Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

BÀI TIỂU LUẬN: “Tác hại của thuốc lá đến sức khỏe va tình trạng hút thuốc lá hiện nay của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.62 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA: NGÔN NGỮ ANH



BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài: “Tác hại của thuốc lá đến sức
khỏe va tình trạng hút thuốc lá hiện nay
của sinh viên trường Đại học Công
Nghiệp Hà Nội”

Môn học: Phương pháp nghiên cứu khoa học
GVHD: Nguyễn Viết Hãnh


DANH SÁCH NHÓM



Nguyễn Thị Hà

0841180085



Lê Hà Phương

0841180103




Nguyễn Thị Ngọc Huyền

0841180108



Nguyễn Thị Ngân

0841180137



Nguyễn Thị Thùy An

0841180087



Phạm Đức Hà

0841180215



Bùi Đức Giang

0841180171




Nguyễn Thị Thu Hường

0841180112



Trương Hoàng Nam

0841180185


TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ ĐẾN SỨC KHỎE VÀ TÌNH TRẠNG
HÚT THUỐC LÁ HIỆN NAY CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

CHƯƠNG I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. Lý do chọn đề tài
Có thể nói rằng bên cạnh các chất gây nghiện nặng như: ma túy, heroin, thuốc
lắc,… bị cấm sử dụng trên thị trường thì thuốc lá cũng có thể được liệt kê vào
danh sách chất gây nghiện ảnh hưởng nghiêm trọng đối với đời sống và kinh tế
của con người, nhưng lại được nhà nước cho phép lưu hành với mức thuế rất cao
trên thị trường và được tiêu thụ với số lượng rất lớn và ngày cáng tăng qua các
năm. Chính vì vậy mà chúng tôi muốn hiểu sâu hơn về nguyên nhân và lý do tại
sao thuốc lá lại được sử dụng nhiều đến như thế, đặc biệt hơn là làm cho mọi
người sâu hơn về tác hại của nó tới con người. Hút thuốc lá có thể gây ra các căn
bệnh nghiêm trọng về phổi, gan, tim mạch,… Khoa học và thực tiễn đã chứng
minh rằng nếu một người hút thuốc lá thường xuyên thì tuổi thọ của họ sữ giảm
đi rất nhiều so với người không hút thuốc lá.
Khói thuốc lá có tác hại rất lớn đối với sức khỏe con người, không chỉ người hút
mà cả người xung quang hít phải khói thuốc, họ có khả năng bị bênh cao gấp 10

lần người hút thuốc, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ có thai, và không ai khác đó
chính là bạn bè, người thân trong gia đình chúng ta.
Hiện nay trên thế giới hàng năm có khoảng 4 triệu người chết do các căn bệnh
liên quan đến thuốc lá . Hút thuốc lá cũng là tác nhân của rất nhiều loại bênh khác
nhau và chi phí khám chữa bệnh do nguyên nhân từ thuốc lá tăng theo mỗi năm.
Theo số liệu của Tổ chức y tế thế giới (WHO), hiện nay trên toàn thế giới có
khoảng 1,3 tỉ người hút thuốc và con số này sẽ tăng lên 1,7 tỉ người vào năm
2025. Số lượng người hút thuốc chủ yếu ở các nước đang phát triển và chậm phát
triển [4], [5]
Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), Việt Nam có tỉ lệ hút thuốc khá cao trong
khu vực Châu Á với nam là 73%, và nữ là 4%. Theo báo cáo của điều tra Y tế
Quốc gia năm 2001-2002 thì tỉ lệ hút thuốc ở nam là 56,1%, ở nữ là 1,8% [1].
Trung bình một người lớn hút 790 điếu thuốc/năm, số này ít thay đổi từ năm 1980
và trung bình một ngày hút khoảng 14,2 điếu. Việt Nam là một trong số 100 nước


đã kí vào Công ước khung về kiểm soát thuốc lá, và Thủ tướng Chính phủ cũng
đã ban hành Quyết định 1315/QD-TTg ngày 21/08/2009 về việc phê duyệt kế
hoạch thực hiện Công ước khung về kiểm soát thuốc lá với mục tiêu chung nhằm
làm giảm nhu cầu sử dụng tiến tới kiểm soát và giảm mức cung cấp các sản phẩm
thuốc lá, nhằm giảm tỉ lệ chết và các bệnh liên quan đến thuốc lá [2], [3] .
Chắc hẳn ai cũng biết hút thuốc không chỉ ảnh hưởng đến bản than, mà còn ảnh
hưởng đến gia đình và cả cộng đồng, nhưng vẫn có người hút. Sinh viên trường
đại học Công Nghiệp Hà Nội với số lượng khoảng 50 nghìn sinh viên (tỉ lệ sinh
viên nam chiếm khoảng 65%, sinh viên nữ chiếm khoảng 35%) cũng không ngoại
lệ, các bạn đang trực tiếp gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bản thân và môi
trường cộng đồng. Theo một con số thống kê chưa đầy đủ thì cứ 100 sinh viên
nam, có tới 40 người hút thuốc lá thường xuyên, 30 người mắc nghiện đến khó
lòng bỏ được, 10 người thì vẫn thi thoảng làm một vài điếu cho vui, và số bạn
không hút thuốc lá chỉ còn có 20 người. Trong số sinh viên nữ thì tỉ lệ hút thuốc lá

không đáng kể, nhưng vẫn có người thích để chứng tỏ với phái mạnh về sự “bình
đẳng” của mình. Mặc dù lời cảnh báo hút thuốc lá có hại cho sức khỏe được in
trên tất cả các bao thuốc lá nhưng số người hút thuốc lá vẫn không ngừng giảm
mà ngày càng có xu hướng gia tăng.Vì vậy, việc nhận thức được tác hại của hút
thuốc lá, những thói quen ảnh hưởng đến lối sống của sinh viên ngay từ khi còn
ngồi trên ghế nhà trường là hết sức cần thiết. Vấn đề cấp thiết được đặt ra là tỉ lệ
chính xác của việc hút thuốc lá của sinh viên Đại học Công Nghiệp Hà Nội là bao
nhiêu? Kiến thức , thái độ của sinh viên Đại học Công Nghiệp trong công tác
phòng chống tác hại thuốc lá như thế nào? Và đề ra các giải pháp phòng tránh và
hạn chế số lượng sinh viên hút thuốc lá, chúng tôi tiến hành đề tài “Tác hại của
thuốc lá đến sức khỏe và tình trạng hút thuốc lá hiện nay của sinh viên
trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội” với mục tiêu:
- Chỉ ra tác hại của việc hút thuốc lá
- Mô tả thực trạng hút thuốc lá của sinh viên Đại học Công Nghiệp Hà Nội
- Mô tả kiến thức, thái độ của sinh viên Đại học Công Nghiệp Hà Nội về tác hại
của thuốc lá
- Đề ra các giải pháp phòng tránh và hạn chế việc hút thuốc lá của sinh viên Đại
học Công Nghiệp Hà Nội

I.2. Đối tượng nghiên cứu
-Sinh viên trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội


I.3. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
-160 sinh viên của trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

I.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra bằng phiếu hỏi


I.5. Bố cục đề tài
Bài tiểu luận gồm có 5 chương và có mục lục kèm theo.




Chương I: Phần mở đầu
Chương II: Bối cảnh nghiên cứu
Chương III: Phân tích
• Tổng quan về thuốc lá
• Thực trạng việc hút thuốc lá của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp
Hà Nội
• Tác hại của việc hút thuốc lá
 Chương IV: Đề xuất phương pháp hạn chế và ngăn chăn đối với việc
hút thuốc lá và nêu lên những mặt còn hạn chế trong quá trình thực hiện
nghiên cứu.
 Chương V: Phần tổng kết

CHƯƠNG II. BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU
Bối cảnh nghiên cứu được thực hiện tại trường Đại học Công Nghiệp Hà NộiPhường Minh Khai- Quận Bắc Từ Liêm- Thành phố Hà Nội. Bằng phương pháp
nghiên cứu thực tiễn: phiếu hỏi, chúng tôi đã có một cuộc điều tra và đã có kết
quả của 160 bạn sinh viên đang theo học tại trường bao gồm các cấp bậc đại học
chính quy, cao đẳng, trung cấp. Kết quả của cuộc khảo sát cho thấy tình trạng hút
thuốc lá của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp đang trở nên rất phổ biến, đặc
biệt là đối với sinh viên nam. Tình trạng hút thuốc sau đó không vứt vào thùng
rác, vứt vừa bãi ra hành lang của các tòa nhà đã trở nên quá phổ biến. Điều đó
phần nào đánh giá được ý thức và trách nhiệm của mỗi sinh viên trong việc góp
phần xây dựng và cải thiện môi trường học tập trong lành hơn.



CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH
III.1. Tổng quan về thuốc lá
Thuốc lá có tên khoa học là Nicotiana tacacum, họ Cà – Solanaceae. Thuốc lá là
nguy cơ lớn nhất đối với sức khỏe con người và là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới
tử vong sớm trên toàn thế giới. Chúng ta đều biết thuốc lá có hại cho sức khỏe
nhưng ít ai biết được rằng, trong điếu thuốc lá chứa thành phần gì mà lại có thể
gây nên những hậu quả nghiêm trọng như vậy. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những
thành phần của thuốc lá gây hại như thế nào đến sức khỏe.
Trong một điếu thuốc lá chứa xấp xỉ 600 thành phần. Khi điếu thuốc được đốt
lên, tạo ra hơn 7.000 hóa chất, trong đó ít nhất 69 hóa chất được xác nhận là
nguyên nhân gây nên ung thư và nhiều hóa chất khác là siêu độc tố.Đó là Aceton
là chất tẩy trong thuốc sơn móng tay, Amoniac là chất tẩy rửa sàn nhà và bồn vệ
sinh, DDT/Dieldrin là thuốc trừ sâu, Arsenic là chất được sử dụng trong thuốc
diệt chuột, hay như Methanol formaldehyde chất để ướp xác chết… Những chất
này khi đi vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ thần kinh, mạch máu và nội tiết,
gây ra những bệnh tim mạch, giảm trí nhớ và các bệnh ung thư.
III.1.1.Chất độc kinh hoàng trong thuốc lá:
III.1.1.1.Nicotine
Nicotine là một chất gây nghiện có trong thuốc lá. Theo các tài liệu, nicotine
được hấp thụ vào máu và ảnh hưởng đến não bộ trong khoảng 10 giây sau khi hút
vào, gây tác động tâm thần kinh như cảm giác sảng khoái, vui vẻ, tăng họat động
nhận thức.Tuy nhiên cảm giác đó sẽ mau qua đi sau vài phút. Khi nồng độ
Nicotine trong cơ thể giảm xuống, người hút thuốc sẽ cảm thấy bứt rứt, căng
thẳng; không tập trung được; buồn bã, lo lắng; rối lọan giấc ngủ..
Vì vậy để có sự thoải mái, người hút thuốc phải hút điếu thuốc tiếp theo và tạo
ra một vòng xoắn trong hút thuốc lá. Nicotine, khi vào trong máu làm tăng nhịp
tim và huyết áp do khích thích giải phóng hóc-môn như adrênalin và làm hẹp
mạch máu. Adrênalin làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp và làm giảm lưu thông
máu. Ngoài ra khi Nicotine vào máu, ngăn giải phóng insulin từ tuỵ. Hormon này
có vai trò loại bỏ đường thừa trong máu. Vì vậy người hút thuốc rơi vào tình trạng

đường máu cao hơn bình thường. Nicotine cũng có cơ chế tác động đến não bộ
như một số chất gây nghiện khác như cocain, amphetamine mặc dù ở mức độ thấp
hơn. Ở những người sử dụng thuốc lá, Nicotine được tìm thấy ở tất cả các cơ
quan, bộ phận trong cơ thể và trong cả sữa mẹ. Đối với những người hút trên 15


điếu thuốc một ngày, nồng độ Nicotine trong máu luôn ở mức cao làm cho việc
cai thuốc trở lên khó khăn hơn rất nhiều.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các nhà sản xuất thuốc lá sử dụng nhiều hoá
chất đi kèm nhằm tăng độ hấp thu Nicotine vào cơ thể.
III.1.1.2. Hắc ín (Tar)
Nhựa thuốc lá là sự tập hợp tên của hàng ngàn chất hoá học và phụ gia, được tạo
thành chất lắng lại của khói thuốc có đặc điểm dính và dầy. Nhựa thuốc lá là một
trong những sản phẩm phụ nguy hiểm nhất của khói thuốc lá, chứa rất nhiều chất
gây ung thư. Khi khói thuốc được hít vào phổi, các chất nhựa lắng đọng và bám
vào các khoang chứa khí của phổi. Sau một thời gian, các chỗ nhựa thuốc lá bám
vào tạo thành ung thư và các bệnh về phổi.
III.1.1.3.Một số chất gây hại khác:
- Benzene là một chất gây ung thư được tìm thấy trong khói của dầu khí hay trong
thuốc trừ sâu bọ. Chất này có nồng độ rất cao trong khói thuốc lá, lương benzene
tác động đến con người từ khói thuốc lá chiếm một nửa lượng benzene xâm nhập
vào con người từ tất cả các nguồn.
- Nitrosamines là một chất gây ung thư rất mạnh có nhiều trong thuốc lá không
khói và khói thuốc lá.
- Ammonia là chất được sử dụng trong thuốc kích thích tăng trưởng và trong các
sản phẩm tẩy rửa. Nhà sản xuất thuốc lá sử dụng chất này để tăng cường tác động
gây nghiện của Nicotine.
- Formaldehyde là dung dịch dùng trong ướp xác chết. Chất này gây kích thích
mũi, họng và mắt của người hút thuốc khi hít phải khói thuốc lá.
- Hydrogen Cyanide là chất ô nhiễm công nghiệp, đã từng được sử dụng là một

chất để trừng trị ở Hoa Kỳ.
- Polycyclic aromatic hydrocarbon (PAH) là một chất gây ung thư được tìm thấy
trong dầu diezen và các sản phẩm đốt cháy khác, cũng có nhiều trong thuốc lá.
- Đây chỉ là một số trong hàng nghìn độc tố chứa trong thuốc lá. Hút thuốc lá
đồng nghĩa với việc bạn đang uống thuốc độc và tự kết liễu đời mình một cách
mù quáng, vì thế, hãy bỏ thuốc lá ngay hôm nay.
*Khói thuốc:
Có 3 kiểu khói thuốc: dòng khói chính, dòng khói phụ và khói thuốc môi trường.
Dòng khói chính (Mainstream Smoke) là dòng khói do người hút thuốc hít vào.
Đó là luồng khí đi qua gốc của điếu thuốc. Dòng khói phụ (Secondhand Smoke)
là khói thuốc từ đầu điếu thuốc đang cháy toả ra vào không khí, nó không bao


gồm phần khói thuốc do người hút thở ra. Khoảng 80% điếu thuốc là cháy bỏ đi.
Khói thuốc môi trường (Environmental Tobacco Smoke) là hỗn hợp của dòng
phói phụ và khói thở ra của dòng khói chính cũng như các chất tạp nhiễm khuếch
tán qua giấy quấn thuốc lá và đầu điếu thuốc giữa các lần hút.
Kích thước các hạt phân tử rất khác nhau ở các loại khói thuốc khác nhau. Kích
thước các phân tử rắn dao động trong khoảng từ 0,1-1 micromet trong dòng khói
chính, nhưng từ 0,01-1 micromet trong dòng khói phụ. Khi dòng khói phụ bị pha
loãng hơn thì kích thước các hạt trở nên nhỏ hơn. Vì kích thước các hạt trong
dòng khói phụ nhỏ hơn nên nó vào sâu hơn trong tổ chức phổi. (Theo như định
nghĩa thì kích thước các hạt trong môi trường khói thuốc cũng nhỏ hơn trong
dòng khói chính).
Trong mỗi điếu thuốc lá thật có tới hơn 4000 tạp chất, trong đó trên 60 chất là
nguyên nhân chính gây bệnh ung thư. Nguy hiểm nhất chính là khí Monoxit
carbon (khí CO). Khí CO có nồng độ cao trong khói thuốc lá và sẽ được hấp thụ
vào máu, gắn với hemoglobine với ái lực mạnh hơn 20 lần oxy. Với người hút
trung bình 1 bao thuốc mỗi ngày thì hàm lượng hemoglobine khử có thể tới 7-8%.
Sự tăng hemoglobine khử làm chuyển dịch đường cong phân tách oxyhemoglobin dẫn đến giảm lượng oxy chuyển đến tổ chức gây thiếu máu tổ chức

và có lẽ góp phần hình thành các mảng xơ vữa động mạch.
Khói thuốc lá chứa nhiều chất kích thích dạng khí hoặc dạng hạt nhỏ. Các chất
kích thích này gây nên các thay đổi cấu trúc của niêm mạc phế quản dẫn đến tăng
sinh các tuyến phế quản, các tế bào tiết nhầy và làm mất các tế bào có lông
chuyển. Các thay đổi này làm tăng tiết nhày và giảm hiệu quả thanh lọc của thảm
nhày-lông chuyển. Phần lớn các thay đổi này có thể hồi phục được khi ngừng hút
thuốc.
Năm 1954, các nhà khoa học đã tìm ra chất benzen trong khói thuốc lá và chứng
minh được chất này gây ra bệnh ung thư. Năm 1974, các nhà khoa học lại tìm ra
chất crizen và hợp chất của metyl với hàm lượng khá cao trong khói thuốc lá, gấp
5 lần chất benzen. Những chất này khiến động vật nhiễm phải đều mắc bệnh ung
thư với tỷ lệ 100%. Năm 1977 các nhà khoa học lại tìm ra chất metyl hidrazin gây
bệnh ung thư, mỗi điếu thuốc lá chứa 0,15 miligam hoá chất này.


III.2. Những tác hại của thuôc lá đối với đời sống của con người và
môi trường sống
III.2.1. Tác động của thuốc lá đối với môi trường
III.2.1.1. Tàn phá rừng, làm bạc màu đất
Qua thống kê, người ta thấy mỗi năm có khoảng 200.000 ha rừng bị chặt phá để
lấy đất trồng thuốc lá. Mỗi năm hải chặt triệu ha rừng hay 600 triệu cây xanh để
lấy gỗ làm củi sấy thuốc. Rừng bị tàn phá cho mục đích sấy thuốc chiếm tới 1,7%
diện tích rừng toàn cầu và khoảng 4,6% diện tích rừng của 66 nước trồng thuốc lá
trên thế giới. Ở Việt Nam được xếp hạng trung bình với khoảng 1,4% diện tích
rừng bị phá mỗi năm để sản xuất thuôc lá.
Những nơi trồng nhiều cây thuốc lá thường có tình trạng đất trồng trở nên bạc
màu, cằn cỗi...Trung bình mỗi vụ trồng thuốc lá dài 3 tháng, người nông dân
thường sử dụng 16 loại thuốc trừ sâu và nhiều loại phân bón hóa học. Về lâu dài,
việc sử dụng hóa chất sẽ làm đất bị chai cứng, ảnh hưởng xấu tới môi trường và
tới sức khỏe của người dân .

III.2.1.2. Tăng lượng chất thải
Trong quá trình sản xuất thuốc là nhiều chất thải được thải ra bao gồm cá dung
môi, bùn than, dầu nhựa, giấy và gỗ cũng như các chất thải hóa học đọc hại khác.
Các chất thải trong quá trình sử dụng thuốc lá được sản xuất như đầu mẩu thuốc
lá, vỏ bao thuốc lá, vỏ kiện thuôc lá. Tính đến năm 1995, ước tính có tới 5.535
triệu tỷ đầu mẩu thuốc lá, 27.675 triệu vỏ kiện thuôc lá và 276.753 triệu vỏ bao
thuốc lá được bán trên phạm vi toàn cầu. Đầu mẩu thuốc lá là thành phần chính
trong chiến dịch làm sạch nước biển. Đầu lọc thuôc lá cần 5 đến 7 năm để phân
hủy.
III.2.1.3. Ô nhiễm không khí, nguồn nước
Thuốc lá yêu cầu nhiều phân bón, thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ hơn các lạo cây
trồng khác. Những hóa chất này làm ô nhiễm đất , không khí và nguồn nước của
một vùng khi mà chúng bị rửa trôi theo nước mưa. Trong thuốc lá có 4000 chất
hóa học, phần lớn các chất độc hại trong đó có hơn 40 chất là tác nhân gây ung
thư. Khi hút thuốc các chất đó đều được tung hết và không khí gây ô nhiễm.
Ngoài ra các chất độc còn tỏa ra không khí ngay khi trồng trọt, chế biến thuốc lá.


III.2.2. Ảnh hưởng của việc hút thuốc lá đối với sức khỏe con người
III.2.2.1. Ảnh hưởng đối với người hút thuốc lá
Thuốc lá có thể gây tử vong cho 3 người trong tổng số 10 người chết vì bệnh
tim và 9 trong 10 người chết vì bệnh ung thư phổi. Hút thuốc lá dẫn đến nhiều
bệnh ung thư nguy hiểm nhất và khói thuốc chính là nguyên nhân hàng đầu của
bệnh ung thư phổi và các bệnh khác như ung thư miệng, đại tràng, vòm họng,
thực quản.... Những người hút thuốc lá chịu rủi ro cao hơn những người không
hút thuốc lá khi bị khối u trong hệ tiêu hóa và những bệnh về đường ruột. Thêm
vào đó những người hút thuôc lá mắc những bệnh khó điều trị và rủi ro mắc lại
cao hơn. Hút thuốc lá làm tăng rủi ro bệnh loãng xương. Hút thuốc làm giảm khả
năng lưu thông của máu trong cơ thể, tăng nhịp tim và làm giảm sức khỏe.
Theo thông tin tại hội thảo công bố kết quả điều tra toàn cầu về sử dụng thuốc lá

ở người trưởng thành tại Việt Nam, do Bộ Y tế tổ chức ngày 27/10/2010, nươc ta
có 47,4 nam giới, 1,4% nữ giới và 23,8% người trưởng thành đang hút thuốc lá.
Trong đó, có 81,8% người hút thuốc lá và 26,8% người hút thuốc lào. Có khoảng
40.000 ca tử vong vì các bệnh liên quan đến hút thuốc lá.
III. 2.2.2. Ảnh hưởng tới những người không hút thuốc lá
Dù hút thuốc trực tiếp hay thụ động cũng là nguyên nhân của nhiều căn bệnh.
Môi trường là nguyên nhân gây nhiều bệnh tật cho những người không hút thuốc
lá đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Trẻ em và người lớn , những người không hút
thuốc lá nhưng sống trong khói thuốc của những người khác chịu rủi ro cao hơn
hoặc bị mắc những bệnh kinh niên, cấp tính về họng, tai, trí tuệ cũng như sức
khỏe thể chất bị ảnh hưởng. Phụ nữ mang thai mà hút thuốc sẽ chịu rủi ro bị sảy
thai cao hơn, sinh con nhẹ cân hoặc con bị ốm, tử vong. Trẻ sơ sinh của những
người cha hút thuốc trong những tháng trước và trong thời gian mang thai của
người mẹ có nguy cơ gấp đôi bị hở hàm ếch, bạch cầu và chịu mức rủi ro bị ung
thư não cao hơn tới 40% so với những trẻ có mẹ cha không hút thuốc.
III.2.3. Ảnh hưởng tới kinh tế
III.2.3.1. Ảnh hưởng kinh tế của từng hộ gia đình
Chúng ta thử lấy ví dụ: người mỗi ngày hút hết 1 bao thuốc lá với giá
10.000đồng, mỗi tháng sẽ mất từ 300.000 đồng để hút thuốc, trung bình 1 năm sẽ
tiêu tốn 3.600.000 đồng tiền hút thuốc. Trong khi đó chúng ta lại phải chi phí rất
nhiều tiền để chữa bệnh có liên quan mỗi ngày hút hết 1 bao thuốc lá với giá


10.000đồng, mỗi tháng sẽ mất từ 300.000 đồng để hút thuốc, trung bình 1 năm sẽ
tiêu tốn 3.600.000 đồng tiền hút thuốc. Trong khi đó chúng ta lại phải chi phí rất
nhiều tiền để chữa bệnh có liên quan đến thuốc lá. Hơn nữa, bạn cũng phải trả
một khoản tiền lớn cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe bởi những bệnh do khói thuốc
đem lại. Việc hút thuốc lá sẽ làm cho sức khỏe của bạn bị giảm sút và làm cho
khả năng lao động kém đi nên thu nhập sẽ thấp hơn. Tất cả những yếu tố có thể
gây ảnh hưởng lớn đối với kinh tế gia đình.

III.2.3.2. Ảnh hưởng tới kinh tế quốc gia
Chi phí cho việc chăm sóc sức khỏe tăng nhanh và nó chiếm một khoản kinh
phí lớn trong tổng số ngân sách của quốc gia trong khi năng suất lao động giảm.
Tiền được chi cho thuốc lá sẽ không được chi cho sản phẩm, dịch vụ địa phương
như thực phẩm, chăm sóc sức khỏe, giáo dục. Với việc chống tác hại của thuốc lá
mang lại hiệu quả kinh tế cao xét về chi phí và hiệu quả đặc biệt với nền kinh tế
của đất nước mà số lượng tiêu thụ thuốc lá cao .
Làm việc ở trong ngành công nghiệp thuôc lá thường đồng nghĩa với lương thấp
và rủi ro về sức khỏe. Người nông dân trồng cây thuôc lá thường nghèo, trong khi
các công ty thuôc lá ngày càng thịnh vượng. Công nhân lao động trong các nhà
máy sản xuất thuốc lá sẽ có lợi hơn khi chuyển sản xuất thuốc lá sang các loại
hàng khác vì tiềm năng họ sẽ được trả lương cao hơn và công việc an toàn hơn ở
ngành nghề khác.

III.3. Thực trạng hút thuốc lá.
Mô tả mẫu điều tra
*Qua cuộc khảo sát chúng tôi nhận thấy :
- Số người hút thuốc chủ yếu là nam , đang là sinh viên năm thứ 4 và có mức thu
nhập bình quân dưới 1 triệu VND/ 1 tháng.
- Số người hút thuốc không phụ thuộc vào họ đang độc thân hay lập gia đình rồi.
- Trong tất cả những người chúng tôi khảo sát thì có đến 98,7 % biết rõ hút thuốc
lá có hại cho sức khỏe, tuy nhiên số lượng người hiểu cặn kẽ tác hại của nó vẫn
còn thấp.




Chi tiết

1.1. Giới tính:

Mẫu điều tra gồm 115 nam ( chiếm 71,9%), 45 nữ ( chiếm 28,1%).


1.2. Sinh viên năm :
Sinh viên
Số người
Tỷ lệ trên mẫu(%)
Năm thứ nhất
25
15,6
Năm thứ 2
29
18,1
Năm thứ 3
50
31,3
Năm cuối
56
35
Bảng 1.2:Số lượng sinh viên các năm
1.3. Tình trạng hôn nhân
Trong mẫu điều tra có 146 người độc thân ( chiếm 91,2%) và 14 người đã lập
gia đình ( chiếm 8,8%)

Tình trạng hôn nhân
Độc thân
Đã lập gia đình

Tỷ lệ trên
mẫu(%)


Số người
146
14

91,2
8,8

Bảng 1.3. Tình trạng hôn nhân
1.4. Thu nhập:
Qua bảng câu hỏi ta thu được thông tin về thu nhập của người được hỏi như sau:
Thu nhập
< 1 triệu

Số người
80

Tỷ lệ trên mẫu
50%

1-3 triệu

36

22,5%

3-5 triệu

29


18,1%

>5 triệu

15

9,4%

Bảng 1.4. Thu nhập
1.5. Bạn đã từng hút thuốc chưa:


Theo số liệu từ phiếu điều tra, trong số 115 bạn nam, thì có 75 bạn đã từng hút
thuốc ( chiếm 65,2%) , trong tổng số 45 bạn nữ thì có 12 bạn đã từng hút thuốc
(chiếm 26,7%).
1.6. Số lượng người hút thuốc
Với số mẫu là 160, có 91 (56,9%) người có hút thuốc trong vòng 1 năm trở lại
đây và có 69 người (43,1%) không hút thuốc trong vòng 1 năm. Số liệu cụ thể
được thể hiện qua bảng sau:
Số người hút thuốc
trong 1 năm gần
Số người
Tỷ lệ (%)
đây


91

56,9


Không

69

43,1

Bảng 1.6: Số lượng người hút thuốc
Vì mục đích của đề tài là khảo sát được mức độ hút thuốc của sinh viên trường
Đại học Công Nghiệp Hà Nội và nhấn mạnh tác hại của việc hút thuốc đến sức
khỏe của cá nhân và cộng đồng, qua đó tìm hiểu mức độ quan tâm của sinh viên
về tác hại của việc hút thuốc , nên trong bảng câu hỏi, nhóm đã có phần câu hỏi
riêng dành cho những người có hút thuốc để tìm hiểu rõ hơn những nguyên nhân
khiến cho họ hút thuốc, mức độ hút thuốc, sự quan tâm của họ đến sức khỏe của
bản thân và những người xung quanh và đã thu được những số liệu như sau:
1.7. Mức độ hút thuốc và số lượng hút trong một ngày
Bảng 1.7. Mức độ hút thuốc- số lượng hút thuốc trong 1 ngày
Mức độ hút
thuốc

Số lượng hút trong 1 ngày

Tổng cộng

1-10 điếu

1 gói

Trên 1 gói

Khác


Hầu như
không

0

0

0

3

3

Bình thường

5

9

7

0

21

Thường
xuyên

19


12

5

2

38

Rất thường
xuyên

7

9

7

6

29


Về mức độ hút thuốc trong số 91 người trả lời là có hút thuốc trong 1 năm trở lại
thì ta có;
-

Ở mức độ “ hầu như không hút” thì có 3 người trả lời là “ không
biết”(khác) trong 1 ngày mình hút bao nhiêu điếu.
Ở mức độ “ bình thường”, 5 người trả lời mình hút từ 1-10 điếu, 9 người

hút 1 gói/ngày, 7 người hút trên 1 gói.
Ở mức độ “thường xuyên”, 19 người hút từ 1-10 điếu, 12 người hút 1 gói/
ngày, 5 người hút trên 1 gói và 2 người trả lời không biết.
Ở mức độ “ rất thường xuyên”, 7 người trả lời hút 1-10 điếu/ ngày, 9 người
hút 1 gói, 7 người hút trên 1 gói, 6 người trả lời “ không biết”

1.8. Với mức độ hút thuốc như vậy, thì số tiền mà người hút thuốc phải chi trả
trong vòng 1 tháng theo phiếu khảo sát dao động từ 50 000 đến 500 000 VND.

1.9. Nơi hút thuốc.
Nơi hút

Bảng 1.9. Nơi hút thuốc
Số người

Tỷ lệ trên mẫu(%)

Nhà

19

20,9

Nơi công cộng

23

25,3

Mọi nơi khi thích


42

46,1

Khác

7

7,7

Như vậy qua bảng số liệu ta thấy những người hút thuốc vào mọi nơi khi thích là
có tỷ lệ cao nhất với 46,1%.
1.10 .Trong số những người hút thuốc thì có 23,1 % trong số 91 người không trả
lời rõ lý do vì sao họ hút thuốc, có 20,9% trả lời do buồn, 48,3% trả lời do căng
thẳng, 7,7% trả lời do bạn bè dụ dỗ.
Lý do hút

Số người

Tỷ lệ trên mẫu(%)

Buồn

19

20,9

Căng thẳng


44

48,3


Bạn bè dụ dỗ

7

7,7

Lý do khác

21

23,1

Bảng 1.10. Lý do hút thuốc
1.11. Có mắc căn bệnh nào không
Trong số những người hút thuốc thì có 44,5 % người không mắc các bệnh về
viêm phổi và đường hô hấp, 55,5% còn lại bị mắc các căn bệnh lien quan như
bệnh về răng miệng, viêm phổi, ung thư phổi và các bệnh khác.
1.12. Để tìm hiểu về ý thức của người hút thuốc, chúng tôi đã đưa vào bảng câu
hỏi một câu hỏi tình huống. Sau khi khảo sát, chúng tôi đã thu được kết quả như
sau:
- 40,6% sẽ đi nơi khác hút để không gây ảnh hưởng
- 22% mặc kệ vẫn hút bình thường
- 18,7 % vẫn hút nhưng hạn chế
- 5,5 % bỏ thuốc
- 13,2 % có ý kiến khác.

Phản ứng của người hút

Số người

Tỷ lệ

Đi chỗ khác hút

37

40,6%

Mặc kệ hút bình thường

20

22%

Vẫn hút nhưng hạn chế

17

18,7%

Bỏ thuốc

5

5,5%


Ý kiến khác

12

13,2%

Bảng 1.11. Phản ứng của người hút thuốc lá
1.12. Tình huống
1.13. Khi hỏi về ý thức bảo về môi trường của người hút thuốc với tàn thuốc thì
có 79,1% người sẽ bỏ vào gạt tàn và 20,9% tiện đâu vứt đó.
Xử lý rác thuốc

Số người

Tỷ lệ

Bỏ gạt tàn

72

79,1%


Tiện đâu vứt đó

19

20,9%

Bảng 1.13. Xử lý rác thuốc

1.14. Với phần câu hỏi chung cho cả người hút thuốc lẫn người không hút thuốc,
chúng tôi muốn tìm hiểu mức độ quan tâm, tìm hiểu của mọi người đến tác hại
cảu việc hút thuốc lá đến cộng đồng. Qua việc tìm hiểu, điều tra, nghiên cứu, và
các thống kê, tính toán cụ thể, chúng tôi đã thu được những kết qua sau:
- Có 98,7% trong số những người khảo sát trả lời là họ biết rằng hút lá có hại cho
sức khỏe, và 1,3% trong số họ trả lời là không biết.
- Tuy nhiên khi hỏi về mức độ hiểu biết về tác hại của hút thuốc lá là thế nào thì
có tới 43,1% trong số họ trả lời là có hiểu một chút, và 29,4% là hiểu một cách
bình thường, chỉ có 20% trong số họ là hiểu một cách cặn kẽ, trả lời không hiểu là
5%. Mặc dù sống trong môi trường đâu đâu cũng có thể thấy những người hút
thuốc, thậm chí chính bản thân mỗi người cũng đang phải hít một lượng nhất định
khói thuốc lá, nhưng một điều đáng ngạc nhiên là có 2,5% số người không hiểu
một chút gì về tác hại của thuốc lá.
Mức độ hiểu biết về tác
hại của thuốc lá

Số người

Tỉ lệ trên mẫu(%)

Rất không hiểu

4

2,5

Không hiểu

8


5

Bình thường

47

29,4

Có hiểu

69

43,1

Rất hiểu

32

20

Bảng 1.14. Mức độ hiểu biết về tác hại của thuốc lá
1.15. Mức độ quan tâm đén tác hại của việc hút thuốc thì có:
- 41,9% là có quan tâm
- 28,8% người có mức độ quan tâm bình thường
- 16,9% trả lời rất quan tâm
- 9,4% trong số họ không hề quan tâm đến điều này
- 3% số người không hề có suy nghĩ quan tâm đến nó
Mức độ quan tâm

Số người


Tỉ lệ trên mẫu(%)

Rất không quan tâm

5

3

Không quan tâm

15

9,4


Bình thường

46

28,8

Quan tâm

67

41,9

Rất quan tâm


27

16,9

Bảng 1.15. Mức độ quan tâm đến tác hại của việc hút thuốc đến sức khỏe của
bản thân và những người xung quanh
1.16 Khi tìm hiểu về mức độ thường xuyên theo dõi, tìm hiểu về tác hại của hút
thuốc chúng tôi có được kết quả như sau:
- 46,3% theo dõi ở mức độ bình thường
- 28,8% không theo dõi thường xuyên
- 17,5% thường xuyên theo dõi
- Chỉ có 5,5% số người thường xuyên theo dõi
- 1,9% theo dõi ở mức độ rất không thường xuyên
Mức độ theo dõi tìm hiểu

Số người

Tỉ lệ

Rất không thường xuyên

3

1,9

Không thường xuyên

46

28,8


Bình thường

74

46,3

Thường xuyên

28

17,5

Rất thường xuyên

9

5,5

Bảng 1.16. Mức độ theo dõi, tìm hiểu về tác hại của hút thuốc lá
1.17. Về nguồn thông tin tìm hiểu chúng tôi thu được kết quả như sau:
- Truyền hình
- Báo chí
- Internet
- Bạn bè/người thân
- Từ các nguồn khác

40,6%
25,6%
20,6%

10,5%
2,5%

Nguồn thông tin tìm hiểu

Số người

Tỉ lệ(%)

Báo chí

41

25,6

Truyền hình

65

40,6


Internet

33

20,6

Bạn bè/người thân


17

10,6

Nguồn khác

4

2,5

Bảng 1.17. Nguồn thông tin tìm hiểu về tác hại của việc hút thuốc lá
1.18.Ý kiến giá thuốc tăng lên giúp hạn chế số người hút thuốc lá có kết quả
như sau:
- 45,6% cho rằng nên tăng mạnh
- 30,06% không quan tâm đến vấn đề này
- 19,04% nói không lên tăng
- 4,4% có ý kiến là nên tăng nhẹ
Ý kiến
Số người

Tỉ lệ trên mẫu(%)

Không quan tâm

49

30,6

Tăng nhẹ


7

4,4

Không nên tăng

31

19,4

Tăng mạnh

73

45,6

Bảng 1.18. Bảng ý kiến đánh giá tăng thuốc

CHƯƠNG IV. GIẢI PHÁP
- Cấm hút thuốc lá đặc biệt là môi trường học đường, công cộng
- Đề ra các luật chống hút thuốc lá. Đặc biệt vừa qua Bộ GDDT cũng đã ban hành
công văn số 2829 yêu cầu các đơn vị đưa nội dung phòng, chống tác hại thuốc lá
vào kế hoạch họat động hằng năm.
- Theo quyết định 13/5/QĐTTG của thủ tướng chính phủ là cấm hút thuốc lá tại
các bến tàu, bến xe, bệnh viện, trường học.
- Ngày 18/6/2012 Quốc Hội đã ban hành luật phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Trong đó, tại điều 9 quy định cấm người chưa đủ 18 tuổi sử dụng, mua, bán thuốc
lá, bán và cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi.
- Thông qua các tiết sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt lớp, giáo viên cần đẩy mạnh
tuyên truyền cho sinh viên hiểu được những tác hại và cách bỏ thuốc lá, cung cấp

cho các sinh viên kỹ năng từ chối hút thuốc lá và có ý thức “ nói không với thuốc
lá”. Hãy cho mọi người biết tác hại của thuốc lá từ cấp Tiểu học
- Tổ chức Đoàn TN cần tuyên truyền, giáo dục về tác hại của thuốc lá tới học
sinh, sinh viên thông qua các diễn đàn hoặc sân khấu hóa. Đồng thời, tổ chức các


hoạt động thu hút học sinh, sinh viên tham gia tuyên truyền, phòng chống tác hại
của thuốc lá để mỗi học sinh và sinh viên là một tuyên truyền viên về phòng
chống tác hại của thuốc lá đến bè bạn người thân mình.Những việc làm như thế
này sẽ giảm được hiện tượng hút thuốc lá.
- Nhà trường cần xử lý nghiêm khắc những sinh viên vi phạm, gửi thông báo vi
phạm về gia đình, hạ bậc trong xếp loại hạnh kiểm đối với sinh viên vi phạm
nhiều lần.
- Không chỉ lời nói, khẩu hiệu suông mà phải thực hiện bằng hành động. Người
người nhắc nhở nhau, nhà nhà nhắc nhở nhau cùng đồng tâm hiệp lực không hút không mua - không bán thuốc.
- Gia đình và nhà trường cần phải phối hợp chặt chẽ để giúp sinh viên, con cái
mình không bước đến con đường hút thuốc. Bằng cách khuyên, không đánh đập.
Nếu sinh viên đã lỡ nghiện thì phải tìm đủ mọi cách để sinh viên cai nghiện tránh
chấn động tinh thần. Hoạt động ngoại khóa phòng chống hút thuốc lá của các em
học sinh.
- Sử dụng các phương pháp cai nghiện thuốc lá như ăn kẹo cao su chứa nicotin để
thay thế và giảm dần, giúp bệnh nhân thoát khỏi những triệu chứng do thiếu
nicotin nếu ngưng hút thuốc. Dùng các phương pháp cổ truyền như châm cứu, tập
luyện tâm lý trị liệu.

CHƯƠNG V. KẾT LUẬN
Mặc dù biết được độc hại, sự nguy hiểm của thuốc lá là vậy (ngay cả trên vỏ
bao bì thuốc lá vẫn cảnh báo rằng “Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe”) thế mà vẫn
có quá nhiều sinh viên lao vào không chút do dự.
Có thể các biến chứng, bệnh tật chưa xuất hiện ngay vào trước mắt, khi sinh

viên còn trẻ và khỏe, nhưng cũng có thể nhận thấy ảnh hưởng rõ nét ở những sinh
viên hút thuốc nhiều là: Gầy gò, răng vàng ám khói, môi thâm, hay bị ho dài từng
cơn… Trong cuộc sống, đã từng có không ít sinh viên quyết định “đoạn tuyệt” với
thuốc lá chỉ sau một thời gian ngắn và tức thì họ khỏe lên, béo lên trông thấy. Thế
mới thấy, sự độc hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người là khá ghê gớm, mà
các nhà khoa học từng ví: “Thuốc lá là công cụ giết người thầm lặng” không hề
sai!
Mọi thứ đều có hai mặt của nó, và thuốc lá cũng vậy. Sinh viên chúng ta,
những trụ cột tương lai của đất nước cần phải nhìn nhận một cách sáng suốt và
toàn diện, cân nhắc những mặt hại của thuốc lá để đưa ra những quyết định tốt
nhất cho bản thân, gia đình và xã hội.


Tài liệu tham khảo
[1]. Bộ Y tế (2006), Báo cáo Y tế Việt Nam: Công bằng, hiệu quả và phát triển
trong tình hình mới, Nhà Xuất bản Y học, Hà Nội, tr 89-95.
[2]. Ngô Quý Châu, Nguyễn Thị Thu Hiền (2004), Nghiên cứu tình hình hút
thuốc lá, hiểu biết và thái độ của cán bộ y tế bệnh viện Bạch Mai, Đại học Y Hà
Nội.
[3]. Chương trình phòng chống thuốc lá quốc gia (2009), Tác hại của thuốc lá,
truy cập tại: />[4]. WHO (2009), Framework Convention on Tobacco Control now signed by
100
countries,
truy
cập:
/>[5]. WHO (2008), Tobaco-Free Youth, WHO Library Cataloguing-in- Publication
Data, ISBN978 92 4 159682 4


Mục Lục




×