Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo HĐTTTP việt nam nga và việt nam ba lan, thừa kế có YTNN theo pháp luật australia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.74 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH

MÔN HỌC: TƯ PHÁP QUỐC TẾ
LỚP: CLC38B
DANH SÁCH NHÓM 4:
HỌ VÀ TÊN
MAI DIỆU PHƯƠNG
HUỲNH THỊ KIM PHƯỢNG
PHAN ANH TÚ
QUÁCH YẾN NHI
NGUYỄN MINH THƯƠNG
PHẠM HẢI YẾN
HỒ NGUYỄN BẢO TRÂN

MÃ SỐ SINH VIÊN
1353401010058
1353801011190
1353801011264
1353801014146
1353801015275
1353801015332
1351101030117


Bài tập môn Tư pháp Quốc tế
Nhóm 4 - Lớp CLC38B
Vấn đề nghiên cứu: Giải quyết XĐPL về thừa kế có YTNN qua HĐTTTP và pháp luật Australia

MỤC LỤC
....................................................................................................................................................... 2


CHƯƠNG I: SƠ LƯỢC VỀ GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT (XĐPL) VỀ
THỪA KẾ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ.....................3

I.1. Khái niệm XĐPL về thừa kế có yếu tố nước ngoài trong tư pháp quốc tế...........................................
I.2. Nguyên tắc giải quyết XĐPL về thừa kế có yếu tố nước ngoài trong hiệp định
tương trợ tư pháp (Hiệp định TTTP) Việt Nam kí kết với các nước..........................................................

CHƯƠNG II: GIẢI QUYẾT XĐPL VỀ THỪA KẾ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
THEO HIỆP ĐỊNH TTTP GIỮA VIỆT NAM-NGA, VIỆT NAM – BA LAN.............5

II.1. Giải quyết XĐPL về thừa kế có yếu tố nước ngoài theo Hiệp định TTTP giữa
Việt Nam-Nga.............................................................................................................................................
II.1.1. Quy định chọn luật.......................................................................................................................
II.1.2. Thẩm quyền giải quyết XĐPL về thừa kế có yếu tố nước ngoài trong Hiệp
định TTTP Việt Nam - Nga.....................................................................................................................
II.1.3. Vấn đề di sản không người thừa kế trong Hiệp định TTTP giữa Việt Nam
- Nga........................................................................................................................................................
II.2. Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam – Ba Lan........................................................................
II.2.1. Quy định chọn luật.......................................................................................................................
II.2.2. Thẩm quyền giải quyết vấn đề thừa kế.........................................................................................

CHƯƠNG III: THỪA KẾ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT
AUSTRALIA............................................................................................................................ 12

III.1. Nguyên tắc giải quyết XĐPL về thừa kế có yếu tố nước ngoài trong pháp luật
Australia......................................................................................................................................................
III.4. Những quy định chung về người đại diện cá nhân.............................................................................
III.4.1. Người quản lý và người thi hành.................................................................................................
III.4.2. Trách nhiệm quản lý di sản.........................................................................................................
III.5. Thực hiện quyền chỉ định-một quyền đặc biệt của thừa kế có yếu tố nước

ngoài trong pháp luật Australia...................................................................................................................
III.6. Di sản..................................................................................................................................................
III.6.1. Di sản thừa kế theo di chúc.........................................................................................................
III.6.2. Giải quyết di sản thừa kế không theo di chúc.............................................................................
III.6.4. Thừa kế bắt buộc.........................................................................................................................

2


Bài tập môn Tư pháp Quốc tế
Nhóm 4 - Lớp CLC38B
Vấn đề nghiên cứu: Giải quyết XĐPL về thừa kế có YTNN qua HĐTTTP và pháp luật Australia

CHƯƠNG I: SƠ LƯỢC VỀ GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT (XĐPL)
VỀ THỪA KẾ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TRONG TƯ PHÁP QUỐC
TẾ
I.1. Khái niệm XĐPL về thừa kế có yếu tố nước ngoài trong tư pháp
quốc tế
XĐPL là một hiện tượng phổ biến và đặc thù trong lĩnh vực tư pháp
quốc tế nói chung và trong lĩnh vực thừa kế nói riêng. XĐPL về thừa kế có
yếu tố nước ngoài được hiểu là hiện tượng có hai hay nhiều hệ thống
pháp luật của hai hay nhiều quốc gia cùng có thể được áp dụng để điều
chỉnh một mối quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài mà áp dụng hệ thống
pháp luật của hai hay nhiều quốc gia sẽ cho ra những hệ quả khác nhau.
Nội dung pháp luật về thừa kế trong hệ thống pháp luật dân sự của
các nước thường đề cập đến hai hình thức thừa kế: thừa kế theo luật và
thừa kế theo di chúc. Như vậy, sự khác biệt về nội dung pháp luật thừa kế
giữa các nước, nếu có, sẽ xoay quanh những vấn đề liên quan đến: hàng
thừa kế, nguyên tắc chia di sản, nghĩa vụ của người thừa kế, hình thức
hợp pháp của di chúc, năng lực hành vi lập, sửa đổi, hủy bỏ di chúc…1

Có hai nguyên nhân làm xuất hiện XĐPL về thừa kế có yếu tố nước
ngoài:

(i) Pháp luật nội dung (hay còn gọi là pháp luật vật chất) về thừa

kế của các quốc gia hữu quan khác nhau (do các quy phạm pháp luật về
thừa kế của các nước được xây dựng dựa trên chế độ sở hữu, chế độ kinh
tế khác nhau, quan điểm tôn giáo khác nhau…)
(ii) Có sự phát triển các quan hệ mang tính chất dân sự có yếu tố
nước ngoài.

Trường Đại học Luật TP.HCM (2014), “Giáo trình Tư pháp quốc tế - Phần riêng”, Đại học Luật

1

TP.HCM,NXB. Hồng Đức, tr.50.

3


Bài tập môn Tư pháp Quốc tế
Nhóm 4 - Lớp CLC38B
Vấn đề nghiên cứu: Giải quyết XĐPL về thừa kế có YTNN qua HĐTTTP và pháp luật Australia

I.2. Nguyên tắc giải quyết XĐPL về thừa kế có yếu tố nước ngoài
trong hiệp định tương trợ tư pháp (Hiệp định TTTP) Việt Nam
kí kết với các nước
Chế định thừa kế là một chế định mang bản chất dân sự. Bản chất
dân sự thể hiện sự bình đẳng, trên cơ sở tự nguyện thỏa thuận giữa các
bên nên dù là quan hệ có yếu tố nước ngoài hay không thì các yếu tố mang

tính bản chất vẫn tồn tại và được áp dụng. Trên cơ sở đó, các hiệp định
TTTP giữa Việt Nam với các nước được kí kết dựa trên nguyên tắc bình
đẳng và tôn trọng chủ quyền của nhau, không can thiệp vào công việc nội
bộ của nhau, tăng cường hợp tác trên lĩnh vực tư pháp để có thể giải
quyết tốt các quan hệ có yếu tố nước ngoài khi các quan hệ này xuất hiện.
Nguyên tắc chủ đạo trong vấn đề thừa kế được ghi nhận trong các
hiệp định là nguyên tắc bình đẳng giữa công dân các bên trong quan hệ
thừa kế: công dân nước kí kết này bình đẳng với công dân nước kí kết kia
trong việc lập, hủy bỏ di chúc đối với tài sản đang có và các quyền cần
thực hiện ở nước kí kết kia cũng như về khả năng được nhận tài sản hoặc
các quyền theo cùng những điều kiện mà nhà nước kí kết kia dành cho
công dân nước mình (Điều 38 Hiệp định TTTP giữa Việt Nam – Nga; Điều
40 Hiệp định TTTP giữa Việt Nam – Ba Lan).
Về tính ưu tiên áp dụng Điều ước quốc tế trong việc giải quyết các
quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nói chung và quan hệ thừa kế có yếu
tố nước ngoài nói riêng, khoản 2 Điều 759 BLDS 2005 quy định: “Trong
trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên có quy định khác với quy định của Bộ luật này thì áp dụng quy
định của Điều ước quốc tế đó”. Như vậy, tại Việt Nam, giải quyết các quan
hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài liên quan đến pháp luật Việt Nam và Nga
thì sẽ dựa vào các quy định tại Hiệp định TTTP được ký kết giữa Việt Nam
và Nga. Tương tự, áp dụng các quy định tại Hiệp định TTTP giữa Việt
Nam - Ba Lan để giải quyết các quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài liên
quan đến pháp luật Việt Nam và Ba Lan.
4


Bài tập môn Tư pháp Quốc tế
Nhóm 4 - Lớp CLC38B
Vấn đề nghiên cứu: Giải quyết XĐPL về thừa kế có YTNN qua HĐTTTP và pháp luật Australia


CHƯƠNG II: GIẢI QUYẾT XĐPL VỀ THỪA KẾ CÓ YẾU TỐ NƯỚC
NGOÀI THEO HIỆP ĐỊNH TTTP GIỮA VIỆT NAM-NGA, VIỆT NAM
– BA LAN.
II.1. Giải quyết XĐPL về thừa kế có yếu tố nước ngoài theo Hiệp định
TTTP giữa Việt Nam-Nga
II.1.1. Quy định chọn luật
II.1.1.1. Giải quyết XĐPL về thừa kế theo luật
Luật áp dụng giải quyết quan hệ thừa kế theo luật phụ thuộc vào
tính chất của loại di sản. Cụ thể, căn cứ vào Điều 39 Hiệp định TTTP giữa
Việt Nam – Nga, luật áp dụng điều chỉnh quyền thừa kế được xác định
như sau:
(i) Đối với động sản (khoản 1 Điều 39 Hiệp định TTTP giữa Việt
Nam – Nga): “quan hệ pháp luật về thừa kế động sản do pháp luật của
Bên ký kết mà người để lại thừa kế là công dân vào thời điểm chết điều
chỉnh”. Như vậy, trong Hiệp định này đã sử dụng hệ thuộc luật quốc tịch
của người để lại tài sản để giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế động
sản. Theo nguyên tắc này, người để lại di sản là động sản là công dân
nước nào sẽ áp dụng luật của nước đó để điều chỉnh quan hệ thừa kế.
Ví dụ: Công dân Nga cư trú, làm ăn sinh sống tại Việt Nam, khi chết
người này để lại di sản thừa kế là động sản ở trên lãnh thổ Việt Nam thì
luật áp dụng để giải quyết thừa kế động sản này sẽ là luật của nước Nga.
Chú ý: hiệp định này chỉ áp dụng cho công dân của một trong hai
nước (hoặc mang quốc tịch Việt Nam hoặc mang quốc tịch Nga), do đó,
trường hợp người không quốc tịch hoặc mang nhiều quốc tịch thì không
thuộc đối tượng điều chỉnh của Hiệp định này.
(ii) Đối với bất động sản (khoản 2 Điều 39 Hiệp định TTTP giữa
Việt Nam – Nga): “quan hệ pháp luật về thừa kế bất động sản do pháp
luật của Bên ký kết nơi có bất động sản đó điều chỉnh”. Theo quy phạm
này, Hiệp định đã áp dụng hệ thuộc luật nơi có vật để giải quyết xung đột

pháp luật về thừa kế bất động sản.
5


Bài tập môn Tư pháp Quốc tế
Nhóm 4 - Lớp CLC38B
Vấn đề nghiên cứu: Giải quyết XĐPL về thừa kế có YTNN qua HĐTTTP và pháp luật Australia

(iii) Xung đột pháp luật về định danh tài sản:
Muốn áp dụng được các quy phạm tại khoản 1 và khoản 2 Điều 39
thì trước tiên là cần phải phân định di sản. Việc xác định di sản là động
sản hay bất động sản là tiền đề để áp dụng các nguyên tắc tương ứng để
giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế.
Do pháp luật Việt Nam và Nga không có nguyên tắc thống nhất để
phân định tài sản là động sản hay bất động sản. Do đó, có thể xảy ra
trường hợp, cùng một tài sản, một bên cho rằng đó là động sản, bên kia
lại cho rằng đó là bất động sản nên dẫn đến tình trạng xung đột pháp luật
về định danh tài sản. Để giải quyết vấn đề này, Hiệp định TTTP giữa Việt
Nam – Nga đã áp dụng hệ thuộc luật nơi có vật. Cụ thể là theo khoản 3
Điều 39 của Hiệp định này: “Việc phân biệt di sản là động sản hay bất
động sản được xác định theo pháp luật của Bên ký kết nơi có di sản đó”.
Như vậy, nếu di sản thừa kế nằm trên lãnh thổ Việt Nam thì pháp luật Việt
Nam sẽ được áp dụng để xác định di sản là động sản hay bất động sản.
Ngược lại, nếu di sản thừa kế nằm ở nước Nga thì áp dụng pháp luật của
Nga.

II.1.1.2. Giải quyết XĐPL về thừa kế theo di chúc
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của

mình cho người khác sau khi chết. Tuy nhiên để di chúc có hiệu lực thì di

chúc đó phải tuân theo khuôn khổ pháp luật của một nước. Đối với công
dân Việt Nam lập di chúc để lại tài sản cho người nước ngoài hoặc người
Việt Nam thì di chúc đó phải đáp ứng đủ các điều kiện về năng lực lập di
chúc, nội dung di chúc và hình thức di chúc được quy định tại Điều 652
BLDS 2005 thì mới được pháp luật nước ta công nhận là hợp pháp.
Tuy nhiên trong rất nhiều trường hợp thì thừa kế vượt qua khỏi
phạm vi của một nước và xuất phát từ lòng mong muốn phát triển quan
hệ hữu nghị đặc biệt là sự hợp tác toàn diện với các nước trong lĩnh vực
tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự và hình sự trên cơ sở tôn trọng
chủ quyền của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, Việt Nam đã ký hiệp định
TTTP với các quốc gia khác, trong đó có Nga, để giải quyết XĐPL về thừa
6


Bài tập môn Tư pháp Quốc tế
Nhóm 4 - Lớp CLC38B
Vấn đề nghiên cứu: Giải quyết XĐPL về thừa kế có YTNN qua HĐTTTP và pháp luật Australia

kế theo di chúc liên quan đến pháp luật Việt Nam và Nga. Theo đó, quy
định chọn luật thể hiện qua 3 vấn đề sau:
(i)
Năng lực lập, hoặc hủy bỏ di chúc (khoản 1 Điều 41 Hiệp
định TTTP giữa Việt Nam – Nga).
Đối với hiệp định giữa nước ta với liên bang Nga mà hiện nay Nga
kế thừa thì việc xác định năng lực lập, hủy bỏ di chúc, cũng như hậu quả
pháp lý của những nhược điểm về thể hiện ý chí của người lập di chúc,
căn cứ theo pháp luật của nước mà người lập di chúc là công dân vào
thời điểm lập di chúc.
(ii) Hình thức lập hoặc hủy bỏ di chúc: (khoản 2 Điều 41 Hiệp
định TTTP giữa Việt Nam – Nga).

Tại các Hiệp định tư pháp mà Việt Nam ký kết đều có quy định cụ
thể về vấn đề hình thức di chúc. Hình thức di chúc phải tuân theo pháp
luật của nước ký kết mà người lập di chúc là công dân vào thời điểm lập
di chúc, tuy nhiên di chúc cũng được coi là hợp pháp nếu tuân theo pháp
luật của nước ký kết nơi lập di chúc.
Ví dụ: Anh A mang quốc tịch Việt Nam trong quá trình công tác ở
Nga do gặp sự cố bất ngờ chết, trước khi chết A có lập di chúc để lại tài
sản cho người thân ở Việt Nam. Trong trường hợp này, do hai nước Việt
Nam và Nga có kí kết với nhau Hiệp định TTTP, do đó, Hiệp định TTTP sẽ
được ưu tiên áp dụng. Cụ thể là khoản 1 Điều 41 của Hiệp định áp dụng hệ
thuộc luật quốc tịch để xác định năng lực lập di chúc. Tại thời điểm lập di
chúc, A là công dân Việt Nam, do đó, việc xác định năng lực lập di chúc của
A được xác định theo pháp luật Việt Nam. Hình thức lập di chúc được xác
định theo pháp luật của Việt Nam hay Nga đều sẽ được thừa nhận là hợp
thức (theo quy định tại khoản 2 Điều 41 của Hiệp định này 2.
(iii) Mở (công bố) di chúc:
Điều 43 Hiệp định TTTP giữa Việt Nam - Nga quy định việc công bố
di chúc được tiến hành bởi cơ quan của bên kí kết nơi để lại di chúc đó.
2

Trần Kim Ngon (2010), “Thừa kế có yếu tố nước ngoài”, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Cần

Thơ, tr. 24-26.
[ />
7


Bài tập môn Tư pháp Quốc tế
Nhóm 4 - Lớp CLC38B
Vấn đề nghiên cứu: Giải quyết XĐPL về thừa kế có YTNN qua HĐTTTP và pháp luật Australia


Song song đó bản sao của di chúc và biên bản công bố di chúc sẽ được gửi
cho cơ quan có thẩm quyền để giải quyết việc thừa kế.
II.1.2. Thẩm quyền giải quyết XĐPL về thừa kế có yếu tố nước ngoài trong
Hiệp định TTTP Việt Nam - Nga
Căn cứ theo Điều 42 Hiệp định TTTP giữa Việt Nam – Nga, thẩm
quyền giải quyết XĐPL về thừa kế có yếu tố nước ngoài được xác định như
sau:

Đối với động sản (khoản 1 Điều 42 Hiệp định TTTP giữa Việt Nam –

Nga): “việc giải quyết các vấn đề về thừa kế động sản thuộc thẩm quyền
của Bên ký kết mà người để lại thừa kế là công dân vào thời điểm chết”.
Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 3 Điều 42 của Hiệp định này,
trong trường hợp toàn bộ động sản của công dân nước ký kết này sau khi
chết để lại trên lãnh thổ nước kí kết kia thì cơ quan tư pháp của nước đó
sẽ giải quyết các thủ tục pháp lý về tài sản thừa kế đó theo yêu cầu của
người thừa kế và với sự thỏa thuận của tất cả những người thừa kế.
Về cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc thừa kế đối với di sản
là bất động sản, Hiệp định ghi nhận thẩm quyền thuộc về: “cơ quan tư
pháp của nước ký kết nơi có bất động sản đó”. (khoản 2 Điều 42 Hiệp định
TTTP giữa Việt Nam – Nga).
=> Với cách thống nhất về thẩm quyền xem xét các vụ việc thừa kế
như trên giữa Việt Nam và Nga sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải
quyết thừa kế giữa công dân Việt Nam và Nga, đồng thời thuận lợi trong
việc công nhận và thi hành bản án, quyết định về thừa kế của tòa án các
nước ký kết.
=> Việc xác định thẩm quyền giải quyết vấn đề thừa kế luôn gắn
liền và có quan hệ chặt chẽ với cách giải quyết xung đột pháp luật về vấn
đề chọn luật. Cụ thể là 3:

Đối với thừa kế động sản, áp dụng pháp luật của nước kí kết mà
người để lại tài sản là công dân. Và để giải quyết thừa kế động sản, thẩm
3

Nguyễn Hồng Bắc, “Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài trong một số

Điều ước quốc tế Việt Nam kí kết với nước ngoài”, Tạp chí khoa học pháp lý số 06/1998, tr.53.

8


Bài tập môn Tư pháp Quốc tế
Nhóm 4 - Lớp CLC38B
Vấn đề nghiên cứu: Giải quyết XĐPL về thừa kế có YTNN qua HĐTTTP và pháp luật Australia

quyền thuộc về cơ quan tư pháp của nước kí kết mà người có tài sản là
công dân khi chết.
Đối với thừa kế bất động sản, áp dụng pháp luật của nước ký kết
nơi có bất động sản, thẩm quyền giải quyết thừa kế bất động sản thuộc cơ
quan tư pháp của nước ký kết nơi có bất động sản.
II.1.3. Vấn đề di sản không người thừa kế trong Hiệp định TTTP giữa Việt
Nam - Nga
Khái niệm về di sản không người thừa kế: Trường hợp công dân
nước này để lại di sản tại nước kia, theo quy định của pháp luật và theo di
chúc không có ai là người thừa kế, trong tư pháp quốc tế gọi là trường
hợp di sản không người thừa kế 4.
Về vấn đề này, theo Điều 40 Hiệp định TTTP giữa Việt Nam – Nga
thì di sản không người thừa kế thuộc về Nhà nước nào sẽ do tính chất của
loại di sản quyết định. Theo đó, di sản không người thừa kế là động sản sẽ
thuộc về Nhà nước mà người để lại di sản là công dân khi chết; di sản

không người thừa kế là bất động sản sẽ thuộc về Nhà nước nơi có bất
động sản. Quy định này tương tự với pháp luật Việt Nam, cụ thể là khoản
3,4 Điều 767 BLDS 2005:
“ khoản 3: Di sản không có người thừa kế là bất động sản thuộc về
Nhà nước nơi có bất động sản đó;
khoản 4: Di sản không có người thừa kế là động sản thuộc về Nhà
nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết”.
Cách giải quyết này được xem là hợp lý, đồng thời thể hiện tính
thống nhất cao giữa Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và pháp
luật quốc gia, giúp đơn giản hóa việc giải quyết vấn đề di sản không
người thừa kế trong thực tiễn tư pháp quốc tế hiện nay.
II.2. Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam – Ba Lan
II.2.1. Quy định chọn luật
II.2.1.1. Thừa kế theo pháp luật:
4

Tlđd 01, tr. 65.

9


Bài tập môn Tư pháp Quốc tế
Nhóm 4 - Lớp CLC38B
Vấn đề nghiên cứu: Giải quyết XĐPL về thừa kế có YTNN qua HĐTTTP và pháp luật Australia

Luật áp dụng giải quyết xung đột về quan hệ thừa kế phụ thuộc vào việc di
sản được đề cập tới là động sản hay bất động sản. Cụ thể, căn cứ vào Điều
41 Hiệp định TTTP giữa Việt Nam – Balan, luật áp dụng để giải quyết vấn
đề thừa kế được xác định như sau:
(i)

Đối với động sản (khoản 1 Điều 41 Hiệp định TTTP giữa Việt Nam
– Balan): “Về thừa kế động sản, áp dụng pháp luật của nước ký kết mà
người để lại động sản là công dân vào thời điểm chết”.
Ví dụ: A là công dân Ba Lan khi chết có để lại di sản thừa kế là động
sản ở trên lãnh thổ Việt Nam thì luật áp dụng để giải quyết thừa kế động
sản này sẽ là luật của nước Ba Lan.
Như vậy, theo quy định tại điều khoản này, khi giải quyết xung đột
pháp luật về thừa kế động sản thì áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch của
người để lại tài sản. Theo nguyên tắc này, người để lại di sản là động sản
nếu là công dân nước nào sẽ áp dụng luật của nước đó để điều chỉnh quan
hệ thừa kế.
(ii)
Đối với bất động sản (khoản 2 Điều 41 Hiệp định TTTP giữa Việt
Nam – Balan): “Về thừa kế bất động sản, áp dụng pháp luật của nước ký
kết nơi có bất động sản”.
Ví dụ: A là công dân Ba Lan khi chết có để lại di sản thừa kế là 1
mảnh đất (bất động sản) ở Việt Nam thì luật áp dụng để giải quyết thừa
kế bất động sản này sẽ là luật của Việt Nam.
Như vậy, Hiệp định đã áp dụng hệ thuộc luật nơi có vật để giải
quyết xung đột pháp luật về thừa kế bất động sản.
II.2.1.2. Thừa kế theo di chúc
(i) Hình thức di chúc:
Theo qui định tại khoản 1 Điều 42 Hiệp định TTTP giữa Việt Nam
và Ba Lan thì hình thức lập và hủy bỏ di chúc áp dụng hệ thuộc luật quốc
tịch. Tuy nhiên, di chúc vẫn hợp thức nếu tuân theo pháp luật của nước ký
kết nơi lập chúc.
Ví dụ: A là công dân Việt Nam, đi du lịch, qua đời, viết di chúc tại Ba
Lan. Trong trường hợp này, hình thức lập di chúc được xác định theo
pháp luật Việt Nam (cụ thể là Điều 649 BLDS 2005) (áp dụng hệ thuộc
10



Bài tập môn Tư pháp Quốc tế
Nhóm 4 - Lớp CLC38B
Vấn đề nghiên cứu: Giải quyết XĐPL về thừa kế có YTNN qua HĐTTTP và pháp luật Australia

luật quốc tịch). Tuy nhiên cũng có thể áp dụng pháp luật Ba Lan trong
trường hợp này (luật của nước nơi lập di chúc).
(ii) Năng lực lập, hủy bỏ di chúc: khi giải quyết vấn đề này hiệp định
áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch. Cụ thể năng lực lập và hủy bỏ di chúc,
hậu quả pháp lý của những thiếu sót trong việc thể hiện ý chí được xác
định theo pháp luật của nước ký kết mà người để lại di chúc là công dân
vào thời điểm lập di chúc (khoản 2 Điều 42 Hiệp định TTTP giữa Việt Nam
– Ba Lan).
Ví dụ: Người để lại di chúc là công dân nước Việt Nam thì năng lực
lập và hủy bỏ được xác định theo pháp luật Việt Nam (cụ thể là năng lực
lập được qui định tại Điều 652 BLDS 2005, năng lực hủy bỏ di chúc tại
Điều 662 BLDS 2005).
(iii) Mở và công bố di chúc (Điều 44 Hiệp định TTTP giữa Việt Nam
– Ba Lan)
Việc mở và công bố di chúc thuộc thẩm quyền của cơ quan nước ký kết
nơi để di chúc. Bản sao di chúc cũng như biên bản mở và công bố di chúc
và nếu cần thiết, thì cả bản gốc di chúc được gửi đi cho cơ quan có thẩm
quyền của nước ký kết mà người để lại di chúc là công dân.
II.2.2. Thẩm quyền giải quyết vấn đề thừa kế
So với các lĩnh vực khác như lĩnh vực: hôn nhân và gia đình, lĩnh
vực tài sản và hợp đồng, việc giải quyết xung đột về thẩm quyền đối với
các vụ việc về thừa kế tại các Hiệp định về tương trợ tư pháp nói chung và
Hiệp định giữa Việt Nam và Ba Lan nói riêng đơn giản hơn rất nhiều.
Theo đó vấn đề thẩm quyền giải quyết thuộc về cơ quan tư pháp của nước

ký kết nào sẽ phụ thuộc về loại tài sản. Căn cứ theo Điều 43 Hiệp định
TTTP giữa Việt Nam – Ba Lan, thẩm quyền giải quyết thừa kế được xác
định như sau:
(i) Đối với động sản (khoản 1 Điều 43 Hiệp định TTTP giữa Việt
Nam - Ba Lan:”Cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc thừa kế động sản là

11


Bài tập môn Tư pháp Quốc tế
Nhóm 4 - Lớp CLC38B
Vấn đề nghiên cứu: Giải quyết XĐPL về thừa kế có YTNN qua HĐTTTP và pháp luật Australia

cơ quan của nước ký kết mà người để lại tài sản là công dân khi chết, trừ
trường hợp nói ở khoản 4 điều này".
Khoản 4 Điều này quy định trong trường hợp công dân nước ký kết
này sau khi chết để lại toàn bộ động sản trên lãnh thổ trước ký kế kia, thì
thể theo yêu cầu của một người thừa kế, theo di chúc hoặc theo pháp luật,
cơ quan của nước ký kết kia sẽ tiến hành thủ tục về thừa kế, nếu được sự
đồng ý của tất cả những người thừa kế theo di chúc mà người ta biết nơi
thường trú hoặc tạm trú của họ.
(ii) Đối với bất động sản (khoản 2 Điều 43 Hiệp định TTTP giữa
Việt Nam – Ba Lan): “Đối với việc thừa kế bất động sản, cơ quan có thẩm
quyền giải quyết là cơ quan của nước ký kết nơi có bất động sản”.
Bên cạnh đó, các quy định nói ở khoản 1 và khoản 2 điều này cũng
được áp dụng tương ứng đối với các tranh chấp về vấn đề thừa kế (khoản
3 Điều 43 Hiệp định TTTP giữa Việt Nam – Ba Lan).
CHƯƠNG III: THỪA KẾ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT
AUSTRALIA
III.1. Nguyên tắc giải quyết XĐPL về thừa kế có yếu tố nước ngoài

trong pháp luật Australia
Nguyên tắc phân chia luật áp dụng (tạm dịch từ cụm từ nguyên gốc
sau"principle of scission") là một nguyên tắc của hệ thống thông luật.
Nguyên tắc này yêu cầu sự tách bạch áp dụng pháp luật đối với động sản
và bất động sản như sau:
(i) Đối với bất động sản thì áp dụng pháp luật nơi bất động sản đó
tồn tại (lex situs).
(ii) Đối với động sản theo pháp luật nơi mà người chết cư trú (lex
domicilii).
Nguyên tắc này không phức tạp về bản chất nhưng lại gây ra sự
phức tạp về yêu cầu kỹ thuật phân loại đối tượng áp dụng theo từng
trường hợp thừa kế cụ thể. Vì thế, thật không ngạc nhiên khi có những
yêu cầu cải cách pháp luật tư pháp quốc tế liên quan đến thừa kế là cần
12


Bài tập môn Tư pháp Quốc tế
Nhóm 4 - Lớp CLC38B
Vấn đề nghiên cứu: Giải quyết XĐPL về thừa kế có YTNN qua HĐTTTP và pháp luật Australia

phải có một luật áp dụng mà có thể giải quyết được mọi câu hỏi liên quan
đến thừa kế. Không có một tòa án nào ở Australia thực hiện được những
đề xuất trên5.
III.2. Thẩm quyền chung của Tòa án
Trong tất cả các bang (trừ bang Queensland), quy định về thẩm
quyền giải quyết các vấn đề thừa kế của Tòa tối cao tuân theo nguyên tắc
của Thông luật. Quy định này đòi hỏi sự tồn tại của tài sản mà người qua
đời để lại di chúc trong phạm vi của bang hoặc vùng lãnh thổ nơi giải
quyết vụ việc thừa kế (Luật nơi có vật). Đối với bất động sản như đất đai
hoặc động sản hữu hình, xác định sự tồn tại của chúng là một vấn đề

không mấy khó khăn. Tuy nhiên, đối với những món nợ hoặc tài sản vô
hình (như các quyền sở hữu trí tuệ, bản quyền...), việc đầu tiên Tòa án cần
làm là xác định vị trí phát sinh những tài sản đó theo quy định của pháp
luật để đưa ra kết luận rằng Tòa này có thẩm quyền để chỉ định người đại
diện cá nhân của di chúc hay không6.
Tại Queensland và một số vùng lãnh thổ khác, Tòa tối cao có thẩm
quyền giải quyết các vấn đề của thừa kế ngay cả khi tài sản của người quá
cố không tồn tại trong phạm vi lãnh thổ của họ. Pháp luật vùng này không
hạn chế thẩm quyền của Tòa án trong việc chỉ định người đại diện cá
nhân của di chúc. Tuy nhiên, quy định của Alrich v Attorney- General
Ormorod chỉ ra rằng, ở các quốc gia sử dụng pháp luật song song với
pháp luật Anh, việc không tồn tại tài sản trong phạm vi thẩm quyền là trái
với nguyên tắc khẳng định quyền và nghĩa vụ, trừ khi người chết đã cư
trú trong lãnh thổ đó.
Khái niệm “forum non conveniens” (là quyền tùy ý cho phép một
Tòa án từ chối vụ việc thuộc thẩm quyền của họ khi một Tòa khác có thẩm
quyền phù hợp hơn trong việc giải quyết vụ việc trên) không có vai trò
5

Mortensen, Richard Garnett and Mary Keyes (2011), “International Private Law”, Pub. LexisNexis

Butterworths, p. 517.
6

Tlđd 05, tr. 518.

13


Bài tập môn Tư pháp Quốc tế

Nhóm 4 - Lớp CLC38B
Vấn đề nghiên cứu: Giải quyết XĐPL về thừa kế có YTNN qua HĐTTTP và pháp luật Australia

quan trọng tại các bang và vùng lãnh thổ tuân theo quy định của Thông
luật. Một phần vì thẩm quyền chỉ phát sinh tại nơi có tài sản, một phần
khác, tài sản nằm ở ngoài vùng lãnh thổ thì nó không thể được xử lý khi
tòa địa phương chỉ định người đại diện cá nhân cho di chúc. Trong trường
hợp này, việc từ chối thực hiện thẩm quyền của tòa án là để ngăn chặn sự
chuyển giao tài sản hoặc quyền thụ hưởng không hợp pháp. Ở Queensland
thì quyền tùy ý này lại có ý nghĩa nhất định, đặc biệt trong những trường
hợp không tồn tại tài sản trong phạm vi lãnh thổ, hoặc không có bất kỳ sự
kiến nghị nào từ người đại diện cá nhân trên phương diện tài sản trong di
chúc7.
III.3. Công nhận và cho thi hành di chúc của tòa án nước ngoài hoặc tòa
án của các quốc gia thuộc khối Thịnh Vượng Chung tại Australia 8
Nhiều người chết không chỉ để lại tài sản ở nơi họ cư trú, mà còn ở
các tiểu bang và vùng lãnh thổ khác, hoặc thậm chí là ở quốc gia khác. Tài
sản đó có thể là cổ phiếu, tiền trong tài khoản ngân hàng hoặc bất động
sản. Số người sở hữu những loại tài sản trên tại nhiều hơn một quốc gia
đang gia tăng.
Thông thường, một cá nhân cư trú tại một trong các quốc giathuộc
Thịnh Vượng Chung chết, để lại tài sản trên lãnh thổ của Australia thì di
chúc được lập bởi các tòa án địa phương ở Thịnh Vượng Chung, sẽ không
được công nhận và cho thi hành tại Australia. Những tài sản này sẽ chỉ
được quản lý bởi người thừa kế theo di chúc hoặc người đại diện của họ
khi di chúc của tòa án nước sở tại nơi người chết đã cư trú được "công
nhận" tại Australia. Quá trình này được gọi là "resealing". Resealing là
một cách nhanh chóng và hiệu quả để có được sự công nhận và cho thi
hành di chúc của tòa án của các quốc gia thuộc khối Thịnh Vượng Chung
tại Australia. Theo đó, nguyên tắc cơ bản là di chúc được công nhận và

cho thi hành tại nước ngoài hoặc một quốc gia thuộc Thịnh Vượng Chung,
7
8

Tlđd 05, tr. 519.
Tlđd 05, tr. 521-523.

14


Bài tập môn Tư pháp Quốc tế
Nhóm 4 - Lớp CLC38B
Vấn đề nghiên cứu: Giải quyết XĐPL về thừa kế có YTNN qua HĐTTTP và pháp luật Australia

cũng có giá trị pháp lý tương tự tại Australia. Điều này sẽ cho phép người
thừa kế hoặc người đại diện của họ được quyền quản lý các tài sản đăng
ký tại nước Australia9.
Ví dụ: Nếu một cá nhân cư trú tại Anh, qua đời, để lại một tài khoản
ngân hàng và một căn nhà tại Australia. Các yêu cầu của người thừa kế
nước Anh có thể không được công nhận bởi các tổ chức tài chính của
Australia. Resealing là một cách hiệu quả cho phép người thừa kế quản lý
tài khoản ngân hàng và căn nhà tại Australia.
Trong tất cả các tiểu bang và vùng lãnh thổ của Australia, pháp
luật cho phép công nhận và cho thi hành di chúc của các quốc gia thuộc
Thịnh Vượng Chung tại Australia. Và theo đó, việc quản lý và phân chia tài
sản trong các tiểu bang hoặc vùng lãnh thổ trở nên hiệu quả hơn. Để có
quyền quản lý tài sản nằm trên lãnh thổ Australia phải được sự cho phép
của Tòa án Australia thông qua việc Tòa án Australia công nhận và cho
thi hành di chúc của tòa án thuộc các quốc gia Thịnh Vượng Chung. Điều
này là cần thiết nhưng không phải bắt buộc trong mọi trường hợp. Nó

phụ thuộc vào giá trị của tài sản. Nếu tài sản có giá trị thấp, người thừa
kế có thể được phép quản lý tài sản nằm trên lãnh thổ Australia mà không
cần phải yêu cầu Tòa án Australia công nhận và cho thi hành di chúc. Chỉ
cần liên hệ với người giữ tài sản, chẳng hạn như các ngân hàng Australia
hoặc cổ phần đăng ký và làm theo các yêu cầu của họ. Nếu là tài sản có
giá trị đáng kể, việc yêu cầu Tòa án Australia công nhận và cho thi hành di
chúc là bắt buộc.
Khi người chết không để lại di chúc có hiệu lực, người có quyền và
nghĩa vụ đối với phần di sản sẽ nhận được “thư trao quyền quản lý”
(Letters of Administration) thay vì một “giấy xác nhận có quyền và nghĩa
như theo di chúc” (Grant of probate). Cả hai loại trên đều có thể được
công nhận và cho thi hành tại Australia. Các quyết định tương đương
Lester Aldridge, “Resealing foreign grants of probate”

9

[ />
15


Bài tập môn Tư pháp Quốc tế
Nhóm 4 - Lớp CLC38B
Vấn đề nghiên cứu: Giải quyết XĐPL về thừa kế có YTNN qua HĐTTTP và pháp luật Australia

khác từ các quốc gia thuộc khối Thịnh Vượng Chung cũng có thể được tòa
án Australia công nhận và cho thi hành.
Ở Nam Australia, Tasmania và Victoria, pháp luật cũng công nhận
và cho thi hành di chúc của các quốc gia nước ngoài khác (các quốc gia
không thuộc khối Thịnh Vượng Chung).
Tại bang Victoria, vào những năm 80-88, Administration and

Probate Act (1958) quy định rằng: “khi có yêu cầu của người thừa kế hoặc
người quản lý gốc, hoặc người được người thừa kế và người quản lý ủy
quyền, di chúc của tòa án nước ngoài có thể được công nhận và cho thi
hành tại Australia của bởi tóa án tối cao của Victoria”.
Ở Nam Australia, Điều 17 Administration and Probate Act (1919)
(SA) quy định rằng: “Di chúc và Administrator được lập tại các bang khác
hoặc tại Anh hoặc tại toà án nước ngoài bất kì thì sẽ được công nhận và
cho thi hành ở Nam Australia theo chế định re-sealing”. Điều 50 của Luật
di chúc năm 2005 đưa ra quy định về trình tự thủ tục.
Tại Tasmania, vào năm 48, Administration and Probate Act quy
định rằng: “Khi có yêu cầu của người thừa kế hoặc người quản lý gốc,
hoặc người được ủy quyền bởi người thừa kế, người quản lý gốc; di chúc
của tòa án nước ngoài có thể được công nhận và cho thi hành bởi Tòa án
Tối cao của Tasmania, theo đó di chúc được công nhận tại Tasmania có
giá trị pháp lý tương tự như di chúc gốc”.
Quy định này thông thường chỉ áp dụng cho di chúc được lập tại
nước sở tại có quan hệ qua lại trong việc công nhận và cho thi hành di
chúc. Quan hệ qua lại dường như được xác lập trong gần như tất cả các
quốc gia thuộc khối Thịnh Vượng Chung. Tuy nhiên, không có quyền công
nhận và cho thi hành di chúc của một trong các quốc gia thuộc Thịnh
Vượng Chung dựa trên quan hệ qua lại mà phụ thuộc hoàn toàn vào quyết
định của tòa án.

16


Bài tập môn Tư pháp Quốc tế
Nhóm 4 - Lớp CLC38B
Vấn đề nghiên cứu: Giải quyết XĐPL về thừa kế có YTNN qua HĐTTTP và pháp luật Australia


III.4. Những quy định chung về người đại diện cá nhân
III.4.1. Người quản lý và người thi hành10
Trong hệ thống các nước Thông luật, quyền và nghĩa vụ đối với tài
sản và các nghĩa vụ tài sản của người quá cố sẽ được thực hiện bởi một
người đại diện cá nhân (personal representative), theo trình tự thủ tục
luật định. Khi người đó được chỉ định bởi di chúc, thì người đó được gọi là
người thi hành. Trong một số trường hợp khác, Tòa án sẽ chỉ định một
người quản lý để nắm giữ các quyền, nghĩa vụ đối với di sản và thực hiện
việc quản lý. Người thi hành do tòa chỉ định trong trường hợp di chúc
không đề cập tới vấn đề này, hoặc sự chỉ định của di chúc không thể thực
hiện được (do người được chỉ định từ chối, hoặc chết...). Khi người chết
không để lại di chúc thì tòa cũng sẽ chỉ định người quản lý. Quyền và
nghĩa vụ của người quản lý được thành lập do sự công nhận hiệu lực di
chúc hoặc do thư trao quyền quản lý của toàn án có thẩm quyền nơi có
thẩm quyền công nhận, đó là các tòa tối cao tại các bang và vùng lãnh thổ.
Tòa án thường sẽ từ chối phê chuẩn việc chỉ định người đại diện
(refusal to confirm grants) được thành lập đối với động sản tại nơi cư trú,
còn với bất động sản thì được chia làm hai trường hợp:
-

Thứ nhất, tại nơi mà người đại diện ko đủ tư cách theo luật

Tòa án.
-

Thứ hai, tại nơi sự phê chuẩn của việc chỉ định đối lập với

chính sách xã hội
Ngoại lệ đầu tiên có nghĩa là luật của tòa án tiếp tục tuyên bố
những phẩm chất cần có của một người đại diện. Vì vậy theo những gì

được cho phép của luật nơi cư trú thì tòa án Australia sẽ ko chấp nhận
việc bổ nhiệm người chưa thành niên như là một người đại diện.
Ngoại lệ thứ hai có thể được được hiểu đơn giản qua ví dụ sau: Ông
A là công dân Australia, khi qua đời để lại di chúc chỉ định ông B đang cư
10

Tlđd 05, tr. 518.

17


Bài tập môn Tư pháp Quốc tế
Nhóm 4 - Lớp CLC38B
Vấn đề nghiên cứu: Giải quyết XĐPL về thừa kế có YTNN qua HĐTTTP và pháp luật Australia

trú tại Singapore để làm người đại diện. Ông B sử dụng quyền đại diện
của mình để xử lý số tài sản của ông A theo pháp luật củaSingapore,
nhưng điều đó lại trái với quy định của pháp luật chung của Australia. Khi
đó tòa án có thẩm quyền của Australia sẽ từ chối phê chuẩn tư cách đại
diện của ông B.
Ngoài hai trường hợp ngoại lệ trên, tòa án Australia vẫn có thể từ
chối phê chuẩn việc chỉ định khi tuân theo luật nơi cư trú hoặc luật nơi có
tài sản...mặc dù điều này không thường xuyên xảy ra. Trong trường hợp
luật nước ngoài không xác định người đại diện để quản lý di sản, tòa án
có thể đưa ra một quyết định độc lập chỉ định người đại diện thích hợp.
Thông thường, quyết định tuân theo hệ thuộc luật tòa án.
III.4.2. Trách nhiệm quản lý di sản11
Sau khi Tòa án có thẩm quyền nhận vụ việc thừa kế di sản, họ sẽ có
quyền chỉ định một người một hoặc một số người đại diện để thi hành việc
quản lý và phân chia di sản. Tại Australia, một cá nhân trở thành người

đại diện hoàn toàn hợp pháp và giải quyết các vấn đề di sản nếu không có
sự chỉ định của tòa án. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, người đại
diện này vẫn có thể thực hiện việc quản lý tài sản mà không cần sự chỉ
định của tòa nếu họ chứng minh được quyền quản lý của họ đối với những
con nợ, ngân hàng, tổ chức tài chính...của người để lại di sản. Những
người này phải chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với những hành vi họ thực
hiện trong quá trình quản lý và phân chia tài sản. Những nguyên tắc này
có hiệu lực đối với cả người được chỉ định là người ngoại quốc.
Sau khi được chỉ định, người đại diện sẽ thực hiện trách nhiệm
quản lý của mình theo quy định của pháp luật tại địa phương nơi mà họ
được ban quyền (Hệ thuộc luật tòa án). Nguyên tắc này áp dụng ngay cả
khi việc chỉ định tại địa phương đó không phụ thuộc vào các nguyên tắc
quản lý chính được thi hành tại nơi người để lại di sản cư trú khi qua đời.
11

Tlđd 05. Tr. 522-523.

18


Bài tập môn Tư pháp Quốc tế
Nhóm 4 - Lớp CLC38B
Vấn đề nghiên cứu: Giải quyết XĐPL về thừa kế có YTNN qua HĐTTTP và pháp luật Australia

Nghĩa vụ quản lý cần được thực hiện bao gồm nghĩa vụ quản lý chính và
nghĩa vụ quản lý phụ.
III.4.2.1. Nghĩa vụ quản lý chính (Principal administration12):
Đầu tiên, thu hồi toàn bộ của cải, tài sản của người chết để có cơ sở
thanh toán hết những khoản nợ thuộc về người để lại di chúc.
Thứ hai, thanh toán các khoản nợ. Luật tòa án sẽ quyết định khoản

nợ có được thanh toán hay không, và thứ tự trả các khoản nợ. Ví dụ như
các khoản nợ đầu tư nước ngoài thì thường không bị bắt buộc trả tại
Australia, nhưng những khoản nợ đầu tư liên bang thì có. Người đại diện
không nên trả bất kỳ khoản nợ nào dưới sự giới hạn do Luật tòa án đưa
ra.
Thứ ba, người quản lý có quyền hoãn phân chia tài sản cho những
người thụ hưởng sau khi tài sản đã được xác định chắc chắn.
III.4.2.2. Nghĩa vụ quản lý phụ (Ancially administration 13):
Di sản được quyền chia cho người thụ hưởng sau khi nó được xác
định bằng cách thu hồi tất cả của cải và trả hết những khoản nợ. Thông
thường, sự phân chia này sẽ được thực hiện bởi người đại diện do tòa chỉ
định tại nơi mà người để lại di sản cư trú. Khi phát sinh phần dư ra của di
sản, thì người đại diện sẽ quyết định xử lý phần dư này. Trong phần lớn
các trường hợp thì phần dư sẽ được chuyển lại cho người đại diện để họ
tiếp tục quá trình quản lý và phân chia lại
III.5. Thực hiện quyền chỉ định-một quyền đặc biệt của thừa kế có
yếu tố nước ngoài trong pháp luật Australia
III.5.1. Quyền chỉ định là một quyền khái quát và đặc biệt 14
Quyền chỉ định là quyền cho phép người B định đoạt tài sản của A
mà trước đó A đã chỉ ra trong trường hợp nào B được thực hiện quyền
định đoạt đó. Lấy ví dụ liên quan đến vấn đề thừa kế có yếu tố nước ngoài
12

Tlđd 05, tr. 523-524.

13

Tlđd 05, tr. 524-525.

14


Tlđd 05, tr. 536.

19


Bài tập môn Tư pháp Quốc tế
Nhóm 4 - Lớp CLC38B
Vấn đề nghiên cứu: Giải quyết XĐPL về thừa kế có YTNN qua HĐTTTP và pháp luật Australia

của tư pháp quốc tế: A (người tặng cho), thông qua di chúc, cho B (người
chỉ định) quyền đề cử C (người được chỉ định) trong di chúc của B, được
nhận tài sản vốn thuộc về A. A đã tạo ra một quyền có tính khái quát khi
cho phép B đề cử bất kỳ người nào trên thế giới. Tuy nhiên, nó có thể trở
thành quyền có tính đặc biệt khi A buộc B đề cử một trong những người
thừa kế của A. Tính chất khái quát hay đặc biệt của quyền này được xác
định bởi luật pháp nơi điều chỉnh di chúc của A.
III.5.2. Hiệu lực pháp luật15
Tiếp tục với ví dụ trên, tại Úc, quyền chỉ định sẽ có hiệu lực hợp
pháp trong một trong hai trường hợp sau:
-

Di chúc của B có hiệu lực pháp luật dưới luật điều chỉnh di chúc của

B.
-

Tại bang Victoria, di chúc của B có hiệu lực pháp luật dưới luật điều

chỉnh di chúc của A.

Cần phải nhấn mạnh là sự áp đặt hình thức di chúc trong việc thực
hiện quyền chỉ định là đẩy đủ, nhưng không cần thiết. Trong thực tế vẫn
có trường hợp thực hiện quyền chỉ định không thỏa mãn những điều kiện
về hình thức được quy định trong luật điều chỉnh di chúc của B.
III.5.3. Năng lực pháp luật16
Có 2 cách để xác định năng lực pháp luật của B:
Theo pháp luật Úc, B có năng lực pháp luật để thực hiện quyền đối

-

với bất động sản khi B đáp ứng đủ điều kiện quy định về năng lực pháp
luật tại nơi có tài sản đó. Còn đối với động sản, áp dụng luật tại nơi B cư
trú.
-

Xác định năng lực cho B theo pháp luật tại nơi điều chỉnh di chúc

của A. Nếu theo cách này thì không có quy phạm pháp luật cụ thể điều

15

Tlđd 05, tr. 536-537.

16

Tlđd 05, tr. 537-538.

20



Bài tập môn Tư pháp Quốc tế
Nhóm 4 - Lớp CLC38B
Vấn đề nghiên cứu: Giải quyết XĐPL về thừa kế có YTNN qua HĐTTTP và pháp luật Australia

chỉnh, nhưng các nhà học giả người Anh đã phát triển nó từ cách xác định
thứ nhất.
III.5.4. Sự hủy bỏ
Sự chọn luật để xác định tính vô hiệu của di chúc cũng đồng thời
quyết định quyền chỉ định có bị vô hiệu hay không 17.
III.6. Di sản
III.6.1. Di sản thừa kế theo di chúc
III.6.1.1. Hiệu lực của di chúc18
Đối với bất động sản, tranh chấp xoay quanh việc xác định hiệu lực
của di chúc xảy ra trên một hay ở lãnh thổ khác của người để lại di sản
thừa kế với điều kiện nào thì có hiệu lực pháp luật. Việc xác định một di
chúc thế nào là phù hợp với quy định của pháp luật gồm nhiều vấn đề như
năng lực hành vi dân sự của người làm chứng, số lượng người làm chứng,
tình trạng của di chúc, hiệu lực của di chúc miệng. Ở các quốc gia theo hệ
thống thông luật, hiệu lực của di chúc liên quan đến bất động sản được
xác định theo pháp luật nơi có bất động sản đó. Luật pháp của Australia
cũng thừa nhận quy tắc trên nhưng để dễ dàng hơn trong việc áp dụng di
chúc có liên quan đến bất động sản đối với những nước đã thông qua Luật
Di chúc 1963 (của Nghị viện Vương quốc Anh). Luật Di chúc 1963 quy
định rằng di chúc mà có nội dung liên quan đến di sản thừa kế là bất động
sản sẽ được công nhận ở những nơi sau:
_ Nơi có bất động sản
_ Nơi thi hành di chúc
_ Nơi mà người để lại di sản cư trú tại tại thời điểm di chúc được
tạo lập hoặc tại thời điểm người để lại di chúc chết.
_ Nơi mà người để lại di chúc sinh sống thường xuyên tại thời điểm

di chúc tạo được lập hoặc tại thời điểm người để lại di chúc chết.

17

Tlđd 05, tr. 539

18

Tlđd 05, tr. 525-527, 531-532.

21


Bài tập môn Tư pháp Quốc tế
Nhóm 4 - Lớp CLC38B
Vấn đề nghiên cứu: Giải quyết XĐPL về thừa kế có YTNN qua HĐTTTP và pháp luật Australia

_ Nơi mà người để lại di chúc là công dân tại thời điểm di chúc
được tạo lập hoặc tại thời điểm người để lại di chúc chết.
Đối với động sản, tranh chấp xoay quanh việc xác định hiệu lực của
di chúc xảy ra trên một hay ở lãnh thổ khác của người để lại di sản thừa
kế với điều kiện nào thì có hiệu lực pháp luật. Vấn đề này được xác định
theo pháp luật nơi mà người để lại di chúc cư trú tại thời điểm họ chết.
Bàn thêm về vấn đề liên quan đến nơi tạo lập di chúc, có một số
trường hợp đặc biệt là di chúc được tạo lập trên tàu biển, tàu bay thì việc
xác định nơi tạo lập di chúc sẽ được giải quyết như thế nào. Việc xác định
nơi tạo lập di chúc trong những trường hợp này sẽ xác định là nơi tàu bay
đang đáp hoặc vùng nước mà tàu biển đang đi qua hoặc nơi mà co mối
liên hệ mật thiết với tàu bay, tàu biển như nơi đăng ký tàu bay, tàu biển
và những trường hợp liên quan khác.

Bàn về quốc tịch của người để lại di chúc, họ có thể là người có
nhiều quốc tịch nên vấn đề về việc áp dụng pháp luật của nước nào để giải
quyết cũng cần được lưu tâm. Vì thế, vấn đề này được gải quyết bằng cách
xác định xem người để lại di chúc này có mối quan hệ mật thiết với quốc
gia nào mà họ mang quốc tịch nhất trong khỏang thời gian xác định.
III.6.1.2. Điều kiện đối với người lập di chúc19
Đối với bất động sản, pháp luật Australia chỉ quan tâm đến năng
lực hành vi dân sự và độ tuổi của người lập di chúc. Quy định cụ thể về
những điều kiện này được dẫn chiếu đến pháp luật của nước nơi có bất
động sản đó.
Đối với động sản, pháp luật Australia quy định cả điều kiện đối với
người lập di chúc và cả người thụ hưởng di sản mang tính chất gia
truyền. Đối với người lập di chúc có tài sản là động sản, pháp luật
Australia dẫn chiếu áp dụng pháp luật nơi người để lại di chúc cư trú. Quy
định này không rõ ràng ở chỗ việc xác định nơi người để lại di chúc cư trú
tại thời điểm người này chết hay tại thời điểm người này lập di chúc. Việc
xác định nơi người để lại di chúc cư trú tại thời điểm người này chết được
19

Tlđd 05, tr. 526-527, 532-533.

22


Bài tập môn Tư pháp Quốc tế
Nhóm 4 - Lớp CLC38B
Vấn đề nghiên cứu: Giải quyết XĐPL về thừa kế có YTNN qua HĐTTTP và pháp luật Australia

áp dụng rộng rãi hơn trong trường hợp di chúc có quy định về di sản là
động sản. Tuy nhiên, cũng có nhựng nhà phê bình có ý kiến rằng nên xác

định nơi người để lại di chúc cư trú tại thời điểm người này lập di chúc vì
nó có mối quan hệ trực tiếp đến những vấn đề liên quan đến tuổi và năng
lực hành vi dân sự của người lập di chúc. Đối với người thụ hưởng di sản
mang tính chất gia truyền, quyết định của thẩm phán Romily MR trong vụ
Re Hellmann’s Will là đồng ý cho người thừa tự sẽ được nhận di sản
mang tính chất gia truyền theo pháp luật nơi mà người thừa tự được
công nhận có đầy đủ năng lực hành vi dân sự hoặc theo pháp luật nơi mà
người thừa tự cư trú hoặc theo pháp luật nơi mà người để lại di chúc cư
trú tại thời điểm người này chết. Trường hợp này chỉ áp dụng đối với
động sản có tính chất gia truyển nên không áp dụng đối với các loại động
sản khác.
III.6.1.3. Những nội dung cần quy định trong di chúc liên quan đến
di sản20
Đối với bất động sản, năng lực hành vi dân sự của người lập di chúc
còn được thể hiện qua những nội dung quy định về việc phân chia di sản
là bất động sản như phân chia hoa lợi, lợi tức phát sinh từ bất động sản,
bất động sản được chia theo tỉ lệ phần trăm cho vợ/chồng, con cái của
người chết,.. Pháp luật áp dụng trong trường hợp này là pháp luật nơi có
bất động sản được quy định trong di chúc.
Đối với động sản. việc phân chia loại tài sản này được áp dụng theo
pháp luật nơi mà người để lại di chúc cư trú tại thời điểm chết.
III.6.1.4. Vấn đề giải thích di chúc liên quan đến di sản 21
Việc giải thích di chúc liên quan đến di sản là bất động sản thường
dựa vào pháp luật nơi bất động sản đó tồn tại. Có nhiều lý do để lý giải
cho vấn đề này. Sỡ dĩ, mục đích cơ bản của pháp luật thừa kế là có thể
hiện thực hóa ý nguyện của người để lại di chúc cho nên việc xác định
đúng luật áp dụng đồng nghĩa với việc chọn đúng Tòa án có thẩm quyền
20

Tlđd 05, tr. 527, 533.


21

Tlđd 05, tr.527-528, 534.

23


Bài tập môn Tư pháp Quốc tế
Nhóm 4 - Lớp CLC38B
Vấn đề nghiên cứu: Giải quyết XĐPL về thừa kế có YTNN qua HĐTTTP và pháp luật Australia

để có thể thi hành di chúc trên thực tế. Người lạp di chúc có thể thể hiện
việc chọn luật nào áp dụng nhằm mục đích giải thích di chúc theo đúng
tâm nguyện của họ. Trong trường hợp này, Việc thể hiện ý chí của người
chết về vấn đề chọn luật để giải thích của họ trong trường hợp này sẽ
được Tòa án xem xét như là một nguồn tài liệu chính. Tuy nhiên trường
hợp này trên thực tế rất hiếm khi xảy ra. Trường hợp thường thấy hơn
trong thực tế là ngôn từ để diễn giải ý nguyện của người chết thường
được dựa trên pháp luật nơi mà họ cư trú trước lúc chết hoặc pháp luật
của nơi mà di chúc được lập ra. Vì thế, có thể cho rằng pháp luật nơi mà
người lập di chúc cư trú tại thời điểm di chúc được lập ra được áp dụng
để giải thích nhưng việc áp dụng pháp luật trong trường hợp này vẫn có
khả năng dẫn chiếu áp dụng pháp luật của một quốc gia khác nên rất khó
khăn trong việc hiện thực hóa di chúc.
Việc xác định luật nào được áp dụng để giải thích phần nội dung di
chúc có liên quan đến di sản là động sản thì Tòa án sẽ ưu tiên áp dụng luật
pháp mà người để lại di chúc lựa chọn. Tuy nhiên, trừ phi có bằng chứng
chứng minh rằng người để lại di chúc thể hiện ý chí lựa chọn pháp luật
của một quốc gia khác để áp dụng, Tòa án sẽ áp dụng pháp luật nơi mà

người để lại di chúc cư trú khi người này chết. Tuy nhiên, xu hướng áp
dụng pháp luật được thể hiện qua việc giải quyết các vụ việc gần đây cho
thấy rằng Tòa án còn áp dụng pháp luật nơi mà di chúc được tạo ra.
III.6.1.5. Về việc lựa chọn di sản thừa kế22
Học thuyết lựa chọn di sản thừa kế phát sinh đối với bất động sản
và động sản trong trường hợp sau:
_Đối với bất động sản
A là người để lại di sản thừa kế theo di chúc cho B và C. A để lại một
mạnh đất cho B và một khoản tiền 100.000 đô la cho C theo di chúc. Tuy
nhiên, lúc A còn sống, C đã mua hoặc được thừa kế từ người khác mảnh
đất mà A theo di chúc để lại cho B. Trong trường hợp này, học thuyết bề
lựa chọn di sản được áp dụng cho C. Có hai trường hợp xảy ra: hoặc C sẽ
22

Tlđd 05, tr. 528-529, 534.

24


Bài tập môn Tư pháp Quốc tế
Nhóm 4 - Lớp CLC38B
Vấn đề nghiên cứu: Giải quyết XĐPL về thừa kế có YTNN qua HĐTTTP và pháp luật Australia

chọn khoản tiền 100.000 đô la và chuyển quyền sử dụng mảnh đất cho B
hoặc C sẽ vẫn giữ lại quyền sử dụng mảnh đất mà A để thừa kế lại cho B
và khoản tiền 100.000 đô la nhưng có bối thường cho B giá trị của mảnh
đất. Đây là một nguyên tắc về tài sàn, dựa trên sự đạo đức, A để lại di sản
thừa kế với mong muốn B cũng được thừa kế di sản theo di nguyện của A
nên C không thể độc chiếm hết di sản của A trừ phi có sự đồng ý của A.
Trong trường hợp nếu bất động sản mà A để lại cho B ở nước ngoài, Tòa

án cùa Australia sẽ ngăn cản việc thừa kế khoản tiền 100.000 đô la của C
cho đến khi nào C chuyển quyền sử dụng đất của mình cho B nhằm đảm
bảo quyền và lợi ích hợp pháp của B. Đây là một học thuyết thuộc hệ
thống thông luật nên câu hỏi được đặt ra ở đây là đối với các quan hệ
thừa kế có yếu tố nước ngoài thì học thuyết này có được áp dụng hay
không? Câu trả lời là học thuyết này chỉ được áp dụng đối với pháp luật
nơi mà người để lại di sản thừa kế cư trú tại thời điểm chết thừa nhận áp
dụng.

Có ba ngoại lệ trong việc áp dụng học thuyết này. Thứ nhất, nếu A

để lại hai mảnh đất: một mảnh ở Ruritania cho B và một mảnh ở Hentzau
cho C. Tuy nhiên, C đã có quyền sử dụng đối với mảnh đất ở Ruritania rồi.
Pháp luật nơi mà A cư trú tại thời điểm chết không thừa nhận nguyên tắc
lưạ chọn di sản thừa kế đối với bất động sản mà chỉ áp dụng nguyên tắc
này đối với động sản. Vì thế, trong trường hợp này phải đánh giá xem
pháp luật của Hentzau có cho phép áp dụng học thuyết lựa chọn di sản
đối với trường hợp của C không vì pháp luật nước này là pháp luật nước
nơi mà bất động sản mà theo di chúc C được thụ hưởng tồn tại. Thứ hai,
học thuyế này không áp dụng trong trường hợp việc để lại di sản thừa kế
cho B theo di chúc không có giá trị pháp lý nên trong trường hợp này C là
người thừa kế hợp pháp duy nhất (trong trường hợp A chỉ có 2 người
thừa kế là B và C). Vì vậy, trong trường hợp này C sẽ được thụ hưởng cả
bất động sản và khoản tiền 100.000 đô la. Tuy nhiên, trường hợp ngoại lệ
này lại được xem là không thích hợp để áp dụng ở Australia. Thứ ba, việc
25


×