Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Chính sách tỷ giá của Việt Nam qua các giai đoạn trong các giai đoạn từ năm 1955 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (521.34 KB, 43 trang )

Đề tài:Chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam

MỤC LỤC
Lời mở đầu
Nội dung chính
I. Lý luận chính sách tỷ giá
II. Chính sách tỷ giá của Việt Nam qua các giai đoạn trong
các giai đoạn từ năm 1955 đến nay
1. Thời kỳ 2008- 2011
2. Thời kỳ 2011- 2014
3. Năm 2015
III. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách
tỷ giá hối đoái Việt Nam
Kết luận

1


Đề tài:Chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU
Tỷ giá hối đoái có vai trò quan trọng trong chính sách tiền tệ,
vừa là mục tiêu vừa là công cụ thực hiện chính sách tiền tệ
của mọi quốc gia. Chính sách điều hành tỷ giá hối đoái hợp lý
sẽ tạo điều kiện cho việc duy trì, mở rộng và phát triển các
mối quan hệ kinh tế trong nước và quốc tế, giúp cho nền
kinh tế trong nước có điều kiện hội nhập khu vực và thế giới
ngày càng mạnh mẽ hơn.
Nghiên cứu đề tài: “Chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam
hiện nay”, bài thảo luận bắt đầu từ việc phân tích cơ sở lí
luận của tỷ giá. Đồng thời đưa ra thực trạng điều hành tỷ giá


ở Việt Nam qua các giai đoạn từ năm 2008 đến nay.
Với mục tiêu thấy được thành tựu cũng như hạn chế khi
NHNN áp dụng những chính sách tỷ giá khác nhau cho mỗi
thời kỳ khác nhau, cách thức mà NHNN điều chỉnh tỷ giá VND
trước những biến động của nên kinh tế trong nước và quốc tế
. Từ đó có những giải pháp cải thiện cơ chế điều hành tỷ giá
linh hoạt để thúc đẩy quá trình tăng trưởng và hội nhập kinh
tế quốc tế của Việt Nam.
Với kiến thức còn nhiều thiếu sót , cơ sở số liệu thống kê
không đầy đủ và tính phức tạp của đề tài nên trong bài viết
không tránh khỏi khiếm khuyết rất mong được sự góp ý của
các thầy giáo cô giáo và các bạn.

2


Đề tài:Chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam

NỘI DUNG CHÍNH
I. Lý luận chính sách tỷ giá.
1.1. Khái niệm chính sách tỷ giá.
Theo nghĩa rộng: Chính sách tỷ giá là những hoạt động của
chính phủ ( mà đại diện thường là NHTW) thông qua 1 chế độ
tỷ giá nhất định và hệ thống các công cụ can thiệp nhằm duy
trì một mức tỷ giá cố định hay tác động để tỷ giá biến động
đến một mức cần thiết phù hợp với mục tiêu chính sách tiền
tệ quốc gia. Chế độ tỷ giá là các loại hình tỷ giá được các
quốc gia lựa chọn áp dụng, bao gồm các quy tắc, cơ chế xác
định, phương thức mua bán, trao đổi giữa các thể nhân và
pháp nhân trên thị trường ngoại hối Các quốc gia khác nhau

có thể áp dụng các chế độ tỷ giá khác nhau và trong một
quốc gia ở mỗi thời kỳ có thể áp dụng các chế độ tỷ giá khác
nhau nhằm đạt được các mục tiêu phát triển của từng thời
kỳ.
Căn cứ vào vai trò của chính phủ và vai trò của thị trường
trong việc hình thành tỷ giá có 3 chế độ tỷ giá đặc trưng sau:
Chế độ tỷ giá cố định, chế độ tỷ gái thả nổi hoàn toàn, chế
độ tỷ giá thả nổi có sự quản lý của nhà nước.
1.2. Căn cứ để lựa chọn chính sách tỷ giá.
Việc lựa chọn chế độ tỷ giá xoay quanh hai vấn đề chính: mối
quan hệ giữa các nền kinh tế quốc gia với cả hệ thống toàn
3


Đề tài:Chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam

cầu và mức độ hoạt tính của các chính sách kinh tế trong
nước.
Vấn đề thứ nhất, thực chất là lựa chọn hệ thống mở cửa hay
đóng cửa. các phương án đặt ra cho việc lựa chọn hệ thống
tỷ giá thiên về hoặc tỷ giá cố định hoặc tỷ giá linh hoạt hoặc
kết hợp cả hai. nếu quốc gia lựa chọn hệ thống tỷ giá cố
định, là tương đương với việc chọn hệ thống mở cửa, trong
đó luôn có sự tương tác giữa các nhân tố quốc gia và cả hệ
thống còn lại. bởi vì việc hoạch định chính sách đối nội trở
thành ngoại sinh và tuân thủ theo thoả ước tỷ giá khi quốc
gia đó lựa chọn chế độ này.
Ngược lại, phương án tỷ giá linh hoạt, về nguyên tắc, không
chấp nhận một ràng buộc nào vào các chính sách kinh tế đối
nội. các chính sách có tác động gì đi nữa thì sự giao động tỷ

giá sẽ giữa chúng chỉ gây ảnh hưởng trong phạm vi quốc gia
và tương ứng với điều đó, kết quả của các chính sách kinh tế
nước ngoài dù thế nào đi chăng thì điều chỉnh tỷ giá sẽ giữ
ảnh hưởng của chúng nằm ngoài phạm vi quốc gia. vậy việc
lựa chọn cơ chế hối đoái linh hoạt đồng nhất với lựa chọn hệ
thống đóng cửa, trong đó tỷ giá linh hoạt sẽ tách rời nền kinh
tế quốc gia khỏi môi trường quốc tế.
Vấn đề mức độ hoạt tính của các chính sách kinh tế đối nội,
rõ ràng có các mức độ khác nhau. vì tỷ giá cố định thể hiện
sự cam kết áp đặt các ràng buộc đối với chính sách kinh tế
quốc gia, không thể theo đuổi chính sách đối nội một cách
độc lập. Ngoài ra còn có các tiêu chuẩn khác để xem xét lựa
chọn chính sách tỷ giá như các hình thức rối loạn kinh tế, đặc
thù cơ cấu kinh tế và tính chất rủi ro và các mục tiêu theo
đuổi..
1.3. Các công cụ của chính sách tỷ giá hối đoái.
Phương pháp lãi suất chiết khấu : Đây là phương pháp
thường sử dụng để điều chỉnh tỷ giá hối đoái trên thị
trường.Với phương pháp này, khi tỷ giá hối đoái đạt đén mức
báo động cần phải can thiệp thì NHTƯ nâng cao lãi suất chiết
khấu . Do lãi suất chiết khấu tăng nên lãi suất trên thị trường
4


Đề tài:Chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam

cũng tăng lên . Kết quả là vốn vay ngắn hạn trên thị trường
thế giới sẽ dồn vào để thu lãi suất cao hơn . Nhờ thế mà sự
căng thẳng về nhu cầu về ngoại tệ sẽ bớt đi , làm cho tỷ giá
không có cơ hội tăng nữa. Lãi suất do quan hệ cung cầu của

vốn vay quyết định . Còn tỷ giá thì do quan hệ cung cầu về
ngoại tệ quyết định . Điều này có nghĩa là những yếu tố để
hình thành tỷ giá và lãi suất là không giống nhau , do vậy mà
biến động của lãi suất không nhất thiết kéo theo sự biến
động của tỷ giá.
Các nghiệp vụ của thị trường hối đoái : Thông qua các
nghiệp vụ mua bán ngoại tệ điều chỉnh tỷ giá hối đoái là một
trong những biện pháp quan trọng nhất của nhà nước để giữ
vững ổn định sức mua của đồng tiền quốc gia . Đây là biện
pháp trực tiếp tác động vào tỷ giá hối đoái .Việc mua bán
ngoại tệ được thực hiện trên nguyên tắc diễn biến giá cả
ngoại tệ trên thị trường và ý đồ can thiệp mang tính chất chủ
quan của nhà nước.Việc can thiệp này phải là hành động có
cân nhắc, tính toán những nhân tố thực tại cũng như chiều
hướng phát triển trong tương lai của kinh tế, thị trường tiền
tệ và giá cả.
Quỹ dự trữ bình ổn hối đoái : Nguồn vốn để hình thành quỹ
dự trữ bình ổn hối đoái thường là : phát hành trái khoán kho
bạc bằng tiền quốc gia . Khi ngoại tệ vào nhiều,thì sử dụng
quỹ này để mua nhằm hạn chế mức độ mất giá của đồng
ngoại tệ . Ngược lại , trong trường hợp vốn vay chạy ra nước
ngoài quỹ bình ổn hối đoái tung ngoại tệ ra bán và tiếp tục
mua các trái khoán đã phát hành để ngăn chặn giá ngoại tệ
tăng .Theo phương pháp này , khi cán cân thanh toán quốc
tế bị thâm hụt , quỹ bình ổn hối đoái sẽ đưa vàng ra bán thu
ngoại tệ về để cân bằng cán cân thanh toán , khi ngoại tệ và
nhiều , quỹ sẽ tung vàng ra bán thu về đồng tiền quốc gia để
thu ngoại tệ nhằm duy trì sự ổn định tỷ giá hối đoái.
II. Chính sách tỷ giá của Việt Nam qua các giai đoạn
trong các giai đoạn từ năm 2008 đến nay.

2.1.

Thời kỳ 2008-2011
5


Đề tài:Chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam

Tình hình nền kinh tế trong giai đoạn 2008-2011:
Biểu đồ: Diễn biến tỷ giá VND/USD từ tháng 1/2008 –
tháng 6/2011

Nguồn: NHNN, Vietcombank (2011)
2.1.1. Năm 2008:


Bối cảnh nền kinh tế năm 2008
Kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp. Tăng trưởng
kinh tế toàn cầu sụt giảm đáng kể do tác động lan truyền
của khủng hoảng cho vay bất động sản dưới chuẩn của
Mỹ. Các nền kinh tế phát triển đều rơi vào suy thoái. Diễn
biến phức tạp của kinh tế thế giới khiến cho kinh tế Việt
Nam gặp nhiều thách thức. Có thể nói chưa bao giờ tình
hình tỷ giá Việt Nam lại biến động “nóng – lạnh” với cường
độ mạnh mẽ như trong năm 2008.



Chính sách và tác động:


6


Đề tài:Chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam

Đối phó với những diễn biến khó lường đó, NHNN VN đã
điều hành tỷ giá linh hoạt, thực hiện được các mục tiêu
của chính sách tỷ giá, đảm bảo thực hiện được các mục
tiêu của chính sách tỷ giá, đảm bảo thanh khoản ngoại tệ,
góp phần kiềm chế lạm pháp và ổn định kinh tế vĩ mô, cụ
thể là:
Biểu đồ: Diễn biến tỷ giá VND/USD trong năm 2008

-

Giai đoạn 1 (1/1/2008 – 25/3/2008):

Tỷ giá VND/USD giảm, đầu năm 2008, tỷ giá dao dộng
quanh mức 16.000 – 16.200 VND/USD, đến giữa tháng
3/2008, tỷ giá giảm xuống còn 15.400 VND/USD. Từ cuối
năm 2007, lạm phát đã ở mức 12,63%, chỉ số giá tiêu
dùng tháng 1/2008 tăng 2,38% so với tháng 12/2007 và
tăng 14,11% so với tháng 1/2007. NHNN phải gấp rút thực
hiện một loạt các biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát.
+Ngày 30/1/2008, NHNN thông báo điều chỉnh các lãi
suất: lãi suất cơ bản từ 8,25%/năm lên 8,75%/năm, lãi
suất tái chiết khấu từ 4,5%/năm tăng lên 6%/năm…
+ Ngày 13/2/2008, NHNN thông báo phát hành tín phiếu
bằng VND và ngày 17/3/2008 thực hiện dưới hình thức bắt
buộc đối với các NHTM với tổng giá trị tín phiếu phát hành

là 20.300 tỷ đồng, kỳ hạn 364 ngày, lãi suất 7,8%/năm.

7


Đề tài:Chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam

Đồng thời, NHNN cũng không thực hiện việc mua USD vào
nhằm hạn chế bơm tiền ra lưu thông. Hậu quả của các
biện pháp trên là dòng VND bị chặn lại, gây ra hiện tượng
khan hiếm tiền mặt, thừa USD giữa các ngân hàng, giá
USD giảm liên tục, mức giảm tới 1,8%. Mặc dù giảm giá
USD là phù hợp trong điều kiện lạm phát trong nước và thế
giới tăng cao, thế nhưng trước tình hình này, để hệ thống
ngân hàng không rơi vào tình trạng mất thanh khoản,
nhưng vẫn theo chủ trương tăng giá VND và kiềm chế lạm
phát, ngày 10/3/2008, NHNN đã quyết định nới rộng biên
độ tỷ giá lên.
Bên cạnh đó, NHNN cũng tung ra thị trường 33.000 tỷ
đồng vay ngắn hạn, gấp 1,5 lần số lượng tiền định rút về
qua tín phiếu bắt buộc, làm cho lạm phát tăng nhanh hơn
ở những tháng sau ảnh hưởng tới tỷ giá.
-

Giai đoạn 2 (26/3/2008 – 16/7/2008):

Tỷ giá tăng với tốc độ chóng mặt tạo cơn sốt USD trên cả
thị trường liên ngân hàng lẫn thị trường tự do.
Trong giai đoạn này tỷ giá tăng dần đều: Giá USD/VND
tăng kịch trần cuối tháng 3, tính đến cuối tháng 5 giá

USD/VND đã tăng 1,02% so với tháng trước đó; và đặc biệt
trung tuần giữa tháng 6, cơn sốt USD bùng nổ lên
19.400VND/USD, trên thị trường chợ đen lên tới
19.800VND/USD. Lạm phát tăng cao có thể coi là nguyên
nhân khởi đầu cho sự đảo chiều đột ngột của tỷ giá giai
đoạn này. Chỉ số CPI tháng 3 lên tới 9,16%, lạm phát tháng
5 tiếp tục tăng 3,91%, cao nhất kể từ đầu năm, đẩy chỉ số
giá tiêu dùng CPI lên tới 15,96%. Tâm lý lo sợ VND mất giá
bắt đầu xuất hiện. Mặc dù NHNN đã nâng lãi suất cơ bản
lên 12%/năm vào tháng 5 nhưng việc áp dụng trần lãi suất
lại làm cho các NHTM không thể đẩy lãi suất lên. Chỉ số
giá tiêu dùng 15,96% gấp gần 2,5 lần lãi suất tiết kiệm
(1,2%/tháng) làm cho lãi suất thực âm. Do đó không thể
thu hút tiền từ trong lưu thông về trong bối cảnh lạm phát
cao, người dân muốn nắm giữ tiền để mua hàng hóa hơn
là gửi tiết kiệm ngân hàng. Bên cạnh đó, nhà đầu tư nước
8


Đề tài:Chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam

ngoài bắt đầu rút vốn khỏi Việt Nam khi lo ngại về tình
hình kinh tế Việt Nam và do tình hình thanh khoản yếu
trên thị trường thế giới đẩy nhu cầu USD chuyển vốn về
nước lên cao. Cung ngoại tệ thấp do NHNN không cho
phép vay ngoại tệ đối với doanh nghiệp xuất khẩu, dưới áp
lực thâm hụt cán cân thương mại (7,2 tỷ USD trong 3
tháng từ tháng 4 đến tháng 6), nhu cầu mua ngoại tệ để
trả nợ của doanh nghiệp tăng cao lại càng đẩy tỷ giá tăng
vọt. Đặc biệt trong thời gian này tỷ giá chênh lệch giữa thị

trường chính thức và thị trường tự do tăng rất cao, có lúc
lên đến 2.500VND/USD chứng rỏ sự quản lý việc thu đổi
ngoại tệ và sự phối hợp giữa NHNN với các ngành chưa
được tốt, điều này lại càng làm cho việc điều hành chính
sách tỷ giá của NHNN phức tạp thêm gấp bội. Ngày 27/6,
NHNN tiếp tục nới rộng biên độ dao động tỷ giá lên 2%.
-

Giai đoạn 3 (17/7/2008 – 15/10/2008):

Tỷ giá USD/VND giảm mạnh từ 19.400VND/USD còn
16.400VND/USD.
Trong tháng 7, chênh lệch lãi suất giữa thị trường ngoại tệ
liên ngân hàng và thị trường tự do không quá cách biệt,
giá USD trên thị trường tự do đã lùi xuống dưới 17.000
đồng. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng tháng 8 ổn định
quanh mức 16.490VND/USD, tỷ giá thị trường tự do cũng
ổn định quanh mức 16.580 – 16.610VND/USD.
Nguyên nhân là do nhận thấy tình trạng sốt USD đang ở
mức báo động, lần đầu tiên trong lịch sử NHNN công bố dự
trữ ngoại hối quốc gia 20,7 tỷ USD khi các thông tin trên
thị trường cho rằng USD đang trở nên khan hiếm.
Đồng thời giai đoạn này NHNN thực hiện kiểm soát chặt
các đại lý thu đổi ngoại tệ (cấm mua bán ngoại tệ trên thị
trường tự do không đăng ký với các NHTM), cấm mua bán
USD thông qua ngoại tệ khác để lách biên độ, cấm nhập
khẩu vàng và cho phép xuất khẩu vàng, bán ngoại tệ can
thiệp thị trường thông qua các NHTM lớn.
Tỷ giá VND/USD trong tháng 9/2008 không có sự biến
động nhiều, chỉ có gia tăng mạnh từ 16.620 lên 16.740

9


Đề tài:Chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam

(ngày 15/9 đến ngày 19/9), sau đó giảm xuống chỉ còn
16.630 VND/USD trong ngày 24/9.
-

Giai đoạn 4 (16/10/2008 – 30/12/2008):

Tỷ giá USD/VDN tăng đột ngột trở lại từ mức 16.600 lên
mức cao nhất là 16.998 sau đó giảm nhẹ. Giao dịch nằm
trong biên độ tỷ giá. Sau khi NHNN tăng biên độ tỷ giá từ
lên vào ngày 7/11/2008 thì tỷ giá tăng lên mức
17.440VNDUSD. Sự tăng tỷ giá giai đoạn này do ảnh
hưởng của nhiều yếu tố: Cuộc khủng hoảng tài chính và
suy thoái kinh tế toàn cầu tác động đối với nước ta làm
cho xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng, ảnh hưởng tới việc
tiêu thụ sản phẩm trong nước làm cho kinh tế suy giảm.
Ngoài ra, dòng tiền ra của khối ngoại tệ tăng lên do các
nhà đầu tư đẩy mạnh bán ròng chứng khoán vào khoảng
giữa T10 – T11, trong đó bán trái phiếu 700 triệu USD, cổ
phiếu 100 triệu USD. Trong khi đó, cầu USD trên thị trường
tự do tăng cao bởi khi NHNN không cho phép nhập khẩu
vàng thì hiện tượng nhập lậu vàng tăng, làm tăng cầu
USD. Hơn nữa, trên thế giới lúc này USD đã lên giá sau khi
CP Mỹ can thiệp vào thị trường TC ngăn chặn khủng
hoảng, do đó VND cũng phải được điều chỉnh cho phù hợp.
Vào cuối năm, NHNN đã bán hơn 1 tỷ USD cho các NHTM

nhằm đáp ứng nhu cầu nhập khẩu một số mặt hàng thiết
yếu.
Nhìn chung chính sách tỷ giá của Việt Nam trong năm
2008 khá hợp lý và kịp thời. Trong năm 2008 có nhiều ý
kiến cho rằng Việt Nam sẽ phá giá nội tệ và kịch bản
khủng hoảng kinh tế 1997 – 1998 Thái Lan sẽ lặp lại ở Việt
Nam. Tuy nhiên kết thúc năm 2008 Việt Nam vẫn kiểm
soát được tỷ giá VND/USD không quá cao và không biến
động nhiều. NHNN đã điều chỉnh tỷ giá bình quân trên thị
trường ngoại tệ liên ngân hàng ngày 25/12/2008 là
16.989VND/USD, không cao như dự báo trước đó.
Nguyên nhân: Trong khoảng thời gian từ tháng 10 tháng 11, nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh việc bán ra
chứng khoán trong đó bán trái phiếu (700 triệu USD), cổ
10


Đề tài:Chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam

phiếu (100 triệu USD). Nhu cầu mua ngoại tệ của khối nhà
đầu tư nước ngoài tăng cao khi muốn đảm bảo thanh
khoản của tổ chức tại chính quốc. Nhu cầu mua USD của
các ngân hàng nước ngoài cũng tăng mạnh (khoảng 40
triệu USD/ngày).
Cầu USD trên thị trường tự do tăng cao bởi khi NHNN
không cho phép nhập vàng thì hiện tượng nhập lậu vàng
gia tăng, làm tăng cầu USD để nhập khẩu (do USD là đồng
tiền thanh toán chính).
NHNN bán hơn 1 tỷ USD cho các NHTM đáp ứng nhu cầu
nhập khẩu một số mặt hàng thiết yếu.
2.1.2. Năm 2009:



Bối cảnh:
Năm 2009, kinh tế nước ta phát triển trong bối cảnh gặp
nhiều khó khăn hơn các năm trước. Ở trong nước, thiên tai
xẩy ra trên diện rộng với mức độ rất nặng nề. Ở ngoài
nước, thị trường giá cả thế giới biến động phức tạp. Cuộc
khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác
động trực tiếp đến nhiều ngành kinh tế nước ta như công
nghiệp, xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư, du lịch. Thuận lợi
tuy có nhưng không nhiều.Trước những tình hình trên,
NHNN đã có những biện pháp can thiệp vào chính sách tỷ
giá.
Biểu đồ: Diễn biến tỷ giá VND/USD trong năm 2009

11


Đề tài:Chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam


Chính sách và tác động:

- Giai đoạn 1(từ 01/01 – 24/11/2009)
Tỷ giá biến động mạnh trên cả thị trường liên ngân hàng
và thị trường tự do.
Cụ thể:
- Từ tháng 1 đến tháng 3: tỷ giá LNH dao động trong
khoảng 17.450 – 17.700 đồng/USD, cách giá trần khoảng
cách từ 0-200 đồng, còn TTTD cao hơn tỷ giá LNH khoảng

100 đồng
- Từ tháng 4 đến tháng 9: tỷ giá trên 2 thị trường dao động
trong khoảng 18.180 – 18.500 đồng/USD - Từ tháng 10
đến 25/11/2009: Biến động tỷ giá rất dữ dội từ 18.545 –
19.300 đồng/USD, có lúc đạt đỉnh 20.000 đồng/USD trên
TTTD và 19.7500 đồng/USD trên thị trường liên ngân hàng.
Diễn biến tỷ giá trong giai đoạn này được giải thích bởi
một số nguyên nhân sau:
- Nguyên nhân chính vẫn là hiện tượng găm giữ ngoại tệ
chờ giá lên của người dân.
- Có hiện tượng DN vay USD tuy chưa đến kỳ hạn trả
nhưng đã mua sẵn USD để giữ vì sợ tỷ giá sẽ tăng. Chính
lượng đặt mua nhiều của DN khiến cầu ngoại tệ tăng.
Ngoài ra do tâm lý bất ổn của cả DN và người dân khi tỷ
giá tăng nhanh dẫn tới hiện tượng găm giữ ngoại tệ.
- Do tác động của chính sách hỗ trợ lãi suất cho các DN
bằng tiền đồng, do lãi suất vay tiền đồng thấp, phạm vi và
thời gian vay được mở rộng theo chủ trương của chính phủ
nên một số DN có ngoại tệ có xu hướng không muốn bán
ngoại tệ và chỉ muốn vay tiền đồng. Đây là 1 tác động
thiếu tích cực không mong muốn khi triển khai gói kích
cầu.
- Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như: thâm hụt
cán cân thương mại lớn các tháng cuối năm 2008, yếu tố
tin đồn…
Trước thực trạng áp lực tăng tỷ giá kéo dài trong suốt giai
đoạn (tháng 1 đến tháng 11/2009), ngày 25/11/ 2009
NHNN đã chính thức phá giá VND 5,44% từ 17.034
VND/USD lên 17.961 VND/USD, đây là tỷ lệ phá giá lớn
nhất trong vòng 1 ngày kể từ năm 1998.

12


Đề tài:Chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam

Đồng thời NHNN ra quyết định 2666/QĐ-NHNN, thu hẹp
biên độ dao động tỷ giá từ ± 5% xuống ± 3%. Việc điều
chỉnh tỷ giá này của NHNN nhằm đưa tỷ giá chính thức
tiến sát tỷ giá trên thị trường ngăn ngừa đầu cơ tiền tệ, hạ
nhiệt trên thị trường ngoại hối, tránh nguy cơ dẫn đến
khủng hoảng tài chính như ở Thái Lan năm 1997. Những
quyết định trên của ngân hàng nhà nước là cần thiết, đã
tác động khá tích cực đến nền kinh tế, điều chỉnh tỷ giá đã
ổn định tâm lý và kỳ vọng của người dân. Trước đó, tỷ giá
trần đã cao hơn khá nhiều so với tỷ giá đang giao dịch trên
thị trường phi chính thức. Bằng việc điều chỉnh này tỷ giá
sẽ được giao dịch dựa trên cung cầu thị trường và người
dân sẽ không còn tâm lý đầu cơ, tích trữ USD. Do đó cầu
ảo về ngoại tệ sẽ giảm xuống. hàng và doanh nghiệp trở
nên minh bạch hơn.
-

Giai đoạn 2(Từ ngày 25/11 đến hết năm 2009)

Sau khi NHNN thực hiện các biện pháp bình ổn tỷ giá, đặc
biệt là có sự chung góp sức của các NHTM đã làm giảm tỷ
giá sau một giai đoạn đầy biến động.
2.1.3.Năm 2010:



Bối cảnh:

Tỷ giá USD/VND năm 2010 tiếp tục là một vấn đề gây sự
chú ý đặc biệt của các nhà hoạch định chính sách, các nhà
nghiên cứu cũng như giới đầu tư khi nó liên tục có những
biến động bất thường, gây nên những bất ổn về kinh tế vĩ
mô. Thậm chí ngay cả khi tỷ giá USD tự do ổn định thấp
hơn tỷ giá NHTM (vào thời điểm giữa năm 2010) thì nó
cũng chứa đựng những nguy cơ trong ngắn hạn. Chính vì
niềm tin bị giảm sút nên khi giá vàng tăng đẩy giá USD
tăng thì tâm lý đổ xô đi mua các tài sản này khiến choVND
ngày càng trở nên mất giá.
Biểu đồ: Dự trữ ngoại hối của Việt Nam từ tháng
1/2010 đến tháng 3/2011

13


Đề tài:Chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam

Biểu đồ: Cán cân thương mại Việt Nam từ tháng
1/2010 đến tháng 3/2011

Chính sách và tác động:
Giai đoạn 1: Quý I năm 2010(1-3/2010)


-

Sau khi tăng khá mạnh trong suốt 11 tháng năm 2009,

sang đến tháng 1/2010 giá USD giảm nhẹ và dao động
quanh mức 18.479 đồng/USD cho đến giữa tháng 2/2010.
Sự giảm nhẹ của giá USD trong giai đoạn này có thể do:
- Nguồn cung USD có thể sẽ tăng khá từ các nguồn: Từ
nước ngoài, lượng USD vào nước ta sẽ tăng khá so với năm
trước, kể cả nguồn vốn đầu tư trực tiếp (thực hiện tháng 1
tăng 33,3%); Vốn hỗ trợ phát triển chính thức do năm
14


Đề tài:Chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam

trước cam kết, ký kết đạt mức kỷ lục; Vốn đầu tư gián tiếp
khi các nhà đầu tư nước ngoài liên tục mua ròng trên thị
trường chứng khoán; Nguồn kiều hối từ Việt kiều và từ lao
động làm việc ở nước ngoài gia tăng; Nguồn thu từ khách
quốc tế đến Việt Nam gia tăng trở lại (tháng 1 tăng
20,4%); Kim ngạch xuất khẩu chuyển từ tăng trưởng âm
sang tăng trưởng dương…Bên cạnh đó, các tập đoàn, tổng
công ty lớn của Nhà nước bán ngoại tệ cho ngân hàng, sức
ép tâm lý găm giữ USD do lo sợ rủi ro tỷ giá giảm, chênh
lệch giữa giá thị trường tự do với giá niêm yết trên thị
trường chính thức đã giảm đáng kể.
- Ngoài ra, từ cuối năm 2009 đến nay, Ngân hàng Nhà
nước đã có những giải pháp“vượt trước ngăn chặn” với
nhiều động thái để giảm sức ép tăng tỷ giá, như: Tăng tỷ
giá liên ngân hàng đồng thời với việc giảm biên độ giao
dịch từ ±5% xuống còn±3%; Yêu cầu các tập đoàn và tổng
công ty lớn của nhà nước bán lại ngoại tệ cho ngân hàng;
Bán ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại có trạng thái

dưới 5%; Hạ 3% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi
USD… Từ giữa tháng 2/2010 đến hết quý I năm 2010: tỷ
giá dao động quanh mức 18.900 đồng và giảm dần do
những chính sách tích cực từ phía Ngân hàng Nhà nước.
Ngày 11/02 Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá bình
quân liên ngân hàng từ mức 17.942 VNĐ/USD lên mức
18.544 VNĐ/USD
Quyết định điều chỉnh tỷ giá này của NHNN được giải thích
bởi một số nguyên nhân và có những tác động tích cực
đến nền kinh tế: Thứ nhất, ngày 30/12/2009, với chỉ đạo
của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước chính thức
ban hành thông tư hướng dẫn việc các tập đoàn, tổng
công ty lớncủa Nhà nước bán lại ngoại tệ cho các ngân
hàng. Việc bán lại được thực hiện khá nhanh sau đó và tạo
một nguồn cung đáng kể, hỗ trợ các ngân hàng cải thiện
trạngthái ngoại tệ vốn căng thẳng trước đó. Thứ hai, chỉ
hơn nửa tháng sau đó, ngày 18/1/2010, Ngân hàng Nhà
nước có Quyết định số 74/QĐ-NHNN giảm mạnh tỷ lệ dự
trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng.
15


Đề tài:Chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam

Việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ từ 7% xuống
4% đối với kỳ hạn dưới 12 tháng, từ 3% xuống 2% đối với
kỳ hạn trên 12 tháng đã làm tăng nguồn vốn khoảng 500
triệu USD (9.000 tỷ đồng) cho các ngân hàng thương mại
để cho vay trên thị trường. Thứ ba, ngay sau đó, NHNN
tiếp tục ban hành Thông tư số 03/2010/TT-NHNN, quy định

mức lãi suất tiền gửi tối đa bằng USD của tổ chức kinh tế
tại tổ chức tín dụng là 1%/năm. Đây được xem là một “cú
hích” mạnh khi ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các tổ
chức kinh tế có tiền gửi bằng USD, khi lãi suất trước đó
được hưởng có từ 4%-4,5%/năm. Quy định được coi như là
đặt các tổ chức đó vào thế “tự xử”, phải tính toán lợi ích
và xem xét bán lại ngoại tệ, chuyển sang VND để có lãi
suất tiền gửi cao hơn. Khớp với chính sách này, các ngân
hàng thương mại đồng loạt tăng giá USD mua vào để thu
hút nguồn ngoại tệ tiềm năng này.
-

Giai đoạn 2: Từ quý II đến hết năm 2010

Nếu như trong 3 tháng đầu năm 2010, tỷ giá trên thị
trường tự do bỏ xa tỷ giá chính thức từ 1000 – 1500
VND/USD thì sang quý II tình hình trở nên ngược lại. Tuy
nhiên, điều này có thể lý giải là do mức chênh lệch quá
cao giữa lãi suất cho vay bằng USD và VND, khiến nhiều tổ
chức, doanh nghiệp chọn phương án vay USD từ ngân
hàng, sau đó bán ra trên thị trường để lấy VND, tạo ra một
lượng cung ảo ngoại tệ rất lớn đổ ra thị trường tự do.
Nhận thấy tình hình trên sẽ gây bất lợi đối với việc điều
hành chính sách tỷ giá nói riêng và CSTT nói chung, ngày
15/6/2010, NHNN đã có công văn số 4496/NHNN-CSTT gửi
các tổ chức tín dụng về việc yêu cầu kiểm soát quy mô và
tốc độ tăng dư nợ cho vay ngoại tệ. Đến tháng 7/2010,
việc hạn chế cho vay bằng ngoại tệ của NHNN với các
TCTD đã bắt đầu phát huy tác dụng, lượng cung ảo USD
trên thị trường giảm, tỷ giá trên thị trường tự do bắt đầu đi

lên, từ 18.990 VND/USD lên 19.200 VND/USD. Ngày
18/8/2010, NHNN tiếp tục điều chỉnh tỷ giá bình quân liên
ngân hàng, tăng thêm 2,1%, tỷ giá USD/VND từ 18.544 lên
16


Đề tài:Chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam

18932. Như vậy, kể từ ngày 25/11/2009, trong vòng chưa
đầy 1 năm, NHNN đã 3 lần tiến hành phá giá VND. Tính
chung cả 3 lần, VND mất giá 11,14%, tỷ giá USD/VND từ
17.034 trước 25/11/2009 lên 18932 ngày 18/8/2010. Đồng
thời, biên độ vẫn giữ nguyên ở mức ±3%. Kể từ tháng
10/2010 cho đến cuối năm, tỷ giá bắt đầu có những biến
động. Giá vàng liên tục thay đổi, chỉ số giá tiêu dùng tăng
cao trong những tháng cuối năm… khiến nhu cầu tích trữ
USD tiếp tục tăng lên. Người dân và các doanh nghiệp đổ
xô đi mua ngoại tệ để đầu cơ khiến mức tỷ giá trên thị
trường tự do tăng lên chóng mặt. Có những thời điểm, tỷ
giá USD/VND trên thị trường tự do đạt 22.000 VND/USD,
cao hơn 16,2% so với tỷ giá chính thức. Điều này ảnh
hướng rất lớn tới việc thu mua ngoại tệ, phục vụ cho hoạt
động kinh tế của các NHTM, bởi dù tỷ giá giao dịch của
NHTM luôn luôn ở mức trần biên độ, nhưng cũng chỉ là
19.500 VND/USD.
2.1.4. Năm 2011


1.4.1. Bối cảnh:


Nền kinh tế trong nước vẫn gặp nhiều khó khăn tỷ lệ tăng
trưởng thấp, thâm hụt cán cân thương mại ở mức cao, bên
cạnh đó tỷ lệ lạm phát ở mức rất cao, giá một số hàng hóa
tăng đột biến. đứng trước tình trạng này ngân hàng trung
ương đã phải đưa ra một loạt các chính sách, trong đó có
chính sách điều hành tỷ giá hối đoái.
Biểu đồ: Diễn biến tỷ giá VND/USD từ tháng 10/2010
đến tháng 9/2011

17


Đề tài:Chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam

1.4.2. Chính sách và tác động:
Giai đoạn 1: 2 quý đầu năm 2011


-

Sau khi ổn định về tỷ giá trong suốt thời gian dài ( từ quý II
đến hết năm 2010) , áp lực tăng tỷ giá lên cao kéo dài
suốt đến tại thời điểm hiện nay,để thực hiện với các khó
khăn đặt ra NHNN. Tính đến thời ngày 30/6 NHNN đã có 2
lần quyết định điều chỉnh tỷ giá chính thức. Ngày
11/2/2011.tuy không bất ngờ vì đã được dự báo trước cả
tháng và cũng khá chậm trước sự chênh lệch cao kéo dài
của 2 loại tỷ giá, nhưng có sự lựa chọn khá tối ưu khi công
bố vào đúng ngày cuối tuần làm việc, giúp giảm bớt những
phản ứng bột phát của thị trường. Về mức điều chỉnh lớn

và gây sốc nhất trong suốt hơn một năm qua, với giá USD
trong giao dịch liên ngân hàng đã tăng 1.700 đồng, từ mức
18.932 VND lên mức 20.693 VND/USD - tức tăng hơn 9,3
% so với mức tăng 2,1% trong đợt điều chỉ tỷ giá ngày
18/8/2010, và tăng 3,36% ngày 11/2/2010. Như vậy, trong
vòng đúng 1 năm qua, NHNN đã chính thức 3 lần điều
chỉnh tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng với mức
tăng tổng cộng 14,46%, tức xấp xỉ mức lạm phát tháng
2/2011 so với tháng 2/2010 (Tổng cục Thống kê cho biết,
CPI tháng 1/2011 của cả nước đã tăng tới 1,74% so với
tháng 12/2010 và tăng 12,17% so với cùng kỳ năm
18


Đề tài:Chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam

2010).Về biên độ, tiếp tục xu hướng thu hẹp biên độ giao
dịch qua 3 lần điều chỉnh tỷ giá trong vòng 1 năm qua,
theo đó, biên độ giao dịch đã liên tục thu hẹp dần từ +5%, rồi giảm tiếp và giữ nguyên ở mức +- 3%, và lần này
xuống gần như mức tối thiểu, chỉ còn +- 1%. Tuy vậy chỉ 2
tháng sau, ngày 22/4 ngân NHNN tiếp tục điều chỉnh tỷ giá
bình quân liên ngân hàng, tăng thêm 2,1%, tỷ giá
USD/VND từ 20693 lên 20728 , tính đến 30/5, tín dụng
ngoại tệ tăng 2,43% so với tháng trước và tăng tới 23,47%
so với cuối năm 2010. Cụ thể, tín dụng ngoại tệ tăng
khoảng 85.000 tỷ đồng (quy đổi từ USD ra VND) và tăng
rất nhanh so với tín dụng VND. Chính tín dụng ngoại tệ
tăng nhanh đã làm tăng nguồn cung ngoại tệ khi các DN
vay ngoại tệ bán lại lấy VND Như vậy, nhìn chung các
chính sách tỷ giá của NHNN là tối ưu về lựa chọn thời

điểm, tối đa về mức độ giảm giá nội tệ và tối thiểu về thu
hẹp biên độ giao dịch, Đồng thời, với việc NHNN cũng cam
kết trong thời gian tới sẽ điều hành tỷ giá bình quân liên
ngân hàng tương đối linh hoạt, chủ động, phù hợp với tình
hình cung cầu ngoại tệ, bảo đảm tăng tính thanh khoản
của thị trường, góp phần kiềm chế nhập siêu và hỗ trợ cho
việc thực thi chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt hơn…
Tất cả những điều đó đã cho thấy dường như đang và sẽ
có những chuyển động khá sâu sắc cả về nhận thức, cũng
như cách thức điều hành tỷ giá của NHNN.
-

Giai đoạn 2: Từ quý III đến hết năm 2011

Ngày 10/8/2011, NHNN đã có động thái điều chỉnh tỷ giá
bình quân LNH tăng 10VND/USD lên mức 20.618VND/USD
Đến sáng 24/8 lần thứ hai trong tháng này, NHNN lại tiếp
tục điều chỉnh tỷ giá bình quân LNH lên 20.628VND/USD.
Ngay lập tức, các NHTM cũng đẩy giá bán lên kịch trần
(20.834VND/USD).
Ngày 5/10/2011 NHNN công bố tỷ giá giao dịch bình quân
trên thị trường ngoại tệ LNH lên 20.638VND/USD. Theo đó,
tỷ giá bình quân LNH đã tăng thêm 10VND. Bám sát điều

19


Đề tài:Chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam

chỉnh trên, với biên độ +/-1%, các NHTM cũng bán ra vẫn

tiếp tục ở mức rất hẹp.
Ngày 28/10, NHNN công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên
thị trường ngoại tệ LNH là 20.803VND/USD.
Từ cuối năm 2011 tỷ giá bình quân LNH duy trì ổn định ở
mức 20.828VND/USD
Hiện nay, do chênh lệch quá lớn giữa lãi suất cho vay VND
từ 19 – 25% so với 6 – 8% của ngoại tệ, nhiều doanh
nghiệp đã chuyển sang vay USD. Ngân hàng được lợi vì
chênh lệch huy động và cho vay USD rất lớn nên đã tích
cực cho vay ngoại tệ vượt 140 – 150% lượng huy động
được.
2.2. Những thành tựu đạt được và hạn chế trong
chính sách điều chỉnh tỷ giá hối đoái của Việt Nam
trong giai đoạn 2008-2011:
2.2.1 Những thành tựu


Tỷ giá đã được điều chỉnh linh hoạt hơn

Trong từng giai đoạn khác nhau, NHNN đã có điều chỉnh
biên độ xác định tỷ giá kinh doanh sao cho tỉ giá niêm yết
của các NHTM phản ánh đúng giá trị ngoại tệ trong nền
kinh tế. Ngoài ra, để linh hoạt trong kinh doanh ngoại hối,
NHNN chỉ kiểm soát tỷ giá cơ bản giữa VND và USD. Tỷ giá
VND với các ngoại tế khác được xác định hoàn toàn dựa
trên cung cầu trên thị trường ngoại hối


Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng năng động
và đa dạng hơn


- Chính thức cho phép các TCTD được thực hiện giao dịch
hối đoái trong đó có quyền chọn.
- Ngoài các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng, tín dụng
khác, NHNN cho phép cá nhân thực hiện các giao dịch phái
sinh tiền tệ này. Đây là bước đổi mới, cho phép hoạt động
đầu tư trong thị trường ngoại hối.
- Kì hạn giao dịch do TCTD và khách hàng tự thỏa thuận.
- TCTD được phép duy trù tổng giá trị quyền chọn không
có giao dịch đối ứng tối đa 10% vốn tự có. Tính đến 6/2005
20


Đề tài:Chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam

NHNN tiếp tục cho phép 7NHTM gồm 2 NHTM nước ngoài
và 5 NHTM trong nước thực hiện nghiệp vụ này


NHNN đã sử dụng nhiều công cụ trong điều
hành tỉ giá:

Để điều hành tỉ giá, trong thời gian qua, NHNN đã sử
dụng khá hài hóa các công cụ dự trữ bắt buộc, lãi suất,
kiểm soát ngoại hối. Minh chững rõ nét cho nhận định
này là trong năm 2009, khi nguồn cung ngoại tệ trong
nền kinh tế không đáp ứng nhu cầu ngoại tệ thậm chí
với nhu cầu nhập khẩu những mặt hàng chiến lược,
ngày 23/12/2009 chính phủ đã ban hành văn bản
2578/TTg-KTTH buộc 7 tập đoàn là tập đoàn dầu khí

VN, tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản VN, tổng
công ty (TCT) lương thực miền Nam, TCT lương thực
miền Bắc, TCT lắp máy VN, TCT cảng hàng không miền
nam, TCT hóa chất - bán ngoại tệ. Khi các tập đoàn kết
hối, tình trạng găm giữ chờ ngoại tệ lên giá của các tổ
chức trong nền kinh tế giảm đáng kể. theo vụ quản lí
ngoại hối, từ 11 đến 17/11/2009 trước khi chính phủ
ban hành văn bản 2578 doanh số giao dịch liên ngân
hàng đạt mức 2,03 tỉ USD tương đương 406 triệu USD/
ngày, tăng trung bình 580 triệu USD so với tuần trước
đó. Việc làm này đã góp phần hạn chế căng thẳng
ngoại tệ và kiềm chế sự biến động của tỉ giá. Trên thị
trường ngoại tệ chợ đen, để kiểm soát biến động tỉ giá.
NHNN đã tăng cường kiểm soát hoạt động mua bán
ngoại tệ của các bàn thu đổi ngoại tệ và tình trang
niêm yết, thanh toán bằng ngoại tệ của các cửa hàng,
doanh nghiệp trong nền kinh tế. trật tự lưu thông ngoại
tệ trên thị trường tự do phần nào được chấn chỉnh.
2.2.2. Hạn chế:


Tỉ giá chưa phản ánh đúng thực trạng cung cầu
ngoại tệ trong nền kinh tế:

21


Đề tài:Chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam

Trong thời gian qua cho thấy lạm phát ở Việt Nam cao hơn

rất nhiều so với lạm phát nước ngoài, đặc biệt là lạm phát
của Mỹ. Tuy nhiên mức độ giảm giá của VND lại không mở
mức tương ứng. VND theo đó được đánh giá khá cao so với
sức mua của nó.Việc định giá VND cao so với USD trong
một thời gian dài đã góp phần làm giảm năng lực cạnh
tranh của hàng xuất khẩu, đồng thời khuyến khích nhập
khẩu, giảm dự trữ ngoại hối. Điều này được chứng minh
bằng một thực tế là: nhập siêu của Việt Nam tăng nhanh
liên tục trong mấy năm trở lại đây, từ 2,8 tỷ USD trong
năm 2006 lên 8,2 tỷ USD năm 2007 và 17,5 tỷ USD trong
năm 2008; Thâm hụt thương mại của Việt Nam trong năm
2009 vào khoảng 12 USD; và cùng với việc doanh nghiệp
và người dân chuyển sang nắm USD và vàng đã làm cho
cán cân thanh toán của Việt Nam thâm hụt nặng. Bên
cạnh đó, tình trạng định giá quá cao VND cũng khiến VND
luôn chịu sức ép giảm giá làm tỉ giá niêm yết tại các NHTM
thường xuyên trong tình trạng trần biên độ. Nghiêm trọng
hơn, tại các thời điểm căng thẳng do thiếu hụt ngoại tệ, tỉ
giá niêm yết kịch trần tại các NHTM thấp hơn nhiều sơ với
tỉ giá thị trường tự do. Các NHTM đã thực hiện nhiều “ thủ
thuật ” nhằm lách trần để giao dịch với khách hàng tại
mức tỉ giá tương đương với tỉ giá thị trường tự do như phần
đưa chênh lệch vào phí thanh toán quốc tế, phí tài trợ
ngoại thương, hoặc giao dịch thông qua đồng tiền thứ ba.
Cung cầu ngoại tệ bị biến dạng, không phản ánh thực tế
khách quan của thị trường. hiện tượng đầu cơ tích trữ
đôla , đẩy giá đôla lên cao liên tục trong thời gian gần đây,
gây khó khăn cho việc thực thi tỷ giá chính thức của nhà
nước cũng như khó khăn cho các doanh nghiệp sử dụng
đồng USD trong sản xuất kinh doanh.



Sự kết hợp giữa chính sách tỉ giá với các chính
sách quản lí vĩ mô khác đã có nhưng chưa hài
hòa:

Mặc dù chính phủ đã quan tâm đến tính đồng bộ trong
việc ban hành các chính sách quản lí vĩ mô.tuy nhiên trong
22


Đề tài:Chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam

một số thời kì nhất định, các chính sách này còn thể hiện
nhiều điều bất cập. Chẳng hạn trong giai đoạn cuối 19992000, tỉ giá VND/USD luôn có xu hướng tăng đều nhưng
các NHTM lại duy trì mức chênh lệch lãi giữa USD và VND
nhỏ. Điều này làm gia tăng hiện tượng đô la hóa nền kinh
tế và lãng phí nguồn ngoại tệ. Các nhà nhập khẩu thay vì
vay USD thì chuyển sang vay VND sau đó mua USD để
thanh toán với đối tác nước ngoài. Các NHTM thiếu vốn
VND, thừa vốn USD, USD trên thị trường khan hiếm tạo áp
lực tăng tỉ giá VND/USD.


Thị trường liên ngân hàng hoạt động chưa hiệu
quả

Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là nơi cung cầu ngoại
tệ gặp nhau, tuy nhiên, hoạt động của thị trường này trong
thời gian qua chưa phản ánh đúng thực trạng kinh doanh

ngoại hối của nền kinh tế. . Xảy ra hiện tượng các ngân
hàng chỉ có mua mà không có bán USD ( do giá đôla thực
tế cao hơn tỷ giá chính thức),gây nên tâm lý sùng bái
đôla.Thị trường tiền tệ liên ngân hàng còn kém phát triển,
chưa hoàn hảo, dự trữ ngoại tệ hạn hẹp nên can thiệp của
NHNN vào thị trường ngoại tệ chỉ trong một giới hạn nhất
định mà thôi.
2.2.

Thời kỳ 2011-2014
Khái quát nền kinh tế giai đoạn 2011-2014
Theo đánh giá của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, từ năm
2011 đến 2014, cơ bản đã đạt được các chỉ tiêu đặt ra về
ổn định kinh tế vĩ mô. Cung cầu hàng hóa bảo đảm, cân
đối tiết kiệm - đầu tư có chuyển biến rõ rệt, theo hướng
tổng tiết kiệm luôn bằng hoặc cao hơn tổng đầu tư. Cân
đối điện đủ nhu cầu sản xuất - tiêu dùng và có dự phòng.
Tăng trưởng thương mại, công nghiệp và nông nghiệp,
cũng như cán cân thương mại có sự cải thiện đáng kể,
xuất khẩu giữ nhịp độ tăng trưởng cao, đặc biệt khu vực
doanh
23


Đề tài:Chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam

Thực trạng tỷ giá hối đoái và chính sách điều chỉnh
tỷ giá giai đoạn 2011-2014
2.2.1. Năm 2012


Tỷ giá trên thị trường chính thức ổn định quanh mức 20.850
VND/USD, mặc dù ở một số thời điểm trong năm xuất hiện vài
đợt sóng ngắn ngủi, đưa tỷ giá lên mức 20.820 VND - 21.295
VND/USD cho hai chiều mua và bán. Tỷ giá trong năm 2012
được thể hiện thành 2 giai đoạn: từ tháng 1/2012: sụt về mức
20.820 VND/USD nhưng từ tháng 2/2012 kéo dài đến hết năm
lại ổn định trong biên độ cho phép của Ngân hàng Nhà nước
(20.825 VND - 21.036 VND/USD). Thời điểm cuối tháng 5, đầu
tháng 6 và cuối tháng 8 đầu tháng 9 của 2012, tỷ giá xuất hiện
vài đợt sóng nhưng đó là do một số ngân hàng thương mại lớn,
nhất là các “anh cả” nhà nước cố tình tạo sóng kiếm chút lời khi
được Ngân hàng Nhà nước “ngó lơ” nhưng mức mua bán nhanh
chóng lùi dần về mốc 20.840 VND - 20.845 VND/USD vào cuối
năm. Song song, tỷ giá trên thị trường tự do cũng không tạo ra
24


Đề tài:Chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam

sự biến động nào đáng kể. Cuối tháng 8, đầu tháng 9/2012, tỷ
giá nhích lên và bỏ xa thị trường chính thức một khoảng khá lớn
nhưng nhanh chóng trở lại bám sát tỷ giá chính thức. Đây chính
là một điểm sáng của thị trường ngoại hối trong năm .
Năm 2012 ghi nhận một sự khác biệt trong điều hành chính
sách tiền tệ, trong đó có tỷ giá chính là sự nhất quán trong các
thông điệp từ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Dù có một vài
thời điểm, Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng, giảm nhưng
tựu trung là bám sát tín hiệu thị trường và kiên định với mục
tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát.
Để đạt được điều đó Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều

điều đổi mới:
- Thứ nhất, nếu như các năm trước, mỗi khi sóng tỷ giá gợn
lên, Ngân hàng Nhà nước thường ban hành dồn dập các văn
bản uốn nắn theo mong muốn của mình thì năm 2012, nhà điều
hành thường quan sát thị trường rất kỹ và sử dụng các công cụ
điều tiết mang tính kỹ thuật nhiều hơn. Chẳng hạn, Ngân hàng
Nhà nước vừa thu hẹp các đối tượng được vay ngoại tệ cũng
như trạng thái ngoại tệ được phép nắm giữ của các tổ chức tín
dụng, vừa giữ vai trò người mua bán cuối cùng trên thị trường
một cách rất linh hoạt. Cá biệt, có những thời điểm tỷ giá giảm
sâu, Ngân hàng Nhà nước còn chủ động nâng giá mua lên mức
20.850 VND/USD để ngăn đà tăng giá của VND.
- Thứ hai là duy trì lợi ích cho người nắm giữ VND vượt trội hơn
so với nắm giữ USD từ góc độ tiền gửi. Lãi suất VND ở mức 14%
- 13% - 12%, thậm chí kéo xuống 8% ở các thời điểm trong năm
so với lãi suất tiền gửi USD chỉ vài ba phần trăm, khiến cho bên
nắm giữ nguồn cung tiếp tục bán ra. Lượng bán ra lớn đến nỗi,
theo tiết lộ của một quan chức Ngân hàng Nhà nước, trong năm
2012, Ngân hàng Nhà nước đã mua thêm 15 tỷ USD vào dự trữ
ngoại hối.
- Thứ ba, Ngân hàng Nhà nước kiên trì với mục tiêu quản lý thị
trường vàng. Khi tham mưu cho Chính phủ ban hành hai Nghị
định 95 và Nghị định 24, Ngân hàng Nhà nước biết thừa sẽ vấp
phải sự chống đối quyết liệt từ những tổ chức cá nhân sử dụng
25


×