Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

bài tập học kỳ môn an sinh xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.31 KB, 17 trang )

Nguyễn Thị Huyền Trang – 382756 – N03

MỤC LỤC

ĐỀ BÀI 06
Câu 1. Phân tích chế độ trợ giúp xã hội thường xuyên.
Câu 2. Anh N là thương binh suy giảm khả năng lao động 45%. Năm 2010, anh
chuyển ngành làm việc tại một công ty đóng trên địa bàn tỉnh HP. Tháng 1/2016,
trên đường đi làm về, anh N bị tai nạn giao thông phải vào viện điều trị 1 tháng.
Sau khi ra viện, do doanh nghiệp thay đổi công nghệ nên anh N bị mất việc làm.
Luật an sinh xã hội

Page 1


Nguyễn Thị Huyền Trang – 382756 – N03
Anh/chị hãy giải quyết quyền lợi cho anh N theo quy định của pháp luật an sinh xã
hội hiện hành.

Câu 1. Phân tích chế độ trợ giúp xã hội thường xuyên.
Trợ giúp xã hội là các biện pháp, giải pháp bảo đảm của Nhà nước và xã hội
đối với các đối tượng bảo trợ xã hội (người bị thiệt thòi, yếu thế hoặc gặp bất hạnh
trong cuộc sống) nhằm giúp họ khắc phục những khó khăn trước mắt cũng như lâu
dài trong cuộc sống. Việc bảo đảm này thông qua các hoạt động cung cấp tài
chính, vật phẩm, các điều kiện vật chất khác cho đối tượng.

Luật an sinh xã hội

Page 2



Nguyễn Thị Huyền Trang – 382756 – N03
Dựa theo phương thức thực hiện, trợ giúp xã hội được phân ra làm hai loại:
trợ giúp xã hội đột xuất và trợ giúp xã hội thường xuyên (TGXHTX).
TGXHTX là sự trợ giúp của Nhà nước, các tổ chức đoàn thể, cộng đồng về
vật chất và tinh thần cho những đối tượng xã hội có hoàn cảnh khó khăn, cuộc
sống thường nhật bị đe dọa (đối tượng bảo trợ xã hội) không tự lo được cuộc sống
(một hoặc nhiều năm) để họ ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng xã hội và phát
triển. TGXHTX được xem là một trong những thành tố quan trọng cấu thành nên
hệ thống chính sách TGXH ở nước ta.
Quyền hưởng TGXH là quyền cơ bản của cá nhân trong xã hội, do vậy
quyền này được áp dụng đối với mọi đối tượng mà không có sự phân biệt. Trên
thực tế việc cụ thể hóa quyền này trong pháp luật quốc gia phụ thuộc nhiều vào
điều kiện cụ thể. Thông thường việc xác định phạm vi đối tượng hưởng trợ giúp
căn cứ vào nhu cầu trợ giúp với các mức độ rủi ro khó khăn của đối tượng và khả
năng đáp ứng về tài chính của Nhà nước và của cộng đồng.
Nghị định 136/2013/NĐ-CP Quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối
tượng bảo trợ xã hội đã quy định rất chi tiết về chế độ trợ giúp xã hội thường
xuyên. Sau đây em xin phân tích chế độ TGXHTX thông qua Nghị định 136.
1. Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng:

+ Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp
quy định như: Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi; mồ côi cả cha và
mẹ; mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại mất tích theo quy định của pháp luật; mồ
côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ
sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội; mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời
gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi
Luật an sinh xã hội

Page 3



Nguyễn Thị Huyền Trang – 382756 – N03
phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện
bắt buộc; cả cha và mẹ mất tích theo quy định của pháp luật; cả cha và mẹ đang
hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội; cả cha và
mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành
quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt
buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật
và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội,
nhà xã hội; cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại
đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết
định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ
sở cai nghiện bắt buộc; cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại
cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án
phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại
trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
+ Người từ 16 tuổi đến 22 tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định nêu trên
mà đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn
bằng thứ nhất.
+ Trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo; người bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo
không còn khả năng lao động mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội
hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác.
+ Người thuộc hộ nghèo không có chồng hoặc không có vợ; có chồng hoặc vợ đã
chết; có chồng hoặc vợ mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới
16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 tuổi đến 22 tuổi nhưng người con đó đang học
phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ
nhất (sau đây gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con).
Luật an sinh xã hội

Page 4



Nguyễn Thị Huyền Trang – 382756 – N03
+ Trẻ em khuyết tật, người khuyết tật thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội theo quy
định của pháp luật về người khuyết tật


Những quy định mới về chính sách Người cao tuổi:

Một là: Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng: Khoản 5, Điều 5 của Nghị
định quy định Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có
người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã
hội hằng tháng;
b) Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a, khoản này mà
không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng;
c) Thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có
điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà
xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại công đồng.
Hai là: Về mức trợ cấp xã hội hằng tháng: Khoản 1, Điều 6 Nghị định quy
định: Đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này được trợ cấp xã hội hằng tháng
với mức thấp nhất bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại khoản 1, Điều 4
Nghị định này nhân với hệ số tương ứng theo quy định sau đây:
- Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại điểm a, khoản 5, Điều 5 Nghị định này
từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi.
- Hệ số 2,0 đối với đối tượng quy định tại điểm a, khoản 5, Điều 5 Nghị định này
từ đủ 80 tuổi trở lên.

Luật an sinh xã hội


Page 5


Nguyễn Thị Huyền Trang – 382756 – N03
- Hệ số 1,0 đối với đối tượng quy định tại điểm b, khoản 5, Điều 5 Nghị định này.
- Hệ số 3,0 đối với đối tượng quy định tại điểm c, khoản 5, Điều 5 nghị định này.
Ba là: Về cấp thẻ bảo hiểm y tế: Đối tượng bảo trợ xã hội là Người cao tuổi
được Nhà nước cấp thẻ y tế bao gồm:
- Người cao tuổi được hưởng trợ cấp theo quy định tại khoản 5, Điều 5 của Nghị
định;
- Người đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất bảo hiểm xã hội hằng tháng, trợ
cấp hằng tháng khác mà chưa được cấp thẻ y tế miễn phí.
Bốn là: Về hỗ trợ chi phí mai táng: – Theo khoản 1, Điều 11 của Nghị định,
Người cao tuổi khi chết được hỗ trợ chi phí mai táng gồm:
+ Những Người cao tuổi được hưởng trợ cấp theo quy định tại khoản 5, Điều 5 của
Nghị định.
+ Người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất bảo hiểm xã hội hằng tháng,
trợ cấp hằng tháng khác”.
- Mức hỗ trợ chi phí mai táng đối với đối tượng quy định theo khoản 1, Điều 11
bằng 20 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại khoản 1, Điều 4 Nghị định này.
Trường hợp đối tượng quy định tại khoản 1 điều này được hỗ trợ chi phí mai táng
với các mức khác nhau thì chỉ được hưởng một mức cao nhất.
2. Mức trợ cấp:

Luật an sinh xã hội

Page 6


Nguyễn Thị Huyền Trang – 382756 – N03

Các đối tượng trên được trợ cấp xã hội hàng tháng với mức thấp nhất bằng
mức chuẩn trợ giúp xã hội nhân với hệ số tương ứng. Mức này được xác định tùy
thuộc vào từng đối tượng cụ thể.
Các đối tượng đang hưởng chế độ chính sách theo quy định tại Nghị định số
67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007, Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010,
Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 và Nghị định số 28/2012/NĐ-CP
ngày 10/4/2012 của Chính phủ thì được chuyển sang mức và hệ số tương ứng quy
định tại Nghị định này kể từ ngày 01/01/2014.
Quyền lợi cơ bản của đối tượng trợ cấp xã hội thường xuyên là được trợ cấp
hàng tháng. Mức trợ cấp được xác định trên cơ sở nhu cầu sống của đối tượng và
khả năng đáp ứng tài chính của Ngân sách nhà nước, điều kiện cụ thể của địa
phương. Trên cơ sở mức trợ cấp tối thiểu do pháp luật quy định, Chủ tịch UBND
cấp tỉnh có quyền quyết định mức trợ cấp, trợ giúp cho các đối tượng thuộc quyền
quản lý cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương nhưng không
được thấp hơn mức tối thiểu chung. Mức trợ cấp thường xuyên được xác định với
mức thấp nhất bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại khoản 1 điều 4 Nghị
định 136/2013 nhân với hệ số tương ứng. Điều dễ nhận thấy là mức trợ cấp liên tục
được điều chỉnh trong các nghị định gần đây. Chẳng hạn, Nghị định 07/2000 mức
trợ cấp tối thiểu bằng 45 ngàn đồng/người/tháng thì Nghị định 67/2007 nâng lên
120 ngàn đồng/người/tháng và Nghị định 13/2010 tiếp tục nâng mức trợ cấp hàng
tháng lên 180 ngàn đồng/người/tháng thì hiện nay tại khoản 1 điều 4 Nghị định
136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã
hội như sau:“1. Mức chuẩn trợ cấp xã hội, trợ giúp xã hội( sau đây gọi chung là
mức chuẩn trợ giúp xã hội) là 270.000đồng”. Như vậy mức trợ cấp xã hội hiện nay
là 270.000 đồng đã tăng 90.000đồng so với Nghị định số 13/2010/NĐ-CP trước
Luật an sinh xã hội

Page 7



Nguyễn Thị Huyền Trang – 382756 – N03
đây. Đây có thể coi là một ưu điểm lớn trong pháp luật hiện hành khi quy định mức
chuẩn trợ cấp xã hội, tạo điều kiện nâng cao mức trợ cấp phù hợp với điều kiện
sống dân cư, đảm bảo giá trị trợ cấp cho người thụ hưởng.
Bên cạnh quyền lợi trợ cấp hàng tháng, các đối tượng được hưởng quyền lợi
về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe như được cấp thẻ Bảo hiểm y tế, trợ giúp giáo dục,
đào tạo và dạy nghề , hỗ trợ mai táng phí theo quy định tại Điều 11 của Nghị định
136/2013/ NĐ-CP...Qua các quy định về chế độ trợ giúp xã hội thường xuyên và
thực tiễn thực hiện cho thấy sự đa dạng hóa về hình thức trợ giúp đã đem đến
những hiệu quả cho công tác trợ cấp xã hội. Đối tượng hưởng không chỉ được hỗ
trợ về nhu cầu sinh sống tối thiểu mà còn nhận được các hỗ trợ khác nhằm tạo điều
kiện vươn lên, tự lực trong cuộc sống.
Câu 2. Anh N là thương binh suy giảm khả năng lao động 45%. Năm 2010, anh
chuyển ngành làm việc tại một công ty đóng trên địa bàn tỉnh HP. Tháng
1/2016, trên đường đi làm về, anh N bị tai nạn giao thông phải vào viện điều
trị 1 tháng. Sau khi ra viện, do doanh nghiệp thay đổi công nghệ nên anh N bị
mất việc làm.

Anh/chị hãy giải quyết quyền lợi cho anh N theo quy định của pháp luật an sinh xã
hội hiện hành.
Sau đây, em xin đi vào giải quyết quyền lợi cho anh N:
1. Chế độ ưu đãi xã hội.
Như đã biết, N là thương binh giảm 45% sức lao động nên N sẽ được hưởng
các chế độ ưu đãi xã hội đối với thương binh. Cụ thể như sau:
Theo quy định tại Điều 20 Pháp lệnh SỐ 26/2005/PL-UBTVQH11 đã được
sửa đổi bổ sung theo Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ưu đãi người có công với
cách mạng:
Luật an sinh xã hội

Page 8



Nguyễn Thị Huyền Trang – 382756 – N03
“Điều 20: Các chế độ ưu đãi đối với thương binh bao gồm:
1. Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng căn cứ vào mức độ suy giảm
khả năng lao động và loại thương binh;
2. Bảo hiểm y tế; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào
thương tật của từng người và khả năng của Nhà nước;
3. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần; trường hợp thương binh
suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên được điều dưỡng phục hồi sức khỏe
hàng năm;
4. Được hưởng chế độ ưu tiên, hỗ trợ quy định tại 1khoản 5 Điều 4 của Pháp
lệnh này; căn cứ vào thương tật và trình độ nghề nghiệp được tạo điều kiện làm
việc trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về lao
động;
5. Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để
sản xuất, được miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ về
nhà ở quy định tại 2khoản 4 Điều 4 của Pháp lệnh này.”
Theo đó, anh N sẽ được hưởng các chế độ như quy định tại Điều 20 Pháp
lệnh SỐ 26/2005/PL-UBTVQH11, đã được sửa đổi, bổ sung theo Pháp lệnh số
04/2012/UBTVQH13.
Mức trợ cấp của anh N sẽ được tính theo quy định tại Nghị định 20/2015/
NĐ – CP ngày 14 tháng 02 năm 2015. Cụ thể như sau:
1 5. Được ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm; được hỗ trợ để theo học tại cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo
dục quốc dân đến trình độ đại học;
2 4. Nhà nước có chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ có khó khăn về nhà ở và huy
động sự tham gia của xã hội, gia đình người có công với cách mạng;

Luật an sinh xã hội


Page 9


Nguyễn Thị Huyền Trang – 382756 – N03
Theo bảng Phụ lục II ban hành kèm Nghị định 20/2015/NĐ-CP thì mức trợ
cấp hàng tháng đối với anh N là: Anh N bị suy giảm 45% khả năng lao động sẽ
được hưởng 1.901.000 đồng/tháng.
Ngoài ra, anh N còn được hưởng các chế độ chăm sóc sức khỏe, chế độ ưu
đãi trong giáo dục, chế độ ưu đãi về nhà ở theo Điều 53, Điều 54, Điều 55 của
Nghị định số 31/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều
của Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng.
2. Chế độ về Bảo hiểm xã hội.
Chế độ ốm đau.
Trước hết, anh N đủ điều kiện được hưởng chế độ ốm đau theo Khoản 1
Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014: “Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai
nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có
thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế”.
Bởi vì:
Thứ nhất, tai nạn của anh N không phải là tai nạn lao động.
.Điều

43 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện hưởng chế

độ tai nạn lao động như sau:
“Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau

đây:
1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;


Luật an sinh xã hội

Page 10


Nguyễn Thị Huyền Trang – 382756 – N03
b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu
cầu của người sử dụng lao động;
c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và
tuyến đường hợp lý.
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1
Điều này.”
Mặc dù anh N bị tai nạn trên tuyến đường từ nơi làm việc về nơi ở nhưng
không nêu rõ trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý chưa. Và quan trọng
hơn, anh N không được xác định là suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do
bị tai nạn quy định tại khoản 1.
Thứ hai, anh N được điều trị ở viện nên sẽ đáp ứng được điều kiện có xác
nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
Như vậy, ta có thể thấy được tai nạn của anh N xảy ra trên đường đi làm về
nên đây là tai nạn thông thường. Do đó, anh N sẽ được hưởng các chế độ ốm đau
theo quy định của pháp luật Bảo hiểm xã hội.
Theo đó, về thời gian hưởng, anh N sẽ được hưởng tối đa 30 ngày.
Bởi vì, theo Điểm a Khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
“1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động
quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày
làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định
như sau:

Luật an sinh xã hội


Page 11


Nguyễn Thị Huyền Trang – 382756 – N03
a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo
hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60
ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;”
Tình huống của đề bài có nêu rõ, anh N bắt đầu đi làm từ năm 2010, tính đến thời
điểm bị tai nạn vào tháng 1/2016 thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là
dưới 15 năm. Vì đã bị suy giảm 45% khả năng lao động nên anh N sẽ không làm
công việc hoặc nghề đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm nên xét thấy anh N
đang làm việc trong điều kiện bình thường. Như vậy, anh N được hưởng tối đa 30
ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.
Về mức hưởng chế độ ốm đau của anh N sẽ được tính như sau:

Mức hưởng
chế độ ốm
đau của
anh N

=

Tiền lương tháng đóng bảo

30 ngày

hiểm xã hội của tháng

nghỉ việc


12/2015
24 ngày

x 75 (%) x

được
hưởng chế
độ ốm đau

Cách tính trên căn cứ vào Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức
hưởng chế độ ốm đau và Khoản 1 Điều 6 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH. Cụ
thể:
Điều 28. Mức hưởng chế độ ốm đau
1. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a
khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75%
mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Luật an sinh xã hội

Page 12


Nguyễn Thị Huyền Trang – 382756 – N03
Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó
đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà
phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì
mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.
Ngoài ra, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe
của anh N chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày
đến 10 ngày, bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần. Chế độ này

căn cứ vào Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
Điều 29. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau
1. Người lao động đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm
theo quy định tại Điều 26 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở
lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi
sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày trong một năm.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết,
ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe
từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính
cho năm trước.
2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban
Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa
có công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm
đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;

Luật an sinh xã hội

Page 13


Nguyễn Thị Huyền Trang – 382756 – N03
b) Tối đa 07 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm
đau do phải phẫu thuật;
c) Bằng 05 ngày đối với các trường hợp khác.
3. Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30%
mức lương cơ sở.
3. Sau khi ra viện, do doanh nghiệp thay đổi công nghệ nên anh N bị
mất việc làm
Giải quyết quyền lợi cho anh N trong tình huống này như sau:

Xét thấy anh N chưa tham gia bảo hiểm thất nghiệp thì anh N sẽ được doanh
nghiệp giải quyết việc làm mới hoặc trả trợ cấp mất việc theo quy định tại Điều 49
Bộ Luật lao động năm 2012, cụ thể là:
- Anh N đã làm việc cho doanh nghiệp từ năm 2010 đến năm 2016 là 06 năm, vậy
sẽ được doanh nghiệp trả 06 tháng tiền lương; tiền lương để tính trợ cấp mất việc
làm cho anh N là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng từ
tháng 08/2015 đến tháng 01/2016.
- Trong trường hợp anh N đã tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp, thì thời gian làm
việc để tính trợ cấp thất nghiệp là 06 năm trừ đi số năm đã tham gia Bảo hiểm thất
nghiệp.
Trong trường hợp anh N đã đóng Bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở
lên trong thời gian 24 tháng trước khi mất việc , quyền lợi của anh N sẽ được giải
quyết theo Luật Việc làm 2013 và Nghị định số 28/2015/NĐ-CP quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Việc làm về Bảo hiểm thất nghiệp như sau:
Luật an sinh xã hội

Page 14


Nguyễn Thị Huyền Trang – 382756 – N03
Trước hết, anh N phải đáp ứng được các điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp
sau:
- Chấm dứt hợp đồng lao động;
- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24
tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động;
- Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc
làm trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp
đồng làm việc.
4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo
hiểm thất nghiệp.

Anh N sẽ được hưởng những quyền lợi sau:
• Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp: (Điều 50 Luật
Việc làm)
a/ Mức trợ cấp thất nghiệp:
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của anh N bằng 60% mức bình
quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng từ tháng 08/2015
đến tháng 01/2016 nhưng tối đa không quá không quá 05 lần mức lương tối thiểu
vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm
thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời
điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
b/ Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp:
Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm
thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp
Luật an sinh xã hội

Page 15


Nguyễn Thị Huyền Trang – 382756 – N03
thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ
cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
c/ Thời điểm được tính hưởng trợ cấp thất nghiệp:
Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày
nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của
Luật Việc làm.
* Quyền lợi khác
- Được hưởng chế độ BHYT trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp
(Điều 51 Luật Việc làm);
- Được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí (Điều 54 Luật Việc làm);
- Được hỗ trợ chi phí học nghề (Điều 55, 56 Luật Việc làm).


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật an sinh xã hội, Nxb.
CAND, Hà Nội, 2015.
2. Luật bảo hiểm xã hội 2014.
3. Nguyễn Hiền Phương, Pháp luật an sinh xã hội - Những vấn đề lí luận
và thực tiễn, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2010.
4. Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 Quy định chính
sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
5. Nghị định 20/2015/ NĐ – CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 Quy định mức
trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với Cách mạng.

Luật an sinh xã hội

Page 16


Nguyễn Thị Huyền Trang – 382756 – N03
6. Nghị định số 31/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một
số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng ngày 09
tháng 04 năm 2013.
7. Nghị định của Chính phủ số 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm
2015 Hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc.
8. Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015
Hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội
bắt buộc.
9. Pháp lệnh SỐ 26/2005/PL-UBTVQH11 đã được sửa đổi bổ sung theo
Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 Ưu đãi người có công với cách
mạng


Luật an sinh xã hội

Page 17



×