Tải bản đầy đủ (.ppt) (37 trang)

Slide Quản lý dự án (QLDA) chương 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (421.98 KB, 37 trang )

Chương 6
QUẢN LÝ RỦI RO DỰ ÁN

1


Mục đích, yêu cầu
Mục đích
Giới thiệu những vấn đề cơ bản về rủi ro
của dự án, từ đó chủ động có phương pháp
quản lý và xử lý phù hợp với mỗi loại.
 Yêu cầu
- Nắm được các cách phân loại rủi ro chủ yếu.
- Nắm được quá trình và các phương pháp
quản lý và xử lý rủi ro phù hợp với mỗi loại
rủi ro.


2


Nội dung
I. Khái niệm và phân loại rủi ro
II. Quá trình quản lý rủi ro
III.Các phương pháp đo lường rủi ro

PM

3



I. Khái niệm và phân loại rủi ro
1.1. Khái niệm rủi ro
Rủi ro là xác suất không hoàn thành các mục tiêu
dự án đã đề ra và hậu quả của nó.
- Rủi ro được đánh giá trên 2 phương diện: Xác suất
không hoàn thành mục tiêu và ảnh hưởng của việc
không hoàn thành mục tiêu.
- Rủi ro cũng có thể được đánh giá trên 2 phương
diện khác: Nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa. Ví
dụ: Một cái hố sâu trên đường là nguyên nhân, việc
đặt biển cảnh báo là biện pháp phòng ngừa.
- Rủi ro càng cao thì xác suất không hoàn thành dự
án càng cao và ngược lại.
4


Mối quan hệ giữa các yếu tố rủi ro
XS
xuất
hiện
RR

RR cao

RR trung bình

RR thấp
0

Rủi ro

5


1.2. Phân loại rủi ro
1.2.1. Theo phạm vi
- Rủi ro theo ngành dọc (RR cá biệt): Là rủi ro ảnh
hưởng đến từng khâu, từng bộ phận riêng biệt trong
hoạt động đầu tư. Đây là rủi ro có thể giảm thiểu
bằng cách đa dạng hóa đầu tư.
- Rủi ro chung: Là rủi ro ảnh hưởng đến tất cả các
khâu, các bộ phận trong hoạt động đầu tư, như:
Chính sách kinh tế - tài chính của Chính phủ, chính
sách tiền tệ, lãi suất, các loại thuế…Chủ đầu tư
thường phải chấp nhận.
6


1.2.2. Theo tính chất tác động
-

-

Rủi ro thuần túy: Là rủi ro dẫn đến những tổn
thất cho dự án và cho xã hội, không ai được
hưởng lợi trực tiếp khi xẩy ra rủi ro, như: do
thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn giao thông…
Rủi ro suy tính: Là rủi ro do dự báo sai hoặc
đưa ra các quyết định sai lầm. Khi xuất hiện
loại rủi ro này, có thể chủ đầu tư bị thua thiệt
nhưng một số khác lại được lợi, như: Đầu tư

chứng khoán.
7


1.2.3. Theo bản chất
-

-

-

Rủi ro tự nhiên: Là rủi ro mang tính chất tự
nhiên, chủ đầu tư không thể đề phòng được
mà thường là chấp nhận khi rủi ro xẩy ra, như:
Rủi ro do thời tiết.
Rủi ro về công nghệ và tổ chức: Là rủi ro do
công nghệ lạc hậu và tổ chức quản lý thiếu
chặt chẽ và khoa học.
Rủi ro về kinh tế - tài chính: Là rủi ro do các
yếu tố kinh tế - tài chính của nền kinh tế và thế
giới gây ra cho dự án, như: Khủng hoảng kinh
tế toàn cầu, lạm phát, chênh lệch tỷ
giá…
8


- Rủi ro về chính trị - văn hóa – xã hội: Là
những rủi ro do các yếu tố về chính trị, văn
hóa, xã hội gây ra cho dự án, như: Sự bất ổn
về chính trị, sự khác biệt về phong tục, tập

quán, lối sống…
- Rủi ro về thông tin: Là những rủi ro do nhận
định về thông tin sai mà dẫn đến những quyết
định sai lầm cho dự án.

1.2.4. Theo nơi phát sinh
- Rủi ro nội sinh: Là những rủi ro phát sinh từ

những nguyên nhân thuộc bản thân dự án,
như: Quy mô, tính chất phức tạp, mới lạ của dự
án...
9


- Rủi ro ngoại sinh: Là những rủi ro phát sinh
từ những nguyên nhân bên ngoài dự án, như:
Sự thay đổi chính sách, biến động của thị
trường, ảnh hưởng của thiên tai…

1.2.5. Theo mức độ khống chế rủi ro
-

-

Rủi ro không thể khống chế được (bất khả
kháng): Là những rủi ro nằm ngoài tầm khống
chế của con người, như: Rủi ro do thiên tai.
Rủi ro có thể khống chế được: Là những rủi
ro mang tính chủ quan của dự án và chủ đầu tư
có thể lường trước được, như: Công nghệ, tổ

chức, quy mô, tính chất phức tạp của dự án…
10


1.2.6. Theo giai đoạn đầu tư
- Rủi ro trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư:
Là những rủi ro do quyết định đầu tư sai và
sẽ ảnh hưởng đến các giai đoạn sau của dự
án.
 - Rủi ro trong giai đoạn thực hiện đầu tư:
Là những rủi ro phát sinh trong quá trình triển
khai thực hiện dự án có thể không như dự
tính làm tăng chi phí và kết quả sai khác với
dự định ban đầu.
 - Rủi ro trong giai đoạn khai thác dự án: Là
11 và rủi ro
kết quả của rủi ro hai giai đoạn trên



1.2.7. Theo khả năng lượng hóa
- Rủi ro có thể lượng hóa: Là rủi ro có thể thiết
lập được quy luật phân phối xác suất xuất hiện
của sự kiện hoặc đại lượng nào đó dựa vào
nghiên cứu số liệu thực tế của các kỳ trước.
- Rủi ro không thể lượng hóa: Là rủi ro mà sự
xuất hiện của nó không tuân theo một quy luật
nào hoặc chưa có đủ thông tin để xác lập quy
luật biến động của nó.
12



1.2.8. Theo khả năng bảo hiểm
Rủi ro không thể bảo hiểm: Là rủi ro khi
người ta chủ động đặt mình vào tình huống
ấy nhằm đánh đổi lấy một cơ hội lớn hơn
như: Xổ số, cá cược, cờ bạc.
 Rủi ro có thể bảo hiểm: Các rủi ro không
thuộc loại kể trên về cơ bản đều có thể bảo
hiểm, tuy mức độ khó, dễ có khác nhau.


13


1.3. Quản lý rủi ro
Khái niệm: Là quá trình xác định và nhận dạng, phân
tích và đánh giá mức độ của các rủi ro, đề ra các giải
pháp để hạn chế khả năng xuất hiện cũng như giảm
thiểu mức độ thiệt hại khi nó xảy ra.
 Quản lý rủi ro bao gồm các hoạt động chủ yếu sau
đây:
- Nhận dạng rủi ro
- Phân tích, đánh giá mức độ rủi ro
- Theo dõi, kiểm soát rủi ro
- Dự kiến các giải pháp để ngăn ngừa hoặc hạn chế
ảnh hưởng của rủi ro
 Quản lý rủi ro mang tính chủ động ngăn ngừa chứ
14
không phải là phản ứng thụ động.




Tác dụng của quản lý rủi ro
Giúp chủ đầu tư chủ động ngăn chặn rủi ro,
hạn chế tổn thất, nhằm nâng cao hiệu quả
đầu tư.
 Góp phần nâng cao tính khả thi của dự án.
 Góp phần nâng cao uy tín, sức cạnh tranh của
doanh nghiệp.
 Giúp hạn chế những thiệt hại chung trong
toàn xã hội, nâng cao hiệu quả sử dụng các
nguồn lực của nền kinh tế vào các hoạt động
đầu tư.
 Đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng tiến độ,
đảm bảo chất lượng và trong giới hạn chi phí
15
cho phép.



II. Quá trình quản lý rủi ro
2.1. Xây dựng kế hoạch quản lý rủi ro
Khái niệm: Kế hoạch quản lý rủi ro là chương trình
hành động chi tiết để quản lý các rủi ro liên quan đến
dự án.
- Kế hoạch phải xây dựng được một chiến lược hoàn
chỉnh cho việc quản lý rủi ro, xác định các phương
pháp xử lý rủi ro, dự kiến các nguồn lực cho việc thực
hiện kế hoạch.

- Cần xác định rõ nhiệm vụ và mục tiêu, quy định trách
nhiệm xử lý rủi ro, mô tả cách thức đánh giá, trình tự
lựa chọn phương pháp xử lý rủi ro, quy định việc báo
cáo cũng như các thước đo phục vụ cho hoạt động
quản lý rủi ro.
16


Nội dung chủ yếu của kế hoạch
quản lý rủi ro
- Xác định những rủi ro liên quan đến dự
án và khả năng tác động xấu, gây thiệt hại
đối với dự án.
 - Xác định khả năng ngăn chặn rủi ro và
các biện pháp ứng phó với các rủi ro của
dự án.
 - Dự tính nguồn lực, chi phí để đối phó với
rủi ro.


17


2.2. Nhận dạng rủi ro
Khái niệm: Là xác định và liệt kê tất cả các rủi ro tiềm
tàng có thể ảnh hưởng đến dự án trong tất cả các giai
đoạn.
 Những công cụ và kỹ thuật nhận biết rủi ro chủ yếu là:
- Phát huy trí tuệ tập thể: Có nghĩa là “cơn bão trí tuệ”,
được hiểu là sử dụng trí tuệ của tập thể để giải quyết

vấn đề.
- Sử dụng bảng câu hỏi hoặc phỏng vấn trực tiếp để
điều tra và thu thập dữ liệu của các chuyên gia.
- Phân tích mạnh-yếu; thời cơ-nguy cơ của dự án trước
các rủi ro có thể xẩy ra.


18


2.3. Phân tích, đánh giá rủi ro
Khái niệm: Là việc xác định xác suất xuất hiện rủi ro
và những thiệt hại mà rủi ro có thể mang lại.
 Có thể phân tích, đánh giá rủi ro bằng phương pháp
định tính và định lượng
- Phương pháp định tính: Rủi ro được sắp xếp và phân
loại theo từng nhóm có mức độ cao, trung bình, thấp.
Nhằm đánh giá tác động đến từng bộ phận cũng như
toàn bộ dự án.
- Phương pháp định lượng: Là sử dụng các phương
pháp toán, thống kê, tin học để ước lượng rủi ro về chi
phí, thời gian, nguồn lực. Trên cơ sở đó xác định mức
độ tác động và tổn thất xẩy ra đối với dự án.


19





Phân tích rủi ro được thực hiện trên cơ sở
các thông tin chi tiết thu được từ các nguồn:

- So sánh với các dự án tương tự.
- Nghiên cứu các bài học kinh nghiệm thực tế.
- Các thử nghiệm và mô phỏng.
- Các phân tích độ nhạy của dự án v.v...
 Các thiệt hại do rủi ro bao gồm:
- Thiệt hại trực tiếp: Là những thiệt hại trực
tiếp về vật chất mà dự án phải gánh chịu do
các nguyên nhân khác nhau gây ra.
20


- Thiệt hại gián tiếp: Là những thiệt hại do

ảnh hưởng xấu đến những hoạt động
liên quan của dự án.
- Thiệt hại trách nhiệm: Là những khoản
tiền phạt hoặc bồi thường mà dự án phải
gánh chịu do rủi ro gây ra.

PM

21


2.4. Thực hiện quản lý rủi ro





Bao gồm: Lựa chọn các phương pháp xử lý rủi ro; xác
định các cá nhân hoặc bộ phận chịu trách nhiệm; dự
kiến các chi phí cần thiết và tiến độ thực hiện các
công việc.
Khi lựa chọn phương pháp xử lý rủi ro cần tính đến
các nhân tố chủ yếu sau đây:
- Số lượng và chất lượng các thông tin hiện có về yếu
tố gây ra rủi ro và những thiệt hại mà rủi ro có thể
gây ra.
- Các thông tin về khả năng xuất hiện rủi ro.
- Những thiệt hại mà dự án có thể phải gánh chịu từ
việc chấp nhận rủi ro.
- Sự tồn tại những phương án thay thế. Quãng thời
22
gian rủi ro xuất hiện.


2.5. Các phương pháp xử lý rủi ro
2.5.1. Né tránh rủi ro
 Khái niệm: Là việc thay đổi những điều kiện,
những phương pháp thực hiện dự án nhằm
triệt tiêu hoặc giảm nguy cơ rủi ro. (tìm cách
loại bỏ những yếu tố chứa đựng rủi ro cao
bằng những yếu tố có rủi ro thấp).
 Được sử dụng khi có nhiều sự lựa chọn cho
một tình huống và hậu quả mà rủi ro đem lại
lớn và khó khắc phục.
 Đòi hỏi phân tích những đánh đổi giữa các

phương án.
23


2.5.2. Chấp nhận rủi ro
- Khái niệm: Là dự án biết trước về rủi ro và
những hậu quả của nó và sẵn sàng chấp
nhận mà không có những cố gắng ngăn
ngừa.
- Tuy nhiên, phải xác định những khoản dự trữ
về nguồn lực và thời gian cần thiết để đối phó
với những vấn đề phát sinh khi xuất hiện rủi
ro.
- Phương pháp này đặc biệt thích hợp với các
tình huống khi nguy cơ rủi ro thấp hoặc thậm
chí cao nhưng mức độ thiệt hại nhỏ.
24


2.5.3. Kiểm soát rủi ro
 Khái

niệm: Là việc không cố gắng loại bỏ
các nguyên nhân dẫn đến rủi ro mà chỉ
tìm cách giảm nhẹ rủi ro, giảm xác suất
xuất hiện rủi ro cũng như giảm những
thiệt hại mà rủi ro mang lại.
 Khi lựa chọn giữa các giải pháp theo
hướng này cần phân tích để lựa chọn
được giải pháp tối ưu nhằm đảm bảo

tương quan hợp lý giữa rủi ro, chi phí và
tiến độ dự án.
25


×