Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.39 KB, 3 trang )
Học tập là một cuốn vở không có trang cuối.
- Giải thích khái niệm: Học tập ( học và luyện tâp để có hiệu quả, có kỹ năng); cuốn vở ( ghi chép
những kiến thức hiểu biết trong quá trình học tập). Học tập là cuốn vở không có trang cuối ( học
tập là công việc suốt đời, không ngừng nghỉ).
- Con người từ chỗ không biết gì, nhờ quá trình học tập, rèn luyện mà tích lũy tri thức để từ đó áp
dụng trong cuộc sống.
- Biển học vô bờ. không ai có thể khẳng định mình đã nắm chắc mọi thứ vì vậy cần phải liên tục
học tập.
- Học bằng nhiều hình thức, sao cho phù hợp vời khả năng bản thân và nhất là phải rèn luyện được
năng lực tự học.
- Tận dụng mọi điều kiện để chủ động học tập một cách có hiệu quả nhất.
Bài viết ngắn
Đã từ bao thế kỉ nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, học tập là một quyền lợi chính đáng của
mỗi con người dc sinh ra, lớn lên và tồn tại trên mặt đất này. Nhất là trong thế kỉ 21, thế kỉ của tri
thức, thì sự học chẳng những là quyền lợi của mỗi con người để họ sinh tồn mà còn là trách
nhiệm của họ với sự phát triển của một quốc gia, thế nhưng dường như ở Việt Nam và cũng như
trên thế giới, nhiều người vẫn không hiểu hoặc cố tình không chịu hiểu “Học tập là một cuốn vở
không có hồi kết” để thoái thác trách nhiệm đó.
Học tập là một quá trình phức tạp bao gồm nhiều giai đoạn như nhìn nhận, tiếp thu, vận dụng,
sáng tạo, tìm tòi,….nhằm mục đích là tích lũy tri thức về thiên nhiên, xã hội, con người, tôn giáo,
tâm linh,…Sự học nào chỉ hạn hẹp trong những trang sách, gò bó trong bốn bức tường lớp học
mà nó còn mở rộng ra cả cuộc sống, cả thế giới bên ngoài.
Mỗi người cần học tập, phải học tập để tồn tại, phát triển trong xã hội mà họ đang sống, khi bé
thơ thì ta phải học ăn, học nói, học đi,…và khi lớn lên, ta phải học kiến thức, học lối sống hay,
học nhân cách đẹp,…Không ai có thể tồn tại nếu từ bỏ sự học.
Ta nói “Học tập là một cuốn vở không có trang cuối” tức là ta đã khẳng định rằng sự học không
hề có một giới hạn nào để cho ta đạt đến cả. Ta có thể ví sự học như một con đường không có
đích đến mà ta chỉ có thể cho người khác biết ta đan ở đâu trên con đường này qua những dấu