Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ VÀ BẢO TRÌ MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 81 trang )

B GIO DC V O TO
TRNG I HC GIAO THễNG VN TI

BùI VĂN TRịNH

NGHIÊN CứU Về QUảN Lý Và BảO TRì MặT ĐƯờNG
BÊ TÔNG XI MĂNG ĐƯờNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN
TRÊN ĐịA BàN TỉNH BắC GIANG

luận văn thạc sĩ kỹ thuật
CHUYấN NGNH: XY DNG SN BAY

Mó s: 60.58.02.05.02

HNG DN KHOA HC: GS. TS NGUYN XUN O

H Ni - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Học viên cam kết đã tự nghiên cứu và thực hiện đề tài này, bằng
kinh nghiệm làm việc thực tiễn và kiến thức chuyên môn được đào tạo
trong quá trình học Đại học và chương trình cao học tại trường Đại học
giao thông vận tải, chuyên ngành Xây dựng Sân bay, khóa 21-2, dưới sự
quan tâm, hướng dẫn trực tiếp của GS. TS. Nguyễn Xuân Đào. Mọi
tham khảo dùng trong luận văn đều được trích dẫn nguồn rõ ràng và có
độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Mọi sao chép
không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Học viên

Bùi Văn Trịnh


LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới thầy GS.TS.
Nguyễn Xuân Đào, người đã tận tình hướng dẫn, định hướng và đóng
góp ý kiến cho em trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban
chủ nhiệm khoa sau đại học, đặc biệt là các thầy cô trong bộ môn Đường
Ô Tô và Sân Bay đã tham gia giảng dậy giúp đỡ và tạo điều kiện cho
chúng em trong suốt thời gian tham gia học vừa qua.
Xin chân thành cảm ơn bạn bè, gia đình đã giúp đỡ, động viên tôi
trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả

Bùi Văn Trịnh



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................3
CHƯƠNG 1: DUY TU BẢO DƯỠNG ĐƯỜNG GIAO THÔNG
NÔNG THÔN..................................................................................................4
1.1 Khái niệm về mặt đường BTXM và giải pháp về quản lý
bảo trì................................................................................................................4
1.1.1Khái niệm về mặt đường BTXM.................................................................4
1.1.2Giải pháp về quản lý bảo trì........................................................................4
2.1.1Mục đích của công tác quản lý, bảo trì hệ thống đường GTNT...................29
2.1.3Nội dung bảo trì đường GTNT.......................................................................32
2.1.4Áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức trong công tác quản lý, bảo trì
đường bộ................................................................................................................. 34
2.2.2. Các Sở, ngành liên quan:.............................................................................36
2.2.3. Uỷ ban nhân dân cấp huyện:.......................................................................36
2.2.4. Uỷ ban nhân dân cấp xã:.............................................................................37
2.2.5. Đơn vị thực hiện công tác quản lý, bảo trì công trình:...............................38

3.1 Hiện trạng giao thông đường bộ đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang...............................................................................................................41
3.1.1. Hiện trạng về hệ thống đường bộ (đường Quốc lộ, đường tỉnh)................41
3.1.2. Hiện trạng đường giao thông nông thôn:....................................................42

3.2 Các dạng hư hỏng mặt đường BTXM thường gặp trên địa bàn tỉnh
Bắc Giang.......................................................................................................50
3.2.1Sự cần thiết phân loại và nhận dạng các dạng hư hỏng mặt đường
BTXM50
3.2.2Phân tích các dạng hư hỏng mặt đường BTXM điển hình.....................53

3.3 Các biện pháp khắc phục hư hỏng mặt đường BTXM........................57
3.4 Yêu cầu và nguyên tắc cơ bản của việc bảo trì đường giao thông nông

thôn59
3.5 Đánh giá việc bảo trì đường GTNT trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.....61


3.6Áp dụng trên Tuyến Đại Lâm – An Hà trong đợt sửa chữa ngày
06.8.2015 tại lý trình Km16+500 và Km16+540. .......................................66
1. Kết luận......................................................................................................72
2. Kiến nghị....................................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................73


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1. Tổng hợp hiện trạng đường bộ tỉnh Bắc Giang.........................41
Bảng 3.2. Hiện trạng mặt đường thôn bản..................................................44
Bảng 3.3. Hiện trạng kết cấu mặt GTNT các huyện:.................................44
Bảng 3.4. Mật độ đường................................................................................46


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 3.1. Mặt đường nứt dọc.......................................................................51
Hình 3.2. Mặt đường nứt ngang...................................................................52
Hình 3.3. Mặt đường gẫy, vỡ tấm................................................................53
Hình 3.4. Mặt đường nứt dọc.......................................................................54
Hình 3.5. Mức độ suy giảm chất lượng vá sửa cục bộ................................56
Hình 3.6. Công Nghệ VSS Slurry seal của Mỹ............................................59
Hình 3.7. Hình ảnh trước khi sửa chữa.......................................................70
Hình 3.8. Hình ảnh sau khi sửa chữa...........................................................71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................72



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ATLD
BDTX

An toàn lao động
Bảo

dưỡng

thường

xuyên

BTN

Bê tông nhựa

BTXM

Bê tông xi măng

GTNT

Giao thông nông thôn

HĐND

Hội đồng nhân dân


SCĐK

Sửa chữa định kỳ

SCĐX

Sửa chữa đột xuất

UBND

Ủy ban nhân dân


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc
Giang luôn quan tâm xây dựng, phát triển nông thôn, trong đó tập trung
xây dựng, cứng hóa mặt đường giao thông nông thôn. Với phương châm
nhà nước và nhân dân cùng làm để xây dựng GTNT, Tỉnh đã dành
nguồn vốn đáng kể đầu tư phát triển hệ thống đường GTNT. Tuy nhiên,
là một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, tính đến nay hiện mặt đường
GTNT trong tỉnh mới cứng hóa được gần 50%. Để tạo điều kiện thuận
lợi cho việc xây dựng, quản lý, bảo trì hệ thống đường GTNT trên
BTXM được thuận lợi, tiết kiệm chi phí, mang lại hiệu quả, cần thống
nhất quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, duy tu, bảo dưỡng
và sửa chữa.
+ Bảo dưỡng thường xuyên.
+ Công tác sửa chữa định kỳ.

+ Công tác sửa chữa đột xuất.
Từ những lý do đó, đề tài “Nghiên cứu về quản lý và bảo trì mặt
đường bê tông xi măng đường giao thông nông thôn trên địa bàn
tỉnh Bắc Giang” được chọn làm đề tài nghiên cứu luận văn của tôi.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu của đề tài: Qua nghiên cứu về quản lý và bảo trì đường
BTXM trên đường GTNT, đưa ra một số biện pháp đơn giản, phù hợp


2
với hiện trạng mặt đường giao thông nông thôn hiện tại và khắc phục các
hư hỏng mặt đường BTXM.
Giúp chính quyền địa phương, các chủ đầu tư có cơ sở kỹ thuật,
phương án phù hợp sửa chữa và cải tạo đường bê tông xi măng chất
lượng hơn, góp phần xây dựng mạng lưới giao thông nông thôn trên địa
bàn tỉnh Bắc Giang.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Các tuyến mặt đường bê tông xi măng đường giao thông nông thôn
trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra, thăm dó khảo sat hiện trạng, thu thập thông
tin, số liệu từ tài liệu tham khảo, văn bản, nghị quyết của địa phương.
Đánh giá phân tích, xử lý số liệu thu thập được, rút ra những nhận xét có
tác dụng cho việc tìm phương án giải quyết.
Tham khảo các kiến thức trong các quy trình, quy phạm, tài liệu
tham khảo, sách tham khảo, đúc kết, áp dụng vào thực tiễn. Đối chiếu,
tiếp thu những kinh nghiệm thực tiễn trong và ngoài nước, đề xuất giải
pháp.
Phương pháp so sánh tính khả thi với các phương án khác.
Phương pháp áp dụng thí điểm và đánh giá hiệu quả thực tế.

5. Nội dung của đề tài
- Nghiên cứu tổng quan hệ thống đường BTXM giao thông nông
thôn tỉnh Bắc Giang.


3
- Các vấn đề về quản lý và bảo trì đường BTXM đường nông thôn.
- Đưa ra một số giải pháp quản lý và khắc phục các hư hỏng trên
mặt đường BTXM đường giao thông nông thôn.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, luận
văn có kết cấu gồm 03 chương:
Chương 1: Duy tu bảo dưỡng đường giao thông nông thôn
Chương 2: Một số giải pháp quản lý và khắc phục hư hỏng mặt
đường BTXM
Chương 3: Thực trạng về viếc sử dụng mặt đường btxm và các giải
pháp về quản lý bảo trì trên địa bàn tỉnh bắc giang.


4
CHƯƠNG 1: DUY TU BẢO DƯỠNG ĐƯỜNG GIAO THÔNG
NÔNG THÔN.
1.1 Khái niệm về mặt đường BTXM và giải pháp về quản lý
bảo trì.
1.1.1 Khái niệm về mặt đường BTXM.
Mặt đường bê tông xi măng là loại mặt đường cứng chịu uốn. Hỗn
hợp bê tông xi măng có cốt liệu là đá (theo một thành phần cấp phối nhất
định), cát vàng, xi măng, nước và phụ gia được phối hợp theo một tỷ lệ
nhất định.
1.1.2 Giải pháp về quản lý bảo trì.

Khái niệm bảo trì: Là công việc kiểm tra, xử lý được tiến hành
thường xuyên để đề phòng hư hỏng của từng chi tiết bộ phận công trình.


Xây dựng kế hoạch quản lý, bảo trì.
Căn cứ phân cấp quản lý, UBND huyện chỉ đạo Phòng Kinh tế và

Hạ tầng, UBND các xã, Ban Quản lý thôn xây dựng kế hoạch quản lý,
bảo trì theo trình tự các bước như sau:
Bước 1: Lập hồ sơ thống kê, đánh giá hiện trạng đường.
Bước 2: Xác định nội dung, khối lượng, chi phí thực hiện.
Bước 3: Lên kế hoạch huy động vốn, lao động.
Bước 4: Cân đối vốn, xác định thứ tự ưu tiên.
Bước 5: Lập kế hoạch quản lý, bảo trì.
Bước 6: Theo dõi và báo cáo thực hiện kế hoạch.


5


Lựa chọn hình thức tổ chức thực hiện quản lý, bảo trì
Tùy tình hình có thể lựa chọn 1 trong 3 hình thức chính gồm: Đấu

thầu công tác quản lý bảo trì; ký kết hợp đồng giao khoán quản lý, bảo
trì hoặc khoán công tác quản lý, bảo trì.
- Đối với đường huyện: UBND huyện lựa chọn các cơ quan, tổ
chức có tư cách pháp nhân, có năng lực để thương thảo và ký
kết hợp đồng giao khoán đối với công tác BDTX đường và các
công trình trên đường GTNT. Các công tác SCĐK, SCĐX thực
hiện đấu thầu theo các quy định hiện hành.

- Đối với đường xã: Áp dụng hình thức ký hợp đồng giao khoán
hoặc khoán đối với các công việc BDTX đường và các công
trình trên đường GTNT. Đối với công tác SCĐK, SCĐX,
UBND xã bố trí kinh phí mua vật liệu kết hợp huy động đóng
góp từ nhân dân để thực hiện.
- Đối với đường thôn xóm: Toàn bộ huy động sức dân thông qua
các tổ chức đoàn thể, tổ tự quản, tổ liên gia… để thực hiện.


Nội dung công tác quản lý, bảo trì
Trên cơ sở khảo sát đánh giá hiện trạng kết cấu hạ tầng giao thông

trên địa bàn các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Dưới đây,
tôi xin trình bày những giải pháp chính xử lý các dạng hư hỏng thường
gặp trên hệ thống đường GTNT.
* Mặt đường BTXM
- Rộp vỡ bề mặt: Do quá trình bảo dưỡng kém, công tác láng mặt
của công nhân không được đảm bảo. Giải pháp vệ sinh, láng


6
thêm một lớp láng nhựa 2 lớp hoặc dùng carboncor dầy 3cm
thảm trên bề mặt.
- Nứt góc tấm: Do xe vượt tải. Giải pháp cắt chèn Bitum.
- Tấm bị nứt ngang, dọc, chéo: Do nền kém, không đủ tải. Giải
pháp xử lý là láng nhựa 2 lớp hoặc dùng carboncor dầy 3cm
thảm trên bề mặt (đối với mức độ nặng); chèn bitum vào khe
nứt (đối với mức độ vừa và nhẹ).
- Tấm bị dập vỡ nặng: Do nền yếu. Giải pháp cắt bê tông, xử lý
nền, đổ lại tấm mới.

- Tấm bị vỡ góc: Do nền yếu và không đủ tải. Giải pháp xử lý
với mức độ vừa là cắt bỏ vị trí vỡ đổ lại BTXM, mức độ nặng
thì cắt bỏ vị trí vỡ, xử lý nền rồi đổ lại BTXM.
- Bong bật lộ đá: Do đưa đường vào khai thác sử dụng sớm chưa
đủ thời gian bảo dưỡng, xe vượt tải nhiều, chất lượng bê tông
kém. Giải pháp xử lý là láng nhựa 2 lớp hoặc dùng carboncor
dầy 3cm thảm trên bề mặt.
- Hư hỏng khe nối: Do thi công mối nối sớm, chất lượng nhựa
không tốt, hoặc cắt mối nối quá muộn. Giải pháp xử lý vệ sinh
lại mối nối đổ bù thêm bitum vào khe nối với mức độ vừa và
nhẹ, cắt bỏ phần bê tông khe nối, đổ lại bê tông làm mối nối
mới với mức độ hư hỏng nặng.
- Nứt vỡ góc tấm: Do nền móng của tấm xấu. Giải pháp láng
nhựa 2 lớp hoặc dùng carboncor dầy 3cm thảm trên bề mặt.
- Tấm bị nứt ngang, dọc, chéo: Do nền kém, không đủ tải. Giải


7
pháp xử lý là láng nhựa 2 lớp hoặc dùng carboncor dầy 3cm
thảm trên bề mặt.
- Tấm bị vỡ: Do nền yếu. Giải pháp mức độ nhẹ, giải pháp láng
nhựa 2 lớp hoặc dùng carboncor dầy 3cm thảm trên bề mặt tấm.
Mức độ vừa và nặng cắt bê tông, xử lý nền, đổ lại tấm mới.
- Tấm bị vỡ góc: Do nền yếu và không đủ tải. Giải pháp xử lý
với mức độ vừa là cắt bỏ vị trí vỡ đổ lại BTXM. Mức độ nặng
thì cắt bỏ vị trí vỡ, xử lý nền rồi đổ lại BTXM.
- Vết nứt hỗn hợp: có thể xuất hiện tại các vị trí cá biệt nhe xung
quanh tấm đan, vị trí cắt vá sửa chữa. Nguyên nhân do cấu tạo
tấm đơn giản, không cốt thép.
- Tấm phụt bùn khe mối nối: các hạt mịn chui lên mặt đường qua

các khe hoặc vết nứt. Nguyên nhân do nền móng yếu (lún sụt,
xói mòn) khi có nước, dưới tác dụng của tải trọng các tấm bị
bập bênh, nước bên dưới chịu áp lực có xu hướng bị đẩy lên,
phùi lên mang theo các hạt mịn qua khe hoặc vết nứt.
- Nứt do co rút, rạn chân chim: vết nứt nhỏ hình thành mạng lưới.
Nguyên nhân do thi công lỗi, bị phân tầng, nước trên bề mặt
nhiều, bảo dưỡng chưa kịp thời.
- Hư hỏng do bịt mối nối: matit nhựa bị bong bật, bị phùi khi trời
nắng, co mạnh ở nhiệt độ thấp, bong tróc từng đoạn ngắn,
chống thấm không đảm bảo. Nguyên nhân do chất lượng matit
nhựa không đảm bảo, vệ sinh mối nối không tốt, thi công lấp
mối nối không cẩn thận, sự dính bám giữa matit với bê tông
kém.


8
1.2

Các vấn đề về kỹ thuật bảo dưỡng mặt đường BTXM.
Cần phải phân tích kỹ các nguyên nhân gây hư hỏng trên mặt

đường bê tông, sau đó mới đưa ra các biện pháp xử lý thích hợp. Khi
chọn phương pháp xử lý cần phân tích kỹ thêm các điều kiện sau:
- Thời gian sửa chữa: đây là nhân tố mang ý nghĩa kinh tế kỹ
thuật vì thời gian duy tu bảo dưỡng càng kéo dài sẽ gián tiếp
gây khó khăn cho việc đảm bảo giao thông trên đường;
- Điều kiện trang thiết bị của cơ quan sửa chữa đường;
- Hiệu quả kinh tế mang lại, khi cần thiết phải so sánh hiệu quả
kinh tế cho các phương án lựa chọn;
- Trước khi sửa chữa cần đánh giá phân loại hư hỏng, ghi chép,

mô tả thống kê khối lượng công việc.
Các phương án chính thường xuyên bao gồm các giải pháp sau:
- Sửa chữa định kỳ gồm:
+ Phủ lớp mỏng;
+ Thay thế tấm bản.
- Bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên bao gồm các biện pháp:
+ Cắt vá sửa chữa cục bộ;
+ Sửa chữa mối nối;
+ Chống trôi tấm;
+ Sửa chữa lề đường;


9
+ Thay thế vật liệu chèn khe;
+ Bảo dưỡng các vết nứt nhẹ, vừa.
Cần chú ý rằng những hư hỏng phổ biến nhất trên mặt đường
BTXM là các vết nứt dạng nhẹ, dạng vừa thường không ảnh hưởng đến
điều kiện chạy xe trên đường vì chúng ít ảnh hưởng đến độ bằng phẳng.
Mặc dù các vết nứt này sẽ dần phát triển theo thời gian, chúng ta gần
như không có giải pháp hữu hiệu để giải quyết nó vì nhiều lý do nhưng
chủ yếu là lý do kinh tế.Như vậy các vết nứt loại này thường tồn tại trên
các tấm cho đến khi SCĐK hoặc sửa chữa lớn.
Trong SCĐK cho mặt đường BTXM, lớp phủ thường được dùng
khi:
- Cần tạo mỹ quan;
- Khôi phục chất lượng mặt đường xe chạy, mặt đường bị hư
hỏng nặng, số lượng tấm bị vỡ nhiều, xuất hiện nhiều khe mạch
bị hiện tượng phụt bùn, mặt đường bị cập kênh nhiều, độ bằng
phẳng kém;
- Khắc phục việc mất khả năng chống trượt, bề mặt đường bị bào

mòn lớn, không đều, độ bằng phẳng kém;
- Nhu cầu tăng cường mặt đường.
Trường hợp có những tấm hỏng cục bộ hoặc bị hỏng tấm trên đoạn
ngắn, không thể tôn cao độ mặt đường thường dùng biện pháp
thay thế tấm bản.


10
1.3

Chỉ dẫn kỹ thuật bảo dưỡng thường xuyên mặt đường BTXM

1.3.1 Cắt vá sửa chữa cục bộ
• Nhận dạng
- Những hư hỏng cục bộ diện tích 0,2-1m2;
- Miếng vỡ góc nhỏ, gây hiện tượng cập kênh tại miếng vỡ.
• Nguyên nhân: chủ yếu do các nguyên nhân về thi công, khai
thác, khi thi công vật liệu bị phân tầng, không đều vì nhiều lý
do, có thể do các tác động cơ học, va chạm lớn với các thiết bị ,
phương tiện khác.
• Hậu quả: nếu không được sửa chữa vết nứt hình thành, nước
mặt theo đường nứt thấm xuống đáy móng hoặc nền làm biến
dạng nền, dần dần hình thành vùng rỗng, sau nứt hình thành
miếng vỡ bong bật, gây khó khăn cho phương tiện đi lại trên
đường.
• Biện pháp sửa chữa:
- Đánh dấu phạm vi hư hỏng;
- Cắt bê tông quanh vùng bị vỡ để được hình chữ nhật bao kín
phạm vi bị hỏng rộng về mỗi bên ít nhất 25cm;
- Cậy bỏ phần vừa cắt;

- Làm sạch, phẳng diện tích vừa đào bỏ;
- Chuẩn bị bê tông vừa đủ đổ vào phần cần sửa chữa và đầm lèn,
tốt nhất dùng đầm dùi hoặc đầm bàn;


11
- Gạt bỏ và làm sạch phần vữa bê tông bị tràn ra ngoài;
- Tiến hành bảo dưỡng các vị trí cắt vá sửa chữa theo quy định.
1.3.2 Sửa chữa mối nối
• Nhận dạng
- Mối nối bị vỡ không đều, chỗ to, chỗ nhỏ, vết nứt cong, hình
thành các vệt vỡ nằm tại chỗ hoặc đã bị bong bật, những vết vỡ
nông, sâu.
• Nguyên nhân:
- Làm khe muộn khi bê tông đang đông cứng;
- Thanh gỗ làm khe co giả không đúng quy cách;
- Các vật liệu cứng chèn vào khe nối, ứng suất nhiệt phát sinh
làm hỏng cục bộ trên chiều dài khe nối.
Đánh giá tình trạng hư hỏng: bằng cách đo chiều dài các vết vỡ
so với chiều dài mối nối. Cụ thể là:
- Dạng nhẹ: tổng chiều dài đường nứt <20% chiều dài khe nối
đang xem xét;
- Dạng vừa: tổng chiều dài >20% đến 50% chiều dài khe nối
đang xem xét;
- Dạng nặng: các chỗ vỡ cóc gặm >50% chiều dài khe nối, gây
sóc nhẹ khi phương tiện chạy qua.
• Biện pháp sửa chữa


12

- Dạng nhẹ và dạng vừa chỉ cần cậy bỏ matit cũ, chèn matit mới
vào khe nối;
- Dạng nặng có thể áp dụng biện pháp như sau:
+ Cắt thẳng mở rộng mối nối, áp dụng cho cả mối nối ngang và
dọc;
+ Đổ bê tông mối nối bù vào phần mới cặt bỏ;
+ Làm lại khe nối.
1.3.3 Chống trôi tấm
• Cách nhận dạng: mối nối dọc cứ rộng dần do một hoặc cả hai
vết tấm bị trượt ngang.
• Các nguyên nhân chính:
- Nền móng không đồng đều;
- Độ dốc ngang lớn;
- Thường gặp khi nền móng cũ tương đối cứng, phần móng cạp
thêm độ chặt kém nền móng cũ.
Đánh giá tình trạng hư hỏng: thường độ rộng của khe nối mở rộng
dần, với đường có hai vệt bê tông, khe nối quá 3cm gây khó khăn
nguy hiểm cho các phương tiện thô sơ chạy trên đường.
• Biện pháp sửa chữa:
- Làm sạch khe nối dọc;
- Đổ bê tông trực tiếp bù vào khe nối đã bị mở rộng;


13
- Chống trôi tấm bằng cách đổ bê tông kiểu gờ chặn hai bên mép
mặt đường.
1.3.4 Sửa chữa lề đường
Lề đường cho mặt đường BTXM thường được chọn là loại kết cấu
mặt đường mềm, trong quá trình khai thác lề bị bào mòn rất nhanh tạo sự
chênh lệch khá lớn giữa lề và mặt đường gây mất an toàn cho xe và các

phương tiện, xe máy, xe thô sơ chạy trên đường.
Cách sửa chữa thường đơn giản nhưng phải được tiến hành thường
xuyên, liên tục đều đặn.
Đánh giá hư hỏng lề đường:
- Loại nhẹ: lề bị bào mòn thấp hơn 1-3 cm so với mặt đường;
- Loại vừa: lề bị bào mòn thấp hơn 3-5 cm so với mặt đường;
- Loại nặng: lề bị bào mòn >5cm so với mặt đường thậm chí bị
cầy xới cục bộ từng đoạn ngắn.
Các giải pháp:
- Đối với loại nhẹ, loại vừa: dùng hỗn hợp đá 5-15 hoặc cấp phối
đồi Dmax=15mm té bùn trên diện tích phần lề bị bào mòn;
- Đối với loại nặng:
+ Dùng cuốc bàn, cuốc chim xáo xới lề đường cũ;
+ Bổ sung lớp vật liệu mới, tốt nhất là loại vật liệu cùng loại với
lề đường cũ;
+ San lấp vật liệu với chiều dày vừa đủ sao cho sau đầm lèn cao


14
độ lề vừa bằng cao độ mặt đường;
+ Dùng đầm thủ công hoặc đầm bàn rung để làm chặt lề đường’
1.3.5 Thay thế vật liệu chèn khe
Vật liệu chèn khe, mối nối (matit), sau một thời gian sử dụng
thường bị bong tróc, lồi lõm không đều mặc dù không có những
ảnh hưởng lớn đến giao thông nhưng tạo điều kiện cho nước thấm
dần xuống móng, dưới tác dụng trùng phục của tải trọng làm biến
dạng dần lớp móng, có thể gây phụt bùn, vật liệu đáy móng bị dồn
dịch, làm thay đổi điều kiện chịu lực chung cho tấm, có thể dẫn
đến hư hỏng khe nối, gây nứt tấm...
• Nguyên nhân: có thể do thi công thiếu cẩn thận, những tác nhân

về thời tiết, vật liệu chèn khe đã được chế tạo không đều, chất
lượng kém, không ổn định, dính bám với thành khe không tốt.
• Biện pháp sửa chữa:
- Dùng móc sắt lấy đi vật liệu làm khe cũ;
- Làm vệ sinh khe nối;
- Đổ matit vào khe.
1.3.6 Xử lý các vết nứt
Các vết nứt dọc, ngang chéo xuất hiện nông (chiều sâu vết
nứt<5mm) trên bề mặt tấm thường không ảnh hưởng nhiều đến khả năng
thông xe và điều kiện chịu lực của tấm;


15
Các vết nứt nhẹ này có thể xử lý bằng cách đổ vữa nhựa theo
đường nứt.
1.4

Công tác sửa chữa định kỳ mặt đường bê tông xi măng
Thời gian giữa 2 lần bảo dưỡng định kỳ khoảng 8-10 năm tùy theo
trạng thái của đường và lượng xe chạy thực tế.
Các phương án chính thường được lựa chọn theo các giải pháp
sau:
- Phủ lớp láng nhựa;
- Thay thế tấm bản bị hỏng nặng.

1.4.1 Phủ lớp mỏng
Trường hợp sử dụng: khi tấm bê tông vỡ lớn hơn 3 mảnh.
- Mặt đường bị bào mòn, lộ đầu đá khá lớn >50% diện tích bề
mặt;
- Các tấm bị cập kênh >5% tấm;

- Nâng cấp mặt đường.
Cấu tạo
- Lớp phủ thường dày 5-7cm cấu tạo bằng một số kết cấu sau:
- Bê tông nhựa nóng;
- Láng nhựa 2 hoặc 3 lớp;
- BTXM dầy 8-10cm, M200, M300.


16
Trường hợp cần nâng cấp mặt đường có thể lựa chọn lớp phủ dày;
Ví dụ lớp phủ dưới là cấp phối đá dăm loại 1 dầy >15cm, lớp trên
bằng bê tông nhựa nóng dày 4-6cm.


17
Phương pháp thi công lớp phủ
Láng nhựa một, hai lớp bằng nhựa nóng tiêu chuẩn nhựa 2,02,5kg/m2 hoặc láng 2 lớp bằng nhựa nhũ tương axit phân tích
nhanh hoặc phân tích vừa. Các phương pháp này không áp dụng
với các đường có xe ô tô chạy với vận tốc trên 40km/h vì chúng sẽ
bị bong tróc do dính bám giữa BTXM và nhựa đường không đảm
bảo ứng suất trượt.
Trình tự thi công như sau:
Láng nhựa một, hai lớp bằng nhựa nóng tiêu chuẩn nhựa 2,02,5 kg/m2
- Tưới nhựa (nóng>100℃) lần 1 tiêu chuẩn nhựa 1,2-1,5kg/m2;
- Ra đá 10/15 lượng đá 14-16 l/m2;
- Lu bằng lu 6-8 tấn, 6-8 lượt/điểm;
- Tưới nhựa (nóng>100℃) lần 2 tiêu chuẩn nhựa 0,8-1,0 kg/m2;
- Ra đá 5/10 lượng đá 10-12l/m2;
- Lu lèn bằng lu 6-8 tấn, 4-6 lượt/điểm.
Sau khi thi công xong cần điều chỉnh cho xe chạy chậm và phân

bố tương đối đều trên mặt đường trong vòng 15 ngày và quét trở
lại mặt đường các viên đá rời rạc bị bắn ra ngoài lề khi xe chạy.
Láng 2 lớp bằng nhựa nhũ tương axit tiêu chuẩn 3,0-3,5 kg/m2
- Làm sạch mặt đường bê tông;


×