Tiện ích:


Thời gian tài trợ đến 6 tháng.



Loại tiền cho vay: USD, EUR, VND



Lãi suất cho vay cạnh tranh. Thủ tục vay vốn nhanh chóng, đơn giản.




Tỷ lệ ký quỹ hấp dẫn



Có thể đảm bảo khoản vay bằng chính lô hàng nhập khẩu hoặc TSĐB khác



Mức tài trợ trung bình 60% giá trị lô hàng, mức tài trợ tối đa lên đến 80% giá trị
lô hàng.



Chấp nhận nhiều phương thức thanh toán (L/C, D/P, T/T)



Hỗ trợ doanh nghiệp vấn đề giao nhận, bảo quản lô hàng thế chấp, cầm cố.



Bảo vệ và nâng cao uy tín của doanh nghiệp với các đối tác.



Doanh nghiệp được hưởng các chương trình tín dụng ưu đãi dành cho các
doanh nghiệp nhập khẩu của ACB trong từng thời kỳ.



25

2.2.1.3. Tài trợ trọn gói
Đối tượng:

Doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu.

Đặc điểm:

Bổ sung vốn lưu động để thanh toán chi phí nguyên vật liệu nhập khẩu
phục vụ cho việc sản xuất, gia công, chế biến hàng xuất khẩu.

Tiện ích của sản phẩm:


Tài trợ linh hoạt từ khi nhập khẩu nguyên vật liệu cho đến khi nhận được tiền
thanh toán của đối tác nhập khẩu.



Tỷ lệ tài trợ cao. Thủ tục đơn giản, nhanh chóng.



Tài trợ theo nhiều phương thức thanh toán: L/C, D/A, D/P, T/T, CAD.

Lợi ích của khách hàng:


Được cấp hạn mức tín dụng để có thể sử dụng một cách chủ động và thuận tiện.




Được ưu đãi tỷ lệ ký quỹ, giảm phí dịch vụ cho các lô hàng nhập khẩu để thực
hiện hợp đồng xuất khẩu:
- Tỷ lệ ký quỹ mở L/C nhập khẩu 0%.
- Giảm đến 30% phí Thanh toán quốc tế



Được tư vấn miễn phí về các vấn đề liên quan đến xuất nhập khẩu như: Tư vấn
về việc lập bộ chứng từ xuất khẩu, ưu tiên xử lý chứng từ nhập khẩu, tư vấn rủi
ro liên quan đến hoạt động TTQT, hướng dẫn về kiến thức thanh toán quốc tế
tại đơn vị nếu có yêu cầu.



Được tài trợ không cần TSĐB nếu đáp ứng đủ các tiêu chí xét chọn của ACB.



Được hưởng các chương trình tín dụng ưu đãi dành cho các doanh nghiệp xuất
khẩu của ACB trong từng thời kỳ.


×