Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề kiểm tra kì 1 Sinh 9 của Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc năm 2015 có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.03 KB, 4 trang )

Đề kiểm tra học kì 1 môn Sinh Học lớp 9 có đáp án của Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc năm học 2015 –
2016 gồm có 6 câu trắc nghiệm và 3 câu tự luận. Thời gian làm bài 45 phút.
Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc
Đề kiểm tra học kì 1
Môn: Sinh Học lớp 9
Thời gian làm bài 45 phút
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Câu 1. Phép lai nào sau đây có tỉ lệ kiểu gen là 1: 2: 1?
A. Aa x Aa
B. AA x aa
C. Aa x aa
D. AA x AA
Câu 2. Loại tế bào nào có bộ nhiễm sắc thể đơn bội?
A. Hợp tử
B. Tế bào sinh dục sơ khai
C. Giao tử
D. Tế bào sinh dưỡng
Câu 3. Trong nguyên phân, các NST đóng xoắn cực đại ở kì nào sau đây?
A . Kì đầu
B . Kì sau
C . Kì giữa
D . Kì cuối
Câu 4. Ruồi giấm có 2n = 8, số nhóm gen liên kết của loài bằng
A. 2
B. 4


C. 8
D.16
Câu 5. Prôtêin không có chức năng nào sau đây?
A. Xúc tác quá trình trao đổi chất


B. Điều hòa quá trình trao đổi chất
C. Cấu trúc
D. Truyền đạt thông tin di truyền
Câu 6. Loại biến dị nào sau đây không di truyền qua sinh sản hữu tính?
A. Thường biến
B. Đột biến nhiễm sắc thể
C. Đột biến gen
D. Biến dị tổ hợp
II. PHẦN TỰ LUẬN: (7,0 điểm)
Câu 7: (2,0 điểm)
a) Trình bày nội dung quy luật phân ly và quy luật phân ly độc lập.
b) Nêu vai trò của nhiễm sắc thể đối với sự di truyền các tính trạng.
Câu 8: (3,0 điểm)
a) Mô tả cấu trúc không gian của phân tử ADN. ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào?
b) Một đoạn mARN có trình tự các nuclêôtit:
–U–U–A–X–U–A–A–U–X–G–A–U–
Xác định trình tự các nuclêôtit trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn mạch mARN trên.
Câu 9: (2,0 điểm)
a) Đột biến gen là gì? Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật?
b) Vì sao nghiên cứu di truyền người phải có những phương pháp thích hợp?
Nêu tên những phương pháp nghiên cứu di truyền người.
___ Hết ___
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 MÔN SINH 9 SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm)


Câu

1


2

3

4

5

6

Đáp án

A

B

C

B

D

A

II. PHẦN TỰ LUẬN: (7,0 điểm)
Câu 7.
a) – Quy luật phân li: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền
phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P. ( 0,5)
– Qui luật phân ly độc lập: Các cặp nhân tố di truyền đã phân ly độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.
( 0,5)

b) Vai trò của NST
– NST là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN có vai trò quan trọng trong sự di truyền. ( 0,5)
– Nhờ sự tự sao của ADN dẫn đến sự nhân đôi của NST → Các gen quy định tính trạng được di truyền
qua các thế hệ tế bào và cơ thể. (0,5)
Câu 8.
a) Cấu trúc không gian của phân tử ADN:
– Phân tử ADN là một chuỗi xoắn kép, gồm 2 mạch đơn song song, xoắn đều quanh 1 trục theo chiều từ
trái sang phải. (0,5)
– Mỗi vòng xoắn cao 34 A gồm 10 cặp nuclêôtit, đường kính vòng xoắn là 20° A . ( 0,5)
– Các nuclêôtit giữa 2 mạch liên kết với nhau bằng các liên kết hiđro tạo thành từng cặp A-T; G-X theo
nguyên tắc bổ sung. ( 0,5)
– ADN tự nhân đôi theo NTBS và nguyên tắc giữ lại một nửa (bán bảo toàn) (0,5)
b) Mạch mARN: – U – U – A – X – U – A – A – U – X – G – A – U –
Trình tự các nuclêôtit trong đoạn gen:
Mạch gốc:

–A–A–T–G–A–T–T–A–G–X–T–A–

Mạch bổ sung: – T – T – A – X – T – A – A – T – X – G – A – T –
(1 điểm)
Câu 9.
a) – Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một số cặp nuclêôtit.
( 0,5)
– Đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình thường có hại cho bản thân sinh vật vì phá vỡ sự thống nhất hài hòa
trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong tự nhiên gây rối loạn trong quá trình tổng
hợp prôtêin. (0,5)
b)


Những khó khăn khi nghiên cứu di truyền người:

– Người sinh sản muộn, đẻ ít con. (0,25)
– Vì lí do xã hội không thể áp dụng các phương pháp lai và gây đột biến. (0,25)
Các phương pháp nghiên cứu di truyền người:
– Phương pháp nghiên cứu phả hệ. (0,25)
– Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh. (0,25)
*** Hết ***



×