Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

BÁO CÁO Thẩm định, tái thẩm định công ty Cổ phần BI DESIGN.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.33 KB, 13 trang )

NGÂN HÀNG NN&PTNT TỪ LIÊM
PHÒNG GIAO DỊCH 01

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - tự do – hạnh phúc

Hà nội, ngày 23, tháng 11 , năm 2015

BÁO CÁO
Thẩm định, tái thẩm định

Căn cứ vào luật các tổ chức tín dụng.
Căn cứ vào quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng
theo quyết đính số 1627/QĐ – NHNN ngày 31/12/2011 của thống đốc ngân
hàng nhà nước.
Căn cứ theo quyết định số 72/QĐ – HĐQT – TD ngày 31/03/2002 của
chủ tịch hội đồng quản trị NH NN&PTNT VN ban hành quy định cho vay
đối với khách hàng trong hệ thống ngân hàng NN&PTNT VN.
Căn cứ đơn vay vốn và phương án kinh doanh của công ty Cổ phần
BI DESIGN.

I.

HỒ SƠ PHÁP LÝ

1. Giấy phép thành lập, kinh doanh, điều lệ của công ty.
- Tên khách hàng :BI DESIGN
- Tên giao dịch : BI DESIGN Joint Stock Company
- Tên viết tắt : BI DESIGN.,JSC
- Địa chỉ trụ sở : Số 74 Phạm Văn Đồng, Phường Cổ Nhuế 2, Quận Bắc Từ
Liêm, Hà Nội.


- Điện thoại : 0462524422
- Người đại diện doanh nghiệp: Bà Bùi Thị Thúy Hằng - Chức vụ: Giám đốc
- Tài khoản tiền gửi:
- Đăng ký kinh doanh: Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 4202061193 do Sở
kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 10/7/2012
- Mã số thuế: 0105939929
Điều lệ hoạt động của Công ty được thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2012
1


2. Ngành nghề kinh doanh
- Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn ghế và đồ nội thất tương tự, đèn và
bộ đèn điện, đồ dung gia đình khác.
- Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại
- Sửa chữa giường, tủ, bàn ghế và đồ nội thất.
- Dịch vụ liên quan đến in
- Bán lẻ máy tính thiết bị ngoại vi, phần mềm và thiết bị viễn thông
- Bán buôn đồ dung khác cho gia đình.
- Bán buôn máy tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm.
- Hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đến máy
tính.
3. Vốn góp của công ty
- Vốn điều lệ: 4.700.000.000 đồng
4. Ban lãnh đạo công ty
Công ty là công ty Cổ Phần do bà Bùi Thị Thúy Hằng là giám đốc.
• Lý lịch trích ngang người đại diện theo pháp luật của công ty:
- Chức danh: Giám đốc, người đại diện theo pháp luật.
- Bà Bùi Thị Thúy Hằng
- Sinh ngày 18/05/1973
- Dân tộc: kinh

- Quốc tịch : Việt Nam
- Chứng minh nhân dân số: 011758369 do CA TP Hà Nội cấp ngày
25/09/1992.
Hộ khẩu thường trú: Số 231 Phạm Văn Đồng, Phường Cổ Nhuế 2, Quận Bắc
Từ Liêm, Hà Nội.
Năng lực: Kỹ năng quản lý tốt, có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh đồ
nội thất và công nghệ thông tin.

II.

Khả năng tài chính

Bảng cân đối kế toán
ĐV: Đồng
2


STT TÀI SẢN

Năm 2013

Năm 2014

Số tiền
A
1
2.
3
4
B

1
2

TÀI SẢN
NGẮN HẠN
Tiền và các
khoản tương
đương tiền
Khoản phải thu
NH
Hàng tồn kho
Tài sản ngắn
hạn khác
TÀI SẢN DÀI
HẠN
Khoản phải thu
dài hạn
Tài sản cố định

3

Bất động sản
đầu tư
4
Đầu tư tài chính
dài hạn
5
Tài sản dài hạn
khác
TỔNG TÀI SẢN

A NỢ PHẢI TRẢ
1
Nợ ngắn hạn

Tỉ
Số tiền
Tỉ trọng
trọng
(%)
(%)
10.770.069.757
61,40
10.099.351.570
56,11
460.478.783

2,63

617.390.518

3,43

1.323.356.349

7,54

1.568.606.085

8,71


8.142.673.890

46,42

6.179.329.474

34,33

843.560.675

4,80

1.734.025.488

9,63

6.769.486.460

38,60

7.899.687.516

43,89

1.670.329

0,01

1.587.500


0,009

6.767.816.131

38,59

7.898.100.016

43,88

-

-

-

-

-

-

17.539.556.210
8.155.634.953
7.675.376.935

100
46,50
43,76


17.999.039.081
8.292.076.768
7.901.677.768

100
46,07
43,90

480.258.018

2,74

390.399.000

2,17

2

Nợ dài hạn

B

VỐN CHỦ SỞ
HỮU
Vốn chủ sở hữu

9.383.921.257

53,50


9.706.926.313

53,93

9.383.921.257

53,50

9.706.962.313

53,93

TỔNG NGUỒN VỐN

17.539.556.210
3

100

17.999.039.081

100


Qua bảng trên ta thấy, tài sản ngắn hạn năm 2013 so với năm 2014 có giảm
nhưng không đáng kể.
Trong đó, “ Hàng tồn kho” chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu tổng nguồn
vốn nhưng có xu hướng giảm.Điều này cho thấy dự trữ của công ty đang giảm là
dấu hiệu tốt của công ty trong thời buổi kinh tế hiện nay.
Trong tài sản dài hạn thì tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn nhất, nguyên nhân

có thể là do mua thêm máy móc thiết bị mới cho sản xuất, sửa chữa bảo dưỡng,
nâng cấp máy móc thiết bị.Về lâu dài sự thay đổi cơ cấu tài sản sẽ ảnh hưởng tích
cực đến khả năng sinh lời trong tương lai của công ty.
Khoản phải thu dài hạn cho thấy dấu hiệu khá tốt của công ty, đây là khoản bị
chiếm dụng. Công ty cần tiếp tục sử dụng những biện pháp và tìm hiểu học tập các
quản lý của Công ty cổ phần khác để tỷ trọng Khoản phải thu là hợp lý nhất.
Trong cơ cấu nguồn vốn thì nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất, và tăng
nhẹ.Như vậy, Công ty đang có mức nợ phải trả tương đối thấp.
1. Hệ số thanh toán ngắn hạn
= Tổng tài sản ngắn hạn/nợ ngắn hạn
10.770.069.757 = 1.41
Năm 2013 =
7.675.376.935
Năm 2014 =

10.099.351.565 = 1.28
7.901.677.768

Tỷ số này được dung để
đánh giá khả năng thanh

toán chung của công ty.
Tỷ số khả năng thanh toán chung: ta thấy các chỉ số về khả năng thanh toán chung
của Công ty qua 2 năm, từ năm 2013 đến năm 2014. Tỷ số khả năng thanh toán
chung cho biết 1 đồng nợ phải trả được tài trợ bởi bao nhiêu đồng TSNH. Qua 2
năm, tỷ số này đều lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công
ty là tương đối tốt. Tỷ số này từ 1,41 (năm 2013) giảm xuống còn 1,28 (năm 2014)
chứng tỏ khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty ngày càng tốt hơn.
2. Hệ số thanh toán nhanh
= (TS ngắn hạn – Hàng tồn kho)/ Nợ ngắn hạn

Năm 2013 =

2.627.395.860 = 0.34
7.675.376.935
4


Năm 2014

=

3.920.022.086
7.901.677.768

=

0.5

Chỉ tiêu này
phản
ánh

khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp .
Tỷ số khả năng thanh toán nhanh qua 2 năm đều nhỏ hơn 1.Nhưng xét trên phương
diện thực tế, các khoản nợ thường không đến hạn cùng một lúc nên Công ty vẫn
đảm bảo khả năng thanh toán.Qua đây ta có thể nhận thấy rằng Công ty đang dự trữ
khá nhiều hàng tồn kho nên hiệu quả khả năng thanh toán nhanh chưa thực sự tốt.
3. Hệ số thanh toán tức thời
= Tiền và các khoản tương đương tiền/nợ ngắn hạn
Năm 2013


=

Năm 2014

=

460.478.783
7.675.376.935
617.390.518
7.901.677.768

=

0.078

NX : Năm 2013, hệ số thanh toán tức thời là 0.06 < năm 2014 là 0.078. Điều này
cho thấy công ty có khả năng thanh toán năm 2013 cao hơn so với năm 2014. Tuy
nhiên so với trung bình ngành thì hệ số này còn thấp, nghĩa là 1 đồng nợ ngắn hạn
khi công ty bị yêu cầu thanh toán tức thời thì chỉ thanh toán được 0.078 đồng.
4. Hệ số cơ cấu vốn
=Tổng nợ/Tổng nguồn vốn
Năm 2013 =
Năm 2014

8.155.634.953 = 0.465
17.539.556.210
8.292.076.768
17.999.039.081


= 0.461

NX : Hệ số này cho thấy cơ cấu nguồn vốn của công ty. Năm 2013 > 2014 là do
tổng nguồn vốn năm 2013 cao hơn so với năm 2014. So sánh với trung bình ngành
5


thì hệ số cơ cấu vốn của công ty còn thấp hơn so với trung bình ngành. Điều này là
tôt vì rủi ro tài chính của công ty thấp.
5. Tỷ suất tự tài trợ
= Nguồn vốn CSH/Tổng nguồn vốn
9.383.921.257 = 0.54
17.539.556.210

Năm 2013 =
Năm 2014

=

9.706.962.313 = 0.54
17.999.039.081

Tỷ suất tự tài trợ xác định khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc
lập về tài chính của doanh nghiệp.
Tỷ số tự tài trợ nằm trong khoảng từ 1,2 đến 1,4. Tỷ số này càng lớn thì mức độ
rủi ro về tài chính càng nhỏ. Qua 2 năm, tỷ số này luôn lớn hơn 0,5 là dấu hiệu tốt về
tình hình tài chính.
Để đáp ứng nhu cầu về vốn trong kinh doanh, ngoài vốn tự có, Công ty đã phải
huy động nguồn vốn tài trợ từ ngân hàng NN & PTNT Từ Liêm và vay ngoài của
các cá nhân, mặt khác các đối tác cũng cho công ty được mua hàng trả chậm nên

làm tang các khoản nợ ngắn hạn nhưng cũng thể hiện được sự tín nhiệm của các
đối tác cung cấp hàng hóa. Qua đó cũng thể hiện công ty đã chiếm dụng được vốn
của các đối tác để phục vụ cho hoạt động kinh doanh, tuy nhiên thời gian thanh
toán công nợ phải trả ngắn cho nên để ổn định trong kinh doanh thì nhu cầu tài trợ
vốn từ phía ngân hàng là khả thi.
• Đánh giá về khả năng tài chính
“ Hàng tồn kho” chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu tổng nguồn vốn nhưng
có xu hướng giảm từ 46,42% năm 2013 xuống 34,33% năm 2014, tương ứng giảm
12,09%. Điều này cho thấy dự trữ của công ty đang giảm là dấu hiệu tốt của công
ty trong thời buổi kinh tế hiện nay. “Khoản phải thu ngắn hạn” tăng 7,54% lên
8,71%, như vậy là khá hợp lí, công ty nên tiếp tục sử dụng những biện pháp hiện
nay để tỷ trọng khoản phải thu trong cơ cấu vốn lưu động là hợp lí nhất.
Trong tài sản dài hạn thì tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn nhất và tăng từ
38,59% lên 43,88%, nguyên nhân có thể là do mua thêm máy móc thiết bị mới cho
sản xuất, sửa chữa bảo dưỡng, nâng cấp máy móc thiết bị. Về lâu dài sự thay đổi cơ
cấu tài sản sẽ ảnh hưởng tích cực đến khả năng sinh lời trong tương lai của công ty.
6


Khoản phải thu dài hạn giảm từ 0,01% xuống 0,009% cho thấy dấu hiệu khá tốt
của công ty, đây là khoản bị chiếm dụng. Công ty cần tiếp tục sử dụng những biện
pháp và tìm hiểu học tập các quản lý của Công ty cổ phần khác để tỷ trọng Khoản
phải thu là hợp lý nhất.
Trong cơ cấu nguồn vốn thì nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất, và tăng
nhẹ từ 43,76% lên 43,9%, nợ dài hạn cũng giảm nhẹ từ 2,74% xuống 2,17%. Như
vậy, Công ty đang có mức nợ phải trả tương đối thấp.Từ năm 2013 đến năm 2014,
tỷ trọng về nợ phải trả của Công ty đang có xu hướng tăng.Với tỷ trọng dưới 50%,
đòn bảy tài chính của Công ty hoạt động còn tương đối kém hiệu quả, dẫn đến việc
không khuếch đại được toàn bộ lợi nhuận của Công ty. Do đó, cần có biện pháp
nhằm nâng cao tỷ trọng nợ phải trả lên ở mức 60-70% trong cơ cấu Nguồn vốn.

Cơ cấu Vốn chủ sở hữu của công ty chiếm 53,5% trong tổng cơ cấu Nguồn
vốn trong năm 2013 và năm 2014 tăng lên 53,93%. Ta nhận thấy rằng với tỷ trọng
như vậy, miếng đệm của vốn chủ sở hữu giúp tình hình tài chính ổn định trước
những cú sốc của thị trường, vì lẽ đó nên những nhà đầu tư có thể hoàn toàn yên
tâm khi đầu tư vào công ty. Bên cạnh đó, vì tỷ trọng vốn chủ sở hữu cao nên khả
năng chiếm dụng vốn của nền kinh tế còn thấp.Các nhà phân tích tài chính cần đưa
ra những biện pháp nhằm làm giảm tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong cơ cấu nguồn
vốn của công ty.

III.

Kết quả kinh doanh

Chỉ tiêu
Tài sản ngắn hạn (1)
Hàng tồn kho (2)
Nợ ngắn hạn (3)
Tài sản dài hạn (4)

Năm 2013
Năm 2014
10.770.069.757 10.099.351.565
8.142.673.890 6.179.329.474
7.675.376.935 7.901.677.768
6.769.486.460
7.899.68
7.516
17.539.556.210
17.999.0
39.081

9.383.921.257
9.706.96
2.313
8.155.634.953 8.292.076.768
17.539.556.210 17.999.039.081
46.272.733.839 55.337.397.503

Tổng tài sản (5)
Vốn chủ sở hữu (6)
Nợ phải trả (7)
Tổng nguồn vốn (8)
Doanh thu thuần (9)

46.272.733.839
7


Vốn ngắn hạn bình quân (10)

10.525.426.270 10.434.710.661

Tổng tài sản bình quân (11)
Giá vốn hàng bán (12)
Hàng tồn kho bình quân (13)
Số dư các khoản phải thu (14)
Doanh thu bình quân 1 ngày trong kì (15)
Lợi nhuận sau thuế (16)
Hệ số khả năng thanh toán chung = (1)/(3)
Hệ số khả năng thanh toán nhanh = {(1)(2)}/(3)
Tỷ số cơ cấu TSNH = (1)/(5)

Tỷ số cơ cấu TSCĐ = (4)/(5)
Hệ số vốn chủ sở hữu = (6)/(8)
Hệ số nợ = (7)/(8)
Số vòng luân chuyển vốn ngắn hạn = (9)/
(10)
Vòng quay tổng tài sản = (9)/(11)
Vòng quay hàng tồn kho = (12)/(13)
Kì thu tiền bình quân = (14)/(15)
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ROS =
(16)/(19)
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu-ROE
= (16)/(6)
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ROA =
(16)/(5)

17.284.224.551 17.769.297.646
41.788.273.339 48.957.567.193
7.284.791.672 7.161.001.682
1.323.356.349 1.568.606.085
128.535.371
153.714.993
325.838.992 1.098.510.632
1,41
1,28
0,34
0,50
0,61
0,39
0,54
0,87

4,40

0,56
0,44
0,54
0,85
5,31

2,68
5,74
10,30
0,70

3,11
6,84
10,21
2,00

3,47

11,32

1,86

6,10

• Phân tích khả năng thanh toán.
- Tỷ số khả năng thanh toán chung: ta thấy các chỉ số về khả năng thanh toán
chung của Công ty qua 2 năm, từ năm 2013 đến năm 2014. Tỷ số khả năng thanh
toán chung cho biết 1 đồng nợ phải trả được tài trợ bởi bao nhiêu đồng TSNH. Qua

2 năm, tỷ số này đều lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công
ty là tương đối tốt. Tỷ số này từ 1,41 (năm 2013) giảm xuống còn 1,28 (năm 2014)
chứng tỏ khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty ngày càng tốt hơn.
- Tỷ số khả năng thanh toán nhanh qua 2 năm đều nhỏ hơn 1. Nhưng xét trên
phương diện thực tế, các khoản nợ thường không đến hạn cùng một lúc nên Công
ty vẫn đảm bảo khả năng thanh toán.Qua đây ta có thể nhận thấy rằng Công ty đang
dự trữ khá nhiều hàng tồn kho nên hiệu quả khả năng thanh toán nhanh chưa thực
sự tốt.
8


• Phân tích cơ cấu tài chính.
- Qua bảng phân tích các chỉ số tài chính 2 năm của Công ty, ta thấy Tỷ số cơ cấu
TSCĐ < Hệ số vốn chủ sở hữu. Điều đó cho thấy tình hình tài chính của công ty là
chưa thực sự bền vững.
- Tỷ số tự tài trợ nằm trong khoảng từ 1,2 đến 1,4. Tỷ số này càng lớn thì mức độ
rủi ro về tài chính càng nhỏ. Qua 2 năm, tỷ số này luôn lớn hơn 0,5 là dấu hiệu tốt
về tình hình tài chính.
• Phân tích khả năng hoạt động.
- Tỷ số vòng quay tài sản ngắn hạn, tỷ số vòng quay tổng tài sản và vòng quay
HTK qua 2 năm thấp nhất là 2,68 và cao nhất là 6,84. Cho thấy khả năng luân
chuyển tài sản hay khả năng hoạt động của doanh nghiệp tương đối cao.
- Doanh nghiệp có thời gian thu tiền bán hàng cao nên doanh nghiệp bị chiếm
dụng vốn.
• Phân tích khả năng sinh lời.
- Các tỷ số về khả năng sinh lời có sự chênh lệch qua hai năm và chênh lệch giữa
các tỷ số. Thấp nhất là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu vào năm 2013 là 0,7%. Cao
nhất là tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là 11,32% năm 2014.
- Tỷ số khả năng sinh lời của tổng tài sản là quan trọng nhất đối với doanh nghiệp.
Năm 2014, khả năng sinh lời của tổng tài sản là 6,10%.

- Tỷ số khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu là quan trọng nhất. Năm 2014, khả
năng sinh lời của vốn chủ là 11,32% và năm 2013 với 3,47%.
• Nhận xét chung:
- Qua việc đánh giá các chỉ số tình hình tài chính của Công ty, ta thấy hiện nay
Công ty cổ phần BI DESIGN hoạt động sản xuất kinh doanh chưa thực sự tốt, vẫn
còn những vấn đề cần khắc phục về chiến lược kinh doanh, khả năng luân chuyển
và sử dụng vốn…
IV.

Phương án vay vốn
1. Mục đích vay vốn
Thanh toán tiền mua máy tính, phần mềm, thiết bị viễn thông nhập
khẩu từ Nhật Bản ngày 10/09/2015.
2. Tình hình tài chính của phương án
- Tổng nhu cầu vốn : 2.500.000.000 đồng
- Vốn tự có tham gia : 500.000.000 đồng
- Vốn huy động khác : 200.000.000 đồng
- Nhu cầu vốn vay ngân hàng : 1.800.000.000 đồng
Bằng chữ : một tỷ, tám trăm triệu đồng.
- Thời hạn vay : 06 tháng.
9


3. Hiệu quả kinh tế của phương án
a. Tổng chi phí tạm tính
STT
1
2
3
4

5

Chi phí
Mua máy tính, phần mềm
Chi phí lãi vay ngân hàng 6 tháng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí thuế dự tính
Chi phí phát sinh khác
Tổng chi phí

Thành tiền
2.400.000.000
86.400.000
14.000.000
10.600.000
14.000.000
2.525.000.000

b. Tổng doanh thu tạm tính: 2.850.000.000
c. Lợi nhuận dự kiến:
= Doanh htu tạm tính - Chi phí tạm tính
= 2.850.000.000 – 2.525.000.000 = 325.000.000 đồng
4. Đánh giá về khả năng trả nợ của công ty
Hiện nay, hợp đồng đầu ra là những hợp đồng nguyên tắc của công ty
và các cửa hàng, các đại lý, khách và siêu thị theo điều khoản thanh
toán của các hợp đồng đảm bảo khả năng thu hồi nợ và có khả nag trả
nợ ngân hàng
5. Khả năng thực hiện phương án
Mua máy tính, phần mềm, thiết bị viễn thông thế hệ mới của Nhật bản
sẽ dễ bán hơn, hấp dẫn người tiêu dùng hơn.

Ngoài ra máy tính, phần mềm, thiết bị viễn thông thế hệ mới sẽ nâng
cao mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm.
• Về trình độ, năng lực quản lý
Lãnh đạo công ty có kinh nghiệm, trình độ, năng lực quản lý và đội ngũ
nhân viên có trình độ, năng lực trong quá trình kinh doanh, mở rộng thị
trường tiêu thụ sản phẩm…
Nhận xét: Năng lực quản lý và trình độ của cán bộ lãnh đạo và công
nhân viên công ty tốt, phù hợp nới đặc thù kinh doanh của công ty.
V.

Bảo đảm tiền vay
Cho vay có tài sản đảm bảo : Tài sản đảm bảo tiền vay là giá trị quyền sử
dụng đất theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 06 do UBND thành
phố Hà Nội cấp ngày 25/12/2001, nơi có tài sản đảm bảo tiền vay là
10


Phường Cổ Nhuế, Quận Từ Liêm, TP Hà Nội. Trị giá 4.000.000.000
đồng để đảm bảo cho khoản vay 1.800.000.000 đồng của công ty cổ phần
BI DESIGN.
VI.

Nhận xét và kiến nghị của cán bộ thẩm định
1. Nhận xét
- Công ty Cổ phần BI DESIGN có tư cách pháp nhân đầy đủ, có khả
năng tài chính ổn định, bảo đảm trả nợ trong thời hạn cam kết và có
trình độ năng lực và kinh nghiệm kinh doanh sản phẩm điện tử, viễn
thông, đồ gia dụng…
- Hiện nay, Công ty đang quan hệ tín dụng cũng như tài khoản tiền
gửi với phòng giao dịch số 01 – Ngân hàng nông nghiệp Từ Liêm ,

Hà Nội.
- Công ty đã từng quan hệ tín dụng với ngân hàng, đã chấp hành đầy
đủ mọi quy định của ngân hàng và trong quan hệ tín dụng đã trả nợ
gốc lãi đúng hạn không để xảy ra nợ quá hạn, Công ty cổ phần BI
DESIGN là một khách hàng có uy tín với ngân hàng.
2. Kiến nghị
- Đề nghị cho vay ngắn hạn đối với công ty cổ phần BI DESIGN để
thanh toán tiền tiền mua máy tính, phần mềm, thiết bị viễn thông nhập
khẩu từ Nhật Bản ngày 10/09/2015.
Lý do : phương án kinh doanh khả thi và có khả năng trả nợ Ngân
hàng.
- Phương thức cho vay : từng lần.
- Số tiền cho vay : 1.800.000.000 đồng.
- Thời hạn cho vay : 06 tháng.
- Lãi suất : 12.5%/năm
- Phương thức trả gốc một lần.
- Phương thức trả lãi : trả lãi hàng tháng vào ngày mùng 10 theo
phương pháp tích số.
CÁN BỘ TÍN DỤNG

Lê Thị Hà Trang

11


Ý kiến của phó giám đốc phòng giao dịch
Đồng ý và đề nghị cho vay ngắn hạn đối với công ty cổ phần BI DESIGN để thanh
toán tiền tiền mua máy tính, phần mềm, thiết bị viễn thông nhập khẩu từ Nhật Bản
ngày 10/09/2015.
Lý do : phương án kinh doanh khả thi và có khả năng trả nợ Ngân hàng.

- Phương thức cho vay : từng lần.
- Số tiền cho vay : 1.800.000.000 đồng.
- Thời hạn cho vay : 06 tháng.
- Lãi suất : 12.5%/năm
- Phương thức trả gốc một lần.
- Phương thức trả lãi : trả lãi hàng tháng vào ngày mùng 10 theo phương pháp tích
số.
CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NN&PTNT TỪ LIÊM
PHÒNG GIAO DỊCH SỐ 01
PHÓ GIÁM ĐỐC

Hà Minh Đức
PHÊ DUYỆT CỦA GIÁM ĐỐC PHÒNG GIAO DỊCH SỐ 01 – NH NN&PT
NT TỪ LIÊM

Duyệt cho vay
- Phương thức cho vay : từng lần.
- Số tiền cho vay : 1.800.000.000 đồng.
- Thời hạn cho vay : 06 tháng.
- Lãi suất : 12.5%/năm
- Phương thức trả gốc một lần.
12


- Phương thức trả lãi : trả lãi hàng tháng vào ngày mùng 10 theo phương pháp
tích số.
CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NN&PTNT TỪ LIÊM
PHÒNG GIAO DỊCH SỐ 01
GIÁM ĐỐC


13



×