Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Đề tài Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai và một số giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn phường Nguyễn Văn Cừ thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.61 KB, 32 trang )

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
CSHT

: Cơ sở hạ tầng

HĐND

: Hội đồng nhân dân

GCN

: Giấy chứng nhận

GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo
GPMB

: Giải phóng mặt bằng

GTVT

: Giao thông vận tải



: nghị định

NQ

: Nghị quyết

QLNN



: Quản lí nhà nước

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

TN&MT : Tài nguyên và môi trường
TP

: Thành phô

UBND

: Ủy ban nhân dân

UBTV

: Ủy ban thường vụ


MỤC LỤC
PHẦN I: BÁO CÁO TỔNG QUAN ...........................................................................................Trang
1.Khái quát về quá trình thực tập và cơ quan thực tập.......................................................................9
1.1. Khái quát quá trình thực tập ........................................................................................................9
1.2. Nội dung thực tập ........................................................................................................................10
1.3. Vị trí địa ly.....................................................................................................................................11
1.4. Địa hình, khí hậu...........................................................................................................................13
1.5. Cảnh quan thiên nhiên và tiềm năng du lịch ................................................................................13
2. Thực trạng dân sô và phát triển kinh tế...........................................................................................14

2.1. Thực trạng tăng trưởng kinh tế phát triển cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật.................................
............................................................................................................................................................
2.2. Nhận thức của người dân về pháp luật đất đai............................................................................15
2.3. Đánh giá chung ............................................................................................................................16
2.4. Hiện trạng sử dụng đất và quản lí tài nguyên đất đai của phường Nguyễn Văn Cừ giai đoạn 2010–
2013.......................................................................................................................................................17
PHẦN II: BÁO CÁO CHUYÊN ĐÈ THỰC TẬP ...................................................................................22
CHƯƠNG 1: Lý luận chung quản lý nhà nước về đất đai ..............................................................22
1. Đất đai và quản ly nhà nước về đất đai trong chế độ sở hữu toàn dân ở nước ta ..........................
............................................................................................................................................................
1.1. Đất đai..........................................................................................................................................22
1.2. Vai trò của quản ly nhà nước về đất đai trong chế độ sở hữu toàn dân ở nước ta ......................
1.3. Nội dung quản ly nhà nước về đất đai theo Luật đất đai 2003.....................................................29
1.3.1. Xác ddingj địa giới hành chính...................................................................................................30
1.3.2. Quản ly tài chính về đất đai.......................................................................................................31
1.3.3. Quản ly và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản ................34
1.3.4. Quản ly, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất .............................
1.3.5. Quản ly các hoạt động dịch vụ công về đất đai..........................................................................35
1.4. Những nhiệm vụ chủ yếu của quản ly nhà nước về đất đai trên địa bàn cấp phường của thành phô
Quy Nhơn ..............................................................................................................................................37
CHƯƠNG 2: Thực trạng quản lý nhà nước về đất đai trên đại bàn phường Nguyễn Văn Cừ .........41
1.Đánh giá việc thực hiện một sô nội dung quản ly nhà nước về đất đai trên đại bàn phường..........41
2.Công tác đo đạc, lập bản đò địa chính..............................................................................................42
3. Thực hiện quy hoạch sử dụng đất...................................................................................................43


4. Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.................................................44
5. Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cũng như phôi hợp quản ly và sử dụng đất đai
của UBND TP. Quy Nhơn với P.Nguyễn Văn Cừ.......................................................................................44
6. Đăng kí và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất........................................................................48

7. Công tác thông kê kiểm kê đất.........................................................................................................49
8. Công tác giải quyết các tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tô cáo về các vi phạm trong quản ly và sử
dụng đất.................................................................................................................................................49
CHƯƠNG 3: Đánh giá và một số giải pháp...................................................................................51
1.Những yếu tô gây áp lực đến công tác quản ly nhà nước về đất đai trên địa bàn phường Nguyên Văn
Cừ...........................................................................................................................................................51
2. Một sô giải pháp nhằm tăng cương công tác quản ly nhà nước về đất đai trên đại bàn phường
Nguyễn Văn Cừ.......................................................................................................................................54
2.1. Cần coi trọng công tác tuyên truyền.............................................................................................54
2.2. Công tác khai báo biến động.........................................................................................................54
2.3. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra chấp hành pháp Luật Đất đai cả từ hai phía.................54
2.4. Công tác cán bộ ...........................................................................................................................54
KẾT LUẬN................................................................................................................................... 56
KIẾN NGHỊ ................................................................................................................................. 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................60


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp bách của đề tài
Đất đai là tài nguyên vô cùng quy giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan
trọng hàng đầu của môi trường sông, là địa bàn phân bô đân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn
hóa,xã hội, văn minh,quôc phòng. Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta đã tôn bao công sức,
xương máu mới tạo lập và bảo vệ vôn đất như ngày nay. Đất đai là tài nguyên có hạn về sô
lượng, có vị trí cô định trong không gian, không thể thay thế và di chuyển được theo y muôn chủ
quan của con người. Chính vì vậy, việc quản ly và sử dụng tài nguyên quy giá này một cách hợp ly
không những có y nghĩ quyết định đến sự phát triển của nền kinh tế đất nước mà còn đảm bảo
cho mục tiêu chính trị và phát triển xã hội.
Đất đai luôn là yếu tô không thể thiếu được đôi với bất cứ quôc gia nào. Ngay từ khi
loài người biết đến chăn nuôi, trồng trọt, thì vấn đề sử dụng đất đai không còn đơn giản nữa bởi
nó phát triển song song với những tiến bộ của nền khoa học kỹ thuật, kinh tế, xã hội, chính

trị...Khi xã hội càng phát triển thì giá đât ( giá Quyền sử dụng đất) ngày càng cao và luôn giữ
được vị trí quan trọng như Mác đã khẳng định: “ Lao động là cha, đất là mẹ sản sinh ra của cải
vật chất”. Do đó, việc quản ly đất đai luôn là mục tiêu Quôc gia của mọi thời đại nhằm nắm chắc
và quản ly chặt quỹ đất đai bảo việc sử dụng đất đai tiết kiệm và có hiệu quả.
Nước ta, với tổng diện tích tự nhiên là 32.924.061 ha (chỉ tính riêng phần đất liền )
thuộc loại trung bình đứng thứ 60 trong sô 160 nước trên thế giới, đứng thứ 4 trên tổng ssoos
11 nước trong khu vực Đông Nam Á; dân sô khoảng 80 triệu người, đứng thứ 13 trên thế giới và
thứ 2 khu vự Đông Nam Á. Bình quân diện tích đất tự nhiên tính theo đầu người rất thấp chi
khoảng 4500m2. Bình quân diện tích đất nông nghiệp theo đầu người thấp chi khoảng hơn
100m2. Vì vậy, để việc quản ly và sử dụng đất đai ngày càng có hiệu quả, góp phần vào công cuộc
cải tạo xã hội – xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện Luật Đất đai cũng như các quy định khác vẫn còn
nhiều hạn chế trong khâu tổ chức thực hiện. Nhiều văn bản tính chất pháp ly còn chồng chéo và
mâu thuẫn, tình trạng chuyển dịch đất đai ngoài sự kiểm soát của pháp luật xảy ra. Việc cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình còn chậm đặc biệt đôi với đất ở… Đôi với vấn
đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đô thị và quyền sở hữu nhà ở thì triển khai còn chưa
đồng bộ, kết quả đạt được thấp. Việc tranh chấp đất đai diễn ra dưới nhiều hình thức, việc phát
triển các khu dân cư mới ven đô thị lấy từ đất lúa còn đang diễn ra ở nhiều nơi. Đứng trước thực
trạng đó, để đưa vào việc quản ly và sử dụng đất đai ngày càng có hiệu quả, góp phần vào công
cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, cần phải rút kinh nghiệm từ thực tế trong quá trình quản ly và sử
dụng đất. Trên cơ sở đó. Xây dựng các biện pháp nhằm quản ly và sử dụng đất hiệu quả hơn,
bền vững hơn.
Để đánh giá được một cách đầy đủ và khoa học tình hình quản ly nhà nước về đất đô thị
trên địa bàn một phường của thành phô Quy Nhơn. Được sự phân công của khoa GDCT & QLNN,
dưới sự hướng dẫn của thầy Hồ Xuân Quang, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Thực trạng công
tác quản lý nhà nước về đất đai và một số giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả công tác
quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn phường Nguyễn Văn Cừ – Thành phố Quy Nhơn –
Tỉnh Bình Định”.
2.Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở ly luận của việc quản ly và sử dụng đất theo hiến pháp và pháp luật đất đai.



- Tìm hiểu công tác quản ly nhà nước về đất đai của phường Nguyễn Văn Cừ – Thành phô Quy
Nhơn – Tinh Bình Định.
- Tìm hiểu nguyên nhân gây áp lực đến công tác quản ly nhà nước về đất đai tại phường và đề
xuất một sô giải pháp nhằm tăng cương công tác quản ly và sử dụng đất của phường Nguyễn
Văn Cừ trong thời gian tới.
3.Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan cơ sở lí luận về đất đai, tình hình quản ly nhà nước về đất đai.
- Nghiên cứu điều kiện địa lí tự nhiên, kinh tế – xã hội, tình hình quản ly và sử dụng đất đai trên
địa bàn thành phô Quy Nhơn.
- Nghiên cứu những quy định của pháp luật đất đai liên quan đến công tác quản ly nhà nước về
đất đai, thực trạng sử dụng đất đai và sự quản ly của nhà nước đôi với các vấn đề đất đai trên
địa bàn phường Nguyên Văn Cừ, TP. Quy Nhơn. Trên cơ sở đó chi ra những thiếu sót, tồn tại
trong việc QLNN về đất đai ở cấp cơ sở.
Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật đất đai, nâng cao hiệu quả của công tác quản ly
nhà nước về đất đai để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho công đan, cũng cô lòng tin của
nhân dân vào đường lôi, chính sách của Đảng.
4. Đôi tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
- Đôi tượng nghiên cứu: Tình hình quản ly nhà nước đôi với vấn đề đất đai ở cấp cơ sở.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Địa bàn phường Nguyễn Văn Cừ, Thành phô Quy Nhơn.
+ Thời gian: Giai đoạn từ 2010 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát, điều tra thực địa: Làm rõ hiện trạng của khu vực nghiên cứu xem có
trùng khớp với các sô liệu đã thu nhập hay không, tránh được sự chủ quan, áp đặt, tạo khả năng
vận dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.
- Phương pháp thu nhập số liệu, tài liệu: Thu nhập các sô liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã
hội,tình hình quản ly nhà nước về đất đai và các sô liệu, tài liệu liên quan đến công tác hòa giải
tranh chấp đất đai trên địa bàn phường Nguyễn Văn Cừ, Thành phô Quy Nhơn.

- Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu: Tổng hợp, phân tích, xử ly các tài liệu, sô liệu đã
thu thập nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
- Phương pháp sơ đồ, biểu đồ: Minh họa bằng bảng biểu, sơ đồ, biểu đồ nhằm tăng tính trực
quan cho bài báo cáo.
- Phương pháp trao đổi: Nhờ sự chi dẫn và học hỏi từ những người am hiểu và có kinh nghiệm
trong công tác quản ly nhà nước về đất đai để có sự tiếp cận, nghiên cứu và giải quyết vấn đề tôt
hơn.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài trang bìa, nhận xét của giảng viên hướng dẫn, nhận xét của cơ quan thực tập, danh
mục từ viết tắt, mục lục và lời mở đầu bài báo cáo có kết cấu 3 phần.
Phần 1: Báo cáo tổng quan


Phần 2: Báo cáo chuyên đề
Trong phần báo cáo chuyên đề có kết cấu 3 chương:
Chương I: Ly luận chung quản ly nhà nước về đất đai.
Chương II: Thực trạng quản ly nhà nước về đất đai trên địa bàn phường Nguyễn Văn Cừ.
Chương III: Đánh giá và một sô giải pháp.
Kết luận – Kiến nghị


PHẦN I
BÁO CÁO TỔNG QUAN
1.Điều kiện tự nhiên
1.1. Khái quát quá trình thực tập
Thông tin về cơ quan thực tập:
Tên cơ quan thực tập: Ủy ban nhân dân phường Nguyễn Văn Cừ Thành phô Quy Nhơn Tinh Bình Định.
Địa chi: 146 Cần Vương, Phường Nguyễn Văn Cừ, Tành phô Quy Nhơn, Bình Định.
Sđt: 0563847661
Cán bộ hướng dẫn: Võ Thị Thu Trang

Chức vụ: Trưởng phòng – Cán bộ địa chính, nhà đất UBND phường Nguyễn Văn Cừ
Giảng viên hướng dẫn: Ts. Hồ Xuân Quang
Chức vụ: Ts – Giảng viên khoa Giáo dục chính trị và quản lí nhà nước
Email:
Thời gian thực tập: 8 tuần ( Từ ngày 02/03/2015 đến ngày 24/04/2015)
Kết quả quá trình thực tập:
Được sự đồng y của lãnh đạo UBND phường Nguyễn Văn Cừ em về thực tập tại văn phòng
UBND phường Nguyễn Văn Cừ từ ngày 02//03/2015 đến ngày 24/04/2015. Mặc dù nội dung thực tập
khá phức tạp, thời gian thực tập có hạn nhưng được sự quan tâm tạo điều kiện của cán bộ lãnh đạo
cùng với sự chi bảo hướng dẫn tận tình của các anh chị công tác lâu năm trong phòng cùng với sự nổ lực
của bản thân em đã đạt được những kết quả sau: Qua thời gian thực tập tại văn phòng ủy ban nhân dân
phường Nguyễn Văn Cừ, em đã trang bị thêm cho mình nhiều kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân, em
đã năm được những kiến thức thực tế về nền hành chính công tại cơ quan và em đã học hỏi thêm một
sô kiến thức, nhiệm vụ mới, giúp em có được một cái nhìn tổng quát hơn nữa về công tác tổ chức tại cơ
quan, đơn vị sự nghiệp nhà nước. Ngoài ra em còn trang bị thêm cho mình kỹ năng sông, cách ứng xử
nơi công sở. Qua quá trình tự học hỏi của bản thân và sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị cán bộ trong
phòng, các nghiệp vụ văn phòng, tác phong làm việc và kỹ năng giao tiếp nơi công sở của cá nhân em đã
cải thiện rất nhiều – đó là kết quả lớn nhất mà em đã đạt được trong đợt thực tập này. Mặc dù thời gian
đầu em có gặp một sô bỡ ngỡ trong quá trình tieps cận với công việc và môi trường làm việc nơi công sở
nhưng với kiến thức đã học trên lớp kết hợp với quá trình quan sát, tiếp thu được tại cơ quan thực tập
đã giúp em phần nào hình dung ra được cách thức làm việc của một cán bộ văn phòng.
1.2.Nội dung thực tập
Tuần 1: (02/03 – 06/03/2015)
 Sáng ngày 02/03 lên cơ quan thực tập gặp mặt lãnh đạo và cán bộ trong phòng
 Bắt đầu từ ngày 04/03 đến thwucj tập tại văn phòng
Tuần 2 : (09/03 – 12/03/2015)
 Đến cơ quan thực tập


 Thu nhập tài liệu

 Chuẩn bị tài liệu để làm đề cương sơ lược
Tuần 3 : ( 15/03 – 19/03/2015 )
 Đến cơ quan thực tập, tìm và đọc tài liệu
 Giủ đề cương sơ bộ cho giáo viên hướng dẫn
Tuần 4: ( 24/03 -28/03/2015)
 Đến cơ quan thực tập
 Chiều ở nhà đọc và sắp xếp tài liệu thu nhập được.
Tuần 6: ( 07/04 – 11/04/2015)
 Sáng đến cơ quan thực tập
 Chiều ở nhà viết báo cáo
Tuần 7: (14/04 – 18/04/2015)
 Nghi ở cơ quan thực tập
 Ở nhà hoàn thiện báo cáo
Tuần 8: ( 21/04 – 24/04/2015)
 Đến cơ quan nộp báo cáo và chinh sửa.
1.3. Vị trí địa lý
Từ thực tế về điều kiện địa lí, dân sô cũng như điều kiện phát triển KT – XH và thực hiện chủ
trương mở rộng không gian đô thị TP. Quy Nhơn Chính Phủ đã ban hành nghị định 118/1997/NĐ – CP
ngày 22/12/1997 về việc chia tách P.Quang Trung,Ghềnh Ráng, Nguyễn Văn Cừ, Theo đó, ngyaf
17/03/1998 UBND P. Nguyễn Văn Cừ được thành lập nằm trong khu vực nội thành của TP. Quy Nhơn với
diện tích 143 ha được tách ra từ P. Quang Trung. Lúc đầu được thành lập P.Nguyễn Văn Cừ được chia
thành 9 khu vực với 54 tổ dân phô, để thuận lợi hơn cho việc quản ly hiện nay phường đã tách nhỏ các
địa bàn ra thành 9 khu vực dân cư với 56 tổ dân phô.
P. Nguyễn Văn Cừ nằm ở hướng Đông Nam TP. Quy Nhơn, trong khoảng tọa độ địa ly:
- Từ 109o08’53” đến 109o22’15” độ kinh Đông.
- Từ 13o35’37” đến 13o53’59” độ vĩ Bắc.
Ranh giới hành chính:
 Phía Đông giáp biển đông
 Phía Tây giáp phường Quang Trung
 Phía Nam giáp phường Ghềnh Ráng

 Phía Bắc giáp phường Ngô Mây
1.4. Địa hình, khí hậu
Là phường nội ô của thành phô nên điều kiện tự nhiên của phường Nguyễn Văn Cừ gần giông như
kiểu đặc trưng của thành phô Quy Nhơn:


 Địa hình, địa mạo:
Do đặc thù về vị trí địa ly là phường của thành phô biển với khu vực vên biển nên địa hình
phường Nguyễn Văn Cừ không mấy phức tạp, chủ yếu là dạng địa hình bằng phẳng, đây là điều kiện tiền
đề cho việc phát triển mọi mặt ở phường.
 Khí hậu
Nằm ở hướng Đông Nam thành phô Quy Nhơn, có đường bờ biển dìa gần 1km nên khí hậu
phường Nguyễn Văn Cừ chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển Đông và dãy Trường Sơn Nam, chịu tác động
của gió mùa Đông Á nên có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
+ Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình của phường ngang mức trung bình của TP. Quy Nhơn là khoảng
27,4 C, riêng tháng 6, tháng 7, tháng 8 trên 29,5 oC, tháng lạnh nhất là tháng giêng, nhiệt độ khoảng 23 oC.
o

+ Lượng mưa: Lượng mưa khoảng 1.962mm, tập trung vào tháng 9, tháng 10, tháng 11. Có khi
mưa kéo dài 20 ngày trong một tháng, chiếm đến 69.4% so với tổng lượng mưa cả năm.
+ Nắng: Sô giờ nắng theo địa bàn TP.Quy Nhơn nhiều nhất là từ tháng 1 đến tháng 8, trung bình
2.000 giờ/năm.
1.5. Cảnh quan thiên nhiên và tiềm năng du lịch
Nằm ở vị trí hết sức thuận lợi để phát triển Kinh tế- xã hội, với bờ biển dài, bãi biển đẹp lại tiếp giáp
với quôc lộ 1D ở cửa ngõ phía Nam của thành phô là lợi thế để địa phương khai thác, phát triển kinh tế
theo hướng dịch vụ, thương mại, du lịch.
2.Thực trạng dân số và phát triển kinh tế
 Dân số và lao động
Phường Nguyễn Văn Cừ có sô dân tương đôi đông, có 2885 hộ dân với trên 12000 nhân khẩu ( năm
2013), dân tộc kinh chiếm 98,8%, ở phường có đông cán bộ quân đội, công chức, viên chức nghi hưu

(gần 1.400 người), sô đôi tượng chính sách có công đông nhất thành phô (hơn 700 đôi tượng). Đa sô hộ
gia đình có nguồn thu nhập dựa vào các chế độ trên, còn lại một bộ phận dân cư sông nhờ vào các dịch
vụ phục vụ sinh viên, dịch vụ buôn bán nhỏ và tiểu thủ công nghiệp, lao động phổ thông, Nhìn chung đời
sông nhân dân toàn phường ổn định ngày càng được cải thiện, nâng cao.
2.1. Thực trạng tăng trưởng kinh tế phát triển cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật
 Tăng trưởng kinh tế
Trên cơ sở tiếp tục định hướng phát trienr kinh tế phường theo cơ cấu ưu tiên dịch vụ thương mại,
du lich, tiểu thủ công nghiệp. Trong đó, tập trung vào thê mạnh của địa phương là phát triển dich vụ
thương mại, dịch vụ phục vụ sinh viên. Hiện toàn phường có 600 nhà trọ sinh viên bình dân, 58 nhà nghi,
khách sạn. Do đó trong năm qua kinh tế toàn phường tiếp tục có đà tăng trưởng bền vững, các dịch vụ
thương mại phát triển mạnh cả về lượng và chất, đã tạo nhiều việc làm và nguồn thu ổn định, hộ khá
giàu ngày càng tăng, hộ nghèo giảm còn 11 hộ ti lệ 0,36 %, hộ cận nghèo còn 4 hộ, ti lệ còn 0,13 %, có
5/9 khu vực không còn hộ nghèo và cận nghèo.
 Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật
P. Nguyễn Văn Cừ là nơi đứng chân của nhiều cơ quan nhà nước, là phường trọng yếu của TP.Quy
Nhơn nên hệ thông cơ sở hạ tầng của phường được đầu tư xây dựng khá hoàn thiện, là nơi có nhà cửa
dân cư bô trí tập trung với nhiều nhà cao tầng khang trang được nôi liền ngang dọc bởi nhiều đường lớn:
Đường An Dương Vương, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Thị Định, Nguyễn Thái Học,Cần Vương,…Tạo


nên thê liên hoàn giữa các khu vực. Mặt khá là phường ven biển của TP. Quy Nhơn nneen rất thuận lợi
cho dịch vụ du lịch do đó có rất nhiều nhà hàng, khách sạn lớn được xây dựng trên khu vực phường.
2.2. Nhận thức của người dân về pháp luật đất đai
Thời gian qua, công tác tuyên truyền pháp luật đất đai trên địa bàn P.Nguyễn Văn Cừ được chú trọng
thực hiện, từng bước nâng cao hiểu biết của cán bộ và nhân dân về kiến thức pháp luật. Nhưng công tác
tuyên truyền pháp luật đất đai trên địa bàn phường vẫn còn tồn tại một sô hạn chế sau:
-Công tác tuyên truyền pháp luật đất đai chưa được tiến hành thường xuyên, sâu rộng trong
nhân dân. Nội dung, hình thức, phương pháp và mức độ tuyên truyền pháp luật trên địa bàn chưa đa
dạng và phù hợp với từng khu vực cụ thể.
- Công tác tuyên truyền pháp luật còn mang nặng tính hình thức. Một sô hình thức tuyên truyền

pháp luật đất đai như tập huấn, tủ sách pháp luật tại đơn vị… chưa đạt hiệu quả, còn nặng nề về ly
thuyết, khô cứng, ít gắn với thực tiễn pháp luật đất đai.
- Sự phôi hợp giữa các nghành, các cấp trong việc thực hiện các biện pháp tổ chức, tuyên truyền
pháp luật đất đai còn thiếu đồng bộ và chưa chặt chẽ.
- Cơ sở vật chất, kinh phí dành cho tuyên truyền pháp luật đất đai ở cơ sở còn hạn chế, chưa đáp
ứng được nhu cầu tìm hiểu pháp luật caủa cán bộ và nhân dân.
- Người dân chi quan tâm nâng cao hiểu biết pháp luật đất đai trong trường hợp ảnh hưởng đến
quyền lợi của mình. Đa sô người dân tìm hiểu pháp luật sau khi vướng mắc phát sinh.
- Cán bộ quản lí đất đai tại các phường chủ yếu tìm hiểu và nghiên cứu về lĩnh vực pháp luật mình
chịu trách nhiệm quản ly, chưa nắm bắt kịp thời pháp luật các nghành liên quan.
- Mức độ hiểu biết và chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân trên địa bàn phường chưa cao
và không đồng đều giữa các vùng khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện công tác mà sự am hiểu và y thức
chấp hành pháp luật đất đai có khác nhau.
- Bên cạnh đó, luật liên quan đến đât đai hiện nay rất nhiều và vẫn còn một sô quy định khó hiểu.
Nhiều cán bộ và người dân không nắm hết, có khi hiểu sai quy định của pháp luật, gây khó khăn cho
công tác giải quyết các vấn đề liên quan đến tranh chấp đất đai và làm phát sinh ngày càng nhiều đơn
thư, vụ việc tranh chấp đất đai phức tạp, kéo dài.
Thực trạng tren là một nguyên nhân hạn chế sự hiểu biết và y thức chấp hành pháp luật của cán
bộ và nhân dân trên địa bàn Tp. Quy Nhơn nói chung cũng như trên địa bàn P. Nguyễn Văn Cừ nói riêng.
Trong thời gian tới, đôi với P. Nguyễn Văn Cừ cần phải phôi hợp với thành phô, các khu vực trong địa bàn
có những biện pháp, hình thức cụ thể nâng cao mức độ hiểu biết và y thức chấp hành pháp luật đất đai
của cán bộ và người dân nhằm hạn chế tranh chấp đất đai xảy ra và năng cao công tác hòa giải, giải
quyết tranh chấp trên địa bàn.
2.3. Đánh giá chung
Phường Nguyễn Văn Cwflaf phường trọng yếu của thành phô Quy Nhơn với địa thế thuận lợi cho
giao thông, là cửa ngõ phía nam của thành phô với sự nôi liền của nhiều tuyến đường lớn, có đường bờ
biển thuận lợi cho việc phát triển các loại hình dịch vụ biển, là nơi tập trung nhiều cơ quan nhà nước,
trường Đại học, cao đẳng nên nhu cầu nhà ở, nhà nghi, khách sạn, phòng trọ giá rẻ cho sinh viên rất cao.
Từ thực tế đó nhu cầu sử dụng đất, chuyển nhượng sử dụng đất ( QSDĐ) và tài sản gắn liền với đất tăng
cao làm phát sinh rất nhiều tiêu cực, tranh chấp về đất đai.

2.4. Hiện trạng sử dụng đất và quản lý tài nguyên đất đai của phường Nguyễn Văn Cừ giai đoạn 20102013


Thực trạng sử dụng đất
Trên kết quả tổng hợp sô liệu thông kê các loại đất đang sử dụng năm 2013 tại phường Nguyễn Văn
Cừ cho thấy đất sử dụng khá ổn định, không có biến động nhiều:
 Cơ cấu sử dụng đất theo mục đích sử dụng tại phường Nguyễn Văn Cừ theo số liệu thống kê
năm 2013:
Bảng 1: Cơ cấu sử dụng đất phường Nguyễn Văn Cừ năm 2013
Nhóm đất

Ký hiệu

Diện tích (ha)

Tỉ lệ (%)

Nhóm đất phi nông nghiệp

PNN

138,99

97.20

Nhóm đất chưa sử dụng

CSD

4.01


2.80

143

100

Tổng diện tích

(Nguồn: Báo cáo thống kê của P. Nguyễn Văn Cừ 2013 )
Như vậy, nhìn trên tổng thể, diện tích đát trên địa bàn P. Nguyễn Văn Cừ gần như chưa sử dụng đất
vào mục đích phi nông nghiệp ( 138,99 ha), không để hoang hóa, lãng phí đát, trong đó diện tích đát ở
chi chiếm khoảng 1/3 diện tích đất sử dụng của phường, còn lại chủ yếu là đất chuyên dùng (68,12%):
Bảng 1.1: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp của phường Nguyễn Văn Cừ năm 2013
Loại đất

Diện tích (ha)

Tỉ Lệ (%)

2.1. Đất ở

44,31

31,88

2.2. Đất chuyên dùng

94,68


68,12

2.2.1. Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

3,55

2,6

2.2.2. Đất quôc phòng

29,51

21,23

2.2.3. Đất an ninh

2,73

1,96

2.2.4. Đất sản xuất kinh doanh PNN

4,91

3,53

2.2.5. Đất có mục đích công cộng

53,98


38.8

Tổng

138,99

100

( Nguồn: Báo cáo thống kê của phường Nguyễn Văn Cừ năm 2013 )
 Cơ cấu sử dụng đất theo đối tượng sử dụng và quản lý
Cơ cấu sử dụng đất theo đôi tượng sử dụng và quản ly của phường tính đến 01/01/2014 được
thể hiện cụ thể qua bảng sau:


Bảng 1.2: Cơ cấu sử dụng đất theo đối tượng sử dụng và quản lý tại phường Nguyễn Văn Cừ năm
2013
Đơn vị tính: ha
Đất phi
nông
nghiệp
( PNN)

Nhóm đất
Đối tượng sử
dụng và quản lý đất đai
UBND cấp xã

Sử dụng

Đất chưa

sử dụng
(CSD)

0.80

Quản ly

Tổng

0,80
4,01

4,01

Hộ gia đình, cá nhân

Sử dụng

36,68

36,68

Tổ chức kinh tế trong nước

Sử dụng

4,91

4,91


Cơ quan đơn vị nhà nước

Sử dụng

52,98

52,98

Sử dụng

1,62

1,62

Quản ly

34,37

34,37

Quản ly

7,63

7,63

Sử dụng

96,99


96,99

Quản lý

42

Tổ chức khác
Tổ chức phát triển quỹ đất
Tổng

4,01

46,01

( Nguồn: Biểu số 03-TKĐĐ/2013 của phường Nguyễn Văn Cừ )
Quỹ đất của phường Nguyễn Văn Cừ gaannf như được khai thác sử dụng gần hết, diện tích đất
trông ( đất bằng chưa sử dụng) chi có 4,01 ha do UBND phường quản ly. Phần lớn được sử dụng vào mục
đích phi nông nghiệp, trong đó phần lớn được giao cho cơ quan, đơn vị nhà nước sử dụng, chiếm 52,98
ha, diện tích còn lại UBND phường chi sử dụng một phần nhỏ để xây dựng trụ sở cơ quan, còn lại giao
cho người sử dụng đất sử dụng.
Thực trạng quản lýt đất đai
Do phường có một loại đát là đát phi nông nghiệp và tất cả đều có chủ sử dụng không có đất
công, đất hoang, nên việc quản ly có nhiều thuận lợi, chi có một sô đơn vị quân đội công tác quản ly đất
không chặt chẽ nên đã để nhân dân lấn chiếm xảy ra tranh chấp như đơn vị thông tin A92, trung đoàn
655…

PHẦN II
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
CHƯƠNG 1:
Ly luận chung quản ly nhà nước về đất đai



1.Đất đai và quản ly nhà nước về đất đai trong chế độ sở hữu toàn dân ở nước ta
1.1. Đất đai :
 Vai trò của đất đai:
Đất đai là tặng vật quy giá mà thiên nhiên ban tặng, không do con người tạo ra. Đất đai không tự
sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi, nó chi chuyển hóa từ mục đích sử dụng này sang mục đích sử
dụng khác nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người.
Lịch sử phát triển của nhân loại luôn gắn liền với đất đai. Tất cả các cuộc chiến tranh trên Thế giới
và cuộc đấu tranh dựng nước, giữ nước đều có liên quan đến đất đai bởi đất đai là yếu tô cấu thành lên
mỗi quôc gia, là điều kiện không thể thiếu đôi với môi trường sông của mọi nghành kinh tế.
Đất đai là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sông, có đất đai mới có các hoạt động
sông diễn ra. Đất đai ảnh hưởng trực tiếp đến đời sông sinh thái của con người và các sinh vật trên trái
đất.
Đất đai là địa bàn phân bô dân cư, địa bàn sản xuất của con người. Trong công nghiệp, đất đai có
vai trò là nền tảng, cơ sở, địa điểm để tiến hành các thao tác, hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong sản
xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất đai có vai trò đặc biệt, không những là địa điểm thực hiện quá trình
sản xuất mà nó còn là tư liệu lao động để con người khai thác và sử dụng.
Trong mọi nền kinh tế – xã hội thì lao động, tài chính, đất đai và các nguồn tài nguyên là ba nguồn
lực đầu vào và đầu ra là sản phẩm hàng hóa. Ba nguồn lực này phôi hợp với nhau, tương tác lẫn nhau,
chuyển đổi qua lại để tạo nên một cơ cấu đầu vào hợp ly, quyết định tính hiệu quả trong phát triển kinh
tế. Ngày nay, đất trở thành nguồn nội lực quan trọng, nguồn vôn to lớn của mọi quôc gia.
Có thể khẳng định rằng, đất đai là tài nguyên quan trọng, không thể thay thế được nhưng đất đai
chi có thể phát huy vai trò của nó dưới những tác động tích cực của con người một cách thường xuyên.
Ngược lại, đất đai không phát huy tác dụng nếu con người sử dụng một cách tùy tiện. Dù trong thực tế,
mỗi quôc gia đều có cách tiếp cận riêng, thông nhất với đặc điểm chung của đất đai và hoàn cảnh lịch sử
của mình song mọi cách tiếp cận đều nhằm mục tiêu bảo đảm nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế
đất hiệu quả và xác lập quyền bình đẳng về hưởng dụng đất đai để tạo ổn định kinh tế – xã hội. Do đó,
đất đai trở thành môi quan tâm hàng đầu của mỗi quôc gia.
 Đặc trưng của đất đai:

Với vai trò hết sức quan trọng, đất đai được nhìn nhạn duwois nhiều góc đôh khác nhau, có
những đặc trưng riêng không giông những vật thể khác. Bởi đất đai có những đặc trưng:
-Có nguồn cung cấp giới hạn trong khi sô lượng người và của cải do con người tạo ra ngày càng
tăng. Như vậy, có thể so sánh tương đôi thì nguồn cung cấp về đất đai ngày càng hạn hẹp trong khi giá
trị sử dụng của đất ngày càng tăng.
- Đất đai luôn tồn tại trong tự nhiên, liên quan đến nhiều yếu tô khác nhau trong xã hội, người
có quyền đôi với đất không thể cất giấu được cho riêng mình, khi sử dụng phải tuân theo các nguyên tắc
chung của xã hội.
Đất đai không do con người tạo ra, không bị tiêu hao trong quá trình sử dụng. Do đó, khả năng
sinh lợi của đất đai phụ thuộc vào khả năng sử dụng, khai thác của con người.
1.2.Vai trò của quản lý nhà nước về đất đai trong chế độ sở hữu toàn dân ở nước ta
Ở Việt Nam hiện nay, đất đai là tài nguyên quôc gia, thuộc sở hữu toàn dân, chi có Nhà nước mới
đủ tư cách là người đại diện hợp pháp. Do đó, đất đai pahir được sự thông nhất quản ly của Nhà nước.


 Vai trò của quản lý nhà nước về đất đai trong chế đọ sở hữu toàn dân ở nước ta
Ở Việt Nam, do hoàn cảnh lịch sử riêng, trong điều kiện kinh tế – xã hội cụ thể và mục tiêu phát
triển đã xác định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thông nhất quản ly ( Điều 19 Hiến pháp
1990 và Điều 17 Hiến pháp 1992 ). Đây là cơ sở pháp ly cao nhất xác định rõ Nhà nước ta là đại diện chủ
sở hữu với toàn bộ quỹ đất quôc gia.
Căn cứ để xác lập chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam:
- Đất đai là tặng vật của thiên nhiên, do đó chế độ sở hữu tư nhân về đất đai là vô ly bởi không ai
có quyền chiếm hữu những thứ không phải do mình tạo ra.
- Các cuộc chiến tranh chông xâm lược từ xưa đến nay của cha ông đều phải trả bằng xương máu
và sức lực của toàn dân tộc mới giữ được chủ quyền quôc gia.
- Mô hình kinh tế thị trường theo hướng xã hội chủ nghĩa dựa trên nguyên tắc một sô tư liệu sản
xuất chủ yếu trong đó đất đai phải thuộc sở hữu tập thể ( toàn dân).
- Trong xã hội công nghiệp, quyền chiếm hữu, sử dụng và quyền quản ly có thể tách rời nhau mà
không ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng về mặt kinh tế, xã hội. Do đó, quan trọng là phải xác định rõ
quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất khi được Nhà nước trao quyền sử dụng thông qua các hình thức

giao đất, cho thuê đất…
- Nước ta đã trải qua thời gian chiến tranh lâu dài với sự thay đổi của nhiều chế độ chính trị, biến
động về đất đai cũng như chử sử dụng rất phức tạp, lịch sử quan hệ đất đai để lại cũng rất phức tạp.
Việc thông nhất chế độ sở hữu toàn dân về đất đai sẽ tạo điều kiện thiết lập một nề chính trị ổn định, cải
thiện hệ thông hành chính công, tạo công bằng xã hội, phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và đảm bảo
an ninh – quôc phòng.
- Nhà nước nắm quyền định đoạt chủ yếu thông qua hệ thông quản ly đất đai sẽ gây động lực để
người sử dụng phải nổ lực tạo hiệu quả trong việc sử dụng đất cao nhất. Đất đã giao để sử dụng mà
không sử dụng, sử dụng không hiệu quả hoặc sử dụng sai quy định của pháp luật sẽ bị thu hồi.
 Chế độ sở hữu đất đai ở Việt Nam hiện nay
Ở Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước là người đại diện duy nhất. Nhà nước
thông nhất quản ly đất đai. Nhà nước thực hiện các quyền của một chủ sở hữu như sau:
Quyền định đoạt đối với đất đai
-Quyết định mục đích sử dụng đất thông qua việc quyết định, xét duyệt quy hoạch sử dụng đất, kế
hoạch sử dụng đất;
- Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, gia hạn
sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất đôi với người đang sử dụng đất, thu hồi đất;
- Định giá đất.
Quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất đai thông qua các chính sách tài chính về đất đai
-Thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất;
- Thu thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất;
- Điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại.
Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua hình thức giao đất, cho thuê
đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định, quy định quyền và nghĩa vụ
của người sử dụng đất.


Nhà nước thống nhất quản lý về đất đai trong cả nước.
Nhà nước có chính sách đầu tư cho việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai, xây
dựng hệ thống quản lý đất đai hiện đại, đủ năng lực, bảo đảm quản lý đất đai có hiệu lực và hiệu quả.

 Chế độ sử dụng đất đai
Với chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, Nhà nước quy định chế độ sử dụng đất đai như sau:
Nhà nước giao quyền sử dụng đất như một tài sản cho người sử dụng đất trong hạn mức phù
hợp với mục đích sử dụng và Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đôi với người sử dụng đất hợp
pháp.
Người sử dụng đất được Nhà nước cho phép thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng,
thừa kế, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, bảo lãnh, góp vôn, tặng cho đôi với một sô chế độ sử dụng đất
cụ thể và trong thời hạn sử dụng đất.
Nhà nước thiết lập hệ thông quản ly nhà nước về đất đai thông nhất trong cả nước. Mô hình
này tạo được ổn định xã hội, xác lập được tính công bằng trong hưởng dụng đất và bảo đảm được nguồn
lực đất đai cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với mô hình kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trang 22 . sơ đồ

 Vai trò của công tác quản lý nhà nước về đất đai
Có vai trò trò quan trọng đôi với sự phát triển xã hội loài người và có những đặc trưng riêng, đất
đai được Nhà nước thông nhất quản ly nhằm:
-Bảo đảm sử dụng đất đai hợp ly, tiết kiệm và có hieuj quả. Đất đai được sử dụng vào tất cả các
hoạt động của con người, tuy có hạn về mặt diện tích nhưng sẽ trở thành năng lực sản xuất vô hạn nếu
biết sử dụng hợp ly. Thông qua chiến lược sử dụng đất, xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhà


nước điều tiết để các chủ sử dụng đúng mục đích, đúng quy hoạch nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược
đã đề ra.
- Thông qua đánh giá, phân loại, phân hạng đất đai, Nhà nước nắm được quỹ đất tổng thể và cơ
cấu từng loại đất. Trên cơ sở đó có những biện pháp thích hợp để sử dụng đất đai có hiệu quả cao nhất.
- Việc ban hành các chính sách, các quy định về sử dụng đất đai tạo ra một hành lang pháp ly cho
việc sử dụng đất đai, tạo nên tính pháp ly cho việc bảo đảm lợi ích chính đáng của người sử dụng đất
đồng thời cũng bảo đảm lợi ích của Nhà Nước trong việc sử dụng, khai thác quỹ đất.
- Thông qua việc giám sát, kiểm tra, quản ly và sử dụng đất đai, Nhà nước nắm bắt tình hình biến

động về sử dụng từng loại đất, đôi tượng sử dụng đất. Từ đó, phát hiện những mặt tích cực để phát huy,
điều chinh và giải quyết những sai phạm.
- Việc quản ly nhà nước về đất đai còn giúp Nhà nước ban hành các chính sách, quy định, thể chế,
đồng thời bổ sung, điều chinh những chính sách, nội dung cong thiếu, không phù hợp, chưa phù hợp với
thực tế và góp phần đưa pháp luật vào cuộc sông.
Để thực hiện được chức năng quản ly của mình, Nhà nước phải dựa trên các nguyên tắc cơ bản:
-Nguyên tắc đảm bảo quản ly tập trung, thông nhất của Nhà nước
- Nguyên tắc bảo đảm sự kết hợp giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng đất đai;
-

Nguyên tắt bảo đảm sự kết hợp hài hòa giữa các lợi ích thu được từ đất đai ;

-

Nguyên tắt sử dụng tiết kiệm có hiệu quả cao nhất .

1.3. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai theo Luật đất đai 2003
Ra đời ( có hiệu lực thi hành từ 01/7/2004 )và hiên nay gọi là Luật Đất đai hiện hành. Luật này chi
tiết hơn và đưa ra nhiều nội dung đổi mới. Nội dung quản ly nhà nước về đất đai gồm 13 nội dung đươc
quy định tại Khoản 2 Điều 6:
-Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản ly , sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các
van bản đó ;
- Xác định địa giới hành chính, lập và quản ly hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính;
- Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất
và bản đồ huy hoạch sử dụng đất;
- Quản ly huy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Quản ly việc giao đất cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất;
- Đăng ky quyền sử dụng đất, lập và quản ly hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất;
- Thông kê, kiểm kê đất đai;

- Quản ly tài chính về đất đai;
- Quản ly và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản;
- Quản ly, giám sát việc thưc hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất;
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của phat luật về đất đai và sử ly vi phạm pháp
luật về đất đai;


- Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tô cáo quy phạm trong việc quản ly và sử
dụng đất đai;
-Quản ly các hoạt động dịch vụ công về đất đai.
So với các Luật Đất đai trước đây, nội dung quản ly nhà nước về đất đai của Luật Đất đai 2003 được
bổ sung, đổi mới ở các nội dung:
1.3.1.Xác định địa giới hành chính
Đây là một trong những nhiệm vụ về quản ly nhà nước về đất đai. Trên cơ sở nội dung Chi thị sô
364/TTG và nghị định sô 119/CP của Chính phủ về quản ly địa giới hành chính, Luật Đất đai năm 2003
quy định rõ trách nhiệm của Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các
cấp, lập và quản ly hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính, Cụ thể, Điều 16 của Luật quy định:
1. Chính phủ chi đạo việc xác định địa giới hành các cấp trong phạm vi cả nước.
Bộ Nội vụ quy định về trình tự, thủ tục xác định địa giới hành chính, quản ly môc địa giới và hồ
sơ địa giới hành chính
Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về kỹ thuật và định mức kinh tế trong việc cắm môc địa
giới và hồ sơ địa giới hành chính.
2.Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện việc xác định địa giới hành chính trong phạm vi địa
phường
Hồ sơ địa giới hành chính là hồ sơ phục vụ quản ly đôi với nhà nước đôi với địa giới hành chính.
Gồm cấc loại tài liệu: quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thành lập đơn vị hành
chính hoặc điều chinh địa giới hành chính (nếu có); bản đồ địa giới hành chính; sơ đồ vị trí các môc địa
giới hành chính; bảng tọa độ môc địa giới hành chính; các điểm đăc trưng trên đường địa giới hành
chính; bản mô tả tình hình chung về địa giới hành chính; biên bản xác nhận mô tả đường địa giới hành
chính; phiếu thông kê các yếu tô địa ly có liên quan đến địa giới hành chính; biên bản giao môc địa giới

hành chính; thông kê các tài liệu địa giới hành chính của các đơn vị hành chính cấp dưới.
Bản đồ địa giới hành chính là tài liệu rất quan trọng trong hồ sơ địa giới hành chính. Bản đồ địa
giới hành chính là bản đồ thể hiện các môc địa giới hành chính và các yếu tô địa vật, địa hình liên quan
đến môc địa giới hành chính.
Bản đồ hành chính là bản đồ thể hiện ranh giới các đơn vị hành chính kèm theo địa danh và một
sô yếu tô chính về tự nhiên, kinh tế, xã hội.
Các tài liệu trên là cơ sở cho các cấp hành chính quản ly lãnh thổ địa phương, thực hiện các nội
dung quản ly tài nguyên tới từng thửa đất.
1.3.2. Quản lý tài chính về đất đai
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, nó vừa là tư liệu lao động, vừa là đôi tượng lao động. Đầu tiên,
đất không phải là hàng hóa song song quá trình phát triển của xã hội, con người đã xác lập quyền sở hữu
đất đai và đất trở thành hàng hóa – một thứ hàng hóa đặc biệt, đất ( quyền sử dụng đất ) cũng được
mua bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế…
Thực tế ở Việt Nam, trong những năm trước khi có Luật Đất đai 1993, mặc dù Luật Đất đai 1987 đã
nghiêm cấm việc mua bán đất đai, nhưng thị trường đất đai luôn sôi động (cho dù đó là thị trường
ngầm). Thị trường đất đai đặc biệt sôi động kể từ khi Nhà nước ta có chủ trương xóa bỏ cơ chế quan
liêu, bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường, cơ chế của nền kinh tế sản xuất hàng hóa. Luật Đất đai năm
1993 đã ghi nhận “đất có giá” và Luật Đất đai năm 2003 thừa nhận giá đất được hình thành do Nhà nước
quy định, do thực tế chuyển dịch đất đai trên thị trường. Đây là một quy định quan trọng, thể hiện sự có


mặt của quan hệ đất đai trong cơ chế thị trường. Hay nói cahs khác, Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi
để đất đai tham gia vào nền kinh tế sản xuất hàng hóa, từng bước tham gia vào thị trường bất động sản.
Có thể nói, khẳng định đất có giá tức là thừa nhận đất đai và quyền sử dụng đất là hàng hóa – loại
hàng hóa đặc biệt. Xác định giá của loại hàng hóa này không thể căn cứ vào sô vôn đã bỏ ra, không thể
căn cứ vào lao động đã đầu tư, vào thời hạn sử dụng. Giá đất phụ thuộc vào rất nhiều yếu tô (kinh tế, xã
hội, điều kiện tự nhiên, pháp luật… và cá biệt còn phụ thuộc vào yếu tô tâm ly). Do vậy, việc định giá đất
ở Việt Nam vẫn phải tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện với mục đích là đảm bảo quyền lợi của Nhà nước,
bảo đảm quyền lợi của người sử dụng đất. Giá đất ban hành phải được quy định chi tiết cho từng vị trí,
từng thời gian, bảo đảm được chức năng quản ly và sự điều tiết của Nhà nước phù hợp với quy luật của

nền kinh tế thị trường.
Luật Đất đai 2003 quy định nguyên tắc về định giá đất, bảo đảm sát với giá chuyển nhượng quyền
sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường. Khi có chênh lệch lớn so với giá chuyển
nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường thì phải điều chinh cho phù hợp.
Về thẩm quyền xác định giá đất, Điều 56 Luật Đất đai 2023 quy định:
-Chính phủ quy định phương pháp xác định giá đất; khung giá các loại đất cho từng vùng, theo
từng thời gian; trường hợp phải điều chinh giá đất và việc xử ly chênh lệch giá đất liền kề giữa các tinh ,
thành phô trực thuộc Trung ương.
- Trên cơ sở nguyên tắc, phương pháp định giá đất và khung giá đất đã được quy định, Ủy ban
nhân dân tinh, thành phô trực thuộc Trung ương xây dựng giá đất cụ thể tại địa phương trình Hội đồng
nhân dân cùng cấp cho y kiến trước khi quyết định.
- Giá các loại đất do Ủy ban nhân dân tinh, thành phô trực thuộc Trung ương quyết định phải sát
với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường trong điều kiện bình thường là cơ sở để giải
quyết hợp ly về môi quan hệ kinh tế – tài chính giữa người sử dụng đất với nhau, giữa người sử dụng đất
với Nhà nước (tính thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất; tính tiền sử dụng đất,
tiền thuê đất khi giao đất, cho thuê đất; tính giá trị quyền sử dụng đất khi giao đất không thu tiền sử
dụng đất, lệ phí trước bạ, bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; tính tiền bồi thường đôi với người coa
hành vi vi phạm pháp luật về đất đai mà gây thiệt hại cho Nhà nước). Khi có sự chênh lệch lớn so với giá
chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường thì phải điều chinh cho phù hợp.
- Giá đát do Ủy ban nhân dân tinh, thành phô trực thuộc Trung ương quy định được công bô vào
ngày 01/01 hàng năm để người sử dụng đất thực hiện các nghĩa vụ tài chính về đất
đai của năm đó.
Luật cho phép tổ chức có khả năng chuyên môn làm dịch vụ tư vấn về giá đất để tạo thuận lợi
cho việc giao dịch quyền sử dụng đất.
Luật bổ sung quy định về đấu giá quyền sử dụng đất và đấu thầu dự án trong đó có quyền sửu
dụng đất nhằm khắc phục những tiêu cực trong cơ chế “ xin – cho” quyền sử dụng đất và để tăng thu
nhập cho ngân sách Nhà nước.
1.3.3. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản.
Luật Đất đai đã cho phép quyền sử dụng đất tham gia thị trường bất động sản. Bước đầu đặt
nền móng cho việc quản ly chặt chẽ thị trường bất động sản, trong đô có quyền sử dụng đất. Tại các

Điều 61,62,63 của Luật Đất đai 2003 quy định cụ thể những loại đất được tham gia thị trường bất động
sản, các điều kiện để đất đai tham gia thị trường bất động sản.
Các loại đất sau đây được tham gia vào thị trường bất động sản:


-Đất mà Luật Đất đai 2003 cho phép người sử dụng đất có một trong các quyền: chuyển đổi,
chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, bão lãnh, góp
vôn bằng quyền sử dụng đất.
- Đất thuê mà trên đô có tài sản được pháp luật cho phép tham gia vào thị trường bất động sản.
Điều kiện để đất tham gia vào thị trường bất động sản:
-

Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

-

Đất không có tranh chấp;

-

Quyền sử dụng đất không bị kê biên tài sản để đảm bảo thi hành án;

-

Trong thòi hạn sử dụng đất.

Đôi với đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện các dự án đầu tư thì phải đầu tư vào đất
theo đúng dự án đã dược Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt mới được tham gia vào thị trường bất
động sản.
Luật quy định Nhà nước quản ly đất đai trong việc phát triển thị trường bất động sản bằng các

biện pháp chính sau:
-Tổ chức đăng kí hoạt động giao dịch về quyền sử dụng đất;
- Tổ chức đăng kí hoạt động phát triển quỹ đất, đầu tư xây dựng kinh doanh bất động sản
- Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tham gia giao dịch về quyền sử dụng đất trong thị trường
bất động sản;
Thực hiện các biện pháp bình ổn giá đất, chông đầu cơ đất đai.
1.3.4. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Hoạt động quản ly việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được tiến hành
thông qua hệ thông tổ chức cơ quan hành chính các cấp và hệ thông tổ chức nghành địa chính các cấp.
Trên cơ sở những quy định chung về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất (Điều 105,106,107 Luật
Đất đai 2003), quyền và nghĩa vụ của tổ chức sử dụng đất ( Điều 109, 110, 111, 112 Luật Đất đai 2003),
cán bộ địa chính và các cơ quan chức năng hướng dẫn các chủ sử dụng đất thực hiện đúng các quyền và
nghĩa vụ của người sử dụng đất ngay từ các đơn vị hành chính cấp cơ sở là xã phường, thị trấn, bảo đảm
các quy định của pháp luật được thực hiện và thực hiện đúng trên từng thửa đất và từng chủ sử dụng
đất.
1.3.5. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai
Luật Đất đai 2003 cho phép phát triển các dịch vụ công về đất đai như tư vấn về giá đất về hình
thành thị trường bất động sản và cũng đưa ra những quy định để quản ly các dịch vụ này.
Hoạt động dịch vụ công về đất đai là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc
làm các dịch vụ về đất đai theo yêu cầu và quyền lợi của cộng đồng.
Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoạt động dịch vụ công về đất đai ở nước ta là Văn phòng
đăng kí quyền sử dụng đất cấp tinh và Văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất cấp huyện, hoạt động theo
loại hình sự nghiệp có thu. Các hoạt động của dịch vụ công là:
-Đăng kí sử dụng đất và chinh ly biến động về sử dụng đất theo quy định của pháp luật khi thực
hiện các quyền của người sử dụng đất.


- Cung cấp sô liệu địa chính cho các cơ quan chức năng để xác định mức thuế có liên quan đến đất
đai, tiền thuê đất, mức tiền sử dụng đất…
- Xây dựng, quản ly và phát triển hệ thông thông tin đất đai, cung cấp bản đồ địa chính, trích sao

hồ sơ địa chính, các thông tin khác về đất đai phục vụ yêu cầu quản ly nhà nước và nhu cầu của cộng
đồng.
- Thực hiện việc thu phí, lệ phí trong quản ly, sử dụng đất đai, thực hiện các dịch vụ có thu về cung
cấp thông tin đất đai
Nhìn chung việc đổi mới nội dung quản ly nhà nước nói riêng và Luật Đất đai nhằm các mục đích
chủ yếu:
-Tạo một hành lang pháp ly đầy đủ, cụ thể để điều tiết các quan hệ đất đai vận động phù hợp với
sự phát triển của nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
- Gắn việc đổi mới nói trên với chủ trương cải cách thủ tục hành chính mà Nhà nước đang thực
hiện.
Nhà nước coi việc đổi mới nội dung quản ly là phân cấp mạnh các sự vụ cho cấp dưới (chủ yếu là
huyện rồi đến tinh), ở Trung ương – Chính phủ chi quản ly ở tầm vĩ mô – chiến lược thông qua việc kiểm
tra, giám sát việc thực hiện pháp luật ở các địa phương, đồng thời làm rõ trách nhiệm ở từng cấp, quy
trách nhiệm và xử ly theo trách nhiệm khi có vi phạm pháp luật.
1.4. Những nhiệm vụ chủ yếu của quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn cấp phường của thành phố
Quy Nhơn
Trên địa bàn cấp phường thành phô Quy Nhơn cũng như trong cả nước, những nhiệm vụ chủ yếu
của quản lí nhà nước về đát đai được thực hiện theo đúng thẩm quyền mà luật của Nhà nước quy định.
Trước đây khi chưa có Luật Đất đai 1993, thực hiện theo thẩm quyền quy định tại Nghị định 04, Hiến
pháp 1992. Ngay sau khiu Luật Đất đai 1993 được ban hành và đi vào cuộc sông cùng hàng loạt các văn
bản dưới luật nhằm chi tiết và đồng bộ hóa Luật Đất đai cũng được ban hành thì địa bàn phường cũng
thực hiện nhiệm vụ của mình theo luật quy định cùng công văn, chi thị do Sở Tài nguyên – Môi trường
thành phô Quy Nhơn và các công văn do UBND tinh, thành phô yêu cầu.
Và đến nay, khi Luật Đất đai 2003 đã có hiệu lực thi hành thì những nhiệm vụ chủ yếu của quản ly
nhà nước về đất đai trên địa bàn cấp phường của thành phô Quy Nhơn cũng chính là nhiệm vụ của cấp
xã, phường, thị trấn (cấp cơ sở) được hướng dẫn trong Luật Đất đai hiện hành.
Hệ thông tổ chức cơ quan quản ly đất đai được thành lập thông nhất từ Trung ương đến cơ sở.
Trên địa bàn cấp cơ sở (cấp phường) coa cán bộ địa chính, cán bộ địa chính có trách nhiệm giúp Ủy ban
nhân dân phường trong việc quản ly đất đai tại địa phương theo thẩm quyền quy định tại luật.
Những nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp phường, xã, thị trấn trong quản ly nhà nước về đất đai

được quy định trong Luật Đất đai năm 2003, cụ thể như sau:
-Tại Khoản 2 Điều 16 Mục 1 Chương II (Luật Đất đai 2003): Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực
hiện việc xác định địa giới hành chính thực địa, lập hồ sơ địa giới hành chính trong phạm vi địa phương.
- Tại Khoản 4 Điều 17 Mục 1 Chương II ( Luật Đất đai 2003): Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
có trách nhiệm quản ly mộc địa giới hành chính trên thực địa tại địa phương; trường hợp môc địa giới
hành chính bị xê dịch, hư hỏng phải kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, quận, thành phô, thi xã
thuộc tinh.
- Tại Khoản 4 Điều 20 Mục 1 Chương II ( Luật Đất đai 2003): Ủy ban nhân dân có trách nhiệm thực
hiện việc kiểm kê đất đai ở địa phương nào thì tổ chức thực hiện việc lập bản đồ hiện trạng sử dụng của
địa phương đó.


Ủy ban nhân dân có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch sử dụng đất của địa
phương nào thì tổ chức thực hiện lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất của địa phương.
- Tại Khoản 1 Điều 28 Mục 2 Chương II ( Luật Đất đai 2003): Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
có trách nhiệm công bô công khai quy hoạch sử dung đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết của địa
phương tại trụ sở Ủy ban nhân dân trong thời hạn không quá 30 ngày làm việc, kể từ ngày được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Tại Khoản 1 Điều 29 Mục 2 Chương II (Luật Đất đai 2003): Ủy ban nhân dân xã, phường thị trấn tổ
chức, chi đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương phát hiện, ngăn chặn các hành
vi sử dụng đất trái với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bô.
- Tại Khoản 3 Điều 37 Mục 3 Chương II (Luật Đất đai 2003): Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường , thị trấn.
- Tại Khoản 2 Điều 53 Mục 5 Chương II (Luật Đất đai 2003): Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực
hiện việc thông kê đất đai của địa phương.
- Tại Khoản 1 Điều 103 Mục 4 Chương III ( Luật Đất đai 2003): Ủy ban nhân dân xã, phường, thị
trấn có trách nhiệm quản ly, bảo vệ đất chưa sử dụng tại địa phuong và đăng kí vào hồ sơ địa chính.
- Tại Khoản 2 Điều 135 Mục 2 Chương VI (Luật Đất đai 2003): Tranh chấp đất đai mà các bên tranh
chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp.
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phôi hợp với mặt trận tổ quôc Việt Nam và

các tổ chức thành viên của mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hòa giải tranh chấp đất đai.
Thời hạn hòa giải là 30 ngày làm việc, kể từ ngày Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nhận được
đơn.
Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản có chữ ly của các bên tranh
chấp và xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất. Trường hợp kết quả hòa giải khác
với hiện trạng sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chuyển kết quả hòa giải đến cơ quan
nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định về quản ly đất đai.
-Tại Khoản 2 Điều 143 Mục 3 Chương VI ( Luật Đất đai 2003): Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã,
phường, thị trấn có trách nhiệm phát hiện và ngăn chặn kịp thời việc chuyển quyền sử dụng đất trái
phép, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép, phát hiện và áp dụng các biện pháp ngăn chặn kịp thời
việc xây dựng các công trình trên đất lấn, chiếm, đất sử dụng không đúng mục đích ở địa phương và
buộc người có hành vi vi phạm khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm.
Từ những nhiệm vụ nêu trên cũng như qua thực tế tìm hiểu công tác quản ly đất đai ở phường
Nguyễn Văn Cừ có thể khái quát thành các nhiệm vụ chủ yếu của quản ly đất đai trên địa bàn cấp
phường của thành phô Quy Nhơn là:
+Thực hiện vai trò quản ly đất đai của mình thông qua việc thực hiện chính sách pháp luật do Nhà
nước quy định.
+ Tổ chức kê khai đăng kí đôi với người sử dụng đất, lập và quản ly sổ địa chính, sổ theo dõi biến
động đất đai.
+ Lập sổ mục kê đất, thực hiện việc thông kê đất đai và chinh ly bản đồ hiện trạng sử dụng đất hàng
năm và kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo định kỳ 5 năm một lần
+ Tiến hành phân tích, hòa giải các tranh chấp về đất đai.


+ Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết của địa phương; phát hiện, ngăn
chặn các hành vi sử dụng đất trái với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bô.
+ Thông bóa cho nhân dân biết trước các dự án, quyết định thu hồi đất của Nhà nước đồng thời
tạm quản ly diện tích đất được Nhà nước thu hồi.
+ Tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về đất đai cho dân hiểu và tạo điều kiện cho cán bộ
địa chính thực hiện công tác quản ly được thuận lợi hơn.

+ Đề xuất những hạn chế, vướng mắc và kiến nghị lên cấp trên để có phương hướng giải quyết
đúng đắn.

CHƯƠNG 2:
Thực trạng quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn phường Nguyễn Văn Cừ
1.Đánh giá việc thực hiện một số nội dụng quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn phường
Thuận lợi:
-Vấn đề tranh chấp được cấp ủy và chính quyền các cấp tại TP.Quy Nhơn nói chung và UBND P.
Nguyễn Văn Cừ nói riêng đặc biệt quan tâm. Vì vật khi có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp của nhân
dân thì đơn thu nhanh chóng đước thụ ly.
- Việc tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai được phôi hợp chặt chẽ giữa các hội đoàn thể, các khu
vực dân cư, tổ dân phô nên phát huy được tôi đa vai trò của chính quyền cấp cơ sở, sô vụ hòa giải thành
chiếm tỷ lệ khá cao, tạo sự đoàn kết trong nội bộ nhân dân.
- Công tác tiếp dân thực hiện tôt nên mọi thắc mắc, kiến nghị, bức xúc của người dân đều được cán
bộ giải thích, hướng dẫn tận tình, chu đáo, công tác tuyên truyền pháp luật cho nhân dân rất được quan
tâm. Người dân ngày càng trang bị cho mình những kiến thức về pháp luật đất đai nên các tranh chấp
nhỏ dễ giải quyết thường do hai bên tranh chấp tự thương lượng. Trong khoảng thời gian gần đây người
dân không am hiểu pháp luật đi khiếu nại lòng vòng, vượt cấp không đứng thẩm quyền đã được hạn chế
đáng kể.
Khó khăn:
-Việc tuyên truền chủ trương chính sách pháp luật về đất đai của Nhà nước đến người dân tuy đã
được triển khai nhưng chưa phù hợp, mặt khác trình độ hiểu biết của người dân tuy đã được nâng cao
nhưng chưa đồng bộ, chưa sâu sắc.
- Phần lớn trình độ nhận thức của người dân về pháp luật đất đai còn chưa cao gây khó khăn cho
việc giải quyết tranh chấp.
- Công tác kiểm tra việc sử dụng đất được tổ chức thường xuyên song hiệu quả không cao nên
những hành vi vi phạm pháp luật về đất đai không được phát hiện và xử ly kịp thời, đồng thời có thể
ngăn chặn việc phát sinh tranh chấp đất đai.
- Do việc quản ly sử dụng đất của các cấp còn nhiều sơ hở, việc xác lập hồ sơ địa chính chưa đầy đủ
nhất là quá trình sử dụng đất của các chủ thể.

- Bản chất sở hữu về đất đai của người dân đã thấm sâu vào suy nghĩ của họ, vì thế ảnh hưởng đến
việc nhận thức của người dân về pháp luật đất đai.
Do việc khiếu nại, khiếu kiện tranh chấp đất đai không mất tiền nên lượng đơn tranh chấp đất đai
khá nhiều nhưng chưa phản ánh đứng thực tế.


2.Công tác đo đạc, lập bản đồ đại chính.
Công tác đô đạc, lập bản đồ địa chính là công việc hết sức quan trọng, là tiền đề cho công tác quản
ly đất đai. Chi có điều tra, khảo sát, đo đạc, lập bản đồ, mới thực hiện được hình dạng, kích thước, vị trí
thửa đất. Thông qua điều tra, khảo sát, đo đạc, lập bản đồ cán bộ địa chính hiểu và nắm chắc được tình
hình đất đai trên địa bàn mình quản ly. Mặt khác, bản đồ còn là cơ sở để giải quyết các tranh chấp về đất
đai sau này. Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính còn có tác dụng giúp các phường lập quy hoạch và kế
hoạch về phân bô và sử dụng đất, bô trí cây trồng, điều hành sản xuất. Trước đây, UBND phường cũng đã
tiến hành điều tra, khảo sát, đo đạc, lập bản đồ cho các khu vực trên địa bàn phường. Tuy nhiên, giai
đoạn này bản đồ chủ yếu là 1/1000, 1/500. Chủ yếu là bản đồ giấy, có chất lượng và độ chính xác chưa
cao.
Hiện nay, phường đã tiến hành đo đạc lại và chinh ly bản đồ Địa chính theo hệ tọa độ VN – 2000.
Với sự phấn đấu nổ lực của các nghành trong phường, cùng với sự chi đạo của Sở Tài nguyên và Môi
trường đến nay đã đo đạc xong bản đồ Địa chính tỷ lệ 1/200.
Việc hoàn thành công tác đo đạc. Lập bản đồ Địa chính tạo ra căn cứ pháp ly cho việc quản ly sử
dụng đất, làm cơ sở cho công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong phường. Tuy vẫn có hạn chế
song cũng phải nói rằng công tác đo đạc, thành lập bản đồ đã được UBND phường quan tâm và tổ chức
thực hiện chặt chẽ, xây dựn bản đồ với độ chính xác cao. Hầu hết các bản đồ đã được chuyển và lưu trữ
ở dạng sô, thuận lợi hơn cho công tác lưu trữ và xử ly thông tin khi có biến động về đất đai.
3.Thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
-Công tác quản ly quy hoạch
Trong giai đoạn này cán bộ địa chính phường đã phôi hợp với các ban, nghành làm tôt việc thu hồi,
bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện theo quy hoạch khu du lịch phía tây đường An Dương Vương
theo đúng quy định của pháp luật.
+Kế hoạch sử dụng đất cho giai đoạn 2014 đến 2015 của P. Nguyễn Văn Cừ

+Kế hoạch sử dụng đất cho giai đoạn 2014 đén 2015 của P. Nguyễn Văn Cừ được lập trên cơ sở các
nhu cầu thực tế và hiện trạng quỹ đất của địa phương. Trên cơ sở hiện kế hoạch sử dụng đất 2013,
UBND P. Nguyễn Văn Cừ đã xây dựng kế hoạch cho giai đoạn 2014 đến 2015
+Việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2014 đến 2015 của phường sử dụng một diện tích
khá lớn đất chuyên dùng. Đó là việc chuyên dùng. Đó là việc phê duyệt xây dựng dự án khu đô thị – du
lịch – dịch vụ ở phía Tây đường An Dương Vương.

Với kế hoạch sử dụng đất cho giai đoạn 2014 – 2015 các điểm khu dân cư được phân bô đều, đảm
bảo cho nhu cầu đất ở cho nhân dân trong toàn phường.
4.Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
-Nhìn chung, trong giai đoạn (2010 – 2013) phường đã làm tôt công tác giao đất và cho thuê đất,
đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng đất của địa phương. Các thủ tục tiến hành nhanh chóng không gây ách
tắc cho các chủ sử dụng đất. Đôi với việc giao đất, cho thuê đất chú trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng,
ưu tiên giao đất, cho thuê đất cho các dự án có tính khả thi cao, giải quyết được nhiều công ăn việc làm
cho nhân dân, không gây ô nhiễm môi trường, thúc đẩy nền kinh tế của phường phát triển nói riêng và
của thành phô Quy Nhơn nói chung.
Trong giai đoạn này P. Nguyễn Văn Cừ đã làm tôt công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, bồi
thường, tái định cư theo các quyết định: Quyết ddiingj sô 1566/UBND- TN ngày 26/7/2013 về việc đẩy
nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư đôi với các công trình giải tỏa để thực hiện


công tác chinh trang đô thị; quyết định sô 1115/QĐ-UBND ngày 8/11/2013 về việc phê duyệt phương án
bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng để chinh tranh đô thị về góc của đường Nguyễn Thị Định và Ngô
Gia Tự, phường Nguyễn Văn Cừ, TP.Quy Nhơn.
5. Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cũng như phối hợp quản lý và sử dụng đất đai
của UBND TP. Quy Nhơn với phường Nguyễn Văn Cừ.
- Công tác quản ly nhà nước về đất đai trong nhiều năm qua trên địa bàn TP.Quy Nhơn cũng như
trên địa bàn P. Nguyễn Văn Cừ luôn là một trong những lĩnh vực phức tạp, có nhiều vấn đề nổi cộm nhất,
khó giải quyết ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản ly kinh tế- xã hội (KT- XH ) ở địa phương. Vì vậy
thực hiện tôt công tác quản ly nhà nước về đất đai đôi với địa bàn TP. Quy Nhơn cũng như phường

Nguyễn Văn Cừ luôn là vấn đề cấp bách.
- Trong thời gian qua để tăng cường hiệu quả công tác quản ly trên địa bàn UBND tinh Bình Định và
UBND Tp. Quy Nhơn đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định và hướng dẫn cụ thể việc
thực hiện chính sách quản ly và sử dụng đất như: Quyết định 29/QĐ-UBND ngày 14/09/2011 của UBND
tinh Bình Định về việc sửa đổi, bổ sung quyết định sô 15/2008/QĐ-UBND của UBND tinh ngày 18/3/2008
về ban hành quy định về xử ly lấn, chiếm đất đai, đất đã giao không đúng thẩm quyền, thu tiền không
đúng quy định và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) đôi với các trường hợp đủ điều
kiện tiếp tục sử dụng đất trên địa bàn tinh; công văn sô 1574/UBND-ĐT ngày 23/8/2011 của UBND
TP.Quy Nhơn về công tác xử ly vi phạm hành chính trong hoạt động đất đai, xây dựng trên địa bàn
TP.Quy Nhơn,… Và nhiều văn bản quy phạm pháp luật về quản ly đất đai.
- Trên địa bàn phường nhằm nâng cao hiệu quả công tác hòa giải tranh chấp tại địa phương Chủ
tịch UBND ( CTUBND ) phường Nguyễn Văn Cừ đã đưa ra nhiều quyết định, điển hình như quyết định sô
15/QĐ-CTUBND năm 2011 của Chủ tịch UBND phường Nguyễn Văn Cừ, TP. Quy Nhơn, về quyết định
thành lập hội đồng tư vấn gải quyết tranh chấp đất đai phường Nguyễn Văn Cừ, TP. Quy Nhơn; quyết
định 165/ QĐ-CTUBND tháng 9/2011 của CTUBND P. Nguyễn Văn Cừ về việc thành lập hội đồng xử ly vi
phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, xây dựng trên địa bàn P. Nguyễ Văn Cừ;…
- Tại UBND P. Nguyễn Văn Cừ công tác quản ly đất đai, xây dựng chinh trang đô thị, bảo vệ môi
trường, công tác kiểm tra xây dựng chông lấn chiếm đất đai rất được chú trọng, mang lại hiệu quả không
nhỏ trong công tác quản ly nhà nước về đất đai. Các văn bản pháp luật, các công văn hướng dẫn, chi đạo
công tác quản ly, sử dụng đất trên địa bàn thành phô cũng như UBND phường được cập nhập kịp thời
thông qua hệ thông iDesk, tạo thuận lợi cho bộ máy quản ly hiệu quả hơn.
- Cán bộ địa chính ở phường có sự phôi hợp chặt chẽ với trưởng các khu vực, tổ trưởng tổ dân
phô nên công tác hòa giải tranh chấp ngày càng hiệu quả hơn.
 Tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai
-Công tác quản ly đất đai, xây dựng chinh trang đô thị, bảo vệ môi trưởng, tăng cường công tác
kiểm tra xây dựng nhà ở trên địa bàn, chông lấn chiếm đất đai được phôi hợp tổ chức thực hiện thường
xuyên.
- Thực hiện tôt công tác cập nhập, quản ly, lưu trữ hồ sơ địa chính nhằm đảm bảo cho việc quản ly
đất đai đén từng thửa đất, từng chủ sử dụng đất được kịp thời, nhanh chóng những thay đổi về diện
tích, chủ sử dụng đất, ranh giới… Hiện tại P. Nguyễn Văn Cừ đã có được 3 loại sổ bao gồm: 2 sổ địa chính,

2 sổ mục kê, 1 sổ theo dõi biến động, 33 tờ bản đồ địa chính ti lệ 1:500 giúp cho công tác quản ly hồ sở
địa chính cũng như tình hình biến động trên địa bàn phường được hiệu quả hơn. Công tác quản ly nhà
nước về đất đai trong nhiều năm qua trên địa bàn TP. Quy Nhơn cũng như trên địa bàn P. Nguyễn Văn Cừ
luôn là một trong những lĩnh vực phức tạp, có nhiều vấn đề nổi cộm nhất, khó giải quyết ảnh hưởng
không nhỏ đến hiệu quả quản ly KT-XH ở địa phương. Vì vậy thực hiện tôt công tác quản ly nhà nước về
đất đai đôi với địa bàn TP. Quy Nhơn củng như P. Nguyễn Văn Cừ luôn là vấn đề cấp bách.


- Trong thời gian qua để tăng cường hiệu quả công tác quản ly trên địa bàn UBND tinh Bình Định
và UBND TP. Quy Nhơn đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định và hướng dẫn cụ thể
việc thực hiện chính sách quản ly và sử dụng đất như: Quyết định 29/QĐ-UBND ngày 14/09/2011 của
UBND tinh Bình Định về sửa đổi, bổ sung quyết định sô 15/2008/QĐ-UBND của UBND tinh ngày
18/3/2008 về ban hành quy định về xử ly lấn, chiếm đất đai, đất đã giao không đúng thẩm quyền, thu
tiền không đúng quy định và cấp GCNQSDĐ đôi với các trường hợp đủ điều kiện tiếp tục sử dụng đất
trên địa bàn tinh; công văn sô 1574/UBND- ĐT ngày 23/8/2011 của UBND TP.Quy Nhơn về công tác xử ly
vi phạm hành chính trong hoạt động đất đai, xây dựng trên địa bàn TP.Quy Nhơn,… Và nhiều văn bản quy
phạm pháp luật về quản ly đất đai.
- Trên địa bàn phường nhằm nâng cao hiệu quả công tác hòa giải tranh chấp tại địa phương
CTUBND P. Nguyễn Văn Cừ đã đưa ra nhiều quyết định, điển hình như quyết định sô 15/QĐ-CTUBND
năm 2011 của CTUBND P. Nguyễn Văn Cừ, TP. Quy Nhơn, về quyết định thành lập hội đồng tư vấn giải
quyết tranh chấp đất đai P. Nguyễn Văn Cừ, TP.Quy Nhơn; quyết định tranh chấp đất đai P. Nguyễn Văn
Cừ, TP. Quy Nhơn; quyết định 165/QĐ- CTUBND tháng 9/2011 của CTUBND P. Nguyễn Văn Cừ về việc
thành lập hội đồng xử lya vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, xây dựng trên địa bàn P. Nguyễn
Văn Cừ;…
- Tại UBND P. Nguyễn Văn Cừ công tác quản ly đất đai, xây dựng chinh trang đô thị, bảo vệ môi
trường, công tác kiểm tra xây dựng chông lấn chiếm đất đai rất được chú trọng, mang lại hiệu quả không
nhỏ trong công tác quản ly nhà nước về đất đai. Các văn bản pháp luật, các công văn hướng dẫn, chi đạo
công tác quản ly, sử dụng đất trên địa bàn thành phô cũng như UBND phường được cập nhập kịp thời
thông qua hệ thông iDesk, tạo thuận lợi cho bộ máy quản ly hiệu quả hơn.
- Các bộ địa chính ở phường có sự phôi hợp chặt chẽ với trưởng các khu vực, tổ chức tổ chức dân

phô nên công tác hòa giải tranh chấp ngày càng hiệu quả hơn.
 Tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai
-Công tác quản ly đất đai, xây dựng chinh trang đô thị, bảo vệ môi trường, tăng cường công tác
kiểm tra xây dựng nhà ở trên địa bàn, chông lấn chiếm đất đai được phôi hợp tổ chức thực hiện thường
xuyên.
Thực hiện tôt công tác cập nhập, quản ly, lưu trữ hồ sơ địa chính nhằm đảm bảo cho việc quản ly
đất đai đến từng thửa đất, từng chủ sử dụng đất được kịp thời, nhanh chóng những thay đổi về diện
tích, chủ sử dụng đất, ranh giới… Hiện tại P. Nguyễn Văn Cừ đã có được 3 loại sổ bao gồm: 2 sổ địa chính,
2 sổ mục kê, 1 sổ theo dõi biến động, 33 tờ bản đồ địa chính ti lệ 1:500 giúp cho công tác quản ly hồ sơ
địa chính cũng như tình hình biến động trên địa bàn phường được hiệu quả hơn.
6. Đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Do nhu cầu mua bán, chuyển nhượng, thế chấp, tặng cho QSDĐ… Ngày càng nhiều nên công tác
xác nhận hồ sơ xin cấp GCNQSDĐ ngày càng tăng, chủ yếu là hồ sơ cấp đổi GCNQSDĐ.
Bảng 2: Tình hình xác nhận hồ sơ xin cấp GCNQSDĐ
Loại hồ sơ

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Tổng

Cấp mới

19


22

25

20

86

Cấp đổi

80

106

105

119

410

Tổng

99

128

130

139


496

( Nguồn: Hồ sơ lưu cấp GCNQSDĐ tại P.Nguyễn Văn Cừ giai đoạn 2010-2013)


×