Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.51 KB, 29 trang )

Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện báo cáo thực tập tốt nghiệp, em đã được sự giúp
đỡ, hướng dẫn, hỗ trợ và động viên từ gia đình, từ quý thầy cô, quý công ty, cùng
các bạn. Xin cho phép em được gửi lời cám ơn sâu sắc và chân thành đến:
Ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể các thầy cô giáo của Trường Đại
học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi và trang bị cho em
những kiến thức bổ ích trong suốt 4 năm học vừa qua. Đặc biệt là các thầy cô
giáo khoa Kinh tế và Luật của Trường đã trang bị cho em những kiến thức
chuyên môn quý báu về ngành Luật kinh tế, làm hành trang cho em bước vào
đời. Em xin chân thành cảm ơn Thầy, người đã tận tâm hướng dẫn em qua từng
phần của bài báo cáo thực tập. Nếu không có những lời hướng dẫn, nhận xét, dạy
bảo của thầy thì em nghĩ bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này của em khó có thể
hoàn thiện được. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy.
Ban lãnh đạo Công ty Luật TNHH MTV Không Gian Luật đã tạo điều
kiện cho em thực tập, học hỏi tại công ty. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn LS.
Nguyễn Hồng Sơn và LS. Phan Thị Xuân Uyên cùng toàn thể các anh chị, bạn
thực tập trong công ty đã quan tâm hướng dẫn, giúp đỡ em rất nhiệt tình trong
suốt hơn hai tháng thực tập vừa qua, tạo điều kiện thuận lợi để cho em không chỉ
được học hỏi về rất nhiều điều bổ ích từ kiến thức chuyên nghành đến kỹ năng
mềm trong cuộc sống mà còn hướng dẫn, cung cấp số liệu giúp em hoàn thành
bài báo cáo thực tập này đúng thời gian quy định.
Do hạn chế về kinh nghiệm, kiến thức và điều kiện làm bài nên chắc chắn
bài viết của em sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý
của các thầy cô giáo và các bạn đọc để em được tốt hơn.
Cuối cùng em xin kính chúc quý thầy cô của Trường sức khỏe, chúc Ban
lãnh đạo công ty cùng toàn thể các anh chị của Công ty Luật TNHH MTV Không
Gian Luật ngày càng thành đạt và phát triển hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 1
Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam


Công ty Luật TNHH MTV
Không Gian Luật

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự Do – Hạnh phúc

NHẬN XÉT SINH VIÊN THỰC TẬP
Kính gửi: Khoa Kinh Tế và Luật, Trường Đại học Mở TP.HCM
Trong thời gian từ ngày…./ …./ … đến ngày …./…./……, Đơn vị chúng tôi có nhận
sinh viên ……………………………………. MSSV…………………………… của
Trường đến thực tập tại đơn vị. Sau khi hoàn tất quá trình thực tập, chúng tôi có nhận
xét về tinh thần, thái độ, năng lực thực tập của sinh viên ……………………………
như sau:










……., Ngày…. tháng… năm…….
Lãnh đạo đơn vị
(Kí ghi rõ họ và tên, đóng dấu)
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Nhận xét:
Trang 2
Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam




























Trang 3
Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam
MỤC LỤC

PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Thừa kế di sản chính là sự dịch chuyển tài sản và quyền sở hữu tài sản của
cá nhân người đã chết cho cá nhân, tổ chức có quyền hưởng thừa kế; người thừa
kế trở thành chủ sở hữu của tài sản được hưởng theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Với ý nghĩa như vậy, vấn đề thừa kế có vị trí quan trọng trong các chế định pháp
luật các nước trên thế giới.
Trong bối cảnh hiện nay, sự hội nhập kinh tế diễn ra mạnh mẽ, vấn đề tài
sản thuộc sở hữu cá nhân ngày càng phong phú,thừa kế di sản cũng nảy sinh
nhiều dạng tranh chấp phức tạp, vượt ra khỏi phạm vi của một quốc gia đòi hỏi
phải được giải quyết kịp thời. Hiện nay, quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài đã
không còn là quan hệ hiếm gặp trong cuộc sống mà ngày càng phổ biến.
Ở Việt Nam, mặc dù quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài đã ít nhiều
được Bộ luật dân sự 2005 điều chỉnh tại phần VII, nhưng thực tiễn áp dụng vẫn
còn bộc lộ nhiều vướng mắc, hạn chế nhất định. Điều này đã xâm phạm đến
quyền thừa kế của công dân, đôi khi còn gây bất ổn trong đời sống sinh hoạt của
mỗi gia đình, cộng đồng, xã hội và ảnh hưởng không nhỏ đến mối quan hệ hợp
tác giữa các quốc gia.
Quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài là một trong những chế định quan
trọng của tư pháp quốc tế và cũng là một quan hệ phức tạp, liên quan đến nhiều
hệ thống pháp luật khác nhau. Chính vì vậy, việc xác định luật áp dụng cho các
Trang 4
Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam
quan hệ về thừa kế có yếu tố nước ngoài là một trong những vấn đề quan trọng
trong tư pháp quốc tế Việt Nam và các nước. Tại Việt Nam, những quy định về
pháp luật áp dụng cho quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài được quy định như
thế nào và thực tiện áp dụng ra sao là lý do người viết chọn đề tài “ Giải quyết
xung đột pháp luật về thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu những quy định trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành cũng như

các hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam tham gia kí kết điều chỉnh về quan
hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài để khi gặp một tình huống cụ thế có thể trả lời
được các câu hỏi: Tòa án quốc gia nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp và
nên khởi kiện ở đâu để bảo vệ quyền lợi của mình một cách tốt nhất? Luật nào sẽ
được tòa áp dụng? Quyết định của tòa án có thể thi hành ở nước ngoài hay
không?
- Thực tiễn áp dụng các quy định pháp lý để giải quyết xung đột pháp luật về thừa
kế có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam. Đăc biệt là phân tích những bất cập giữa
thực tiễn và quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật.
- Đưa ra những kiến nghị, giải pháp trong việc hoàn thiện những quy định pháp
luật nhằm giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài
ở Việt Nam.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài về quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài nên thuộc phạm vi điều
chỉnh của tư pháp quốc tế. Phạm vi nghiên cứu là các quy định trong hệ thống
pháp luật Việt Nam hiện hành (luật và các văn bản dưới luật) cũng như các điều
ước quốc tế, hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam tham gia kí kết điều chỉnh
về quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài. Thực tiễn áp dụng của các quy phạm
pháp luật đề giải quyết các vụ việc về thừa kế có yếu tố nước ngoài tại nơi thực
tập.
Trang 5
Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh về Nhà nước và pháp luật, báo cáo sử dụng phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, khái
quát, tổng hợp các quy phạm pháp luật liên quan để làm rõ một số khái niệm
cũng như các quy định của pháp luật Việt Nam và các nước về quan hệ thừa kế
có yếu tố nước ngoài.

- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: Tìm hiểu những hồ sơ và tổng hợp ý kiến
của khách hàng tại công ty TNHH MTV Không Gian Luật. Một số vụ án giải
quyết tranh chấp về thừa kế có yếu tố nước ngoài cũng được sử dụng có chọn lọc
để bình luận, tham khảo để việc nghiên cứu được toàn diện và sâu sắc hơn.
1.5 Kết cấu của chuyên đề
Phần 1: Mở đầu.
Phần 2: Những lý luận chung về quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài
Phần 3: Quy định của Bộ luật Dân sự 2005 về luật áp dụng cho quan hệ
thừa kế có yếu tố nước ngoài.
Phần 4: Những vấn đề dặt ra trong thực tiến và hướng hoàn thiện.
Phần 5: Kết luận.
Trang 6
Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam
PHẦN 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG TRONG
GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ
2.1Khái niệm xung đột pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài
2.1.1 Khái niêm về quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài
Theo cách hiểu thông thường thừa kế là việc dịch chuyển tài sản của người
chết sang cho người sống nhằm chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản.
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về thừa kế:
Quan điểm một, quan điểm của Ang-ghen thì thừa kế là sự dịch chuyển tài
sản của người chết cho người còn sống. Quyền thừa kế là quyền thừa hưởng tài
sản của người chết để lại theo một trình tự do pháp luật quy định.
Quan điểm hai, thừa kế là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các
quan hệ xã hội phát sinh trong việc để lại di sản thừa kế, chuyển di sản của người
chết để lại cho những người còn sống
1
.
Quan điểm ba, thừa kế là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh sự
truyền lại tài sản của người đã chết cho những người khác theo di chúc hoặc theo

quy định của pháp luật
2
.
Từ những quan điểm trên có thể thấy rằng, thừa kế là một chế định pháp lý
dân sự bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh sự truyền lại tài sản
của người đã chết cho những người khác theo di chúc hoặc theo quy định của
pháp luật.
Để xác định là các quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài các quan hệ này
phải thỏa mãn các điều kiện để trở thành các quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài được quy định tại điều 758 Bộ luật dân sự 2005 theo đó “ quan hệ dân sự
có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là
cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài
hoặc quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng
căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát
sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài”. Như
1 Lê Đức Thọ -Từ điển thuật ngữ pháp lý, Tr. 99
2 Đỗ Văn Đại & Mai Hồng Quỳ (2010), Tư pháp quốc tế Việt Nam, NXB chính trị quốc gia,
tr.618.
Trang 7
Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam
vậy có thể thấy rằng các quan hệ thừa kế có ít nhất một trong ba yếu tố nước
ngoài sau:
- Thứ nhất, về chủ thể: ít nhất một trong các bên tham gia vào quan hệ thừa kế này
là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước
ngoài. Ví dụ: công dân Việt Nam lập di chúc để lại một phần tài sản cho một tổ
chức, cá nhân nước ngoài…
- Thứ hai, tài sản liên quan đến quan hệ nằm ở nước ngoài. Đây là quan hệ thừa kế
phát sịnh giữa công dân, tổ chức Việt Nam nhưng tài sản liên quan đến quan hệ
này nằm ở nước ngoài. Ví dụ: Công dân A (Việt Nam) lập di chúc để lại toàn bộ
tài sản cho công dân B (Việt Nam) nhưng một phần tài sản của công dân A đang

ở nước ngoài…
- Thứ ba, căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ theo pháp luật nước ngoài
hoặc phát sinh tại nước ngoài. Ví dụ: công dân Việt Nam lập di chuc để lại tài
sản của mình ở Pháp…
2.1.2 Khái niệm về xung đột pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài.
Quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài là một quan hệ rất phức tạp, liên
quan đến nhiều hệ thống pháp luật khác nhau nên khi một quan hệ thừa kế có yếu
tố nước ngoài pháp sinh nó thường làm pháp sinh hiện tượng xung đột pháp luật.
Xung đột pháp luật là khái niệm thuộc phạm trù ngành luật tư pháp quốc
tế, được hình thành khi có hiện tượng pháp luật của hai hay nhiều nước khác
nhau cùng có thể áp dụng để điều chỉnh một quan hệ xã hội có yếu tố nước
ngoài
3
. Do đó, xung đột pháp luật xảy ra khi hai hay nhiều hệ thống pháp luật
đồng thời đều có thể áp dụng để điều chỉnh một quan hệ pháp luật
4
.
Xung đột pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài được hiểu là hiện
tượng pháp luật của hai, hay nhiều quốc gia cùng có thể được áp dụng để điều
chỉnh một quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài.
3 Từ điển Luật học trang 393
4 Đỗ Văn Đại & Mai Hồng Quỳ (2010), Tư pháp quốc tế Việt Nam, NXB chính trị quốc gia,
tr.177.
Trang 8
Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam
Như vậy, khi có hiện tượng xung đột pháp luật thì các cơ quan có thẩm
quyền phải tiến hành chọn một hệ thống pháp luật thích hợp dựa trên các nguyên
tắc giải quyết xung đột được quy định trong pháp luật
5
.

2.2Nguyên nhân và cách thức giải quyết những xung đột pháp
luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài
2.2.1 Nguyên nhân xuất hiện xung đột pháp luật.
Hiện tượng xung đột pháp luật phát sinh từ hai nguyên nhân chủ yếu:
Pháp luật nội dung (hay còn gọi là pháp luật thực chất) về thừa kế của các quốc
gia hữu quan khác nhau; Có sự phát triển các quan hệ mang tính chất dân sự có
yếu tố nước ngoài
6
.
- Xuất phát từ tính chất đặc thù của các quan hệ xã hội do tư pháp quốc tế điều
chỉnh là các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trong đó có quan hệ về thừa kế.
Trong nhiều trường hợp khi một quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài phát sinh
sẽ làm phát sinh tình trạng pháp luật của các nước liên quan đều có thể được áp
dụng và làm nảy sinh vấn đề chọn pháp luật của một nước cụ thể để áp dụng từ
đó làm phát sinh hiện tượng xung đột
7
.
- Có sự khác nhau trong trong pháp luật các nước khi điều chỉnh một quan hệ thừa
kế cụ thể. Xuất phát từ điều kiện phát triển kinh tế xã hội, từ quan điểm chính trị,
phong tục tập quán, từ đặc điểm của các hệ thống pháp luật nên pháp luật các
nước không thể hoàn toàn giống nhau.
2.2.2 Phương pháp giải quyết những xung đột pháp luật về thừa kế.
Hiện tượng xung đột pháp luật đã và đang được giải quyết theo hướng tìm
ra hệ thống pháp luật phù hợp với sự phát triển các quan hệ và bảo vệ lợi ích
chính đáng của các bên.
Đó là việc áp dụng cách thức sau:
(i) Áp dụng các quy phạm pháp luật thực chất (Phương pháp thực chất):
5 Lê Thị Nam Giang (2011), Tư pháp quốc tế, NXB Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Tr.108.
6 Phạm Thành Tài, Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài theo quy định
của pháp luật Việt Nam trong mối tương quan so sánh với pháp luật một số nước trên thế giới,

tr.16.
7 Lê Thị Nam Giang (2011), Tư pháp quốc tế, NXB Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Tr.10.
Trang 9
Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam
Quy phạm pháp luật thực chất là quy phạm trực tiếp điều chỉnh các quan hệ
của tư pháp quốc tế, các quy phạm này thường quy định cụ thể quyền và nghĩa
vụ của các bên khi tham gia quan hệ
8
. Khi giải quyết một quan hệ thừa kế có yếu
tố nước ngoài cụ thể, nếu có quy phạm xung đột thực chất điều chỉnh, cơ quan có
thẩm quyền cũng như các bên tham gia quan hệ có thể căn cứ ngay vào nội dung
quy phạm thực chất đó để giải quyết mà không cần phải lựa chọn pháp luật áp
dụng. Có hai loại quy phạm thực chất:
- Quy phạm thực chất thống nhất là quy phạm thực chất được xây dựng trong các
điều ước quốc tế hoặc được thừa nhận trong các điều ước quốc tế. Ví dụ điều 40
hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự giữa nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên Bang Nga,…
- Quy phạm thực chất trong pháp luật quốc gia là nhóm quy phạm thực chất do
quốc gia ban hành trong hệ thống pháp luật nước mình, trực tiếp điều chỉnh các
quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài xảy ra trên quốc gia mình. Ví dụ khoản 3,
khoản 4 điều 767 Bộ luật dân sự 2005,…
(ii) Áp dụng các quy phạm pháp luật xung đột (Phương pháp xung đột):
Quy phạm pháp luật xung đột là quy phạm pháp luật giúp xác định hệ
thống pháp luật cụ thể nào có thể được áp dụng nhằm điều chỉnh quan hệ dân sự
có yếu tố nước ngoài.
- Quy phạm xung đột được coi là quy phạm pháp luật mang tính dẫn chiếu vì nó
không tác động trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia
quan hệ mà chỉ dẫn chiếu đến pháp luật cần được áp dụng. Do đó, muốn giải
quyết nội dung mối quan hệ, cơ quan có thẩm quyền phải dựa vào hệ thống pháp
luật mà quy phạm xung đột dẫn chiếu đến.

Hai cách thức giải quyết xung đột pháp luật trên đều có những ưu và
nhược điểm riêng, nên quy phạm pháp luật xung đột và quy phạm pháp luật thực
chất vẫn tồn tại song song trong hệ thống pháp luật các nước.
- Quy phạm pháp luật xung đột có ưu điểm là linh hoạt và mền dẻo vì xây dụng
quy phạm xung đột không quá phụ thuộc vào điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội,
phong tục tập quán của các quốc gia do đó nó chiếm số lượng lớn trong các quy
phạm điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài các nước. Nhưng
8 Lê Thị Nam Giang (2011), “chương 4: Xung đột pháp luật”,Tư pháp quốc tế, NXB Đại học quốc gia
TP. Hồ Chí Minh.
Trang 10
Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam
nhược điểm của quy phạm này là phức tạp, khó khăn cho cơ quan áp dụng pháp
luật và cho các đương sự khi tham gia quân hệ
- Quy phạm pháp luật thực chất có ưu điểm là đơn giản, dễ áp dụng vì trực tiếp
giải quyết được nội dung các quan hệ nhưng nhược điểm là khó xây dựng, phụ
thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của từng nước. Quy phạm thực
chất chủ yếu được xây dựng trong lĩnh vực thương mại và di sản không người
thừa kế.
Cũng có thể chia làm ba cách thức áp dụng để giải quyết xung đột pháp
luật
9
:
- Áp dụng phương pháp gián tiếp giải quyết xung đột pháp luật bằng các quy phạm
xung đột;
- Áp dụng phương pháp trực tiếp giải quyết xung đột pháp luật bằng các quy phạm
thực chất từ nguồn gốc quốc tế, quốc nội;
- Quy phạm áp dụng bắt buộc: thực tế là những quy phạm quốc nội điều chỉnh các
quan hệ trong nước nhưng chúng được áp dung bắt buộc để điều chỉnh một vài
chi tiết của quan hệ có yếu tố nước ngoài, làm vô hiệu hóa các quy phạm xung
đột đáng kể được áp dụng.

Từ những phân tích ở trên có thể thấy rằng quan hệ thừa kế có yếu tố nước
ngoài sẽ được giải quyết chủ yếu theo phương pháp xung đột vì quy phạm thực
chất trong pháp luật Việt Nam rất ít, chỉ điều chỉnh về di sản không người thừa
kế.
2.3Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế của một số nước
trên thế giới.
2.3.1 Thừa kế theo di chúc.
- Theo điều 646 Bộ luật dân sự 2005, “ di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân
nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”. Do đó, thừa kế theo
di chúc là việc dịch chuyển di sản của người chết sang cho người còn sống trên
cơ sở ý chí của người lập di chúc
10
.
9 Đỗ Văn Đại & Mai Hồng Quỳ (2010), “chương II: Giải quyết xung đột pháp luật”, Tư pháp
quốc tế Việt Nam, NXB chính trị quốc gia.
Trang 11
Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam
Trong pháp luật về thừa kế theo di chúc thì năng lực hành vi lập và hủy bỏ
di chúc, hình thức di chúc là những nội dung cơ bản. Để chọn luật áp dụng cho
các vấn đề trên, tư pháp quốc tế các nước trên thế giới áp dụng nhiều nguyên tắc
khác nhau
11
:
- Theo pháp luật Anh, Mỹ, Pháp (những nước theo nguyên tắc phân chia di sản
thừa kế): năng lực hành vi lập di chúc, hình thức di chúc đối với di sản thừa kế là
động sản do luật nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản thừa kế điều chỉnh
(lex domicilli); đối với di sản thừa kế là bất động sản do luật của nước nơi có tài
sản điều chỉnh.
- Ở Đức và một số nước Tây Âu khác (những nước theo nguyên tắc thống nhất di
sản thừa kế):

° Năng lực hành vi lập và hủy bỏ di chúc được xác định theo luật nơi cư trú cuối
cùng của người lập di chúc hoặc theo luật của nước nơi lập di chúc;
° Hình thức di chúc được coi là hợp pháp nếu nó đáp ứng được yêu cầu của một
trong các hệ thống pháp luật sau đây: luật quốc tịch của người lập di chúc, luật
nơi cư trú của người lập di chúc; đối với di sản thừa kế là bất động sản có thể áp
dụng luật nơi có bất động sản đó.
Ngoài ra, tư pháp quốc tế một số nước còn quy định nếu người lập di chúc
không tuân thủ quy định về hình thức di chúc của các hệ thống pháp luật trên mà
lại thỏa mãn yêu cầu đối với luật nơi lập di chúc thì di chúc đó cũng không bị coi
là bất hợp pháp. Ví dụ như pháp luật Nhật Bản quy định: “ Hình thức của di chúc
sẽ được coi là hợp pháp nếu đáp ứng yêu cầu của một trong các hệ thống pháp
luật sau: luật nơi lập di chúc; luật của nước mà người để lại di sản là công dân
vào thời điểm lập di chúc hoặc thời điểm người đó chết, luật của nước mà người
để lại di sản cư trú vào thời điểm lập di chúc hoặc thời điểm người đó chết, luật
của nước mà người để lại di sản có nơi cư trú thường xuyên vào thời điểm lập di
10 Lê Thị Nam Giang (2011), “ chương 12: Thừa kế” Tư pháp quốc tế, NXB Đại học quốc gia
TP. Hồ Chí Minh.
11 Bành Quốc Tuấn (26/10/2012), “Pháp luật áp dụng cho quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài
theo Bộ luật Dân sự 2005”, Trường đại học kiểm sát Hà Nội, download tại địa chỉ:
quan-he-thua-ke-co-
yeu-to-nuoc-ngoai-theo-Bo-luat-Dan-su-2005.html ngày 15/11/201
Trang 12
Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam
chúc hoặc thời điểm người đó chết; đối với bất động sản: pháp luật của nước có
tài sản đó”.
12
2.3.2 Thừa kế theo pháp luật
Thừa kế theo luật được đặt ra trong trường hợp không có di chúc hoặc di
chúc không hợp pháp. Thừa kế theo luật là thừa kế không phải do ý chí của
người để lại di sản thừa kế mà trên cơ sở can thiệp của Nhà nước thông qua

pháp luật về thừa kế
13
.
Pháp luật các nước phân chia làm hai nhánh sau
14
:
- Hệ thống luật Anh - Mỹ (Anh, Mỹ, Úc, Achentina, Đan Mạch…) và Pháp theo
nguyên tắc phân chia di sản thừa kế. Để giải quyết các vấn đề thừa kế, pháp luật
các nước này phân chia di sản thừa kế làm hai loại là bất động sản và động sản.
Mỗi loại di sản có nguyên tắc áp dụng pháp luật giải quyết khác nhau: đối với
động sản, áp dụng luật nơi người để lại có quốc tịch hoặc có nơi cư trú cuối cùng;
đối với bất động sản, áp dụng luật nơi có tài sản (lex rei sitae) kể cả trong trường
hợp thừa kế sẽ được xác định theo luật nơi cư trú cuối cùng của người để lại di
sản thừa kế (lex domicille).
- Các nước Tây Âu như Đức, Tây Ban Nha, Italia, Bồ Đào Nha… theo nguyên tắc
thống nhất di sản thừa kế: Pháp luật các nước này không phân chia di sản thừa kế
thành các loại khác nhau mà thống nhất giải quyết toàn bộ di sản thừa kế theo
nguyên tắc luật nhân thân của người để lại di sản thừa kế, cụ thể là Luật quốc tịch
của người để lại di sản thừa kế (lex patriae). Cách giải quyết này cũng được áp
dụng tại Nhật Bản, Ai Cập…
12 Lê Thị Nam Giang (2011), “ chương 12: Thừa kế” Tư pháp quốc tế, NXB Đại học quốc gia
TP. Hồ Chí Minh.
13 Bành Quốc Tuấn (26/10/2012), “Pháp luật áp dụng cho quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài
theo Bộ luật Dân sự 2005”, Trường đại học kiểm sát Hà Nội, download tại địa chỉ:
quan-he-thua-ke-co-
yeu-to-nuoc-ngoai-theo-Bo-luat-Dan-su-2005.html ngày 15/11/2013.
14 Bành Quốc Tuấn (26/10/2012), “Pháp luật áp dụng cho quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài
theo Bộ luật Dân sự 2005”, Trường đại học kiểm sát Hà Nội, download tại địa chỉ:
quan-he-thua-ke-co-
yeu-to-nuoc-ngoai-theo-Bo-luat-Dan-su-2005.html ngày 15/11/2013.

Trang 13
Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam
- Việc định danh tài sản, tất cả các nước đều áp dụng hệ thuộc luật nơi có tài sản.
Riêng tại Pháp, trong thực tiễn xét xử, áp dụng việc định danh tài sản theo hệ
thuộc luật tòa án
15
.
PHẦN 3. THỰC TRẠNG CỦA PHÁP LUẬT VIỆT
NAM TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP
LUẬT VỀ THỪA KẾ
3.1. Thực trạng của pháp luật Việt Nam về giải quyết xung
đột pháp luật về thừa kế theo di chúc.
Trong pháp luật về thừa kế theo di chúc thì năng lực hành vi lập và hủy bỏ
di chúc, hình thức di chúc là những nội dung cơ bản. Vậy pháp luật nước nào sẽ
được áp dụng nhằm giải quyết 2 vấn đề này.
3.1.1 Xung đột pháp luật về năng lực lập, thay đổi và hủy bỏ di chúc.
(i) Theo quy định của pháp luật Việt Nam:
Trong Bộ luật Dân sự năm 1995 không hề có quy định về năng lực lập,
thay đổi và hủy bỏ di chúc có yếu tố nước ngoài. Vì vậy, ta phải dựa vào các quy
phạm khác để suy ra nguyên tắc áp dụng. Về năng lực lập hoặc hủy bỏ di chúc
của người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó là
công dân, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác. Trong trường
hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch về thừa kế tại Việt Nam
thì năng lực lập hoặc hủy bỏ di chúc của người nước ngoài được xác định theo
15 Lê Thị Nam Giang (2011), “chương 4: Xung đột pháp luật”,Tư pháp quốc tế, NXB Đại học
quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
Trang 14
Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam
pháp luật Việt Nam (theo tinh thần điều 831 Bộ luật dân sự 1995)
16

. Việc quy
định không rõ ràng mà phải suy ra nguyên tắc áp dụng sẽ gây khó khăn cho cơ
quan có thẩm quyền cũng như các chủ thể khác trong việc áp dụng luật, nhất là
các chủ thể nước ngoài khi thực hiện các giao dịch dân sự ở Việt Nam do bất
đồng ngôn ngữ mà không nắm được pháp luật Việt Nam để áp dụng.
Bộ luật Dân sự năm 2005 đã đưa ra những nguyên tắc áp dụng luật đối với
các nội dung liên quan đến tính hợp pháp của di chúc. Điều 768 khoản 1 Bộ luật
dân sự 2005 quy định “ Năng lực lập di chúc, thay đổi và hủy bỏ di chúc phải
tuân theo pháp luật của nước mà người lập di chúc là công dân”. Trong trường
hợp người lập di chúc không có quốc tịch thì pháp luật áp dụng là pháp luật nước
nơi người đó cư trú; nếu người đó không có nơi cư trú thì áp dụng pháp luật Việt
Nam hoặc người có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài thì việc xác định pháp
luật áp dụng là pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và cư trú vào thời
điểm phát sinh quan hệ thừa kế; nếu người đó không cư trú tại một trong các
nước mà người đó có quốc tịch thì áp dụng pháp luật của nước mà người đó có
quốc tịch và có quan hệ gắn bó nhất về quyền và nghĩa vụ công dân
17
. Với quy
định mới này sẽ giúp tạo điều kiện thuận lợi và dễ dàng hơn cho công dân của
các nước khi tham gia các quan hệ quốc tế vì luật áp dụng phần nào gần gũi với
họ.
(ii) Theo các hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký kết:
Các Hiệp định tương trợ tư pháp đều áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch. Đối
với năng lực lập, hủy bỏ di chúc các quy định trong các hiệp định tương trợ tư
pháp cũng tương tự như pháp luật trong nước đó là áp dụng pháp luật nước mà
người lập di chúc là công dân vào thời điểm lập di chúc.
Cụ thể theo điều 41khoản 1 Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các
vấn đề dân sự và hình sự Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên Bang Nga
có quy định “ Năng lực lập hoặc hủy bỏ di chúc, cũng như hậu quả pháp lý của
những nhược điểm về thể hiện ý chí của người lập di chúc, được xác định theo

pháp luật của Bên ký kết mà người để lại thừa kế là công dân vào thời điểm lập
16 Lê Thị Nam Giang (2011), “chương 12: Thừa kế ”,Tư pháp quốc tế, NXB Đại học quốc gia
TP. Hồ Chí Minh.
17 Nghị định 138/2006/NĐ-CP ngày 15/11/2006 quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ
luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Trang 15
Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam
hoặc hủy bỏ di chúc”
18
, điều 36 khoản 1 Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý
về các vấn đề dân sự và hình sự Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ucaina
cũng quy định “ Năng lực lập hoặc hủy bỏ di chúc cũng như hậu quả pháp lý của
những khiếm khuyết về thể hiện ý chí của một người, việc tuyên bố người đã lập
hoặc hủy bỏ di chúc mất năng lực hành vi được xác định theo pháp luật của bên
ký kết mà người để lại thừa kế là công dân”
19
,…
3.1.2 Xung đột pháp luật về hình thức di chúc
(i) Theo quy định của pháp luật Việt Nam:
Tại Bộ luật Dân sự 1995 không có quy định nào về vấn đề thừa kế có yếu
tố nước ngoài, vì vậy ta chỉ có thể rút ra nguyên tắc xác định hình thức di chúc
dựa trên những quy phạm sẵn có. Đối với di chúc của công dân Việt Nam được
lập ở nước ngoài theo pháp luật nước ngoài thì vẫn được coi là hợp pháp nếu việc
áp dụng pháp luật nước ngoài đó không trái với quy định của pháp luật Việt
Nam
20
.
Bộ luật Dân sự 2005 được ban hành đã có điều khoản cụ thể quy định về
vấn đề hình thức di chúc. Điều 768 khoản 1 Bộ luật dân sự 2005 quy định “Hình
thức của di chúc phải tuân theo pháp luật của nước nơi lập di chúc”. Như vậy,

hình thức của di chúc trong trường hợp có yếu tố nước ngoài không căn cứ vào
quốc tịch của người lập di chúc mà căn cứ vào pháp luật của nước nơi người để
lại di sản lập di chúc. Tuy nhiên, nếu di chúc của người Việt Nam lập ở nước
ngoài tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam về hình thức của di chúc thì
vẫn được công nhận là hợp thức tại Việt Nam
21
. Với quy định này việc vô hiệu
18 Hiệp định giữa Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga về tương trợ tư pháp
và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự, ký tại Mát-xcơ-va ngày 25 tháng 8 năm 1998, có
hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 8 năm 2012.
19 Hiệp định giữa Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Ucaina về tương trợ tư pháp và
pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự.
20 Lê Thị Nam Giang (2011), “chương 12: Thừa kế ”,Tư pháp quốc tế, NXB Đại học quốc gia
TP. Hồ Chí Minh.
21 Nghị định 138/2006/NĐ-CP ngày 15/11/2006 quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ
luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Trang 16
Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam
về hình thức của di chúc của công dân Việt Nam khi lập di chúc ở nước ngoài để
lại di sản của mình ở Việt Nam có thể được giảm đi đáng kể.
(ii) Theo các hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký kết:
Tại các Hiệp định tư pháp mà Việt Nam ký kết đều có quy định cụ thể về
vấn đề hình thức di chúc. Hình thức di chúc phải tuân theo pháp luật của nước ký
kết mà người lập di chúc là công dân vào thời điểm lập di chúc, tuy nhiên di
chúc cũng được coi là hợp pháp nếu tuân theo pháp luật của nước ký kết nơi lập
di chúc.
Khoản 2 điều 41, Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề
dân sự và hình sự cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên Bang Nga có quy
định “Hình thức lập hoặc hủy bỏ di chúc được xác định theo pháp luật của Bên
ký kết mà người để lại thừa kế là công dân vào thời điểm lập hoặc hủy bỏ di

chúc. Tuy nhiên, việc tuân theo pháp luật của Bên ký kết nơi lập hoặc hủy bỏ di
chúc cũng được coi là hợp thức”
22
, khoản 2 điều 36 Hiệp định tương trợ tư pháp
và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
và Ucaina “ hình thức di chúc do pháp luật của bên ký kết mà người lập di chúc
là công dân vào thời điểm lập di chúc quy định. Tuy nhiên, việc tuân theo pháp
luật của bên ký kết nơi lập di chúc cũng được coi là hợp thức. Quy định này cũng
được áp dụng đối với việc hủy bỏ hoặc thay đổi di chúc”
23

Ví dụ: ông Trần Văn A (công dân Việt Nam) cư trú và làm việc lâu dài tại
Liên Bang Nga, lập di chúc để lại tài sản của mình ở Liên Bang Nga cho vợ và
các con mang quốc tịch Việt Nam, cư trú tại Việt Nam. Như vậy, từ những phân
tích ở trên ta có thể khẳng định việc xác định năng lực lập, thay đổi, hủy bỏ di
chúc của ông A sẽ tuân theo pháp luật Việt Nam, còn về hình thức của di chúc
ông A có thể chọn tuân theo pháp luật của Liên Bang Nga hay Việt Nam đều
được.
22 Hiệp định giữa Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga về tương trợ tư pháp
và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự, ký tại Mát-xcơ-va ngày 25 tháng 8 năm 1998, có
hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 8 năm 2012.
23 Hiệp định giữa Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Ucaina về tương trợ tư pháp và
pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự
Trang 17
Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam
3.2. Thực trạng của pháp luật Việt Nam về giải quyết xung
đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật.
3.2. 1 Theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Pháp luật Việt Nam áp dụng nguyên tắc phân chia di sản thừa kế để giải
quyết xung đột pháp luật trong quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài. Theo Điều

767 BLDS 2005 thì: "1. Thừa kế theo pháp luật phải tuân theo pháp luật của
nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết; 2. Quyền thừa
kế đối với bất động sản phải tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản
đó”.
- Vậy khi tài sản là bất động sản ở Việt Nam thì pháp luật Việt Nam điều chỉnh và
ở nước ngoài thì pháp luật nước ngoài điều chỉnh. Quy định như trên là phù hợp
với thông lệ quốc tế.
Riêng về quyền sở hữu bất động sản của người Việt Nam định cư ở nước
ngoài vẫn chưa được pháp luật thừa nhận một cách bình đẳng như công dân trong
nước. Do đó khó có thể khẳng định người Việt Nam định cư ở nước ngoài cũng
có quyền thừa kế đối với bất động sản như công dân trong nước.
- Đối với di sản thừa kế là động sản, tư pháp quốc tế Việt Nam áp dụng nguyên tắc
Luật quốc tịch. Điều này có nghĩa là luật áp dụng đối với quan hệ thừa kế có yếu
tố nước ngoài mà di sản để lại thừa kế là động sản là luật của nước mà người để
lại di sản có quốc tịch trước khi chết. Pháp luật Việt Nam sẽ áp dụng đối với các
quan hệ thừa kế mà công dân Việt Nam là người để lại di sản thừa kế là động sản
bất kể quan hệ này xảy ra ở đâu và di sản đang hiện diện ở nước nào.
3.2. 2 Theo quy định tại các hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và
các nước.
Các hiệp định tương trợ tư pháp được kí kết giữa Việt Nam và các nước
thường dành một mục riêng để điều chỉnh về các quan hệ thừa kế giữa công dân
các nước kí kết tạo điều kiện thuận lợi, bình đẳng cho công dân các nước kí kết.
Theo đó, công dân nước kí kết này được hưởng tài sản và các quyền khác trên
Trang 18
Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam
lãnh thổ của bên kí kết kia do phát sinh quan hệ thừa kế. Các hiệp định đều thống
nhất quy định
24
xung đột pháp luật về thừa kế theo luật được giải quyết như sau:
- Quyền thừa kế đối với tài sản là động sản được được xác định theo pháp luật của

nước kí kết mà người để lại di sản thừa kế là công dân trước khi chết.
- Quyền thừa kế đối với tài sản là động sản được xác định theo pháp luật của nước
kí kết có bất động sản đó.
- Việc phân biệt tài sản là động sản hay bất động sản được xác định theo pháp luật
của nước kí kết nơi có tài sản.
Các quy phạm thực xung đột được xây dựng trong các hiệp định này đã
tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết các vấn đề thừa kế một cách thuận lợi và
nhanh chóng.
Sau đây là một vụ án cụ thể trong giải quyết tranh chấp thừa kế theo pháp
luật có yếu tố nước ngoài
25
: Tranh chấp tài sản thừa kế có yếu tố nước ngoài giữa
Ông Sy Tac Hin ( Sy Tac Him) và ông Ông Sỳ Tắc Phú do tòa án nhân dân thành
phố Hồ Chí Minh giải quyết ( Bản án số 1805/2012/DSST ngày 26/12/2012 của
Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh về việc tranh chấp thừa kế).
Nội dụng vụ án:
Nguyên đơn là Ông Sy Tac Hin ( Sy Tac Him) sinh năm 1945, quốc tịch
Đức.
Bị đơn là Ông Sỳ Tắc Phú sinh năm 1945. Địa chỉ: 15D Lạc Long Quân,
phường 05, quận 11, Tp. Hồ Chí Minh.
Người có quyền và lợi ích liên quan khác.
Ông bà Sỳ Màu Xướng ( chết năm 1995) và Lìu Sỳ ( chết 2001) có 11
người con là Sy Tac Hin, Sỳ Tắc Coóng, Sỳ Tắc Phú, Sỳ A Muối, Sỳ Nguyệt
Anh, Sỳ A Lan, Sỳ Ngọc Anh, Sỳ Lỉ Kius, Sỳ Tắc Phùng, Sỳ Nhịp Cú, Sỳ Tắc
Trân.
Khi còn sống ông Xướng và bà Sỳ có tạo dựng được 03 căn nhà gồm:
- Nhà đất số 15D lạc long Quân, phường 5, quận 11, TP. Hồ Chí Minh do ông Sỳ
Tắc Phú đứng tên đại diện thừa kế, đang quản lý và sử dụng.
- Nhà đất số 16D Lạc Long Quân, Phường 5, Quận 11, Tp. Hồ Chí Minh do ông
Phú quản lý và cho thuê.

24 Điều 39 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Liên Bang Nga, Điều 45 Hiệp định
tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Hungary.
25 Bản án số: 1805/2012/DSST ngày 26/12/2012 V/v tranh chấp thừa kế sẽ được đính kèm ở
phần phụ lục
Trang 19
Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam
- Nhà đất số 18D Lạc Long Quân, phường 5, quận 11, Tp. Hồ Chí Minh do bà Sỳ
A Lan và Sỳ Tắc Trân quản lý, sử dụng.
Trong quá trình sử quản lý, sử dụng vợ chồng ông Phú có xây dựng, sửa
chữa 02 căn nhà 15D và 16D do xuống cấp. Chi phí sủa chữa tổng cộng hết 23
lượng vàng SJC.
Nguyên đơn yêu cầu khởi kiện phân chia di sản thừa kế 03 căn nhà 15D,
16D và 18D Lạc Long Quân cho tất cả các anh chị em. Cụ thể: Đồng ý giao cho
ông Phú sở hữu nhà 15D, bà Trân sở hữu nhà 16D, bà Lan sở hữu nhà 18D và có
trách nhiệm thanh toán tiền cho các đồng thừa kế; đồng ý trả cho ông Phú bà Mùi
khoản tiền chi phí sửa chữa nhà 15D và 16D theo giá kiểm định là 199.684.000
đồng trước khi chia thừa kế.
Bị đơn đồng ý chia thừa kế 03 căn nhà, yêu cầu các thừa kế hoàn trả lại
khoản tiền sửa chữa nhà 23 lượng vàng SJC và yêu cầu giám định lại.
Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại
phiên tòa và căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, hội đồng xét xử quyết
định:
- Căn cứ khoản 5 Điều 25, khoản 3 Điều 33, điểm c khoản 1 điều 34, khoản 1 Điều
131, Điều 202, Điều 245 Bộ luật tố tụng dân sự.
- Căn cứ các Điều 674, 675, 676, 683, 685 Bộ luật dân sự 2005.
- Áp dụng pháp lệnh án phí, lệ phí của chính phủ có hiệu lực từ ngày 01/7/2009.
- Áp dụng thông tư liên tịch số 01/1997/TTLT ngày 19/6/1997 hướng dẫn xét xử
và chia tài sản.
- Căn cứ luật thi hành án dân sự 2009.
Tuyên xử:

1/ Chấp nhận toàn bộ yêu cầu chia thừa kế của ông Sỳ Tắc Hin ( Him).
- Xác định di sản thừa kế của ông bà Sỳ Màu Xướng ( chết năm 1995) và Lìu Sỳ
( chết năm 2001) là 03 căn nhà số 15D, 16D, 18D Lạc Long Quân, phường 5,
quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh ( sau khi trừ đi phần chi phí sửa chữa 02 căn
nhà 15D và 16D) trị giá 3.956.251.600 đồng.
- Xác định những người được hưởng thừa kế theo pháp luật của ông Xướng bà Sỳ
gồm 11 người: Sy Tac Hin, Sỳ Tắc Coóng, Sỳ Tắc Phú, Sỳ A Muối, Sỳ Nguyệt
Anh, Sỳ A Lan, Sỳ Ngọc Anh, Sỳ Lỉ Kius, Sỳ Tắc Phùng, Sỳ Nhịp Cú, Sỳ Tắc
Trân.
2/ Di sản thừa kế của ông xướng bà Sỳ được phân chia theo pháp luật. Mỗi
người được hưởng một xuất thừa kế trị giá 359.668.327 đồng. Ông Phú sở hữu
Trang 20
Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam
nhà 15D, bà Trân sở hữu nhà 16D, bà Lan sở hữu nhà 18D và có trách nhiệm
thanh toán tiền cho các đồng thừa kế.
3/ Buộc gia đình ông Sỳ Tắc Phú, ông Trần Sỹ Tín, bà Nguyễn Thùy Liên
có trách nhiệm giao trả nguyên hiện trạng nhà 16D Lạc Long Quân, phường 5,
quận 11, thành phố Hồ Chí Minh cho bà Sỳ Tắc Trân.
4/ Việc giao trả nhà và thanh toán các khoản tiền được thực hiện cùng lúc
sau khi bản án có hiệu lực pháp luật tại chi cục thi hành án dân sự có thẩm quyền.
5/ Buộc các thừa kế thanh toán cho ông bà Sỳ Tắc Phú và bà trềnh Thị Mùi
số tiền chi phí sửa chữa 02 căn nhà 15D và 16D Lạc Long Quân là 199.684.000
đồng.
6/ Chi phí định giá 03 căn nhà do nguyên đơn nguyện chịu, đã nộp trong
quá trình giải quyết vụ án.
7/ Chi phí kiểm định 5.656.000 đồng do ông Sỳ Tắc Phú tự nguyện chịu,
đã thanh toán trong quá trình giải quyết vụ án.
8/ Các đương sự phải thanh toán án phí dân sự sơ thẩm theo quy định.
Nhận xét của người viết:
Người viết hoàn toàn đồng ý với quyết định của hội đồng thẩm phán tòa án

nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
Về hình thức: tranh chấp thừa kế giữa nguyên đơn ông Sỳ Tắc Hin và bị
đơn ông Sỳ Tắc Phú được quy định tại khoản 2 điều 25 Bộ luật tố tụng dân sự “
Tranh chấp về thừa kế tài sản”. Do tranh chấp xảy ra có ông Hin Và bà Phùng
hiện đang sinh sống ở nước ngoài nên thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh theo quy định tại khoản 3 điều 33; điều 34 Bộ
luật tố tụng dân sự.
Về tài sản: Điều 766 khoản 3 Bộ luật dân sự quy định “ Việc phân biệt tài
sản là động sản hay bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có
tài sản đó”. Di sản thừa kế trong vụ tranh chấp trên nằm trên lãnh thổ Việt Nam
nên áp dụng pháp luật Việt Nam để phân biệt.
Điều 174 Bộ luật dân sự quy định “1. Bất động sản là các tài sản bao gồm:
Ðất đai; Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền
với nhà, công trình xây dựng đó; Các tài sản khác gắn liền với đất đai; Các tài
sản khác do pháp luật quy định. 2. Ðộng sản là những tài sản không phải là bất
động sản”. Từ đây có thể xác định được 03 căn nhà trong tranh chấp thừa kế trên
là 03 bất động sản. Theo quy định của pháp luật Việt Nam và các hiệp định
Trang 21
Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam
tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và các nước “ Quyền thừa kế đối với bất động
sản phải tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản”. Như vậy các quy
phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam sẽ dược áp dụng để giải quyết
tranh chất trên.
- Hội đồng xét xử vụ tranh chấp thừa kế trên đã áp dụng các quy phạm pháp luật
thực chất trong pháp luật Việt Nam như căn cứ các Điều 674, 675, 676, 683, 685
Bộ luật dân sự 2005, Áp dụng thông tư liên tịch số 01/1997/TTLT ngày
19/6/1997 hướng dẫn xét xử và thi hành án về tài sản,… để phân chia di sản thừa
kế cho các đương sự là hoàn toàn đúng quy định của pháp luật.
3.3. Thực trạng pháp luật Việt Nam về giải quyết vấn đề di
sản không người thừa kế có yếu tố nước ngoài.

Trong trường hợp di sản của người chết để lại không có người thừa kế theo
di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối
nhận di sản thì di sản đó được gọi là di sản không người thừa kế.
Theo pháp luật Việt Nam để giải quyết vấn đề di sản không người thừa kế
có yếu tố nước ngoài quy định dựa trên sự kết hợp hệ thuộc luật nơi có bất động
sản và hệ thuộc luật quốc tịch của người để lại di sản. Điều 767 khoản 3, 4 Bộ
luật dân sự 2005 đã quy định về việc giải quyết này như sau:
“ 3. Di sản không có người thừa kế là bất động sản thuộc về Nhà nước nơi
có bất động sản đó.
4. Di sản không có người thừa kế là động sản thuộc về Nhà nước mà người
để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết.”
Việc giải quyết vấn đề di sản không người thừa kế cũng được quy định cụ
thể trong các hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và các nước theo
nguyên tắc
26
:
26 Điều 40 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Liên Bang Nga, Điều 44 Hiệp định
tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Hungary, Điều 37 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt
Nam và CHDCND Lào.
Trang 22
Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam
- Nếu di sản là động sản thì được giao lại cho nước kí kết mà người để lại di sản là
công dân khi chết.
- Nếu di sản là bất động sản thì thuộc về nước kí kết nơi có bất động sản
- Việc phân chia di sản là động sản hay bất động sản được xác định theo pháp luật
của nước nơi có di sản.
Như vậy Bộ luật dân sự 2005 và các hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt
Nam và các nước đều quy định thống nhất thể hiện được ý chí của nhà nước Việt
Nam trong việc giải quyết di sản không người thừa kế có yếu tố nước ngoài.
Theo đó, nhà nước Việt Nam được nhận số động sản do công dân Việt Nam để

lại ở nước ngoài sau khi qua đời mà không có người thừa kế, đồng thời nhận số
bất động sản có ở Việt Nam do công dân của nước ngoài để lại sau khi qua đời
mà không có người thừa kế.
PHẦN 4. NHỮNG HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GIẢI QUYẾT
XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ
4. 1 Hạn chế và giải pháp hoàn thiện những quy phạm xung
đột về thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài
Như đã phân tích ở phần trên, đối với quan hệ thừa kế theo luật mà di sản
thừa kế là động sản, tư pháp quốc tế Việt Nam áp dụng nguyên tắc Luật quốc
tịch. Bên cạnh những ưu điểm của việc áp dụng nguyên tắc Luật quốc tịch trong
trường hợp này, có một số vấn đề sẽ phát sinh hạn chế trong thực tiễn như sau
27
:
27 Bành Quốc Tuấn (26/10/2012), “Pháp luật áp dụng cho quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài
theo Bộ luật Dân sự 2005”, Trường đại học kiểm sát Hà Nội, download tại địa chỉ:
quan-he-thua-ke-co-
yeu-to-nuoc-ngoai-theo-Bo-luat-Dan-su-2005.html ngày 15/11/2013.
Trang 23
Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam
- Đây là quy phạm xung đột của tư pháp quốc tế Việt Nam. Pháp luật Việt Nam
chỉ có cơ hội áp dụng khi quan hệ thừa kế diễn ra tại Việt Nam hoặc tranh chấp
quan hệ thừa kế thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Việt Nam. Khi công dân
Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài để lại di sản thừa kế là động sản hoặc vụ việc
thừa kế thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nước ngoài, thì pháp luật Việt
Nam sẽ khó có cơ hội áp dụng vì tư pháp quốc tế nhiều nước áp dụng nguyên tắc
Luật nơi cư trú để xác định luật áp dụng trong trường hợp này
28
. Ngoại trừ một số
nước đã ký kết hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam thì nguyên tắc Luật

quốc tịch sẽ được áp dụng theo nội dung của các hiệp định này, những trường
hợp khác sẽ phải áp dụng tư pháp quốc tế của nước mà quan hệ thừa kế diễn ra
hoặc nước có Tòa án giải quyết vụ việc. Với một số lượng lớn các nước áp dụng
nguyên tắc Luật nơi cư trú thì pháp luật Việt Nam sẽ ít có cơ hội áp dụng đối với
các quan hệ thừa kế do người Việt Nam cư trú ở nước ngoài tham gia hoặc do
Tòa án nước ngoài giải quyết.
- Trong trường hợp người để lại thừa kế có nhiều quốc tịch thì áp dụng nguyên tắc
Luật quốc tịch sẽ khó khăn trong việc xác định luật nước nào sẽ được áp dụng.
Có quan điểm cho rằng, trong trường hợp này có thể vận dụng nguyên tắc quy
định tại khoản 2 Điều 760 Bộ luật dân sự 2005: "Pháp luật áp dụng đối với người
nước ngoài có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài là pháp luật của nước mà
người đó có quốc tịch và cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự; nếu
người đó không cư trú tại một trong các nước mà người đó có quốc tịch thì áp
dụng pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và có quan hệ gắn bó nhất về
quyền và nghĩa vụ công dân”. Tuy nhiên, đây cũng là một quy phạm xung đột
của tư pháp quốc tế Việt Nam và cũng chỉ áp dụng được khi trong số các quốc
tịch của người để lại di sản thừa kế có một quốc tịch là Việt Nam. Như vậy, trong
trường hợp người nước ngoài có nhiều quốc tịch nhưng không có quốc tịch Việt
Nam, cư trú và có di sản thừa kế là động sản tại Việt Nam thì pháp luật Việt Nam
cũng khó có cơ hội được áp dụng.
Những phân tích trên cho thấy, việc áp dụng nguyên tắc Luật quốc tịch như
quy định của Bộ luật dân sự 2005 để xác định luật áp dụng cho quan hệ thừa kế
28 Đỗ Văn Đại & Mai Hồng Quỳ (2010), Tư pháp quốc tế Việt Nam, NXB chính trị quốc gia.
Trang 24
Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam
theo luật có di sản thừa kế là động sản sẽ dẫn đến khả năng loại bỏ việc áp dụng
pháp luật Việt Nam trong nhiều trường hợp, kể cả khi Tòa án Việt Nam giải
quyết vụ việc hoặc di sản đang hiện diện ở Việt Nam. Khoản 1 Điều 767 Bộ luật
dân sự 2005 quy định "phải tuân theo pháp luật của nước mà người để lại di sản
thừa kế có quốc tịch trước khi chết” nghĩa là không có trường hợp ngoại lệ. Điều

này rõ ràng không đảm bảo được mục đích điều chỉnh của quy phạm pháp luật
trong nhiều trường hợp. Vì vậy, nên sửa đổi quy định tại khoản 1 Điều 767 Bộ
luật dân sự 2005 theo hướng linh hoạt hơn, cho phép áp dụng kết hợp cả nguyên
tắc Luật quốc tịch và Luật nơi cư trú để xác định luật áp dụng tùy từng trường
hợp cụ thể. Việc áp dụng nguyên tắc nào sẽ do cơ quan có thẩm quyền giải quyết
vụ việc quyết định
29
. Với quy định này có thể có lợi cho Việt Nam nhưng khó
nhận được sự đồng tình của các nước khi tham gia quan hệ quốc tế.
Có thể tháo gỡ vấn đề này bằng cách giữ nguyên quy định khoản 1, điều
767 Bộ luật dân sự: “ thừa kế theo pháp luật phải tuân theo pháp luật của nước
mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết” và kết hợp sử dụng
tốt kĩ thuật dẫn chiếu trở lại trong Tư phápquốc tế, các quy định xung đột của Tư
pháp quốc tế nước ngoài thì pháp luật Việt Nam sẽ có cơ hội áp dụng nhiều trong
thực tế
30
. Với giải pháp này, pháp luật Việt Nam tôn trọng bản chất nhân thân của
quan hệ thừa kế vì di sản là động sản được điều chỉnh bởi pháp luật của nước mà
người để lại di sản thừa kế có quốc tịch.
4. 2 Hạn chế và giải pháp hoàn thiện những quy phạm xung
đột về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài
4.2.1 Xác định năng lực lập, thay đổi và hủy bỏ di chúc
Để xác định năng lực lập, thay đổi và hủy bỏ di chúc, tư pháp quốc tế Việt
Nam áp dụng nguyên tắc pháp luật của nước mà người lập di chúc là công dân.
29 Bành Quốc Tuấn (26/10/2012), “Pháp luật áp dụng cho quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài theo Bộ
luật Dân sự 2005”, Trường đại học kiểm sát Hà Nội, download tại địa chỉ:
quan-he-thua-ke-co-yeu-to-
nuoc-ngoai-theo-Bo-luat-Dan-su-2005.html ngày 15/11/2013.
30 Đỗ Văn Đại & Mai Hồng Quỳ (2010), Tư pháp quốc tế Việt Nam, NXB chính trị quốc gia.
Trang 25

×