Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Báo cáo kết quả điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng Methadone tại TP Tân An năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.67 KB, 12 trang )

1

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THAY THẾ
NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG THUỐC METHADONE
TẠI THÀNH PHỐ TÂN AN, TỈNH LONG AN NĂM 2015
Nguyễn Thanh Sơn*, Nguyễn Ngọc Linh
TÓM TẮT
Nghiên cứu tiến hành từ tháng 10/2014 đến tháng 7/2015 tại Cơ sở điều trị
Methadone số 1 thuộc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Long An, mục tiêu mô
tả một số kết quả điều trị Methadone và tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng, qua đó đưa ra
những bằng chứng khoa học để cải thiện chất lượng phục vụ bệnh nhân (BN), đồng
thời vận động chính sách để mở rộng độ bao phủ chương trình. Đây là nghiên cứu cắt
ngang, áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua hồi cứu hồ sơ bệnh án
của 100 BN đã điều trị duy trì trên 6 tháng và trong giai đoạn liều duy trì; và phương
pháp định tính thực hiện 6 cuộc thảo luận nhóm gồm 36 đối tượng nghiên cứu (18 BN,
6 cán bộ y tế, 12 người hỗ trợ BN). Sau 6 tháng điều trị, tỷ lệ BN sử dụng Heroin giảm
còn 32% và sau 12 tháng còn 16,7%, tuy nhiên có 10,4% BN sử dụng ma túy đá sau 6
tháng. Nghiên cứu không phát hiện BN dùng chung BKT và BN nhiễm HIV mới sau
12 tháng điều trị. Trung bình BN tăng 2 kg sau 6 tháng và tăng thêm 2,3 kg từ 6-12
tháng; sau 6 tháng điều trị 67,9% BN không còn nguy cơ trầm cảm và 23,3% BN đã có
việc làm. Nhìn chung, sự quan tâm, giám sát của gia đình có tác động tích cực BN tuân
thủ điều trị. Ngược lại, BN tiếp xúc người nghiện, khoảng cách đi uống thuốc xa và bố
trí giờ giấc uống thuốc chưa phù hợp sẽ ảnh hưởng kết quả điều trị. Bài học kinh
nghiệm là cần tăng cường trách nhiệm gia đình trong việc hỗ trợ BN và điều chỉnh giờ
giấc uống thuốc phù hợp sẽ góp phần giúp BN điều trị đạt kết quả tốt.
Từ khóa: Điều trị Methadone, sử dụng Heroin, ma túy đá
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện (CDTP) bằng
thuốc thay thế Methadone đã được triển khai ở nhiều quốc gia như Úc, Hoa Kỳ, Hà
Lan, Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc… Đây là một chương trình điều trị lâu dài, có
kiểm soát, giá thành rẻ, được sử dụng theo đường uống nên giúp cho người tiêm chích


ma túy (TCMT) phòng lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường máu như HIV, viêm
gan B, C, đồng thời giúp BN phục hồi chức năng tâm lý và hoà nhập cộng đồng [2].
Tại Việt Nam, Chương trình được triển khai thí điểm vào tháng 4/2008 tại thành phố
Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 6/2015, Chương trình tiếp tục triển khai
tại 46 tỉnh/thành với 173 cơ sở, điều trị 32.081 BN [1]. Tại Long An, cơ sở đầu tiên


2

được triển khai tại Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS vào tháng 10/2013, đến cuối
tháng 6/2015 cơ sở điều trị cho 184 BN.
Mặc dù trên thế giới và Việt Nam đã có các nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị
Methadone, tuy nhiên để có những bằng chứng khoa học nhằm cải thiện chất lượng
phục BN và qua đó vận động chính sách trong việc mở rộng độ bao phủ Chương trình.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá kết quả điều trị thay thế nghiện chất
dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại thành phố Tân An, tỉnh Long An
năm 2015”.
PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng nghiên cứu: BN điều trị Methadone, người hỗ trợ và cán bộ y tế.
2. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, áp dụng phương pháp nghiên
cứu định lượng thông qua hồi cứu hồ sơ bệnh án, phiếu đánh giá BN và kết hợp định
tính
3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: Từ tháng 10/2014 đến tháng 7/2015 tại
Cơ sở điều trị Methadone số 1 –Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Long An.
4. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
4.1. Nghiên cứu định lượng: Chọn toàn bộ hồ sơ bệnh án của BN đang trong
giai đoạn liều duy trì, được đánh giá toàn diện sau 6 tháng và 12 tháng điều trị (100
mẫu).
4.2. Nghiên cứu định tính: Chọn mẫu có chủ đích gồm 18 BN đang điều trị, 12
người hỗ trợ BN và tất cả cán bộ y tế phục vụ BN tại cơ sở điều trị.

5. Phương pháp thu thập số liệu
- Thử nghiệm và chỉnh sửa bộ công cụ trước khi tiến hành thu thập số liệu.
- Lập danh sách đối tượng đủ tiêu chuẩn nghiên cứu và tiến hành thu thập số
liệu.
6. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: Nghiên cứu định lượng, nhập liệu
và xử lý bằng phần mềm Epidata 3.1 và spss 19.0; sử dụng các test thống kê phù hợp
(kiểm định t ghép cặp, kiểm định McNemar) khi cỡ mẫu cho phép. Nghiên cứu định
tính, gỡ băng, trích dẫn nội dung thảo luận nhóm theo mục tiêu nghiên cứu.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Một số thông tin chung của BN
Độ tuổi trung bình là 29,5 (±6,3), độ tuổi trung bình sử dụng ma túy lần đầu là
19,9 (±4,6), tuổi TCMT lần đầu là 20,1 (±5,0); 100% BN đã sử dụng Heroin trong 1
tháng trước khi điều trị Methadone với tần suất trung bình 3 lần/ngày; 16,7% BN sử


3

dụng chung BKT và 4% BN sử dụng thêm Methamphetamine (ma túy đá); 76% BN đã
từng đi cai nghiện ít nhất 1 lần trong đó có 17% đã từng cai nghiện ít nhất 3 lần, tỷ lệ
BN thất nghiệp 43%.
2. Kết quả điều trị Methadone
2.1. Tình hình sử dụng chất gây nghiện
Bảng 1: Tình hình sử dụng Heroin trước và sau 6 tháng điều trị
Trước điều trị
Sau 6 tháng
Đặc tính
n
%
n
%

Sử dụng chung bơm kim tiêm (n= 96)

16
16,7
0
0
Không
80
83,3
26
100,0
Kết quả xét nghiệm Heroin trong nước tiểu (n= 100)
Dương tính
100
100,0
32
32,0
Âm tính
0
0
68
68,0
Đối với những BN điều trị từ 12 tháng trở lên, tỷ lệ BN xét nghiệm Heroin
dương tính từ 28,3% sau 6 tháng điều trị giảm xuống còn 16,7% sau 12 tháng điều trị.
Bảng 2: Tình hình sử dụng Methamphetamine trước và sau 6 tháng điều trị
Sử dụng Methamphetamine
Sau 6 tháng điều trị
Có sử dụng
Không sử dụng
(ma túy đá)

Trước điều Có sử dụng
3 (75,0%)
1 (25,0%)
Không sử dụng
10 (10,4%)
86 (89,6%)
trị
Tổng
13 (13,0%)
87 (87,0%)
Kiểm định McNemar với p<0,05

Tổng
4 (100,0%)
96 (100,0%)
100 (100,0%)

2.2. Tình trạng sức khỏe của BN
- Cân nặng : Sau 6 tháng điều trị, cân nặng trung bình của BN tăng lên gần 2 kg
(từ 56,5 kg lên 58,4 kg với p<0,001). Đối với BN điều trị trên 12 tháng, cân nặng
trung bình tăng thêm 2,3 kg (từ 58,8 kg sau 6 tháng tăng lên 61,1 kg sau 12 tháng với
p<0,001).
- Nhiễm HIV: Trước khi điều trị Methadone có 13/100 BN đã nhiễm HIV
chiếm tỷ lệ 13%, sau 6 tháng và 12 tháng điều trị không phát hiện trường hợp nhiễm
HIV mới.
- Nguy cơ trầm cảm : 67,9% BN có nguy cơ trước điều trị đã không còn nguy
cơ sau 6 tháng điều trị. Tỷ lệ BN có nguy cơ sau 6 tháng điều trị thấp hơn trước điều
trị (p<0,001). 60% BN có nguy cơ sau 6 tháng điều trị đã không còn nguy cơ sau 12
tháng điều trị. Tỷ lệ BN có nguy cơ sau 12 tháng thấp hơn sau 6 tháng điều trị
(p<0,05).



4

2.3. Tình trạng việc làm của BN
Bảng 3: Tình trạng việc làm của BN trước và sau 6 tháng điều trị
Tình trạng việc

Sau 6 tháng điều trị
Có việc làm

Trước điều
trị

Tổng

Thất nghiệp

Có việc làm
56 (98,2%)
1 (1,8%)
Thất nghiệp
10 (23,3%)
33 (76,7%)
Tổng
66 (66%)
34 (34%)
Kiểm định McNemar với p<0,05

57 (100%)

43 (100%)
100 (100%)

3. Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả điều trị Methadone
3.1. Các yếu tố từ BN
Mối quan hệ của BN với người TCMT
Hầu hết người hỗ trợ đều có chung nhận xét BN sẽ không tuân thủ điều trị tốt
nếu để BN thường xuyên tiếp xúc với người TCMT đang hoặc chưa điều trị
Methadone.
“Hồi mới uống thuốc ngày nào tôi cũng đi theo nên nó ngoan dữ lắm, sau này
để tự mình nó đi, uống xong ngồi quán cà phê nên bị tụi nó khích bác, lôi kéo rồi rủ đi
chỗ khác chơi tiếp bỏ uống thuốc luôn.” (Thảo luận nhóm người hỗ trợ BN 1, nữ 47
tuổi)
Khoảng cách từ nhà đến cơ sở điều trị Methadone
Các ý kiến của hầu hết BN và gia đình đều cho rằng khoảng cách từ nhà đến cơ
sở điều trị là một yếu tố quan trọng có tác động đến kết quả điều trị của BN.
“Tôi thấy ở huyện thì uống ở huyện cho gần, lên đây xa quá nên ngày nào
không tiền đổ xăng thì tụi nó nghỉ uống” (Thảo luận nhóm BN 1, BN 27 tuổi)
3.2. Các yếu tố từ gia đình và bạn bè
Yếu tố tâm lý của gia đình có người TCMT
Kết quả thảo luận nhóm cho thấy một số người hỗ trợ BN có tâm lý che giấu về
người thân đang điều trị hoặc chuẩn bị đăng ký điều trị Methadone, vì vậy có thể ảnh
ảnh hưởng tiêu cực đến sự quyết định đăng ký điều trị và sự tuân thủ uống thuốc của
BN.
“Nó bị nghiện ở thành phố (Thành phố Hồ Chí Minh) không ai biết, giờ về đây
lên xã chứng giấy này nọ thì họ sẽ biết nhà mình có người nghiện thì căng quá nên
phải tính mãi mới đi đăng ký” (Thảo luận nhóm người hỗ trợ BN 1, nam 61 tuổi)
Sự quan tâm hỗ trợ của gia đình đối với BN
Kết quả thảo luận trên 3 nhóm BN, người hỗ trợ và cán bộ y tế đều nhận xét sự
quan tâm hỗ trợ của gia đình sẽ tác động tích cực đến sự tuân thủ điều trị của BN.



5

“Điều trị được 3 tháng, tưởng nó đã ổn định nên tôi mới đi mần, ai ngờ là nó
bỏ điều trị liền. Giờ phải theo dõi hàng ngày nó mới uống thuốc đầy đủ” (Thảo luận
nhóm người hỗ trợ BN 2, nữ 55 tuổi)
3.3. Các yếu tố từ phía cung cấp dịch vụ điều trị Methadone
Thủ tục đăng ký điều trị Methadone
Nhận xét về thủ tục xác nhận đơn đăng ký điều trị Methadone, đa số BN và
người hỗ trợ đều nhận xét chính quyền địa phương rất tích cực giúp đỡ, thủ tục được
thực hiện nhanh chóng và thuận lợi tạo điều kiện để BN dễ dàng tiếp cận điều trị.
“Tôi tới công an xã là được xác nhận đơn của mình liền, thủ tục nhanh gọn.
Mấy anh công an còn nói sao điều trị trễ vậy?” (Thảo luận nhóm BN 1, BN 33 tuổi).
“Cô đem đơn lên Ủy ban phường xác nhận rất là dễ, họ không nắm con của cô
như thế nào nên họ gọi cho công an xác minh. Một lát là công an điện nói chứng nhận
cái hồ sơ đó đi, họ giúp mình nhiệt tình không có tiền bạc gì hết ráo” (Thảo luận
nhóm người hỗ trợ BN 1, nữ 47 tuổi)
Thời gian uống thuốc trong ngày
Hầu hết BN và người hỗ trợ đều có ý kiến khá nhất quán về giờ giấc cho BN
uống thuốc theo giờ quy định là không phù hợp với BN đã có việc làm, điều này sẽ
ảnh hưởng đến sự tuân thủ điều trị của họ.
“Tôi đi làm từ sáng tới chiều, chỉ có cách uống trước 7 giờ rồi chạy vô xí
nghiệp thay ca, vô trễ hoài thì không được nên đành bỏ uống” (Thảo luận nhóm BN 1,
BN 26 tuổi)
Thái độ của cán bộ y tế cơ sở điều trị Methadone
Hầu hết BN và gia đình BN đều đánh giá rất cao về thái độ phục vụ của cán bộ
y tế, điều này tác động đến niềm tin của BN và gia đình để an tâm điều trị.
“Trời ơi, ở đây tốt hơn ở bệnh viện nhiều, ai cũng vui và hòa đồng như trong
nhà vậy đó, ai cũng phục vụ BN tích cực thấy thương luôn, thành thử con tôi nó uống

đều dữ lắm (cười)” (Thảo luận nhóm người hỗ trợ BN 1, nữ 47 tuổi)
“Ở đây cán bộ không có xem thường và cộc cằn như ở trên kia nên bận đi đám
cưới nó mới xin nghỉ uống mấy bữa, chứ nếu mà la nó là nó tự ái nghỉ uống luôn”
(Thảo luận nhóm người hỗ trợ BN 2, BN 55 tuổi)
Tác dụng phụ của Methadone
Kết quả thảo luận nhóm đã thu được thông tin khá bất ngờ về tác dụng phụ gây
ngủ của Methadone có thể dẫn đến nguy hiểm cho BN đang là người lái xe.
“Lúc nó uống thuốc được khoảng một hai tháng gì đó, nó kêu tui chở đi uống
hằng ngày vì nó nói uống thuốc vô buồn ngủ dữ lắm nên không dám chạy xe một
mình” (Thảo luận nhóm người hỗ trợ BN 1, nam 55 tuổi)


6

“Sao cô thấy nó uống thuốc này vô nó ngủ tối ngày hà, ngủ dậy rồi ăn xong lại
ngủ, không biết có sao không nữa. Nó chạy xe tải mà như vầy thì sao mà chạy được,
nếu ngủ gục là chết luôn” (Thảo luận nhóm người hỗ trợ BN 2, nữ 48 tuổi)
3.4. Các yếu tố về môi trường chính sách và xã hội
Sự kỳ thị của cộng đồng
Một số ý kiến của BN và người hỗ trợ cho biết họ bị phân biệt, kỳ thị khi đến
chính quyền địa phương xác nhận thủ tục đăng ký điều trị Methadone. Đây là rào cản
tâm lý sẽ ảnh hưởng đến quyết định đăng ký điều trị Methadone của BN.
“Biết con tui nghiện thì nhà tôi bị cắt gia đình văn hóa nhưng khu phố lại còn
bàn tới bàn lui, lên trển chứng đơn sợ bị nói nữa, nên lúc đó tôi phân vân không biết
có cần điều trị cho nó không?” (Thảo luận nhóm người hỗ trợ BN 1, nam 61 tuổi)
“Tui là thành phần bị chiếu cố nên họ nói thẳng là ở trên trường mầy cai
không được thì về đây làm đơn đi cai chi nữa (ý nói điều trị Methadone) cũng vậy
thôi. Nói như vậy thì thằng nghiện nào mà đi đăng ký uống thuốc” (Thảo luận nhóm
BN 3, BN 32 tuổi)
Kinh phí vận hành cơ sở điều trị Methadone

Đa số các ý kiến của BN và gia đình đều đồng thuận về chính sách thu phí điều
trị Methadone.
“Cô không biết ở đây tính bao nhiêu để mình nhắm có đóng được không? Trời
ơi cô nói con nghe mình đóng có bao nhiêu đâu còn hơn để nó chích tốn quá cha hơn
nữa đó” (Thảo luận nhóm người hỗ trợ BN 1, nữ 58 tuổi)
“Đóng tiền thì cũng được chứ có sao đâu, còn hơn để nó đi làm tầm bậy tầm
bạ bị công an bắt” (Thảo luận nhóm người hỗ trợ BN 2, nam 48 tuổi)
Về mức phí điều trị, đa số các ý kiến khá nhất quán thu 1 ngày dưới 10 ngàn là
phù hợp với số đông gia đình BN.
“Đóng khoảng 10 ngàn thôi vì nếu mà đóng 20 ngàn cộng với tiền xăng, xe cộ
tính ra gần cả trăm thì chơi ma túy với uống Methadone giá cũng ngang nhau, mà đi
uống thuốc thì xa quá nên chích luôn cho rồi, đúng không?” (Thảo luận nhóm BN 3,
BN 29 tuổi)
BÀN LUẬN
1. Kết quả điều trị Methadone
1.1. Tình hình sử dụng chất gây nghiện


7

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ BN xét nghiệm Heroin dương tính giảm còn
32% sau 6 tháng điều trị và 16,7% sau 12 tháng, thấp hơn 6% so với nghiên cứu của
Nguyễn Văn Hải ở Hải Dương (2014) với tỷ lệ là 38% sau 6 tháng điều trị [5]. Theo số
liệu thống kê năm 2014 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, có 90% BN cai
nghiện tập trung bị tái nghiện, điều này cho thấy điều trị Methadone có ưu điểm hơn .
Trong quá trình điều trị Methadone, nghiên cứu không phát hiện BN còn dùng chung
BKT, tương tự kết quả nghiên cứu của Hoàng Bình Yên và cộng sự tại Thanh Hóa
(2013) [8]. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm nguy cơ lây nhiễm các
bệnh qua đường máu, nhất là HIV.
Kết quả nghiên cứu có 10,4% BN sử dụng ma túy đá sau 6 tháng điều trị

(p<0,05), cao hơn 2,8% so với số liệu thống kê năm 2014 tại 8 cơ sở điều trị
Methadone của Ủy ban Phòng, chống AIDS thành phố Hồ Chí Minh (7,6%). Nguyên
nhân có thể do trong quá trình điều trị Methadone, việc sử dụng Heroin không còn gây
cảm giác hưng phấn nên BN sử dụng ma túy đá để đạt được khoái cảm. Điều này phù
hợp với nghiên cứu của Schwann Shariatirad và cộng sự trên BN điều trị Methadone
tại Iran (2012) [10]. Đây là hạn chế của điều trị Methadone, cần tiếp tục nghiên cứu
những giải pháp để cải thiện tác động tiêu cực này.
1.2. Tình trạng sức khỏe của BN
Cân nặng trung bình của BN tăng 4,3 kg sau 12 tháng điều trị (p<0,001) cao
hơn 0,6 kg so với nghiên cứu của Phạm Thị Đào ở Đà Nẵng (2013), (tăng 3,7 kg) [4]
và 0,3 kg so với nghiên cứu Nguyễn Văn Hải ở Hải Dương (2014) (tăng 4 kg) [5]. Hầu
hết, các nghiên cứu cho thấy điều trị Methadone giúp cho BN cải thiện về ăn uống và
giấc ngủ nên dẫn đến sự cải thiện về cân nặng, điều này góp phần nâng cao sức khỏe
BN trong quá trình điều trị.
Sau 12 tháng điều trị, nghiên cứu không phát hiện trường hợp nhiễm HIV mới,
tương tự nghiên cứu của Phạm Thị Đào ở Đà Nẵng và Hoàng Bình Yên ở Thanh Hóa
cùng tiến hành vào năm 2013 [4, 8]. Kết quả này đã đáp ứng mục tiêu của chương
trình điều trị Methadone là giảm tỷ lệ nhiễm HIV.
Về sức khỏe tâm thần, kết quả nghiên cứu cho thấy có 67,9% BN có nguy cơ
trầm cảm trước khi điều trị đã không còn nguy cơ sau 6 tháng điều trị (p<0,001).
Nghiên cứu của Nghiêm Lê Phương Hoa (2010) cũng cho kết quả gần tương tự khi có
đến 78,9% BN có nguy cơ trước điều trị đã không còn nguy cơ sau 3 tháng điều trị [6].
1.3. Tình trạng việc làm của BN
Nghiên cứu cho thấy có 23,3% BN thất nghiệp trước điều trị đã tìm được việc
làm sau 6 tháng điều trị (p<0,05), kết quả này thấp hơn nghiên cứu của Nghiêm Lê
Phương Hoa tại Hà Nội năm 2010 là 52,2% và của Phạm Thị Đào tiến hành tại Đà


8


Nẵng năm 2010 là 45,8% [4, 6]. Nguyên nhân là do đa phần BN có trình độ học vấn
thấp, dưới trung học phổ thông 60%. Ngoài ra, thời gian nghiện quá dài dẫn đến tình
trạng sức khỏe kém hoặc có thể BN đã có tiền án nên gặp khó khăn khi tìm việc làm.
Đây là hạn chế của BN nghiện ma túy, vì vậy cần nghiên cứu về nhu cầu xã hội và khả
năng đáp ứng của BN, trên cơ sở đó thiết kế một chương trình hỗ trợ việc làm phù hợp
mới có thể cải thiện được thực trạng này.
2. Các yếu tố ảnh hưởng quá trình triển khai và kết quả điều trị
Methadone
2.1. Các yếu tố từ BN
Nghiên cứu cho thấy, khoảng cách đến cơ sở điều trị quá xa sẽ ảnh hưởng đến
kết quả điều trị của BN. Nghiên cứu của Vũ Việt Hưng tiến hành năm 2010 ở Hà Nội
cũng đưa ra kết quả tương tự [7]. Đây là hạn chế trong sự đáp ứng nhu cầu của BN
trong bối cảnh thiếu hụt nhân lực hiện nay. Vì vậy, Bộ Y tế cần sớm ban hành hướng
dẫn triển khai điểm cấp phát thuốc tại y tế tuyến cơ sở, có như thế BN sẽ dễ dàng tiếp
cận điều trị Methadone.
2.2. Các yếu tố từ gia đình và bạn bè
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rào cản tâm lý của gia đình BN khi có mối liên
quan đến người nghiện ma túy và sự lo ngại khi làm thủ tục xác nhận đơn điều trị
Methadone BN sẽ bị chính quyền địa phương đưa đi cai nghiện tập trung. Nghiên cứu
của tác giả Vũ Việt Hưng ở Hà Nội vào năm 2010 cũng đưa ra những nhận định tương
tự [7]. Như vậy, những rào cản về tâm lý sẽ làm hạn chế sự tiếp cận điều trị
Methadone của BN.
Kết quả nghiên cứu cho thấy sự quan tâm của gia đình có tác động tích cực đối
với sự tuân thủ điều trị của BN và sự tiếp xúc của BN với người TCMT ngoài cộng
đồng sẽ thúc đẩy BN tiếp tục sử dụng Heroin. Nghiên cứu Nguyễn Văn Hải ở Hải
Dương năm 2014 cũng đưa ra những nhận định tương tự [5]. Như vậy, để BN tuân thủ
điều trị tốt, ngay từ khi đăng ký điều trị cần giải thích rõ chính gia đình đóng vai trò
quyết định đồng.
2.3. Các yếu tố từ phía cung cấp dịch vụ điều trị Methadone
Đa số BN và gia đình đều nhận xét giờ giấc uống thuốc bắt đầu lúc 7 giờ là

chưa phù hợp đối với BN đã có việc làm tại các nhà máy, xí nghiệp, họ sẽ không tuân
thủ điều trị vì bị áp lực nơi làm việc. Nghiên cứu của James A. Peterson tại Hoa Kỳ
năm 2010 cũng cho thấy một số BN không muốn điều trị vì giờ giấc là trở ngại đối với
họ [9]. Vì vậy, điều chỉnh giờ giấc uống thuốc sớm hơn quy định là cần thiết giúp BN
đạt kết quả điều trị tốt.


9

Kết quả nghiên cứu cho thấy BN và gia đình BN đánh giá cao về thái độ phục
vụ của cán bộ tại cơ sở điều trị Methadone. Kết quả này tương ứng với kết quả đánh
giá của Huỳnh Tiến Vũ tiến hành năm 2014 tại 3 cơ sở điều trị của tỉnh Long An với
tỷ lệ trên 80%. Có thể nói thái độ phục vụ của cán bộ y tế có ảnh hưởng rất lớn đến
tình cảm và niềm tin của những BN vốn thường xuyên không ổn định tâm lý. Điều này
sẽ có tác động tích cực đến sự hợp tác tuân thủ điều trị của BN, và ngoài ra đó cũng
được xem là yếu tố quan trọng góp phần tăng uy tín của cơ sở để thu hút BN và gia
đình tìm hiểu và đăng ký điều trị.
Nghiên cứu đã thu thập được cảnh báo khá nguy hiểm do gia đình và BN phát
hiện về tác dụng phụ gây ngủ của Methadone, điều này có thể dẫn đến nguy hiểm cho
BN trong sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt đối với BN đang lái xe. Phát hiện này phù hợp
với nghiên cứu của tác giả James A. Peterson tiến hành năm 2010 tại Hoa Kỳ cho thấy
một số BN không muốn điều trị Methadone vì một số tác dụng phụ của Methadone
làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của họ, trong khi đó nghiên cứu của Vũ Việt Hưng ở Hà
Nội năm 2010 cũng cho thấy hầu hết BN ngủ rất nhiều trong thời gian đầu điều trị
Methadone [7, 9]. Do đó, để giảm nguy cơ bị tai nạn do tác dụng phụ của thuốc, khi
chuẩn bị điều trị cho BN, cán bộ y tế cần lưu ý giải thích rõ cho BN và gia đình để họ
chủ động có những biện pháp phòng ngừa phù hợp.
2.4. Các yếu tố về môi trường chính sách và xã hội
Đối với xã hội, chủ yếu là các cấp chính quyền và đoàn thể địa phương, mặc dù
qua nghiên cứu cho thấy đa số BN và gia đình đã có những nhận xét khá tích cực về sự

quan tâm, giúp đỡ xác nhận đơn cho BN đăng ký điều trị, bên cạnh đó cũng ghi nhận
một số ý kiến phản ánh thái độ đối xử không đúng mực, thậm chí là phân biệt kỳ thị
đối với BN.
Thực hiện Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 31/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ về
đẩy mạnh điều trị Methadone, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 12/2015/TT-BYT. Theo
Chương V, Điều 18 của Thông tư này đơn đăng ký điều trị Methadone không cần
UBND địa phương xác nhận. Đây là chính sách rất phù hợp có tác động lớn đến việc
đăng ký điều trị Methadone của BN.
Như vậy, những thông tin thu thập được qua nghiên cứu về vấn đề này có thể
không còn phù hợp. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Hải tiến hành năm 2014 ở Hải
Dương cho thấy mối liên kết giữa chính quyền địa phương, cơ sở điều trị và gia đình
có tác động tích cực đến kết quả điều trị của BN [5]. Vì vậy, theo chúng tôi UBND và
các ngành, đoàn thể địa phương cần tạo điều kiện cho BN tham gia các hoạt động chia
sẻ kinh nghiệm điều trị và khuyến khích, động viên họ…Có như thế họ sẽ giảm bớt sự


10

mặc cảm, cởi mở với mọi người, niềm tin vào cuộc sống sẽ được khôi phục để hòa
nhập cộng đồng và an tâm điều trị đạt kết quả tốt.
Kết quả nghiên cứu đã thu thập được thông tin rất lạc quan về sự đồng thuận
của BN và gia đình BN với chính sách thu phí điều trị Methadone. Nghiên cứu của
Nguyễn Văn Hải tiến hành năm 2014 tại tỉnh Hải Dương cũng cho thấy có đến 98,6%
BN đồng ý chi trả [5]. Mặc dù đa số các nghiên cứu đều cho thấy mức độ đồng thuận
của BN về chính sách thu phí rất cao, tuy nhiên đa số BN trong nghiên cứu này đều
chưa có việc làm hoặc là thành phần lao động phổ thông. Vì vậy, khi xây dựng đề án
thì mức thu phí phải phù hợp với khả năng đáp ứng của BN mới có thể duy trì điều trị
lâu dài.
Kết quả thảo luận nhóm cho thấy các ý kiến của BN và gia đình khá thống nhất
về mức thu mỗi ngày cao nhất là 10 ngàn đồng sẽ phù hợp với khả năng đáp ứng của

đa số gia đình BN, mức này cũng tương tự nghiên cứu của Nguyễn Văn Hải (2014)
với 65,4% BN chịu đóng phí điều trị từ 300 đến 600 ngàn/tháng [5], đồng thời cũng
phù hợp với mức thu tối đa trong hướng dẫn của Thông tư liên tịch 38/2014/TTLTBYT-BTC ngày 14/11/2014 của Bộ Y tế - Bộ Tài chính về việc ban hành mức tối đa
khung giá một số dịch vụ điều trị Methadone.
Sau nhiều năm điều trị miễn phí có thể đã hình thành trong suy nghĩ của một số
BN và gia đình đó là trách nhiệm của Nhà nước, vì vậy để có thể triển khai thu phí đạt
được kết quả thành công trong thời gian tới, ngay từ bây giờ cơ sở điều trị Methadone
cần tổ chức tư vấn và giải thích cho BN và gia đình hiểu rõ về ý nghĩa và lý do tại sao
phải thực hiện chính sách này, cần có khoảng thời gian cho họ suy nghĩ làm cách nào
để cân đối nguồn tài chính gia đình và có trách nhiệm với việc điều trị lâu dài của con
em mình. Có như thể, khi tiến hành thu phí BN và gia đình sẽ sẵn sàng đóng góp và
như vậy chương trình điều trị Methadone sẽ đạt được sự bền vững trong tương lai.
KẾT LUẬN
Tỷ lệ BN dương tính Heroin giảm còn 32% sau 6 tháng và 16,7% sau 12 tháng
điều trị, tuy nhiên có 10,4% BN sử dụng ma túy đá sau 6 tháng điều trị. Nghiên cứu
không phát hiện BN nhiễm HIV mới. Cân nặng trung bình của BN tăng 2 kg sau 6
tháng và tăng thêm 2,3 kg từ 6-12 tháng điều trị. Có 67,9% BN đã không còn nguy cơ
trầm cảm sau 6 tháng điều trị, 23,3% BN thất nghiệp trước điều trị đã có việc làm sau
6 tháng điều trị (p<0,05).
Sự quan tâm, hỗ trợ của gia đình có tác động lớn đối với sự tuân thủ điều trị của
BN. Ngược lại sự kỳ thị và phân biệt đối xử làm hạn chế BN đăng ký điều trị. BN tiếp


11

xúc với người TCMT, giờ giấc uống thuốc không phù hợp, khoảng cách đi uống thuốc
quá xa… là yếu tố làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị của BN.
KHUYẾN NGHỊ
Để BN điều trị đạt kết quả tốt và chương trình mang tính bền vững cao khi mở
rộng độ bao phủ trong bối cảnh nguồn lực bị cắt giảm, từ những phân tích nêu trên,

chúng tôi khuyến nghị:
Bộ Y tế
Ban hành văn bản hướng dẫn triển khai điểm uống Methadone ở tuyến cơ sở.
Sở Y tế tỉnh Long An
Xây dựng đề án thu phí điều trị Methadone để kịp triển khai vào năm 2016,
đồng thời xây dựng phương án mở rộng hoặc xây mới cơ sở để đáp ứng nhu cầu điều
trị Methadone ngày càng tăng.
Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Long An
Sắp xếp giờ giấc phục vụ cho BN uống thuốc sớm ít nhất là 30 phút.
Cơ sở điều trị Methadone
Duy trì công tác tư vấn và hỗ trợ tâm lý BN và đồng thời tổ chức các buổi họp
nhóm với gia đình và BN chưa tuân thủ điều trị tốt để trao đổi tìm cách giải quyết.
Lưu ý giải thích rõ tác dụng phụ gây ngủ của Methadone để BN có giải pháp
chủ động phòng ngừa tai nạn./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.

4.

Bộ Y tế (2015), Báo cáo công tác phòng, chống HIV/AIDS 6 tháng đầu năm
2015 và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2015, Hà Nội.
Đái Duy Ban và Lê Quang Huấn (2009), Các thuốc hỗ trợ điều trị nghiện ma
túy, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
Hoàng Đình Cảnh (2014), Đánh giá hiệu quả mô hình điều trị thay thế nghiện
các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại thành phố Hải Phòng và
thành phố Hồ Chí Minh (2009-2011), Luận án Tiến sĩ y học, Đại học Y Hà Nội,
Hà Nội.
Phạm Thị Đào (2013), "Khảo sát tình hình bệnh nhân điều trị thay thế nghiện

chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 20102012", Tạp chí truyền nhiễm Việt Nam (1), tr. 48-52.


12

5.

6.

7.

8.

9.
10.

Nguyễn Văn Hải (2014), "Đánh giá hiệu quả điều trị nghiện các CDTP bằng
thuốc Methadone tại tỉnh Hải Dương từ năm 2010 đến 2013", Tạp chí truyền
nhiễm Việt Nam, 2(6), tr. 53-59.
Nghiêm Lê Phương Hoa (2010), Mô tả thực trạng cơ sở điều trị thay thế nghiện
các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại huyện Từ Liêm, Hà Nội
năm 2010, Luận văn Thạc sĩ y tế công cộng, Trường Đại học y tế công cộng,
Hà Nội.
Vũ Việt Hưng (2010), Thực trạng hoạt động, sự tiếp cận và sử dụng dịch vụ
điều trị thay thế Methadone tại huyện Từ Liêm, Hà Nội năm 2010, Luận văn
Thạc sĩ y tế công cộng, Trường Đại học y tế công cộng, Hà Nội.
Hoàng Bình Yên và các cộng sự. (2013), "Đánh giá một số kết quả điều trị thay
thế nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại Thanh Hóa từ
5/2011 đến 5/2012", Tạp chí truyền nhiễm Việt Nam (3), tr. 60-65.
Peterson James A. et al. (2010), "Why don’t out-of-treatment individuals enter

methadone treatment programs?" Int J Drug Policy, 21(1), p. 36-42.
Schwann Shariatirad et al. (2012), Methamphetamine Abuse During Methadone
Maintenance Treatment in Iran; A Qualitative Study, The 6th National
Congress on Addiction Biology, Tehran, Iran.



×