Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai mới tại huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.29 MB, 95 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN HOÀNG MINH

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN CỦA MỘT GIỐNG NGÔ LAI MỚI
TẠI HUYỆN ĐOAN HÙNG, TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN - 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN HOÀNG MINH

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN CỦA MỘT GIỐNG NGÔ LAI MỚI
TẠI HUYỆN ĐOAN HÙNG, TỈNH PHÚ THỌ

Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Luân Thị Đẹp

THÁI NGUYÊN - 2015




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa có ai công bố trong
một công trình nào khác.
Các thông tin trích dẫn, sử dụng trong luận văn được ghi rõ nguồn gốc.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Đoan Hùng, tháng 9 năm 2015
Học viên

Nguyễn Hoàng Minh


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tôi luôn nhận được
sự giúp đỡ, quan tâm, tạo điều kiện của các thầy giáo, cô giáo và cán bộ khoa
Nông học, Phòng Đào tạo - trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, cùng các
tập thể, cá nhân và gia đình.
Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn:
Cô giáo hướng dẫn: PGS. TS. Luân Thị Đẹp giảng viên khoa Nông Học,
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, người đã tận tâm hướng dẫn, giúp
đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô giáo Khoa Nông học,
Phòng Đào tạo - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, những người đã
truyền đạt kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập. Trân trọng
cảm ơn Trung tâm Khảo kiểm nghiệm Giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia
đã cung cấp vật liệu nghiên cứu và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá

trình thực hiện đề tài; Lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Đoan Hùng, tỉnh
Phú Thọ đã tạo điều kiện để tôi được tham gia học tập để nâng cao trình độ
chuyên môn; UBND xã Chí Đám, huyện Đoan Hùng cùng các đồng nghiệp,
gia đình đã giúp tôi triển khai thực hiện đề tài.
Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên
luận văn không tránh khỏi thiếu sót, hạn chế, tôi rất mong nhận được sự tham
gia đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo để luận văn của tôi hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đoan Hùng, tháng 9 năm 2015
Học viên

Nguyễn Hoàng Minh


iii

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................... 1
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài .............................................................. 3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................... 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 5
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ................................................................... 5
1.2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và Việt Nam .............................. 6
1.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới ................................................ 6
1.2.2.Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam .................................................. 9
1.3. Tình hình sản xuất ngô ở tỉnh Phú Thọ ............................................. 12
1.3.1. Tình hình sản xuất ngô ở tỉnh Phú Thọ .......................................... 12
1.3.2. Tình hình sản xuất ngô tại huyện Đoan Hùng ............................... 13

1.4. Tình hình nghiên cứu ngô trên thế giới và Việt Nam ....................... 15
1.4.1 Tình hình nghiên cứu ngô trên thế giới ........................................... 15
1.4.2. Tình hình nghiên cứu ngô tại Việt Nam ........................................ 19
Chương 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 26
2.1. Vật liệu nghiên cứu ........................................................................... 26
2.2. Nội dung nghiên cứu ......................................................................... 27
2.3. Địa điểm và thời gian thực hiện thí nghiệm ...................................... 27
2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 28
2.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ............................................... 29
2.6. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................. 33
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 34
3.1. Kết quả nghiên cứu các giai đoạn sinh trưởng của các giống ngô
lai thí nghiệm năm 2014 tại huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ ................ 34


iv
3.2. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh lý của các
giống ngô thí nghiệm năm 2014 tại huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ .... 40
3.2.1. Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của các giống ngô thí
nghiệm năm 2014 tại huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ .......................... 41
3.2.2. Số lá và chỉ số diện tích lá của các giống ngô thí nghiệm năm
2014 tại huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. .............................................. 43
3.2.3. Trạng thái cây, trạng thái bắp và độ bao bắp của các giống ngô
thí nghiệm năm 2014 tại huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ ..................... 46
3.2.4. Hình dạng và màu sắc hạt của các giống ngô thí nghiệm .............. 48
3.3. Kết quả đánh giá khả năng chống chịu một số sâu, bệnh hại
chính và khả năng chống đổ của các giống ngô thí nghiệm năm
2014. ......................................................................................................... 49
3.3.1. Đánh giá mức độ nhiễm một số loại sâu, bệnh hại ngô thí
nghiệm năm 2014 tại huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ .......................... 50

3.3.2. Khả năng chống đổ......................................................................... 54
3.4. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô trong thí
nghiệm năm 2014 tại huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ ......................... 56
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 65
4.1. Kết luận ............................................................................................. 65
4.2. Đề nghị .............................................................................................. 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 67


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa có ai công bố trong
một công trình nào khác.
Các thông tin trích dẫn, sử dụng trong luận văn được ghi rõ nguồn gốc.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Đoan Hùng, tháng 9 năm 2015
Học viên

Nguyễn Hoàng Minh


vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1: Tình hình sản xuất ngô trên thế giới giai đoạn 2009 - 2013 ............ 6
Bảng 1.2: Tình hình sản xuất ngô ở một số châu lục năm 2013 ....................... 7
Bảng 1.3: Tình hình sản xuất ngô của một số nước tiêu biểu trên thế giới
năm 2013 .......................................................................................... 8

Bảng 1.4: Tình hình sản xuất ngô tại Việt Nam giai đoạn 2009 - 2013 ......... 10
Bảng 1.5: Tình hình sản xuất ngô của các vùng và cả nước năm 2013 .......... 11
Bảng 1.6. Tình hình sản xuất ngô tại Phú Thọ giai đoạn 2010 - 2014 ........... 13
Bảng 1.7: Tình hình sản xuất ngô tại Đoan Hùng giai đoạn 2010 - 2014 ...... 15
Bảng 2.1: Nguồn gốc và đặc điểm của các giống ngô lai...........................26
Bảng 2.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh
( RCBD ) ( Vụ Hè thu và vụ Đông 2014 ).....................................28
Bảng 3.1: Các thời kỳ phát dục và thời gian sinh trưởng của các giống
ngô thí nghiệm năm 2014 tại huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ .... 35
Bảng 3.2: Hình thái cây của các giống ngô thí nghiệm năm 2014 tại
huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ ................................................... 41
Bảng 3.3: Các chỉ tiêu về sinh lý của các giống ngô thí nghiệm .................... 44
Bảng 3.4: Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp của các giống ngô
thí nghiệm năm 2014 tại huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ ........... 46
Bảng 3.5: Màu sắc và hình dạng hạt của các giống tham gia thí nghiệm ....... 49
Bảng 3.6: Tình hình sâu hại các giống ngô thí nghiệm năm 2014
tại huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ .............................................. 50
Bảng 3.7: Mức độ nhiễm một số loại bệnh hại của các giống ngô
thí nghiệm năm 2014 tại huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ ........... 52
Bảng 3.8: Mức độ đổ gãy của các giống ngô thí nghiệm năm 2014
tại huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ .............................................. 55
Bảng 3.9: Hình thái bắp và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống
ngô thí nghiệm vụ Hè Thu năm 2014 tại huyện Đoan Hùng,
tỉnh Phú Thọ ................................................................................... 56


vii

Bảng 3.10: Hình thái bắp và các yếu tố cấu thành năng suất của các
giống ngô thí nghiệm vụ Đông năm 2014 tại huyện Đoan

Hùng, tỉnh Phú Thọ ........................................................................ 57
Bảng 3.11: Năng suất của các giống ngô thí nghiệm năm 2014 tại huyện
Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ .............................................................. 61


viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 3.1: Biểu đồ năng suất lý thuyết của các giống ngô thí nghiệm ............ 62
Hình 3.2: Biểu đồ năng suất thực thu của các giống ngô thí nghiệm ............. 64


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trên thế giới, ngô (Zea mays.L) là một trong những cây ngũ cốc quan
trọng, diện tích đứng thứ 2 sau lúa mì; sản lượng và năng suất cao nhất trong
3 loại cây ngũ cốc quan trọng của thế giới (Lúa mì, lúa gạo và ngô). Năm
2013 diện tích trồng ngô thế giới đạt 184,19 triệu ha với năng suất 55,2 tạ/ha.
Trong đó Mỹ, Trung Quốc, Braxin là những nước đứng đầu về diện tích và
sản lượng (FAOSTAT, 2015) [21].
Với vai trò làm lương thực cho người, thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu
cho công nghiệp và xuất khẩu ngô đã trở thành cây trồng bảo đảm an ninh
lương thực, góp phần chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng trồng trọt
sang chăn nuôi, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và sản phẩm hàng hoá
cho xuất khẩu ở nhiều nước và trên phạm vi toàn thế giới.
Hiện nay và trong những năm tới, ngô vẫn là cây ngũ cốc có vai trò quan
trọng ở nước ta. Ngô có nhiều công dụng, tất cả các bộ phận của cây ngô từ
hạt, đến thân, lá đều có thể sử dụng được để làm lương thực, thực phẩm cho
người, thức ăn cho gia súc, làm nguyên liệu cho công nghiệp (rượu ngô, sản

xuất ethanol để chế biến xăng sinh học, thậm chí còn còn chế biến tạo ra một
số vật dụng đồ dùng như điện thoại, đồ trang sức của phụ nữ…), một số bộ
phận của ngô có chứa một số chất có vai trò như một loại thuốc chữa bệnh,
làm chất đốt,…
Ở Việt Nam, ngô là cây lương thực quan trọng thứ hai sau cây lúa và là
cây màu quan trọng nhất được trồng ở nhiều vùng sinh thái khác nhau, đa
dạng về mùa vụ gieo trồng và hệ thống canh tác. Cây ngô không chỉ cung cấp
lương thực cho người, vật nuôi mà còn là cây trồng xóa đói giảm nghèo tại
các tỉnh có điều kiện kinh tế khó khăn. Những thành tựu đạt được trong
nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai, các biện pháp kỹ thuật canh tác, phân bón
và thị trường tiêu thụ,... sản xuất ngô thời gian qua đã làm thay đổi căn bản


2
nghề trồng ngô ở nước ta và là động lực quan trọng thúc đẩy diện tích, năng
suất và sản lượng ngô của Việt Nam tăng liên tục với tốc độ cao trong suốt
những năm gần đây. Tuy đã có tiến bộ trong phát triển sản xuất nhưng năng
suất ngô của Việt Nam vẫn thấp chỉ bằng gần 80% so với năng suất ngô trung
bình của thế giới (FAOSTAT Database, 2015) [21]. Theo Cục trồng trọt, năm
2014, chúng ta xuất khẩu năm cao nhất tới hơn 7 triệu tấn gạo, còn sản xuất
ngô vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước, hàng năm chúng ta vẫn phải
nhập khẩu trên dưới 1,5 triệu tấn ngô hạt về phục vụ nguyên liệu chế biến
thức ăn chăn nuôi. Năm 2013, Việt Nam nhập khẩu tổng cộng 2,26 triệu tấn
ngô hạt với kim ngạch đạt 690 triệu USD, tăng 9,7% về lượng và 38% về giá
trị so với năm 2012 (Cục trồng trọt, 2014) [6]. Đến năm 2014, Việt Nam đã
nhập khẩu xấp sỉ 4,79 triệu tấn ngô với kim ngạch đạt 1,22 tỷ USD, tăng
119,05% về lượng và tăng 81,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2013 (Tổng
cục thống kê, 2015) [13]. Năng suất bình quân cũng như sản lượng ngô của
các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc không cao chỉ đạt trung bình đạt 37,6
tạ/ha thấp hơn nhiều so với năng suất trung bình của cả nước là 44,35 tạ/ha

[5b], do đó chưa phản ánh hết tiềm năng của giống, chưa tận dụng được khí
hậu thời tiết, đất đai của từng vùng sinh thái riêng biệt.
Đoan Hùng là một huyện Miền núi phía Bắc của tỉnh Phú Thọ, có diện
tích đất tự nhiên là 30.261,34 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm
39%. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sinh trưởng phát triển của các cây
trồng nông nghiệp nói chung và cây ngô nói riêng, Đoan Hùng có tiềm năng
lớn để phát triển sản xuất nông lâm nghiệp toàn diện. Đại hội Đảng bộ huyện
lần thứ XXI (năm 2010) tiếp tục xác định với tiềm năng lợi thế sẵn có, cần tập
trung chỉ đạo sản xuất nông lâm nghiệp theo các chương trình nông nghiệp
trọng điểm, trong đó chương trình phát triển cây lương thực được ưu tiên để
đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn. Mục tiêu đặt ra là đến năm 2015,
diện tích cây lương thực ổn định là 9.000 ha, sản lượng lương thực đạt 48,5 -


3
49 ngàn tấn. Trong đó, diện tích ngô toàn huyện ổn định ở 2.000 ha, năng suất
đạt 50 tạ/ha, sản lượng đạt 10.000 tấn.
Để góp phần làm tăng năng suất cũng như sản lượng ngô, ngoài việc áp
dụng các biện pháp kỹ thuật, điều cần thiết là luôn phải thường xuyên đánh giá,
tuyển chọn các giống ngô lai mới có tiềm năng cho năng suất cao, khả năng
thích nghi tốt với điều kiện sinh thái của vùng. Do đó nghiên cứu tuyển chọn
các giống ngô lai mới là một đòi hỏi tất yếu, thường xuyên nhằm chọn được
giống ngô thích hợp cho từng vùng trong điều kiện biến đổi khí hậu. Chính vì
vậy chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển
của một số giống ngô lai mới tại huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ”.
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích
Lựa chọn được giống ngô lai mới có năng suất cao thích ứng với điều
kiện đất đai, khí hậu của huyện Đoan Hùng để giới thiệu cho sản xuất.
2.2. Yêu cầu

- Tìm hiểu đặc điểm sinh trưởng của các giống ngô lai thí nghiệm trong
vụ Hè Thu và vụ Đông 2014 tại huyện Đoan Hùng - Phú Thọ.
- Đánh giá một số đặc điểm hình thái sinh lý của các giống ngô thí nghiệm.
- Theo dõi tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ.
- Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống
thí nghiệm.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để nghiên cứu định
hướng, qui hoạch phát triển và chỉ đạo sản xuất ngô trên địa bàn huyện.
- Là tài liệu tham khảo cho giáo viên, sinh viên trong nghiên cứu chọn
tạo giống ngô, là cơ sở cán bộ khuyến nông trong việc khuyến cáo người dân
sử dụng giống mới trong sản xuất.


4

3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đã xác định được 2 giống ngô TN9304 và TN9201 có thời gian sinh
trưởng trung bình, năng suất cao phù giới thiệu cho cơ cấu giống ngô sản xuất
ở tỉnh Phú Thọ nói chung và huyện Đoan Hùng nói riêng.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
tăng vụ nhằm khai thác hiệu quả hơn quĩ đất, góp phần xoá đói, giảm nghèo
tăng thu nhập cho các hộ nông dân, tạo sản phẩm hàng hoá.


5

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Hiện nay diện tích đất nông nghiệp đang dần bị thu hẹp do dân số tăng
nhanh, sự phát triển của các khu đô thị, khu công nghiệp, đường giao
thông…. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu đang diễn biến phức tạp, hạn hán, lũ
lụt ngày càng nặng nề hơn, sâu bệnh mới xuất hiện, biện pháp canh tác không
phù hợp nên một số nơi đã gây ra tình trạng xói mòn đất. Song vấn đề đặt ra
là phải đảm bảo tăng năng suất và sản lượng dù diện tích giảm. Do vậy các
nhà chọn tạo giống cây trồng nói chung, cây ngô nói riêng đã đẩy mạnh việc
chọn, tạo các giống ngô mới theo hướng năng suất cao, phẩm chất tốt, khả
năng chống chịu tốt, phù hợp với từng vùng sinh thái.
Thực tiễn sản xuất nông nghiệp trên thế giới cũng như trong nước đã
khảng định giống cây trồng là một trong những nhân tố quyết định đến năng
suất, chất lượng và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp. Nhờ có bộ giống cây
trồng phong phú, đa dạng chúng ta có thể thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, mùa vụ nhằm khai thác hiệu quả hơn tiềm năng và khắc phục những
hạn chế về đất đai, thời tiết khí hậu của từng vùng, làm đa dạng hóa sản phẩm
nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, thực hiện công nghiệp hóa hiện
đại hóa nông nghiệp và nông thôn.
Tuy nhiên, năng suất và chất lượng cây trồng là những tính trạng số
lượng, ngoài phụ thuộc vào giống chúng còn chịu ảnh hưởng rất lớn tác động
của điều kiện ngoại cảnh. Do vậy, để có giống tốt đưa vào sản xuất phù hợp
với điều kiện sinh thái của từng địa phương thì trước khi đưa vào sản xuất cần
được khảo nghiệm ở các vùng sinh thái khác nhau để đánh giá tính khác biệt,
độ đồng đều, độ ổn định, khả năng thích ứng với điều kiện ngoại cảnh bất
thuận thì mới lựa chọn được giống phù hợp với điều kiện sinh thái của từng
vùng nhằm phát huy được các đặc tính tốt của giống mới và tránh những rủi


6
ro do giống không thích ứng với điều kiện sinh thái tại cơ sở sản xuất. Vì vậy,

khảo nghiệm là một trong những khâu rất quan trọng trong công tác chọn tạo
giống mới để đưa vào danh mục giống Nhà nước cho phép sản xuất và lưu
thông trong các vùng, các địa phương và mùa vụ thích hợp.
1.2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
Hiện nay, ngô là cây lương thực đứng thứ 3 trên thế giới sau lúa mì và
lúa nước, năm 2013 diện tích trồng ngô đạt 184,2 triệu ha với năng suất 55,2
tạ/ha cao nhất trong 5 năm gần đây (FAOSTAT Database 6/2015), [21].
Trong những năm gần đây nhờ vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật, việc
áp dụng những công nghệ mới về các lĩnh vực như di truyền học, công nghệ
sinh học, cơ giới hóa, điện khí hóa và tin học... vào công tác nghiên cứu chọn
tạo và sản xuất, do vậy đã làm tăng năng suất và sản lượng ngô lên đáng kể
(Lương Văn Vàng, 2013) [17]. Tình hình sản xuất ngô 5 năm gần đây được
thể hiện ở bảng 1.1
Bảng 1.1: Tình hình sản xuất ngô trên thế giới giai đoạn 2009 - 2013
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

2009

158,74


51,67

820,20

2010

164,03

51,90

851,27

2011

172,26

51,54

887,85

2012

178,55

48,88

872,79

2013


184,19

55,20

1.016,74

Năm

(Nguồn: FAOSTAT,5/2015)[21]
Số liệu bảng 1.1 cho thấy diện tích trồng ngô của thế giới trong những
năm gần đây tăng đáng kể. Diện tích trồng ngô từ 158,74 triệu ha (năm 2009)
đến 184,19 triệu ha (năm 2013). Năng suất tăng nhưng không đáng kể từ
51,54 – 51,9 tạ/ha (năm 2009 - 2011), năm 2012 năng suất ngô giảm (48,88


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tôi luôn nhận được
sự giúp đỡ, quan tâm, tạo điều kiện của các thầy giáo, cô giáo và cán bộ khoa
Nông học, Phòng Đào tạo - trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, cùng các
tập thể, cá nhân và gia đình.
Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn:
Cô giáo hướng dẫn: PGS. TS. Luân Thị Đẹp giảng viên khoa Nông Học,
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, người đã tận tâm hướng dẫn, giúp
đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô giáo Khoa Nông học,
Phòng Đào tạo - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, những người đã
truyền đạt kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập. Trân trọng
cảm ơn Trung tâm Khảo kiểm nghiệm Giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia

đã cung cấp vật liệu nghiên cứu và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá
trình thực hiện đề tài; Lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Đoan Hùng, tỉnh
Phú Thọ đã tạo điều kiện để tôi được tham gia học tập để nâng cao trình độ
chuyên môn; UBND xã Chí Đám, huyện Đoan Hùng cùng các đồng nghiệp,
gia đình đã giúp tôi triển khai thực hiện đề tài.
Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên
luận văn không tránh khỏi thiếu sót, hạn chế, tôi rất mong nhận được sự tham
gia đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo để luận văn của tôi hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đoan Hùng, tháng 9 năm 2015
Học viên

Nguyễn Hoàng Minh


8
(18,97 triệu ha) nhưng ở đây tập trung những nước có trình độ khoa học phát
triển nên năng suất ngô cao thứ 3 trên thế giới (61,92 tạ/ha). Châu Đại dương
là nơi có diện tích trồng ngô ít nhất thế giới nhưng ở đây có trình độ thâm
canh cao nên năng suất cao thứ 2 trên thế giới (70,8 tạ/ha) và châu Phi là khu
vực có năng suất ngô thấp nhất thế giới (20,33 tạ/ha). Do ở đây điều kiện khí
hậu khắc nghiệt, trình độ thâm canh chưa cao. Trên thế giới, sản xuất ngô
giữa các nước có sự chênh lệch rất lớn về năng suất và sản lượng. Tình hình
sản xuất ngô của một số nước tiêu biểu được trình bày ở bảng 1.3:
Bảng 1.3: Tình hình sản xuất ngô của một số nước tiêu biểu
trên thế giới năm 2013
Diện tích

Năng suất


Sản lượng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

Mỹ

35,48

99,70

353,70

Trung Quốc

35,28

61,75

217,83

Brazil

15,32

52,58


80,54

Mexico

7,10

31,94

22,66

Pháp

1,85

81,39

15,05

Italia

0,80

80,96

65,02

Đức

0,50


88,28

4,39

Hy Lạp

0,19

115,00

2,19

Nước

(Nguồn: FAOSTAT,5/2015)[21]
Số liệu bảng 1.3 cho thấy Mỹ là nước có diện tích và sản lượng ngô lớn
nhất thế giới, diện tích năm 2013 là 35,3 triệu ha với năng suất 97,7 tạ/ha và
sản lượng đạt 353,7 triệu tấn, chiếm 34,8% sản lượng ngô toàn thế giới, có
được kết quả đó là nhờ ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất. Theo
Ming Tang Chang và cộng sự (2005) cho biết: Ở Mỹ chỉ còn 48% giống ngô
được chọn tạo theo công nghệ truyền thống, 52% là bằng công nghệ sinh học
(Ming Tang Chang and Peter L.Keeling, 2005), [23]. Tiếp đến là Trung


9
Quốc, năm 2013 diện tích trồng ngô của Trung Quốc gần tương đương Mỹ
(Trung Quốc: 35,28 triệu ha). Tuy nhiên năng suất ngô của Trung Quốc mới
chỉ bằng 2/3 của Mỹ. Brazin là nước có diện tích trồng ngô nhiều thứ 3 trên
thế giới nhưng năng suất ngô của Brazin chưa cao chỉ tương đương năng suất
trung bình của thế giới.

Mặc dù diện tích trồng ngô ít nhưng với kỹ thuật thâm canh cao nên năng
suất ngô của Hy Lạp, Đức, Pháp, Italia là những nước có năng suất cao trên
thế giới (80,96 - 115 tạ/ha). Israel là nước có điều kiện khí hậu khắc nghiệt
nên diện tích trồng ngô ít nhất thế giới (0,04 triệu ha), nhưng với trình độ
khoa học cao, đầu tư thâm canh lớn nên Israel có năng suất cao nhất trên thế
giới hiện nay (225,6 tạ/ha).
Trên thị trường quốc tế ngô đứng đầu trong danh sách những mặt hàng có
giá trị khối lượng hàng hóa giao dịch ngày càng tăng, tỷ trọng lưu thông lớn,
thị trường tiêu thụ rộng và nhu cầu ngày càng cao. Sở dĩ nhu cầu ngô tăng
mạnh là do dân số thế giới tăng nên nhu cầu về thịt, cá, trứng, sữa tăng mạnh
dẫn đến đòi hỏi lượng ngô dùng trong chăn nuôi tăng. Hơn nữa trong những
năm gần đây khi nguồn dầu mỏ đang cạn kiệt thì ngô được coi là nguồn nguyên
liệu chính để chế biến ethanol, một loại nhiên liệu sạch dùng để thay thế một
phần nguyên liệu xăng dầu. Trong bối cảnh giá xăng dầu đang liên tiếp lập
những kỷ lục mới, nhiên liệu sinh học đang trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết.
Tại Mỹ, nước sản xuất ethanol lớn nhất thế giới, 1/4 sản lượng ngô được dùng
để sản xuất ethanol, như vậy chỉ riêng lượng ngô dùng cho chương trình
ethanol của Mỹ đã tương đương hơn một nửa nhu cầu ngũ cốc của thế giới.
1.2.2.Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam
Ở Việt Nam, cây ngô đã được trồng cách đây khoảng 300 năm và được
trồng trên những điều kiện sinh thái khác nhau của cả nước. Là cây lương
thực quan trọng thứ hai sau cây lúa, là cây trồng chính để phát triển ngành
chăn nuôi. Lịch sử trồng ngô của nước ta qua các thời kỳ là một quá trình phát


10
triển không đồng đều, có giai đoạn rất trì trệ và không tương xứng với tiềm
năng của cây ngô và điều kiện tự nhiên của nước ta. Tuy nhiên trong những
năm gần đây do giá trị kinh tế và nhu cầu về ngô trong nước và thế giới có xu
hướng tăng lên, sản xuất ngô đã nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà

nước nên diện tích, năng suất và sản lượng ngô có những bước tiến đáng kể.
Tình hình sản xuất ngô 5 năm gần đây được trình bày ở bảng 1.4.
Số liệu bảng 1.4 cho thấy Diện tích trồng ngô của Việt Nam có nhiều
biến động, năm 2009 diện tích trồng ngô cả nước đạt 1.089,2 nghìn ha, có
chiều hướng tăng đến năm 2010 (1.126,4 nghìn ha), từ năm 2011 diện tích
giảm dần và đến 2013 là 1.170,3 nghìn ha. Song năng suất ngô tăng dần qua
các năm, năm 2009 là 40,14 tạ/ha, đạt cao nhất năm 2013 (44,35 tạ/ha).
Bảng 1.4: Tình hình sản xuất ngô tại Việt Nam giai đoạn 2009 - 2013
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(nghìn ha)

(tạ/ha)

(nghìn tấn)

2009

1.089,2

40,14

4.371,7

2010


1.126,4

40,90

4.606,8

2011

1.121,3

43,13

4.835,7

2012

1.118,2

42,95

4.803,2

2013

1.170,3

44,35

5.190,9


Năm

(Nguồn: FAOSTAT,5/2015)[21]
Mặc dù diện tích có xu hướng giảm nhưng do năng suất tăng nên sản
lượng ngô tăng dần trong 5 năm gần đây, do nước ta đã chuyển đổi từ sản
xuất quảng canh sang thâm canh, ứng dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật và đưa
giống mới vào sản xuất, đặc biệt là sử dụng các giống ngô lai năng suất cao,
khả năng thích ứng rộng vào sản xuất đại trà. Tuy nhiên năng suất ngô của
Việt Nam còn thấp so với năng suất trung bình của thế giới và những nước
phát triển. Điều này đặt ra cho ngành sản xuất ngô những thách thức và khó
khăn to lớn, đặc biệt là trong xu thế hội nhập và phát triển như hiện nay.


11
Mặc dù sản xuất ngô ở nước ta đã từng bước phát triển nhưng vẫn còn
thấp hơn so với sự phát triển chung của thế giới. Do sự khác biệt về điều kiện
tự nhiên và trình độ thâm canh ngô giữa các vùng miền trong cả nước nên sản
xuất ngô của nước ta có sự chênh lệch tương đối lớn giữa các vùng miền.
Tình hình sản xuất ngô các vùng trong cả nước được thể hiện ở bảng 1.5:
Bảng 1.5: Tình hình sản xuất ngô của các vùng và cả nước năm 2013

Vùng

Cả nước

Diện tích

Năng

(nghìn


suất

ha)

(tạ/ha)

Sản lượng
(tấn)

1.172,5

44,3

5.193,5

88,3

46,1

406,7

Trung du và miền núi phía Bắc

505,8

37,6

1.904,2


Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung

205,6

43,2

888,9

Tây Nguyên

252,4

51,7

1.306,1

Đông Nam Bộ

80,1

57,6

461,5

Đồng bằng Sông Cửu Long

40,3

56,1


226,1

Đồng bằng Sông Hồng

(Nguồn:Tổng cục thống kê, năm 2015) [13]
Số liệu bảng 1.5 cho thấy vùng trung du và miền núi phía Bắc có diện
tích trồng ngô lớn nhất cả nước với 505,8 nghìn ha (năm 2013), chiếm 43,1%
diện tích trồng ngô của cả nước nhưng đây lại là vùng có năng suất ngô thấp
nhất (37,6 tạ/ha), chiếm 84,8% năng suất trung bình của cả nước, do ngô được
trồng chủ yếu trên nương rẫy có độ dốc lớn, phụ thuộc chủ yếu vào nước trời,
khó thâm canh, việc áp dụng các kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất còn hạn chế.
Các vùng khác ở khu vực phía Nam có điều kiện đất đai bằng phẳng và màu
mỡ, thuận lợi hơn cho việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nên
vùng này có năng suất ngô cao hơn năng suất trung bình của cả nước. Trong
đó vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long có năng suất ngô cao
nhất (57,6 và 56,1 tạ/ha). Vì đây là vùng có khả năng thâm canh cao.


iii

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................... 1
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài .............................................................. 3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................... 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 5
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ................................................................... 5
1.2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và Việt Nam .............................. 6
1.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới ................................................ 6

1.2.2.Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam .................................................. 9
1.3. Tình hình sản xuất ngô ở tỉnh Phú Thọ ............................................. 12
1.3.1. Tình hình sản xuất ngô ở tỉnh Phú Thọ .......................................... 12
1.3.2. Tình hình sản xuất ngô tại huyện Đoan Hùng ............................... 13
1.4. Tình hình nghiên cứu ngô trên thế giới và Việt Nam ....................... 15
1.4.1 Tình hình nghiên cứu ngô trên thế giới ........................................... 15
1.4.2. Tình hình nghiên cứu ngô tại Việt Nam ........................................ 19
Chương 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 26
2.1. Vật liệu nghiên cứu ........................................................................... 26
2.2. Nội dung nghiên cứu ......................................................................... 27
2.3. Địa điểm và thời gian thực hiện thí nghiệm ...................................... 27
2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 28
2.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ............................................... 29
2.6. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................. 33
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 34
3.1. Kết quả nghiên cứu các giai đoạn sinh trưởng của các giống ngô
lai thí nghiệm năm 2014 tại huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ ................ 34


13
Bảng 1.6. Tình hình sản xuất ngô tại Phú Thọ giai đoạn 2010 - 2014
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(ha)

(tạ/ha)


(tấn)

2010

20.652,8

43,76

90.380,7

2011

21.441,5

43,98

94.303,6

2012

17.375,9

45,53

79.119,5

2013

18.564,4


45,24

84.380,0

2014

18.651,3

45,99

85.785,0

Năm

( Nguồn: Cục thống kê tỉnh Phú thọ) [3]
Tình hình sản xuất ngô của Phú Thọ trong 5 năm gần đây có nhiều thay
đổi. Năm 2010, tổng diện tích ngô toàn tỉnh là 20.652,8 ha, năng suất 43,76
tạ/ha, sản lượng ngô hạt đạt 74.778,9 tấn. Đến năm 2014, năng suất ngô của
tỉnh tăng nhưng không đáng kể, đạt 45,99 tạ/ha (tăng 5,1%) chủ yếu là do
diện tích ngô lai được mở rộng, cũng như trình độ đầu tư thâm canh của
người dân được nâng cao. Tuy nhiên, trong 5 năm trở lại đây, do điều kiện
thời tiết có nhiều thay đổi, bên cạnh đó cùng với việc dịch chuyển cơ cấu cây
trồng đã làm cho diện tích gieo trồng ngô giảm đáng kể, năm 2014 diện tích
chỉ còn 18.651,3 ha (giảm 8,61% so với 2010).
1.3.2. Tình hình sản xuất ngô tại huyện Đoan Hùng
Đoan Hùng là một huyện đồi núi trung du, nằm tại ngã ba ranh giới
giữa tỉnh Phú Thọ với hai tỉnh Yên Bái và Tuyên Quang. Huyện Đoan Hùng
có ranh giới phía Đông Nam giáp huyện Phù Ninh, phía Nam giáp huyện
Thanh Ba, phía Tây Nam và phía Tây giáp huyện Hạ Hòa, đều là các huyện

của tỉnh Phú Thọ. Phía Tây Bắc, Đoan Hùng giáp huyện Yên Bình của tỉnh
Yên Bái. Phía Bắc và phía Đông, huyện Đoan Hùng giáp các huyện của tỉnh
Tuyên Quang, kể từ Bắc sang Đông lần lượt là các huyện: Yên Sơn (phía
Bắc) và Sơn Dương (phía Đông). Trên phần phía Đông Bắc huyện có đoạn
cuối của sông Chảy (phần hạ du thủy điện Thác Bà), đổ nước vào sông Lô


14
ngay tại đây. Men theo phần lớn ranh giới với huyện Sơn Dương - Tuyên
Quang, là dòng sông Lô, một con sông lớn của hệ thống sông Hồng, nhưng
ngã ba sông Chảy - sông Lô lại nằm sâu trong lòng huyện.
Với tổng diện tích đất tự nhiên là 30.261,34 ha, trong đó diện tích đất
nông, lâm nghiệp là 24.747,9 ha (chiếm 81,8%). Đoan Hùng là huyện miền
núi có tiềm năng về đất đai, lao động để phát triển kinh tế nông nghiệp. Nhiều
năm qua, huyện đã tích cực vận dụng sáng tạo các cơ chế, chính sách vào thực
tế của địa phương nên đã đạt được nhiều thành tích trên mọi mặt của lĩnh vực
kinh tế, nổi bật là sản xuất cây lâm nghiệp, cây chè và cây ăn quả, đặc biệt là
sản phẩm đặc sản bưởi Đoan Hùng.
Tuy nhiên, những năm gần đây, do nhu cầu thực tiễn nhằm đảm bảo an
ninh lương thực, huyện đã xác định quan tâm ưu tiên cho phát triển các cây
lương thực chính, trong đó tập trung phát triển cây lương thực (lúa, ngô) được
xác định là chương trình trọng điểm được ưu tiên quan tâm. Giá trị sản xuất
ngành nông lâm nghiệp, thuỷ sản tăng trưởng liên tục và bền vững (5,3%/năm
giai đoạn 2005-2010; 6,7% giai đoạn 2011-2015). Trên địa bàn huyện, cây
ngô được trồng trong cả 3 vụ: vụ Xuân, vụ Hè Thu và vụ Đông; thích hợp trên
nhiều chân đất như đất soi bãi ven sông, đất màu đồi, đất lúa 2 vụ sau thu
hoạch lúa mùa, đất 1 vụ lúa. Diện tích ngô hàng năm cơ bản ổn định khoảng
1.800 - 1.900 ha/năm, trong đó cây ngô vụ Đông diện tích từ 900 - 1.000 ha
(chiếm khoảng 50%). Tình hình sản xuất ngô của huyện Đoan Hùng được
trình bày ở bảng 1.7.

Số liệu bảng 1.7 cho thấy diện tích trồng ngô của huyện những năm gần
đây có xu hướng giảm, năm 2010 diện tích trồng ngô của huyện đạt 1.856 ha
nhưng đến năm 2014 còn 1.830,4 ha, giảm 326,3 ha( 15,13%). Năng suất có
xu hướng tăng, biến động từ 46, 4 - 48,81 tạ/ha, cao hơn năng suất trung bình
của tỉnh và của Việt Nam. Có được kết quả này bên cạnh việc áp dụng các
biện pháp kỹ thuật trong thâm canh thì yếu tố quan trọng nhất là việc sử dụng


15

các giống ngô lai mới có năng suất cao: NK4300, NK67, NK7328, PAC339,
PAC999, P4199, LVN61… vào sản xuất rộng rãi ( năm 2014, tỷ lệ gieo trồng
ngô lai đạt xấp xỉ 100% diện tích).
Bảng 1.7: Tình hình sản xuất ngô tại Đoan Hùng giai đoạn 2010 - 2014
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(ha)

(tạ/ha)

(tấn)

2010

1.856,0


46,40

8.612,7

2011

1.935,0

47,23

9.139,3

2012

1.805,4

48,81

8.811,7

2013

1.907,7

47,29

9.021,8

2014


1.830,4

48,11

8.805,6

Năm

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Đoan Hùng, 7/2015) [4]
1.4. Tình hình nghiên cứu ngô trên thế giới và Việt Nam
1.4.1 Tình hình nghiên cứu ngô trên thế giới
Người Châu Âu biết đến cây ngô sau khi tìm ra Châu Mỹ nhưng chính
họ đã có công rất lớn cho sự phát triển tiếp theo của nó. Ngô được đưa vào
Châu Âu sau chuyến thám hiểm thứ hai của Columbus nhưng lúc này chỉ là
sự phổ biến rộng của nó ra các nơi, việc nghiên cứu còn ít được quan tâm.
Năm 1716, Cottin Matther là người đầu tiên nghiên cứu thí nghiệm về
giới tính của ngô. Ông đã quan sát thấy sự thụ phấn chéo ở cây ngô tại
Massachusettes. Tám năm sau Matther, Paul Dudly đã đưa ra nhận xét về giới
tính của ngô: cho rằng gió đã giúp ngô thực hiện quá trình thụ phấn (Ngô Hữu
Tình 2009) [11]. Năm 1760, nhà bác học người Nga Koelreiter đã quan sát và
mô tả hiện tượng ưu thế lai qua việc lai giữa Nicotinana tabacum và N. robusa.
Năm 1766, Koelreuter lần đầu tiên miêu tả hiện tượng tăng sức sống của con lai
ở cây ngô, khi tiến hành lai các cây trồng thuộc chi Nicotiana, Dianthus,
Verbascum, Mirabilis và Datura với nhau (Stuber, C.W., 1994) [24]. Đây là cơ
sở để Charles Darwin quan sát thấy hiện tượng ưu thế lai ở cây ngô vào năm


×