BÀI THUYẾT TRÌNH:
I.Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về văn hóa:
1.Định nghĩa về văn hóa và quan điểm về xây dựng nền văn hóa mới:
2.Quan điểm của Hồ Chí Minh về các vấn đề chung của văn hóa:
3.Quan điểm của Hồ Chí Minh về một số lĩnh vực chính của văn hóa:
1.Định nghĩa về văn hóa và quan điểm về xây dựng nền văn
hóa mới
a) Định nghĩa về văn hóa
-Tháng 8/1943, khi còn trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch Giới
Thạch , Bác đã đưa ra định nghĩa của mình về văn hóa và có
nhiều điểm gần với quan niệm hiện đại về văn hóa.
“Vì
lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới
sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật,
khoa học, tôn giáo , văn học, nghệ thuật, những công cụ cho
sinh hoạt hằng ngày về ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn
bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là
sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện
của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu
cầu đời sống và đòi hỏi sự sinh tồn”
- Hồ Chí Minh khắc phục quan niệm phiến diện về văn
hóa trong lịch sử và hiện tại.
b.Quan điểm về xây dựng nền văn hóa mới:
-Xây dựng tâm lý: Tinh thần độc lập tự cường.Trong lời kêu gọi
toàn quốc kháng chiến : “ Chúng ta thà hi sinh tất cả,chứ nhất
định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”
-Xây dựng luân lý: Biết hi sinh mình, làm lợi cho quần chúng.
-Xây dựng chính trị: Dân quyền.Người đã làm một hành xử văn
hóa mang đậm tư tưởng chính trị chủ đạo “ lấy dân làm gốc”.
-Xây dựng xã hội: Mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của
nhân dân trong xã hội.
-Xây dựng kinh tế.
⇒ Như vậy, ngay từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã quan tâm đến
văn hóa, đã thấy rõ vai trò, vị trí của văn hóa trong đời sống xã
hội. Điều này đã chứng minh được vì sao ngay sau khi giành
được độc lập, HCM đã bắt tay vào việc xây dựng, kiến tạo một
nền văn hóa mới ở Việt Nam rên tất cả mọi lĩnh vực, từ kinh tế,
chính trị, xã hội, đạo đức đến tâm lý con người, đã sớm đưa
văn hóa vào chiến lược phát triển đất nước.
2.Quan điểm về vị trí và vai trò của văn hóa
trong đời sống xã hội:
-Hồ
Chí Minh quan tâm tới việc xây dựng một xã hội mới vững
chắc, lâu dài trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có cuộc cách
mạng trên lĩnh vực văn hóa
-Hồ Chí Minh đặt văn hóa ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã
hội, tạo thành 4 vấn đề chính của đời sống và chúng có mối
quan hệ mật thiết với nhau
-Một là, văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc kiến
trúc thượng tầng.
Trong quan hệ với chính trị
- Chính
trị,xã hội có được giải phóng thì văn hóa mới được
giải phóng.Ngược lại, chính trị giải phóng sẽ mở đường cho
văn hóa phát triển.
Người nói: “Xã hội thế nào thì văn hóa thế ấy. Văn nghệ của
ta rất phong phú, nhưng dưới chế độ thực dân và phong kiến
nhân dân ta bị nô lệ, thì văn nghệ cũng bị nô lệ, bị tồi tàn
không thể phát triển được”. Phải tiến hành cách mạng chính
trị trước, cụ thể là cách mạng giải phóng dân tộc để giành
chính quyền, từ đó giải phóng văn hóa, mở đường cho văn hóa
phát triển
Trong quan hệ với kinh tế
- Kinh
tế thuộc về cơ sở hạ tầng, là nền tảng của việc xây
dựng văn hóa.Cho nên phải chú trọng xây dựng kinh tế, xây
dựng cơ sở hạ tầng để có điều kiện cho việc xây dựng và phát
triển văn hóa. Kinh tế phải đi trước một bước
- Hai
là, văn hóa không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và
chính trị,phải phục vụ nhiệm vụ chính trị và thúc đẩy sự phát triển
của kinh tế.
- Người khẳng định: “Trình độ văn hóa của nhân dân lên cao
sẽ giúp cho chúng ta đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế,
triển dân chủ, cần thiết để xây dựng nước ta thành một nước
hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.”
Văn hóa phải tham gia
nhiệm vụ chính trị,tham gia
cách mạng,kháng chiến và
xây dựng chủ nghĩa xã hội
Văn hóa phải phục vụ, thúc
đẩy, xây dựng và phát triển
kinh tế
Trong kháng chiến chống
Pháp, quan điểm “Văn hóa
cũng là một mặt trận”;
“kháng chiến hóa văn hóa,
văn hóa hóa kháng chiến”
mà Người đưa ra đã tạo nên
một phong trào văn hóa, văn
nghệ sôi động, đem lại sức
mạnh vượt trội cho nhân dân
Việt Nam đánh bại cuộc
chiến tranh xâm lược của
thực dân Pháp và sau này là
đế quốc Mỹ.
b. Quan điểm về tính chất của nền văn hóa:
•Khi miền
Bắc bước vào
thời kì quá độ
lên chủ nghĩa
xã hội, nền
văn hóa được
xây dựng là
nền văn hóa
xã hội chủ
nghĩa
•Trong báo cáo chính trị đọc tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
II của Đảng (1951), Người khẳng định phải “xây dựng một nền
văn hóa Việt Nam có tính chất dân tộc, khoa học và đại chúng”
- Tính
dân tộc là cái tinh túy bên trong rất đặc trưng của nền
văn hóa dân tộc. Nó phân biệt, không nhầm lẫn với văn hóa
của các dân tộc khác.
-Tính dân tộc của văn hóa đòi hỏi phải thể hiện được cốt cách và tâm
hồn con người Việt Nam, đó là truyền thống yêu nước, cần cù, dũng
cảm, đoàn kết, thương người...
-Muốn làm được như vậy ta phải: “trau dồi văn hóa, văn
nghệ có tinh thần thuần túy Việt Nam ”. Người căn dặn văn
nghệ sĩ: “Nghệ thuật của cha ông hay lắm, tốt lắm! Cố mà
giữ gìn; làm công tác văn nghệ mà không tìm hiểu sâu thì
không làm được đâu.’’
-Tính khoa học của văn hóa đòi hỏi phải đấu tranh chống kaij
những gì trái với khoa học,phải tiến bộ, phải truyền bá tư tưởng
triết học Mác xít.
- Tính đại chúng: văn hóa phải phục vụ đại đa số nhân
dân,phải hướng về đại chúng,phải phản ánh được tâm tư
nguyện vọng của nhân dân.
c. Quan điểm về chức năng của văn hóa:
Một là:Bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho
nhân dân, loại bỏ những sai lầm và thấp hèn có thể có trong tư
tưởng, tình cảm của mỗi người.
-Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng
những tư tưởng và tình cảm lớn có ý nghĩa chi phối đời
sống tinh thần của mỗi người và của cả dân tộc.
-Tư tưởng lớn nhất mà Người yêu cầu Đảng và nhân dân
ta phải xây dựng và lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội.
-Trong
“ bài nói tại buổi bế mạc lớp chỉnh huấn cán bộ
Đảng, dân, chính các cơ quan trung ương” Người đã
phát biểu rằng: “ Mọi người nhận rõ lợi ích chung của
dân tộc phát triển và củng cố thì lợi ích riêng của cá
nhân mới có thể phát triển và củng cố. Cho nên lợi ích
cá nhân ắt phải phục tùng lợi ích của dân tộc, chứ
quyết không thể đặt lợi ích cá nhân trên lợi ích dân
tộc. Đó là tiến bộ”
Hai là: Nâng cao dân trí.Nâng cao trình độ hiểu biết, trình độ
kiến thức của người dân.
-Trình độ đó phải từ chỗ không biết chữ đến chỗ biết chữ,
từ chỗ biết chữ đến chỗ hiểu biết các lĩnh vực khác cần thiết
cho hoạt động của mỗi người
-Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương mở chiến dịch chống nạn mù chữ,
tiêu diệt giặc dốt bằng cách mở các lớp Bình dân học vụ .
Ba là: Bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, những phong cách lành mạnh,
tiên tiến, luôn hướng con người vươn tới cái chân, thiện, mĩ để không
ngừng hoàn thiện bản thân con người.
-Văn hóa giúp con người nhận biết và phân biệt cái tốt đẹp, lành
mạnh với cái xấu xa, hư hỏng,giữa cái tiến bộ với cái lạc hậu
cản trở con người và dân tộc tiến lên phía trước. Hồ Chí Minh
từng nhấn mạnh: Văn hóa phải sửa đổi được những tham
nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ, sửa cái xã hội cũ và xây xã
hội mới.
-Sự nghiệp xây dựng nền văn hóa mới cũng là sự nghiệp xây dựng con
người, đó cũng là sựu nghiệp của mỗi con người, của toàn dân. Nhưng lực
lượng nòng cốt lại là những nhà văn hóa, những người làm công tác văn hóa,
giáo dục... mà Hồ Chí Minh gọi là các chiến sĩ trên mặt trận văn hóa “ phải
biết xung phong”.
Để rèn luyện phẩm chất đạo đức tốt đẹp cho nhân dân, đặc biệt
nhà dành cho trẻ em. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết 5 điều răn dạy
của Người cho các em thiếu nhi.
3.Quan điểm của Hồ Chí Minh về một số lĩnh vực chính của
văn hóa:
a) Văn hóa giáo dục
một dân tộc dũng cảm,
yêu nước,yêu lao động,
một dân tộc xứng đáng
với nước Việt Nam độc
lậpam độc lập
Giáo dục phong kiến: là giáo dục
kinh viện, xa rời thực tiễn
Giáo dục thực dân: không mở
mang trí tuệ, thực hiện chính sách
ngu dân
Nền giáo dục của nước Việt Nam
sau khi được độc lập là nền giáo
dục mới
Mục tiêu của văn hóa giáo dục là thực hiện cả ba chức năng của
văn hóa bằng việc dạy và học:
-Đào tạo những con người mới vừa có đức vừa có tài;xây dựng
đội ngũ trí thức ngày càng đông đảo, trình độ ngày càng cao.
-Đào tạo những lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng xây dựng
đất nước giàu mạnh, đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc
năm châu.
-Để thực hiện phải tiến hành cải cách giáo dục để xây dựng hệ
thống trường, lớp với chương trình và nội dung dạy học thật
khoa học, hợp lí, phù hợp với sự phát triển của đất nước.
Nội dung giáo dục: bao gồm cả văn hóa,chính trị,khoa
học – kĩ thuật...nghĩa là phải thực hiện giáo dục toàn diện.
Phương châm giáo dục: luôn gắn giáo dục với thực tiễn
Việt Nam,học đi đôi với hành, học kết hợp với lao động sản
xuất. Phải tạo môi trường giáo dục lành mạnh, bình đẳng, dân
chủ.
b) Văn hóa văn nghệ
Trong quá trình chỉ đạo xây dựng nền văn nghệ cách mạng,
Hồ Chí Minh đưa ra 3 quan điểm lớn:
Một
là, văn hóa – văn nghệ là một mặt trận, nghệ sĩ là chiến
sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí sắc bén trong đấu tranh cách
mạng
Hai là, văn nghệ phải gắn với thực tiễn nhân dân
Ba là,phải có những tác phẩm văn nghệ ứng xứng
đáng với thời đại mới của đất nước và dân tộc.
Văn hóa – văn nghệ là một mặt trận, nghệ sĩ là chiến sĩ, tác
phẩm văn nghệ là vũ khí sắc bén trong đấu tranh cách mạng
- Hồ
Chí Minh coi mặt trận văn hóa như một cuộc chiến
khổng lồ giữa chính và tà, giữa cách mạng và phản cách
mạng.
- Người nghệ sĩ hoạt động với tư cách là người chiến sĩ
trên mặt trận văn hóa cho nên phải luôn luôn mài sắc tinh
thần cảnh giác, ý chí chiến đấu và lập trường cách mạng
Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ củng phải biết xung phong
- Trước
khi giành được chính quyền, văn nghệ có nhiệm
vụ thức tỉnh quần chúng, sau khi giành được chính
quyền, văn nghệ phải tham gia vào công cuộc bảo vệ và
xây dựng chế độ mới,xây dựng con người mới
:
Văn nghệ phải gắn với thực tiễn nhân dân
- Thực
tiễn là nguồn nhựa sống, là sinh khí và là chất liệu
vô tận cho văn nghệ sáng tác
- Hồ
Chí Minh yêu cầu các văn nghệ sĩ phải “ thật hòa mình
vào quần chúng”, “ liên hệ và đi sâu vào đời sống của nhân
dân”, để tạo nên những tác phẩm trường tồn cùng dân tộc và
nhân loại.
Phải có những tác phẩm văn nghệ ứng xứng đáng với thời đại
mới của đất nước và dân tộc.
- Mục
tiêu của văn nghệ là phục vụ quần chúng nhân
dân
- Để
thực hiện mục tiêu này cần các tác phẩm văn nghệ phải
đạt tới sự thống nhất hài hòa giữa nội dung và hình thức
c) Văn hóa đời sống
-Văn hóa đời sống là một hình thức biểu hiện của văn hóa và
được thể hiện ra ngay trong cuộc sống hằng ngày của mỗi
người. Xây dựng con người Việt Nam không thể coi nhẹ việc
xây dựng văn hóa đời sống.
-Văn hóa đời sống thực chất là đời sống mới được Hồ
Chí Minh nêu ra với 3 nội dung: đạo đức mới, lối sống
mới và nếp sống mới.
+ Đạo đức mới:
Khái niệm đạo đức cũ được Hồ Chí Minh tiếp thu
chọn lọc. Người chỉ ra vào thời phong kiến nêu ra: cần,
kiệm, liêm, chính nhưng không thực hiện được. Ngày
nay ta đề ra: cần, kiệm, liêm, chính cho cán bộ làm
gương, cho nhân dân theo để lợi cho nước, cho dân.
“Cần, kiệm, liêm,chính, chí công vô tư” là một biểu hiện
sinh động qua phẩm chất “trung với nước, hiếu với
dân”.
Trong cuốn “Cần, Kiệm, Liêm, Chính” với bút danh Quyết
Thắng viết tháng 6/1949, Hồ Chí Minh đã đi sâu hơn về con
người với cái gốc là đạo đức cách mạng.
“Trời
có bốn mùa: Xuân, Hạ,
Thu, Đông. Đất có bốn phương:
Đông – Tây – Nam – Bắc;
Người có bốn đức: Cần, Kiệm,
Liêm, Chính; Thiếu một mùa
thì không thành trời; Thiếu một
phương thì không thành đất;
Thiếu một đức thì không thành
người”