Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Các hiệp định thương mại khu vực Việt Nam ký trong năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.61 KB, 6 trang )

1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
Trong năm 2015, Việt Nam đã chính thức ký kết hai hiệp định FTA với Liên
minh kinh tế Á – Âu ( FTAVN- EAEU), FTA với Hàn Quốc và kết thúc đàm phán
hai hiệp định FTA với Liên minh châu Âu ( EVFTA), Hiệp định đối tác kinh tế
chiến lược xuyên THÁI Bình Dương (TPP). Đặc biệt, năm 2015 sẽ đánh dấu Cộng
đồng kinh tế ASEAN (AEC) chính thức được thành lập. Với đề tài “ Các hiệp định
thương mại khu vực Việt Nam ký trong năm 2015”. Bài viết sau đây, em trình bày
hiểu biết về ba hiệp định FTAVN- EAEU, EVFTA và TPP.

NỘI DUNG
I. Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á-Âu bao
gồm Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan (gọi tắt là FTA Việt Nam
- EAEU)
1. Diễn tiến đàm phán
Ngày 28/3/2013: FTA Việt Nam – Liên minh thuế quan Nga - Belarus Kazakhstan chính thức khởi động đàm phán. Tổng cộng có 8 vòng đàm phán chính
thức, nhiều vòng không chính thức. Ngày 15/12/2014: Hai bên đã ký Tuyên bố
chung kết thúc đàm phán. Ngày 29/5/2015: Hai bên chính thức ký kết FTA Việt
Nam – Liên minh Kinh tế Á-Âu (Ngày 29/5/2014: ba nước Nga, Belarus,
Kazakhstan đã thành lập Liên minh Kinh tế Á-Âu thay cho Liên minh thuế quan


2

trước đây, và kết nạp thêm hai thành viên mới là Cộng hòa Armenia và Cộng hòa
Kyrgyzstan).
2. Các nội dung chính
Hiệp định bao gồm các Chương chính về Thương mại hàng hóa, Quy tắc xuất


xứ, Phòng vệ thương mại, Thương mại dịch vụ, Đầu tư, Sở hữu trí tuệ, Các biện
pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), Quy tắc xuất xứ,
Thuận lợi hóa hải quan, Phòng vệ thương mại, Hàng rào kỹ thuật trong thương mại
(TBT), Công nghệ điện tử trong thương mại, Cạnh tranh, Pháp lý và thể chế.
Một nội dung quan trọng của Hiệp định này là phía Liên minh sẽ áp dụng
mức thuế suất 0% cho tất cả các mặt hàng thủy sản của Việt Nam ngay khi Hiệp
định có hiệu lực. Việt Nam đồng ý mở cửa thị trường có lộ trình cho Liên minh đối
với một số sản phẩm chăn nuôi, một số mặt hàng công nghiệp gồm máy móc, thiết
bị, phương tiện vận tải...
II. Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA)
1. Diễn tiến đàm phán
Tháng 06/2012 hai bên tuyên bố khởi động đàm phán. Hai bên đã tiến hành
14 vòng đàm phán chính thức và nhiều phiên đàm phán giữa kỳ. Ngày 4/8/2015 hai
bên tuyên bố Kết thúc cơ bản đàm phán EVFTA.
2. Các nội dung chính
Hiệp định EVFTA có các nội dung chính gồm: thương mại hàng hóa, quy tắc
xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại, biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm
và kiểm dịch động thực vật (SPS), hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT),
thương mại dịch vụ, đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh, doanh nghiệp nhà
nước, mua sắm của chính phủ, sở hữu trí tuệ (gồm cả chỉ dẫn địa lý), phát triển bền
vững, hợp tác và xây dựng năng lực, pháp lý - thể chế.


3

Việt Nam và EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với hơn 99% số dòng thuế.
Đối với số dòng thuế còn lại, hai bên sẽ dành cho nhau hạn ngạch thuế quan hoặc
cắt giảm thuế quan một phần. Trong lĩnh vực đầu tư, các cam kết đảm bảo một môi
trường đầu tư, kinh doanh cởi mở, thông thoáng hơn trong EVFTA. Bên cạnh đó,
hai bên còn cam kết liên quan đến đầu tư, tự do hóa thương mại dịch vụ, mua sắm

của chính phủ, bảo hộ sở hữu trí tuệ....
III. Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP
1. Diễn tiến đàm phán
Ngày 03/06/2005 Hiệp định hợp tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình
Dương (P4) được ký kết với 4 thành viên sáng lập (Brunei, Chile, New Zealand,
Singapore). Tháng 3/2010 Vòng đàm phán đầu tiên diễn ra với 7 nước (4 nước sáng
lập viên cùng Mỹ, Australia, Peru). Tháng 11/2010 Việt Nam và Malaysia tham gia.
Nội dung đàm phán gồm 24 chương về các lĩnh vực. Ngày 23/07/2013 Kết nạp
thêm Nhật Bản – thành 12 thành viên. Ngày 31/07/2015 19 phiên đàm phán chính
thức, 5 phiên họp cấp Bộ trưởng. Nội dung đàm phán 30 chương. Từ 30/09 –
04/10/2015 Đàm phán cấp Bộ trưởng tại thành phố Atlanta, bang Georgia. Ngày
05/10/2015 Trưởng đoàn của 12 nước thành viên TPP chính thức tuyên bố kết thúc
đàm phán và đạt được thỏa thuận cuối cùng cho TPP.
2. Các nội dung chính
Hiệp định gồm 30 chương đưa ra các quy định và nguyên tắc thương mại tử
hải quan, rào cản kỹ thuật, biện pháp vệ sinh dịch tễ tới đầu tư, thương mại điện tử,
mua sắm công, hàng hóa và sản phẩm nông nghiệp, Chính sách cạnh tranh, doanh
nghiệp nhà nước và độc quyền, sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường, nâng cao năng
lực và hợp tác, tạo thuận lợi trong kinh doanh và năng lực cạnh tranh, phát triển,
doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng nhất về quy định, minh bạch và chống tham nhũng,
hành chính và thể chế, giải quyết tranh chấp và ngoại lệ. ... Sau đây em xin nêu một
số nội dung cơ bản của Hiệp định:


4

Về thương mại điện tử: nghiêm cấn áp đặt thuế hay ngăn chặn các nhà sản
xuất, cung cấp sản phẩm truyền tin điện tử; đưa ra các biện pháp bảo vệ người tiêu
dung và chấm dứt tin nhắn rác; khuyến khích thương mại điện tử giữa doanh nghiệp
và Chính phủ như hải quan điện tử, quy định về chứng thực & chữ ký điện tử.

Về mua sắm công: các nước chia sẽ lợi ích chung trong việc tiếp cận thị
trường mau sắm công với các quy định công khai minh bạch & không phân biệt đối
xử; thống nhất việc công bố kjp thời các thông tin để nhà thầu có đủ thời gian chuẩn
bị hồ sơ & tham gia dự thầu; đưa ra thông số kỹ thuật hợp lý, chỉ lựa chọn nhà thầu
dựa trên tiêu chí đánh giá có sẵn & xây dựng thủ tục pháp lý phù hợp.
Về giải quyết tranh chấp: đưa ra các cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các
nước thành viên; giải quyết qua hợp tác, tham vấn và Ban hôi thẩm; toàn bộ tiến
trình tố tụng đề được công khai.
Về ngoại lệ: các nước có quyền linh hoạt áp dụng TPP miễn là đảm bảo đầy
đủ các lợi ích công cộng, kể cả lợi ích an ninh thiết yếu và lsy do phúc lợi cộng
cộng khác; một nước có quyền dùng bất cứ biện pháp cần thiết nào đề bảo vệ lợi ích
an ninh cơ bản của mình; các nước không có nghĩa vụ phải cung cấp thông tin theo
TPP nếu nó trái với pháp luật của mình hoặc lợi ích công cộng, hoặc làm hại đến lợi
ích thương mại của doanh nghiệp.
IV. Việt Nam - thuận lợi và những thách thức phải vượt qua từ FTAs.
1. Thuận lợi
Các FTA sẽ tạo điều kiện cho ta cân bằng lại quan hệ thương mại với các khu
vực thị trường trọng điểm, tránh phụ thuộc quá mức vào một khu vực thị trường
nhất định. Nếu biết tận dụng thời cơ này, Việt Nam sẽ hưởng lợi lớn từ làn sóng đầu
tư mới, tạo ra nhiều công ăn việc làm, hình thành năng lực sản xuất mới để tận dụng
các cơ hội xuất khẩu và tham gia các chuỗi giá trị trong khu vực và toàn cầu do
FTA đem lại.
Các FTA thường tác động lớn hơn đến thể chế. Vì vậy, nếu được đàm phán
phù hợp, các FTA này sẽ góp phần tích cực cho quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và


5

đổi mới mô hình tăng trưởng, từng bước hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang thực thi. Với các cam kết sâu và rộng hơn

WTO, FTA sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam phân bổ lại nguồn lực theo hướng hiệu
quả hơn, từ đó hỗ trợ tích cực cho quá trình tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng
trưởng.
Cuối cùng, do FTA hướng tới môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch
hóa quy trình xây dựng chính sách và khuyến khích sự tham gia của công chúng
vào quá trình này nên sẽ có tác dụng rất tốt để hoàn thiện thể chế kinh tế cũng như
tăng cường cải cách hành chính.
2. Thách thức
Việc mở cửa sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh đáng kể cho các ngành sản xuất
trong nước. Yêu cầu về TBT, SPS không ổn định, thiếu minh bạch, do đó rất khó
dự kiến
trước. Giao dịch với đối tác EAEU sử dụng chủ yếu là ngôn ngữ tiếng Nga.
Các yêu cầu về quy tắc xuất xứ có thể khó đáp ứng. Các rào cản TBT, SPS
và yêu cầu của khách hàng đặc biệt với EU là một thị trường khó tính. Nguy cơ về
các biện pháp phòng vệ thương mại và sức ép cạnh tranh từ hàng hóa và dịch vụ của
nước ngoài.
Ngân sách có thể bị thất thu vì các dòng thuế sẽ giảm dần về 0. Rào cản về
hàng rào kỹ thuật. Nguy cơ mất thị trường nội địa vì hàng hóa nhập khẩu từ các
nước vào gia tăng. Yêu cầu cao liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong TPP
cao hơn rất nhiều so với WTO. Yêu cầu tuân thủ đối với các quyền lao động cơ bản
theo luật lao động quốc tế. Sức ép kiện toàn khuôn khổ pháp luật và các chỉ tiêu
theo chuẩn quốc tế.

KẾT LUẬN
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: "Chúng ta phải thấy cả hai mặt
của Hiệp định. FTA mang lại nhiều cơ hội, thuận lợi cho Việt Nam trong phát triển
kinh tế, đồng thời cũng đặt ra những thách thức mới". Bài toán đặt ra là làm sao để


6


chúng ta khắc phục hạn chế, thực sự chủ động khai thác tối đa lợi thế từ những điều
khoản trong Hiệp định thương mại tự do?

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thương mại quốc tế, Nxb.

CAND, Hà Nội, 2015;
2. Hanoi Law University, Textbook International Trade and Business Law,
People’s Public Security Publishing House, Hanoi, 2012
3. />4. />5. />6. />7. />8. />


×