Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

TIỂU LUẬN: Giáo dục thể chất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.85 KB, 14 trang )

Câu 1: Lịch sử hình thành và phát triển của bộ môn nhảy cao. Định nghĩa nhày cao là
gì? Các giai đoạn của nhày cao? Giai đoạn nào là quan trọng nhất? Vì sao? Ki lục nhảy
cao của thế giới và Việt Nam hiện nay.
Câu 2: Lịch sử hình thành và phát triển của bộ môn bóng chuyền. Đặc điểm, vai trò và
nhiệm vụ của vận động viên libero trong bóng chuyền hiện đại? Đường giới hạn tấn
công là gì? Ý nghĩa của nó.
Câu 3: Vòng loại trực tiếp cho giải đấu 23 đội. Tính số trận phải thi đấu để tìm ra đội vô
địch.
Câu 4: Xếp lịch thi đấu hỗn hợp cho một giải đấu có 20 đội . Tính số trận thi đấu để tìm
ra đội vô địch, về nhì và về ba

I.

Bộ môn nhảy cao

1. Lịch sử hình thành và phát triển bộ môn nhảy cao

Năm 1886 lần đầu tiên môn nhảy cao được tổ chức thi đấu tại Anh.
Năm 1983 môn nhảy cao phát triển mạnh và lan rộng ra khắp các nước trên thế giới.
Năm 1986 Đại hội Olympic hiện đại đầu tiên tổ chức tại Hy Lạp. Nhảy cao là một trong
những môn thi đấu chính tại Đại hội. Kỷ lục Olympic đầu tiên của môn nhảy cao là vận động
viên E Clac với thành tích 1m81 bằng kỹ thuật bước qua.
Kỷ lục nhảy cao đầu tiên của Thế giới được công nhận vào tháng 5/1912 với thành tích
2m của vận động viên O Rin ( Mỹ) bằng kiểu nhảy nằm nghiêng.
7/1957 vận động viên Ste-Pa-Nốp ( Liên Xô cũ) qua xà 2m16 và cho ra đời kỹ thuật mới
nhảy úp bụng. Thời đó người ta gọi là kiểu Ste-Pa-Nốp.
1968 Đại hội Olympic lần thứ 19 tại Mehico vận động viên Plot( Mỹ) cho ra đời kỹ thuật
mới kỹ thuật nhảy lưng qua xà được phát triển mạnh và chiếm ưu thế hơn so với các kỹ thuật
trước đó và được hầu hết các vận động viên áp dụng để thi đấu.
2. Định nghĩa : Nhảy cao là gì ?


Nhảy cao là một nội dung trong môn điền kinh có lịch sử lâu đời và được phát triển rất
rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nhảy cao là môn thể thao sử dụng chủ yếu năng lực
1


bản thân thông qua một số hình thức. Trong nội dung này vận động viên cần phải nhảy qua
một thanh xà ngang ở một độ cao nhất định mà không có sự hỗ trợ của bất kì dụng cụ nào.
Nội dung này được đưa vào thi đấu tại các kỳ thế vận hội từ thời Hy Lạp cổ đại.
3. Các giai đoạn. Giai đoạn nào quan trọng nhất ? Vì sao ?

Kỹ thuật nhảy cao là một quá trình liên tục được chia làm 4 giai đoạn:
 Chạy đà



Chạy đà từ 7 đến 11 bước. Chạy đà theo đường xiên góc từ 25-40 độ cùng bên phía
chân giậm nhảy. Tốc độ tăng dần, tuy tốc độ không cần đạt tới mức tối đa ở cuối đà. Ở
vận động viên ưu tú tốc độ chỉ đạt tới 7.5 m/s (nam) và 6.3 m/s (nữ).



Bước nhảy phải có tính đàn tính những bước cuối hơi dài hơn trọng tâm hạ thấp để
chuẩn bị giậm nhảy.

( Hình ảnh minh họa)
 Giậm nhảy


Chân giậm đặt bằng gót, gối chân giậm hơi co tạo góc khoảng 130 độ rồi thực hiện
động tác nhờ duỗi thẳng các gót cổ chân, gối và hông để đưa trọng tâm cơ thể lên

cao về trước( lúc này chân giậm từ gót đã lăn sang mũi chân). Ngay sao khi chân
giậm chạm đất, chân lăn nhanh chóng đá lên cao, cẳng chân trước lên cao, hai
khuỷu tay bằng vai thì dừng đột xuất để kéo trọng tâm cơ thể lên cao.



Lực giậm nhảy trong nhảy cao có thể đạt đến 650 kg, thời gian giậm nhảy kéo dài
0.18 – 0.22 giây.



Tốc độ ban đầu của cơ thể theo phương thẳng đứng 4.1 m/s. Góc tay của cơ thể
dao động trong khoảng 60 – 70 độ

2


 Bay trên không


Khi mũi chân giậm rời khỏi mặt đất thì bắt đầu giai đoạn bay lên không, khi

trọng tâm lên cao nhấc mũi chân lăng xoay vào xà, ngực cũng xoay vào xà tạo cho
thân người tư thế nằm trên xà.


Nhảy cao có hai kiểu kĩ thuật qua xà:
+ Kĩ thuật qua xà kiểu “bằng”:
Khi trọng tâm đã lên cao hơn xà thì thân nằm dọc theo xà; tay bên chân lăn đẻ dọc


theo chân, tay bên chân giậm co tự nhiên; chân giậm co lại ở gối và bàn chân thu lên gần gối
chân lăn. Khi qua xà tay bên chân lăn thả xuống dưới, vai bên chân lăn chủ động ép xuống
xoay quanh xà ngang.
Chân lăng duỗi tương đối thẳng mũi chân ép xuống. Bộ phận qua xà cuối cùng là chân
giậm; chân giậm qua xà cần thực hiện được động tác mở hông, duỗi thẳng chân giậm qua xà.
+ Kĩ thuật qua xà kiểu “lặn”:
Khi thân đã cao hơn xà thì vai cùng với tay bên chân lăn chủ động chúi xuống dưới kia bên
xà. Khi chân lăn cao hơn xà cũng lập tức xoay mũi chân xuống dưới và tích cực chủ động hạ
xuống nệm nhờ chân lăn xoay, lặn thân trên xuống dưới mà chân giậm được nâng lên cao và
qua xà thuận lợi hơn.
 Rơi xuống đất
Tùy kĩ thuật qua xà mà áp dụng kĩ thuật rơi khác nhau. Với kiểu “bằng” bàn tay bên chân lăn
và chân lăn chạm nệm trước và hơi

dùng sức để hãm xung giúp

cho lườn và hông bên
chân lăn chạm nệm.
(Hình

ảnh

minh họa)

 Trong nhảy cao
kiểu úp bụng giai đoạn quan trọng nhất là chạy đà và giậm nhảy. Vì giai đoạn chạy

3



đà tạo ra lực nằm ngang phối hợp với lực do giậm nhảy sẽ quyết định thành tích, giai
đoạn giậm nhảy tạo lực bật người lên cao và xa.
o Trong đó:

S : là độ xa

Ho+Vo2+sin2α


S=

Vo: là tốc độ bay ban đầu

-------------------

α : Là góc bay

2g

G : Là gia tốc rơi tự do
Ho: độ cao của xà



Từ công thức trên ta thấy Ho (độ cao của xà) và g (gia tốc tự do) là những hằng số
nhất định nên không thể làm thay đổi thành tích nhảy cao của VĐV. Thành tích
nhảy xa (S) về độ bay phụ thuộc nhiều vào tốc độ đà tối đa có được trước lúc giậm
nhảy và lực giậm nhảy. Vì vậy trong nhảy cao kiểu úp bụng giai đoạn quan trọng
nhất là chạy đà và giậm nhảy. Muốn tăng thành tích nhảy cao, VĐV phải tăng góc
bay (góc tuyệt nhất là 90o nhưng rất khó đạt đươc như vậy) và tăng tốc độ chạy đà

( có khả thi hơn; hiện nay thành tích chạy đà tốt nhất của nam là 8,3 m/s và nữ là
6,8 m/s)



Giai đoạn chạy đà và giậm nhảy quan trọng nhất, vì : giai đoạn này quyết định
thành tích. Giậm nhảy tốt thì mới có giai đoạn trên không tốt quyết định thành tích
của vận động viên.

4. Kỷ lục nhảy cao hiện nay của Thế giới và Việt Nam

KỶ LỤC NHẢY CAO CỦA NGƯỜI VIỆT NAM

Vận động viên nhảy cao Bùi Thị Nhung
Sơ lược thành tích:

4




Bùi Thị Nhung (sinh năm 1983 tại Hải Phòng) là nữ vận động viên xuất sắc nhất
của nhảy cao Việt Nam cho đến nay. Chị còn được giới truyền thông báo chí nước nhà
gọi là Nữ hoàng của nhảy cao Việt Nam.



Năm 2001, ngay trong lần trình làng ở Giải điền kinh quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh
mở rộng, Bùi Thị Nhung đã vượt qua mức xà 1m83 để xô đổ kỷ lục 1m82 của VĐV
Vũ Mỹ Mạnh (người đang là huấn luyện viên của Nhung ở thời điểm đó) lập được ở

SEA Games lần thứ 17.



Tháng 9/2003, Bùi Thị Nhung trở thành vận động viên đầu tiên đoạt được HCV châu
Á cho điền kinh Việt Nam ở môn nhảy cao với thành tích 1m88. Tuy nhiên tại SEA
Gameslần thứ 22 ở Việt Nam cuối năm 2003, Bùi Thị Nhung đã không đạt được thành
tích như mong muốn khi chị bỏ lỡ cơ hội giành HCV ngay trên sân nhà khi chỉ xếp thứ
2 chung cuộc.



Tháng 5/2005, tại giải điền kinh Thái Lan mở rộng, Bùi Thị Nhung đã đứng thứ nhất
và giành HCV với thành tích đầy ấn tượng là 1m94.



Tháng 12/2005, tại SEA Games lần thứ 23 ở Philippines, Bùi Thị Nhung đã giành
HCV đầu tiên cho đoàn thể thao Việt Nam khi vượt qua mức xà 1m89. Tuy nhiên sự
nghiệp thi đấu của chị thường xuyên bị gián đoạn do những chấn thương nặng ở đầu
gối. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến thành tích của chị trong các giải đấu quan
trọng.



Tại buổi lễ khai mạc Đại hội thể thao châu Á trong nhà lần thứ 3 (Asian Indoor Games
III) diễn ra vào tối ngày 30/10/2009 trên sân vận động quốc gia Mỹ Đình, Bùi Thị
Nhung đã được trao vinh dự là người thắp ngọn đuốc của đại hội.

Vận


động

viên

Nguyễn Duy Bằng

Sơ lược thành tích:
5




Vận động viên Nguyễn Duy Bằng, sinh năm 1982, quê ở Châu Thành-Bến Tre



Ngay từ khi còn học phổ thông, Bằng đã có ngoại hình khác thường: mới học lớp 10
đã cao 1,79m. Với tố chất như vậy nên năm 1997, Bằng được chọn vào lớp năng khiếu
thể thao của tỉnh Bến Tre, năm 1999, Bằng tham dự giải thanh thiếu niên toàn quốc tại
Khánh Hòa và đạt Huy chương đồng nhảy cao với mức xà 1,8m.



Chỉ một năm sau, tháng 7/2000, tại Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ V diễn ra tại
Đồng Tháp, Duy Bằng đã xuất sắc phá kỷ lục quốc gia môn nhảy cao nam với thành
tích 2,02m.




Với thành tích này, từ tháng11- 2000, Bằng được vào đội dự tuyển trẻ, rồi dự tuyển
quốc gia. Qua quá trình tập luyện và tham gia thi đấu tại các giải quốc gia và quốc tế
từ năm 2001-2004, Bằng đã liên tiếp nhiều lần phá kỷ lục quốc gia do chính anh lập ở
các mức kỷ lục mới: 2,05m; 2,06m; 2,11m; 2,13m; 2,16m, 2,20m và 2,21m, trở thành
một trong những vận động viên nhảy cao hàng đầu của Đông Nam Á.



Đặc biệt, 29/9/2004 trong lần tham dự “ Giải Điền kinh các ngôi sao Châu Á” tại
Singapore - giải giành cho các vận động viên mạnh nhất của châu lục hiện tại Nguyễn Duy Bằng đã lập được thành tích xuất sắc khi vượt qua mức xà 2,25m, phá kỷ
lục Đông Nam Á (kỷ lục cũ là 2,24m do vận động viên Kim Zee Loo - Malaysia lập
năm 1995) và giành Huy chương đồng.



Với thành tích mới này, Nguyễn Duy Bằng đã tiếp cận và mở ra khả năng tranh chấp ở
đỉnh cao châu lục trong môn nhảy cao nam của điền kinh Việt Nam. Một trong những
điều quan trọng nữa là anh đã vượt qua chiều cao của chính mình đến 41cm, hiện
chiều cao của Bằng là 1,84m.

KỶ LỤC NHẢY CAO CỦA THẾ GIỚI
Vận động viên Javier Sotomayor
Javier Sotomayor (Cuba) đang nắm giữ kỉ lục nhảy cao nam với thành tích 2m45 được thiết
lập vào năm 1993. Đây là kỉ lục tồn tại lâu nhất trong lịch sử ở nội dung nam. Stefka
Kostadinova (Bulgaria) nắm giữ kỉ lục nhảy cao nữ là 2m09, thiết lập năm 1987. Đây cũng là
kỉ lục tồn tại lâu đời nhất ở nội dung này.

6



Vận động viên Javier Sotomayor

Vận động viên Stefka Kostadinova
Ở Bulgaria ngày nay, cái tên Stefka Kostadinova là một tượng đài thể thao bất hủ. Tại giải Vô
địch Thế giới 30/8/1987 “World Championships” tổ chức ở Rome (Ý), cô đã bay qua mức xà
6 feet 10.28 inches (2.09 m) trong môn nhảy cao, một điều xưa nay chưa từng ai đạt đến.
I.
Bộ môn bóng chuyền
1. Lịch sử hình thành và phát triển của môn bóng chuyền.

Từ năm 1895 đến năm 1920, bóng chuyền được du nhập vào các nước khác và phát triển
rộng rãi ở các châu. Trong giai đoạn này luật bóng chuyền cũng thay đổi và hoàn thiện dần.
Năm 1912 các vận động viên nghiệp dư thành lập hiệp hội và năm 1913 tổ chức giải bóng
chuyền

tại

Paradiát.

Bóng chuyền vào châu Âu đầu tiên ở Pháp. Vào Anh năm 1914. Vào Nga, Tiệp Khắc, Ba Lan
khoảng năm 1920 - 1921 và phát triển nhanh ở các nước châu Âu. Năm 1928 tại Mátxcơva
trong chương trình đại hội thể dục thể thao đã có bóng chuyền.
Năm 1922 tại Brooklyn ( Mỹ) chính thức tổ chức giải bóng chuyền và quyết định đưa
môn bóng chuyền vào chương trình Thế vận hội lần thứ VIII sẽ tổ chức vào năm 1924 tại Pari
( Pháp).
Năm 1928 tại Liên Xô, trong chương trình đại hội Thể dục thể thao (tổ chức tại
Mátxcơva) đã có môn bóng chuyền.

7



Từ năm 1929 đến năm 1939, kỹ thuật và chiến thuật bóng chuyền có những bước tiến
nhảy vọt. Chắn bóng tập thể xuất hiện đã thúc đẩy sự phát triển các hình thức tấn công mới.
Bóng chuyền trở thành môn thể thao mang tính tập thể nhiều hơn. Điều đó được thể hiện rất
rõ trong cách sắp xếp các đấu thủ trên sân, trong việc tổ chức tấn công và phòng thủ, trong
việc yểm hộ người đập bóng và người chắn bóng.
Năm 1934: Tại Hội nghị tại Stốckhôm (Thụy Điển), Hội nghị đã đề nghị thành Ủy ban kỹ
thuật bóng chuyền. Chủ tịch đầu tiên của ủy ban này là ông Ravích Máclốpsky (Chủ tịch hội
đồng bóng chuyền Ba Lan), thành lập tiểu ban gồm 13 nước châu Âu, 5 nước châu Mĩ và 4
nước châu Á.
Ngoài ra, tiểu ban còn quyết định đưa môn bóng chuyền vào chương trình thi đấu Thế vận
hội năm 1940.
Tháng 4/1947 tại Pari (Pháp), Hội nghị bóng chuyền Quốc tế đầu tiên quyết định thành
lập hiệp hội bóng chuyền quốc tế (FIVB). Sự kện này chứng tỏ bóng chuyền là môn thể thao
có tầm thế giới.
Năm 1948: Lần đầu tiên FIVB tổ chức giải vô địch bóng chuyền nam Châu Âu tại ý với 6
đội tham gia. Đội Tiệp Khắc đoạt chức vô địch.
Tháng 9/1949 tại Praha (Tiệp Khắc) tổ chức giải bóng chuyền Thế giới lần thứ nhất cho
các đội nam và vô địch châu Âu cho các đội nữ. Hai đội bóng chuyền nam, nữ của Liên Xô
đều giành chức vô địch.
Từ 1948-1968: Bóng chuyền phát triển mạnh trên thế giới. Các giải vô địch Thế giới, vô
địch châu Âu... được tiến hành thường xuyên và có nhiều nước tham gia. Giải vô địch thế giới
năm 1956 tại Pháp có 17 đội bóng chuyền nữ và 24 đội bóng chuyền nam tham gia. Trong đó
châu á có 3 đội tham gia là ấn Độ, Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Cộng hoà dân chủ nhân
dân Triều Tiên. Châu Mỹ có 3 đội tham gia là Mỹ, Brazin và Cu Ba.
Năm 1964: Bóng chuyền chính thức được đưa vào chương trình thế vận hội Tokyo (Nhật
Bản) , đội bóng chuyền nam Liên Xô và đội nữ Nhật Bản giang chức vô địch. Luật bóng
chuyền

vẫn


không

ngừng

được

hoàn

thiện:

+ Năm 1949 : Mỗi hiệp đấu được tạm ngừng 3 lần để hội ý và cho phép chắn bóng tập
thể.
+ Năm 1951 : Có đường hạn chế tấn công (vạch 3m) và cho phép đổi vị trí trên sân
sau

khi

phát
8

bóng.


+

Năm

1952


:

Mỗi

hiệp

chỉ

được

hội

ý

2

lần.

+ Năm 1957 : Giảm số lần thay người từ 12 lần xuống 4 lần. Giảm thời gian thay
người từ 1 phút xuống 30 giây. Cấm làm động tác che khuất đấu thủ phát bóng. Ngoài ra,
FIVB

còn

qui

định

Luật


bóng

chuyền

sẽ

được

thay

đổi

4

năm

1

lần.

+ Năm 1961 : Tăng số lần thay người trong một hiệp lên 6 lần.
+ Năm 1965 : Cho phép tay qua lưới chắn bóng và người tham gia chắn bóng được
đánh bóng lần thứ 2 ngay sau khi chắn chạm bóng nhằm nâng cao khả năng phòng thủ và sự
liên tục của trận đấu.
Trong thời gian 1948 - 1968, kỹ chiến thuật bóng chuyền cũng được phát triển cao :
+ Kỹ thuật đập bóng giãn biên, đập nhanh, đập lao, đập trên tay chắn đã xuất hiện
nhiều




các

giải

đấu

quốc

tế.

+ Chiến thuật tấn công cũng phát triển như: Tấn công 2 chuyền phối hợp với động tác
giả; tấn công 3 người do hàng sau đan lên tổ chức (chuyền 2); tấn công " đan chéo", "đập
chồng",

đập

với

động

tác

giả...

+ Chiến thuật phát bóng cũng xuất hiện, đặc biệt là kỹ thuật phát bóng cao tay
nghiêng

mình

bay


của

đội

bóng

chuyền

nữ

Nhật

Bản.

+ Đi đôi với sự cải tiến kỹ - chiến thuật phát bóng, kỹ thuật đệm bóng cũng xuất hiện
và được sử dụng chủ yếu trong chuyền bước một. Các kỹ thuật lăn ngã cứu bóng trong phòng
thủ cũng ra đời.
Tháng7/ 1966 tại Hunggari lần đầu tiên tổ chức Giải bóng chuyền trẻ châu Âu (đến 20
tuổi) có 12 đội nữ và 16 đội nam tham gia. Đội bóng chuyền nam, nữ trẻ của Liên Xô doạt
chức vô địch.
Bắt đầu từ năm 1965 đã xác định thứ tự tổ chức các giải bóng chuyền quốc tế lớn: Cúp thế
giới tổ chức vào năm sau giải vô địch, sau đó là giải vô địch châu Âu và cuối cùng là Thế vận
hội Olympic. Như vậy mỗi năm đều có một giải thi đấu chính thức. Từ năm 1975 giải vô địch
Bóng chuyền châu Âu 2 năm tổ chức 1 lần.
FIVB

tổ

chức


các

giải

chính

thức

sau

:

+ Giải trong chương trình của Thế vận hội Olympic tổ chức 4 năm 1 lần (1980... 2000,
2004)
+ Giải Vô địch Thế giới 4 năm

một lần (1978, 1982....1998, 2002).

+

Cúp

lần

+



Thế

địch

giới
châu

4
Âu

năm
2

một
năm

một
9

(

1981,

1985....2001,

2005).

lần

(1981,

1983....2003,


2005).


+ Vô địch trẻ châu Âu (đến 19 tuổi) 2 năm

một lần (1982, 1984.....).

+ Cúp vô địch các đội đoạt cúp châu Âu hằng năm dành cho các đội câu lạc bộ.
Do yêu cầu phát triển toàn cầu đã có nhiều thay đổi về luật lệ, kỹ chiến thuật cũng không
ngừng được nâng cao nhằm làm cho bóng chuyền trở thành một môn thể thao thêm phần hấp
dẫn.
Năm 1983 Liên đoàn bóng chuyền Thế giới (FIVB) có 146 nước thành viên. Bóng chuyền
trở thành một trong những môn thể thao hàng đầu của thế giới.
2. Kích thước sân bãi ( lưới, bóng,…)

Sân thi đấu: Được giới hạn bởi đường kẻ sân nằm trong diện tích với chiều dài 18m, chiều
rộng 9m. Giới hạn ngăn cách mỗi bên là 9m bởi một vạch kẻ chia đôi sân, sân phải bằng
phẳng, khô ráo và không được trơn trợt, ó thể là sân đất cứng, bê tông, sân cỏ...(nếu giải
chuyên nghiệp sẽ tổ chức trong nhà thi đấu và mặt sân bằng gỗ).

10


Lưới phân cách: chiều rộng của lưới là 1m, dài 9,5m. Độ cao của lưới trong thi đấu là
2,43m (nam), 2,24m (nữ).
Lưới phải được kéo thẳng, nếu không bóng sẽ bật ở mép trên lưới.Hai cọc giới hạn có độ
đàn hồi dựng dọc thẳng xuống hai bên lưới chiếu từ trên xuống đườg biên dọc. Phạm vi bóng
vượt qua lưới phải nằm trong khoảng không gian giữa hai cọc giới hạn.
Hình dáng của cột lưới phải tròn, trơn bóng và được cố định trên mặt sân bằng bê tông

hoặc chôn chặt trên mặt đất. Cột lưới phải được đặt ở cách mép ngoài của đường biên dọc sân
khoảng từ 0,5m-1m
Bóng: bóng có hình tròn, chu vi khoảng 65cm-67cm, trọng lượng từ 260g-280g. Bóng
được may bằng các miếng da thuộc tự nhiên hoặc nhân tạo, ruôt bóng bên trong bằng cao su.
Đặc điểm, vai trò và nhiệm vụ của vận động viên libero trong bóng chuyền

II.

hiện đại? Đường giới hạn tấn công là gì? Ý nghĩa của nó.
II.1 Đặc điểm, vai trò, nhiệm vụ của vận động viên Libero trong bóng chuyền hiện

đại
Năm 1998, vị trí libero được giới thiệu rộng rãi trên toàn thế giới. Libero là vị trí có kĩ
năng phòng thủ đặc biệt: libero phải mặc đồ tương phản khác hẳn với các vị trí còn lại trên
sân và không được phép chắn bóng hay tấn công khi bóng nằm hoàn toàn trên mép lưới. Khi
lượt đấu chưa bắt đầu, libero được quyền thay người cho bất kì vị trí nào ở hàng sau của đội,
mà không cần thông báo với trọng tài, Việc thay người này không được tính vào giới hạn số
lần thay người trong một set của mỗi đội, mặc dù libero có thể chỉ thay thế cho 1 người duy
nhất của đội.
Kỹ thuật tấn công duy nhất của Libero khi thi đấu trong nhà có lẽ là tâng bóng dội trần, lợi
dụng trọng trường làm một quả bóng vài trăm gam tăng thành vài kg khi dội từ trần nhà thẳng
xuống phần sân đối phương, gây khó khăn trong việc đỡ bóng. Tuy nhiên đây là một kỹ năng
không dễ. Libero được quyền ra vào sân tự do mà không cần thông báo với trọng tài với mục
đích là để cho các chủ công vào nghỉ.
Libero là chuyên gia phòng thủ, người có trách nhiệm đỡ bước 1 cứu bóng cho toàn đội và
giao banh.
Họ thường là người có phản ứng nhanh nhất trên sân và khả năng bắt bước 1 cực tốt.
Libero có nghĩa là “tự do” đồng nghĩa với việc họ có thể thay thế cho bất kì ai trên sân
trong trận đấu.
11



Họ không cần phải cao, vì họ không cần chơi bóng trên lưới, điều này cho phép những
vận động viên thấp với khả năng bắt bước 1 tốt và kĩ năng phòng thủ siêu hạng có được một
vị trí quan trọng trong thành công của toàn đội.
Người được chọn là libero trong đội có thể chỉ được quyền thay thế cho một vị trí duy
nhất trong đội.
Libero phải trang phục khác màu so với các thành viên còn lại trong đội.
II.2 Đường giới hạn tấn công là gì? Ý nghĩa?

Đường giới hạn tấn công : Hai đường tấn công được kẻ cách trục đường giữa sân 3m về
phía trước, đường biên dọc được kéo dài thêm năm vạch ngắt quãng mỗi vạch dài 15cm.
Ý nghĩa : Giúp các vận động viên xác định vị trí mà mình được phép tấn công. Nếu tấn
công vượt quá giới hạn đường tấn công sẽ phạm quy và không được tính điểm.
III.
III.1

Xếp lịch thi đấu ( Vẽ sơ đồ )
Vòng loại trực tiếp cho giải đấu 23 đội. Tính số trận phải thi đấu để tìm ra

-

đội vô địch.
Vì số đội thi đấu là số lẻ (23 đội) nên sẽ có mốt số đội được miễn thi đấu vòng 1. Do

-

đó, sẽ có: (23 – 2n) x 2 = (23 – 24) x 2=14 đội đấu vòng 1.
Sẽ có 7 đội thắng vòng 1, 9 đội vào thẳng vòng đấu loại. Vậy tổng số trận đấu diễn ra
là: Tổng số đội – 1 = 23 – 1 = 22


ĐỘI 1
ĐỌI 2
ĐỌI 3
ĐỘI 4
ĐỘI 5
ĐỘI 6

4.2 Xếp lịch thi đấu hỗn hợp cho một giải đấu có 20 đội . Tính số trận thi đấu để tìm ra
7
độiĐỘI
vô địch,
về nhì và về ba.
Chia giảiĐỘI
đấu8 thành 2 vòng:
9 1: Chia ngẫu nhiên 20 đội vào 4 bảng đấu, thi đấu theo hình thức vòng tròn
- ĐỘI
Vòng

tính
ĐỘI
10điểm, chọn ra hai đội nhất và nhì mỗi bảng.
ĐỘI 11
ĐỘI 12
ĐỘI 13
23
22
21
20
19

18
17
16
15
14

12

FINAL


-

Vòng 2: sau khi chọn ra 8 đội, thi đấu loại trực tiếp, gồm 3 lượt trận: Tứ kết, Bán
kết, Chung kết – Tranh hạng ba.

4.2.1 Vòng 1: Vòng bảng
BẢNG A
Đội 1
Đội 2
Đội 3
Đội 4
Đội 5

BẢNG B
Đội 6
Đội 7
Đội 8
Đội 9
Đội 10


BẢNG C
Đội 11
Đội 12
Đội 13
Đội 14
Đội 15

BẢNG D
Đội 16
Đội 17
Đội 18
Đội 19
Đội 20

Bốc thăm chia bảng A, B, C, D; mỗi bảng 5 đội, thi đấu vòng trong một lượt. Chọn hai
đội nhất, nhì mỗi bảng vào đấu chéo theo thể thức loại trực tiếp một lần thua.

0–1

0–2

0–3

0–4

0–5

5–2


1–3

2–4

3–5

4–1

4-3

5-4

1-5

2-1

3-2

4.2.2 Vòng 2: Đấu chéo thể thức trực tiếp một lần thua.
Nhất A

Nhất B
1

3

Nhì B

Nhì A
7

5

FINAL

6

Nhất C

Nhất D
2

Nhì D

4
13

Nhì C


-

Thua 5, 6 tranh 3 – 4
Thắng 5,6 tranh 1 – 2
 Tổng số trận đấu diễn ra là: 40 + 8 (trực tiếp) = 48 trận.

MỤC LỤC

Contents

14




×