Tải bản đầy đủ (.ppt) (32 trang)

Slide Quản lý dự án (QLDA) chương 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 32 trang )

Chương 5

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
DỰ ÁN

1


Mục đích, yêu cầu
Mục đích
Giới thiệu những vấn đề cơ bản về quản lý chất
lượng dự án, từ đó giải quyết hài hòa MQH giữa
chất lượng và chi phí của dự án có liên quan đến
chất lượng.
 Yêu cầu
- Nắm được những vấn đề chung về chất lượng và
quản lý chất lượng dự án.
- Hiểu được nội dung quản lý chất lượng dự án.
- Nắm được các công cụ quản lý chất lượng dự
án.
2



Nội dung
I. Những vấn đề chung
II. Nội dung chủ yếu của công tác
quản lý chất lượng dự án
III. Mối quan hệ giữa chất lượng và
chi phí dự án có liên quan
IV. Các công cụ quản lý chất lượng


dự án
3


I. Những vấn đề chung
1.1. Khái niệm chất lượng
 Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO) định nghĩa: Chất
lượng là “mức độ đáp ứng yêu cầu của hệ thống các
thuộc tính” (ISO9000:2000).
 Theo cẩm nang quản lý dự án (PMBOK) định nghĩa:
Chất lượng là tổng hợp các đặc tính của một đối
tượng cho phép thỏa mãn các nhu cầu xác định.
 Các chuyên gia khác khái niệm chất lượng dựa trên:
- Mức độ đáp ứng yêu cầu (doanh nghiệp cung ứng):
Các quá trình và sản phẩm của dự án thỏa mãn các
yêu cầu đề ra.
- Phù hợp với việc sử dụng (người sử dụng): Sản
phẩm có thể sử dụng phù hợp với công dụng dự kiến.
4


Một số đặc điểm của khái niệm chất lượng







Chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu

Chất lượng luôn luôn biến động theo thời gian,
không gian và điều kiện sử dụng.
Chất lượng của một đối tượng là sự thỏa mãn nhu
cầu của các bên có liên quan.
Nhu cầu có thể được công bố rõ ràng dưới dạng
các quy định, tiêu chuẩn, cũng có thể chỉ cảm
nhận được trong quá trình sử dụng.
Chất lượng có thể áp dụng cho một hệ thống, một
quá trình.
5


1.2. Quản lý chất lượng dự án
Khái niệm: Quản lý chất lượng dự án bao gồm tất
cả các hoạt động có định hướng và liên tục mà
một tổ chức thực hiện để xác định đường lối,
mục tiêu và trách nhiệm để dự án thỏa mãn được
mục tiêu đã đề ra, nó thiết lập hệ thống quản lý
chất lượng thông qua đường lối, các quy trình và
các quá trình lập kế hoạch chất lượng, đảm bảo
chất lượng và kiểm soát chất lượng.
 Nội dung của quản lý chất lượng:
- Lập kế hoạch chất lượng
- Đảm bảo chất lượng
- Kiểm soát chất lượng


6



Một số điểm lưu ý






Quản lý chất lượng dự án được thực hiện thông
qua một hệ thống các biện pháp: Kinh tế, công
nghệ, tổ chức, hành chính và giáo dục…Thông qua
một cơ chế nhất định và hệ thống các tiêu chuẩn,
định mức, hệ thống kiểm soát, các chính sách
khuyến khích.
Quản lý chất lượng phải được thực hiện trong tất cả
các giai đoạn, các khâu công việc của dự án.
Quản lý chất lượng phải được thực hiện liên tục,
gắn bó giữa các yếu tố bên trong và bên ngoài.
Quản lý chất lượng là trách nhiệm chung của mọi
thành viên, mọi cấp trong đơn vị, của các bên có
7
liên quan.


1.3. Tác dụng của quản lý chất lượng dự án







Đáp ứng những yêu cầu của chủ đầu tư, của
những người hưởng lợi từ dự án.
Là nhân tố quan trọng đảm bảo thắng lợi trong
cạnh tranh, tăng thị phần cho doanh nghiệp.
Nâng cao chất lượng, góp phần giảm chi phí sản
xuất, tăng NSLĐ, tăng thu nhập cho người lao
động.
Đạt được mục tiêu của dự án, thỏa mãn các yêu
cầu về chất lượng, thời gian và chi phí.

8


II. Nội dung chủ yếu quản lý
chất lượng dự án
2.1. Lập kế hoạch chất lượng dự án
Khái niệm: Là việc xác định các tiêu chuẩn chất
lượng cho dự án và các phương thức để đạt
được các tiêu chuẩn đó.
 Kế hoạch chất lượng được lập đồng thời với các
kế hoạch khác để bảo đảm tính đồng bộ.
 Căn cứ để lập kế hoạch chất lượng dự án
- Chính sách chất lượng của doanh nghiệp.
- Phạm vi dự án.
- Các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh: luật pháp,
các quy tắc, các tiêu chuẩn.
9


Nội dung của kế hoạch chất lượng dự án






Xây dựng chương trình, chiến lược, chính sách
và kế hoạch hóa chất lượng.
Xác định các yêu cầu chất lượng phải đạt tới
trong từng thời kỳ, từng giai đoạn của quá
trình thực hiện dự án (yêu cầu: cụ thể, có thể
lượng hóa được).
Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tới chất
lượng dự án, đề ra phương hướng, giải pháp
thực hiện kế hoạch chất lượng.

10


2.2. Đảm bảo chất lượng dự án




Khái niệm: Là việc thực hiện một cách có hệ
thống các hoạt động đã được kế hoạch hóa
nhằm đáp ứng các yêu cầu về chất lượng dự án.
Những căn cứ cho việc đảm bảo chất lượng dự
án
- Kế hoạch chất lượng dự án
- Các tiêu chuẩn chất lượng

- Kế hoạch hoàn thiện các quá trình
- Các thông tin thực hiện
- Kết quả kiểm tra chất lượng dự án
- Các giải pháp đã thực hiện…
11


Nội dung đảm bảo chất lượng dự án




Đề xuất các thay đổi cần thực hiện, các điều
chỉnh cần thiết
Điều chỉnh kế hoạch quản lý chất lượng dự án
Điều chỉnh các tiêu chuẩn chất lượng cho phù
hợp với yêu cầu

12


2.3. Kiểm soát chất lượng dự án




Khái niệm: Là việc theo dõi các kết quả cụ thể
của dự án để xác định xem có phù hợp với các
tiêu chuẩn chất lượng tương ứng hay không, đề
ra các giải pháp nhằm loại bỏ các nguyên nhân

dẫn tới kết quả không đạt yêu cầu.
Căn cứ để kiểm soát chất lượng
- Kế hoạch quản lý chất lượng
- Tiêu chuẩn chất lượng
- Thông tin thực tế thực hiện công việc
Lưu ý: Mối quan hệ giữa các nội dung của
quản lý chất lượng dự án. 13


III. Mối quan hệ giữa chất lượng và
chi phí dự án có liên quan
3.1. Các chi phí liên quan đến chất lượng dự án,
bao gồm 4 nhóm:


Tổn thất nội bộ



Tổn thất bên ngoài



Chi phí ngăn ngừa



Chi phí thẩm định, đánh giá, kiểm tra chất lượng

14



Thứ nhất. Tổn thất nội bộ







Khái niệm: Là những chi phí phát sinh do chất
lượng sản phẩm không đạt yêu cầu và được phát
hiện trước khi giao cho khách hàng, bao gồm:
Thiệt hại về sản lượng → giảm doanh thu, lợi
nhuận
Chi phí sửa chữa khắc phục các sản phẩm không
đạt yêu cầu
Chi phí đánh giá các sai sót và phế phẩm
Chi phí hiệu chỉnh những sai sót
Tổn thất nội bộ càng tăng khi việc phát hiện lỗi
càng muộn
15


Thứ hai. Tổn thất bên ngoài


Khái niệm: Là những chi phí phát sinh do chất
lượng sản phẩm không đạt yêu cầu và được phát
hiện sau khi giao cho khách hàng, bao gồm:

- Thiệt hại thị phần và lợi nhuận tiềm năng do uy
tín giảm
- Chi phí vận chuyển, thu hồi sản phẩm bị lỗi
- Chi phí đánh giá, khiếu nại, kiểm tra chất lượng
- Chi phí bảo hành sản phẩm
- Chi phí bồi thường, kiện tụng cho khách hàng
Tổn thất bên ngoài thường lớn hơn nhiều so với
tổn thất nội bộ
16


Thứ ba. Chi phí ngăn ngừa
Khái niệm: Là những chi phí bỏ ra nhằm ngăn
chặn việc tạo ra các sản phẩm không đảm bảo
chất lượng, bao gồm:
 Chi phí rà soát lại thiết kế
 Chi phí đánh giá nguồn cung ứng
 Chi phí kho tàng bảo quản nguyên vật liệu
 Chi phí đào tạo nhân viên, tập huấn công tác
quản lý chất lượng
 Chi phí cho công tác quản lý chất lượng (lập kế
hoạch chất lượng, đảm bảo chất lượng và kiểm
soát chất lượng)
17


Thứ tư. Chi phí thẩm định, đánh giá,
kiểm tra chất lượng
Khái niệm: Là những chi phí bỏ ra để thẩm định,
đánh giá, kiểm tra chất lượng sản phẩm, dịch vụ

trong tất cả các khâu, bao gồm:
 Chi phí xây dựng quy trình đánh giá, kiểm tra
chất lượng
 Chi phí cho các hoạt động kiểm tra
 Chi phí kiểm tra các nhà cung ứng
 Chi phí phân tích các báo cáo chất lượng
 Chi phí kiểm tra dịch vụ bảo hành, sửa chữa
Nhóm chi phí này cũng mang tính chất ngăn
ngừa nhằm giảm tổn thất bên trong và bên ngoài
18


3.2. Mối quan hệ giữa chất lượng và
chi phí dự án có liên quan





Bốn nhóm chi phí trên có thể gộp thành 2: Tổn
thất và chi phí ngăn ngừa.
Các tổn thất biến đổi ngược chiều với chất
lượng dự án: Chất lượng càng cao (tỷ lệ sản
phẩm hỏng càng thấp) thì tổn thất càng nhỏ và
ngược lại.
Chi phí ngăn ngừa biến đổi cùng chiều với chất
lượng dự án: Chi phí ngăn ngừa càng lớn thì
chất lượng dự án sẽ càng cao và ngược lại.

19



Đồ thị MQH giữa chất lượng và
chi phí dự án có liên quan
Chi
phí

tổng chi phí
tổn
thất

chi phí ngăn ngừa
0%

Tỷ lệ tối ưu

100% Tỷ lệ sp tốt
20


IV. Các công cụ và kỹ thuật
kiểm soát chất lượng
Các công cụ chủ yếu để quản lý chất lượng dự
án bao gồm:
 Lưu đồ hay biểu đồ quá trình
 Biểu đồ nhân quả (biểu đồ hình xương cá)
 Biểu đồ Pareto
 Biểu đồ kiểm soát thực hiện
 Biểu đồ phân bố mật độ


21


4.1. Lưu đồ hay biểu đồ quá trình
Khái niệm Lưu đồ: Là phương pháp thể hiện
quá trình thực hiện các công việc và toàn bộ dự
án dưới dạng sơ đồ.
 Lưu đồ cho phép nhận biết:
- Là cơ sở để phân tích, đánh giá các nhân tố tác
động đến chất lượng dự án.
- Những công việc hay những hoạt động nào là
thừa có thể loại bỏ, hoạt động nào cần thay đổi,
cải tiến hoàn thiện.
- Trong từng hoạt động, yếu tố nào có ảnh hưởng
quyết định đến chất lượng dự án.
- Vai trò của các thành viên đối với công tác quản
lý chất lượng trong từng quá trình, bao gồm cả
nhà cung cấp, khách hàng, nhà thầu.


22


Lưu đồ quá trình quản lý chất lượng
Phương pháp

Thiết bị

QUÁ TRÌNH


Nhà cung
ứng

Nhân lực

Người
tiêu
dùng

Đo lường

Môi trường

23


Các nguyên tắc xây dựng lưu đồ






Huy động mọi người tham gia vào việc thiết lập
lưu đồ dưới hình thức “động não tập thể” (Brain
storm) nhằm phát huy trí tuệ tập thể.
Các dữ liệu, thông tin hiện có phải được cung
cấp cho mọi người để làm cơ sở cho việc đề
xuất ý kiến cá nhân.
Phải có đủ thời gian để xây dựng lưu đồ một

cách kỹ lưỡng, tránh làm qua loa, đại khái.

24


4.2. Biểu đồ nhân quả (Hình xương cá)
Khái niệm: Là phương pháp trực quan biểu diễn
quá trình tư duy lôgic để đi đến nguyên nhân sâu
xa của vấn đề chất lượng.
 Biểu đồ nhân quả còn có tên gọi khác là biểu đồ
Ishikawa (tên người đề xuất ra biểu đồ này) hay
biểu đồ hình xương cá (căn cứ vào hình dạng của
nó).
 Tác dụng:
- Liệt kê các nguyên nhân ảnh hưởng đến chất
lượng dự án.
- Nguyên nhân nào cần xử lý trước và giải pháp.


25


×