Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN CHO CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – ACB HỘI SỞ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 71 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁN CÔNG TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA KINH TẾ
NGÀNH TÀI CHÍNH – TÍN DỤNG


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG TRUNG DÀI HẠN CHO CÁC DOANH
NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG
TMCP Á CHÂU – ACB HỘI SỞ

GVHD
SVTH
MSSV
LỚP
KHÓA

:
:
:
:
:

Th.S NGUYỄN VĂN NÔNG
TRƯƠNG THỊ MAI TRINH
04.1.0848K
04K2N
04



TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 08/2004


Lời cảm ơn
Trong suốt quá trình theo học tại khoa Kinh tế- Trường Đại học Bán công
Tôn Đức Thắng, được sự tận tình giúp đỡ và giảng dạy của quý Thầy Cô, em đã
tích luỹ được những kiến thức quý báu về ngành học mà em đã đeo đuổi. Bên cạnh
đó, thông qua quá trình thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu( ACB
Hội sở) đã tạo điều kiện cho em đi sâu vào thực tế nhằm củng cố những kiến thức
mà em đã học ở trường. Có thể nói, đây là những bước đệm hết sức quan trọng
trong công việc sau này của em.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Bán công Tôn
Đức Thắng, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế cùng toàn thể quý Thầy Cô là những
người luôn theo sát, tận tình hướng dẫn truyền đạt cho em những kiến thức vô cùng
quý giá, tạo cơ sở cho em hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Ngân hàng cùng toàn thể Anh Chị
nhân viên đang công tác tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu( ACB Hội sở).
Đặc biệt là anh Bùi Tấn Tài và anh Lương Xuân Nam đã tạo điều kiện thuận lợi
cho em trong suốt quá trình thực tập.
Và trên hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Văn Nôngngười đã luôn quan tâm theo dõi, tận tình chỉ dẫn em trong suốt thời gian thực hiện
bài luận văn này.
Song vì thời gian và kiến thức còn hạn hẹp, luận văn này chắc chắn sẽ không
tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được những góp ý, nhận xét
đánh giá từ quý Thầy Cô và Ngân hàng.
Em xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên
Trương Thị Mai Trinh



NHẬN XÉT CỦA GV HƯỚNG DẪN
--------***--------

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Ngày……..tháng……..năm 2004


NHẬN XÉT CỦA GV PHẢN BIỆN
--------***--------


………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Ngày……..tháng……..năm 2004



NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
--------***--------

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Ngày……..tháng……..năm 2004



Mục lục
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG
1.1.TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG
1.1.1.Bản chất và chức năng của tín dụng
1.1.2.Tín dụng ngân hàng
1.1.2.1.Khái niệm tín dụng ngân hàng
1.1.2.2.Tác dụng của tín dụng ngân hàng
1.1.2.3.Phân loại tín dụng ngân hàng
1.1.3.Rủi ro tín dụng
1.1.3.1. Khái niệm rủi ro tín dụng
1.1.3.2.Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng
1.1.3.3.Biểu hiện của rủi ro cho vay

1.2.NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN
1.2.1.Sự cần thiết và ý nghĩa của tín dụng trung –dài hạn đối với nền kinh tế Việt Nam hiện
nay
1.2.2.Một số nguyên tắc của tín dụng trung và dài hạn

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG
VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU
( ACB HỘI SỞ)
2.1 NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU (ACB)-QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT
TRIỂN
2.1.1.Bối cảnh thành lập
2.1.2.Quá trình hình thành và phát triển
2.1.3.các danh hiệu đạt được
2.1.4.Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Á Châu


2.2.TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU
2.2.1.Báo cáo kết quả kinh doanh trong ba năm: 2000-2001-2002
2.2.2.Tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu


2.3.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG-DÀI HẠN ĐỐI VỚI CÁC
DOANH NGHỊÊP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU (ACB HỘI
SỞ)
2.3.1.Thực trạng các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam
2.3.2.Hoạt động tín dụng trung - dài hạn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở ACB
2.3.2.1.Phân tích tình hình cho vay toàn hệ thống
2.3.2.2 Phân tích nợ quá hạn
2.3.2.3.Quy trình cho vay trung-dài hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ở ACB Hội sở
2.3.2.4.Tình hình thực hiện tín dụng trung-dài hạn tại ACB Hội sở

CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI SMES TẠI
ACB
3.1.ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG - DÀI
HẠN HIỆN NAY TRONG TỔNG QUAN NỀN KINH TẾ
3.1.1.Khái quát kinh nghiệm và thực trạng cho vay trung dài hạn trong thời gian qua
3.1.2.Thuận lợi và khó khăn
3.1.3.Một số tồn tại tại ACB

3.2.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN CHO SMES TẠI ACB
3.2.1.Các giải pháp vĩ mô
3.2.2.Các giải pháp vi mô
3.2.2.1Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trung-dài hạn đối với SMEs
3.2.2.2.Giải pháp xử lí nợ quá hạn

3.2.2.3.Giải pháp về hoạt động tín dụng trung-dài hạn đối với SMEs


Lời mở đầu
“Tiền, giống như rượu, luôn luôn khan hiếm với những ai không
có tiền cần thiết để mua nó hay không có uy tín để vay mượn”
( Adam Smith)

Trong bất cứ nền kinh tế phát triển sôi động nào, vốn bao giờ cũng là nguồn
lực khan hiếm. Vì vậy sử dụng hiệu quả nguồn vốn là mục tiêu của bất kỳ nhà
quản lý kinh tế nào dù là ở tầm vĩ mô hay vi mô. Tín dụng, nhất là trong nền kinh
tế thị trường, là một trong những hoạt động góp phần thúc đẩy việc sử dụng vốn
có hiệu quả nhất. Nó giúp cho nguồn vốn luôn vận động, có mặt kịp thời ở những
nơi những lúc cần thiết; như mạch máu vận hành cơ chế thị trường. Hệ thống
Ngân hàng ở nước ta đã góp phần không nhỏ trong việc cung cấp vốn để phát triển
kinh tế.
Hiện nay, Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu là một trong những Ngân
hàng hàng đầu nước ta trong việc cung cấp vốn. Với tư cách là người trung gian,
Ngân hàng đứng ra huy động vốn để cung cấp cho nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu
vốn ngày càng tăng của nền kinh tế. Hoạt động tín dụng, đặc biệt là hoạt động tín
dụng trung và dài hạn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, được xem là hoạt động
chính của Ngân hàng và luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo lợi nhuận
cho Ngân hàng nói riêng, cho sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Vì vậy, việc
đẩy mạnh hoạt động cho vay sẽ góp phần nâng cao trình độ phát triển của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, sắp xếp và tổ chức lại sản xuất để hình thành cơ cấu
kinh tế hợp lý, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực để thúc đẩy quá trình tăng
trưởng kinh tế đồng thời giải quyết các vấn đề xã hội khác.
Xuất phát từ điều đó, em đã chọn đề tài”Nâng cao hiệu quả hoạt động tín
dụng trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Á Châu(ACB Hội sở)” nhằm tìm hiểu những khó khăn giữa

việc cung-cầu vốn và từ đó tìm ra những giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ tín
dụng giữa Ngân hàng và các doanh nghiệp vừa và nho hoạt động ngày càng hiệu
quả hơn.


Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn đối với SMEs tại ACB Hội sở

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG
1.1.TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG
1.1.1.Bản chất và chức năng tín dụng
1.1.1.1.Khái niệm tín dụng
Thuật ngữ “tín dụng” xuất phát từ tiếng Latin có nghĩa là tin tưởng, tín
nhiệm. Trong thực tế cuộc sống thuật ngữ” tín dụng” được hiểu theo nhiều
nghĩa khác nhau, ngay cả trong quan hệ tài chính, tùy theo từng bối cảnh cụ thể
mà thuật ngữ tín dụng có nội dung riêng.
Tín dụng là sự chuyển nhượng quyền sử dụng một lượng giá trị dưới
hình thái tiền tệ hay hiện vật từ người này sang người khác trong một khoảng
thời gian nhất định và sẽ được hoàn trả với lượng giá trị lớn hơn.
1.1.1.2.Sự hình thành và phát triển của tín dụng
Trong thời tan rã của chế độ công xã nguyên thủy, cùng với sự phát triển
của lực lượng sản xuất, sự phân công lao động được mở rộng, quan hệ hàng –
tiền cũng được hình thành và bước đầu phát triển, tiền tệ ngày càng thể hiện đầy
đủ hơn các chức năng của mình. Đây chính là điều kiện tiền đề làm nảy sinh
quan hệ tín dụng. Ban đầu, người ta cho vay bằng hiện vật, sau này quan hệ tín
dụng chủ yếu dưới dạng tiền. Mặt khác, trong thời kỳ này song song với sự hình
thành những gia đình, cá thể là sự thay đổi về cách thức phân phối thu nhập xã
hội: của cải vật chất không còn chia đều cho mỗi thành viên trong công xã như
trước kia mà có xu hướng tập trung giá trị vật chất, và tiền tệ vào trong tay một
số người hay một vài dòng họ lớn. Như vậy, sự khác nhau ngày càng lớn về

mức độ thu nhập dẫn đến sự phân hóa giai cấp trong xã hội thành kẻ giàu và
người nghèo, từ đó làm xuất hiện Nhà nước. Với thực tại đó, để có tiền đóng
thuế nộp tô, những người nghèo chẳng còn đường nào khác hơn là vay mượn ở
những người giàu tiền hoặc hiện vật và thế chấp bằng tư liệu sản xuất, thậm chí
bằng cả bản thân họ.
Quan hệ tín dụng ra đời trong giai đoạn này là tín dụng nặng lãi. Do
hoàn cảnh kinh tế xã hội khó khăn, đời sống của những người sản xuất nhỏ phải
gánh chịu nhiều rủi ro và đứng trước yêu cầu bức thiết của con nợ, các chủ nợ
đã không ngừng nâng cao lãi suất. Có thể nói, nền sản xuất nhỏ là mảnh đất tốt
để tín dụng nặng lãi tồn tại và phát triển. Do đó, trong giai đoạn đầu hình thành

Trang

1


Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn đối với SMEs tại ACB Hội sở

và phát triển, dưới lớp áo cho vay nặng lãi, tín dụng không phải là nhân tố kích
thích và lưu thông hàng hóa.
Chủ nghĩa tư bản ra đời, quá trình tái sản xuất giản đơn với quy mô hoạt
động nhỏ hẹp được thay thế bằng quy trình tái sản xuất mở rộng với quy mô lớn
mạnh cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Trong giai đoạn đầu do chưa đủ mạnh để triệt
tiêu tín dụng nặng lãi, giai cấp tư bản phải nhờ đến sự can thiệp của pháp luật
nhằm hạ thấp mức lãi suất. Tuy nhiên, biện pháp này không đạt hiệu quả cao.
Do đó, khi giai cấp tư bản đã phát triển đủ sức, họ góp vốn lại và cho nhau vay
với lãi suất vừa phải. Dần dần, họ đã tước đoạt vai trò độc quyền tín dụng phục
vụ đắc lực cho quá trình tiến bộ xã hội.
Trong nền kinh tế hiện đại, cùng với yêu cầu khách quan từ các lĩnh vực
sản xuất–lưu thông– tiêu dùng cá nhân…Hệ thống tín dụng cũng được mở rộng

phạm vi hoạt động và đa dạng về hình thức cho vay. Ngày nay, tín dụng đã và
đang phát triển như một bộ phận không thể thiếu được trong quá trình phát triển
của nền kinh tế.
1.1.1.3.Bản chất tín dụng
Bản chất của quan hệ tín dụng thể hiện ở 3 đặc trưng cơ bản sau:
- Chỉ thay đổi quyền sử dụng chứ không thay đổi quyền sở hữu.
- Có thời hạn xác định được xác nhận do sự thỏa thuận của 2 bên.
- Người sở hữu được thêm phần lợi tức cùng với lượng giá trị ban đầu.
1.1.1.4.Chức năng của tín dụng
- Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ theo nguyên tắc có hoàn trả
Đây là chức năng cơ bản nhất của tín dụng. Nhờ có nó mà các nguồn vốn tiền tệ
trong xã hội được điều hòa từ nơi thừa sang nơi thiếu nhằm mục đích phát triển
kinh tế. Tập trung và phân phối lại là 2 mặt hợp thành chức năng cốt lõi của tín
dụng. Cả 2 mặt này đều được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả. Vì vậy, tín
dụng có ưu thế rõ rệt: nó kích thích việc tập trung vốn và sử dụng vốn có hiệu
quả.
- Tiết kiệm chi phí lưu thông cho xã hội: Chức năng này được thể hiện qua các
mặt:
+ Hoạt động tín dụng tạo điều kiện cho sự ra đời của các phương tiện thanh
toán không dùng tiền mặt như: thương phiếu, kỳ phiếu, các loại séc, thẻ tín
dụng, thẻ thanh toán…cho phép thay thế một số lượng lớn tiền mặt, nhờ đó làm
giảm bớt các chi phí có liên quan như: in tiền, đúc tiền, vận chuyển, bảo quản.
+ Tín dụng đã mở ra một khả năng lớn cho các giao dịch thanh toán thông qua
Ngân hàng dưới hình thức chuyển khoản. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của

Trang

2



Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn đối với SMEs tại ACB Hội sở

tín dụng thì hệ thống thanh toán qua Ngân hàng ngày càng được mở rộng, cho
phép giải quyết nhanh chóng các mối quan hệ kinh tế tạo điều kiện cho nền
kinh tế xã hội phát triển.
- Phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế
Đây là chức năng phát sinh, hệ quả của 2 chức năng trên. Sự vận động của
vốn tín dụng phần lớn gắn liền với sự vận động của vật tư, hàng hóa, chi phí
trong các tổ chức kinh tế. Do đó, tín dụng vừa là tấm gương phản ánh các hoạt
động kinh tế vừa kiểm soát các hoạt động đó nhằm ngăn chặn các hiện tượng
tiêu cực, vi phạm pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp.
1.1.2.Tín dụng Ngân hàng
1.1.2.2.Khái niệm tín dụng Ngân hàng
Tín dụng Ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng, các tổ chức tín
dụng khác với doanh nghiệp và cá nhân được thực hiện dưới hình thức Ngân
hàng đứng ra huy động vốn bằng tiền và cấp tín dụng đối với các đối tượng nói
trên.
Theo qui định của điều 20 Luật các tổ chức tín dụng thì hoạt động tín
dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để
cấp tín dụng. Cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thỏa thuận để khách hàng sử
dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay,
chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh Ngân hàng và các nghiệp vụ khác trong
đó:
- Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn trên cở sở hợp đồng
cho thuê tài sản giữa bên cho thuê với khách hàng thuê. Khi kết thúc thời hạn
thuê, khách hàng mua lại hoặc tiếp tục thuê tài sản đó theo các điều kiện đã thỏa
thuận trong hợp đồng.
- Bảo lãnh Ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng với bên có
quyền về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng

không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn
trả cho tổ chức tín dụng một số tiền đã được trả thay.
- Chiết khấu là việc tổ chức tín dụng mua thương phiếu, giấy tờ có giá ngắn hạn
khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán.
1.1.2.2.Tác dụng của tín dụng Ngân hàng
- Tín dụng Ngân hàng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Tín dụng
Ngân hàng có thể mở rộng cho mọi đối tượng trong xã hội, mọi ngành, mọi lĩnh

Trang

3


Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn đối với SMEs tại ACB Hội sở

vực. Đồng thời, nó không bị giới hạn về quy mô, có thể cung ứng vốn cho nền
kinh tế với số lượng rất lớn và với nhiều thời hạn khác nhau giúp doanh nghiệp
có vốn để đầu tư đổi mới thiết bị nhằm nâng cao năng lực sản xuất. Vì vậy, nền
kinh tế luôn được cung cấp nguồn vốn mới để thúc đẩy sự phát triển.
- Tín dụng Ngân hàng thúc đẩy sự tăng nhanh tốc độ chu chuyển tiền tệ làm cho
các chu chuyển tiền tệ được tập trung phần lớn thông qua hệ thống Ngân hàng.
- Tín dụng Ngân hàng góp phần tác động các doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn
vay có hiệu quả.
1.1.2.3.Phân loại tín dụng Ngân hàng
Phân loại tín dụng Ngân hàng là việc sắp xếp các khoản cho vay theo
từng nhóm dựa trên một số tiêu thức nhất định. Việc phân loại cho vay là tiền
đề cần thiết để thiết lập các quy trình cho thích hợp và nâng cao hiệu quả quản
trị rủi ro tín dụng. Phân loại cho vay dựa vào các tiêu thức sau:
- Theo mục đích: gồm 2 loại: cho vay sản xuất kinh doanh và cho vay tiêu
dùng.

- Theo thời hạn cho vay: gồm 3 loại:
+ Cho vay ngắn hạn: loại cho vay này có thời hạn tối đa là 12 tháng, được sử
dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và đáp ứng các
nhu cầu cho tiêu dùng ngắn hạn của cá nhân.
+ Cho vay trung hạn: theo quy định hiện nay của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam, cho vay trung hạn có thời hạn từ trên 12 tháng đến 5 năm. Tín dụng trung
hạn chủ yếu được sử dụng để mua sắm tài sản cố định, đầu tư cải tiến hoặc đổi
mới thiết bị công nghệ mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới
có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh.
+ Cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm. Tín dụng dài hạn là
loại tín dụng được cung cấp để đáp ứng các nhu cầu vốn dài hạn như xây dựng
nhà ở, mua các thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, đầu tư cho các dự
án có thời gian thu hồi vốn dài.
Nghiệp vụ truyền thống của Ngân hàng thương mại là cho vay ngắn hạn.
Nhưng từ những năm 70 trở lại đây các Ngân hàng thương mại đã chuyển sang
kinh doanh tổng hợp và một trong những nội dung đổi mới đó là nâng cao tỷ
trọng cho vay trung dài hạn trong tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng.
- Theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng: gồm 2 loại: cho vay không có
đảm bảo và cho vay có đảm bảo.
- Theo xuất xứ tín dụng: gồm 2 loại:

Cấp vốn

Ngân hàng
Trang

Khách hàng
Thanh toán nợ

4



Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn đối với SMEs tại ACB Hội sở

+ Cho vay trực tiếp:

+ Cho vay gián tiếp:
Cấp vốn

Khách hàng

Ngân hàng
Thanh toán nợ

Người thanh toán

1.1.3.Rủi ro tín dụng
1.1.3.1.Khái niệm rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm tàng được tạo ra khi Ngân hàng cấp tín
dụng cho 1 khách hàng, có nghĩa là khách hàng không trả được nợ đúng hạn
theo hợp đồng gắn liền với khoản tín dụng mà Ngân hàng đã cấp cho họ.
Các Ngân hàng sẽ không bị rủi ro tín dụng nếu luôn luôn nhận được lại
cả vốn gốc và lãi của các khoản vay đúng hạn. Ngược lại, nếu khách hàng vay
gặp khó khăn về tài chính, thì cả vốn gốc và lãi khoản vay bị đặt trong tình
trạng rủi ro không thu hồi được. Trong điều kiện bình thường, Ngân hàng sẽ thu
lại vốn gốc và thêm phần lãi vay theo một lãi suất cố định. Nhưng khi có rủi ro
xảy ra thì mức tổn thất lại không xác định. Ngân hàng có thể mất một phần hay
toàn bộ vốn gốc. Điều này còn tùy thuộc vào khả năng bồi hoàn của tài sản thế
chấp và kết quả của việc thanh lý tài sản trong trường hợp khách hàng vay bị
phá sản.

1.1.3.2.Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng
- Nguyên nhân từ phía khách hàng:
+ Khách hàng là cá nhân:
 Khách hàng bị hạn chế năng lực hành vi và năng lực pháy lý.
 Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến hao hụt, mất mác.
 Công ăn việc làm và thu nhập của khách hàng không đúng như dự kiến.
 Các yếu tố bất thường: bệnh tật, tai nạn, chết, hoả hoạn...
+ Khách hàng là doanh nghiệp: nguyên nhân phát sinh rủi ro rất nhiều, đa
dạng và thường chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường kinh tế nên việc liệt kê
đầy đủ và sắp xếp theo thứ tự là không thể. Nhìn chung, rủi ro có thể liên quan
đến các vấn đề:
Tư cách pháp lý của doanh nghiệp: đối với mỗi loại hình doanh nghiệp như
doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp Nhà
nước…có mức độ rủi ro khác nhau.

Trang

5


Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn đối với SMEs tại ACB Hội sở

Tiềm lực tài chính: mức vốn, cơ cấu vốn, mức độ tương ứng về quy mô và
tỷ trọng giữa vốn của bản thân doanh nghiệp và vốn vay.
Tình hình sản xuất kinh doanh và thị trường tiêu thụ.
Trình độ quản lý: cơ cấu và năng lực của đội ngũ quản lý, phong cách quản
lý, thẩm quyền của các cấp quản trị…
Triển vọng phát triển của lĩnh vực kinh doanh: ngành kinh doanh mới mẻ,
đang phát triển và được Nhà nước khuyến khích, bảo hộ.
 Nguyên nhân từ phía Ngân hàng:

+Thông tin tín dụng chưa đầy đủ và thiếu chính xác.
 Khả năng phân tích, thẩm định các phương án kinh doanh còn hạn chế
 Ngân hàng quá chú trọng tới lợi nhuận.
 Các khoản tín dụng cấp phát quá tùy tiện.
 Thiếu các biện pháp xác định và tối thiểu hóa rủi ro.
 Các nguyên nhân từ môi trường kinh tế, xã hội: bao gồm sự phát triển hay
suy thoái của nền kinh tế; môi trường pháp lý không chặt chẽ, hay biến động;
các biến cố khác như: biến động tỷ giá, bất ổn chính trị, chiến tranh hay các
hiện tượng thiên tai.
 Nguyên nhân từ phía đảm bảo tín dụng: đây là nguồn trả nợ phụ trong
trường hợp khách hàng mất khả năng chi trả. Đảm bảo tín dụng bao gồm 3 hình
thức: tài sản thế chấp, tài sản cầm cố và bảo lãnh của bên thứ ba.
1.1.3.3.Biểu hiện của rủi ro cho vay
 Các dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng có thể xảy ra:
 Khách hàng thanh toán tiền vay không đúng kế hoạch: Ngân hàng cần phải
xem xét vì sao lại có sự chậm trễ trong việc trả nợ, liệu việc làm ăn của khách
hàng có trở ngại gì hay không.
 Kỳ hạn của khoản cho vay bị thay đổi liên tục: vì nếu khách hàng làm ăn có
hiệu quả thì khách hàng không phải thay đổi kỳ hạn từ ngắn hạn sang trung dài
hạn hay xin gia hạn nợ nên Ngân hàng cần phải xem việc sử dụng vốn vay của
khách hàng có đúng mục đích hay không.
 Yêu cầu gia hạn nợ kém hiệu quả: trong quá trình sử dụng vốn, nếu chưa kịp
thu hồi vốn thì khách hàng có thể xin Ngân hàng gia hạn nợ, nhưng khách hàng
phải trả một số nợ gốc hoặc lãi cho Ngân hàng. Nếu khách hàng xin Ngân hàng
gia hạn nợ mà không trả một phần gốc hoặc lãi thì Ngân hàng phải xem thử
việc làm ăn của khách hàng như thế nào.
 Sự tích tụ bất thường của các khoản phải thu hoặc hàng tồn kho của khách
hàng: đây là dấu hiệu để Ngân hàng xem dự án của khách hàng có khả thi

Trang


6


Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn đối với SMEs tại ACB Hội sở

không. Nếu khách hàng làm ăn có hiệu quả thì sản phẩm phải có chất lượng và
được tiêu thụ, phải thu được những khoản nợ của mình nhưng nếu có sự ngưng
trệ thì Ngân hàng phải cần xem xét lại.
 Tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần tăng: như vậy, số nợ công ty đối với các thành
phần khác nhiều nếu công ty thua lỗ thì Ngân hàng khó có thể thu hồi vốn vay
của mình.
 Thất thoát các tài liệu (đặc biệt là các báo cáo tài chính của khách hàng). Vì
như vậy Ngân hàng sẽ không có cơ sở để xem xét tình hình năng lực tài chính
của doanh nghiệp.
 Tài sản thế chấp không đủ tiêu chuẩn: tài sản thế chấp của doanh nghiệp
không đủ bù lại khoản vay của Ngân hàng thì khi Ngân hàng thu hồi vốn mà
doanh nghiệp không đủ trả thì không thể bù đắp lại, hoặc tài sản thế chấp của
doanh nghiệp bị sụt giá.
 Dấu hiệu nhận biết hoạt động cho vay kém hiệu quả:
Sự đánh giá không chính xác về rủi ro của khách hàng nếu như Ngân hàng
cho vay đối với những dự án có tiềm ẩn rủi ro thì khi có rủi ro xảy ra thì Ngân
hàng dễ bị mất vốn:
 Cho vay dựa trên các điều kiện bất thường có thể xảy ra trong tương lai.
 Cho vay do khách hàng hứa duy trì một khoản tiền gửi lớn.
 Không xác định rõ kế hoạch hoàn trả đối với từng khoản vay. Điều đó
chứng tỏ việc thẩm định của Ngân hàng chưa chặt chẽ, khó có thể thu hồi được
nợ.
 Cung cấp tín dụng lớn cho khách hàng không thuộc khu vực thị trường của
Ngân hàng. Điều này làm cho Ngân hàng khó có thể kiểm soát được những

hành vi của doanh nghiệp và có thể dễ xảy ra rủi ro.
 Hồ sơ tín dụng không đầy đủ.
 Cấp các khoản tín dụng lớn cho các thành viên trong nội bộ của Ngân hàng.
 Cấp các khoản tín dụng cho khách hàng để họ không tới Ngân hàng khác dù
khoản cho vay có vấn đề. Đó là biện pháp lôi kéo khách hàng bằng mọi cách,
có thể giải ngân được các khoản tín dụng nhưng tiềm ẩn rủi ro sẽ lớn.
 Cho vay để tài trợ các hoạt động đầu cơ.

1.2.NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN
1.2.1.Sự cần thiết và ý nghĩa của tín dụng trung, dài hạn đối với nền
kinh tế Việt Nam hiện nay

Trang

7


Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn đối với SMEs tại ACB Hội sở

 Một nguyên lí cơ bản để tiến hành và mở rộng sản xuất kinh doanh cần phải
có được 4 yếu tố: năng lực của người lãnh đạo, vốn, công nghệ và thị trường.
Trong đó, vốn đóng một vai trò rất quan trọng, nhất là một đất nước đang phát
triển như Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay việc sử dụng các công nghệ hiện đại
vào sản xuất vẫn còn thấp. Do đó, nhu cầu vốn đầu tư đối với nền kinh tế Việt
Nam là rất lớn. Để đáp ứng được nhu cầu này cần phải tận dụng và khai thác tối
đa nguồn vốn trong nước và các nguồn vốn bên ngoài. Đối với các nguồn vốn
trong nước, bên cạnh việc đầu tư trực tiếp từ ngân sách Nhà nước cho những
công trình lớn, trọng điểm thì vai trò của tín dụng Ngân hàng là rất lớn trong đó
tín dụng trung, dài hạn góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, khuyến
khích các ngành,các thành phần kinh tế tiếp thu và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.

 Đối với tín dụng trung và dài hạn, có thể nói rằng: nó là một người trợ thủ đắc
lực của các doanh nghiệp trong việc nắm bắt các cơ hội kinh doanh. Khi có cơ
hội kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải mở rộng sản xuất, đổi mới công
nghệ, gia tăng sản phẩm để chiếm lĩnh thị trường. Nhưng làm sao doanh nghiệp
thực hiện được điều đó nếu không có vốn? Đó là một ưu thế của vốn tín dụng
trung và dài hạn vì nó linh hoạt hơn các hình thức huy động vốn dài hạn khác
như: phát hành cổ phiếu, trái phiếu…..
 Việc đầu tư qua tín dụng Ngân hàng có ý nghĩa to lớn vì:
 Chủ thể tham gia là quan hệ trực tiếp giữa các Ngân hàng thương mại và
người sử dụng vốn vay nên có thể kiểm soát chặt chẽ về việc sử dụng vốn vay
có hiệu quả hay không. Hơn nữa, vì hệ thống Ngân hàng thương mại là một
doanh nghiệp tài chính, nên mục tiêu kinh doanh vẫn là lợi nhuận, tức là phải sử
dụng vốn có hiệu quả nhằm tạo điều kiện thu hồi được vốn và lãi để hoàn trả
cho người gởi.
 Nội lực chính là một trong những yếu tố quan trọng trong công cuộc phát
triển nền kinh tế nước nhà. Chúng ta không chỉ trông chờ vào nguồn vốn đầu tư
nước ngoài mà quên đi một lượng vốn đáng kể ở ngay trong nước. Đầu tư tín
dụng trung, dài hạn còn có ý nghĩa là sử dụng được nguồn vốn tiết kiệm và tích
luỹ trong xã hội, giúp khai thác và tận dụng được nguồn vốn dư thừa trong xã
hội để mở rộng và phát triển quy mô sản xuất kinh doanh.
1.2.2.Một số nguyên tắc của tín dụng trung và dài hạn
1.2.2.1.Vốn vay phải đảm bảo có hiệu quả kinh tế và theo phương
hướng mục tiêu phát triển của Nhà nước

Trang

8


Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn đối với SMEs tại ACB Hội sở


 Đầu tư xây dựng cơ bản nói chung và tín dụng đầu tư nói riêng đều nhằm mục
đích tăng cường cơ sở vật chất của nền kinh tế xã hội, làm tăng năng lực sản
xuất của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, thúc đẩy lực lượng sản xuất
phát triển. Trong điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần
vận động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, hoạt động đầu tư
nói chung phải tuân theo quy luật thị trường. Nhưng hoạt động đầu tư của Nhà
nước và đầu tư qua tín dụng phải là đầu tư có định hướng để đảm bảo cho các
ngành, thành phần kinh tế, các vùng, các địa phương cùng có điều kiện phát
triển. Vì vậy có thể coi đây là nguyên tắc quan trọng của tín dụng đầu tư.
 Cùng với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thì vịêc thực hiện
nguyên tắc có hiệu quả trong tín dụng đầu tư có ý nghĩa to lớn không những
cho sự phát triển của nền kinh tế- xã hội nói chung mà cho cả những đối tượng
sử dụng vốn đầu tư và cả sự tồn tại, phát triển của Ngân hàng. Hiệu quả của đầu
tư nói chung và đầu tư tín dụng nói riêng phải được thể hiện trên 2 mặt: hiệu
quả kinh tế và lợi ích xã hội.
 Hiệu quả đầu tư không phải là nguyên tắc riêng biệt của các hoạt động tín
dụng Ngân hàng mà là nguyên tắc chung của nền kinh tế. Khi Ngân hàng cho
vay, tức là Ngân hàng đã tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp từ khâu thẩm định đến khâu thu nợ. Chính điều này đòi hỏi doanh
nghiệp sử dụng vốn vay của Ngân hàng sao cho có hiệu quả, không những trả
được nợ cho Ngân hàng mà còn phải kinh doanh có lãi cho bản thân doanh
nghiệp.

1.2.2.2. Vốn vay được sử dụng đúng mục đích
 Nguyên tắc này có tác dụng lớn trong tín dụng đầu tư. Tác dụng đó thể hiện
trên 2 mặt:
 Một là việc sử dụng tiền vay đúng mục đích là yêu cầu cơ bản để hoàn thành
kế hoạch xây dựng cơ bản của Nhà nước, của chủ thể đầu tư.
 Hai là sử dụng tiền vay đúng mục đích, phù hợp với khối lượng và chi phí

đầu tư theo luận chứng kinh tế kỹ thuật sẽ cho phép đảm bảo tiến độ thi công và
hoàn thành từng hạng mục công trình hay toàn bộ công trình, vừa là nhân tố để
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
 Cho vay đúng mục đích là việc cung cấp vốn phù hợp với nhiệm vụ kinh
doanh của khách hàng. Khi Ngân hàng cho khách hàng vay vốn, Ngân hàng
phải nắm rõ khách hàng vay để làm gì, tức là mỗi lần vay khách hàng phải làm

Trang

9


Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn đối với SMEs tại ACB Hội sở

đề nghị vay vốn. Trong đó, khách hàng phải nói rõ mục đích sử dụng vốn vay
cũng như hiệu quả của việc sử dụng vốn vay đó.
 Đối với doanh nghiệp, Ngân hàng cho vay để doanh nghiệp thực hiện các
chức năng và nhiệm vụ được Nhà nước cho phép, được đề cập trong quyết định
thành lập doanh nghiệp hay trong giấy phép kinh doanh. Việc cung cấp tín dụng
không đúng mục đích thường gặp nhiều rủi ro vì khách hàng sử dụng vốn vay
không thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình hoặc vi phạm các quy định của
pháp luật.
1.2.2.3.Hoàn trả nợ vay và lãi vay đúng hạn
 Trong tín dụng trung-dài hạn( tín dụng đầu tư), việc hoàn trả đúng hạn có ý
nghĩa lớn lao hơn so với tín dụng ngắn hạn( tín dụng tiêu dùng) bởi vì trong tín
dụng tiêu dùng tuy thực hiện nguyên tắc sử dụng tiền vay đúng mục đích nhưng
tính chất linh hoạt, uyển chuyển của nó cho phép thực hiện nguyên tắc hoàn trả
đúng hạn thuận lợi hơn nhiều nhờ sự luân chuyển nhanh chóng của vốn ngắn
hạn. Trong tín dụng đầu tư, việc thực hiện nguyên tắc hoàn trả đòi hỏi người sử
dụng vốn phải: sử dụng tiền vay vào đúng mục đích, đúng đối tượng đã xác

định; thực hiện tiến độ thi công để đảm bảo hoàn thành đúng thời hạn từng hạn
mục công trình và toàn bộ công trình để nhanh chóng đưa công trình vào sử
dụng; phải phát huy được hiệu quả của công trình vay vốn.
 Bất cứ chủ thể nào khi cho vay cũng đều có mối quan tâm về sự hoàn trả. Một
cá nhân gởi tiền ở Ngân hàng 1 thời gian họ có thể thu hồi được vốn và lãi. Một
Ngân hàng muốn kinh doanh có lãi thì mối quan tâm hàng đầu của họ là cho
vay thu hồi được nợ vì đại bộ phận vốn cho vay của Ngân hàng là vốn huy động
và Ngân hàng cần phải có thu nhập để bù đắp chi phí kinh doanh.
 Theo nguyên tắc này,Ngân hàng yêu cầu khách hàng phải có những cam kết
cho việc hoàn trả tiền vay và lãi vay đúng theo kỳ hạn đã được thoả thuận. Để
làm được điều đó, đối với mỗi khoản vay, Ngân hàng xác định định kỳ trả nợ.
Việc tính toán kỳ hạn nợ chính xác sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng thu hồi nợ
đúng hạn. Nếu xác định kỳ hạn nợ dài hơn so với thực tế cần thiết sẽ có khả
năng dẫn đến sử dụng vốn sai mục đích và gây trở ngại trong việc trả nợ.
Ngược lại, nếu xác định kỳ hạn nợ ngắn hơn so với thực tế cần thiết, khách
hàng cũng khó thực hiện được kế hoạch kinh doanh của mình. Ngoài ra, Ngân
hàng còn sử dụng một tỷ lệ phạt khá cao khi khách hàng vi phạm nguyên tắc
này.
1.2.2.4.Vốn vay phải có vật tư đảm bảo

Trang

10


Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn đối với SMEs tại ACB Hội sở

 Để hạn chế rủi ro, đảm bảo khả năng thanh toán, tín dụng trung-dài hạn phải
tôn trọng yêu cầu này. Với những khỏan vay được tín chấp, thế chấp hoặc bảo
lãnh, Ngân hàng sẽ hạn chế một cách tối đa khả năng rủi ro có thể xảy ra đồng

thời giúp cho doanh nghiệp có động lực để phát huy và sử dụng tốt nguồn vốn
được vay tạo điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh. Đây là một nguyên tắc
cơ bản của tín dụng trung-dài hạn.
 Khi cho vay vốn cần phải có vật tư đảm bảo bởi vì:
 Việc có vật tư làm đảm bảo sẽ làm cho sự vận động của tín dụng nói riêng
và vận động của Ngân hàng nói chung gắn liền với quá trình vận động của nền
kinh tế; đồng thời là cơ sở để đảm bảo tôn trọng quy luật lưu thông tiền tệ. Nếu
như vốn tín dụng đưa vào lưu thông không có vật tư, hàng hoá làm đảm bảo thì
sẽ có nguy cơ dẫn đến sự mất ổn định của tiền tệ và dễ dẫn đến sự lạm phát.
 Tôn trọng sự đảm bảo của tín dụng sẽ tạo điều kiện cho vốn tín dụng được
lưu chuyển bình thường, tức là đảm bảo tính hoàn trả. Vật tư làm đảm bảo này
phải tương ứng với số tiền xin vay. Mặt khác, tôn trọng nguyên tắc này sẽ giúp
cho Ngân hàng thực hiện việc phát mãi tài sản để thu hồi nợ trong trường hợp
khách hàng không hoàn trả nợ đúng hạn theo hợp đồng đã ký kết.
 Vật tư, hàng hoá dùng làm đảm bảo có thể là tài sản hữu hình hoặc vô hình
của khách hàng gồm có:
 Bất động sản.
 Hàng hoá và những chi phí trong quá trình sản xuất.
 Các chứng từ có giá: trái phiếu, cổ phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, sổ
tiết kiệm…
 Các loại tài sản khác theo quy định của pháp luật.
 Một số tài sản vô hình: quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với phần vốn
góp vào doanh nghiệp, quyền sử dụng đất…

Trang

11


Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn đối với SMEs tại ACB Hội sở


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG
VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN Á CHÂU( ACB HỘI SỞ )
2.1.NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU(ACB)- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH
VÀ PHÁT TRIỂN
2.1.1.Bối cảnh thành lập
Tháng 5/1990 với sự ra đời các Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước, Pháp
lệnh về Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính, đã tạo dựng một
khung pháp lý cho hoạt động Ngân hàng. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á
Châu(ACB) được thành lập theo giấy phép số 003/ NH-GP do Ngân hàng Nhà
nước cấp ngày 24/4/1993, Quyết định số 533/ QĐ-UB do UBND TP. HCM cấp
ngày 13/5/1993 và chính thức đi vào hoạt động kinh doanh ngày 4/6/1993.
2.1.1.1. Vốn điều lệ
Vốn điều lệ ban đầu của ACB là 20 tỷ đồng và số cổ đông 27 thành viên.
Đến năm 1994, ACB tăng vốn điều lệ lên 70 tỷ đồng. Năm 1998 tăng lên
341,428 tỷ đồng và số cổ đông từ 27 thành viên tăng hơn 780 thành viên.Đến
28/2/2003, Ngân hàng Nhà nước cho phép ACB tăng vốn điều lệ từ 341,428 tỷ
đồng lên 423,911 tỷ đồng VN.
2.1.1.2. Cổ đông
Hiện nay, ngoài các cổ đông trong nước, ACB có 3 cổ đông nước ngoài là:
 Connaught Investors Ltd (thuộc tập đoàn Jardin Matheson)
 LG Investment @ Securities Co. Ltd.
 Dragon Financial Holdings Ltd.

2.1.2.Quá trình hình thành và phát triển
Hơn 10 năm là một chặng đường phát triển nhanh và ổn định nhiều mặt của
ACB. Các chỉ số tài chính, tín dụng chính tăng trưởng từ 22 đến 38 lần.
 Tổng tiền gửi khách hàng năm 1994 là 215 tỷ đồng, cuối năm 2002 là 8.297 tỷ

đồng, gấp 38 lần. Tính tại thời điểm 31/12/2003 đạt 9.838 tỷ đồng, tăng 16,55%
so với cùng kỳ năm trước.

Trang

12


Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn đối với SMEs tại ACB Hội sở

 Tổng tài sản năm 1994 là 312 tỷ đồng, cuối năm 2002 là 9.364 tỷ đồng gấp 30
lần.
 Dư nợ cho vay năm 1994 là 7,4 tỷ đồng, cuối năm 2002 là 3.908 tỷ đồng, gấp
24 lần. Tại thời điểm 31/12/2003 đạt 5.437 tỷ đồng, tăng 38,6% so với cùng kỳ
năm 2002.
 Lợi nhuận trước thuế năm 1994 là 7,4 tỷ đồng, cuối năm 2002 là 164,7 tỷ
đồng, gấp 22 lần; năm 2003 đạt 185,5 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2002.
Nguồn:Bản tin Ngân hàng Á Châu- Số đặc biệt: kỷ niệm 10 năm thành lập&
Xuân Giáp Thân 2004.
2.1.2.1. Sản phẩm chính của ACB
 Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ
và vàng.
 Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn liên doanh): đồng Việt Nam,
ngoại tệ và vàng.
 Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện
dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân
thọ qua Ngân hàng (bancassurance), kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh vàng.
 Phát hành, thanh toán thẻ tín dụng quốc tế và nội địa, thẻ ghi nợ:
ACB là Ngân hàng thứ hai sau Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam phát hành
thẻ tín dụng quốc tế Visa, MasterCard và là một trong những Ngân hàng đầu

tiên phát hành thẻ tín dụng nội địa: ACB – Saigon Tourist, ACB – Phước Lộc
Thọ, ACB – Mai Linh, ACB – Saigon Coop và thẻ ghi nợ e-card, thẻ Visa
Electron. Tổng số lượng thẻ tín dụng từ năm 1996 – 2002 do ACB phát hành là
31.889 thẻ trong đó có 20.546 thẻ quốc tế và 11.343 thẻ nội địa. Doanh số giao
dịch chủ thẻ do ACB phát hành là 515.852 triệu đồng và doanh số giao dịch tại
đại lý ACB phát hành là 601.883 triệu đồng.
ACB cũng là Ngân hàng đầu tiên cung cấp các sản phẩm mới như: tiết kiệm
ngoại tệ có dự thưởng, dịch vụ trung gian thanh toán tiền hàng, tín dụng tiêu
dùng kim khí điện máy, xe gắn máy, xe ôtô, tín dụng sinh hoạt, dịch vụ bảo
hiểm nhân thọ tại Ngân hàng, dịch vụ cho vay du học trọn gói…Ngoài ra, ACB
còn cung cấp thêm một số tiện ích hiện đại khác như: thông tin tài khoản trên
mạng Internet, qua điện thoại, dịch vụ Home Banking, mobile banking.
2.1.2.2. Mạng lưới hoạt động
ACB đã không ngừng mở rộng mạng lưới hoạt động. Tính cho đến năm
2002, ngoài Hội sở chính tại 442 Nguyễn Thị Minh Khai – Quận 3 Tp. HCM,

Trang

13


Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn đối với SMEs tại ACB Hội sở

ACB đã có 21 chi nhánh từ Bắc đến Nam, sở giao dịch, phòng giao dịch cấp
công ty, trung tâm trực thuộc: công ty chứng khoán ACB, công ty địa ốc ACB,
trung tâm thẻ ACB, trung tâm chuyển tiền nhanh Western Union và hệ thống
các Kiosk Bank, trung tâm dịch vụ khách hàng ( Call Center).
Đến cuối năm 2002, ACB có quan hệ đại lý với 434 Ngân hàng tại 75 quốc
gia trên khắp thế giới. Hiện nay, ACB đã có 4 trung tâm giao dịch ACB –
Western Union và 788 điểm chi trả tại 61 tỉnh, thành phố và có hơn 3875 đại lý

chấp nhận thanh toán thẻ tín dụng trên cả nước.
2.1.2.3. Quy trình hoạt động và công nghệ được sử dụng
Giao dịch một cửa, đối với khách hàng giao dịch tài khoản và gửi tiết kiệm.
Lắp đặt hệ thống quản lý xếp hàng (QMS). ACB đưa vào sử dụng hệ thống
quản trị nghiệp vụ Ngân hàng bán lẻ TCBS (The Complete Banking Solution),
cho phép xử lý các dịch vụ tại bất kỳ chi nhánh nào theo thời gian thực hiện,
đem lại nhiều lợi ích cho bản thân ACB và nhiều tiện ích cho khách hàng.
2.1.2.4. Nhân sự
Năm 1993 số nhân viên là 27 và đến năm 2002 là 996 nhân viên (tăng gấp
37 lần),ACB chú trọng nguồn nhân lực kế thừa. Trung tâm đào tạo của ACB
thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo tại chỗ, trong và ngoài nước, các khóa
đào tạo cho nhân viên mới hội nhập vào gia đình ACB, các khóa huấn luyện
nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ…tìm kiếm, bồi dưỡng các cá nhân nổi bật, có tay
nghề cao và nhiệt huyết phấn đấu vì thương hiệu ACB, vì sự nghiệp phát triển
của Ngân hàng.
2.1.3. Các danh hiệu đạt được
 Năm 1997 tạp chí Euromoney Magazine bình chọn ACB là “Ngân hàng tốt
nhất Việt Nam”.
 Năm 1998 tờ báo The Asian Wall Street bình chọn “ACB nổi bật là Ngân
hàng mạnh tại Việt Nam”.
 Giải thưởng đại lý chuyển tiền tốt nhất trong khu vực “Regional Agent of the
Year” do tổ chức chuyển tiền nhanh quốc tế Western Union trao trong 2 năm
1997, 1998.
 Năm 1999 tạp chí Global Finance Magazine (USA) bình chọn ACB là Ngân
hàng tốt nhất Việt Nam.
 Năm 2001, tạp chí Asia Week xếp ACB làm một trong 500 Ngân hàng hàng
đầu châu Á.
 ACB là Ngân hàng Thương mại Cổ phần duy nhất được cơ quan định mức tín
nhiệm Fitch có đánh giá về hoạt động của mình. Trong các năm 2001, 2002 chỉ


Trang

14


Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn đối với SMEs tại ACB Hội sở

có ACB và 4 Ngân hàng thương mại quốc doanh có tên trong nhóm ngân hàng
tại Việt Nam hội đủ điều kiện để đánh giá xếp hạng.
 Tháng 12/2002, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu được hội đồng xét
duyệt quốc gia về giải thưởng CLVN bình chọn và trao tặng “ Giải thưởng chất
lượng Việt Nam năm 2002” và được Thủ tướng Chính phủ tặng thưởng bằng
khen về thành tích là đã nâng cao chất lượng hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn
định, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ trong nhiều năm qua.
 Tháng 12/2002, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu đạt chứng nhận hệ
thống quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 trong các lĩnh
vực: “ huy động vốn cho vay ngắn hạn, trung –dài hạn; thanh toán quốc tế và
cung ứng nguồn nhân lực” do tổ chức UKAS( Anh ), ANSI-RAB ( Mỹ ) cấp.
2.1.4. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu

Trang

15


Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn đối với SMEs tại ACB Hội sở

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU
Đại Hội Cổ Đông


Hội Đồng Quản Trị

Ban kiểm soát

Văn phòng
HĐQT

Ban Tổng Giám Đốc

ALCO

Ban kiểm soát nội bộ

Ban ISO 9001

Ban Đảm Bảo Chất Lượng

Tổng Giám Đốc

Phó Tổng Giám
Đốc

Khu vực
phía Bắc

Phó Tổng Giám
Đốc

Phó Tổng Giám
Đốc


Phòng vi tính

Trung tâm thẻ

Phó Tổng Giám
Đốc

Phó Tổng Giám
Đốc

Phòng giao
Dịch hội sở

Phó Tổng Giám
Đốc

Phòng tín dụng A

Phòng chứng
khoán đầu tư

Phòng tín dụng B
Phòng kế toán
Phòng hỗ trợ tín dụng

Phòng kinh
doanh tiền tệ

Chi nhánh

Hà Nội

P.Giao dịch
Cửa Nam

Chi nhánh
Hải Phòng

P.Giao dịch
Hòa Hưng

Phòng ngâm
quỹ

Văn phòng

Chi nhánh
Đà Nẵng

Chi nhánh
Daklak

P.Giao dịch
Kỳ Hòa

Phòng quản lý
chi nhánh

Chi nhánh
Chợ Lớn


P.Giao dịch
Phú Thọ

Trang

16

Chi nhánh
Sài Gòn

P.Giao dịch
Cộng Hòa

Chi nhánh
An Giang

P.Giao dịch
Lê Lợi

Phòng thanh toán
quốc tế

Chi nhánh
Cần Thơ

P.Giao dịch
Lê Văn Sỹ

Chi nhánh

Cà Mau

P.Giao dịch
Thủ Đức


Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn đối với SMEs tại ACB Hội sở

Cơ cấu tổ chức bộ phận tín dụng tại ACB Hội Sở:
Hội sở Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu có 3 phòng tín dụng:
 Phòng tín dụng A: phụ trách hồ sơ cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ (có
vốn chủ sở hữu nhỏ hơn 20 tỷ đồng).
 Phòng tín dụng B: phụ trách các doanh nghiệp lớn (có vốn chủ sở hữu 20 tỷ
đồng trở lên).
 Phòng hỗ trợ tín dụng: được thành lập nhằm hỗ trợ cho hoạt động tín dụng tại
Hội Sở, các chi nhánh, phòng giao dịch và trung tâm thẻ trong hệ thống của
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu. Phòng hỗ trợ tín dụng bao gồm:
 Tổ định giá tài sản.
 Tổ phân tích tín dụng.
 Tổ thông tin tín dụng.
 Tổ pháp lý chứng từ tín dụng.
Quyền quyết định cho vay thuộc về:
 Ban tín dụng Hội sở: đối với hồ sơ tín dụng có giá trị từ 1.5 tỷ đồng trở
xuống.
 Hội đồng tín dụng: đối với hồ sơ tín dụng có giá trị trên 1.5 tỷ đồng.
2.2.TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NHTMCP Á CHÂU
2.2.1. Báo cáo kết quả kinh doanh:

Bảng1: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2000 – 2001 – 2002
Đơn vị tính: triệu VNĐ

Năm
2000
2001
2002
BÁO CÁO THU NHẬP
Thu nhập TG và tiền cho vay
245.646
482.281
509.284
Chi phí TG và tiền vay
(135.595)
(320.042)
(277.942)

Trang

17


×