Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Thực trạng thực hiện thuế xuất nhập khẩu xăng dầu ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (735.39 KB, 46 trang )

Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

Thực trạng thực hiện thuế xuất nhập khẩu xăng dầu ở Việt Nam
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế thì hoạt động xuất nhập khẩu
ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia. Việt
Nam đang bước qua hai thập kỷ của công cuộc đổi mới chính sách và cơ chế
kinh tế, trong đó hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế đã trở thành một yêu
cầu tất yếu, một trong những nguồn lực để thưc hiện công nghiệp hoá - hiện
đại hoá đất nước. Hội nhập kinh tế đang được coi là trào lưu mới thúc đẩy
quan hệ kinh tế đối ngoại của các nước đang phát triển tiếp cận với thị trường
tiềm năng về tiền của, về công nghệ của các nước tiến nhằm đảm bảo mục
tiêu cùng đạt tới lợi ích tối đa cho mỗi quốc gia, phù hợp với quyền lợi và
nghĩa vụ của mình. Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay không chỉ
diễn ra ở Việt Nam, châu Á mà còn ở khắp các châu lục và bao gồm cả các
nước kém phát triển. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được
bắt đầu từ hội nhập kinh tế với các tổ chức khu vực đến tổ chức toàn cầu.
Nước ta đã trở thành viên chính thức của ASEAN, của Diễn đàn Châu á –
Thái Bình Dương (APEC) và bắt đầu gia nhập tổ chức thương mại quốc tế
(WTO). Mục tiêu của các tổ chức kinh tế là nhằm xây dựng một nền kinh tế
đạt hiệu quả tối ưu về đầu tư, thương mại để tận dụng tối đa lợi thế so sánh
của từng nước thành viên. Cơ hội có thể thu được khi tham gia hội nhập kinh
tế quốc tế là rất lớn. Song những thách thức trên con đường hội nhập sẽ không
đơn giản.
Thuế luôn là một vấn đề quan trọng trong các hoạt động của WTO và có
ảnh hưởng trực tiếp đến việc đàm phán của các quốc gia trong quá trình hội


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

nhập cũng như khi đã trở thành viên chính thức của tổ chức này. Trước tình


hình mới khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế
giới đã đặt ra yêu cầu phải thực hiện cải cách chính sách thuế. Một trong
những vấn đề rất quan tâm của chính phủ là cải cách thuế xuất nhập khẩu, vì
thuế xuất nhập khẩu là loại thuế chịu tác động mạnh nhất trong quá trình hội
nhập. Chính sách thuế quan tốt sẽ tạo điều kiện cho hoạt động thương mại và
đầu tư phát triển, góp phần bảo hộ có hiệu quả, nâng cao khả năng cạnh tranh
của nền kinh tế cũng như giảm thiểu các tác động bất lợi đối với nền kinh tế
trước sự biến động của thị trường thế giới.
Để nhìn nhận rõ hơn về chính sách thuế xuất nhập khẩu tại Việt Nam
trong thời kì gia nhập WTO, tôi đã chọn xăng dầu là mặt hàng để tìm hiểu về
thuế xuất nhập khẩu từ đó tìm ra những bất ổn và các giải pháp để giải quyết
những bất ổn đó.
Đề án gồm 3 chương
Chương 1: những lý luận cơ bản về thuế xuất nhập khẩu xăng dầu.
Chương 2 : thực trạng thực hiện thuế xuất nhập khẩu xăng dầu ở Việt
Nam.
Chương 3 : đề xuất phương hướng và giải pháp tăng cường thuế xất nhập
khẩu xăng dầu ở Việt Nam.
Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS.Nguyễn Văn Tuấn đã tạo điều kiên
thuân lợi và đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành đề án này.


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

CHƯƠNG 1- NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THUẾ XUẤT
NHẬP KHẨU XĂNG DẦU.
1.1.Quan niệm về thuế xuất nhập khẩu.
1.1.1.Khái niệm thuế xuất nhập khẩu.
Thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu hàng hóa thường được gọi chung là thuế
quan, là loại thuế mà các nước dung để đánh vào hàng hóa xuất nhập khẩu tại

cửa khẩu nhằm huy động nguồn thu cho ngân sách nhà nước, bảo hộ sản xuất
và can thiệp vào quá trình hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa các
quốc gia.
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là một loại thuế gián thu, do các tổ
chức, cá nhân xuất nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế, thực hiện
nghĩa vụ và quyền lợi đóng góp theo luật định của nhà nước. Thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách kinh tế
tài chính, thương mại, gắn liền với cơ chế quản lý xuất nhập khẩu và chính
sách đối ngoại của một quốc gia.
Thuế xuất nhập khẩu hàng hóa là loại thuế gián thu, chỉ thu vào hàng hóa
xuất nhập khẩu, không thu vào hàng hóa sản xuất trong nước.
Thuế xuất nhập khẩu hàng hóa gắn chặt với hoạt động trao đổi thương
mại quốc tế của mỗi nước trong từng thời kỳ.
Thuế xuất nhập khẩu hàng hóa do cơ quan hải quan quản lý thu, cơ quan
thuế các cấp không thu, nhằm gắn công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu
với công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
1.1.2.Đặc trưng cơ bản của thuế xuất nhập khẩu.


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

Thứ nhất, thuế xuất nhập khẩu có đối tượng chịu thuế là các hàng hóa
được phép vận chuyển qua biên giới. Trong xã hội hiện nay, xuất hiện càng
nhiều loại hàng hóa vô hình được chuyển vào hoặc ra khỏi biên giới một nước
nhưng không phải bằng phương thức thông thường mà cơ quan hải quan có
thể kiểm soát được.
Thứ hai, thuế xuất nhập khẩu không hoàn toàn là thuế trực thu hay gián
thu,nghĩa là khi một nhà nhập khẩu nộp thuế nhập khẩu và tự tiêu dùng số
hàng hóa nhập khẩu đó chứ không bán ra bên ngoài thì khi đó khoản thuế
nhập khẩu đã nộp có tính chất là thuế trực thu vì chính người nhập khẩu là

người nộp thuế đồng thời cũng là người chịu thuế. Ngược lại khi nhà nhập
khẩu đã nộp xong thuế nhập khẩu và bán lại hàng hóa đó cho người thì khác
thì số tiền thuế nhập khẩu đã nộp có xu hướng chuyển sang cho người mua
hàng chịu do đó khoản thuế nhập khẩu này có tính chất là khoản thuế gián thu
bởi người nộp thuế và người chịu thuế không phải là một.
Thứ ba, thuế xuất nhập khẩu có đặc trưng là bảo hộ sản xuất trong nước
và điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu. Chức năng này thể hiện sự khác biệt
căn bản giữa thuế xuất nhập khẩu và các thuế nội địa khác. Tuy nhiên, do súc
ép của trào lưu hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại, chức năng
bảo hộ thuế nền sản xuất trong nước của thuế xuất nhập khẩu có xu hướng
ngày càng giảm cắt giảm dần các mức thuế suất nhằm đáp ứng nhu cầu tự do
hóa thương mại quốc tế nên ranh giới phân biệt giữa thuế xuất nhập khẩu và
thuế nội địa là rất mong manh thậm chí có thể bị xóa nhòa hoàn toàn khi mà
tự do hóa thương mại trở thành xu hướng tất yếu và mang tính hiện thực trên
toàn thế giới
1.1.3. Mục đích thuế xuất nhập khẩu.
Thuế xuất nhập khẩu chủ yếu là để huy động nguồn thu cho ngân sách
nhà nước. tùy thuộc vào từng thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử, sự phát triển


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

thương mại quốc tế và quan điểm sử dụng mà thuế xuất nhập khẩu có vai trò
khác nhau ở các quốc gia khác nhau trong việc tạo ra nguồn thu cho ngân
sách nhà nước.
Thuế xuất nhập khẩu là công cụ của chính sách thương mại. Thuế xuất
nhập khẩu bảo hộ sản xuất trong nước khuyến khích xuất khẩu kiểm soát hoạt
động thương mại quốc tế.
Thuế xuất nhập khẩu là công cụ thu hút đầu tư nước ngoài, góp phần giải
quyết việc làm và thực hiện chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của các quốc

gia…
Thuế nhập khẩu làm giảm nhập khẩu bằng cách làm cho chúng trở nên
đắt hơn so với các mặt hàng thay thế có trong nước và điều này làm giảm
thâm hụt trong cán cân thương mại.
Chống lại các hành vi bán phá giá bằng cách tăng giá hàng nhập khẩu
của mặt hàng phá giá lên tới mức giá chung của thị trường.
Trả đũa trước các hành vi dựng hàng rào thuế quan do quốc gia khác
đánh thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của mình nhất là trong cuộc chiến tranh
thương mại.
Bảo hộ cho các lĩnh vực sản xuất then chốt.
Bảo vệ ngành công nghiệp non trẻ cho đến khi chúng đủ vững mạnh để
có thể cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường quốc tế.
Không khuyến khích nhập khẩu các mặt hàng có thể bị coi là hàng hóa
xa xỉ phẩm hay đi ngược lại các truyền thống văn hóa của dân tộc
1.1.4.Vai trò của thuế xuất nhập khẩu.
Giống như bất kỳ một loại thuế nào, thuế xuất nhập khẩu cũng thể hiện
ba vai trò cơ bản: một là nguồn thu cho ngân sách nhà nước, thứ hai là điều
tiết nền kinh tế, ba là hướng dẫn tiêu dùng trong xã hội. Tuy nhiên, xuất phát
từ đặc trưng cơ bản của thuế xuất nhập khẩu là đánh vào hàng hóa xuất nhập


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

khẩu và sau đó dược cấu thành trong giá cả của hàng hóa xuất nhập khẩu nên
loại thuế này còn có một vai trò hết sức đặc thù, đó là bảo hộ nền sản xuất
trong nước và chống lại xu hướng cạnh tranh không cân sức giữa hàng hóa
trong nước và hàng hóa ngoại nhập.
Vai trò này của thuế xuất nhập khẩu được thể hiện trên hai khía cạnh chủ
yếu: Một là, đối với hàng hóa nhập khẩu do bị đánh thuế nhập khẩu nên giá cả
của loại hàng hóa này trên thị trường nhập khẩu sẽ tăng lên, trong khi đó các

hàng hóa sản xuất trong nước, do không chịu thuế nhập khẩu hoặc chỉ phải
chịu thuế cho phần nguyên liệu hay máy móc nhập khẩu nên giá thành sản
phẩm của loại hàng hóa này có xu hướng rẻ hơn và do đó có sức cạnh tranh
lớn hơn đối với hàng ngoại nhập. điều này cho thấy việc đánh thuế nhập khẩu
thực chất là một biện pháp để bảo hộ sản xuất trong nước khi chính phủ nhận
thấy những bất lợi nghiêng về phía hàng hóa được sản xuất từ các doanh
nghiệp trong nước.
Hai là, đối với hàng xuất khẩu do bị dánh thuế xuất khẩu nên việc tiêu
thụ các hàng hóa này ở thị trường nước ngoài trở nên khó nhăn hơn so với thị
trường nội địa và khi đó các hàng hóa này có xu hướng sẽ được tiêu thụ trong
nước. Bằng cách này, Nhà nước đã bảo hộ một cách hữu hiệu cho thị trường
tiêu thụ trong nước. Mặt khác, khi Nhà nước muốn khuyến khích xuất khẩu
nhằm tăng khả năng cạnh tranh cho hàng hóa do nước mình sản xuất khi
chúng được tiêu thụ trên thị trường nước ngoài thì thuế suất đối với hàng hóa
xuất khẩu sẽ được quy định giảm đi, thậm chí là bằng không. Việc nhà nước
giảm thuế xuất khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu sẽ tạo ra khả năng cạnh tranh
tốt hơn cho loại hàng hoá này trên thị trường quốc tế, so với hàng hóa cùng
loại của những nước khác đang lưu thông trên thị trường
1.2.Tình hình xuất nhập khẩu chung của nước ta những tháng đầu năm
2010.


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

1.2.1.Đánh giá chung .
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa
của Việt Nam trong quý I/2010 là 32,3 tỷ USD tăng 19,8%so với cùng kỳ
năm trước, trong đó xuất khẩu là 14,46% tỷ USD tăng 1,6%và nhập khẩu là
17,86 tỷ USD tăng 40,2%. Cán cân thương mại hàng hóa thâm hụt 3,4 tỷ
USD, bằng 23,5% xuất khẩu.

Tổng kim ngạch xuất khẩu nửa tháng đầu tháng 5/2010 đạt 6,26 tỷ USD,
tăng 8,4% so với kỳ 2 tháng 4/2010.trong đó xuất khẩu đạt 2,89 tỷ USD tăng
6,8%và nhập khẩu 3,37 tỷ USD tăng 9,8% so với kỳ 2 tháng 4/2010.Như vậy
tính từ đầu năm đến hết ngày 15/05/2010, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam đạt 50,42 tỷ USD, tăng 7,3%so với cùng kỳ năm 2009.Cán cân thương
mại hàng hóa Việt Nam trong nửa đầu tháng 5/2010 vẫn tiếp tục ở trạng thái
nhập siêu với mức thâm hụt là 486 triệu USD. Đến hết kỳ 1 tháng 5/2010
nhập siêu của cả nước là gần 5,1 tỷ USD bằng 22,5% tổng kim ngạch xuất
khẩu.

Diễn biến xuất nhập khẩu 5 tháng đầu năm 2010
1.2.2.Quy mô và tốc độ xuất nhập khẩu.


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

Về xuất khẩu
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 2 ước đạt 3,9 tỷ USD, giản 23,2%
so với tháng 2/2009 trong đó xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài (không kể dầu thô) đạt 1,85 tỷ USD, tắng 16,5%; doanh nghiệp
trong nước đạt 1,74 tỷ USd, giảm 42,2%. Tính chung 2 tháng đạt 8,91 tỷ
USD, tăng 0,1%so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu của các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) ước đạt 4,42 tỷ USD, tăng 49,3%,
doing nghiệp trong nước đạt 3,88 tỷ USD, giảm 24,3%.
Tuy nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài nhưng kim ngạch xuất khẩu 2 tháng
đầu năm có sự tăng trưởng nhẹ do giá cả nhiều mặt hàng xuất khẩu được cải
thiện như than đá tăng 44,7%, dầu thô tăng 74,0%.../như vậy riêng yếu tố
tăng giá các mặt hàng này đã làm cho kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 604
triệu USD.
Sự phục hồi của nền kinh tế một số nước trong khối EU chậm nên xuất

khẩu tháng 2 vào một số thị trường chính giảm nhẹ 2,2% so với cung kỳ
2/2009. Tuy nhiên, với thị trường Châu Á tăng 4,6%; Hoa Kỳ tăng 23,8%;
Trung Quốc tăng 26,3%. Tính chung 2 tháng , xuất khẩu vào một số thị
trường chính so với cùng kỳ như sau: Châu Á tăng 31,9%; EU tăng 0,5%;
Hoa Kỳ tăng 25,8%; Trung Quốc tăng 54,4%. Thị phần kim ngạch xuất khẩu
2 tháng của các khu vực như sau: Châu Á chiếm 48,7%; Châu Âu chiếm
19,0%; Châu Mỹ chiếm 23,5%; Châu Phi chiếm 1,3%; Châu Đại Dương
chiếm 4,5%; thị trường khác chiếm 2,9%.
Tháng 3/2010, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước là 5,59 tỷ USD, tăng
49,5% so với tháng 2. Trong đó, khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) là 2,58 tỷ USD, tăng 42,6% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch
xuất khẩu của khu vực này trong quý I/2010 lên 6,82 tỷ USD và chiếm 47,4%
kim ngạch xuất khẩu của cả nước.


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

Đóng góp vào mức tăng kim ngạch của tháng 3 chủ yếu ở các mặt hàng
như: dầu thô tăng 239 triệu USD, hàng dệt may tăng 214 triệu USD, gạo tăng
178 triệu USD, hàng thủy sản tăng 134 triệu USD, gỗ & sản phẩm gỗ tăng
107 triệu USD, máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện tăng 86 triệu USD,
máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng: tăng 82 triệu USD, cao su tăng 77
triệu USD…
Kỳ 1 tháng 5/2010 kim ngạch xuất khẩu đạt 2,89 tỷ USD, tăng 6.8% so
với kỳ 2 tháng 4/2010, tăng 183 triệu USD. Trong đó, trị giá xuất khẩu của
khu vực các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là 1,12 tỷ
USD, giảm 11%.
Nửa đầu tháng 5/2010 chỉ có 2 nhóm hàng có trị giá xuất khẩu tăng khá
so với kỳ 2 tháng 4 là tàu thuyền các loại tăng 93 triệu USD và dầu thô tăng
41 triệu USD. Trong khi đó, hầu hết các nhóm xuất khẩu chủ lực của Việt

Nam lại có kim ngạch giảm so với kỳ 2 tháng 4/2010. Cụ thể, xăng dầu là mặt
hàng có kim ngạch giảm nhiều nhất do lượng xuất khẩu giảm tới 60%, tương
ứng giảm 90 nghìn tấn về lượng và giảm 54 triệu USD về kim ngạch. Tiếp
theo là các mặt hàng như: hàng thuỷ sản giảm 33,3 triệu USD, gạo giảm 32,7
triệu USD, máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng giảm 27,6 triệu USD và
hàng giày dép giảm 25,4 triệu USD ...
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tính từ đầu năm đến hết kỳ 1 tháng
5/2010 là 22,66 tỷ USD, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng
tăng 2,32 tỷ USD. Trong đó, trị giá xuất khẩu của khu vực các doanh nghiệp
FDI là 10,4 tỷ USD, tăng 42,7% (tăng 3,11 tỷ USD về số tuyệt đối).
Theo số liệu tính toán từ đầu năm đến hết kỳ 1 tháng 5/2010 cho thấy
nhiều nhóm hàng xuất khẩu có mức tăng kim ngạch khá cao so với cùng kỳ
năm trước, cụ thể: hàng dệt may tăng 483 triệu USD, gỗ & sản phẩm gỗ tăng
265 triệu USD, máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện tăng 260 triệu USD,


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

sắt thép tăng 256 triệu USD, cao su tăng 229 triệu USD, hàng thuỷ sản tăng
223 triệu USD...
Về nhập khẩu:
Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá tháng 2 ước đạt 4,7 tỷ USD, giảm 21,1%
so với tháng 1, trong đó, kim ngạch của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài ước đạt 1,9 tỷ USD, giảm 20,7%, chiếm tỷ trọng 40,4% trong tổng kim
ngạch nhập khẩu; doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 2,8 tỷ USD, tăng
74,8%, chiếm tỷ trọng 59,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu. Tính chung 2
tháng ước đạt 10,66 tỷ USD, tăng 39,6% so với cùng kỳ chủ yếu do nhập
khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt gần 4,3 tỷ USD,
tăng 51,2%.
Nhóm hàng cần thiết nhập khẩu 2 tháng ước đạt 8,56 tỷ USD, tăng

35,1% so với cùng kỳ; nhóm hàng cần phải kiểm soát nhập khẩu ước đạt 0,72
tỷ USD, tăng 46,8%; nhóm hàng hạn chế nhập khẩu ước đạt 1,38 tỷ USD,
tăng 70,5%.
So với cùng kỳ, tình hình nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu 2 tháng
như sau: xăng dầu giảm 19% về lượng và tăng 20% về kim ngạch; thép các
loại tăng 39,8% về lượng và tăng 34,3% về kim ngạch; kim ngạch nhập khẩu
máy móc thiết bị tăng 14,5%…Cũng như xuất khẩu, giá cả nhiều mặt hàng
trên thị trường tăng mạnh so với cùng kỳ là một trong những nguyên nhân
khiến kim ngạch nhập khẩu tăng cao: giá xăng dầu các loại tăng 48,2%; khí
đốt tăng 44,8%; phôi thép tăng 18,9%; kim loại thường tăng 53,0%;… Như
vậy, riêng yếu tố tăng giá của các mặt hàng này khiến kim ngạch nhập khẩu
tăng 602 triệu USD.
Tháng 2, tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa các thị
trường chính so với cùng kỳ: Châu Á tăng 10,4%; Châu Âu tăng 1,6%; Châu


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

Mỹ tăng 29,7%; Châu Đại Dương tăng 11,2%. Tính chung 2 tháng: Châu Á
tăng 41%; Châu Âu tăng 29,3%; Châu Mỹ tăng 66,2%; Châu Đại Dương tăng
35,4%;… Thị phần kim ngạch nhập khẩu 2 tháng của một số thị trường so với
cùng kỳ: Châu Á chiếm 78,8%; Châu Âu chiếm 10,7%; Châu Mỹ chiếm
6,0%; Châu Đại Dương chiếm 1,6%;…
Tháng 3/2010, trị giá nhập khẩu hàng hoá cả nước là 6,75 tỷ USD, tăng
33,1% so với tháng trước. Trong đó, xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài (FDI) đạt 2,86 tỷ USD, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu của khu
vực này đạt gần 7,3 tỷ USD, tăng 57,3% so với cùng kỳ năm 2009.Xét về số
tuyệt đối, kim ngạch nhập khẩu tháng 3 tăng 1,68 tỷ USD so với tháng
trước.Trong đó, tăng mạnh nhất là các nhóm hàng : máy móc, thiết bị, dụng
cụ & phụ tùng: tăng 318triệu USD, săt thép: tăng 99 triệu USD… Chỉ có 4

nhóm hàng có mức kim ngạch giảm trong tháng là: đá quý, kim loại quý
(giảm 197 triệu USD), phân bón, nguyên phụ liệu thuốc lá và hàng rau quả.
Hết quý I/2010, trị giá nhập khẩu cả nước đạt 17,9 tỷ USD, tăng 40,2% so với
cùng kỳ năm trước (tương ứng với trị giá tăng thêm là 5,1 tỷ USD). Đóng góp vào
mức tăng kim ngạch của quý I chủ yếu ở các mặt hàng như: xăng dầu: làm tăng 371
triệu USD, máy móc, máy tính, sản phẩm điện tử & linh kiện: 331 triệu USD, kim
loại màu: 305 triệu USD, sắt thép: 290 triệu USD…
Số liệu Thống kê Hải quan cho thấy kim ngạch nhập khẩu kỳ 1 tháng
5/2010 là 3,37 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu của khu vực FDI là
1,43 tỷ USD, tăng 10%, tăng 10% so với kỳ trước.Những nhóm hàng có kim
ngạch nhập khẩu tăng mạnh so với kỳ 2 tháng 4/2010 là kim loại thường khác
tăng 63 triệu USD, sắt thép các loại tăng 60 triệu USD, máy vi tính ...
Thống kê từ đầu năm đến hết kỳ 1 tháng 05/2010, kim ngạch nhập khẩu
của Việt Nam là 27,76 tỷ USD, tăng 32,4% so với cùng kỳ 2009, tương ứng
tăng 6,78 tỷ USD về mặt số tuyệt đối. Trong đó, trị giá nhập khẩu của khu


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

vực các doanh nghiệp FDI là 11,49 tỷ USD, tăng 55% ( tăng 4,08 tỷ USD về
số tuyệt đối).
Dẫn đầu về tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm trước là các nhóm hàng
như: nguyên liệu, phụ liệu ngành dệt may da giày tăng 513 triệu USD, sắt
thép các loại tăng 477 triệu USD, kim loại thường khác tăng 462 triệu USD,
máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện tăng 455 triệu USD, xăng dầu các
loại tăng 396 triệu USD ...
1.2.3.Xuất nhập khẩu xăng dầu.
Năm 2010, xuất khẩu trong tháng là 886 nghìn tấn, đạt trị giá 549 triệu
USD. Hết quý I/2010, lượng dầu thô xuất khẩu của nước ta đạt 2,24 triệu tấn,
giảm 47,1%; trị giá đạt 1,35 tỷ USD, chỉ giảm 9,1% so với cùng kỳ năm

trước.
Trong quý I/2010, dầu thô của nước ta chủ yếu được xuất khẩu sang
Ôxtrâylia với 775 nghìn tấn, giảm 15,6%; sang Singapore: 507 nghìn tấn,
giảm 40,7%; sang Trung Quốc: 265 nghìn tấn, giảm 28%; sang Malaysia: 174
nghìn tấn, giảm 77,4%... so với 3 tháng/2009
Trong nửa đầu tháng ,do giá dầu trên thị trường thế giới giảm nên giá trị
xuất khẩu mặt hàng này giảm,lượng xuất khẩu xăng dầu có kim ngạch giảm
nhiều nhất tới 60%,tương ứng giảm 90 nghìn tấn về lượng và giảm 54triệu
USD về kim ngạch.Bên cạnh đó trị giá xuất khẩu dầu thô tăng 41triệu USD so
với kỳ 2 tháng 4.
Năm 2010,trong tháng lượng nhập khẩu xăng dầu đạt 921 nghìn tấn,
giảm 2,8% so với tháng 2, trị giá là 577 triệu USD. Hết quý 1, lượng nhập
khẩu xăng dầu của cả nước là 2,6 triệu tấn, giảm 17% so với cùng kỳ năm
2009. So với cùng kỳ, trị giá nhập khẩu là 1,58 tỷ USD, tăng 30,8%.\
Xăng dầu các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong ba tháng qua chủ yếu
có xuất xứ từ Singapore với 886 nghìn tấn, tiếp theo là Trung Quốc: 360
nghìn tấn, Đài Loan: 284 nghìn tấn, Hàn Quốc: 239 nghìn tấn, Malayxia: 211


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

nghìn tấn…
Trong nửa đầu tháng 5/2010 so với cùng kỳ năm trước thì xăng dầu các
loại tăng 396 triệu USD

CHƯƠNG 2 – THỰC TRẠNG THỰC HIỆN THUẾ XUẤT NHẬP
KHẨU XĂNG DẦU Ở VIỆT NAM.
2.1. Phân tích tình hình thuế xuất nhập khẩu xăng dầu.
2.1.1.Tình hình thuế xuất nhập khẩu xăng dầu qua các năm.
Tình hình xăng dầu thế giới bất ổn giá cả liên tục thay đổi làm biến động

thị trường xăng dầu trong nước. Trước tình hình đó các Bộ cũng có những
giải pháp hỗ trợ giá xăng dầu trong nước, các Bộ tiến hành hỗ trợ các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu xăng dầu bằng biên pháp thay đổi thuế suất thuế xuất
nhập khẩu xăng dầu.
Như trong tháng 5/2007, do giá dầu thế giới liên tục tăng cao, Bộ Tài
chính đã quyết định giảm thuế nhập khẩu xăng dầu từ 5% xuống 0% nhằm hỗ
trợ giá xăng dầu nhập khẩu vào nước ta, đảm bảo cho tiêu dùng của người
dân.
Trong tháng 5/2008, theo số liệu của Tổng cục Hải quan dầu thô xuất
khẩu đạt 1,06 triệu tấn, giảm 6,1% so với tháng 4. Tổng lượng dầu thô xuất
khẩu của Việt Nam 5 tháng 2008 là 5,67 triệu tấn, giảm 11,8% so với cùng kỳ
năm 2007. Mặc dù lượng dầu thô xuất khẩu giảm nhưng do giá bình quân
tăng nên trị giá xuất khẩu dầu thô đạt 4,59 tỷ USD, tăng 47,8% so với cùng kỳ
năm 2007.Theo ước tính, trong năm 2008, sản lượng dầu thô xuất khẩu vào
khoảng 16 triệu tấn, tăng 6,7% so với năm ngoái. Do đó nhằm hạn chế xuất
khẩu các sản phẩm nguyên nhiên liệu hoá thạch, vừa qua Bộ Tài chính đã ban
hành quyết định (Quyết định 35-BTC) tăng thuế xuất khẩu đối với dầu thô lên
mức 20%. Mức thuế này áp dụng cho các tờ khai hải quan từ ngày 16/6/2008.


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

Đến ngày 11/9/2008, Thứ trưởng Bộ Tài Chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn đã
ký Quyết định số 76/2008/QĐ-BTC, ban hành mức thuế suất thuế nhập khẩu
ưu đãi đối với một số mặt hàng thuộc nhóm 2710 tại biểu thuế nhập khẩu ưu
đãi.Theo đó, hầu hết các loại xăng động cơ, xăng máy bay, dung môi... và các
chế phẩm khác để pha chế xăng, dầu thô, dầu bôi trơn, dầu thành phẩm… sẽ
chịu mức thuế nhập khẩu 5%, thay cho mức 0% trước đó. Mức thuế này bắt
đầu được áp dụng cho các tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu kể từ ngày
15/9/2008.

Ngày 8/11/2008, Bộ Tài chính cũng đã có Quyết định số 99/2008/QĐBTC ký ngày 7/11 điều chỉnh tăng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối
với một số mặt hàng thuộc nhóm 2710 tại biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.Cụ thể,
thuế nhập khẩu mặt hàng xăng tăng lên 20%, dầu hỏa lên 20%, diesel lên
15%, mazut lên 20%; tất cả cùng tăng thêm 5% so với mức thuế trước đó.
Mức thuế nhập khẩu mới được áp dụng cho các tờ khai hải quan hàng hoá
nhập khẩu đăng ký với cơ quan hải quan từ ngày 11/11/2008
Ngày 10/12/2008, Bộ Tài chính quyết định tăng thuế nhập khẩu xăng
dầu lên kịch trần theo khung quy định của Nhà nước là 40% thay cho mức
35% hiện hành. Mức thuế suất thuế này được áp dụng cho các Tờ khai hải
quan hàng hoá nhập khẩu đăng ký với cơ quan Hải quan từ ngày mai (11/12).
Cụ thể, Quyết định số 117/2008/QĐ-BTC ngày 10/12/2008 điều chỉnh mức
thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng thuộc nhóm 2710 tại
Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi như sau:
- Mặt hàng xăng:
40%
- Mặt hàng dầu hoả:
40%
- Mặt hàng điêden:
25%
- Mặt hàng madut:
40%
- Mặt hàng nhiên liệu động cơ tuốc bin dùng cho hàng không:
40%
Bộ CôngThương - Theo thông tư Thông tư số 15/2009/TT-BTC hướng


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

dẫn thuế suất nhập khẩu ưu đãi đối với một số nhóm mặt hàng thuộc nhóm
2710 do Bộ Tài chính ban hành chiều ngày 22/1/2009.Thuế suất thuế nhập

khẩu ưu đãi đối với mặt hàng xăng và dầu bôi trơn sẽ được điều chỉnh giảm
xuống còn 35%, thay cho mức 40% hiện hành, áp dụng đối với các Tờ khai
hải quan hàng hoá nhập khẩu đăng ký với cơ quan Hải quan kể từ ngày
24/1/2009. Hầu hết các loại xăng động cơ có pha chì, không pha chì, loại cao
cấp hoặc thông dụng, xăng máy bay, dung môi trắng, dung môi có hàm lượng
chất thơm dưới 1%, dung môi khác, naptha, reformatic và các chế phẩm khác
để pha chế xăng, dầu nhẹ, nhiên liệu động cơ tuốc bin dùng cho hàng không,
dầu bôi trơn khác đều được áp dụng mức thuế chung 35%, thay cho mức cũ
40% cũ.
Bộ Tài chính cho rằng, việc giảm thuế nhập khẩu xăng dầu lần này được
tính toán trên cơ sở giá thế giới đang giữ ở mức ổn định. Hiện giá dầu cập
cảng đang dao động trên ngưỡng 40 USD một thùng.Thông tư này có hiệu lực
thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký và áp dụng đối với các Tờ khai hải quan
hàng hoá nhập khẩu đăng ký với cơ quan Hải quan kể từ ngày 24 tháng 01
năm 2009. Đây được coi là động thái hỗ trợ cho các nhà nhập khẩu trong bối
cảnh giá dầu thế giới đang có xu hướng nhích dần lên.
Thứ Năm, 12/2/2009 Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn vừa
ký ban hành Thông tư số 30/2009/TT-BTC điều chỉnh mức thuế suất thuế
nhập khẩu xăng, dầu máy bay.Theo đó, thuế suất thuế nhập khẩu mặt hàng
nhiên liệu động cơ hàng không (nhiên liệu phản lực) sẽ giảm xuống mức
30%, thấp hơn 10% so với mức quy định tại Thông tư số 24/2009/TT-BTC
ngày 5/2/2009 của Bộ Tài chính.Đây là mặt hàng xăng, dầu nằm trong các
phân nhóm 2710.19.13.00 và 2710.19.14.00 trong biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.
Bộ Tài chính cho biết, mức thuế mới sẽ chính thức áp dụng đối với các
tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu đăng ký với cơ quan Hải quan kể từ


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

ngày 16/2/2009.Như vậy, trong vòng một tháng trở lại đây, thuế nhập khẩu

các mặt hàng xăng dầu đã được điều chỉnh giảm 3 lần.Hai lần trước, Bộ Tài
chính đã điều chỉnh giảm thuế suất thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng xăng,
dầu thông thường từ mức 40% xuống 35% và từ 35% xuồng còn 25%.
Sang đến ngày 19/02/2009, Bộ Tài chính vừa quyết định giảm 5% thuế
nhập khẩu xăng dầu. Động thái này góp phần làm "dịu" đi việc đòi tăng giá
của các doanh nghiệp. Như vậy, thuế nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu phổ
biến đã giảm xuống còn 20% thay cho mức 25%. Mức thuế mới được áp dụng
từ ngày 23/2/2009. Đây là lần thứ tư, thuế nhập khẩu xăng dầu được điều
chỉnh giảm và là lần thứ ba đối với các loại xăng dầu thông dụng.
Trước đó, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) đã yêu cầu các DN giữ
nguyên giá bán lẻ xăng dầu hiện thời tuy Cục này cũng khẳng định với mức
giá bán hiện nay, các DN đang lỗ.Cũng với quyết định giảm thuế nhập khẩu,
hiện các DN cũng đã được phép không phải trích 1.000 đồng mỗi lít xăng để
trả nợ tiền ngân sách đã ứng trước. Giá dầu thế giới hiện vẫn ở mức 37
USD/thùng nhưng giá xăng dầu thành phẩm nhập về đang ở mức khá cao,
khoảng trên 60USD/thùng.
Bộ Tài chính cho biết từ ngày 21/9/2009 Doanh nghiệp nhập xăng dầu sẽ
được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi mới.Theo đó mức thuế suất thuế nhập
khẩu xăng dầu, gồm cả nhiên liệu xăng dầu cho máy bay sẽ đồng loạt hưởng
mức thuế suất là 20%. Đây là biện pháp giảm bớt sức ép đối với doanh nghiệp
xăng dầu trong khi giá xăng dầu thành phẩm hiện nay vẫn đang khá cao. Các
doanh nghiệp xăng dầu sẽ bớt được áp lực khi giá xăng dầu trên thế giới chưa
có xu hướng giảm.
Ngày 26/01/2010,Theo quy định mới, mức thuế nhập khẩu ưu đãi mặt
hàng xăng dầu sẽ được thay đổi tương ứng theo giá dầu thô trên thị trường
Singapore. Bộ Tài chính vừa có công văn số 837/BTC - CST gửi Cục Hải


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục


quan các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các doanh nghiệp đầu mối
kinh doanh xăng dầu, công bố các mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mặt
hàng xăng, dầu tương ứng với giá mặt hàng xăng, dầu trên thị trường thế giới.
Bộ Tài chính cho biết, quy định mới này được ban hành nhằm tăng tính chủ
động trong công tác quản lý, điều hành chính sách thuế đối với mặt hàng
xăng, dầu.
Các mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi nêu trên là một trong những căn cứ,
cơ sở để Bộ Tài chính xem xét, ban hành các Thông tư hướng dẫn về mức
thuế suất thuế nhập khẩu cụ thể đối với mặt hàng xăng dầu phù hợp với tình
hình thực tế.Đồng thời là một trong những căn cứ để các doanh nghiệp đầu
mối kinh doanh xăng dầu chủ động xây dựng kế hoạch, phương án kinh
doanh.
Giá Platt's dầu thô
WTI (USD/thùng)

Thuế suất xăng, dầu hỏa, Diesel, Madut
nhiên liệu bay (%)

(%)

Từ 45 đến 60
30
25
Từ 60 đến dưới 75
25
20
Từ 75 đến dưới 95
20
15
(Giá platt’s dầu thô WTI là giá bình quân trên thị trường Singapore của 30

ngày trước ngày điều chỉnh thuế suất).
Trong trường hợp đặc biệt, giá thị trường trong nước và thế giới biến
động bất thường (giá platt’s dầu thô WTI dưới mức 45 USD/thùng hoặc cao
hơn 95 USD/thùng), thì các mức thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt
hàng xăng, dầu sẽ được điều hành theo quy định cụ thể của Bộ Tài chính.
Trong mọi trường hợp, mức thuế nhập khẩu ưu đãi tối đa không vượt quá
40%.
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 13/2010/TT-BTC hướng dẫn
việc thực hiện mức thuế suất đối với một số mặt hàng thuộc nhóm 2710 tại


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi. Theo đó, kể từ ngày 1/2/2010, Bộ Tài chính sẽ
giảm thuế nhập khẩu cho một số mặt hàng xăng dầu. N hiên liệu diesel dùng
cho động cơ tốc độ cao, các loại diesel và nhiên liệu đốt sẽ được điều chỉnh
giảm 5% xuống còn 15%. Còn riêng đối với kerosene cũng được điều chỉnh
giảm 10%, từ mức 30% xuống còn 20%.
Việc giảm thuế suất một số mặt hàng xăng dầu nhập khẩu của Bộ Tài
Chính là nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp trước bối cảnh giá dầu thế giới
đang có xu hướng ngày một tăng cao.Đây được coi là một trong những công
cụ mới về thuế mà Bộ Tài chính vừa công bố nhằm giúp các doanh nghiệp
đầu mối kinh doanh xăng dầu chủ động xây dựng kế hoạch, phương án kinh
doanh.
Theo thông tư số 59/2010/TT-BTC do thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn
ký ban hành, thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng xăng,
dầu thuộc nhóm 2710 quy định tại Danh mục mức thuế suất của Biểu thuế
nhập khẩu ưu đãi được điều chỉnh giảm.Theo đó, thuế nhập khẩu xăng giảm
3%, từ mức 20% xuống còn 17%. Cùng với xăng, thuế nhập khẩu các mặt
hàng dầu hỏa, diezel có mức thuế suất mới là 10% thay vì 15% như trước.Các

mức thuế mới được áp dụng đối với các Tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu
đăng ký với cơ quan Hải quan kể từ ngày 21/4/2010.
2.1.2.Danh mục thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng xăng dầu
năm 2010.
Theo thông tư số 59/2010/TT-BTC của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực
hiện mức thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặ hàng thuộc nhóm 2710 tại
Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.
Tại điều 1 của thông tư số 59/2010/TT-BTC của Bộ Tài Chính quy định:
Điều chỉnh mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng
xăng, dầu thuộc nhóm 2710 quy định tại Danh mục mức thuế suất của Biểu


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

thuế nhập khẩu ưu đãi theo Danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo
Thông tư số 13/2010/TT-BTC ngày 26/1/2010 của Bộ Tài chính thành mức
thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mới quy định tại Danh mục ban hành kèm
theo Thông tư này.
DANH MỤC THUẾ SUẤT THUẾ NHẬP KHẨU ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI MỘT
SỐ MẶT HÀNG THUỘC NHÓM 2710

(Ban hành kèm theo Thông tư số 59/2010/TT-BTC ngày 19/04/2010
của Bộ Tài chính)
-----------------------------Mã hàng

Mô tả hàng hoá

27.1

Dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ và các loại dầu


0

thu được từ các khoáng bi tum, trừ dầu thô;
các chế phẩm chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi
khác có chứa từ 70% khối lượng trở lên là dầu
có nguồn gốc từ dầu mỏ hoặc các loại dầu thu
được từ các khoáng bi tum, những loại dầu này
là thành phần cơ bản của các chế phẩm đó; dầu
thải.
- Dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ và các loại dầu
thu được từ các khoáng bi tum (trừ dầu thô) và
các chế phẩm chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi
khác, có chứa từ 70% khối lượng trở lên là dầu
có nguồn gốc từ dầu mỏ hoặc các loại dầu thu
được từ các khoáng bi tum này là thành phần

2710 11

cơ bản của các chế phẩm đó, trừ dầu thải:
- - Dầu nhẹ và các chế phẩm:
- - - Xăng động cơ:

Thuế suất
(%)


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

Mã hàng


Mô tả hàng hoá

Thuế suất

- - - - Có pha chì, loại cao cấp
- - - - Không pha chì, loại cao cấp
- - - - Có pha chì, loại thông dụng
- - - - Không pha chì, loại thông dụng
- - - - Loại khác, có pha chì
- - - - Loại khác, không pha chì
- - - Xăng máy bay
- - - Tetrapropylene
- - - Dung môi trắng (white spirit)
- - - Dung môi có hàm lượng cấu tử thơm thấp

(%)
17
17
17
17
17
17
17
17
17
17

dưới 1%
2710 11 60 00 - - - Dung môi khác

2710 11 70 00 - - - Naphtha, reformate và các chế phẩm khác

17
17

2710
2710
2710
2710
2710
2710
2710
2710
2710
2710

11
11
11
11
11
11
11
11
11
11

11
12
13

14
15
16
20
30
40
50

00
00
00
00
00
00
00
00
00
00

để pha chế xăng
2710 11 90 00 - - - Loại khác
2710 19
- - Loại khác:
- - - Dầu trung (có khoảng sôi trung bình) và
các chế phẩm:
2710 19 13 00 - - - - Nhiên liệu động cơ tuốc bin dùng cho

17

17


hàng không (nhiên liệu phản lực) có độ chớp
cháy từ 23oC trở lên
2710 19 14 00 - - - - Nhiên liệu động cơ tuốc bin dùng cho

17

hàng không (nhiên liệu phản lực) có độ chớp
2710
2710
2710
2710

19
19
19
19

16
19
20
30

00
00
00
00

2710 19 41 00


cháy dưới 23oC
- - - - Kerosene
- - - - Loại khác
- - - - Dầu thô đã tách phần nhẹ
- - - - Nguyên liệu để sản xuất than đen
- - - Dầu và mỡ bôi trơn:
- - - - Dầu khoáng sản xuất dầu bôi trơn

15
15
5
5
5


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

Mã hàng
2710
2710
2710
2710

19
19
19
19

42
43

44
50

Mô tả hàng hoá
00
00
00
00

- - - - Dầu bôi trơn cho động cơ máy bay
- - - - Dầu bôi trơn khác
- - - - Mỡ bôi trơn
- - - Dầu dùng trong bộ hãm thuỷ lực (dầu

Thuế suất
(%)
5
10
5
3

phanh)
2710 19 60 00 - - - Dầu biến thế và dầu dùng cho bộ phận

5

ngắt mạch
- - - Dầu nhiên liệu:
2710 19 71 00 - - - - Nhiên liệu diesel dùng cho động cơ tốc


10

2710
2710
2710
2710
2710

19
19
19
19
19

72
79
90
90
90

00
00
10
90

2710 91 00 00

độ cao
- - - - Nhiên liệu diesel khác
- - - - Nhiên liệu đốt khác

- - - Loại khác
- - - - Chất chống dính sản xuất phân bón DAP
- - - - Loại khác
- Dầu thải:
- - Chứa biphenyl đã polyclo hóa (PCBs),
terphenyl

10
12
1
5
20

đã polyclo hóa (PCTs) hoặc

biphenyl đã polybrom hóa (PBBs)
2710 99 00 00 - - Loại khác

20

2.1.3.Thủ tục hải quan đối với xuất nhập khẩu xăng dầu.
Cơ sở pháp lý:
Thông tư 04/2008/TT-BCT ngày 01/04/2008 hướng dẫn đăng ký kế
hoạch sản xuất, chế biến,nhập khẩu nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm xăng dầu
Quyết định số 01/2008/QĐ-BCT ngày 03/01/2008 Về việc ban hành Quy
chế xuất khẩu xăng dầu và Quy chế kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu
Quyết định số 04/2007/QĐ-BCT ngày 11/09/2007 về nhập khẩu và kinh


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục


doanh xăng dầu
Nghị định số 55/2007/NĐ-CP 06/04/2007 về việc Kinh doanh xăng dầu
Quyết định 30/2004/QĐ-BTC ngày 06/04/2004 của BTC.
Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ.
Thông tư 113/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ tài chính.
Thông tư 112/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ tài chính.
Quyết định số 1951/QĐ-TCHQ ngày 19/12/2005 của TCHQ
Điều 29, 30 Luật Hải quan.
Quyết định 187/2003/QĐ-TTg ngày 15/09/2003 của Thủ tướng CP.
Quyết định 117/2000/QĐ-BKHCNMT ngày 26/01/2000 của Bộ Khoa
học Công nghệ và Môi trường.
Điều kiện kinh doanh nhập khẩu xăng dầu
Doanh nghiệp được kinh doanh nhập khẩu xăng, dầu phải có Giấy phép
kinh doanh do Bộ Thương mại cấp và phải đáp ứng được các điều kiện qui
định tại Điều 5 Quyết định 187/2003/QĐ-TTg ngày 15/09/2003 của Thủ
tướng Chính phủ về quy chê quản lý kinh doanh xăng dầu.
Doanh nghiệp được kinh doanh tạm nhập - tái xuất xăng, dầu phải có
Giấy phép kinh doanh do Bộ Thương mại cấp.
Thủ tục hải quan đối với nhập khẩu, tạm nhập xăng, dầu:
• Hồ sơ hải quan gồm có:
Chứng từ phải nộp: Tờ khai hải quan: 02 bản chính; Hợp đồng mua bán:
01 bản sao; Vận tải đơn: 01 bản sao; Hóa đơn thương mại: 01 bản chính; Nộp
lần đầu làm thủ tục các giấy tờ sau: Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập
khẩu xăng, dầu do Bộ Công Thương cấp: 01 bản sao; Bản hạn mức nhập khẩu
xăng, dầu tối thiểu hàng năm do Bộ Công Thương cấp: 01 bản sao; Chứng thư
giám định khối lượng: 01 bản chính; Giấy thông báo kết quả hoặc Giấy đăng
ký kiểm tra về chất lượng xăng, dầu nhập khẩu (đối với loại xăng, dầu thuộc



Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

danh mục kiểm tra về chất lượng): 01 bản chính.
Các chứng từ là bản sao do Giám đốc hoặc người được uỷ quyền ký xác
nhận, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của chứng từ.
Chứng từ xuất trình (bản chính) khi Hải quan yêu cầu: Giấy phép kinh
doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng, dầu do Bộ Công Thương cấp; Bản hạn
mức nhập khẩu xăng, dầu tối thiểu hàng năm do Bộ Công Thương cấp; Hợp
đồng mua bán; Vận tải đơn.
Địa điểm làm thủ tục hải quan được thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa
khẩu nơi phương tiện vận chuyển xăng, dầu đến; hoặc tại Chi cục Hải quan
ngoài cửa khẩu nơi thương nhân có hệ thống kho nội địa chứa xăng, dầu nhập
khẩu, xăng dầu tái xuất.
Thủ tục hải quan đối với xuất khẩu, tái xuất xăng, dầu:
• Hồ sơ hải quan đối với xuất khẩu xăng, dầu:
Chứng từ phải nộp: Tờ khai hải quan: 02 bản chính; Hợp đồng bán hàng:
01 bản sao; Hóa đơn thương mại: 01 bản chính; Văn bản nêu rõ nguồn hàng
xuất khẩu (nguồn do thương nhân nhập khẩu hoặc mua của thương nhân đầu
mối nhập khẩu hoặc lấy từ nguồn sản xuất, chế biến): 01 bản chính; Hợp đồng
mua xăng, dầu nếu mua xăng, dầu của thương nhân được phép nhập khẩu
xăng, dầu: 01 bản sao; Văn bản xác nhận của Bộ Công Thương về đăng ký kế
hoạch sản xuất, chế biến, nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất xăng, dầu xuất
khẩu: 01 bản sao; Tờ khai hải quan của lô hàng nhập khẩu: 01 bản sao; Giấy
phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng, dầu: 01 bản sao; Giấy phép xuất
khẩu xăng, dầu: 01 bản chính; Chứng thư giám định về khối lượng, chủng loại
(đối với trường hợp quy định tại điểm 6.2, khoản 6, Điều 3): mỗi loại 01 bản
chính.
Chứng từ xuất trình (bản chính) khi Hải quan yêu cầu: Tờ khai hải quan
của lô hàng nhập khẩu; Hợp đồng mua xăng, dầu nếu mua xăng, dầu của



Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

thương nhân được phép nhập khẩu xăng, dầu; Văn bản đăng ký kế hoạch tiêu
thụ sản phẩm xăng, dầu của thương nhân nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất,
chế biến xăng, dầu nếu tiêu thụ xăng, dầu vào nội địa / xuất khẩu ra nước
ngoài: bản chính để đối chiếu bản sao.
• Hồ sơ hải quan đối với tái xuất xăng, dầu:
Chứng từ phải nộp: Tờ khai hải quan: 02 bản chính; Tờ hai hải quan của
lô hàng tạm nhập: 01 bản sao; Hợp đồng bán hàng: 01 bản sao; Giấy phép
kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng, dầu: 01 bản sao; Đối với trường hợp
bán cho tàu biển quốc tịch nước ngoài neo đậu tại cảng biển, cảng sông quốc
tế và tàu biển quốc tịch Việt Nam chạy tuyến quốc tế xuất cảnh, người khai
hải quan phải nộp thêm: Giấy đăng ký kinh doanh của thương nhân kinh
doanh dịch vụ cung ứng tàu biển / Giấy chứng nhận thông qua thương nhân
cung ứng tàu biển làm đại lý của mình: 01 bản sao (nộp lần đầu); Đơn đặt
hàng (order) của Thuyền trưởng / chủ tàu / đại lý chủ tàu: 01 bản chính hoặc
bản Fax có xác nhận của Giám đốc doanh nghiệp; Chứng thư giám định về
chủng loại (đối với trường hợp quy định tại điểm 6.2, khoản 6, Điều 3): 01
bản chính.
Chứng từ xuất trình (bản chính) khi Hải quan yêu cầu: Tờ khai hải quan
của lô hàng tạm nhập.
Địa điểm làm thủ tục hải quan đối với xuất khẩu, tái xuất xăng, dầu được
thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu đã làm thủ tục nhập khẩu chính lô
xăng, dầu đó; hoặc tại Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất hoặc tại Chi cục Hải
quan ngoài cửa khẩu nơi thương nhân có hệ thống kho nội địa chứa xăng, dầu
xuất khẩu, tái xuất.
Ngoài ra, Thông tư còn quy định rõ đối tương, phạm vi áp dụng; Quy
định về chuyển tải, sang mạn xăng, dầu; Các quy định đặc thù đối với xăng
dầu nhập khẩu, xăng dầu tạm nhập tái xuất, xăng dầu chuyển tải, sang mạn,



Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, chế biến xăng dầu, xác định chủng loại
xăng dầu xuất khẩu, tái xuất, các trường hợp phải giám định…; Trách nhiệm
của Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu, tạm nhập hoặc xuất khẩu, tái
xuất xăng dầu cũng như trách nhiệm của thương nhân…
Trường hợp xăng, dầu nhập khẩu thuộc Danh mục phải kiểm tra Nhà nước về
chất lượng.
• Đối với xăng dầu nhập khẩu:
Cơ quan hải quan tiến hành giám sát việc bơm xăng, dầu lên bồn (bồn,
bể rỗng) và chỉ khi có Giấy xác nhận đạt yêu cầu chất lượng thì tiến hành
thông quan. Nếu bơm hàng xong mà doanh nghiệp chưa xuất trình được Giấy
xác nhận đạt yêu cầu chất lượng thì niêm phong bồn.
Trường hợp doanh nghiệp không có bồn, bể rỗng mà bơm vào bồn, bể
đang chứa xăng dầu cùng loại thì niêm phong toàn bộ chờ kết quả kiểm tra
chất lượng. Doanh nghiệp chịu toàn bộ trách nhiệm và sẽ bị xử lý trước pháp
luật nếu như xăng, dầu nhập khẩu không đạt yêu cầu về chất lượng.
• Đối với xăng, dầu tạm nhập - tái xuất:
Việc bơm chung vào bồn, bể chứa xăng, dầu nhập kimh doanh phải đảm
bảo các điều kiện sau:Xăng, dầu tạm nhập phải cùng chủng loại với xăng, dầu
có sẵn trong bồn, bể chứa.Hay phải kiểm tra Nhà nước về chất lượng như đối
vớ xăng dầu nhập khẩu và cũng bị xử lý nếu như có thông báo không đạt yêu
cầu về chất lượng của cơ quan kiểm tra Nhà nước.
2.1.4.Quản lý nhà nước đối với xuất nhập khẩu xăng dầu.
Theo Nghị định 84/2009/NĐ-CP, để sản xuất xăng dầunhằm phục vụ
tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, thương nhân phải đáp ứng đủ 3 điều
kiện:Một là, doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký kinh doanh xăng dầu; Hai

là,có cơ sở sản xuất xăng dầu theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt và


×