Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số dòng chè được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến tại Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 97 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ LỆ HẰNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC
CỦA MỘT SỐ DÒNG CHÈ ĐƯỢC TẠO RA BẰNG
PHƯƠNG PHÁP GÂY ĐỘT BIẾN
TẠI PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN – NĂM 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ LỆ HẰNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC
CỦA MỘT SỐ DÒNG CHÈ ĐƯỢC TẠO RA BẰNG
PHƯƠNG PHÁP GÂY ĐỘT BIẾN
TẠI PHÚ THỌ
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:1.PGS.TS. NGUYỄN VĂN TOÀN
2.PGS.TS. NGUYỄN HỮU HỒNG



THÁI NGUYÊN – NĂM 2015


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả nhưng kết quả nghiên cứu trong công trình này là
trung thực và chưa được công bố ở bất kỳ công trình nào khác. Nếu sai tôi xin chịu
trách nhiệm hoàn toàn. Mọi trích dẫn trong Luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.

Thái nguyên, tháng

năm 2015

Người viết luận văn

Nguyễn Thị Lệ Hằng


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ
nhiệt tình của nhiều tập thể, cá nhân.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn tới thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Văn
Toàn, PGS.TS. Nguyễn Hữu Hồng, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong
quá trình thực tập và hoàn thành luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu trường Đại học Hùng Vương Phú
Thọ, toàn thể các thầy giáo, cô giáo, cán bộ Khoa nông học, Phòng Quản lý Đào tạo

sau Đại học, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã hỗ trợ và tạo điều kiện cho
tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu khoa học và hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo, cán bộ môn Chọn tạo và nhân giống –
Trung tâm nghiên cứu và phát triển chè - Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp
miền núi phía Bắc đã giúp tôi trong quá trình thực tập và hoàn thành luận văn.

Thái Nguyên, tháng

năm 2015

Người viết luận văn

Nguyễn Thị Lệ Hằng


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ vi
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... ix
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.............................................................................. 2
3.1. Ý nghĩa khoa học .............................................................................................. 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................... 2

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 3
1.1. Nguồn gốc, phân loại và sự phân bố cây chè .................................................... 3
1.1.1. Nguồn gốc cây chè ......................................................................................... 3
1.1.2. Phân loại cây chè ............................................................................................ 4
1.1.3. Sự phân bố của cây chè .................................................................................. 4
1.1.4. Đặc điểm hình thái ......................................................................................... 5
1.1.4.1. Dạng thân và cành ....................................................................................... 5
1.1.4.2. Búp chè........................................................................................................ 6
1.1.4.3. Lá ................................................................................................................. 8
1.1.4.4. Hoa .............................................................................................................. 10
1.1.4.5. Rễ ................................................................................................................ 11
1.2. Tình hình chọn tạo giống chè trên thế giới ....................................................... 12
1.2.1. Tổng quan kết quả chọn giống ....................................................................... 12
1.2.2. Những nghiên cứu về quan hệ giữa đặc điểm sinh vật học với chọn tạo giống
chè trên thế giới ........................................................................................................ 17


iv

1.3. Những nghiên cứu về quan hệ giữa đặc điểm sinh vật học với chọn giống chè ở
Việt Nam .................................................................................................................. 19
1.4. Nghiên cứu sử dụng phương pháp đột biến trong chọn tạo giống chè ............. 22
1.4.1. Nghiên cứu sử dụng phương pháp đột biến trong chọn tạo giống chè ở
ngoài nước ................................................................................................................ 22
1.4.2. Nghiên cứu sử dụng phương pháp đột biến trong chọn tạo giống chè ở Việt Nam. 22
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................... 25
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 25
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 25
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 25
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................................................... 25

2.3. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 25
2.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 26
2.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu ........................................................... 26
2.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm....................................................................... 26
2.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi (Theo 10 TCN 744:2006)............................................. 27
2.4.3.1. Đánh giá đặc điểm hình thái lá và sinh trưởng của búp. ............................. 27
2.4.3.2. Đánh giá năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ............................... 28
3.4.3.3. Điều tra sâu hại............................................................................................ 28
2.4.3.4. Đánh giá chất lượng dòng ........................................................................... 29
2.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ............................................................ 30
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 31
3.1. Đặc điểm hình thái và sinh trưởng các dòng được chọn từ phương pháp xử lý
đột biến trên giống PH1 và TRI777 ......................................................................... 31
3.1.1. Đặc điểm hình thái lá của các dòng chè đột biến mới được tuyển chọn........ 31
3.1.2. Đặc điểm sinh trưởng búp của các dòng chè đột biến mới được tuyển chọn 36
3.2. Đặc điểm năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng được chọn
từ phương pháp xử lý đột biến trên giống PH1 và TRI777 ..................................... 44
3.3. Mật độ sâu hại chính của các dòng được chọn từ phương pháp xử lý đột biến
trên giống PH1 và TRI777 ....................................................................................... 49


v

3.3.1. Bọ cánh tơ hại chè .......................................................................................... 49
3.3.2. Rầy xanh hại chè ............................................................................................ 51
3.3.3. Nhện đỏ hại chè .............................................................................................. 54
3.4. Chất lượng của các dòng chè được tạo ra bằng phương pháp xử lý đột biến trên
giống PH1 và TRI777 .............................................................................................. 56
3.4.1. Chất lượng chè nguyên liệu ........................................................................... 56
3.4.1.1. Thành phần cơ giới búp chè ........................................................................ 57

3.4.1.2. Thành phần sinh hoá búp chè được tạo ra bởi phương pháp gây đột biến . 60
3.4.2. Chất lượng chè xanh ...................................................................................... 65
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 69
1. Kết luận ................................................................................................................ 70
2. Kiến nghị .............................................................................................................. 68
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
II. Tài liệu tiếng Anh
PHỤ LỤC


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả nhưng kết quả nghiên cứu trong công trình này là
trung thực và chưa được công bố ở bất kỳ công trình nào khác. Nếu sai tôi xin chịu
trách nhiệm hoàn toàn. Mọi trích dẫn trong Luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.

Thái nguyên, tháng

năm 2015

Người viết luận văn

Nguyễn Thị Lệ Hằng


vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Đặc điểm hình thái lá các dòng được chọn từ phương pháp xử lý đột
biến trên giống PH1 .................................................................................. 31
Bảng 3.2: Đặc điểm kích thước lá các dòng được chọn từ phương pháp xử lý
đột biến trên giống PH1 ............................................................................ 33
Bảng 3.3: Đặc điểm hình thái lá các dòng được chọn từ phương pháp xử lý đột
biến trên giống TRI777 ............................................................................ 34
Bảng 3.4: Đặc điểm kích thước lá các dòng được chọn từ phương pháp xử lý
đột biến trên giống TRI777 ...................................................................... 35
Bảng 3.5: Thời gian hình thành lá của các dòng, giống chè được chọn từ
phương pháp xử lý đột biến từ giống PH1 trong vụ xuân ........................ 39
Bảng 3.6: Thời gian hình thành lá của các dòng, giống chè được chọn từ
phương pháp xử lý đột biến từ giống TRI777 trong vụ xuân................... 40
Bảng 3.7: Thời gian hoàn thành đợt búp của các dòng chè được chọn từ
phương pháp xử lý đột biến trên giống PH1 ............................................ 42
Bảng 3.8: Thời gian hoàn thành đợt sinh trưởng búp của các dòng chè được
chọn từ phương pháp xử lý đột biến trên giống TRI777 .......................... 43
Bảng 3.9: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng chè được
chọn từ phương pháp xử lý đột biến từ giống PH1 .................................. 44
Bảng 3.10: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng chè được
chọn từ phương pháp xử lý đột biến từ giống TRI777 ............................. 46
Bảng 3.11: Diễn biến mật độ bọ cánh tơ của các dòng đột biến trên giống PH1 ..... 50
Bảng 3.12: Diễn biến mật độ bọ cánh tơ của các dòng đột biến trên giống
TRI777 ...................................................................................................... 51
Bảng 3.13: Diễn biến mật độ rầy xanh của các dòng đột biến.................................. 52
Bảng 3.14: Diễn biến mật độ rầy xanh của các dòng đột biến.................................. 53
Bảng 3.15: Diễn biến mật độ nhện đỏ của các dòng đột biến ................................... 54
Bảng 3.16: Diễn biến mật độ nhện đỏ của các dòng đột biến ................................... 55



viii

Bảng 3.17: Thành phần cơ giới búp chè của các dòng được chọn từ phương
pháp xử lý đột biến từ giống PH1 ............................................................ 57
Bảng 3.18: Thành phần cơ giới búp chè của các dòng được chọn từ phương
pháp xử lý đột biến từ giống TRI777 ....................................................... 59
Bảng 3.19: Kết quả phân tích thành phần sinh hoá búp chè của các dòng được
chọn từ phương pháp xử lý đột biến trên giống PH1 ............................... 61
Bảng 3.20: Kết quả phân tích thành phần sinh hoá búp chè của các dòng được
chọn ra từ phương pháp xử lý đột biến trên giống TRI777 ...................... 63
Bảng 3.21: Chất lượng mẫu chè xanh các dòng chè được chọn từ phương pháp
xử lý đột biến trên giống PH1 qua thử nếm cảm quan ............................. 66
Bảng 3.22: Ảnh hưởng xử lý đột biến đến thử nếm cảm quan mẫu chè xanh các
dòng chè được chọn ra từ phương pháp xử lý đột biến trên giống
TRI777 ...................................................................................................... 68


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Tốc độ sinh trưởng chiều dài búp của các dòng, giống chè được chọn từ
phương pháp xử lý đột biến trên giống PH1 ở vụ xuân ........................................37
Hình 3.2: Tốc độ tăng trưởng búp của các dòng chè được chọn từ phương pháp xử
lý đột biến trên giống TRI777...............................................................................38
Hình 3.3: Năng suất của các dòng chè được chọn lọc từ phương pháp xử lý đột biến
trên giống PH1 ......................................................................................................46
Hình 3.4: Năng suất của các dòng chè được chọn từ phương pháp xử lý đột biến từ
giống TRI777 ........................................................................................................48
Hình 3.5: Diễn biến mật độ bọ cánh tơ của các dòng chè được chọn từ phương pháp
xử lý đột biến trên giống PH1 ...............................................................................50

Hình 3.6: Diễn biến mật độ bọ cánh tơ của các dòng chè được chọn từ phương pháp
xử lý đột biến trên giống TRI777 .........................................................................51
Hình 3.7: Diễn biến mật độ rầy xanh của các dòng chè được chọn từ phương pháp
xử lý đột biến trên giống PH1 ...............................................................................52
Hình 3.8: Diễn biến mật độ rầy xanh của các dòng chè được chọn từ phương pháp
xử lý đột biến trên giống TRI777 .........................................................................53
Hình 3.9: Diễn biến mật độ nhện đỏ của các dòng chè được chọn từ phương pháp
xử lý đột biến trên giống PH1 ...............................................................................55
Hình 3.10: Diễn biến mật độ nhện đỏ của các dòng chè được chọn từ phương pháp
xử lý đột biến trên giống TRI777 .........................................................................56


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Cây chè (Camellia sinensis (L) O.Kuntze) là cây công nghiệp lâu năm, có
hiệu quả kinh tế cao và có giá trị dinh dưỡng. Trên thế giới, ngày nay con người đã
phát hiện chè có rất nhiều công dụng vừa là thức uống bổ dưỡng kiêm nhiều giá trị,
có tác dụng chữa bệnh, kháng sinh tốt và làm thực phẩm tốt. Diện tích trồng chè
trên thế giới ước khoảng 2 triệu ha, cho sản lượng chè khô hàng năm trên 2 triệu
tấn, có 60 quốc gia trồng chè và trên 100 nước uống chè. Việt Nam có điều kiện tự
nhiên phù hợp cho cây chè sinh trưởng phát triển. Sản xuất chè giữ vài trò quan
trọng trong cơ cấu sản xuất Nông nghiệp, sản phẩm chè là mặt hàng xuất khẩu quan
trọng. Sản xuất chè cho thu nhập chắc chắn, ổn định góp phần quan trọng trong quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá Nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là nông
nghiệp nông thôn vùng Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam. Do vậy, Việt Nam
có chủ trương phát triển chè trên cả hai hướng: Ổn định diện tích, thay thế giống
chè cũ bằng các giống chè chọn lọc, trồng các nương chè theo kỹ thuật thâm canh,
gắn với công nghệ và kỹ thuật chế biến mới, tạo sản phẩm chè chất lượng cao, an

toàn, đáp ứng yêu cầu thị trường tiêu thụ. Trong các phương pháp chọn tạo giống,
phương pháp gây đột biến có thể tạo ra sự thay đổi một hay nhiều tính trạng của cây
trồng mà đôi khi bằng phương pháp chọn tạo giống khác không thể làm được.
Trong công tác chọn tạo giống cây trồng bằng phương pháp đột biến, các nguyên tố
tạo nguồn bức xạ có vai trò quan trọng tạo ra các biến dị khi xử lý trên cây trồng,
làm cơ sở cho các nhà khoa học chọn tạo ra giống mới. Chính vì vậy, ngày 02 tháng
06 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 755/QĐ-TTg về việc Phê
duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển, ứng dụng bức xạ trong nông nghiệp đến năm
2020. Một trong những mục tiêu cụ thể của quyết định là chọn tạo và đưa ra 1 - 2 giống
cây trồng một năm, chiếm ít nhất 40% tổng số giống cây trồng và vi sinh vật mới.
Trong những năm vừa qua, Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp miền
núi phía Bắc đã tiến hành công tác chọn tạo giống chè bằng phương pháp đột biến
thực nghiệm và đã tạo ra một số cá thể, dòng chè có nhiều đặc tính quý như: hàm


2

lượng axít amin cao, hàm lượng tanin thấp cho chế biến chè xanh, hàm lượng chất
thơm cao, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh. Với mục tiêu nhanh chóng tuyển
chọn được dòng chè tốt từ nguồn vật liệu khởi đầu đã được tạo ra bằng phương
pháp đột biến tại Viện khoa học kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp miền núi phía Bắc,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của
một số dòng chè được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến tại Phú Thọ”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được dòng chè được tạo ra bằng phương pháp đột biến có khả năng
sinh trưởng, phát triển mạnh có tiềm năng năng suất cao và chất lượng tốt phục vụ
sản xuất.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Các kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng cho công tác nghiên cứu, chọn

lọc, bảo tồn, lưu giữ nguồn gen cây, làm cơ sở khoa học trong công tác chọn tạo
giống chè.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Chọn ra những dòng chè với những đặc tính quý như: Sinh trưởng mạnh,
năng suất cao, chất lượng tốt đồng thời thích nghi với điều kiện sinh thái để nhân
giống, mở rộng diện tích.
- Trên cơ sở nghiên cứu những dòng chè đã được tuyển chọn đề xuất những
biện pháp kỹ thuật thích hợp, giúp cho sản xuất chè ở vùng cao phát triển ổn định
đạt hiệu quả bền vững.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Nguồn gốc, phân loại và sự phân bố cây chè
1.1.1. Nguồn gốc cây chè
Nghiên cứu về nguồn gốc của cây chè là một vấn đề phức tạp, cho đến nay
còn rất nhiều quan điểm chưa được thống nhất. Trong số đó, một số quan điểm đáng
tin cậy và được nhiều người công nhận nhất là:
* Cây chè có nguồn gốc từ Trung Quốc
Theo Dalaselia (Gruzia) và các nhà khoa học Trung Quốc như Suchenpen,
Jaodinh... cho rằng cây chè có nguồn gốc từ tỉnh Vân Nam - Trung Quốc. Sự phân
bố cây chè tại các vùng biên giới Việt Nam, Lào, Campuchia là do các con sông lớn
chảy qua các địa phận trên đều được bắt nguồn từ cao nguyên Vân Nam - Trung
Quốc, do vậy các cây chè dại mọc ở Vân Nam, hạt được vận chuyển đến các vùng
nói trên và lan dần đến các khu vực khác. Cũng theo Daraselia dựa trên cơ sở học thuyết
“Trung tâm khởi nguyên cây trồng” của Vavilop thì cây chè có nguồn gốc ở Trung Quốc
men theo các khu vực: Phía Đông, Nam và Đông Nam cao nguyên Tây Tạng.

* Chè có nguồn gốc ở vùng Assam (Ấn Độ)
Năm 1923, nhà khoa học người Anh là Robert Bruce phát hiện thấy ở cao
nguyên Assam Ấn Độ có những cây chè dại lá to hoàn toàn khác với cây chè Trung
Quốc. Suốt dọc biên giới Trung Quốc - Ấn Độ, những cây chè như vậy được tìm
thấy rất nhiều. Từ đó tác giả đi đến kết luận: Ấn Độ là nơi nguyên sản của chè.
* Chè có nguồn gốc ở Việt Nam
Năm 1970 nhà sinh hóa người Nga Djemukhatze, qua công trình nghiên cứu
sự tiến hóa về sinh hóa của cây chè, tác giả thấy rằng các Catechin đơn giản (thành
phần của Tanin) ở cây chè Suối Giàng chiếm 90%, trong khi đó cây ở chè Tứ
Xuyên, Quý Châu - Trung Quốc chỉ chiếm 18 - 20%. Từ đó tác giả cho rằng nguồn
gốc của cây chè chính là ở Việt Nam.
Những quan điểm nêu trên đều có những cơ sở khoa học riêng của nó, điều
này đi đến những kết luận khác nhau nhưng tóm lại chúng ta có thể đưa ra một nhận


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ
nhiệt tình của nhiều tập thể, cá nhân.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn tới thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Văn
Toàn, PGS.TS. Nguyễn Hữu Hồng, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong
quá trình thực tập và hoàn thành luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu trường Đại học Hùng Vương Phú
Thọ, toàn thể các thầy giáo, cô giáo, cán bộ Khoa nông học, Phòng Quản lý Đào tạo
sau Đại học, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã hỗ trợ và tạo điều kiện cho
tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu khoa học và hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo, cán bộ môn Chọn tạo và nhân giống –
Trung tâm nghiên cứu và phát triển chè - Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp
miền núi phía Bắc đã giúp tôi trong quá trình thực tập và hoàn thành luận văn.


Thái Nguyên, tháng

năm 2015

Người viết luận văn

Nguyễn Thị Lệ Hằng


5

1.1.4. Đặc điểm hình thái
1.1.4.1. Dạng thân và cành
Cây chè sinh trưởng trong điều kiện tự nhiên đơn trục, tức là chỉ có một thân
chính, trên đó phân ra các cấp cành. Do đặc điểm sinh trưởng và do hình dạng thân
khác nhau, nên chè được chia ra làm ba loại: thân gỗ, thân bán gỗ.
Thân gỗ: là loại hình cây cao, to, có thân chính rõ rệt, vị trí phân cành cao.
Thân bán gỗ: là loại hình trung gian, có thân chính tương đối rõ rệt, vị trí
phân cành cao thường khoảng 20 - 30 cm tính từ phía trên cổ rễ.
Cành chè do mầm dinh dưỡng phát triển thành, trên cành chia làm nhiều
đốt. Chiều dài của đốt thay đổi rất khác nhau từ 1 - 10 cm do đặc điểm giống và
điều kiện sinh trưởng. Đốt chè dài là một trong những biểu hiện giống chè có năng
suất cao. Thân và cành tạo nên khung tán của cây chè.
Các tác giả Nguyễn Văn Niệm, Đỗ Văn Ngọc, Trần Thanh (1984) [15] cho
rằng đặc điểm phân cành của cây chè là chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng tới khả năng
cho năng suất của giống. Những giống chè có độ cao phân cành thấp, số cành cấp 1
nhiều, cành lớn sẽ có bộ khung tán to, khoẻ, có khả năng cho năng suất cao.
Kết quả nghiên cứu sinh trưởng của một số giống chè nhập nội trồng tại Thái
Nguyên tác giả Lê Tất Khương [6] cho biết các giống chè có hai dạng hình là thân

bụi và thân gỗ nhỡ. Các giống có dạng thân gỗ nhỡ thường có chiều cao lớn hơn các
giống chè thân bụi. Hai giống có chiều cao thấp nhất là giống Keo Am Tích và Thiết
Bảo Trà. Trong khi đó về thế lá có 5 giống chè thế lá nằm ngang (Trung du, PT95,
Phúc Vân Tiên, Hùng Đỉnh Bạch Thiết Bảo Trà), có 5 giống thế lá xiên (Phú Thọ
10, Hoa Nhật Kim, Long Vân 2000, Kiara 8, TRI 2024) và 2 giống có thế lá rủ (Keo
Am Tích, Nhật Bản 2). Nhưng khi đánh giá về bề mặt lá tác giả khẳng định trong
các giống thí nghiệm có 2 dạng: mặt nhẵn và mặt gồ ghề. Diện tích lá của các giống
chè thí nghiệm dao động từ 10,05 cm2 - 36,86 cm2. Với hệ số diện tích lá của các
giống tác giả cho biết dao động từ 0,25 - 0,86 m2lá/m2đất.
Vũ Công Quỳ [16] khi nghiên cứu tương quan hình thái, năng suất ở một số
biến chủng chè kết luận: Đặc điểm hình thái của những giống chè năng suất cao là
lá có khối lượng lớn, mỏng, nhiều búp góc độ phân cành cấp 1 lớn, mô dậu kém
phát triển, tán rộng...


6

Khi nghiên cứu một số đặc điểm hình thái của tập đoàn giống chè tại Phú Hộ
thời kỳ kiến thiết cơ bản tác giả Nguyễn Hữu La [9] đã khẳng định; chiều cao cây
có tương quan thuận rất chặt với chiều rộng tán chè (r = 0,72 ± 0,09) và số cành cấp
1 (r = 0,75 ± 0,090), tương quan chặt với diện tích lá (r = 0,58 ± 0,11), nhưng không
có mối tương quan thuận với chiều dài đốt cành, trọng lượng búp và mật độ búp.
Tóm lại mỗi giống chè có những đặc điểm phát triển thân cành khác nhau, có
những giống thân bụi, có những giống thân gỗ nhỡ. Vì vậy trong sản xuất phải căn
cứ vào đặc điểm phân cành của từng giống mà bố trí mật độ và khoảng cách trồng
thích hợp tạo điều kiện cho cây chè sinh trưởng phát triển tốt. Căn cứ vào mối
tương quan giữa khả năng phân cành với năng suất và chất lượng các giống chè sẽ
giúp cho những nhà chọn tạo giống có những nhận xét bước đầu về khả năng cho
năng suất của các con lai. Với các biện pháp kỹ thuật như đốn hàng năm sẽ làm tăng
khả năng phân cành của cây chè và vì thế sẽ thúc đẩy việc tăng năng suất nương chè

một cách đáng kể. Với những đặc điểm sinh trưởng cành cũng như sinh trưởng của
bộ rễ mà chúng ta quyết định thời kỳ để bón phân có hiệu quả.
1.1.4.2. Búp chè
Búp chè là đoạn búp non của một cành chè. Búp được hình thành từ các
mầm đỉnh dinh dưỡng, gồm có tôm (phần lá non ở trên đỉnh của cành chưa
xoè rộng ra), và hai hoặc ba lá non. Kích thước của búp thay đổi tuỳ theo
giống, dòng và liều lượng phân bón, kỹ thuật canh tác như việc đốn, hái và điều
kiện địa lý nơi trồng trọt.
Búp chè là nguyên liệu để chế biến các loại chè, vì vậy nó quan hệ trực tiếp
đến năng suất và phẩm chất của chè. Những giống có thời gian sinh trưởng dài, tốc
độ sinh trưởng búp nhanh thường là những giống có khả năng cho năng suất cao.
Trong thực tế sản xuất người ta thường chú ý xây dựng bộ giống hợp lý cho vùng
sản xuất trong đó có những giống có thời gian sinh trưởng búp dài, có những giống
có thời gian sinh trưởng búp ngắn. Có những giống có thời gian cho búp sớm, có
những giống có thời gian cho búp muộn. Có như vậy chúng ta mới có vùng nguyên
liệu có thời gian thu hoạch và chế biến sản phẩm dài, khắc phục được tính thời vụ
của sản xuất chè, khai thác và đáp ứng hết công suất của các nhà máy chế biến.


7

Mỗi giai đoạn cây chè sinh trưởng khác nhau vì vậy sự hình thành và phát
triển của búp chè cũng như các lứa búp chè cũng khác nhau nhưng yếu tố nhiệt độ
có vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành các lứa chè.
Búp chè gồm hai loại: búp bình thường và búp mù. Búp bình thường gồm có
tôm và hai, ba lá non, trọng lượng tươi bình quân 1 búp từ 1-1,2g. Búp mù là búp
phát triển không bình thường, có trọng lượng bình quân bằng một nửa trọng lượng
búp bình thường.
Nghiên cứu về khả năng sinh trưởng của các giống chè nhập nội trồng tại
Thái Nguyên tác giả Lê tất Khương [7] cho biết: Trong điều kiện không đốn hái, 7

giống có số đợt sinh trưởng cao hơn đối chứng từ 0,1- 0,4 đợt (cao nhất là giống
PT95 - 4,2 đợt), 2 giống có số đợt sinh trưởng thấp hơn đối chứng (giống chè Trung
du), thấp nhất là giống Hoa Nhật Kim: 3,6 đợt.
Nghiên cứu số đợt sinh trưởng của các giống chè PH1, 1A, TH3 Trung
Du, TRI777 trong điều kiện có đốn hái và trong điều kiện tự nhiên tác giả Lê Tất
Khương [6], cho thấy: Tuỳ điều kiện tự nhiên giữa các giống ít có sự sai khác về
số đợt sinh trưởng, số đợt sinh trưởng tự nhiên của các giống biến động từ 3,4 3,6 đợt/năm. Tuy nhiên, trong điều kiện có đốn, có hái giữa các giống có sự sai
khác đáng kể về số đợt sinh trưởng giữa các giống chè, biến động từ 5,5 - 6,2
đợt/năm.
Khi nghiên cứu mối quan hệ giữa sinh trưởng búp chè với sản lượng chè
của tác giả Nguyễn Văn Toàn [18] cho rằng: Sản lượng búp chè do 2 yếu tố: Số
lượng búp trên cây và trọng lượng búp quyết định, trong đó số lượng búp/cây có
tương quan chặt hơn đối với sản lượng, đây là yếu tố rất nhạy cảm có thể thay đổi
theo những điều kiện canh tác và các biện pháp kỹ thuật áp dụng. Còn trọng lượng
búp có tương quan thuận không chặt với sản lượng, đây là yếu tố ổn định và nó do
đặc điểm của giống quyết định, vì thế số búp/cây có ý nghĩa rất lớn đối với sản lượng
của cây chè.
Khi nghiên cứu tương quan giữa số búp/tán và năng suất búp của nương chè
tác giả đưa ra kết luận: Tương quan giữa số lượng búp và năng suất chè là tương
quan chặt r = 0,956 ± 0,064.


8

Khi nghiên cứu về mối tương quan giữa năng suất chè với một số chỉ tiêu
sinh học tác giả Nguyễn Thị Ngọc Bình [2] đã kết luận: Năng suất của các giống chè
tương quan thuận chặt với số lượng búp (r = 0,8901) và hệ số diện tích lá (r =
0,7128), tương quan thuận nhưng không chặt với khối lượng búp (r =0,1022) và
diện tích lá (r = 0,1009)
Tóm lại, búp chè là sản phẩm thu hoạch chính của cây chè, ở các giống khác

nhau thì sự sinh trưởng của búp là khác nhau. Có giống chè trong năm búp sinh
trưởng sớm, có những giống búp sinh trưởng muộn vì vậy trong sản xuất cần bố trí
một cơ cấu giống hợp lý bao gồm có cả những giống cho búp sớm, cả những giống
cho búp muộn để có thể thu hoạch được chè suốt trong năm. Năng suất và chất
lượng búp chè cũng được quyết định bởi: mật độ búp và trọng lượng búp. Để có
được nương chè năng suất cao cần xác định cơ cấu cho vùng sản xuất nên chọn và
bố trí những giống chè có trọng lượng búp lớn. Số lượng búp trên cây (mật độ búp)
là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến năng suất của chè. Vì vậy trong sản xuất
phải áp dụng những biện pháp kỹ thuật để tạo điều kiện thuận lợi cho cây chè sinh
trưởng phát triển tốt, có diện tích tán lớn, cây chè phải ra nhiều búp. Với các biện
pháp đốn hàng năm luôn làm cho tán chè tăng nhanh kết hợp với biện pháp hái đúng
kỹ thuật thúc đẩy cho cây chè ra nhiều búp, làm tiền đề cho việc tạo ra nương chè có
năng suất cao.
1.1.4.3. Lá
Lá chè thường mọc cách trên cành, mỗi đốt có một lá. Phiến lá phần lớn hình
bầu dục hoặc thuôn dài, ít khi hình mác hoặc hình trứng. Chiều dài của lá từ 4cm
đến 15cm và rộng từ 2 đến 5cm.
Gân giữa của lá luôn lộ rõ, thường thì lõm sâu ở mặt trên và nổi rõ ở mặt
dưới nhưng gân bên có thể nổi rõ hoặc mờ tùy thuộc vào độ dày của lá. Những gân
chính của lá chè thường phát triển ra đến tận mép lá. Mép lá có răng cưa, hình dạng
răng cưa trên lá chè khác nhau tuỳ theo giống. Số đôi gân lá là một trong những chỉ
tiêu để phân biệt các giống chè.
Trên một cành chè thường có các loại lá: búp đang phát triển, lá thứ nhất, lá
thứ hai, lá thứ ba, lá vẩy ốc, lá thật.


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ vi
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... ix
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.............................................................................. 2
3.1. Ý nghĩa khoa học .............................................................................................. 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................... 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 3
1.1. Nguồn gốc, phân loại và sự phân bố cây chè .................................................... 3
1.1.1. Nguồn gốc cây chè ......................................................................................... 3
1.1.2. Phân loại cây chè ............................................................................................ 4
1.1.3. Sự phân bố của cây chè .................................................................................. 4
1.1.4. Đặc điểm hình thái ......................................................................................... 5
1.1.4.1. Dạng thân và cành ....................................................................................... 5
1.1.4.2. Búp chè........................................................................................................ 6
1.1.4.3. Lá ................................................................................................................. 8
1.1.4.4. Hoa .............................................................................................................. 10
1.1.4.5. Rễ ................................................................................................................ 11
1.2. Tình hình chọn tạo giống chè trên thế giới ....................................................... 12
1.2.1. Tổng quan kết quả chọn giống ....................................................................... 12
1.2.2. Những nghiên cứu về quan hệ giữa đặc điểm sinh vật học với chọn tạo giống
chè trên thế giới ........................................................................................................ 17


10


Sau khi nghiên cứu mối quan hệ giữa màu sắc lá với chất lượng chè tác giả
kết luận: Dạng lá chè có màu vàng là đặc trưng và tương quan có lợi cho các chỉ
tiêu sinh hoá, nó phân biệt với lá có mầu sắc khác ở chỗ có sự khác nhau của hàm
lượng Chlorophyll, Tanin và một số chỉ tiêu khác. Dạng lá có mầu cà phê sáng đặc
trưng có lợi cho các chỉ tiêu sinh lý. Từ những kết quả nghiên cứu trên đã làm cơ
sở định hướng cho các nhà chọn tạo giống chè có thể đi theo các hướng khác nhau
để tạo ra những giống chè cho sản phẩm phù hợp với thị trường. Và nhờ những
định hướng đó có thể rút ngắn được thời gian chọn tạo giống theo những mục tiêu
định trước.
Nghiên cứu của Hadfiel.W. [28] về chỉ số diện tích lá của các giống chè và
đã rút ra kết luân: Chỉ số diện tích lá của những giống chè có thế lá bình thường là 3
- 4 và của những giống chè có thế lá đứng là 5 - 7. Giống chè Trung Quốc chỉ số
diện tích lá cao hơn có khả năng trồng và phát triển tốt trong điều kiện ánh sáng đầy
đủ và cho năng suất cao hơn kiểu giống Assam.
Đối với cây chè lá có ý nghĩa rất quan trọng, nó vừa là cơ quan quang hợp và
vừa là một phần của sản phẩm thu hoạch. Hơn thế nữa, lá chè còn có liên quan với
năng suất và chất lượng. Diện tích lá và thế lá cũng biểu hiện khả năng sinh trưởng
phát triển của giống chè. Căn cứ vào mầu sắc lá chúng ta có thể phần nào nhận xét
được chất lượng của giống chè đó. Từ đó sẽ giúp cho các nhà chọn giống có những
định hướng chọn giống nhất định theo hướng đầu ra của sản phẩm, và vì thế có thể
rút ngắn được thời gian chọn tạo và khảo nghiệm các giống chè.
1.1.4.4. Hoa
Mỗi giống chè có khả năng và thời gian ra hoa và đậu quả khác nhau. Ngày
nay việc trồng chè bằng hạt ít được áp dụng ngoài thực tế do nhược điểm của
chúng. Hiện nay, ngoài thực tế với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ
nhân giống vô tính đối với cây chè đã đạt được những thành công nhất định nhất
định. Tuy nhiên nghiên cứu về khả năng ra hoa và đậu quả, đặc biệt là thời gian nở
hoa của các giống chè có ý nghĩa rất quan trọng trong vấn đề lai tạo, bố trí các cặp
bố mẹ để lai tạo cho hợp lý và có hiệu quả.



11

Khi nghiên cứu về khả năng đậu quả của giống chè 1A đã kết luận: Đặc
điểm cây chè là cây giao phấn, ở giống chè 1A các bộ phận của hoa đều lớn và
phát triển, riêng nhuỵ bị thoái hoá và độ dài chỉ bằng 1/3 so với giống PH1 và
giống Trung du, đầu nhuỵ chỉ có 2 nhánh vì vậy hạt phấn của các cây khác không
vào được hoa của 1A, kể cả đem hạt phấn thụ lên nó cũng không đậu quả. Trong
khi đó hoa của giống PH1 rất phát triển nhuỵ dài, nhị dài, hoa to, cánh hoa nhiều,
đầu nhuỵ phân 3, có hoa phân 4 nên khả năng sinh sản hữu tính rất mạnh, tỷ lệ đậu
quả cao. Kết quả của tác giả Lê Tất Khương [6] khi nghiên cứu khả năng ra hoa và
đậu quả của một số giống chè tại Thái Nguyên cũng có kết luận tương tự về khả
năng đậu quả của giống chè 1A.
Khi nghiên cứu số lượng nụ, hoa và khả năng đậu quả của các giống chè
trong điều kiện Thái Nguyên tác giả Lê Tất Khương [6], cho rằng: Trong điều kiện
sinh trưởng tự nhiên cây chè ra nhiều nụ hoa hơn so với trong điều kiện có đốn, hái.
Các giống chè thuộc biến chủng Assan, Shan có số nụ hoa ít hơn so với các giống
thuộc biến chủng Trung Quốc lá to. Theo tác giả các giống chọn lọc có nguồn gốc
thuộc biến chủng Shan, Assam có thời gian nở hoa chậm hơn giống Trung du
(thuộc biến chủng Trung Quốc lá to) từ 10 - 25 ngày và có quả chè chín muộn hơn
giống Trung du từ 5 đến 10 ngày.
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Kính [9] hoa chè là loại hoa lưỡng tính, đài hoa
có 5 - 7 cánh. Trong một hoa có rất nhiều nhuỵ đực từ 200 - 400, noãn sào thượng
có 3 - 4 ô. Phương thức thụ phấn của cây chè chủ yếu là thụ phấn khác hoa, tự thụ
phấn chỉ đạt 2-3%. Khả năng ra nụ, ra hoa của cây chè thường rất lớn nhưng tỷ lệ
đậu quả lại rất thấp khoảng 12%.
1.1.4.5. Rễ
Hệ rễ của chè gồm có: rễ cọc, rễ bên, rễ hấp thu. Sự phát triển của rễ chè và
thân chè có hiện tượng xen kẽ nhau, khi thân lá phát triển mạnh thì rễ phát triển
chậm và ngược lại. Đặc điểm sinh trưởng đó thay đổi tuỳ theo điều kiện khí hậu, đất

đai, chế độ canh tác cụ thể ở mỗi nơi.


12

1.2. Tình hình chọn tạo giống chè trên thế giới
1.2.1. Tổng quan kết quả chọn giống
Mỗi loại sản phẩm đều có hương vị đặc trưng riêng biệt, chất lượng cũng
khác nhau và đặc tính sinh hóa học cũng khác nhau.
Chất lượng sản phẩm chè luôn phụ thuộc vào đặc tính nguyên liệu của từng
giống chè. Muốn sản phẩm chè có chất lượng tốt đáp ứng yêu cầu thị trường, mang
lại giá trị kinh tế cao không thể không nắm vững đặc tính chất lượng nguyên liệu
của từng giống chè.
Các giống chè khác nhau có đặc tính nguyên liệu khác nhau. Các giống chè
Shan có đặc điểm búp chè to mập nhiều lông tuyết, nội chất rất giàu. Nghiên cứu
đặc tính nguyên liệu để quyết định phương hướng chế biến sản phẩm chè. Bởi quá
trình chế biến chè thực chất là quá trình biến đổi các hợp chất trong búp chè. Búp
chè non, già khác nhau, to nhỏ khác nhau ảnh hưởng rất lớn đến quá trình chế biến
các loại sản phẩm. Búp chè có nội chất khác nhau thì mục tiêu sản phẩm chế biến
nên khác nhau. Khi định hướng chế biến sản phẩm nào thì chọn giống có đặc tính
chất lượng nguyên liệu thích hợp cho sản phẩm ấy. Trong sản xuất nông nghiệp,
giống có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng
sản phẩm.
Tại Trung Quốc:
Trung Quốc là quốc gia sản xuất chè hàng đầu thế giới. Nghiên cứu sử dụng
giống chè tốt trong sản xuất được các nhà khoa học Trung Quốc quan tâm từ rất
sớm. Ngay từ đời nhà tống, Trung Quốc đã có 7 giống chè tốt ở Vũ Dĩ Sơn. Các
giống chè Thủy Tiên (1821 - 1850), Thiết Quan Âm đã có từ hơn 200 năm về trước
đều là những giống chè chiết cành.
Hiện nay công tác chọn giống chè ở Trung Quốc được đặc biệt quan tâm,

chủ yếu chọn giống chè theo hướng chất lượng cao để tạo ra những sản phẩm chè
đặc biệt, nổi tiếng trong nước và thế giới.
Ngoài những giống nổi tiếng từ lâu đời, hiện nay Trung Quốc có nhiều giống
chè cho năng suất cao, chất lượng rất tốt cho cả chế biến chè xanh và chè đen như:
Phúc Vân Tiên (1957 - 1971), Phúc Kiến, Vân Nam, Triết Giang, đã tạo ra được các


13

giống chè có chất lượng nổi tiếng như Đại Bạch Trà, Thiết Quan Âm, Long Tỉnh…
Hiện nay trong chọn tạo giống chè Trung Quốc đã sử dụng các phương pháp: Nhập
nội giống, chọn lọc cá thể, đặc biệt là phương pháp lai hữu tính đã được áp dụng
rộng rãi và thu được nhiều thành tựu.
Tại Ấn Độ:
Công tác chọn dòng trên chè Asamica được Ấn Độ đẩy mạnh, trong đó đã trú
trọng chọn ra những giống chè thích nghi cho những vùng có độ cao, độ ẩm khác nhau.
Theo Đỗ Ngọc Quỹ [17], Từ những năm 50 của thế kỉ 20 Ấn Độ đã thành
công trong việc chọn ra 110 giống chè tốt, trong đó có 102 giống chè được nhân
bằng phương pháp vô tính. Đến năm 2003 Ấn Độ đã có trên 80% diện tích được
trồng bằng giống tốt chủ yếu là giống chè Assam được chọn lọc bằng phương pháp
chọn lọc cá thể. Trong đó có trên 20% giống trồng bằng cây con được nhân giống
bằng phương pháp giâm cành.
Đánh giá triển vọng củ việc chọn dòng chè ở Ấn Độ Eden (1958) [25], cho
rằng: Những giống chè ở Trung Quốc, Ấn Độ có nhiều dạng hình thái khác nhau, có
khả năng sinh trưởng và cho năng suất khác nhau, quan sát 200 cây chè trên nương
chè, có những cây cho sản lượng cao gấp 3 lần so với năng suất trung bình và gấp
tới 20 lần so với cây cho sản lượng thấp nhất. Do vậy chọn dòng từ những cây chè
tốt có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao năng suất vườn chè.
Bằng phương pháp công nghệ sinh học năm 1990 Ấn Độ đã chọn ra dòng
tam bội TV29 có tiền năng năng suất cao.

Phương pháp chọn lọc các thể tại Tocklai đã chọn ra các giống TV1, TV23
có sản lượng và chất lượng khá.
Theo Đỗ Ngọc Quỹ (2000) [17] thì Ấn Độ, Nhật Bản, Srilanca, Trung Quốc,
Liên Xô cũ… đã sử dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống chè tốt, dùng
phôi non, phôi hom bồi dưỡng thành cây chè hoàn chỉnh. Sử dụng pháp lai, sử dụng
ưu thế lai để tạo ra giống chè chất lượng cao phục vụ cho sản xuất.
H.P. Banioh (1986) tại Trạm thực nghiệm Tocklai, đã đề ra phương pháp đơn
giản đánh giá sản lượng của cây chè và tiền năng chất lượng của các dòng riêng biệt
trong vườn ươm và trên nương chè, phương pháp này gồm các giai đoạn sau:


iv

1.3. Những nghiên cứu về quan hệ giữa đặc điểm sinh vật học với chọn giống chè ở
Việt Nam .................................................................................................................. 19
1.4. Nghiên cứu sử dụng phương pháp đột biến trong chọn tạo giống chè ............. 22
1.4.1. Nghiên cứu sử dụng phương pháp đột biến trong chọn tạo giống chè ở
ngoài nước ................................................................................................................ 22
1.4.2. Nghiên cứu sử dụng phương pháp đột biến trong chọn tạo giống chè ở Việt Nam. 22
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................... 25
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 25
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 25
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 25
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................................................... 25
2.3. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 25
2.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 26
2.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu ........................................................... 26
2.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm....................................................................... 26
2.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi (Theo 10 TCN 744:2006)............................................. 27
2.4.3.1. Đánh giá đặc điểm hình thái lá và sinh trưởng của búp. ............................. 27

2.4.3.2. Đánh giá năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ............................... 28
3.4.3.3. Điều tra sâu hại............................................................................................ 28
2.4.3.4. Đánh giá chất lượng dòng ........................................................................... 29
2.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ............................................................ 30
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 31
3.1. Đặc điểm hình thái và sinh trưởng các dòng được chọn từ phương pháp xử lý
đột biến trên giống PH1 và TRI777 ......................................................................... 31
3.1.1. Đặc điểm hình thái lá của các dòng chè đột biến mới được tuyển chọn........ 31
3.1.2. Đặc điểm sinh trưởng búp của các dòng chè đột biến mới được tuyển chọn 36
3.2. Đặc điểm năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng được chọn
từ phương pháp xử lý đột biến trên giống PH1 và TRI777 ..................................... 44
3.3. Mật độ sâu hại chính của các dòng được chọn từ phương pháp xử lý đột biến
trên giống PH1 và TRI777 ....................................................................................... 49


×