Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NGÔN NGỮ ANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.59 KB, 9 trang )

Khoa Ngoại Ngữ
Bộ môn : Thực hành Tiếng
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP (K.51)
MÔN: CƠ SỞ NGÀNH NGÔN NGỮ ANH (180 phút)
MÔN NGHE HIỂU (45 phút)
I.
Chủ đề:
Để làm tốt bài thi môn nghe hiểu tiếng Anh, sinh viên cần nắm vững kiến thức có
liên quan đến các chủ đề sau: đời sống xã hội (bản thân, gia đình, trường học, sở
thích, mua sắm, thể thao và giải trí), giáo dục đại học, khoa học, công nghệ, sức
khỏe, thương mại, môi trường, ngôn ngữ, văn hóa, nghề nghiệp, du lịch, tin tức.
II.
Kỹ thuật làm bài
Sinh viên phải có các chiến lược và kỹ năng làm bài nghe như :
1. Nghe để tìm ý chính (listening for main ideas).
2. Nghe để tìm chi tiết (listening for details).
3. Nghe để tìm từ tín hiệu (listening for signal words).
4. Nghe để phán đoán nội dung dựa vào ngữ điệu (Predicting main information
from intonation).
5. Nghe và đoán thông tin dựa vào tranh ảnh ( predicting information through
pictures).
III.

Các loại bài tập
Sinh viên cần làm quen với các dạng bài tập sau:
1.Nghe điền thông tin cần thiết vào các bảng ghi chú, bài tóm tắt, biểu đồ,
bảng biểu, đơn từ, bản đồ (notes/ summary/ diagram/ flow chart/ table/ form and
map completion).
2. Nghe và chọn câu trả lời đúng (multiple choice questions).
3. Nghe điền thông tin cần thiết để hoàn chỉnh câu (sentence completion).
4. Nghe và trả lời câu hỏi (short-answer questions).


5. Nghe và sắp xếp thông tin (classification).
6. Nghe và kết nối thông tin (matching).
IV. Cấu trúc bài thi
Bài thi thiết kế theo cấu trúc của đề thi IELTS, gồm 4 phần :
Phần 1: Bài nghe là một cuộc hội thoại từ hai người trở lên với chủ đề đời sống xã
hội.
Phần 2: Nghe một bài độc thoại hoặc hội thoại về một trong những chủ đề sau :


đời sống xã hội ( gia đình, trường học, sở thích, mua sắm, thể thao và giải trí),
giáo dục đại học, khoa học ,công nghệ, sức khỏe, thương mại, môi trường, ngôn
ngữ, văn hóa, nghề nghiệp, du lịch, tin tức.
Phần 3: Nghe một bài nói chuyện hoặc đối thoại có nhiều người tham gia với chủ
đề : đời sống xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, sức khỏe, thương mại, môi
trường, ngôn ngữ, văn hóa, nghề nghiệp, du lịch, tin tức.
Phần 4: Nghe một bài giảng hay một cuộc nói chuyện về đề tài học thuật theo các
chủ đề: giáo dục, khoa học, công nghệ, sức khỏe, thương mại, môi trường, ngôn
ngữ, văn hóa, nghề nghiệp, du lịch.
V. Tài liệu tham khảo:
1. Listening strategies for the IELTS tests.
2. IELTS books (practice tests).
3. Các trang web tiếng Anh như msn, cnn, bbc.co.uk…
B. MÔN ĐỌC HIỂU (60 phút)
I. Chủ đề & từ vựng:
Các chủ đề và từ vựng thuộc các lĩnh vực đời sống xã hội,khoa học kỹ thuật,chính
trị,du lịch ,giải trí, giáo dục, ngôn ngữ, kinh tế, thiên nhiên, lịch sử, sức khỏe và
những vấn đề đang được quan tâm trong dư luận xã hội.
II. Các kỹ năng và kỹ thuật đọc hiểu
1. Đọc hiểu: Sinh viên phải nắm được các kỹ năng làm bài sau
a. Đọc để tìm ý chính (skimming)

b. Đọc để tìm chi tiết (scanning)
c. Chọn câu trả lời đúng trong phần thi trắc nghiệm (multiple choice)
d. Xác định câu đúng- sai hoặc không thể hiện thông tin trong bài đọc
(true/false/no information)
e. Chọn đầu đề (title/headline) thích hợp cho toàn bài (text) hoặc từng đoạn
(paragraph)
2. Đoán nghĩa từ dựa vào ngữ cảnh (in-context vocabulary)
Sinh viên biết cách giải nghĩa hoặc nối từ trong bài với nghĩa của nó theo như yêu
cầu của đề
3. Điền từ vựng thích hợp vào chỗ trống (gap-fiiling hoặc cloze test): các từ vựng
này có thể được cho sẵn hoặc không.
4. Hoàn thành câu (sentence completion): sinh viên hoàn thành câu với một mệnh
đề hoặc ngữ cho sẵn dựa vào kiến thức trong bài
5. Nối các cặp mệnh đề cho sẵn để tạo nên các câu hoàn chỉnh (matching)
6. Suy luận từ thông tin cho sẵn (Making inferences)


7. Tìm ý chính của bài đọc hay của đoạn (Find the main idea of the reading / the
paragraph)
8. Tìm các ý chi tiết hỗ trợ cho ý chính (Find the supporting details)
9. Viết tóm tắt cho một bài đọc (Write a summary)
III. Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Interactions & Mosaic.
2. Bộ Reading Connections.
3. Bộ Inside Reading.
C. MÔN VIẾT ( 60 phút )
I. Các loại bài tập
a. Viết bài luận miêu tả chung, luận so sánh- đối chiếu, nguyên nhân – kết
quả v.v
b. Viết thư tay (memo)

c. Viết thư thương mại ( thư ngỏ, thư yêu cầu, thư phàn nàn, thư đặt hàng,
đơn xin việc ….)
d. Viết báo cáo
II. Các chủ đề
Education,science and technology, environment, health care, transportation,
entertainment, language, city, the countryside, social problems, tourism.
III. Kiến thức và kỹ năng cần luyện tập
1. Sinh viên nắm vững cách viết đoạn văn gồm 3 phần: topic sentence,
supporting sentences, concluding sentence.
- Sinh viên nắm vững kỹ năng viết các dạng bài luận:
a. Bài luận miêu tả
b. Bài luận về thể loại so sánh đối chiếu
c. Bài luận về thể loại nguyên nhân và kết quả
- Sinh viên cần có kỹ năng đánh giá, phân tích ý chính, biết cách làm dàn ý
chi tiết, biết cách viết đúng hình thức của một bài luận văn bao gồm:
+
Đoạn văn mở đầu (General statement+ thesis statement)
+
Phần thân bài
+
Đoạn văn kết thúc (summary + comment)
- Sinh viên cần sử dụng từ và cụm từ kết nối để tạo cho bài luận có tính
mạch lạc.
2. Sinh viên nắm vững hình thức, văn phong và kỹ năng viết thư tay (memo),
các loại thư thương mại, ( thư ngỏ, thư yêu cầu, thư hàn nàn, thư đặt hàng,
đơn xin việc …..) :


Hình thức:


To:
From:
Date:
Subject:
3. Sinh viên cần luyện kỹ năng nhận dạng các loại reports, cách đọc biểu đồ
để viết được một báo cáo
IV. Tài liệu tham khảo
1. Writing Academic English Alice Oshima, (3rd Edition), McGraw Hill
Companies, 2003
2. Businessletters, the easy way, Andres B.Geffner,Baron’s series, Inc., 2006
3. Writing reports (IELTS books)


Khoa Ngoại Ngữ
Bộ môn : Biên Phiên Dịch

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TỐT NGHIỆP
MÔN: CHUYÊN NGÀNH BIÊN-PHIÊN DỊCH
DÀNH CHO KHÓA 51TA HỆ CHÍNH QUI
I. HÌNH THỨC: (FORMAT)
Đề thi gồm hai phần :
A. Lý thuyết tiếng ( Linguistics )
B. Biên-phiên dịch ( Translation- Interpretation )

II. NỘI DUNG :
A. LÝ THUYẾT TIẾNG (LINGUISTICS)
A.1. PHONETICS AND PHONOLOGY

1.
2.

3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

Phonetics and its main branches
Phonetics and phonology
The production of speech sounds
The classification of English sounds
Phonology: the sound patterns of language
The syllable
Word stress and sentence stress
Intonation
Aspects of connected speech

A.2. SEMANTICS

1. Conceptual and associative meaning
2. Semantic features
3. Semantic roles
4. Lexical reations
4.1. Synonymy
4.2. Antonymy


4.3. Hyponymy
4.4. Homophony, homonymy, polysemy and metonymy

4.5. Collocation
5. Invisible meaning, context
6. Deixis, anaphora
7. Reference and inference
8. Presupposition
9. Speech acts
10. Politeness

B. BIÊN PHIÊN DỊCH
(TRANSLATION- INTERPRETATION)
Các chủ đề Biên Phiên dịch :
1. Kinh tế
2. Chính trị-xã hội
3. Môi trường
4. Văn hóa-giáo dục
5. Y học

B.1. BIÊN DỊCH (TRANSLATION)
1. Câu 1:
Thí sinh dịch một đoạn văn tiếng Anh khoảng 300-350 từ sang tiếng Việt. (Translate into
Vietnamese).
2. Câu 2:
Thí sinh dịch một đoạn văn tiếng Việt khoảng 300-350 từ sang tiếng Anh (Translate into
Vietnamese).
B.2. PHIÊN DỊCH (INTERPRETATION)
1. Câu 1 :
Thí sinh được nghe (3 lần) và dịch một đoạn văn tiếng Anh khoảng 300-350 từ sang tiếng
Việt. (Translate into Vietnamese)
2. Câu 2 :
Thí sinh được nghe (3 lần) và dịch một đoạn văn tiếng Việt khoảng 300-350 từ sang tiếng

Anh (Translate into Vietnamese).

III. THỜI GIAN LÀM BÀI: (TIME ALLOTED): 180 PHÚT
1. Lý thuyết tiếng : 60 phút
2. Biên dịch :
60 phút
3. Phiên dịch:
60 phút


IV. THANG ĐIỂM VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ:
IV.1 THANG ĐIỂM : 10 ĐIỂM
A. Lý thuyết tiếng (LINGUISTICS - 4 Điểm)
1. Phonetics – Phonology (2 điểm)
2. Semantics (2 điểm)
B. Biên-phiên dịch (INTERPRETATION-TRANSLATION – 6 Điểm)
1. Biên dịch : 3 điểm
2. Phiên dịch : 3 điểm
IV.2 TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
A. Lý thuyết Tiếng :
Thí sinh chọn câu đúng ( A,B, C , D ) và trả lời đúng các câu hỏi lý thuyết.
B. Biên-phiên dịch
B.1. Biên dịch
- Tính chính xác của bản dịch: thí sinh không được thay đổi, bỏ sót hay thêm vào
những thông tin không có trong nguyên bản
- Tính lưu loát của bản dịch: thí sinh phải diễn đạt nội dung nguyên bản bằng ngôn
ngữ dịch đúng về mặt từ vựng, ngữ pháp, văn phong.
- Tính tự nhiên của bản dịch: thí sinh phải diễn đạt nội dung nguyên bản giống như
cách diễn đạt tự nhiên của người bản ngữ, ngôn ngữ của văn bản dịch không bị
những ảnh hưởng tiêu cực từ ngôn ngữ của văn bản gốc.

B.2. Phiên dịch
- Tính chính xác của bản dịch : Thí sinh phải tuân thủ nội dung thông tin của ngôn
bản nguồn.
- Tính lưu loát của bản dịch : Thí sinh sử dụng linh họat các cấu trúc ngữ pháp, từ
vựng, văn phong thịch hợp trong ngôn ngữ mục đích.
Tính tự nhiên của bản dịch : Thí sinh phải biết chuyển đảo đơn vị ngôn ngữ cho
phù hợp với cách diễn đạt ngôn ngữ đích, biết cách tách hoặc ghép ngôn ngữ gốcngôn ngữ đích nếu thấy cần thiết
Nha Trang, ngày 20 tháng 04 năm 2013
BỘ MÔN BIÊN PHIÊN DỊCH


KHOA NGOẠI NGỮ
Bộ môn: Tiếng Anh Du lịch

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP K51
MÔN: CHUYÊN NGÀNH TIẾNG ANH DU LỊCH
THỜI GIAN LÀM BÀI: 180 PHÚT
Để hoàn thành tốt bài thi tốt nghiệp môn chuyên ngành, sinh viên cần ôn lại
những kiến thức và rèn các kỹ năng sau:
1. Kiến thức: sinh viên cần nắm vững kiến thức liên quan các chủ đề sau
1.1 Quản trị lữ hành
- Tour conducting
- Preparing for tour guiding job
- Tour management and problem solving
- Destinations
- Bringing travelers and tourism service suppliers together
- Creating a tour
1.2 Marketing điểm
- Definition of Destination Marketing
- Types of destination

- DMO: definition and functions
- Benefits of knowing about life cycle of a tourist destination
- Approaches to marketing tourism destination
- Roles of governments in destination marketing
- Preparation for disaster and crisis
1.3 Qui hoạch du lịch
- Tourism planning at 3 scales: concepts, differences
- Tourism planning approach: basic planning process; levels and types of
TP
- Market survey and analysis: objectives; qualitative vs quantitative data
- Survey of natural attractions: finding information, description,
evaluation
- Urban tourism planning: significance and process and principles
- Resort planning process: community and regional relationships
2. Kỹ năng làm bài: sinh viên cần phải có kỹ năng làm bài như sau
2.1 Tư duy logic


2.2 Phân tích, đánh giá, giải quyết vấn đề
2.3 Nghiên cứu dựa vào một case cụ thể
3. Cấu trúc bài thi: Bài thi gồm 3 phần
3.1 Trắc nghiệm: 3 điểm
3.2 Trả lời câu hỏi: 3 điểm
3.3 Thiết kế tour : 4 điểm



×