NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
----------------oOo----------------
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP NGÀNH NĂM 2012
ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP CẢNH BÁO SỚM DỰA TRÊN
CHỈ SỐ ÁP LỰC THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI TẠI VIỆT NAM
ĐỂ PHỤC VỤ CÔNG TÁC ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ NÓI RIÊNG
VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NÓI CHUNG
MÃ SỐ: DTNH.23/2012
Chủ nhiệm đề tài:
TS. Phạm Thị Hoàng Anh
Thư kí đề tài:
ThS. Nguyễn Hồng Ngọc
Thành viên tham giá: TS. Bùi Duy Phú
TS. Nguyễn Thị Hồng Hải
TS. Hà Thị Sáu
ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt
ThS. Nguyễn Phương Luyến
Ngô Dương Minh
Lê Hà Trang
HÀ NỘI - 2013
DANH SÁCH THÀNH VIÊN
THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Học hàm, học vị
STT
Vai trò
Cơ quan, chức vụ công tác
Họ tên tác giả
Chủ nhiệm Phó Trưởng phòng NCKH và tư vấn-
1.
TS. Phạm Thị Hoàng Anh
2.
ThS. Nguyễn Hồng Ngọc
3.
TS. Bùi Duy Phú
Thành viên
4.
TS. Nguyễn Thị Hồng Hải
Thành viên
5.
TS. Hà Thị Sáu
Thành viên
6.
ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt
Thành viên
Học viện Ngân hàng
7.
ThS. Nguyễn Phương Luyến
Thành viên
Học viện Ngân hàng
8.
Ngô Dương Minh
Thành viên
Học viện Ngân hàng
9.
Lê Hà Trang
Thành viên
Học viện Ngân hàng
đề tài
Thư ký đề
tài
i
Học viện Ngân hàng
Học viện Ngân hàng
Học viện Ngân hàng
Chủ nhiệm bộ môn TTQT- Khoa
Ngân hàng- Học viện Ngân hàng
Chủ nhiệm bộ môn Tiền tệ - Khoa
Ngân hàng - Học viện Ngân hàng
LỜI CAM ĐOAN
Tôi, chủ nhiệm đề tài, đại diện các thành viên trong nhóm nghiên cứu, cam đoan
đây là công trình nghiên cứu của riêng nhóm nghiên cứu. Số liệu đã nêu trong đề tài có
nguồn gốc rõ ràng và kết quả của đề tài là trung thực.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm lời cam đoan trên.
Người cam đoan
TS. Phạm Thị Hoàng Anh
ii
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................ xi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... xiii
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu và tính mới của đề tài .......................................................... 2
2.1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước của đề tài ...................................... 2
2.2. Tính mới của đề tài: ........................................................................................ 4
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .............................................................................. 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài/dự án ................................................ 5
5. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng: .......................................................... 5
6. Kết cấu của đề tài .................................................................................................. 6
CHƯƠNG 1:................................................................................................................. 7
LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP CẢNH BÁO SỚM ..................................... 7
TRONG LĨNH VỰC TIỀN TỆ DỰA ........................................................................... 7
TRÊN CHỈ SỐ ÁP LỰC THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI ................................................. 7
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP CẢNH BÁO SỚM TRONG LĨNH
VỰC TIỀN TỆ .......................................................................................................... 7
1.1.1. Khái quát về phương pháp cảnh báo sớm......................................................... 7
1.1.1.1. Khái niệm phương pháp cảnh báo sớm...................................................... 7
1.1.1.2. Các phương pháp cảnh báo sớm ................................................................ 7
1.1.2. Phương pháp cảnh báo sớm trong lĩnh vực tiền tệ.......................................... 10
1.1.2.1. Phương pháp nghiên cứu sự kiện............................................................. 10
iii
1.1.2.2. Phương pháp phi tham số ........................................................................ 11
1.1.2.3. Phương pháp sử dụng tham số (probit/logit approach). ........................... 16
1.2. PHƯƠNG PHÁP CẢNH BÁO SỚM TRONG LĨNH VỰC TIỀN TỆ DỰA
TRÊN CHỈ SỐ ÁP LỰC THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI. .......................................... 16
1.2.1. Lý luận chung về chỉ số áp lực thị trường ngoại hối....................................... 16
1.2.1.1. Khái niệm chỉ số áp lực thị trường ngoại hối ........................................... 16
1.2.1.2. Các phương pháp đo lường chỉ số áp lực thị trường ngoại hối ................. 18
1.2.2. Phương pháp cảnh báo sớm trong lĩnh vực tiền tệ dựa trên chỉ số áp lực thị
trường ngoại hối ...................................................................................................... 24
1.3. CÁC BẰNG CHỨNG QUỐC TẾ VỀ PHƯƠNG PHÁP CẢNH BÁO SỚM
TRONG LĨNH VỰC TIỀN TỆ DỰA TRÊN CHỈ SỐ ÁP LỰC THỊ TRƯỜNG
NGOẠI HỐI VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM ............................................. 29
1.3.1. Cuộc khủng hoảng kinh tế - tiền tệ tại Mexico (1994).................................... 29
1.3.1.1. Diễn biến cuộc khủng hoảng ................................................................... 29
1.3.1.2. Nguyên nhân khủng hoảng Mexico ......................................................... 32
1.3.1.3. Cảnh báo sớm khủng hoảng Mexico (1994) dựa trên chỉ số áp lực thị
trường ngoại hối .................................................................................................. 34
1.3.2. Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á (1997) ................................................... 37
1.3.2.1. Diễn biến cuộc khủng hoảng ................................................................... 37
1.3.2.2. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng ....................................................... 39
1.3.2.3. Cảnh báo sớm khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á 1997 dựa trên chỉ số
áp lực thị trường ngoại hối ................................................................................... 44
1.3.3. Cuộc khủng hoảng tài chính Nga (1998)........................................................ 47
1.3.3.1. Diễn biến của cuộc khủng hoảng ............................................................. 47
1.3.3.2. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng ....................................................... 51
iv
1.3.3.3. Cảnh báo khủng hoảng tiền tệ ở Nga 1998 dựa trên chỉ số áp lực thị trường
ngoại hối.............................................................................................................. 55
1.3.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc nghiên cứu và xây dựng mô
hình cảnh báo sớm trong lĩnh vực tiền tệ dựa trên chỉ số áp lực thị trường ngoại hối57
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................... 58
CHƯƠNG 2: BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ USD/VND VÀ HOẠT ĐỘNG ĐIỀU HÀNH TỶ
GIÁ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ..................................................................... 59
2.1. DIỄN BIẾN TỶ GIÁ USD/VND VÀ ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ CỦA NHNN VIỆT
NAM ....................................................................................................................... 59
2.1.1. Giai đoạn trước khủng hoảng tài chính châu Á (giai đoạn 1992-1996)........... 59
2.1.2 Giai đoạn khủng hoảng tiền tệ châu Á (1997-1998) ........................................ 62
2.1.3. Giai đoạn giữa 2 cuộc khủng hoảng tài chính (1999-2007) ............................ 66
2.1.4. Giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu (2008-2009) ................................. 71
2.1.5. Giai đoạn hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu, 2010-nay .............................. 76
2.2. MÔ HÌNH ĐỊNH LƯỢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CAN THIỆP CỦA NHNN
TRÊN THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI........................................................................ 88
2.2.1. Can thiệp chính thức của NHTW trên thị trường ngoại hối ............................ 88
2.2.2. Mô hình đánh giá mức độ can thiệp trung hòa của NHNN Việt Nam trên thị
trường ngoại hối ...................................................................................................... 90
2.3.2.1. Mô hình hồi quy tuyến tính ..................................................................... 90
2.3.2.2. Mô hình hồi quy phi tuyến tính ............................................................... 92
2.3.3. Kết quả thu được từ các mô hình đánh giá mức độ can thiệp trung hòa.......... 94
2.3.3.1. Mô hình hồi quy tuyến tính ..................................................................... 94
2.3.3.2. Mô hình hồi quy phi tuyến tính ............................................................... 98
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ CỦA NHNN
VIỆT NAM ........................................................................................................... 100
v
2.3.1. Những thành công ....................................................................................... 100
2.3.2. Những hạn chế ............................................................................................ 101
2.3.3. Nguyên nhân của các tồn tại ........................................................................ 101
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................................... 103
CHƯƠNG 3:............................................................................................................. 104
ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP CẢNH BÁO SỚM .................................................. 104
TRONG LĨNH VỰC TIỀN TỆ DỰA TRÊN ............................................................ 104
CHỈ SỐ ÁP LỰC THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI TẠI VIỆT NAM ............................. 104
ĐỂ ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ......................................... 104
3.1. MÔ HÌNH CẢNH BÁO SỚM TRONG LĨNH VỰC TIỀN TỆ DỰA TRÊN CHỈ
SỐ ÁP LỰC THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI TẠI VIỆT NAM ................................. 104
3.1.1. Khái niệm về những biến động mạnh trên thị trường ngoại hối Việt Namkhủng hoảng tiền tệ ............................................................................................... 104
3.1.2. Lựa chọn mô hình: mô hình tham số hay mô hình phi tham số .................... 105
3.1.3. Xây dựng các biến số chính của mô hình tham số ........................................ 106
3.1.3.1. Biến phụ thuộc - Biến động của thị trường ngoại hối (hoặc khủng hoảng
tiền tệ) ............................................................................................................... 106
3.1.3.2. Các biến số giải thích khác của mô hình ................................................ 111
3.1.3.3. Xây dựng cửa sổ biến động mạnh trên thị trường ngoại hối................... 112
3.1.3.4. Xác định ngưỡng cho các biến giải thích ............................................... 113
3.1.3.5. Đánh giá khả năng cảnh báo sớm của các biến độc lập .......................... 114
3.2. KẾT QUẢ MÔ HÌNH CẢNH BÁO SỚM BIẾN ĐỘNG MẠNH TRÊN THỊ
TRƯỜNG NGOẠI HỐI ........................................................................................ 119
3.2.1. Kết quả thu được từ các mô hình ................................................................. 119
3.2.1.1. Mô hình 1a............................................................................................ 119
vi
3.2.1.2. Mô hình 1b ........................................................................................... 120
3.2.1.3. Mô hình 2a:........................................................................................... 121
3.2.1.4. Mô hình 2b ........................................................................................... 123
3.2.2. Nhận định về các kết quả thu được từ các mô hình ...................................... 124
3.2.3. Thử nghiệm mô hình ................................................................................... 129
3.2.3. Đánh giá các mô hình sử dụng để dự báo biến động mạnh trên thị trường ngoại
hối tại Việt Nam .................................................................................................... 131
3.2.3.1. Những thành công ................................................................................. 131
3.2.3.2. Một số hạn chế của mô hình.................................................................. 132
3.3. CÁC KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH........................................................... 132
3.3.1. Khuyến nghị chính sách nhằm dự báo tốt những biến động mạnh trên thị
trường ngoại hối .................................................................................................... 132
3.3.1.1. NHNN cần sử dụng mô hình tham số để đưa ra những cảnh báo sớm
những biến động mạnh trên thị trường ngoại hối................................................ 132
3.3.1.2. Xây dựng chiến lược đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao
làm việc tại NHNN ............................................................................................ 133
3.3.1.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu kinh tế, ngân hàng, tài chính đầy đủ, cập nhật,
đáng tin cậy ....................................................................................................... 135
3.3.1.4. Phối hợp chặt chẽ và tạo ra một hệ thống kết nối thông tin chuẩn mực giữa
các Bộ, ngành; giữa các Vụ, Cục của NHNN cũng như giữa NHNN với các NHTM
.......................................................................................................................... 136
3.3.2. Khuyến nghị chính sách nhằm giảm thiểu và ngăn chặn các biến động mạnh
trên thị trường ngoại hối ........................................................................................ 136
3.3.2.1. Hướng tới một chế độ tỷ giá linh hoạt hơn ............................................ 136
3.3.2.2. Nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, giúp gia tăng niềm tin của
người dân đối với VND. .................................................................................... 138
vii
3.3.2.3. Củng cố và phát triển đồng bộ thị trường tài chính ................................ 139
3.3.2.4. Nâng cao hiệu quả các công cụ điều hành tỷ giá, tránh và hạn chế sử dụng
các công cụ mang tính hành chính ..................................................................... 140
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................................... 142
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 143
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 146
Phụ lục 1: Lý thuyết chung về khủng hoảng tiền tệ ............................................... 152
Phụ lục 2: Các chỉ tiêu cảnh báo sớm khủng hoảng tiền tệ ..................................... 160
Phụ lục 3: Cán cân thương mại và cán cân vãng lai Mexico 1987-1998................. 166
Phụ lục 4: Tỉ trọng các dòng vốn chảy vào nền kinh tế Mexico và 1 số quốc gia giai
đoạn 1900 - 1993 .................................................................................................. 167
Phụ lục 5: Tỷ lệ đầu tư trên thị trường chứng khoán của khu vực TMQT và khu vực
phi TMQT giai đoạn 1987 – 1998 ......................................................................... 168
Phụ lục 6: Tỷ lệ cán cân vãng lai/ GDP của một số quốc gia Châu Á, 1995-1997 .. 169
Phụ lục 7: Chỉ số EMP tại một số quốc gia Châu Á từ tháng 1/1995 – 7/1998 ....... 170
Phụ lục 8: Mô tả thống kê các biến trong mô hình can thiệp của NHNN trên thị
trường ngoại hối .................................................................................................... 171
Phụ lục 9: Kết quả kiểm định tính dừng của các biến số trong mô hình can thiệp của
NHNN trên thị trường ngoại hối............................................................................ 172
Phụ lục 10: Kiểm định tính tự tương quan của mô hình ......................................... 173
Phụ lục 11: Kiểm định phương sai sai số thay đổi ................................................. 174
Phụ lục 12: Thống kê mô tả các biến trong mô hình xác định khủng hoảng tiền tệ 175
Phụ lục 13: Kiểm định tính dừng của các biến trong mô hình dự báo biến động mạnh
trên thị trường ngoại hối tại Việt Nam ................................................................... 176
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
Tên bảng
Trang
Bảng 1.1
Các phương án xảy ra/không xảy ra khủng hoảng
8
Bảng 1.2
Hiệu suất của chỉ số
26
Bảng 1.3
Sự đánh đổi trong lựa chọn ngưỡng “phát nổ”
28
Bảng 1.4
Ước lượng mô hình EMP với d là biến phụ thuộc giai đoạn
36
1974:1 – 1995:4
Bảng 1.5
Tỷ lệ nợ ngắn hạn/ tổng nợ nước ngoài (%) năm 1990, 1994 và
1997
41
Bảng 1.6
Nợ khu vực tư nhân/ GDP (%) của các quốc gia Châu Á 1994 1997
41
Bảng 1.7
Dự trữ ngoại hối tại các quốc gia Châu Á 1993 -1996 (tỷ USD)
42
Bảng 1.8
Tỷ giá thực đa phương của các quốc gia Châu Á, 1994-1997
(năm gốc:1993)
44
Bảng 1.9
Kết quả ước lượng cho mô hình
46
Bảng 1.10
Thời kỳ áp lực thị trường ngoại hối mạnh
56
Bảng 2.1
Tổng hợp các văn bản pháp quy về điều hành tỷ giá của NHNN
Việt Nam, 1992-1996
61
Bảng 2.2
Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, giai đoạn 1997-1998
63
Bảng 2.3
Quy định về tỷ lệ kết hối từ năm 1998-2003
70
Bảng 2.4
Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của Việt Nam, giai đoạn 20062009
72
Bảng 2.5
Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô giai đoạn 2009 – nay
77
Bảng 2.6
Tổng hợp các biện pháp điều hành tỷ giá của NHNN giai đoạn
2010-2012
80
Bảng 2.7
Tác động của hoạt động can thiệp làm trung hòa và không làm
trung hòa của NHTW
89
Bảng 2.8
Kết quả mô hình hồi quy xác định mức độ trung hòa trong can
thiệp của NHNN Việt Nam trên thị trường ngoại hối
94
Bảng 3.1
Các thời điểm xảy ra biến động mạnh trên thị trường ngoại hối
109
tại Việt Nam
ix
Bảng 3.2
Khả năng cảnh báo sớm của các biến cho mô hình 1a-cửa sổ 1
115
tháng và 2 tháng
Bảng 3.3
Khả năng cảnh báo sớm của các biến cho mô hình 2a-cửa sổ 1
tháng và 2 tháng
116
Bảng 3.4
Khả năng cảnh báo sớm của các biến cho mô hình 1b-cửa sổ 1
117
tháng và 2 tháng
Bảng 3.5
Khả năng cảnh báo sớm của các biến cho mô hình 2b-cửa sổ 1
118
tháng và 2 tháng
Bảng 3.6
Tác động của các biến tới khả năng xảy ra biến động mạnh trên
119
thị trường ngoại hối tại Việt Nam, cửa sổ biến động là 2 tháng
Bảng 3.7
Đánh giá mô hình probit với các ngưỡng xác suất khác nhau
120
Bảng 3.8
Tác động của các biến tới khả năng xảy ra biến động mạnh trên
120
thị trường ngoại hối tại Việt Nam, cửa sổ biến động là 2 tháng
Bảng 3.9
Đánh giá mô hình probit với các ngưỡng xác suất khác nhau
121
Bảng 3.10
Tác động của các biến tới khả năng xảy ra biến động mạnh trên
122
thị trường ngoại hối tại Việt Nam, cửa sổ biến động là 2 tháng
Bảng 3.11
Đánh giá mô hình probit với các ngưỡng xác suất khác nhau
122
Bảng 3.12
Tác động của các biến tới khả năng xảy ra biến động mạnh trên
123
thị trường ngoại hối tại Việt Nam, cửa sổ biến động là 2 tháng
Bảng 3.13
Đánh giá mô hình probit với các ngưỡng xác suất khác nhau
123
Bảng 3.14
Chuỗi số liệu thử nghiệm mô hình cho giai đoạn từ 10/2012 đến
130
tháng 9/2013
x
DANH MỤC CÁC HÌNH
STT
Tên hình
Trang
Hình 1.1
Phân bố của một số biến trước khủng hoảng tiền tệ
11
Hình 1.2
Một số chỉ số sắp xếp theo tỷ lệ tín hiệu tốt - nhiễu
14
Hình 1.3
Tỷ giá danh nghĩa USD/MZN giai đoạn 01/1994-12/1995
30
Hình 1.4
Khối lượng các loại chứng khoán do Chính phủ phát hành giai
31
đoạn 1-11/1994
Hình 1.5
CPI của Nga
48
Hình 1.6
Tỷ giá Ruble/US$
48
Hình 1.7
Cán cân thương mại của Nga
48
Hình 1.8
Lãi suất cho vay của NHTW
50
Hình 1.9
Cán cân thương mại và giá dầu
50
Hình 1.10
Thị trường chứng khoán Nga
50
Hình 1.11
Tài sản và nợ bằng ngoại tệ của các ngân hàng thương mại
51
Hình 1.12
Thâm hụt ngân sách liên bang (% GDP) từ 12/1993-6/1999
53
Hình 1.13
Chỉ số EMP (từ tháng 2 năm 1995 đến tháng 8 năm 2004)
55
Hình 2.1
Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, giai đoạn 1992-1996
59
Hình 2.2
Diễn biến tỷ giá USD/VND năm 1992-1996
60
Hình 2.3
Diễn biến tỷ giá chính thức (USD/VND) và biên độ dao động,
64
giai đoạn khủng hoảng tiền tệ châu Á
Hình 2.4
Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, giai đoạn 1999-2007
67
Hình 2.5
Diễn biến tỷ giá trên các thị trường, 1999-2006
67
Hình 2.6
Diễn biến tỷ giá USD/VND, 1999-2007
68
Hình 2.7
Diễn biến tỷ giá liên ngân hàng và tỷ giá của NHTM theo ngày,
73
2007 – 2009
Hình 2.8
Khung biên độ dao động theo quy định của NHNN, 2007-2009
73
Hình 2.9
Diễn biến tỷ giá USD/VND, giai đoạn 2010-nay
79
xi
Hình 2.10
Diễn biến tỷ giá và giá vàng SJC, 2011-nay
86
Hình 2.11
Chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới, 2011-nay
87
Hình 2.12
Các công cụ NHTW sử dụng để can thiệp trên thị trường ngoại
90
hối
Hình 2.13
Tăng trưởng GDP, chỉ số lạm phát và cung tiền M2, 2000-2012
95
Hình 2.14
Mức tăng tín dụng nội địa tháng t so với (t-1) và mức ngưỡng an
100
toàn (đơn vị tính: tỷ VND)
Hình 3.1
Diễn biến tỷ giá thực song phương USD/VND trong 1996-2012,
124
(năm gốc là 1995)
Hình 3.2
Mức độ định giá cao của VND, 1996-2012 (năm gốc 1995) (đơn
125
vị: %)
Hình 3.3
Diễn biến dự trữ ngoại hối tại Việt Nam, 2001-July, 2012
126
Hình 3.4
Tăng trưởng tín dụng trong nước, 1996-2012 (so với cùng kì
127
năm trước) (đ/v: %)
Hình 3.5
Diễn biến tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của Việt
127
Nam, 1996-2012
Hình 3.6
Diễn biến trạng thái cán cân thương mại Việt Nam, 1996-2012
128
(Đơn vị: triệu USD)
Hình 3.7
Diễn biến tỷ giá USD/VND, năm 2012-9/2013
xii
129
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Viết đầy đủ
AR
Autoregressive
BIS
Ngân hàng Thanh toán quốc tế
CBR
NHTW Nga
CC
Khủng hoảng tiền tệ
CCTM
Cán cân thương mại
CNTB
Chủ nghĩa tư bản
CPI
Chỉ số giá tiêu dùng
DC
Tín dụng trong nước
EMP
Chỉ số áp lực thị trường ngoại hối
EUR
Tiền tệ chung khu vực châu Âu (euro)
EWS
Hệ thống cảnh báo sớm
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
IFS
Thống kê tài chính quốc tế
IMF
Quỹ Tiền tệ quốc tế
IPV
Giá trị sản xuất công nghiệp
JPY
Yên Nhật
KRW
Won Hàn quốc
MB
Khối tiền cơ sở
M2
Lượng tiền cung ứng
MZN
Peso Mexico
NAFTA
Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mĩ
NDA
Tài sản trong nước (nội địa) ròng
NFA
Tài sản ngoại tệ ròng
NHNN
Ngân hàng Nhà nước
NHTM
Ngân hàng thương mại
xiii
NHTW
Ngân hàng Trung Ương
OMO
Hoạt động thị trường mở
RES
Dự trữ ngoại hối
ROA
Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản
TB
Cán cân thương mại
TCTD
Tổ chức tín dụng
THB
Baht Thái lan
TMQT
Thương mại quốc tế
TSC
Tài sản có
TSN
Tài sản nợ
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
USD
Đô la Mĩ
VND
đồng Việt Nam
WTO
Tổ chức thương mại thế giới
xiv
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, các cuộc khủng hoảng tiền tệ diễn ra một cách khá
thường xuyên trên thế giới, đặc biệt là tại các nước có nền kinh tế đang trong quá trình
chuyển đổi và duy trì chế độ 2 tỷ giá (vừa tồn tại tỷ giá chính thức vừa tồn tại tỷ giá
trên thị trường tự do). Để tìm ra nguyên nhân dẫn đến các cuộc khủng hoảng tiền tệ,
các nghiên cứu thường tập trung phân tích, đánh giá vai trò của chính sách tiền tệ tại
hoặc xung quanh thời điểm xảy ra khủng hoảng tiền tệ. Không những thế, một số
nghiên cứu còn đưa ra phương pháp cảnh báo sớm các cuộc khủng hoảng tiền tệ trong
vòng 2 năm tiếp theo dựa trên các biến số cơ bản của nền kinh tế như mức định giá
thực cao của nội tệ, tăng trưởng GDP, tăng trưởng xuất khẩu (hoặc trạng thái của cán
cân vãng lai/cán cân thương mại) cũng như mức tăng trưởng tín dụng trong hệ thống
ngân hàng. Bên cạnh đó, nhân tố áp lực thị trường ngoại hối (exchange market
pressure - EMP) cũng được sử dụng như một chỉ số khá hữu hiệu để dự đoán khả năng
cũng như thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng tiền tệ.
Trong thời gian qua, diễn biến tỷ giá USD/VND là một chủ đề gây sự chú ý đặc
biệt của các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu cũng như giới đầu tư khi
nó liên tục có những biến động, gây nên những bất ổn về kinh tế vĩ mô, gây xáo động
thị trường. Có những thời điểm tỷ giá biến động rất mạnh và gây nhiều nghi vấn về
một cuộc tấn công tiền tệ tương tự như cuộc tấn công tiền tệ đã từng xảy ra tại châu Á
vào năm 1997-1998. Để điều hành tỷ giá NHNN đã phải đưa ra rất nhiều những biện
pháp kể cả biện pháp mang tính thị trường cũng như các biện pháp mang tính hành
chính. Những biện pháp mà NHNN thường sử dụng đó là điều chỉnh tỷ giá bình quân
liên ngân hàng (giảm giá VND), điều chỉnh biên độ dao động tỷ giá. Tuy nhiên, nếu
nhìn kĩ các thời điểm mà NHNN tiến hành các biện pháp này chúng ta có thể thấy
NHNN thường chưa được chủ động, mà thường bị đặt vào tình thế “bất khả kháng”.
Chính vì vậy, sử dụng các phương pháp, chỉ số để đưa ra các cảnh báo sớm về khả
năng cũng như thời điểm mà NHNN cần phải đưa ra các biện pháp kinh tế, thậm chí là
các biện pháp hành chính một cách kịp thời và có hiệu quả là một vấn đề quan trọng.
Trên cơ sở đó, nhóm tác giả lựa chọn chủ đề “Ứng dụng phương pháp cảnh báo sớm
dựa trên chỉ số áp lực thị trường ngoại hối tại Việt Nam để phục vụ công tác điều
1
hành tỷ giá nói riêng và chính sách tiền tệ nói chung” cho đề tài cấp ngành ngân
hàng năm 2012.
2. Tình hình nghiên cứu và tính mới của đề tài
2.1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước của đề tài
Mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng tài chính và khủng hoảng ngân hàng được
xây dựng với mục đích để phát hiện ra các biến động bất thường/suy thoái trong lĩnh
vực tài chính khi nó mới ở giai đoạn đầu và giúp khắc phục các thảm họa đó một cách
đúng lúc nhằm tránh việc mất lòng tin của công chúng vào hệ thống tài chính. Đối với
những người làm công tác quản lý và giám sát thị trường tài chính, việc phát hiện sớm
những rủi ro tiềm tàng của một cuộc khủng hoảng tài chính là hết sức cần thiết. Chính
vì vậy, nó đã nhận được sự quan tâm chú ý của không chỉ các học giả và chuyên gia
nghiên cứu, mà còn của chính các nhà hoạch định chính sách.
Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu về mô hình cũng như phương pháp cảnh
báo sớm khủng hoảng tài chính ngân hàng. Trong nghiên cứu vào năm 1997, Reinhart,
Kaminsky và Lizondo đã giới thiệu các chỉ số nhằm dự báo sớm các cuộc khủng
hoảng tiền tệ. Dựa trên các chỉ số này, nhóm tác giả có thể đưa ra các dự báo tương đối
chính xác về cuộc khủng hoảng trong vòng 24 tháng tiếp theo. Trong nghiên cứu này,
nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu sự kiện (event study) để xem xét
diễn biến các chỉ tiêu trong giai đoạn trước khi các cuộc khủng hoảng xảy ra. Các chỉ
tiêu đó là các biến số kinh tế vĩ mô và biến số tài chính cơ bản như tăng trưởng tín
dụng trong nước và tăng trưởng cung tiền, thâm hụt ngân sách, thâm hụt tài khoản
vãng lai, tỷ giá thực định giá cao, tăng trưởng sản lượng, cũng như các biến đánh giá
sự dễ bị tổn thương của một quốc gia đối với các cuộc tấn công như tỷ lệ dự trữ ngoại
hối so với các khoản nợ ngắn hạn, nhu cầu tài trợ từ nước ngoài và sự lành mạnh của
khu vực tài chính. Ngoài nghiên cứu này, các nghiên cứu khác của Frankel và Rose
(1996), Kaminsky và Reinhart (1999) cũng sử dụng mô hình tương tự để cảnh báo
sớm khủng hoảng tiền tệ.
Bên cạnh phương pháp nghiên cứu sự kiên, các tác giả trên còn sử dụng phương
pháp tiếp cận phi tham số (signal approach) để cảnh báo sớm nguy cơ xảy ra khủng
hoảng trong lĩnh vực tiền tệ dựa trên chỉ số áp lực thị trường ngoại hối nói riêng và các
khủng hoảng tài chính nói chung. Phương pháp này nhằm so sánh các chỉ số trước khi
xảy ra khủng hoảng với mức độ thông thường. Một biến số được coi là có hiệu quả
trong việc dự báo là một biến số có sự thay đổi lớn trước khi khủng hoảng xảy ra và
thông thường là không cung cấp những tín hiệu sai lệch về một cuộc khủng hoảng
trong điều kiện bình thường.
2
Dựa trên phương pháp này, Goldstein và cộng sự (2000) đã xây dựng hệ thống
cảnh báo sớm và thấy rằng có một khuôn mẫu chung mang tính hệ thống rằng những
sự thay đổi bất thường dẫn đến hầu hết các cuộc khủng hoảng tiền tệ và ngân hàng ở
các nước đang phát triển trong giai đoạn 1970-1995. Các nghiên cứu khác dựa trên
phương pháp này cũng được thực hiện bởi Kaminsky và Reinhart (1996), Kaminsky,
Lizondo và Reinhart (1998), Kaminsky (1999); (Edison, H. J., 2003)
Khác với các nghiên cứu trên, nghiên cứu Bussiere và Fratzscher (2006) giới
thiệu mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng tiền tệ dựa trên chỉ số áp lực thị trường
ngoại hối (mô hình logit). Dựa trên số liệu của 20 nền kinh tế mới nổi trong giai đoạn
1993-2001, mô hình đã dự đoán khá chính xác phần lớn các cuộc khủng hoảng tài
chính tại các nền kinh tế này. Tương tự, nghiên cứu của Aizenman và Hutchison
(2011) nghiên cứu về tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tới các nền
kinh tế mới nổi. Theo đó, các nền kinh tế này đã phải hoặc là phá giá nội tệ hoặc là bị
suy giảm về dự trữ ngoại hối (các cấu phần của chỉ số áp lực thị trường ngoại hối).
Trước đó rất lâu, Frankel và Rose (1996), Sachs (1996), và một số nghiên cứu khác
của Eichengreen (1995) và Berg và cộng sự (1999) cũng sử dụng mô hình hồi quy với
biến giả để cảnh báo các cuộc khủng hoảng tiền tệ.
Các nghiên cứu về mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng tài chính nói chung, và
khủng hoảng tiền tệ nói riêng tại Việt Nam phần lớn sử dụng mô hình phi tham số.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Thanh và cộng sự (2008) xây dựng mô hình phi
tham số để cảnh báo sớm khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng hệ thống ngân hàng cho
nền kinh tế Việt Nam. Nhóm nghiên cứu đã đưa ra 39 chỉ số để dự báo cho giai đoạn
1991-2005. Tuy nhiên nhiều chỉ số không phù hợp cho dự báo tại Việt Nam (tỷ giá
thực USD/JPY) hoặc các dữ liệu khó sẵn có để dự báo. Kết quả cho thấy các chỉ số dự
báo quan trọng tại Việt Nam bao gồm: tỷ lệ giữa TSN ngoại tệ so với TSC ngoại tệ của
khu vực ngân hàng; dự trữ ngoại tệ, tỷ lệ nợ nước ngoài ngắn hạn so với dự trữ ngoại
tệ; thay đổi trong 12 tháng của lãi suất thực….
Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Duy và Huỳnh Ngọc Huy (2009) cũng sử dụng
mô hình phi tham số để cảnh báo sớm khủng hoảng tiền tệ tại Việt Nam. Nhóm nghiên
cứu đã chọn 13 biến số để xây dựng ngưỡng dự báo khả thi bao gồm tỷ giá thực, xuất
khẩu, nhập khẩu, M2/Dự trữ ngoại hối, dự trữ ngoại hối, M2, tín dụng nội địa, lãi suất
tiền gửi thực, chênh lệch lãi suất trong nước và nước ngoài, tổng tiền gửi, lãi suất cho
vay/lãi suất tiền gửi… Với giai đoạn từ 1998-2008, nhóm nghiên cứu đã đưa ra xác
suất xảy ra khủng hoảng cho giai đoạn này và thấy rằng nền kinh tế Việt Nam đang có
những bất ổn và những bất ổn này có xu hướng tăng lên. Cũng sử dụng mô hình phi
3
tham số để cảnh báo khủng hoảng tiền tề, nghiên cứu của Hồ Thanh Sơn (2012) sử
dụng mô hình 12 biến số để xác định ngưỡng xảy ra khủng hoảng.
Viện Quản lý kinh tế Trung Ương đã thực hiện một số nghiên cứu trong lĩnh
vực cảnh báo sớm trong đó những nghiên cứu này thể hiện được phần nào khả năng
ứng dụng của các chỉ dẫn cảnh báo. Nguyễn Xuân Trình và cộng sự (2010) thử nghiệm
xây dựng các chỉ số dẫn báo nhằm cảnh báo khủng hoảng tài chính - tiền tệ. Các chỉ số
tham chiếu đại diện cho tình hình tài chính – tiền tệ là cán cân vãng lai (cả theo giá trị
tuyệt đối cũng như so với tổng sản phẩm trong nước - GDP). Các chỉ số đơn có ý
nghĩa đối với dự báo diễn biến cán cân vãng lai được lựa chọn từ các phương trình
kinh tế lượng với số liệu quý (từ quý I/1999), và từ đó được tổng hợp thành chỉ số dẫn
báo tổng hợp. Nghiên cứu của nhóm tác giả đã cho những kết quả khá tích cực về khả
năng dẫn báo của các chỉ số trong giai đoạn trước 2007. Tuy nhiên, kể từ năm 2007 trở
lại đây, những chỉ số này hầu như không có khả năng dẫn báo đối với diễn biến cán
cân vãng lai. Điều này một phần là do chuỗi số liệu có được quá ngắn, trong khi nền
kinh tế Việt Nam lại có những thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu trong giai đoạn này.
2.2. Tính mới của đề tài:
Trên cơ sở các nghiên cứu về cảnh báo sớm tại Việt Nam, theo hiểu biết của
chúng tôi, nghiên cứu này có một số điểm mới như sau:
Thứ nhất, khác với các nghiên cứu trước đây của Việt Nam, nghiên cứu sử dụng
mô hình tham số để dự báo thời điểm xảy ra những biến động mạnh trên thị trường
ngoại hối.
Thứ hai, bên cạnh việc sử dụng chỉ số áp lực thị trường ngoại hối, nghiên cứu
của chúng tôi sử dụng thêm một số sự kiện/hiện tượng khác để xác định thời điểm xảy
ra những biến động mạnh trên thị trường ngoại hối. Vì vậy, sẽ có 2 nhóm mô hình
được đưa vào sử dụng: (i) nhóm mô hình chỉ sử dụng duy nhất chỉ số áp lực thị trường
ngoại hối; (ii) và nhóm mô hình sử dụng chỉ số EMP và các sự kiện/hiện tượng khác
(như điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng, thay đổi biên độ dao động, chênh
lệch tỷ giá chính thức và tự do…).
Thứ ba, khác với những nghiên cứu cảnh báo sớm tại Việt Nam hiện nay,
nghiên cứu của chúng tôi sử dụng các biến số dưới dạng giá trị và dưới dạng chỉ số
(dựa trên các ngưỡng) để xác định xác suất cảnh báo sớm những biến động mạnh trên
thị trường ngoại hối tại Việt Nam.
Thứ tư, thay vì sử dụng tỷ giá thực như một biến dự báo như các nghiên cứu
trước về Việt Nam, nhóm nghiên cứu sử dụng mức độ định giá cao của VND so với
USD là biến giải thích của mô hình.
4
Thứ năm, với thời gian nghiên cứu từ 1996 (trước thời điểm xảy ra khủng
hoảng tài chính châu Á) cho đến thời điểm tháng 7/2012, chuỗi số liệu theo tháng với
tổng số 199 quan sát có thể dẫn đến mô hình tham số phù hợp. Như vậy nghiên cứu
của chúng tôi được thực hiện trong một thời gian dài hơn, cập nhật hơn và bao gồm
toàn bộ thời gian xảy ra các cuộc khủng hoảng (khủng hoảng tài chính châu Á 19971998, khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, và cuộc khủng hoảng nợ công châu
Âu) có ảnh hưởng tiêu cực đến Việt Nam.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài nhằm đạt được các mục tiêu sau đây:
- Hệ thống lý luận hóa về các phương pháp cảnh báo sớm, đặc biệt là phương
pháp cảnh báo sớm dựa trên chỉ số áp lực thị trường ngoại hối trong việc điều hành
chính sách tỷ giá.
- Nhìn lại các mốc diễn biến tỷ giá USD/VND cũng như khung điều hành chính
sách tỷ giá của NHNN Việt Nam trong thời gian từ 1992-nay. Trên cơ sở đó, đánh giá
những thành công và hạn chế trong khung điều hành chính sách tỷ giá của NHNN Việt
Nam trong từng giai đoạn.
- Đánh giá mức độ can thiệp trung hòa của NHNN trên thị trường ngoại hối
bằng mô hình tuyến tính và phi tuyến tính.
- Xây dựng mô hình cảnh báo sớm dựa trên chỉ số áp lực thị trường ngoại hối
tại Việt Nam
- Đưa ra một số khuyến nghị chính sách nhằm giúp NHNN có thể dự báo tốt
các biến động mạnh trên thị trường ngoại hối; các khuyến nghị chính sách nhằm giảm
thiểu và ổn định hiệu quả các biến động mạnh trên thị trường ngoại hối.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài/dự án
Đề tài tập trung vào khủng hoảng tiền tệ, phương pháp cảnh báo sớm trong lĩnh
vực tiền tệ dựa trên chỉ số áp lực thị trường ngoại hối; một số các chỉ số kinh tế vĩ mô
như một dấu hiệu để nhận biết thời điểm NHTW cần phải tiến hành đưa ra các biện
pháp nhằm can thiệp tới tỷ giá.
5. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng:
Đề tài sử dụng phương pháp tham số (mô hình probit) để tính ra xác suất mà các
biến dự báo có thể xác định ra được các biến động mạnh trên thị trường ngoại hối. Từ
đó có thể xác định thời điểm NHTW/NHNN cần đưa ra các biện pháp điều hành/can
thiệp tỷ giá trên cơ sở sự biến động của các biến số kinh tế vĩ mô, đặc biệt là chỉ số áp
lực thị trường ngoại hối
5
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài lời mở đầu và kết luận, đề tài được kết cấu thành 3 chương:
- Chương 1: Lý luận chung về phương pháp cảnh báo sớm trong lĩnh vực tiền
tệ dựa trên chỉ số áp lực thị trường ngoại hối
- Chương 2: Biến động tỷ giá USD/VND và hoạt động điều hành tỷ giá của
NHNN Việt Nam
- Chương 3: Ứng dụng phương pháp cảnh báo sớm trong lĩnh vực tiền tệ dựa
trên chỉ số áp lực thị trường ngoại hối tại Việt Nam để điều hành tỷ giá và chính sách
tiền tệ
6