Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Công tác quản trị công ty Nike

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.98 KB, 30 trang )

THÀNH VIÊN NHÓM
1. Nguyễn Thị Huế
2. Nguyễn Thị Hương
3. Đỗ Thị Thu
4. Lê Thị Nga
5. Nguyễn Thùy Dung
6. Nguyễn Thị Hòa
7. Ngô Văn Hiếu
8. Bùi Minh Phi

1


MỤC LỤC
Mở đầu…………………………………
Phần 1: Chức năng hoạch định
1.1 Vai trò của hoạch định đối với công ty Nike
1.2 Quá trình hoạch định của Nike
1.2.1 xác định xứ mệnh, mục tiêu
1.2.2 Phân tích môi trường bên trong của công ty Nike
1.2.3 Phân tích môi trường bên ngoài của công ty nike
1.2.3.1 Môi trường chính trị - luật pháp
1.2.3.2 Môi trường kinh tế
1.2.3.3 Môi trường kĩ thuật-công nghệ
1.2.3.4 Môi trường văn hóa xã hội
1.2.3.5 Các yếu tố tự nhiên
1.2.3.6 Môi trường vi mô bên ngoài
Phần 2: chức năng tổ chức
2.1 Cơ cấu tổ chức của Nike
2.2 Ưu nhược điểm cơ cấu tổ chức
2.3 Phân cấp quản trị


Phần 3: Chức năng lãnh đạo
3.1 Các phương pháp lãnh đạo
3.2 Phong cách lãnh đạo
Phần 4: Chức năng kiểm tra
4.1 Chủ thể kiểm tra
4.2 Nội dung kiểm tra
4.3 Hình thức và công cụ sử dụng kiểm tra của Nike

2


MỞ ĐẦU: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY NIKE
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Nike
Nike là nhà cung cấp quần áo và dụng cụ thể thao thương mại công cộng lớn có
trụ sở tại Hoa Kỳ. Đầu não của công ty đặt tại Beaverton, gần vùng đô thị Portland
của Oregon. Công ty này là nhà cung cấp giày và áo quần thể thao hàng đầu trên thế
giới và là nhà sản xuất dụng cụ thể thao lớn với lợi nhuận hơn 18,6 tỷ đô la Mỹ trong
năm tài chính 2008 (kết thúc tháng ngày 31 tháng 5 năm 2008). Tính đến năm 2008,
công ty này có hơn 30.000 nhân viên trên khắp thế giới. Nike và Precision Castparts là
các công ty duy nhất có trong danh sách Fortune 500 có trụ sở tại bang
Oregon, theo The Oregonian.
Nike quảng bá sản phẩm dưới nhãn hiệu này cũng như các nhãn hiệu Nike Golf,
Nike Pro, Nike+, Air Jordan, Nike Skateboarding và các công ty con bao gồm Cole
Haan, Hurley International, Umbro và Converse. Nike cũng sở hữu Bauer Hockey
(sau này đổi tên thành Nike Bauer) vào khoảng năm 1995 đến 2008. Ngoài sản xuất
áo quần và dụng cụ thể thao, công ty còn điều hành các cửa hàng bán lẻ với tên
Niketown. Nike tài trợ cho rất nhiều vận động viên và câu lạc bộ thể thao nổi tiếng
trên khắp thế giới, với thương hiệu rất dễ nhận biết là "Just do it" và biểu tượng
Swoosh.


3


QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NIKE
Năm 1957 : Nike đã được thành lập
Năm 1963: Knight cùng Bill đã cùng nhau mở một công ty thời trang và lấy tên công ty
là Blue Ribbon
Năm 1970: Một đôi giày đinh hàng đầu thế giới đã được sáng chế ra bởi thương hiệu
Nike
Năm 1972: Nike đã cung cấp thiết bị cho vận động viên thể thao tại olympic Mỹ. Từ đó
thương hiệu đã được biết đến trên thị trường thời trang thể thao thế giới
Năm 2009: Nike đã có hơn 640 nhà máy, có trên 800.000 công nhân trên toàn thế giới.

THÀNH TỰU MÀ NIKE ĐẠT ĐƯỢC
Thành công của Nike thực sự bắt đầu khi Nike tung ra sản phẩm Air Jordan –
phong cách Jordan năm 1987, một loại giày thể thao mang tên của siêu sao huyền
thoại trong làng bóng rổ thế giới. Giày Air Jordan đã khơi dậy một làn sóng Nike trên
khắp thị trường Mỹ giống như làn sóng hâm mộ Micheal Jordan lúc bấy giờ và ngay
trong năm đầu tiên doanh số bán hàng Air Jordan đã đạt hơn 100 triệu USD. Thời
gian này, khi các đối thủ cố gắng tập trung vào lĩnh vực giày thời trang thì Nike một
mình thống trị thị phần giày chạy bộ tại thị trường Mỹ.
Nike tiếp tục thúc đẩy thành quả của mình khi năm 1988, Nike đưa ra chiến dịch
quảng cáo đầu tiên với khẩu hiệu “Just do it” – Hãy làm điều mình muốn. Chiến
lược quảng cáo này được tạp chí Thời Đại Quảng Cáo đánh giá đứng hàng thứ tư
trong các quảng cáo hay nhất của thế kỷ 20, chỉ xếp sau các chiến dịch quảng cáo của
Volswagen, Coca- Cola và Marlboro. Với chiến lược này Nike đã đánh trúng vào một
trong những yếu huyệt tâm lý quan trọng nhất của người Mỹ: khẳng định ý chí
vươn lên, ý chí muốn thành công, bất chấp mọi trở lực. Chính sự thành công của
chiến dịch quảng cáo này đã làm cho doanh số bán của Nike tăng lên vùn vụt. Năm
1990, doanh số bán hàng của Nike vượt 2 triệu USD, và Nike giành lại thị phần từ

Reebok ở Mỹ.
Hiện nay, Nike đã có mặt ở gần 160 quốc gia với gần 30.000 nhân công trên toàn
thế giới. Thương hiệu Nike không hề có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy sự sụt giảm
hình ảnh trong dòng các sản phẩm thể thao. Doanh số kinh doanh đặc biệt tốt vào
quý IV năm

4


2009 của hãng khẳng định điều đó. Những đơn đặt hàng từ khắp nơi trên thế giới
đang đổ về Nike với con số 7 tỉ USD chỉ trong vòng từ tháng 12 - 2009 đến tháng 4 2010. Doanh thu của Nike năm 2010 đạt 19 tỷ USD. Tổng giá trị thương hiệu của
Nike là 20 tỉ USD.

STT

Tên chức năng

Nội dung

1

Chức năng hoạch
định

Hoạch định là quá trình xác định những mục tiêu cuả các tổ
chức và phương thức tốt nhất để đạt được những mục tiêu đó.
Nói cách khác, hoạch định là “ quyết định xem phải làm cái gì,
làm như thế nào, khi nào làm và ai làm cái đó”

2


Chức năng tổ chức

Tổ chức quản trị là sự phân chia tổ chức thành các bộ phận
khác nhau ( thành các cấp, các khâu) theo một trật tự (kiểu cơ
cấu tổ chức) nhất định, mỗi bộ phận đảm nhận một hoặc một số
chức năng, nhiệm vụ trong mối liên quan chặt chẽ với caccs bộ
phận khác nhằm hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức.

3

Chức năng lãnh
đạo

Lãnh đạo trong quản trị kinh doanh là quá trình khởi động và
duy trì sự hoạt động cảu doanh nghiệp theo kế hoạch đề ra
bằng cách tác động lên động cơ và hành vi cảu con người trông
doanh nghiệp và phối hợp hoạt động của họ, sao cho họ cố
gắng một cách tự giác để hoang thành các nhiệm vụ của mình
và mục tiêu chung của doanh nghiệp.

4

Chức năng kiểm
tra

Kiểm tra là quá trình xác định thành quả đạt được trên thực tế,
so sánh nnos với những tiêu chuẩn đẫ xây dựng, trên cơ sở đó
phát hiện ra sự sai lệch và nguyên nhân của sự sai lệch đó,
đồng thời đề ra các giải pháp cho một chương trình hành động

nhằm khắc phục sự sai lệch để đảm bảo cho doanh nghiệp đạt
được các mục tiêu đã định

5


6


PHẦN 1: CHỨC NĂNG HOẠCH ĐỊNH
1.1 Vai trò của hoạch định đối với công ty Nike
Có thể nói việc hoạch định là vô cùng quan trọng với các công ty nói chung và với
nike nói riêng.
Nike đưa ra chiến dịch quảng cáo đầu tiên với khẩu hiệu “Just do it” – Hãy làm
điều mình muốn. Chiến lược quảng cáo này được tạp chí Thời Đại Quảng Cáo đánh
giá đứng hàng thứ tư trong các quảng cáo hay nhất của thế kỷ 20, chỉ xếp sau các
chiến dịch quảng cáo của Volswagen, Coca- Cola và Marlboro. Với chiến lược này
Nike đã đánh trúng vào một trong những yếu huyệt tâm lý quan trọng nhất của
người Mỹ: khẳng định ý chí vươn lên, ý chí muốn thành công, bất chấp mọi trở
lực. Chính sự thành công của chiến dịch quảng cáo này đã làm cho doanh số bán của
Nike tăng lên vùn vụt. Năm 1990, doanh số bán hàng của Nike vượt 2 triệu USD,
và Nike giành lại thị phần từ Reebok ở Mỹ.
Hiện nay, Nike đã có mặt ở gần 160 quốc gia với gần 30.000 nhân công trên toàn
thế giới. Thương hiệu Nike không hề có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy sự sụt giảm
hình ảnh trong dòng các sản phẩm thể thao. Doanh số kinh doanh đặc biệt tốt vào
quý IV năm
2009 của hãng khẳng định điều đó. Những đơn đặt hàng từ khắp nơi trên thế giới
đang đổ về Nike với con số 7 tỉ USD chỉ trong vòng từ tháng 12 - 2009 đến tháng 4 2010. Doanh thu của Nike năm 2010 đạt 19 tỷ USD. Tổng giá trị thương hiệu của
Nike là 20 tỉ USD.
1.2. Quá trình hoạch định của nike

1.2.1 Xác định sứ mệnh mục tiêu
Nike: “TÔI LÀM ĐƯỢC”
Trên website, nike tuyên bố sứ mệnh của họ là: “Mang cảm hứng và đổi mới tới mọi
vận động viên trên thế giới”, thêm vào đó, “Nếu bạn có một cơ thể, thì bạn chính là
một vận động viên”
Đây có thể nói là một thông điệp thể hiện tham vọng mạnh mẽ và điều này đã kết
nối những phụ kiện thể thao của công ty tới người tiêu dùng toàn cầu, nói theo như
nhà tư vấn thương hiệu Kenvin Lane Dartmounth. “ Nike bao giờ cũng cực kì tập
trung vào nhu cầu khách hàng với mạng lưới thông tin rộng rãi khiến thương hiệu này
có thể kết nối với các vận động viên cũng như tất cả mọi người”, Keller nói: “ Nike
trao quyền cho bạn được hành động để trở thành chính bản thân bạn, như một lời mời
thì một nhãn hàng này “ CỨ LÀM THÔI” (JUST DO IT).

7


Nike vẫn duy trì việc phát triển sảm phẩm, bao gồm giới thiệu các công nghệ mới
như đệm Nike Air, sợi tổng hợp Dri-fit, đây là một trong những điểm mạnh nhất, theo
Keller, người mà nói rằng khách hàng có xu hướng thích sự cách tân theo ý kiến từ
giới chuyên môn.
Đến với mục tiêu:
Mục tiêu cụ thể là phải gắn cho bằng được LOGO của nike và tên của những người
chiến thắng trên tivi, một chiến lược gây ra sự gắn bó cảm tính và tâm lý giữa người
tiêu thụ với thương hiệu nike thông qua sự gắn bó với các siêu sao thể thao. Những
hình tượng siêu sao của nike phải khác với hình tượng siêu sao của Adidas. Một siêu
sao thể thao theo phong cách nike phải táo bạo
Những siêu sao thể thao:
-

Michael Jordan – Siêu sao bóng rổ


-

Tiger Woods – Tay golf huyền thoại

-

Lance Amstrong – Vận động viên đua xe đạp

1.2.2 Phân tích môi trường bên trong của công ty nike
Nike nói: Nguông nhân lực mà chúng tôi muốn đề caapjp ở đây không phải là
những kĩ sư, những nhà quản trị của nike mà đó là những người công nhân hằng ngày
có mặt trong các xí nghiệp, các nhà xưởng của nike có thể những con người ngoài đó
không có những đầu óc thiên tài, những sáng kiến độc đáo những tính toán đưa lại lợi
nhuận to lớn cho nike, nhưng phải khẳng định rằng họ vô cùng quan trọng với Nike.
Chúng ta không nên chỉ quá quan tâm đến những nhân lực tốt nghiệp từ những trương
đại học danh tiếng mà còn phải quan tâm đến những con người hàng ngày hàng giờ
dùng chính sức lực của mình ra công nên những đôi giày, vifmays móc có hiện đại thế
nào thì cũng không thể nào thay thế hoàn toàn cho con người và chỉ dựa vào đội ngũ
kĩ sư số lượng có hạn thì việc sản xuất ra hàng chục đôi giày Nike hàng năm cung ứng
ra thị trường là điều không thể.
Với điều kiện và tốc độ phát triển hiện nay thì việc các nhà đầu tư nước ngoài
mạnh rạn đầu tư là điều không còn hiếm hoi như những năm trước.

8


Bên ngoài những tác động của tuyển dụng từ các xí nghiệp nhà máy khác với điều
kiện tốt hơn sẽ có tác động to lớn đến tâm lí thuyên chuyên của công nhân, sự hỗ trợ
của chính phủ với các hoạt động như xuất khẩu lao động cũng thu hút được khá nhiều

sự quan tâm của nguồn nhân lực đặc biệt là những người có kinh nghiệm. Chúng ta
cũng đã nghe nhiều những câu chuyện thoát khỏi cảnh khó khăn nhờ xuất khẩu lao
động. Do hoạt động ở một nước phương Đông nên tâm lí của công nhân cũng là một
yếu tố quan trọng trong sự phát triển của công ty.

1.2.3 Phân tích môi trường bên ngoài của công ty nike
1.2.3.1 Môi trường chính trị - luật pháp

Hiện tại Nike cũng như các công ty khác đang phải đối mặt với các vấn
đề sau:

- Tình trạng bãi công của công nhân
- Tình trạng bất ổn chính trị ở các nước sản xuất
- Tình trạng khủng bố ở các nước trên thế giới

Về luật pháp có một số thách
thức sau:

- Sử dụng lao động vị thành niên
- Hợp đồng sản xuất và sao chép các sản phẩm (sở hữu trí tuệ)
- Các vấn đề về hiệp định thương mại
1.2.3.2 Môi trường kinh tế

Các vấn đề
chung như:
9


- Môi trường kinh tế nói chung đang phát triển chậm
- Niềm tin của người tiêu dùng giảm, sức mua giảm

- Rào cản nhập cảnh vào EU

Trong nền kinh tế, mối đe dọa lớn nhất cho Nike sẽ là suy thoái kinh tế. . Nền
kinh tế Mỹ đang trải qua mộtcuộc suy thoái, việc mua hàng tiêu dùng đang chậm
lại.Cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á cũng ảnh hưởng đến Nike do hàng hóa được
sản xuấttại châu Á trong khi chi phí lao động và giá nguyên vật liệu đang tăng lên.

1.2.3.3 Môi trường kỹ thuật - công nghệ.
- Tốc độ thay đổi của sản phẩm
- Sáng tạo trong thiết kế
- Khả năng cập nhật tin tức kịp thời

Nike sử dụng hệ thống thông tin tiếp thị của mình rất hiệu quả bằng cách áp dụng
hệ thống thông tin thị trường kinh tế, sử dụng chiến lược phân đoạn và chiến lược
khác biệt hóa cho hầu hết các lĩnh vực kinh doanh của mình. Ban lãnh đạo của Nikesở
hữu phần lớncác bằng phát minh công nghệ có giá trị và áp dụng nó vào mọi khía
cạnh của sản phẩm trong suốt quá trình phát triển cũng như phân phối. Gần đây
Nike vừa giới thiệu Nike Shox, một sản phẩm đột phát trong việc sử dụng bọt đệm
trong giày của hãng.

1.2.3.4. Môi trường văn hóa - xã hội
- Việc ý thức thương hiệu từ phía người dùng
-

Thay đổi trong thói quen mua sắm ở những người trẻ

-

Tăng tỷ người dùng nữ của thị trường


10


- Doanh nghiệp với trách nhiệm xã hội Con người ngày nay ý thức hơn về sức
khỏe của mình,chế độ ăn uống và sức khỏe ngày càng được quan tâm. Do đó ngày
càng nhiều người tham gia vào các câu lạc bộ thể dục đầu trong việc phát hiện nhu
cầu này như những người đang tìm kiếm giày thể thao, đồ may mặc và trang thiết
bị.

1.2.3.5 Các yếu tố tự nhiên.
-

Việc tái sử dụng sản phẩm

-

Triết lý bền vững

-

Sự tác động của thay đổi khí hậu

Ý thức môi trường của người dân ngày càng phát triển mạnh mẽ ở Tây Âu, Nhật
Bản, cũng như tại Hoa Kỳ. Hiện nay hãng đã"...theo đuổi phát triển bền vững sản
phẩm từ chục năm trước. Có thể nói rằng Nike không bị vướng vào các vấn đề về
môi trường.

1.2.3.6 Môi trường vi mô bên ngoài

Môi trường ngành mà Nike tham gia là môi trường giày và đồ dùng thể thao: Chúng

ta nhắc đến mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter.

11


Sơ đồ 1: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michale Porter

12


Ma trận swot

SWOT

1.
2.
3.
4.
5.

S
Uy tín và thương
hiệu của Nike.
Thiết kế sáng tạo và
công nghệ.
Dẫn đầu thị trường.
Lịch sử lâu đời.
Các công ty con và
trình độ nhân viên
phân phối đều.


W
1. Thu nhập còn phụ
thuộc vào thị phần
giày dép trên thị
trường.
2. Các lĩnh vực bán lẻ
rất nhạy cảm về giá.
3. Hiệu quả của việc
tài trợ chưa cao.

O
1. Nhu cầu về thời trang
lớn.
2. Có thị trường tiềm
năng.
3. Nghiên cứu và đổi mới.
4. Phát triển các sản phẩm
quần áo , kính ,…
5. Được người tiêu dùng
khẳng định thương hiệu
SO
*Kết hợp : S1,3+O1,2
⇒ Chiến lược mở rộng
thị trường.
*Kết hợp : S2,5+O3,4
=>Chiến lược sản xuất.
*Kết hợp : S1,2+O1,2,4
=> Chiến lược marketing


WO
*Kết hợp : w1,2+O1,2,3
=>Chiến lược đa quốc gia
*Kết hợp: w2,3+O2,5
=>Chiến lược marketing.
*Kết hợp: W2+O1,5
=>Chiến lược khách hàng.

1.
2.
3.
4.

T
Đối thủ cạnh tranh.
Xu hướng thời trang.
Nhận thức về sở thích
người tiêu dùng.
Bản quyền sở hữu trí
tuệ bị làm nhái làm
giả.

ST
*Kết hợp : S1,3+T1
=>Chiến lược phát triển thị
trường.
*Kết hợp : S1,2+T2,3,4
=>Chiến lược marketing.
*Kết hợp : S1+T3,4
=>Chiến lược quảng cáo và

tài trợ.
*Kết hợp : S1+T2,3
=>Chiến lược khách hàng.
WT
*Kết hợp : W2,3+T2,3,4
=>Chiến lược marketing.
*Kết hợp : W1,2,4+T2
=>Chiến lược sản xuất.

1.3 Các chiến lược của Nike
*Về chiến lược sản xuất
Nike không phải là thực sự là một công ty tự sản xuất & gần như tất cả các sản phẩm
họ đều được thuê ngoài sản suất tại Châu Á, đặc biệt là ở Đài Loan & Hàn Quốc, cũng như
một số quốc gia khác như Trung Quốc, Indonesia & Việt Nam. Còn trụ sở tại Beaverton
chính là nơi tất cả các sản phẩm Nike được thiết kế, phát triển & tiếp thị.
13


Adidas gần đây cũng đã áp dụng chính sách tiếp cận tương tự, với hầu như tất cả các
công việc thiết kế & phát triển được tiến hành Đức, còn sản xuất cũng là thuê ngoài tại các
nhước châu Á. Động thái này đã giúp Adidas trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường.
Nike thực hiện chiến lược chi phí thấp, chính vì thế, Nike gần như chuyển toàn bộ cơ sở sản
xuất sang các nước tại khu vực Đông Á. Trong năm 2000, 40% tổng sản lượng giày của
Nike được sản xuất tại Trung Quốc, 31% được sản xuất tại Indonesia.
Việc chọn địa điểm sản xuất của Nike phụ thuộc chủ yếu vào chi phí sản xuất, đó là
nguồn cung cấp nguyên liệu và nhân công. Các vật liệu chính được sử dụng để sản xuất
giày là cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp, nhựa tổng hợp, nylon, da, vải... Trong khi đó,
các vật liệu chính để sản xuất ra hàng may mặc là vải tự nhiên và tổng hợp, nhựa, các
loại vải tổng hợp. Hầu hết các nguyên liệu này đều có ở các nước khu vực Đông Á này, do
vậy sản xuất tại đây giúp cho Nike giảm được nhiều chi phí đầu vào cho sản xuất. Ngoài ra,

các quốc gia khu vực này đều là các nước đang phát triển, thu nhập bình quân đầu người
không cao, lực lượng lao động dồi dào chính vì vậy, chi phí nhân công cho sản xuất cũng
thấp hơn nhiều so với tại Mỹ, châu Âu và Nhật Bản.
Sản lượng của Nike có sự chuyển dịch giữa các quốc gia trong thời kỳ này. Với sản
phẩm giày, các nhà máy của Nike chỉ tập trung tại 3 quốc gia là Trung Quốc, Việt Nam,
Thái Lan và Indonesia. Năm 2000, tỉ lệ sản lượng của 3 quốc gia này lần lượt là 40%,
13%, và 31% trong tổng sản lượng của Nike thì đến năm 2011, con số này lần lượt là
33%, 39% và 25% (tổng cộng chiếm 97%). Trong khi đó, các nhà máy của Mỹ chỉ cung
cấp không đến 5% cho thị trường Mỹ. Ngoài ra, Nike cũng đã thỏa thuận với các nhà máy
ở Argentina, Brazil, Ấn Độ và Mexico để sản xuất giày để bán chủ yếu trong những
quốc gia sản xuất. Lý do chính của việc này là phương pháp này sẽ rẻ hơn so với việc sản
xuất tại Trung Quốc và Đông Nam Á sau khi đã tính tất cả các chi phí vận chuyển và các
loại thuế liên quan.
Với sản phẩm hàng may mặc, hầu hết sản phẩm của Nike được sản xuất tại các quốc gia
Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Sri Lanka, Malaysia, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ, Combodia,
Mexico và El Salvador. Nhà máy lớn nhất của Nike có thể sản xuất được 8% tổng sản
lượng hàng may mặc trên toàn thế giới.
Quá trình vận chuyển các sản phẩm của Nike có thể được chia thành 2 giai đoạn: Vận
chuyển từ nơi sản xuất đến kho chứa của Nike và sau đó vận chuyển đến khách hàng.
Phần lớn các sản phẩm của Nike được sản xuất và phân phối tại những quốc gia khác nhau
nên Nike phải xây dựng một hệ thống vận chuyển và phân phối hợp lý để đáp ứng yêu cầu
của thị trường. Để thực hiện điều này, Nike đã có những đối tác phân phối tại tất cả các

14


nơi trên thế giới để đảm bảo cho việc vận chuyển hàng hóa được thông suốt. Tại châu Âu,
Nike có các đối tác vận chuyển như Schenker, DHL, EKOL, TNT…
*Về quảng cáo và tài trợ
Chiền lược marketing là một trong những chiến lược quan trọng tạo nên thành công của

Nike. Ước tính Nike chi khoảng 5-7% doanh thu của mình cho hoạt động quảng cáo và tài
trợ. Trong đó tính riêng cho hoạt động tài trợ, con số dự kiến cho đến năm 2014 là
4,2 tỷ USD. Với tiềm lực tài chính lớn như Nike, khó đối thủ nào có thể mạnh tay chi
một khoản tiền lớn như vậy.

Công ty

Nike

-

Chiến lược
Quảng cáo thông qua vận động viên nổi tiếng.

-

Tài trợ các giải đua, kì thể thao World Cup, Euro….

-

Quảng cáo ngoài trời

-

Quảng bá hình tượng qua slogan: “đem đến nguồn
cảm hứng và tính sáng tạo cho tất cả vận động viên
toàn thế giới”.

Adidas, Reebook


-

Tài trợ cho các giải đua, kì thể thao.

-

Quảng cáo thông qua vận động viên xuất sắc.

-

Slogan: “Nothing is impossible”- “Không có gì là
không thể’.

Puma

Sản phẩm là sự kết hợp của thể thao, phong cách
sống và thời trang.
Thông điệp khác biệt về sự thấu hiểu: “After hous
athlete – những vận động viên sau giờ làm việc”.

-

Phát triển chiến lược marketing xanh.

-

Tổ chức các show thời trang Puma

*Chiến lược kinh doanh quốc tế


15


Để xác định chiến lược kinh doanh quốc tế của mình, các doanh nghiệp kinh
doanh quốc tế luôn phải phân tích thị trường quốc tế trên khía cạnh cơ hội tăng trưởng,
cắt giảm chi phí và rủi ro khi khác biệt hóa trong bối cảnh phải thỏa mãn nhu cầu trái ngược
nhau giữa liên kết toàn cầu và đáp ứng địa phương.
Nike bán sản phẩm của mình tại hơn 180 quốc gia với thương hiệu Nike và các thương
hiệu khác như Nike Golf, Nike Pro, Nike+, Air Jordan, Nike Skateboarding, ngoài ra
còn các công ty con bao gồm Cole Haan, Hurley International, Umbro và Converse.
Nike bán hàng của mình thông qua các kênh phân phối là các cửa hàng thuộc sở hữu
của Nike, website bán hàng hay các nhà bán lẻ đồ thể thao, chẳng hạn như Foot Locker.
Tại Nhật Bản, Nike liên doanh với Nissho Iwai, công ty kinh doanh lớn thứ sáu tại Nhật
Bản để hình thành tập đoàn Nike – Japan. Đây chính là nơi phụ trách việc kinh doanh
của Nike tại thị trường Nhật Bản. Nike đã nắm được thị phần lớn tại khu vực giày thể thao
giá rẻ và công ty muồn nhắm đến phân khúc giày giá cao tại thị trường Nhật Bản. Nhờ liên
minh này hoạt động hiệu quả, Nike nhanh chóng thu lợi nhuận và chiếm lấy vị trí thứ hai
tại thị trường Nhật Bản.

Tại thị trường Canada, do có nhiều điều kiện thuận lợi và nhiều nét văn hóa tương đồng
với Mỹ, Nike nhanh chóng trở thành nhà cung cấp giày thể thao hàng đầu. Đặc biệt
trong những năm cuối cùng của thập kỷ 80, doanh thu của Nike tăng rất nhanh, năm
1989 doanh thu tại thị trường này tăng 65,7% so với năm trước đó, đạt 52 triệu USD.
*Chiến lược xây dựng
thương hiệu
Thời kỳ này Nike đã vươn lên trở thành nhà cung cấp giày thể thao lớn nhất thế giới.
Nike tiếp tục xây dựng thương hiệu qua những vận động viên nổi tiếng thế giới như
Tiger Woods (golf), LeBron James (bóng rổ), Maria Sharapova (quần vợt), Lance
Armstrong (Đua xe đạp), Ronaldo, Rooney, Iniesta, Goetze (bóng đá)… và đồng thời tài
trợ cho các đội bóng đá gồm cả các đội tuyển quốc gia (Brazil, Pháp, Hà Lan…) và các câu

lạc bộ (Barcelona, Arsenal, Manchester United…). Ngoài ra, Nike còn tài trợ cho các sự
kiện thể thao lớn trên thế giới như Olympic Bắc Kinh 2008, UEFA Champions League,
Premiership, La Liga… Với những việc làm như vậy, thương hiệu Nike ngày càng trở lên
quen thuộc với khách hàng trên toàn thế giới.

Đây là thời kỳ mà doanh thu của Nike tăng nhanh tại tất cả các thị trường trên toàn thế
giới. Doanh thu cụ thể tại các thị trường của Nike như sau:

16


+ Bắc Mỹ

: 7.578 triệu USD, chiếm 42,2%

+ Châu Âu
21,3%

: 3.810 triệu USD, chiếm

+ Trung và Đông Âu : 1.031 triệu USD, chiếm 5,73%
+ Trung Quốc

: 2.060 triệu USD, chiếm 11,6%

+ Nhật Bản
4,3%
+ Các thị trường mới
15,3%


: 766 triệu USD, chiếm

: 2.736 triệu USD, chiếm

*Chiến lược khách hàng
Emotional branding là một kỹ thuật trong marketing, sử dụng chính nhu cầu, cảm hứng hay
trạng thái cảm xúc của khách hàng để xây dựng một thương hiệu cụ thể. Emotional branding
đạt được hiệu quả tốt nhất khi khách hàng cảm thấy có sự gắn bó thân thiết với thương hiệu,
đó có thể là cảm giác gắn kết, yêu thích hay mong muốn tiếp tục đồng hành trong tương lai.
Những cảm giác này có thể tuân theo lý trí, cũng có thể không, nhưng đó không phải điều quá
quan trọng.
Khi nhắc đến emotional branding, Nike là một trong những thương hiệu thành công nhất;
có lẽ bởi hãng đã dựa vào một câu chuyện có tuổi đời hàng ngàn năm, câu chuyện về một vị
anh hùng. Rất ít người có thể cưỡng lại được câu chuyện về các anh hùng – hai thế lực hùng
mạnh đối đầu nhau, một cuộc hỗn chiến, và một chiến thắng oanh liệt – đặc biệt khi chính
khách hàng là những nhân vật anh hùng trong câu chuyện đó.
Nike sử dụng mô típ xưa như trái đất này một cách mới lạ và sáng tạo bằng việc tập trung
vào kẻ thù bên trong mỗi người chứ không phải những đối thủ bên ngoài. Và kẻ thù đó chính
là sự lười biếng.
Các quảng cáo của Nike đưa ra nhằm mục đích tạo động lực để khách hàng đứng lên, tiến
về phía trước, không ngừng cố gắng, và tóm gọn là “hãy hành động”. Quảng cáo của Nike
thường ca ngợi sự chăm chỉ và ăn mừng các chiến thắng, đặc biệt là chiến thắng của khách
hàng trước sự lười biếng, và những gì Nike làm chính là đánh vào mong muốn trở nên vĩ đại
của khách hàng.
17


Các quảng cáo của Nike đưa ra nhằm mục đích tạo động lực để khách hàng đứng lên,
tiến về phía trước, không ngừng cố gắng, và tóm gọn là “hãy hành động”.
Nike đã rất thành công khi thực hiện điều đó, quảng cáo của họ không chỉ tác động đến

các vận động viên, mà tất cả mọi người, bởi khát khao trở nên vĩ đại là một điều mà ai cũng
có, giúp cho chiến lược này có một sức hút gần như toàn cầu.
Và mặc dù đã chuyển từ quảng cáo qua in ấn và tivi sang quảng cáo số, Nike vẫn không
nhừng việc sử dụng emotional branding. Thông qua việc gửi các thông điệp ý nghĩa trên
Twitter, hay vinh danh những vận động viên trên Fanpage và Instagram, Nike vẫn luôn duy
trì được kết nối với khách hàng theo cách mà không nhiều đối thủ khác có thể làm được.

*Chiến lược Marketing.
Nike đã sử dụng có hiệu quả phương tiện truyền thông
Cũng như phần đông các doanh nghiệp lớn khác, Nike đã nhận thấy được lợi ích to lớn từ
sự hiện diện của những phương tiện truyền thông xã hội. Công ty sử dụng tài khoản trên các
mạng xã hội của mình để kết nối trực tiếp với khách hàng và Nike chính là một trong những
doanh nghiệp hoạt động trực tuyến nhiều nhất
Nike đã tách riêng các tài khoản Twitter cho mỗi thương hiệu nhỏ của mình, và với mỗi
kênh đó, Nike tập trung vào việc phản hồi với các @mention. Điều này có nghĩa là một phần
lớn các hoạt động của Nike trên Twitter được tạo nên từ các phản hồi truy vấn của khách
hàng cá nhân, cho phép khách hàng kết nối trực tiếp với doanh nghiệp theo một cách mà chưa
từng được thực hiện trong quá khứ.
Các nhân viên của Nike trả lời các câu hỏi về sản phẩm, thông tin hàng hóa, và các đơn đặt
hàng – tất cả đều qua các cuộc trao đổi với từng cá nhân. Đây chính là một công cụ bổ trợ đắc
lực cho bộ phận hỗ trợ khách hàng của Nike.
Trên các tài khoản của những thương hiệu nhỏ của Nike (golf, bóng đá, bóng rổ,...) khách
hàng có thể tìm được những tư vấn luyện tập, chi tiết sản phẩm, được giải đáp các thắc mắc,
và nhận được những thông điệp cổ vũ và động viên đáng quý.

18


Tài khoản trên Instagram của Nike là một trong những tài khoản nổi tiếng nhất, với lượng
theo dõi đáng nể lên đến 13.2 triệu người. Bằng việc sử dụng cả video và những tấm hình

nghệ thuật, Nike đã trưng bày những tấm ảnh của những sản phẩm được ưa chuộng nhất trên
tài khoản chính và các tài khoản con.
Nike hiểu rõ vai trò của Instagram và biết được những gì mà khách hàng muốn xem, vì vậy
công ty đã lấp đầy tài khoản Insta của họ với các hình ảnh về người dùng sản phẩm cùng
những cảnh quan tuyệt đẹp, được chụp một cách tự nhiên nhất, không giống như những bức
ảnh trong catalogue.
Hiện nay có 20 bảng với các dòng sản phẩm giày dép, lễ phục, và các trang phụ kiện. Tuy
nhiên, thật đáng tiếc khi ở thời điểm hiện tại, dường như Nike mới chỉ có thể liên kết sản
phẩm và nội dung của chính sản phẩm đó.
Nike đã tách riêng các fanpage trên facebook cho mỗi danh mục sản phẩm của mình. Các
trang chuyên về thể thao của Nike thường xuyên cập nhật hình ảnh và video mỗi ngày,
thường là hình ảnh của các vận động viên được công ty tài trợ và các sản phẩm của Nike

19


PHẦN 2: CHỨC NĂNG TỔ CHỨC
2.1 Cơ cấu tổ chức của NIKE
Công ty tổ chức với người đứng đầu là chủ tịch, sau đó là CEO của công ty và chủ tịch
của thương hiệu NIKE. Dưới đó có các giám đốc phụ trách các mảng như tài chính, vận hành,
phát triển kinh doanh, pháp chế, bộ phận nguồn nhân lực, thiết kế, bộ phận marketing, phát
triển thương hiệu, sản xuất…
Chủ tịch

CEO-Chủ tịch
thương hiêu Nike

Tài
chính


Thiết
kế

Vận
hành

Phát triển
kinh doanh

Nguồn
nhân lực

Marketing

Pháp
chế

Sản
xuất

2.2 Ưu nhược điểm của cơ cấu tổ chức.
Qua cơ cấu tổ chức của Nike, ta có thể ưu điểm của nó là:
Đảm bảo phát huy được ưu thế của chuyên gia thuộc từng lĩnh vực và hoạt động quản trị do
có sự phân ngành theo chức năng. Việc phân chia vừa theo chức năng vừa theo khu vực thị
trường NIKE giúp thương hiệu vừa có thể chuyên môn hóa nhiệm vụ của các bộ phận cũng
như quản lý tới từng phân khúc thị trường có sản phẩm của hãng
Các nhân viên trong công ty có trình độ cao, chuyên nghiệp và thực hành tốt trong điều
kiện hoạt động sinh hoạt, tự chủ. Do vậy với cơ cấu này ít yêu cầu sự kiểm soát trực tuyến
của những người giám sát các thành viên nhóm tự kiểm soát hành vi của mình và sự tham gia
trong nhóm dự án cho phép họ giám sát các thành viên khác trong nhóm và học tập lẫn nhau

Khi dự án phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau cần các chuyên gia khác nhau từ các
chức năng khác nhau. Do đó cơ cấu ma trận có khả năng sử dụng các kỹ năng của nhân viên
nhiều nhất.


Mức độ tự do nhất định cơ cấu ma trận không chỉ tạo ra sự tự chủ để động viên nhân viên,
mà còn để cho các quản trị cấp cao tự do tập trung vào các vấn đề chiến lược, bởi họ không vị
vướng bận vào các vấn đề điều hành.
Trên tất cả các phương diện đó, cơ cấu ma trận là một công cụ tốt để tạo ra tính linh hoạt giúp
phản ứng nhanh với các điều kiện cạnh tranh
Tuy nhiên cơ cấu ma trận bộc lộ những tồn tại là các nhân viên trong ma trận có 2 thủ
trưởng:
+ Một thủ trưởng chức năng, người đứng đầu của một chức năng
+ Một thủ trưởng dự án, người chịu trách nhiệm quản trị các dự án riêng.
Các nhân viên làm việc trong nhóm dự án với các chuyên gia từ các chức năng khác
nhau. Các nhân viên này phải báo cáo với thủ trưởng dự án về những vấn đề dự án và với thủ
trưởng chức năng của mình về các vấn đề chức năng. Tất cả các nhân viên làm việc trong
nhóm dự án được gọi là các nhân viên có 2 thủ trưởng và chịu trách nhiệm truyền thông, phối
hợp giữa các chức năng và các dự án
Qua đây ta có thể thấy được khi đó rất khó quản lý các nhân viên 2 thủ trưởng, rất dễ nảy
sinh các vấn đề khi họ phải cân đối giữa các quan tâm theo dự án hay theo chức năng. Và tất
nhiên phải cẩn thận để tránh xung đột giữa các chức năng và dự án về nguồn lực, tình trạng
đấu tranh quyền lực giữa các nhà quản trị
2.3 Phân cấp quản trị
Tập trung quyền lực là tình trạng mà quyền lực tập trung vào người đứng đầu tổ chức hay
bộ phận.
Trong cơ cấu tổ chức của NIKE được chia làm rất nhiều các bộ phận khác nhau. Mỗi bộ
phận có nhiệm vụ, vai trò và chức năng khác nhau. Nhưng các bộ phận này đều có mối liên
hệ chặt chẽ với nhau. Mỗi bộ phận đều có giám đốc riêng. Và để biểu thị cho tập trung quyền
lực thì mỗi giám đốc của các bộ phận sẽ đưa ra các quyết định, quyền lực tập trung và giám

đốc bộ phận.
Với mô hình tập trung quyền lực thì không có nhiều cấp quản trị. Tập trung quyền lực cao
thì mọi người có thể giám sát và kiểm soát chặt chẽ cấp dưới, các quyết định đưa ra được giải
quyết nhanh chóng xong cấp trên quá can thiệp và công việc của cấp dưới làm giảm sự quan
tâm, tích cực tính sáng tạo của họ.
Phân quyền là xu hướng phân tán quyền quyết định cho những cấp quản trị thấp hơn trong
hệ thống thứ bậc


Giám đốc các bộ phận trong cơ cấu tổ chức NIKE. Họ sẽ không hoàn toàn tự quyết định đưa
ra ý kiến. Mà họ sẽ thu thập ý kiến, phân tán quyền quyết định cho cấp dưới của mình. Nhưng
bên cạnh đó, giám đốc bộ phận phải quyết định khi nào và quyền gì sẽ được ủy quyền cho cấp
dưới, lựa chọn và huấn luyện cấp dưới của mình đồng thời phải thiết lập hệ thống kiểm tra
thích hợp
Ủy quyền là quá trình người quản trị cấp trên trao quyền quyết định và điều hành hoạt
động cho cấp dưới trong một phạm vi hoạt động nào đó. Có điểm khác với tập trung và phân
quyền. Do có sự tin tưởng giám đốc marketing đã ủy quyền quyết định cho cấp dưới của
mình. Nhưng quyết định nằm trong phạm vị nào đó. Có thể nói ủy quyền làm giảm bớt gánh
nặng cho nhà quản trị.
Việc ủy quyền là vô cùng quan trọng. Do vậy ủy quyền cần phải tuân thủ theo các nguyên
tắc và các bước cơ bản.


PHẦN 3: CHỨC NĂNG LÃNH ĐẠO
* Câu chuyện về một nhân viên của Nike
Tên nhân viên: Julian Duncan
Vị trí: trợ lý quản lý nhãn hiệu
Thâm niên : 3 năm
Lợi ích lớn nhất sau khi lấy được tấm bằng MAB, Duncan đã tham gia một khóa đào tạo
quản lý tiếp thị trong vòng 24 tháng do tổ chức uy tín tại Mỹ thực hiện với chi phí hoàn toàn

do NIKE hỗ trợ mà không có bất cứ ràng buộc nào. Nhờ đó, trình độ và kiến thức của Duncan
đã được củng cố đáng kể.
Nelson Farris, giám đốc đào tạo của NIKE đã làm việc tại công ty trên 33 năm và chịu trách
nhiệm xây dựng hầu hết các chính sách thu hút và giữ chân nhân viên của tập đoàn.
“Hãy xác định đích đến trong sự nghiệp của mình và khi nào bạn thấy có điều gì có thể
giúp bạn đạt được điều này, hãy đề nghị chúng tôi cung cấp”, Nelson nói.
Khẩu hiệu này được truyền tải tới các nhân viên mới ngay sau khi họ gia nhập tập đoàn. Nó
cho thấy NIKE luôn sẵn lòng giúp đỡ các nhân viên thực hiện các ước mơ của mình cho dù
họ làm ở bất cứ vị trí nào.
“Để tận dụng được chính sách này, bạn phải là người dám nghĩ dám làm”, Julian Duncan
cho biết. Cách đây không lâu, Duncan đã được công ty cử theo học một chương trình đào tạo
đặc biệt về tiếp thị trong vòng 24 tháng sau khi anh có đề xuất.
Ngoài ra, sự gần gũi giữa các “sếp” với nhân viên tại NIKE cũng là 1 yếu tố khiến cho
những người làm việc tại đây thấy hết sức thoải mái. Duncan kể lại vào ngày làm việc thứ 2
của anh tại NIKE , tại quán cà phê nội bộ, anh đã được gặp gỡ trực tiếp với 1 trong những
huyền thoại của NIKE - đồng sáng lập viên Phil Knight.


Hay một vài tuần trước đây, Duncan đã gửi 1 câu hỏi tới CEO của NIKE qua e-mail và
ngay lập tức ông này đã dành cho anh 2 giờ gặp mặt cá nhân. “Sự nhiệt tình này thật là tuyệt
vời và gây xúc động mạnh mạnh với tôi” , Duncan cho biết.
3.1 Phương pháp lãnh đạo
Nike đã áp dụng thực sự có hiệu quả bằng phương pháp kinh tế kết hợp với phương pháp
giáo dục tâm lí
Nike đã tham gia vào “liên minh công nghiệp may mặc”. Hình thành những chuẩn mực lao
động cho công nhân.
Theo báo cáo tháng 9 năm 1998 với tựa đề “lương và chi phí sống của công nhân Nike ở
Indonesia”. Mức lương trung bình chỉ là 0,8 đô la 1 ngày. Nhưng sau đó mức lương được
tăng lên gấp đôi. Chi phí khi đó của Nike tăng thêm 20 triệu đô la.
Và với hành động này đã mang lại cho Nike 1 tín hiệu tích cực. Doanh thu tăng lên cùng

với hiệu quả công việc được cải thiện.
Tại các nhà máy Nike, đa số các công nhân cho biết rằng nguồn thu nhập của họ là cực kì
quan trọng, 50% số công nhân Nike cho rằng họ có của ăn của để với vốn lương ma Nike đã
trả cho họ. Với bất cứ một công nhân nào cũng mong muốn ông chủ của mình trả lương cao
hơn và ngược lại bất cứ ông chủ nào cũng muốn đáp ứng thỏa mãn nhu cầu công nhan của
mình. Chính vì vậy hiện nay Nike có chương trình co vay dành cho cộng đồng địa phương tại
nơi đặt các nhà máy Nike, theo chương trình này coong nhân và người dân địa phương có thể
vay vốn không lãi suất. Chương trình này cũng nhằm mục đích tạo lập mối quan hệ đối tác
giữa các nhà máy này với người dân địa phương. Trong thời gian tới Nike tiếp tục nâng cao
hơn nữa các phúc lợi xã hội cho người lao động. Chăm sóc người lao động không chỉ với chế
độ tiền lương cao mà còn đi đôi với chăm sóc sức khỏe người lao động như dịch vụ y tế, dịch
vụ dinh dưỡng và các khóa đào tạo.
Đến với Nike các công nhân nhận được mức thù lao tương xứng với khả năng và năng lực
làm việc thông qua việc xem xét đánh giá kết quả làm việc.Công ty xây dựng một hệ thống
tiền lương linh động nhằm tạo điều kiện cho tất cả các thành viên Nike. Quan điểm xét lương
và phúc lợi đối với các thành viên Nike là tính hiệu quả của công việc và lòng trung thành với
công ty Nike.
Việc kích thích, tác động vào công nhân thông qua lợi ích kinh tế đã mang lại hiệu quả
đáng kể. Nike luôn mang lại sự thinh vượng và ổn định cho toàn thể nhân viên thông qua việc
không ngừng tìm kiếm, xem xét và phát triển các chính sách phúc lợi cho các thành viên
Nike, luôn an tâm khi công tác tại Nike.
Chế độ thưởng phạt đối với nhân viên của công ty Nike


*Công cụ mà Nike đã sử dụng để thúc đẩy quan trọng đối với con người trong điều kiện
hiện nay.
Nike đã sử dụng thực sự có hiệu quả công cụ đó là tiền: Đây là một công cụ thúc đẩy đặc biệt
quan trọng đối với người lao động như tiền lương, tiền thưởng, các loại phụ cấp, trợ cấp bằng
tiền, bảo hiểm.
Bên cạnh đó Nike đã sử dụng thưởng và phạt cho nhân viên.

Theo quan điểm “ Phạt ít, rộng lượng”: Lòng tự trọng của con người rất cao được cấp trên
khen sẽ vui mừng, nhưng bị lỗi, bị phạt sẽ nản ngay. Vì vậy lãnh đạo Nike đã tăng cường biểu
dương, rộng lượng với khiếm khuyết của họ, để họ mạnh dạn tiến lên. Với thành quả mà mỗi
nhân viên đạt được họ sec được khích lệ bằng những phần thưởng xứng đáng tùy theo nhu
cầu và mong muốn của họ.
Nike luôn tạo bầu không khí tổ chức vui tươi lành mạnh, tinh thần làm việc tích cực của
mọi người trong tập thể. Các nhà lãnh đạo Nike luôn quan tâm đến năng lực của nhân viên để
từ đó khai thác tiềm năng, hiệu qua tối đa công việc, đạt năng suất cao nhất. Trách nhiệm của
lãnh đạo là tạo cho nhân viên trong việc hoàn tất công việc được giao. Nike luôn thực hiện
tiêu chí giao việc phù hợp với tính khí, tính cách và năng lực của mỗi nhân viên trong từng bộ
phận. Thưởn xứng đáng về mặt tài chính, thăng cấp thăng bậc. Vào mỗi dịp nghỉ lễ hay thời
gian rảnh các bộ phận của Nike đã tổ chức cho nhân viên tham quan du lich, các hoạt động
giải trí, chương trình ngoại khóa…. Giúp nhân viên có tinh thần làm việc thoải mái nhất.
3.2 Phong cách lãnh đạo
Phong cách lãnh đạo dân chủ kết hợp với phong cách tự do thực sự có hiệu quả đối với
Nike.
Fortune đã trích dẫn câu nói của Andy Campion, Giám đốc tài chính của Nike như sau:
"Điều thú vị là Parker thường sử dụng những câu hỏi và để các lãnh đạo khác tự đi tìm câu trả
lời như một cách trao quyền cho họ".
Một bài báo trên USA Today vào năm 2009 cùng ghi nhận rằng trong phòng thí nghiệm
của Nike "không hề có tiếng nói chuyện khi Parker bước vào và bắt đầu với hàng loạt câu
hỏi."
Parker thừa nhận rằng đặt câu hỏi là một phần quan trọng trong chiến lược lãnh đạo giúp
hỗ trợ và phát triển nhân viên của Nike. Năm 2012, ông chia sẻ với Fast Company rằng "Tôi
đặt rất nhiều câu hỏi để mọi người suy nghĩ về nhiều điều. Tôi không nói "Hãy làm thế này,
thế kia". Tôi không phải một nhà quản lý kiểu vi mô. Tôi không tin vào cách đó... Tại Nike,
chúng tôi có những người cực kỳ tài năng. Họ biết họ phải làm gì".
"Ngừng lo lắng về tất cả các câu trả lời.",Wiseman và McKeown viết. "Hãy sử dụng kiến
thức về kinh doanh để đặt những câu hỏi sâu sắc và nhắc các nhân viên của mình dừng lại,
suy nghĩ và tiếp tục suy nghĩ."



×