Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

Khóa luận môn kinh tế quốc tế xu hướng thương mại quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.11 KB, 48 trang )

Trường ĐH Phương Đông

Khóa Luận
Môn : Kinh tế Quốc tế
Đề tài : Xu hướng Thương mại Quốc tế

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Kim Ngọc

1

Nhóm thực hiện

: nhóm 1

Lớp

: 514401


Tên các thành viên trong nhóm :
Nguyễn Thục Trinh
2.
Mai Thị Vân Anh
3.
Nguyễn Tiến Ngân
4.
Bùi Linh Nhi
5.
Nguyễn Anh Khoa
6.
Trần Đăng Hòa


7.
Tô Ngọc Quyết
8.
Triệu Qúy Phú
9.
Trần Thị Hòa
10. Nguyễn Huyền Linh
11. Vũ Thị Quỳnh
12. Trần Quỳnh Anh
13. Phùng Quang Huy
14. Nguyễn Tuấn Hưng
15. Nguyễn Huy Hoàng
16. Nguyễn Trung Kiên
17. Trần Duy Minh
1.

MỤC LỤC
1


1


Lời mở đầu
Các quốc gia trên thế giới hiện nay dù lớn hay nhỏ, sớm hay muộn
đều đi theo xu hướng tham gia ngày càng nhiều vào quá trình hợp tác
kinh tế khu vực và thế giới, đa phương, đa chiều, đa lĩnh vực, trong đó
thương mại là một trong những lĩnh vực được coi là trọng tâm. Thương
mại quốc tế là một trong những hình thức chủ yếu của hoạt động kinh
doanh quốc tế. Đó là hoạt động mua bán, hoặc trao đổi hàng hóa và dịch

vụ vượt ra khỏi biên giới các quốc gia. Trong những thập kỷ vừa qua,
khi xu hướng toàn cầu hóa phát triển mạnh mẽ, thương mại quốc tế đóng
vai trò ngày càng tăng đối với hầu hết các nền kinh tế trên thế giới.
Thương mại quốc tế mở ra cơ hội cho tất cả các doanh nghiệp và người
tiêu dùng trên toàn thế giới. Nhờ có thương mại quốc tế mà các doanh
nghiệp có thể mở rộng sản xuất, đáp ứng không chỉ cho thị trường nội
địa mà cho cả thị trường nước ngoài. Thương mại quốc tế mang lại cho
người tiêu dùng tại các nước sự lựa chọn đa dạng hơn về hàng hóa và
dịch vụ.
Đây chính là tiểu luận của nhóm chúng em : “Xu hướng Thương
mại Quốc tế”.

4


Chương 1 : Lý luận chung về Thương mại Quốc
tế.
1.

Khái niệm.
Thương mại quốc tế là việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ (hàng hóa hữu hình
và hàng hóa vô hình) giữa các quốc gia, tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá
nhằm đưa lại lợi ích cho các bên. Đối với phần lớn các nước, nó tương đương
với một tỷ lệ lớn trong GDP. Mặc dù thương mại quốc tế đã xuất hiện từ lâu
trong lịch sử loài người (xem thêm Con đường Tơ lụa và Con đường Hổ
phách), tầm quan trọng kinh tế, xã hội và chính trị của nó mới được để ý đến
một cách chi tiết trong vài thế kỷ gần đây. Thương mại quốc tế phát triển mạnh
cùng với sự phát triển của công nghiệp hoá, giao thông vận tải, toàn cầu hóa,
công ty đa quốc gia và xu hướng thuê nhân lực bên ngoài. Việc tăng cường
thương mại quốc tế thường được xem như ý nghĩa cơ bản của "toàn cầu hoá".

Thương mại quốc tế với tư cách là một khoa học cũng là một nhánh của
kinh tế học. Thương mại quốc tế hợp cùng tài chính quốc tế tạo thành ngành
kinh tế học quốc tế.

2.

Nguyên nhân của Thương mại Quốc tế.


Lý thuyết :
Lịch sử phát triển của loài người gắn liền với sự phát triển của nền sản
xuất xã hội, mà một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển
đó là sự phân công lao động xã hội. Theo học thuyết Mác - Lênin về phân
công lao động xã hội thì phân công lao động là sự tách biệt các loại hoạt
động, lao động khác nhau trong nền sản xuất xã hội. Điều kiện ra đời của
phân công lao động xã hội là sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội và
ngược lại, khi phân công lao động xã hội đạt đến sự hoàn thiện nhất định ,
lại trở thành nhân tố thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội, vì
nó tạo điều kiện cho người lao động tích luỹ kinh nghiệm, kỹ năng sản xuất,
nâng cao tri thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng quản lý và hoàn
thiện công cụ lao động. Nói cách khác, phân công lao động xã hội góp phần
thúc dẩy nhanh sự phát triển của tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ
mà tiến bộ khoa học công nghệ lại chính là một yếu tố cấu thành quan trọng
5


của lực lượng sản xuất xã hội, do đó phân công lao động xã hội là một động
lực thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội.
Lịch sử phát triển nền sản xuất xã hội loài người đã trải qua các giai đoạn
phân công lao động xã hội lớn :



Giai đoạn 1: Chăn nuôi tách khỏi trồng trọt. Các bộ lạc chăn nuôi
mang thịt sữa đổi ngũ cốc, rau quả của các bộ lạc trồng trọt. Đó là
mầm mống ra đời của quan hệ sản xuất - trao đổi hàng hoá giản đơn.



Giai đoạn 2 : Nghề thủ công tách rời khỏi nghề nông. Sản xuất chuyên
môn hoá bắt đầu phát triển, dẫn đến sự ra đời của ngành công nghiệp.
Đặc biệt, với sự xuất hiện vai trò tiền tệ đã khiến cho quan hệ sản xuất
và trao đổi hàng hoá tiền tệ ra đời, thay thế quan hệ sản xuất trao đổi
hàng hoá giản đơn.



Giai đoạn 3: Tầng lớp thương nhân xuất hiện, lưu thông hàng hoá tách
ra khỏi lĩnh vực sản xuất, khiến cho các quan hệ sản xuất và trao đổi
hàng hoá - tiền tệ trở nên phức tạp, ngày càng mở rộng, tạo điều
kiện cho ngoại thương của từng quốc gia phát triển và thương mại
quốc tế ra đời.

Trải qua các hình thái kinh tế xã hội có sự thống trị của các chế độ Nhà
nước khác nhau, từ chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, đến chế độ
chiếm tư bản chủ nghĩa và kể cả chế độ xã hội chủ nghĩa mới hình thành từ
đầu thế kỷ này, các quan hệ sản xuất, trao đổi hàng hoá - tiền tệ đã phát
triển trên phạm vi toàn thế giới, hình thành nên sự đa dạng, phức tạp của các
mối quan hệ kinh tế quốc tế, trong đó, sôi động nhất và cũng chiếm vị trí, vai
trò, động lực quan trọng nhất cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế mở
của mỗi quốc gia và cho cả nên kinh tế thế giới là các hoạt động thương mại

quốc tế.
Như vậy, phân công lao động quốc tế là biểu hiện của giai đoạn phát
triển cao của phân công lao động xã hội, là quá trình tập trung hoá sản xuất
và cung cấp một loại hoặc một số loại sản phẩm và dịch vụ vào một quốc gia
nhất định, dựa trên cơ sở những ưu thế của quốc gia đó về điều kiện tự
nhiên, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, công nghệ và xã hội để đáp ứng nhu

6


cầu của các quốc gia khác, thông qua các hoạt động kinh tế đối ngoại, trong
đó thương mại quốc tế đóng vai trò trọng tâm.
Lịch sử phát triển kinh tế quốc tế thế giới cho đến nay đã có 3 kiểu
phân công lao động quốc tế điển hình là : phân công lao động quốc tế tư bản
chủ nghĩa, phân công lao động quốc tế xã hội chủ nghĩa và phân công lao
động toàn thế giới. Do những biến động phức tạp trong đời sống chính trị -
xã hội thế giới, kể từ sau năm 1991 với sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ
nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu, thế giới đương đại chỉ còn tồn tại và
phát triển hai kiểu là phân công lao động xã hội và phân công lao động toàn
thế giới. Nếu gạt bỏ những sắc thái riêng biệt nhất định, ngày nay ta dễ nhận
thấy sự vận động, phát triển của cả hai kiểu phân công lao động quốc tế này
đang có xu hướng tiến tới một thể thống nhất, mặc dù vẫn luôn chứa đựng
nhiều mâu thuẫn phức tạp do tính đa dạng của nền kinh tế thế giới tạo ra.
Cùng với quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá kinh tế thế giới, là những tác
động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã thúc đẩy quá
trình phân công lao động quốc tế đạt tới trình độ sâu rộng chưa từng thấy.
Chuyên môn hoá càng phát triển thì quan hệ hiệp tác càng bền chặt, đó là
đặc trưng cơ bản của phân công lao động quốc tế ngày nay.
Trong quá trình tái sản xuất mở rộng, do yêu cầu khách quan của việc
xã hội hoá lực lượng sản xuất, các nước ngày càng quan hệ chặt chẽ với

nhau, lệ thuộc vào nhau. Sự giao lưu tư bản, trao đổi mậu dịch, do đó, ngày
càng phong phú. Sự phát triển của hệ thống thông tin hiện đại, đặc biệt là kỹ
thuật thông tin vi điện tử và sự phát triển của giao thông vận tải đã tạo điều
kiện cho phân công lao động quốc tế gày càng phát triển, làm tăng quá trình
toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới và đời sống của các dân tộc. Sự phát triển
mạnh mẽ của các Công ty xuyên quốc gia càng làm nổi bật tính thống nhất
của nền sản xuất thế giới.
Quốc tế hoá nền sản xuất tất yếu dẫn tới các loại liên kết kinh tế. Sự
phát triển của khoa học - công nghệ cùng với sự chuyển dịch vốn, kỹ thuật
từ các nước công nghiệp phát triển sang các nước đang phát triển đã giúp
cho nhiều nước trở thành nước công nghiệp mới có đủ tiềm lực kinh tế quay
trở lại cạnh tranh với các nước công nghiệp phát triển. Sự ra đời của hàng
loạt các liên minh kinh tế Nhà nước ở các khu vực, các tổ chức kinh tế ở
khắp các Châu lục, cũng như sự hiệp tác và liên minh kinh tế dưới nhiều
hình thức khác đã đánh dấu sự phân công lao động sâu sắc và mở rộng quy
7


mô phát triển chưa từng có. Hệ quả trực tiếp là sự tốc độ phát triển ngoại
thương, đặc biệt là xuất khẩu của hầu hết các nước tham gia vào phân công
lao động và thương mại quốc tế đều đã tăng mạnh và liên tục trong các thập
niên gần đây và hiện nay.Năm 1950, tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới
còn ở mức 59,7 tỷ USD nhưng đến năm 1990 nghĩa là 4 thập niên sau đã lên
đến con số 3.332 tỷ USD, tăng 57,6 lần bình quân hàng năm tăng 10,5 %.
Điều lưu ý là suốt thời kỳ dài, từ sau thế chiến thứ hai đến nay, nền kinh tế
thế giới nói chung và thương mại quốc tế nói riêng, mặc dù đã trải qua
những bước thăng trầm trong sự phát triển, nhưng nhìn chung tốc độ tăng
của thương mại quốc tế đều tăng nhanh hơn tốc độ tăng của sản xuất thế
giới.
Lý giải về sự tăng nhanh của thương mại quốc tế có thể bằng nhiều

nguyên nhân khác nhau, song phải thấy có một nguyên nhân cơ bản là nhờ
đạt được hiệu quả kinh tế do quá trình phân công lao động quốc tế mang lại.
Thực tế cho thấy những lợi nhuận thu được từ thương mại quốc tế nhờ khai
thác sự chênh lệch về giá cả tương đối giữa các nước, tuy rất quan trọng
nhưng còn ít hơn nhiều so với lợi nhuận thu được nhờ tăng cường tính đa
dạng và chuyên môn hoá theo nhãn hiệu của từng loại sản phẩm sản xuất ở
nhiều quốc gia khác nhau. Thương mại trong ngành không chỉ tạo ra các khả
năng mở rộng tiêu dùng, thoả mãn nhu cầu của người mua, mà đã trở thành
yếu tố cơ bản, quyết định động thái tăng trưởng kim ngạch ngoại thương hầu
hết các nước thuộc mọi khu vực khác nhau trong nền kinh tế thế giới.
Thương mại trong ngành là biểu hiện phát triển cao độ của sản xuất chuyên
môn hoá trong giai đoạn hiện nay. Nó không giải thích vì sao nước Anh xuất
khẩu xe hơi sang Hông Kông nhưng lại có thể giải thích một hiện tượng thực
tế nảy sinh mà David Ricardo đã không làm được là vì sao Anh xuất khẩu xe
hơi (như Rovers, Jaguars...) sang Đức, nhưng lại nhập xe hơi (như
Mercedes, Andis...) từ Đức. Điều dễ hiểu là mặc dù đều là xe hơi nhưng tất
cả các loại xe hơi do Anh sản xuất đều có những đặc điểm khác so với tất cả
các loại xe hơi do Đức sản xuất. Tương tự như vậy, Nhật là cường quốc về
sản xuất tivi chất lượng cao bởi các nhãn hiệu nổi tiếng như Sony, JVC,
Sanyo... nhưng vẫn không ít người Nhật thích dùng tivi với các nhãn hiệu
khác của nước ngoài như Philip cuả Hà Lan, Sam Sung, Deawoo của Hàn
Quốc... Lý do chính khiến cho sự trao đổi thương mại giữa các nước về cùng
một loại sản phẩm là sự đa dạng của các nhãn hiệu khác nhau về loại sản
phẩm đó, sẽ mang lại những thoả mãn về nhu cầu của người tiêu dùng, do có
sự khác nhau về hình thức, mẫu mã, giá cả... Đối với cả người sản xuất với
8


người tiêu dùng đều có thể tìm thấy những lợi ích cơ bản sau đây của việc
phát triển thương mại trong ngành :






Thứ nhất, người tiêu dùng thoả mãn được nhu cầu lựa chọn trong số
nhiều nhãn hiệu khác nhau của cùng một loại sản phẩm trong ngành.



Thứ hai, thương mại trong ngành mang lại lợi thế kinh tế đáng kể nhờ
mức độ mở rộng quy mô chuyên môn hoá sản xuất của mỗi quốc gia
về một loại nhãn hiệu sản phẩm trong ngành, sau đó đem chúng trao
đổi với nhau qua thương mại quốc tế, thay cho tình trạng trước đây,
mỗi quốc gia đều phải cố gắng sản xuất những lượng nhỏ của tất cả
các nhãn hiệu trong ngành.

Thực tiễn :
Trên đây, chúng ta đã thấy lợi ích của phát triển thương mại trong ngành
là mang lại hiệu quả kinh tế nhờ quy mô mở rộng của chuyên môn hoá sản
xuất về một loại nhãn hiệu sản phẩm trong ngành. Đối với các nước có nền
kinh tế mở, quy mô nhỏ (như Việt Nam), vấn đề này càng có ý nghĩa quan
trọng. Thông thường, ở các nước này, phạm vi hàng hoá, mà theo đó họ có
thể có được quy mô hiệu quả trong sản xuất bị giới hạn nhiều so với các
nước có nền kinh tế quy mô lớn. Do đó, các nước này bao giờ cũng có thể
mang lại lợi ích kinh tế tương đối nhiều hơn so với việc chỉ lo tự cung tự cấp
bằng cách sản xuất tất cả các loại sản phẩm, mỗi thứ một ít với chi phí cao.
Không phải ngay khi hình thành xã hội loài người đã xuất hiện thương mại
quốc tế. Thương mại quốc tế chỉ được hình thành khi có đầy đủ các điều
kiện : sự hình thành của Nhà nước, sự phát triển của phân công lao động xã

hội và sự phát triển của kinh tế hàng hóa. Để thương mại quốc tế có thể phát
triển một cách mạnh mẽ, cần đảm bảo bốn nguyên tắc cơ bản: nguyên tắc cắt
giảm thuế quan, nguyên tắc không phân biệt đối xử trong quan hệ thương
mại, nguyên tắc minh bạch và nguyên tắc cạnh tranh tự do, lành mạnh. Để
cắt giảm thuế quan, các nước thực hiện thuế quan hóa các biện pháp phi
quan thuế. Đây là quá trình trong đó các biện pháp hạn chế thương mại khác
được chuyển dần thành thuế quan với mức độ bảo hộ tương đương. Nhờ đó,
việc đàm phán giảm mức độ bảo hộ thương mại giữa các nước có thể tiến
hành thuận lợi. Nguyên tắc không phân biệt đối xử là nguyên tắc cơ bản
nhất, được coi là nền tảng của thương mại quốc tế. Nguyên tắc này yêu cầu
các nước phải dành cho nhau nguyên tắc tối huệ quốc (MFN) và nguyên tắc
đãi ngộ quốc gia (NT). Bằng việc áp dụng hai nguyên tắc này, các nước sẽ
9


xóa bỏ sự phân biệt đối xử, tạo sự cạnh tranh bình đẳng trong thương mại
quốc tế. Nguyên tắc cạnh tranh tự do và lành mạnh là yêu cầu bắt buộc để
thương mại quốc tế hoạt động hiệu quả. Nguyên tắc này đòi hỏi các nước
tham gia thương mại quốc tế phải giải quyết được hai tập quán thương mại
không lành mạnh thường xảy ra trong thương mại quốc tế là trợ cấp xuất
khẩu và bán phá giá. Chỉ trong môi trường cạnh tranh tự do và lành mạnh
mới thúc đẩy sự phát triển của thương mại quốc và phát huy tối đa những lợi
ích mà việc tham gia thương mại quốc tế mang lại.
3.

Các lý thuyết Thương mại Quốc tế.

Thương mại quốc tế đã ra đời cách đây hàng ngàn năm. Nhưng phải đến thế
kỷ 15 thì mới xuất hiện những nỗ lực nhằm giải thích nguồn gốc và những lợi ích
từ thương mại quốc tế.Trước hết, là tư tưởng của chủ nghĩa trọng thương. Tư tưởng

trọng thương xuất hiện và phát triển ở Châu Âu từ giữa thế kỷ XV, XVI, thịnh
hành suốt thế kỷ XVII, tồn tại đến giữa thế kỷ XVIII. Lý luận của trường phái
trọng thương là một bước tiến đáng kể trong tư tưởng về kinh tế học. ý nghĩa tích
cực của tư tưởng này đối lập với tư tưởng phong kiến lúc bấy giờ là coi trọng kinh
tế tự cấp, tự túc. Ngoài ra nó đã đánh giá được tầm quan trọng của xuất khẩu và vai
trò của chính phủ trong việc thúc đẩy xuất khẩu, điều tiết hoạt động XNK để đạt
cán cân thương mại thặng dư thông qua các công cụ thuế quan, bảo hộ mậu dịch
trong nước... Những tư tưởng này đã góp phần quan trọng vào việc mở rộng hoạt
động thương mại quốc tế và làm cơ sở lý luận hình thành chính sách thương mại
quốc tế của nhiều quốc gia.
A.

Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith.

Năm 1776, trong tác phẩm "Của cải của các dân tộc", A.Smith đã phê phán
quan niệm coi vàng đồng nghĩa với của cải. Ông xuất phát từ một chân lý đơn giản
là trong thương mại quốc tế các bên tham gia đều phải có lợi vì nếu chỉ có quốc gia
này có lợi mà quốc gia gia khác lại bị thiệt thì quan hệ thương mại giữa họ với
nhau sẽ không tồn tại. Từ đó ông đưa ra lý thuyết cho rằng thương mại giữa hai
nước với nhau là xuất phát từ lợi ích của cả hai bên dựa trên cơ sở lợi thế tuyệt đối
của từng nước .
Theo Adam Smith, sức mạnh làm cho nền kinh tế tăng trưởng là do sự tự do
trao đổi giữa các quốc gia, do đó mỗi quốc gia cần chuyên môn vào những ngành
sản xuất có lợi thế tuyệt đối. Một hàng hoá được coi là có lợi thế tuyệt đối khi chi
phí sản xuất tính theo giờ công lao động quy chuẩn để sản xuất ra một đơn vị hàng
hoá đó phải thấp hơn nước khác. Do vậy các quốc gia, các công ty có thể đạt được
10


lợi ích lớn hơn thông qua sự phân công lao động quốc tế nếu quốc gia đó biết tập

trung vào việc sản xuất và xuất khẩu những hàng hoá có lợi thế tuyệt đối, đồng
thời biết tiến hành nhập khẩu những hàng hoá kém lợi thế tuyệt đối. Như vậy điều
then chốt trong lập luận về lợi thế tuyệt đối là sự so sánh chi phí sản xuất của từng
mặt hàng giữa các quốc gia.
A.smith và những nhà kinh tế học cổ điển theo trường phái của ông đều tin
tưởng rằng, tất cả mọi quốc gia đều có lợi ích từ ngoại thương và đã ủng hộ mạnh
mẽ tự do kinh doanh, hạn chế tối đa sự can thiệp của chính phủ vào hoạt động kinh
doanh nói chung, trong đó có XNK. Ông cho rằng ngoại thương tự do là nguyên
nhân làm cho nguồn tàinguyên của thế giới được sử dụng một cách có hiệu quả
nhất và phúc lợi quốc tế nói chung sẽ đạt được ở mức tối đa. Cũng theo học thuyết
của A.Smith, lợi thế tuyệt đối được quyết định bởi các điều kiện tự nhiên về địa lý,
khí hậu và kỹ năng tay nghề chỉ nước đó mới có mà thôi, về tay nghề là nguyên
nhân của mậu dịch quốc tế và quyết định cơ cấu của mậu dịch quốc tế. Tuy vậy
khác với tư tưởng trọng thương đã tuyệt đối hoá quá mức vai trò của ngoại thương,
Adam Smith cho rằng ngoại thương có vai trò rất lơn nhưng không phải là nguồn
gốc duy nhất của sự giàu có. Sự giàu có là do công nghiệp, tức là do hoạt động sản
xuất đem lại chứ không phải do hoạt động lưu thông. Theo ông, hoạt động kinh tế
(bao gồm cả hoạt động sản xuất và lưu thông) phải được tiến hành một cách tự do,
do quan hệ cung cầu và biến động giá cả thị trường quy định. Sản xuất cái gì? sản
xuất như thế nào? sản xuất cho ai? Đó là những câu hỏi cần được giải quyết ở thị
trường.
B.

Lý thuyết lợi thế tương đối (lợi thế so sánh).

Lý thuyết lợi thế tuyệt đối trên đây của Adam Smith cho thấy một nước có lợi
thế tuyệt đối so với nước khác về một loại hàng hoá, nước đó sẽ thu được lợi ích từ
ngoại thương, nếu chuyên môn hoá sản xuất theo lợi thế tuyệt đối. Tuy nhiên chỉ
dựa vào lý thuyết lợi thế tuyệt .ối thì không giải thích được vì sao một nước có lợi
thế tuyệt đối hơn hẳn so với nước khác, hoặc mọt nước không có mọt lợi thế tuyệt

đối nào vẫn có thể tham gia và thu lợi trong quá trình hợp tác và phân công lao
động quốc tế để phát triển mạnh các hoạt động thương mại quốc tế. Để khắc phục
những hạn chế của lý thuyết lợi thế tuyệt đối và cũng để trả lời cho câu hỏi trên,
năm 1817, trong tấc phẩm nổi tiếng của mình "Những nguyên lý của kinh tế chính
trị", nhà kinh tế học cổ điển người Anh David Ricardo đã đưa ra lý thuyết lợi thế
so sánh nhằm giải thích tổng quát, chính xác hơn về sự xuất hiện lợi ích trong
thương mại quốc tế.

11


Cơ sở của lý thyết này chính là luận điểm của D.Ricardo về sự khác biệt giữa
các nước không chỉ về điều kiện tự nhiên và tay nghề mà còn về điều kiện sản xuất
nói chung. Điều đó có nghĩa là về nguyên tắc, bất kỳ quốc gia nào cũng có thể tìm
thấy sự khác biệt này và chuyên môn hoá sản xuất những sản phẩm nhất định dù có
hay không lợi thế về tự nhiên, khí hậu, tay nghề. D.Ricardo cho rằng, trên thực tế
lợi thế tuyệt đối cuả mỗi quốc gia không có nhiều, hơn nữa thực tế cho thấy là
phần lớn các quốc gia tiến hành buôn bán với nhau không chỉ ở những mặt hàng có
lợi thế tuỵệt đối mà còn đối với cả những mặt hàng dựa trên lợi thế tương đối.
Theo ông mọi nước đều có lợi khi tham gia vào phân công lao động quốc tế trên cơ
sở khai thác lợi thế tương đối, ngoại thương cho phép mở rộng khả năng tiêu dùng
của một nước. Nguyên nhân chính là do chuyên môn hoá sản xuất một số loại sản
phẩm nhất định của mình để đổi lấy hàng nhập khẩu của các nước khác thông qua
con đường thương mại quốc tế vì mỗi nước đó đều có lợi thế so sánh nhất định về
một số mặt hàng.
Liên quan đến lợi thế so sánh có một khái niệm rất cơ bản trong kinh tế học đã
được D.Ricardo đề cập đến đó là chi phí cơ hội. Nó là chi phí bỏ ra để sử dụng cho
một mục đích nào đó.
Như vậy có thể kết luận rằng, một trong những điểm cốt yếu nhất của lợi thế so
sánh là những lợi ích do chuyên môn hoá sản xuất, mặt khác thương mại quốc tế

phụ thuộc vào lợi thế so sánh chứ không phải là lợi thế tuyệt đối. Lợi thế so sánh là
điều kiện cần và đủ đối với lợi ích của thương mại quốc tế. Lợi thế tuyệt đối của
A.Smith là một trường hợp đặc biệt của lợi thế so sánh. Về cơ bản, lý thuyết của
D.Ricardo không có gì khác với A.smith, nghĩa là ông ủng hộ tự do hoá XNK,
khuyến cáo các chính phủ tích cực thúc đẩy, khuyến khích tự do hoá thương mại
quốc tế.
C.

Phát triển lý thuyết lợi thế tương đối-Mô hình Hechscher-Ohlin.

Lý thuyết lợi thế tương đối của D.Ricardo sang đầu thế kỷ XX, sau chiến tranh
thế giới lần thứ nhất đã thể hiện những hạn chế của nó. Lợi thế do đâu mà có? Vì
sao các nước khác nhau lại có phí cơ hội khác nhau?...Lý thuyết lợi thế tương đối
của D.Ricardo đã không giải thích được những vấn đề trên. Để khắc phục những
hạn chế này, hai nhà kinh tế học Thuỵ Điển: Eli Hecksher (1879-1852) và
B.Ohlin(1899-1979) trong tác phẩm: “Thương mại liên khu vực và quốc tế”, xuất
bản năm 1933 đã phát triển lý thuyết lợi thế tương đối của D.Ricardo thêm một
bước bằng việc đưa ra mô hình H-O (tên viết tắt của hai ông) để trình bày lý thuyết
ưu đãi về các nguồn lực sản xuất vốn có (hay lý thuyết H-O). Lý thuyết này đã giải
thích hiện tượng TMQT là do trong một nền kinh tế mở cửa, mỗi nước đều hướng
12


tới chuyên môn hoá các ngành sản xuất mà cho phép sử dụng nhiều yếu tố sản xuất
đối với nước đó là thuận lợi nhất. Nói cách khác, theo lý thuyết H-O, một số nước
có lợi thế so sánh hơn trong việc xuất khẩu một số sản phẩm hàng hoá của mình là
do việc sản xuất những sản phẩm hàng hoá đó đẫ sử dụng được những yếu tố sản
xuất mà nước đó được ưu đãi hơn so với nước khác. Chính sự ưu đãi về các lợi thế
tự nhiên của các yếu tố sản xuất này (bao gồm: vốn, lao động, tài nguyên, đất đai,
khí hậu...) đã khiến cho một số nước có chi phí cơ hội thấp hơn (so với việc sản

xuất các sản phẩm hàng hoá khác) trong sản xuất những sản phẩm nhất định.
Như vậy cơ sở lý luận của lý thuyết H-O vẫn chính là dựa vào lý thuyết lợi thế
so sánh của Ricardo nhưng ở trình độ cao hơn là đã xác định được nguồn gốc của
lợi thế so sánh chính là sự ưu đãi về các yếu tố sản xuất (các nguồn lực sản xuất ).
Và do vậy, lý thuyết H-O còn được gọi là “lý thuyết lợi thế so sánh các nguồn lực
sản xuất vốn có”. Thuyết này đã kế thừa và phát triển một cách logic các yếu tố
khoa học trong lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo và các lý thuyết cổ điển trước
đó về TMQT.
Tuy còn có những khiếm khuyết lý luận trước thực tiễn phát triển phức tạp của
TMQT ngày nay, song quy luật H-O vẫn là quy luật chi phối động thái phát triển
của TMQT và được nhiều quốc gia vận dụng trong hoạch định chính sách TMQT.
Sự lựa chọn các sản phẩm xuất khẩu phù hợp với các lợi thế so sánh về các nguồn
lực sản xuất vốn có theo thuyết H-O sẽ là điều kiện cần thiết để các nước đang phát
triển có thể nhanh chóng hội nhập vào sự phân công lao động và hợp tác TMQT,
và trên cơ sở lợi ích thương mại thu được sẽ thúc đẩy nhanh sự tăng trưởng và phát
triển kinh tế ở những nước này.
D.

Thuyết chu kỳ sống sản phẩm.

Thuyết chu kỳ sống sản phẩm do K.Verum đề xướng năm 1966, sau đó được
nhiều học giả phát triển và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, trong đó lý thuyết
TMQT.
Nội dung cơ bản của học thuyết này như sau: rất nhiều sản phẩm phải trải qua
một chu kỳ sống bao gồm bốn giai đoạn: giới thiệu; phát triển; chín muồi và suy
thoái. Để kéo dài chu kỳ sống của một sản phẩm, xét trên quy mô thị trường thế
giới, các hãng thường hay thay đổi địa điểm sản xuất, mở rộng sản xuất sang khu
vực thị trường khác tuỳ thuộc vào từng giai đoạn của chu kỳ sống. Kết quả là tạo
nên quan hệ thương mại giữa các quốc gia về sản phẩm đó và quan hệ này thay đổi
tuỳ theo các giai đoạn của chu kỳ: Giai đoạn giới thiệu: vì là sản phẩm mới, còn

sản xuất độc quyền nên giá cao, sản lượng tiêu thụ ít, chủ yếu ở nước phát minh ra
sản phẩm. Giai đoạn phát triển: sản lượng sản xuất và tiêu thụ tăng mạnh, nhiều
13


nhà sản xuất cùng tham gia sản xuất các sản phẩm tương tự, cạnh tranh tăng; nhà
sản xuất mới bắt đầu xuất khẩu sản phẩm sau tìm cách di chuyển địa điểm sản xuất
sang các quốc gia gần gũi về mức sống và văn hoá. Giai đoạn chín muồi: sản phẩm
cạnh tranh mạnh, giá hạ, thị phần giảm, giá giảm. Sau khi cải tiến thay đổi mẫu
mã, kiểu dáng, nhà sản xuất tìm cách mới đầugiới thiệu, phát triển thị trường sau di
chuỷen địa điểm sản xuất sang các nước kém phát triển hơn. Giai đoạn suy thoái:
sản phẩm đã lão hoá, chủ yếu chỉ còn thị trường ở những nước đang phát triển.
Trong giai đoạn này có hiện tượng xuất khẩu ngược sản phẩm về các nước công
nghiệp phát triển do một bộ phận dân cư vẫn còn có nhu cầu về sản phẩm.
E.

Thuyết bảo hộ hợp lý.

Ngược lại với trào lưu của các học thuyết ủng hộ tự do hoá thương mại, thuyết
boả hộ với nhiều biến tướng khác nhau được phát triển và vận dụng trong chính
sách TMQT của một số quốc gia trong đó có Mỹ, Đức (cuối thế kỷ XIX) và nhiều
nước đang phát triển trong quá trình phát triển công nghiệp hoá như Hàn Quốc,
Brazin...(giữa thế kỷ XX). Tư tưởng cơ bản của thuyết này là nếu áp dụng chính
sách tự do hoá thương mại có nhiều ngành sản xuất được gọi là “ngành công
nghiệp non trẻ” cần thiết phải duy trì nhưng có nuy cơ bị tiêu diệt trước sự cạnh
tranh của hàng hoá nước ngoài, do đó cần phải có các biện pháp bảo vệ các ngành
sản xuất này. Đại diện của thuyết này là A.Hamilton (Mỹ) từng đề xuất và được áp
dụng thành công chính sách bảo hộ một số ngành công nghiệp miền bắc nước Mỹ
(cuối thế kỷ XIX); F.List với chính sách bảo nhộ ngành công nghiệp Đức cũng vào
cuối thế kỷ XIX. Về sau, thuyết bảo hộ được phát triển bởi nhiều nhà khoa học như

Hirofumi Ito Akamasu, Wanatabe (Nhật Bản), Kurnets (Mỹ) với mô hình “Chuỗi
thay đổi cấu trúc”, theo đó trong điều kiện công nghiệp hoá, nhiều sản phẩm mới
đầu được nhập khẩu, sau đó được tổ chức thay thế nhập khẩu với sự bảo hộ nhất
định và cuối cùng lại được xuất khẩu trong điều kiện cạnh tranh.
Như vậy, cho đến nay có khá nhiều học thuyết về TMQT đã được đề xuất, phát
triển và ứng dụng. Tuy nhiên chưa có một lý thuyết nào đủ mức hoàn chỉnh để có
thể dựa vào đó để hoạch định chiến lược và chính sách XNK của quốc gia. Hơn
nữa một số học thuyết hoặc chỉ đưa ra mô hình chính sách trong điều kiện tĩnh,
chưa khai thác các yếu tố động của bản thân hoạt động kinh tế, hoặc chỉ được lý
luận với những mô hình phức tạp. Tuy nhiên, tất cả các học thuyết dù ít hay nhiều
vẫn còn chỗ đứng trong điều kiện hiện đại và cần phải nghiên cứu vận chúng.
Ngày nay các lý luận gia hiện đại về TMQT trên cơ sở kế thừa và phát triển các
học thuyết TMQT đã đưa ra các quan điểm, các lý thuyết khác nhau về TMQT với
3 trường phái chính: trường phái thứ nhất ủng hộ tự do mậu dịch và có các tên gọi
14


biến tướng như mở cửa, tự do hoá ngoại thương, hướng vào xuất khẩu. Trường
phái thứ ủng hộ bảo hộ mậu dịch và có tên gọi biến tướng như đóng cửa thay thế
nhập khẩu, mô hình đàn ngỗng trời. Trường phái thứ ba kết hợp 2 kiểu chính sách
trên với liều lượng khác nhau.

4.

Chính sách Thương mại Quốc tế.


Chính sách tự do hóa thương mại.

Tự do hóa thương mại là sự nới lỏng can thiệp của nhà nước hay chính phủ vào

lĩnh vực trao đổi, buôn bán quốc tế. Tự do hóa thương mại vừa là nhu cầu hai chiều
của hầu hết các nền kinh tế thị trường, bao gồm: nhu cầu bán hàng hóa, đầu tư ra
nước ngoài và nhu cầu mua hàng hóa, nhận vốn đầu tư của nước ngoài.


Nội dung của tự do hóa thương mại.

Nhà nước áp dụng các biện pháp cần thiết để từng bước giảm thiểu những hàng
rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan trong quan hệ thương mại với nước ngoài,
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các hoạt động thương mại quốc
tế cả về bề rộng và bề sâu.


Các biện pháp.

Điều chỉnh theo chiều hướng nới lỏng dần nhập khẩu với bước đi phù hợp trên
cơ sở các thỏa thuận song phương và đa phương với các quốc gia đối với các công
cụ bảo hộ mậu dịch đã và đang tồn tại trong quan hệ thương mại quốc tế.


Chính sách bảo hộ mậu dịch.

Bảo hộ mậu dịch là thuật ngữ trong kinh tế học quốc tế chỉ việc áp dụng nâng
cao một số tiêu chuẩn thuộc các lĩnh vực như chất lượng, vệ sinh, an toàn, lao
động, môi trường, xuất xứ, v.v... hay việc áp đặt thuế xuất nhập khẩu cao đối với
một số mặt hàng nhập khẩu nào đó để bảo vệ ngành sản xuất các mặt hàng tương
tự (hay dịch vụ) trong một quốc gia nào đó.


Lý thuyết và thực tế.


Về lý thuyết, việc áp đặt các tiêu chuẩn nói trên thuộc về lĩnh vực kinh tế học
vĩ mô, được các chính phủ áp dụng khi các báo cáo thống kê và các phân tích kinh
15


tế-xã hội cho thấy ảnh hưởng tiêu cực của việc nhập khẩu đối với sản xuất trong
nước dường như lớn hơn so với lợi ích mà việc này.
Đối với các quốc gia đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì việc
áp đặt này chỉ được phép đối với một hay nhiều thành viên khác của WTO khi và
chỉ khi phán quyết của WTO cho phép quốc gia này làm điều đó (với các chứng cứ
cho thấy các thành viên kia đang thực hiện việc bán phá giá hay hỗ trợ bất hợp
pháp cho ngành sản xuất của mình v.v).
Đối với các quốc gia chưa gia nhập WTO hoặc quốc gia là thành viên của
WTO áp đặt đối với các quốc gia chưa là thành viên WTO hay ngược lại: Việc áp
đặt này hoàn toàn nằm trong ý chí chủ quan của từng quốc gia hoặc sau khi nhận
được đơn kiện của các (nhóm, hiệp hội) công ty tại quốc gia đó về việc bán phá
giá. Các vụ kiện tôm hay cá tra, cá ba sa tại Mỹ vừa qua đối với các quốc gia xuất
khẩu các mặt hàng này là một ví dụ cho thấy việc áp đặt bảo hộ mậu dịch.
Ngân hàng Thế giới ước tính nếu các rào cản thương mại hoàn toàn được dỡ bỏ
thì sẽ có thêm hàng chục triệu người nữa được thoát nghèo... Thương mại và tự do
hóa thương mại thậm chí có thể còn là những công cụ hữu hiệu hơn để xóa đói,
giảm nghèo và giúp cho các quốc gia có nguồn lực kinh tế để đáp ứng các nhu cầu
cấp thiết nhất của họ. Cũng theo Ngân hàng Thế giới, chỉ riêng việc xóa bỏ các rào
cản thương mại đối với hàng hóa, mỗi năm các quốc gia đang phát triển cũng có
thể tăng thêm thu nhập 142 tỷ USD. Con số đó có thể sẽ cao hơn 80 tỷ USD viện
trợ kinh tế của các nước công nghiệp phát triển trong năm 2005 và cao hơn 42,5 tỷ
USD tổng các khoản nợ dự kiến được giảm cho các nước đang phát triển.
Trên thực tế, các yếu tố chính trị có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của một
chính phủ trong bảo hộ mậu dịch. Còn một thực tế khác là điều trái ngược xảy ra

ngay tại quốc gia kêu gọi chủ trương tự do thương mại toàn cầu. Các nhà sản xuất
Hoa Kỳ - thay vì tăng cường hiệu năng sản xuất để nâng cao tính cạnh tranh, lại
sẵn sàng chi tiền để vận động những nhà lập pháp và hành pháp nhằm đưa ra
những luật lệ bất bình đẳng. Việc làm đó bị coi là cổ vũ cho chủ nghĩa bảo hộ chứ
không phải là tự do mậu dịch.



Các khía cạnh.

Về lý thuyết, việc bảo hộ mậu dịch đem lại lợi ích nhất thời cho các nhà sản
xuất trong nước, đảm bảo được mục tiêu xã hội là đảm bảo được công ăn việc làm
16


cho một số nhóm người lao động nào đó. Mặt trái của nó là làm cho các nhà sản
xuất trong nước có cơ hội đầu cơ trên giá bán hàng (hay cung cấp dịch vụ) ở mức
có lợi nhất cho họ hoặc không có các biện pháp nâng cao chất lượng và hạ giá
thành sản phẩm. Điều này đem lại thiệt hại cho người tiêu dùng xét theo mục tiêu
dài hạn.

5.

Thương mại tự do và chính sách bảo hộ.

Cũng như với các lý thuyết khác, tồn tại những quan điểm đối lập. Thương mại
quốc tế được nhìn nhận dưới hai quan điểm trái ngược nhau về mức độ kiểm soát
trong thương mại: thương mại tự do và chính sách bảo hộ. Lí thuyết về Thương
mại tự do là lí thuyết đơn giản hơn trong hai lí thuyết: thuyết tự do kinh tế (laissezfaire) cho rằng không nên có hạn chế về thương mại. Sự tự điều chỉnh cung và cầu
trên phạm vi toàn cầu sẽ đảm bảo cho hiệu quả sản xuất. Vì vậy, không cần thiết

phải đưa ra bất kỳ chính sách nào về bảo hộ hay kích thích thương mại và tăng
trưởng, các yếu tố thị trường sẽ tự động điều chỉnh.
Ngược lại, chủ nghĩa bảo hộ cho rằng những quy định trong thương mại quốc
tế là rất quan trọng để đảm bảo thị trường vận hành hợp lí. Những người ủng hộ lý
thuyết này tin rằng thị trường không hiệu quả có thể cản trở những lợi ích của
thương mại quốc tế và mục đích của họ là hướng dẫn thị trường hoạt động phù
hợp. Chính sách bảo hộ được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng
phổ biến nhất là thuế quan, trợ cấp và hạn ngạch. Những chính sách này được áp
dụng nhằm hạn chế tất cả những yếu tố không hiệu quả trong thị trường quốc tế.

17


Chương 2 : Xu hướng Thương mại Quốc tế.
1.

Sự gia tăng về quy mô và tốc độ.

Các quốc gia trên thế giới hiện nay dù lớn hay nhỏ, sớm hay muộn đều đi theo
xu hướng tham gia ngày càng nhiều vào quá trình hợp tác kinh tế khu vực và thế
giới, đa phương, đa chiều, đa lĩnh vực, trong đó thương mại là một trong những
lĩnh vực được coi là trọng tâm. Đặc điểm nổi bật về xu hướng phát triển thương
mại quốc tế ngày nay là:
a)

Nội dung hoạt động thương mại rộng lớn mang tính quốc tế, chi phối hầu hết
các lĩnh vực đời sống kinh tế – xã hội. Do đó, thương mại ngày nay không
chỉ là những hoạt động mua bán sản phẩm hàng hóa vật thể mà còn bao gồm
cả những hành vi mua bán và dịch vụ phi vật thể, tất cả đều nhằm thu lợi
nhuận.


b)

Hình thành các loại hình công ty, tập đoàn lớn, công ty xuyên quốc gia, đa
quốc gia, với phạm vi hoạt động không biên giới và hình thành các tổ chức,
hiệp hội thương mại khu vực và toàn cầu. Phạm vi tác động của thương mại
quốc tế ngày nay mang ý nghĩa vô cùng sâu rộng, bao gồm nhiều thành phần
thương mại, nhiều thương nhân và hợp thành mạng lưới chằng chịt các loại
hình kinh doanh và dịch vụ; vừa liên doanh, liên kết, vừa tự do hoá, vừa độc
quyền, vừa cạnh tranh, vừa hợp tác, vừa bình đẳng và không bình đẳng trong
kinh doanh, đều cùng nhau tham gia hoạt động mua bán và dịch vụ trên thị
trường, trên cơ sở hành lang pháp luật quốc gia và luật lệ quốc tế.

c)

Xu thế liên doanh liên kết thương mại song phương, đa phương, bình đẳng
ngày càng mở rộng và không ngừng phát triển. Đặc điểm kinh doanh thương
18


mại ngày nay gồm hai chiều hướng: Một là, kinh doanh chuyên ngành, theo
một sản phẩm hay một thương hiệu nhất định thành một hệ thống trên toàn
cầu. Hai là, tổ chức mô hình những công ty, tập đoàn kinh doanh tổng hợp
với nhiều loại hình, nhiều hàng hóa và dịch vụ khác nhau để nâng cao ưu thế
cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường khu vực và thị trường thế giới.

2.

d)


Tự động hóa, hiện đại hóa, áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý, mua
bán qua mạng, hoạt động kinh doanh và dịch vụ mang tính phổ biến và ngày
càng phát triển.

e)

Do cạnh tranh trên thị trường ngày càng quyết liệt, thương mại không ngừng
cải tiến phương thức phục vụ hiện đại và luôn luôn đổi mới dịch vụ theo xu
hướng lấy người tiêu dùng làm trọng tâm và coi khách hàng như "thượng
đế".

Xu hướng tự do hóa Thương mại.

Lịch sử phát triển của loài người gắn liền với sự phát triển của nền sản xuất xã
hội, mà một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển đó là sự phân
công lao động xã hội. Theo học thuyết Mác - Lênin về phân công lao động xã hội
thì phân công lao động là sự tách biệt các loại hoạt động, lao động khác nhau trong
nền sản xuất xã hội. Điều kiện ra đời của phân công lao động xã hội là sự phát triển
của lực lượng sản xuất xã hội và ngược lại, khi phân công lao động xã hội đạt đến
sự hoàn thiện nhất định , lại trở thành nhân tố thúc đẩy sự phát triển của lực lượng
sản xuất xã hội, vì nó tạo điều kiện cho người lao động tích luỹ kinh nghiệm, kỹ
năng sản xuất, nâng cao tri thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng quản lý
và hoàn thiện công cụ lao động. Nói cách khác, phân công lao động xã hội góp
phần thúc dẩy nhanh sự phát triển của tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ
mà tiến bộ khoa học công nghệ lại chính là một yếu tố cấu thành quan trọng của
lực lượng sản xuất xã hội, do đó phân công lao động xã hội là một động lực thúc
đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội.
Lịch sử phát triển nền sản xuất xã hội loài người đã trải qua các giai đoạn phân
công lao động xã hội lớn :


19








Giai đoạn 1 : Chăn nuôi tách khỏi trồng trọt. Các bộ lạc chăn nuôi mang thịt
sữa đổi ngũ cốc, rau quả của các bộ lạc trồng trọt. Đó là mầm mống ra đời
của quan hệ sản xuất - trao đổi hàng hoá giản đơn.
Giai đoạn 2 : Nghề thủ công tách rời khỏi nghề nông. Sản xuất chuyên môn
hoá bắt đầu phát triển, dẫn đến sự ra đời của ngành công nghiệp. Đặc biệt,
với sự xuất hiện vai trò tiền tệ đã khiến cho quan hệ sản xuất và trao đổi
hàng hoá tiền tệ ra đời, thay thế quan hệ sản xuất trao đổi hàng hoá giản đơn.
Giai đoạn 3 : Tầng lớp thương nhân xuất hiện, lưu thông hàng hoá tách ra
khỏi lĩnh vực sản xuất, khiến cho các quan hệ sản xuất và trao đổi hàng hoá
- tiền tệ trở nên phức tạp, ngày càng mở rộng, tạo điều kiện cho ngoại
thương của từng quốc gia phát triển và thương mại quốc tế ra đời.

Trải qua các hình thái kinh tế xã hội có sự thống trị của các chế độ Nhà nước
khác nhau, từ chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, đến chế độ chiếm tư bản
chủ nghĩa và kể cả chế độ xã hội chủ nghĩa mới hình thành từ đầu thế kỷ này, các
quan hệ sản xuất, trao đổi hàng hoá - tiền tệ đã phát triển trên phạm vi toàn thế
giới, hình thành nên sự đa dạng, phức tạp của các mối quan hệ kinh tế quốc tế,
trong đó, sôi động nhất và cũng chiếm vị trí, vai trò, động lực quan trọng nhất cho
sự tăng trưởng và phát triển kinh tế mở của mỗi quốc gia và cho cả nên kinh tế thế
giới là các hoạt động thương mại quốc tế.
Như vậy, phân công lao động quốc tế là biểu hiện của giai đoạn phát triển cao

của phân công lao động xã hội, là quá trình tập trung hoá sản xuất và cung cấp một
loại hoặc một số loại sản phẩm và dịch vụ vào một quốc gia nhất định, dựa trên cơ
sở những ưu thế của quốc gia đó về điều kiện tự nhiên, kinh tế, khoa học - kỹ
thuật, công nghệ và xã hội để đáp ứng nhu cầu của các quốc gia khác, thông qua
các hoạt động kinh tế đối ngoại, trong đó thương mại quốc tế đóng vai trò trọng
tâm.
Lịch sử phát triển kinh tế quốc tế thế giới cho đến nay đã có 3 kiểu phân công
lao động quốc tế điển hình là : phân công lao động quốc tế tư bản chủ nghĩa, phân
công lao động quốc tế xã hội chủ nghĩa và phân công lao động toàn thế giới. Do
những biến động phức tạp trong đời sống chính trị - xã hội thế giới, kể từ sau
năm 1991 với sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông
Âu, thế giới đương đại chỉ còn tồn tại và phát triển hai kiểu là phân công lao động
xã hội và phân công lao động toàn thế giới. Nếu gạt bỏ những sắc thái riêng biệt
nhất định, ngày nay ta dễ nhận thấy sự vận động, phát triển của cả hai kiểu phân
công lao động quốc tế này đang có xu hướng tiến tới một thể thống nhất, mặc dù
vẫn luôn chứa đựng nhiều mâu thuẫn phức tạp do tính đa dạng của nền kinh tế thế
20


giới tạo ra. Cùng với quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá kinh tế thế giới, là những
tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã thúc đẩy quá trình
phân công lao động quốc tế đạt tới trình độ sâu rộng chưa từng thấy. Chuyên môn
hoá càng phát triển thì quan hệ hiệp tác càng bền chặt, đó là đặc trưng cơ bản của
phân công lao động quốc tế ngày nay.
Trong quá trình tái sản xuất mở rộng, do yêu cầu khách quan của việc xã hội
hoá lực lượng sản xuất, các nước ngày càng quan hệ chặt chẽ với nhau, lệ thuộc
vào nhau. Sự giao lưu tư bản, trao đổi mậu dịch, do đó, ngày càng phong phú. Sự
phát triển của hệ thống thông tin hiện đại, đặc biệt là kỹ thuật thông tin vi điện tử
và sự phát triển của giao thông vận tải đã tạo điều kiện cho phân công lao động
quốc tế gày càng phát triển, làm tăng quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới và

đời sống của các dân tộc. Sự phát triển mạnh mẽ của các Công ty xuyên quốc gia
càng làm nổi bật tính thống nhất của nền sản xuất thế giới.
Quốc tế hoá nền sản xuất tất yếu dẫn tới các loại liên kết kinh tế. Sự phát triển
của khoa học - công nghệ cùng với sự chuyển dịch vốn, kỹ thuật từ các nước
công nghiệp phát triển sang các nước đang phát triển đã giúp cho nhiều nước trở
thành nước công nghiệp mới có đủ tiềm lực kinh tế quay trở lại cạnh tranh với các
nước công nghiệp phát triển. Sự ra đời của hàng loạt các liên minh kinh tế Nhà
nước ở các khu vực, các tổ chức kinh tế ở khắp các Châu lục, cũng như sự hiệp tác
và liên minh kinh tế dưới nhiều hình thức khác đã đánh dấu sự phân công lao động
sâu sắc và mở rộng quy mô phát triển chưa từng có. Hệ quả trực tiếp là sự tốc độ
phát triển ngoại thương, đặc biệt là xuất khẩu của hầu hết các nước tham gia vào
phân công lao động và thương mại quốc tế đều đã tăng mạnh và liên tục trong các
thập niên gần đây và hiện nay.Năm 1950, tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới
còn ở mức 59,7 tỷ USD nhưng đến năm 1990 nghĩa là 4 thập niên sau đã lên đến
con số 3.332 tỷ USD, tăng 57,6 lần bình quân hàng năm tăng 10,5 %. Điều lưu ý là
suốt thời kỳ dài, từ sau thế chiến thứ hai đến nay, nền kinh tế thế giới nói chung và
thương mại quốc tế nói riêng, mặc dù đã trải qua những bước thăng trầm trong sự
phát triển, nhưng nhìn chung tốc độ tăng của thương mại quốc tế đều tăng nhanh
hơn tốc độ tăng của sản xuất thế giới.
Lý giải về sự tăng nhanh của thương mại quốc tế có thể bằng nhiều nguyên
nhân khác nhau, song phải thấy có một nguyên nhân cơ bản là nhờ đạt được hiệu
quả kinh tế do quá trình phân công lao động quốc tế mang lại. Thực tế cho thấy
những lợi nhuận thu được từ thương mại quốc tế nhờ khai thác sự chênh lệch về
giá cả tương đối giữa các nước, tuy rất quan trọng nhưng còn ít hơn nhiều so với
lợi nhuận thu được nhờ tăng cường tính đa dạng và chuyên môn hoá theo nhãn
21


hiệu của từng loại sản phẩm sản xuất ở nhiều quốc gia khác nhau. Thương mại
trong ngành không chỉ tạo ra các khả năng mở rộng tiêu dùng, thoả mãn nhu cầu

của người mua, mà đã trở thành yếu tố cơ bản, quyết định động thái tăng trưởng
kim ngạch ngoại thương hầu hết các nước thuộc mọi khu vực khác nhau trong nền
kinh tế thế giới. Thương mại trong ngành là biểu hiện phát triển cao độ của sản
xuất chuyên môn hoá trong giai đoạn hiện nay. Nó không giải thích vì sao nước
Anh xuất khẩu xe hơi sang Hông Kông nhưng lại có thể giải thích một hiện tượng
thực tế nảy sinh mà David Ricardo đã không làm được là vì sao Anh xuất khẩu xe
hơi (như Rovers, Jaguars...) sang Đức, nhưng lại nhập xe hơi (như Mercedes,
Andis...) từ Đức. Điều dễ hiểu là mặc dù đều là xe hơi nhưng tất cả các loại xe hơi
do Anh sản xuất đều có những đặc điểm khác so với tất cả các loại xe hơi do Đức
sản xuất. Tương tự như vậy, Nhật là cường quốc về sản xuất tivi chất lượng cao
bởi các nhãn hiệu nổi tiếng như Sony, JVC, Sanyo... nhưng vẫn không ít người
Nhật thích dùng tivi với các nhãn hiệu khác của nước ngoài như Philip cuả Hà Lan,
Sam Sung, Deawoo của Hàn Quốc... Lý do chính khiến cho sự trao đổi thương mại
giữa các nước về cùng một loại sản phẩm là sự đa dạng của các nhãn hiệu khác
nhau về loại sản phẩm đó, sẽ mang lại những thoả mãn về nhu cầu của người tiêu
dùng, do có sự khác nhau về hình thức, mẫu mã, giá cả... Đối với cả người sản xuất
với người tiêu dùng đều có thể tìm thấy những lợi ích cơ bản sau đây của việc phát
triển thương mại trong ngành :


Thứ nhất : người tiêu dùng thoả mãn được nhu cầu lựa chọn trong số nhiều
nhãn hiệu khác nhau của cùng một loại sản phẩm trong ngành.



Thứ hai : thương mại trong ngành mang lại lợi thế kinh tế đáng kể nhờ mức
độ mở rộng quy mô chuyên môn hoá sản xuất của mỗi quốc gia về một loại
nhãn hiệu sản phẩm trong ngành, sau đó đem chúng trao đổi với nhau qua
thương mại quốc tế, thay cho tình trạng trước đây, mỗi quốc gia đều phải cố
gắng sản xuất những lượng nhỏ của tất cả các nhãn hiệu trong ngành.


Trên đây, chúng ta đã thấy lợi ích của phát triển thương mại trong ngành là
mang lại hiệu quả kinh tế nhờ quy mô mở rộng của chuyên môn hoá sản xuất về
một loại nhãn hiệu sản phẩm trong ngành. Đối với các nước có nền kinh tế mở, quy
mô nhỏ (như Việt Nam), vấn đề này càng có ý nghĩa quan trọng. Thông thường, ở
các nước này, phạm vi hàng hoá, mà theo đó họ có thể có được quy mô hiệu quả
trong sản xuất bị giới hạn nhiều so với các nước có nền kinh tế quy mô lớn. Do đó,
các nước này bao giờ cũng có thể mang lại lợi ích kinh tế tương đối nhiều hơn so
với việc chỉ lo tự cung tự cấp bằng cách sản xuất tất cả các loại sản phẩm, mỗi thứ
một ít với chi phí cao.
22


3.

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu của Thương mại Quốc tế.


Khái niệm :
-





Quá trình tự do hóa thương mại là quá trình Nhà nước giảm dần
sự can thiệp vào các hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế
của quốc gia nhằm tạo điều kiện thông thoáng và thuận lợi cho
các hoạt động đó phát triển một cách hiệu quả.


Mục tiêu :
-

Phát triển hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, cụ thể là phát
triển khả năng xuất khẩu hàng hoá sang các nứơc khác đồng thời
mở rộng hoạt động nhập khẩu những hàng hoá không có điều
kiện để sản xuất hoặc sản xuất có hiệu quả thấp.

-

Tạo điều kiện cho việc phát triển quan hệ hợp tác kinh tế nói
chung giữa các nuớc trước hết là quan hệ hợp tác đầu tư.

-

Tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp bằng cách tạo
ra môi trường cạnh tranh tốt như tạo ra sự bình đẳng hơn giữa
doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài đó là
động lực quan trọng để cácdoanh nghiệp trong nước nâng cao
khả năng cạnh tranh để tồn tại trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế.

-

Xuất phát từ quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thê giới các quốc
gia phải tăng cường quá trình hợp tác truớc hết là trong lĩnh vực
thương mại do đó nhà nứơc phải giảm dần sự can thiệp và tăng
cường áp dụng các biện pháp theo chuẩn mực quốc tế và khu
vực nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế quốc tế
phát triển.


Cơ sở :

23






4.

-

Các nứơc trên thế giới đang chuyển sang áp dụng mô hình kinh
tế thị trường mở cửa nhằm tạo điều kiện phát triển hoạt động sản
xuất kinh doanh trong đó có hoạt động sản xuất kinh doanh
Thương mại quốc tế.

-

Sự phát triển mạnh mẽ của các công ty đa quốc gia cũng là cơ sở
cho các nước thực hiện mô hình chính sách tự do hoá thương
mại quốc tế.

Nội dung :
-

Nhà nước tiến hành cắt giảm các công cụ biện pháp gậy hạn chế
cho hoạt động TMQT như thuế quan, hạn ngạch, các thủ tục

hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng phát triển
quan hệ trao đổi mua bán hàng hoá với nứơc khác.

-

Nhà nứơc từng bước đưa vào thực hiện các chính sách và biện
pháp quản lý như quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, chính sách
chống bán phá giá, chính sách đảm bảo cạnh tranh và chống độc
quyền, chính sách đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu
hàng hoá theo các cam kết trong các hiệp định hợp tác đã ký kết
và theo chuẩn mực chung của thế giới.

Các biện pháp :
- Nhà nước phải xây dựng một lộ trình tự do hoá thương mại một
cách phù hợp với đều kiện và khả năng của quốc gia và dựa trên
mục tiêu phát triển kinh tế của mình. Chính phủ và các cơ quan
phải áp dụng các biện pháp và hoạt động phù hợp để tuyên
truyền và phổ biến các thông tin cơ bản của quá trình hội nhập
kinh tế quốc tê và tự do hoá thương mại. Ngoài ra CP phải có
biện pháp hỗ trợ kịp thới và thích hợp nhằm tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp tận dụng đựoc những cơ hội cũng như vượt
qua được những thách thức trong quá trình mở cửa thực hiện tự
do hoá thương mại.

Xu hướng bảo hộ mậu dịch.


Khái niệm :
24



-







Mục tiêu :
-

Bảo hộ hàng hoá trong nước và nền sản xuất trong nước trước
sự cạnh tranh của các quốc gia khác, đặc biệt là những ngành
sản xuất hàng hoá thay thế nhập khẩu.

-

Xuất phát từ sự khác nhau về khả năng và điều kịên tái sản xuất
giữa các nước nên cần phải áp dụng các biện pháp bảo hộ đối
với sản xuất trong nước trước áp lực cạnh tranh với các mặt
hàng sản xuất nước ngoài nhằm đảm bảo chủ quyền kinh tế cho
quốc gia, tránh sự lệ thuộc với các quốc gia khác trong quá trình
phát triển kinh tế.

-

Xuất phát từ nguyên nhân măt lịch sử trong quan hệ hợp tác
kinh tế nói chung và trong quan hệ giữa các nước nói riêng.


-

Một số lý do cụ thể khác như tạo công ăn việc làm cho lao động
trong nứớc, tạo cơ hội cho các ngành công nghiệp non trẻ phát
triển.

Cơ sở :

Nội dung :
-



Xu hướng bảo hộ mậu dịch là quá trình chính phủ các nước tiến
hành xây dựng và đưa vào áp dụng các biện pháp thích hợp
trong chính sách TMQT nhằm hạn chế hàng hoá nhập khẩu từ
nước ngoài.

Chính phủ và các bộ ngành thực hiện việc xây dựng và hoàn
thiện hệ thống các biện pháp công cụ chính sách phù hợp với xu
thế biến động của môi trường kinh tế quốc tế cũng như mục tiêu,
điều kiện phát triển trong nước để bảo vệ cho nền sản xuất trong
nước trước sự cạnh tranh với hàng hoá nứơc ngoài.

Các biện pháp :
- Áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu vừa đảm bảo cho lợi
ích sản xuất trong nước đồng thời đảm bảo lợi ích cho các quốc
gia bạn hàng dựa trên nguyên tắc có đi có lại cũng như chế độ
quan hệ bình thường. Ngoài ra CP cần xây dựng mục tiêu và lựa
25



×