Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2016-2020, TẦM NHÌN ĐẾN 2050

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 136 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
________________________

DỰ THẢO
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
GIAI ĐOẠN 2016-2020, TẦM NHÌN ĐẾN 2050

HÀ NỘI, 2015


Cơ quan chỉ đạo xây dựng Dự thảo:
Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường,
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Cơ quan tư vấn xây dựng Dự thảo:
Viện Môi trường Nông nghiệp,
– Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
Nhóm xây dựng dự thảo:
1. TS. TrầnVăn Thể

Viện MTNN, Chủ nhiệm nhiệm vụ

2. PGS.TS. Đinh Vũ Thanh

Vụ KHCN&MT, Chỉ đạo nội dung

3. Th.S. Đặng Thị Thu Hiền

Viện MTNN, Thư ký nhiệm vụ

4. Th.S. Đỗ Thị Hồng Dung



Viện MTNN, Thành viên

5. PGS.TS. Mai Văn Trịnh

Viện MTNN, Thành viên

6. Th.S. Lê Hoàng Anh

Vụ KHCN và MT, Thành viên

7. TS. Đỗ Xuân Lân

Vụ KHCN và MT, Thành viên

8. TS. Trần Đình Phả

Viện MTNN, Thành viên

9. Th.S. Nguyễn Đức Hiếu

Viện MTNN, Thành viên

Dự thảo đã được tham vấn tại:
1. Hội thảo tham vấn kỹ thuật tại Bộ Nông nghiệp và PTNT ngày
12/8/2015;
2. Hội thảo tham vấn các Tổ chức phi Chính phủ ở Việt Nam tại Trung
tâm Phụ nữ và Phát triển, ngày 1/10/2015
3. Hội thảo tham vấn các địa phương khu vực miền Trung và một số
đơn vị quản lý của ngành ngày 5/10/2015 tại KS. Mường Thanh,

Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
4. Hội thảo tham vấn các địa phương khu vực Đồng bằng sông Cửu
Long, một số tổ chức quốc tế có hoạt động tại ĐBSCL và tổ chức
cộng đồng ngày 20/11/2015 tại KS. Á Châu, Châu Văn Liêm, TP.
Cần Thơ;
5. Tham vấn qua các ý kiến góp ý trực tiếp từ Tổng cục, Cục, Vụ và các
Trung tâm thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT tại Công văn số
9221/BNN-KHCN ngày 9/11/2015.
2


MỤC LỤC
CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................................................................. 6
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................... 8
1.

Sự cần thiết cập nhật, xây dựng kế hoạch hành động............................................. 8

2.

Mục tiêu của nhiệm vụ ............................................................................................. 10

2.
2.1.
2.2.
2.2.1.
2.2.2.
2.3.

Phương pháp thực hiện ............................................................................................ 10

Phương pháp tiếp cận ............................................................................................. 10
Phương pháp thực hiện ........................................................................................... 11
Phương pháp thu thập số liệu.................................................................................. 11
Phương pháp phân tích, xác định các nội dung ứng phó với BĐKH ........................ 12
Các tiêu chí xác định các nội dung ứng phó với BĐKH .......................................... 14

3.
3.1.
3.2.
3.3.

Các căn cứ pháp lý trong cập nhật, xây dựng kế hoạch hành động .................... 15
Chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước ..................................................... 15
Chủ trương, chính sách và định phương của Chính phủ .......................................... 16
Các văn bản, quyết định liên quan của Bộ Nông nghiệp và PTNT .......................... 17

Phần I. HIỆN TRẠNG TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BĐKH
NGÀNH NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN............................................................. 18
1.1.
1.1.1.
1.1.1.1.
1.1.1.2.
1.1.2.
1.1.2.1.
1.1.2.2.

Hiện trạng xây dựng cơ chế chính sách chung về BĐKH ..................................... 18
Cấp quốc gia .......................................................................................................... 18
Các chính sách về thích ứng chung với BĐKH ở cấp quốc gia ................................ 18
Các chính sách về giảm thiểu BĐKH ở cấp quốc gia .............................................. 19

Cấp ngành .............................................................................................................. 20
Xây dựng chính sách về thích ứng với BĐKH trong nông nghiệp ........................... 20
Xây dựng chính sách giảm thiểu BĐKH trong nông nghiệp .................................... 21

1.2.

Hiện trạng triển khai và lồng ghép các hoạt động ứng phó với BĐKH
trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2011-2015 ............................. 23
Triển khai kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của ngành ............................... 23
Kết quả lồng ghép các nội dung ứng phó với BĐKH giai đoạn 2011-2015 vào
các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn ...................................................................... 26
Đối với lĩnh vực trồng trọt ...................................................................................... 27
Đối với lĩnh vực chăn nuôi ..................................................................................... 28
Đối với lĩnh vực thuỷ sản ....................................................................................... 30
Đối với lĩnh vực lâm nghiệp ................................................................................... 32
Đối với lĩnh vực thủy lợi ........................................................................................ 33
Đối với lĩnh vực diêm nghiệp ................................................................................. 35
Đối với lĩnh vực phát triển nông thôn ..................................................................... 36

1.2.1.
1.2.2.
1.2.2.1.
1.2.2.2.
1.2.2.3.
1.2.2.4.
1.2.2.5.
1.2.2.6.
1.2.2.7.
1.3.


Một số khó khăn, tồn tại và nguyên nhân trong triển khai và lồng ghép nội
dung ứng phó BĐKH trong các lĩnh vực của ngành ............................................. 37
3


1.3.1.
1.3.1.1.
1.3.1.2.
1.3.1.3.
1.3.1.4.
1.3.1.5.
1.3.1.6.
1.3.1.7.
1.3.2.

Một số khó khăn và tồn tại ..................................................................................... 37
Đối với lĩnh vực trồng trọt ...................................................................................... 37
Đối với lĩnh vực chăn nuôi ..................................................................................... 38
Đối với lĩnh vực thủy sản ....................................................................................... 39
Đối với lĩnh vực lâm nghiệp ................................................................................... 40
Đối với lĩnh vực thủy lợi ........................................................................................ 40
Đối với lĩnh vực diêm nghiệp ................................................................................. 41
Đối với lĩnh vực phát triển nông thôn ..................................................................... 42
Một số nguyên nhân của khó khăn tồn tại cần khắc phục ........................................ 42

1.4.
1.4.1.
1.4.2.

Phân tích bối cảnh và định hướng phát triển ngành nông nghiệp....................... 44

Phân tích bối cảnh .................................................................................................. 44
Định hướng phát triển ngành nông nghiệp trong bối cảnh BĐKH ........................... 45

PHẦN II. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BĐKH NGÀNH NÔNG
NGHIỆP, NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2016-2015 VÀ TẦM NHÌN 2050........... 47
2.1.

Quan điểm ................................................................................................................. 47

2.2.
2.2.1.
2.2.2.

Mục tiêu kế hoạch hành động ................................................................................. 48
Mục tiêu chung ...................................................................................................... 48
Mục tiêu cụ thể....................................................................................................... 48

2.3.

Nội dung kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH giai đoạn 2016-2020 và
tầm nhìn 2050............................................................................................................ 48
Tăng cường các hoạt động ứng phó chung với BĐKH ngành nông nghiệp và
phát triển nông thôn giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn 2050....................................... 49
Ứng phó với BĐKH đối với từng lĩnh vực cụ thể của ngành trong giai đoạn
2016-2020 và tầm nhìn 2050 .................................................................................. 51
Đối với lĩnh vực Trồng trọt..................................................................................... 51
Đối với lĩnh vực Chăn nuôi .................................................................................... 52
Đối với lĩnh vực Thủy sản ...................................................................................... 53
Đối với lĩnh vực Lâm nghiệp .................................................................................. 55
Đối với lĩnh vực Thủy lợi ....................................................................................... 56

Đối với lĩnh vực Diêm nghiệp ................................................................................ 58
Đối với lĩnh vực Phát triển nông thôn ..................................................................... 59
Tăng cường hợp tác quốc tế về ứng phó với BĐKH trong nông nghiệp và phát
triển nông thôn giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn 2050........................................... 60

2.3.1.
2.3.2.
2.3.2.1.
2.3.2.2.
2.3.2.3.
2.3.2.4.
2.3.2.5.
2.3.2.6.
2.3.2.7.
2.3.3.

PHẦN III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN ....................................................... 99
3.1.
3.1.1.
3.1.2.
3.1.3.
3.1.4.
3.1.5.

Giải pháp thực hiện .................................................................................................. 99
Giải pháp khoa học công nghệ ................................................................................ 99
Giải pháp về cơ chế chính sách và và tổ chức quản lý ........................................... 100
Giải pháp về đào tạo, thông tin tuyên truyền nâng cao năng lực ............................ 100
Giải pháp về hợp tác quốc tế ................................................................................ 101
Giải pháp về tài chính ........................................................................................... 102

4


3.1.6.

Giải pháp kiểm tra, giám sát và đánh giá .............................................................. 102

3.2.
3.2.1.
3.2.2.
3.2.2.1.
3.2.2.2.
3.2.2.3.
3.2.2.4.

Tổ chức thực hiện ................................................................................................... 103
Sơ đồ tổ chức thực hiện kế hoạch hành động ........................................................ 103
Phân công tổ chức thực hiện ................................................................................. 104
Các Vụ, Tổng cục, Cục, Trung tâm thuộc Bộ ....................................................... 104
Các Viện, Trường và các đơn vị khác thuộc Bộ .................................................... 106
Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương .................. 106
Các tổ chức, doanh nghiệp cá nhân khác và cộng đồng ......................................... 107

PHẦN IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 108
4.1.

Kết luận ................................................................................................................... 108

4.2.


Kiến nghị ................................................................................................................. 108

PHỤ LỤC .............................................................................................................................. 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................... 135

5


CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADB
BAU
BCĐ
BĐKH
BTB
CBNLTS
CLQG
CoC
CSA
CTMTQG
ĐBSCL
ĐBSH
DHMT
ĐNB
ĐNB
EbA
GDP
IFES
INDC
KHCN
KHHĐ

KNK
M&E
MNPB
MRV
MT
MTNN
NAMAs
NAP
NN
NQ-TW
NSCCSLR
OCCA
ODA
PA

Ngân hàng phát triển Châu Á
Điều kiện canh tác thông thường
Ban Chỉ đạo
Biến đổi khí hậu
Bắc Trung Bộ
Chế biến nông lâm thủy sản
Chiến lược Quốc gia
Nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm
Nông nghiệp thông minh với khí hậu
Chương trình mục tiêu quốc gia
Đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Hồng
Duyên hải miền Trung
Đông Nam Bộ
Đông Nam Bộ

Thích ứng dựa vào sinh thái
Tổng thu nhập Quốc nội
Hệ thống tổng hợp về năng lượng và nông nghiệp
Dự kiến đóng góp do Quốc gia tự xác định
Khoa học công nghệ
Kế hoạch hành động
Khí nhà kính
Giám sát và đánh giá
Miền núi phía Bắc
Đo đạc, báo cáo và thẩm định
Môi trường
Môi trường nông nghiệp
Hành động thích ứng phù hợp với Quốc gia
Kế hoạch thích ứng quốc gia
Nông nghiệp
Nghị quyết Trung ương
Kịch bản Quốc gia về biến đổi khí hậu và nước biển dâng
Văn phòng Ứng phó với BĐKH
Hỗ trợ phát triển chính thức
Phương pháp tiếp cận có sự tham gia
6


PPP
PTNT
QĐ-TTg
QLDA
SWOT
TBKT
TNA

ToT
VAC
VietGAP
WB

Đối tác công tư
Phát triển nông thôn
Quyết định Thủ tướng
Quản lý dự án
Phân tích Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội và Thách thức
Tiến bộ kỹ thuật
Đánh giá nhu cầu công nghệ
Tập huấn cho những người tập huấn
Mô hình vườn-ao-chuồng
Biện pháp thực hành tốt của Việt Nam
Ngân hàng Thế giới

7


MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết cập nhật, xây dựng kế hoạch hành động
Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã trở thành một trong những thách thức lớn của thế
kỷ 21, được nhiều quốc gia quan tâm, trong đó Việt Nam là một trong những quốc gia
chịu nhiều tác động của BĐKH. Theo Kịch bản Biến đổi khí hậu và nước Biển dâng
(NSCCSLR) của Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009) công bố và được kịch bản cập
nhật và công bố năm 2012 với 3 kịch bản là kịch bản thấp (B1), kịch bản trung bình
(B2) và kịch bản cao (A2) (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012). Theo kịch bản trung
bình, nhiệt độ vào cuối thế kỷ 21 có thể tăng 2,60C ở Tây Bắc, 2,50C ở Đông Bắc,
2,40C ở đồng bằng Bắc bộ, 2,80C ở Bắc Trung bộ, 1,90C ở Nam Trung bộ, 1,60C ở Tây

nguyên và 2,00C ở Nam bộ so với trung bình thời kỳ 1980-1999. Lượng mưa cũng
được dự báo tăng vào mùa mưa trong khi lại giảm vào mùa khô ở hầu hết các vùng
sinh thái. Do có bờ biển dài, với địa hình phức tạp nên Việt Nam đang phải đối mặt
với nhiều thách thức và tác động do nước biển dâng. Theo kịch bản trung bình (B2),
mực nước biển sẽ dâng 30cm vào năm 2050 và cuối thế kỷ 21 sẽ dâng khoảng 75cm so
với thời kỳ 1980-1999 và gây ra nhiều thách thức cho các vùng sinh thái nông nghiệp
ven biển nước ta.
BĐKH đang gây nhiều tác động tiêu cực đến các hoạt động kinh tế, xã hội ở
nhiều quốc gia. Với điều kiện tự nhiên phức tạp, tỷ lệ dân cư sống dựa vào nông
nghiệp và mức độ đói nghèo còn ở mức cao, BĐKH được dự báo tiếp tục có những tác
động lớn đến kinh tế tại Việt Nam trong các thập kỷ tiếp theo. Theo đánh giá của Ngân
hàng Thế giới (World Bank, 2010) tại 84 quốc gia trong đó có Việt Nam, nếu mực
nước biển dâng 1m thì khoảng 10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp và sẽ gây tổn thất
khoảng 10% GDP của nước ta.
Lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn (gồm các hoạt động trồng trọt,
chăn nuôi, thuỷ lợi, thuỷ sản, lâm nghiệp, diêm nghiệp, nông thôn) không chỉ là ngành
gây phát thải lớn lượng khí nhà kính (KNK) trong tổng phát thải KNK quốc gia mà
còn là ngành chịu tác động lớn do BĐKH. Kết quả nghiên cứu của Trần Văn Thể,
Phạm Quang Hà và cộng sự (2010) cho thấy nếu BĐKH diễn ra theo đúng kịch bản thì
GDP nông nghiệp có thể tổn thất khoảng 1,67% do hậu quả của thiên tai; nhiều vùng
sản xuất nông nghiệp phải đối mặt với những khó khăn về nước tưới và các hậu quả
khác do thiên tai, xâm lấn mặn, hạn hán, xói mòn đất, rửa trôi,… và có nguy cơ mất an
ninh lương thực. Khi đó, 73% dân số cả nước gồm người nông dân nghèo đang sống ở
những vùng dễ bị tổn thương và nương nhờ vào nông nghiệp sẽ là đối tượng chịu ảnh
hưởng nặng nề nhất của BĐKH do mất nguồn sinh kế và gặp nhiều rủi ro trong sản
xuất nông nghiệp và sinh hoạt đời sống hàng ngày.
Nhận thức được các vấn đề về BĐKH, Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và PTNT
8



đã có nhiều hoạt động triển khai các hoạt động ứng phó với BĐKH. Bộ Nông nghiệp
và PTNT đã và đang tích cực tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng
phó với BĐKH (Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008 của Thủ tướng
Chính phủ), công bố khung Chương trình hành động thích ứng với BĐKH của ngành,
giai đoạn 2008-2020 vào ngày 5/9/2008 (Quyết định 2730/QĐ-BNN-KHCN ngày
5/9/2008, Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2008); phê duyệt và thực hiện kế hoạch hành
động ứng phó với BĐKH theo Quyết định 543/QĐ-BNN-KHCN ngày 23 tháng 3 năm
2011 (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2011a) và phê duyệt đề án giảm phát thải KNK đến
2020 và tầm nhìn 2030 theo Quyết định số 3119/QĐ-BNN-KHCN ngày 16 tháng 9
năm 2011 (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2011b). Tuy nhiên, mặc dù đã có nhiều nỗ lực,
cố gắng của ngành, đặc biệt là vai trò quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và PTNT,
sự phối hợp hiệu quả của các cơ quan thuộc Bộ và sự vào cuộc của các địa phương,
nhưng các nội dung trong kế hoạch hành động và đề án giảm phát thải KNK do Bộ ban
hành mới được triển khai ở mức độ còn hạn chế, chưa đạt được mục tiêu đề ra và kết
quả mong đợi, đặc biệt chưa đáp ứng được nhu cầu của ngành về ứng phó với BĐKH
trong giai đoạn 2011-2015. Theo các nội dung đã được phê duyệt trong kế hoạch hành
động ứng phó với BĐKH giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn 2050 tại Quyết định số
543/QĐ-BNN-KHCN ngày 23/3/2011) đã được triển khai nhưng đến hết giai đoạn 1
(2011-2015), kinh phí được cấp rất thấp so với nhu cầu do đó cần xác định bổ sung và
làm rõ các ưu tiên ứng phó BĐKH phù hợp hơn với nguồn lực hiện có. Thực tế, trong
các nội dung của kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu cho thấy có rất ít các hoạt
động giảm thiểu, chưa kết hợp chặt chẽ giảm thiểu và thích ứng. Nhiều công nghệ mới
đã được áp dụng thành công trong thực tiễn sản xuất như nông nghiệp thông minh
(CSA), hệ thống sản xuất lương thực và năng lượng (IFES), thích ứng dựa vào sinh
thái (EbA), canh tác phát thải thấp, và nhiều biện pháp giảm phát thải KNK khác
nhưng chưa được cập nhật bổ sung. Trong khi, các nội dung hoạt động của Kế hoạch
hành động giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn 2050 còn thiếu sự hỗ trợ, gắn kết giữa các
đối tác, địa phương với Bộ trong thực tế triển khai.
Trước bối cảnh tái cấu trúc nền kinh tế trong đó có tái cấu trúc ngành nông
nghiệp, cùng với diễn biến phức tạp, khó dự đoán hơn của BĐKH, ngành nông nghiệp

và phát triển nông thôn đã có những chuyển biến mạnh mẽ về quy hoạch, chuyển đổi
cơ cấu sản xuất các lĩnh vực theo đinh hướng tăng giá trị gia tăng, hướng đến chất
lượng đáp ứng nhu cầu khắt khe của thị trường. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 phê duyệt đề án tái cấu trúc nông nghiệp
theo hướng tăng giá trị gia tăng đã đặt nền nông nghiệp trước nhiều thách thức khi vừa
nâng cao sản lượng, xoá đói giảm nghèo, tăng trưởng xanh, tăng trưởng ổn định, bền
vững nhưng phát thải thấp. Trước những thực trạng và bối cảnh đã được phân tích ở
trên, rõ ràng cần phải có kế hoạch hành động phù hợp để vừa đảm bảo được mục tiêu
tăng trưởng, tăng giá trị gia tăng, xoá đói giảm nghèo, hướng đến tăng trưởng xanh và
9


bền vững của ngành nhưng đồng thời phải đảm bảo thích ứng hiệu quả với BĐKH và
giảm thiểu phát thải KNK.
2. Mục tiêu của nhiệm vụ
Nhiệm vụ này được thực hiện để đạt được các mục tiêu chung là xây dựng được
kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH đẩy mạnh các hoạt động sản xuất nông
nghiệp bền vững ứng phó với biến đổi khí hậu.
Các mục tiêu cụ thể của nhiệm vụ được xác định bao gồm:
- Rà soát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí
hậu theo Quyết định 543/QĐ-BNN-KHCN giai đoạn 2011-2015 và một số văn bản
khác có liên quan;
- Xác định được các chương trình, nhiệm vụ ưu tiên ứng phó với biến đổi khí
hậu của ngành nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2016 -2020 và tầm nhìn 2050;
- Cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành nông
nghiệp và PTNT giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn 2050.
2. Phương pháp thực hiện
2.1. Phương pháp tiếp cận
Trong quá trình xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH, nhóm tư
vấn đã sử dụng những phương pháp tiếp cận sau:

(i) Tiếp cận có sự kế thừa
Hoạt động xây dựng và hoàn thiện Kế hoạch hành động thích ứng với BĐKH
ngành Nông nghiệp và PTNT phù hợp với đề án tái cơ cấu ngành sẽ dựa trên cơ sở kế
thừa kế hoạch hành động trước đây, các đề án có liên quan nhằm tránh được những
mặt tồn tại và tận dụng được các phương pháp tiên tiến, những bài học kinh nghiệm bổ
ích để có thể có được đề án hoàn chỉnh và có tính khả thi cao.
(ii) Tiếp cận mang tính hệ thống
Trong rà soát hệ thống văn bản, quy phạm pháp luật, các văn bản pháp luật, quy
chuẩn được hệ thống hóa theo các cấp độ khác nhau, trên cơ sở đó so sánh, phân tích
và xác định được thực trạng và đề xuất có hoàn thiện hệ thống. Trong lựa chọn các đối
tượng đánh giá theo cấp độ, nhiệm vụ và vùng khác nhau nhưng có liên quan mật thiết
và bổ trợ cho nhau để xác định thực trạng và định hướng ưu tiên trên cơ sở tương tác
chặt chẽ giữa các đối tượng nghiên cứu.
(iii) Tiếp cận liên ngành
Quá trình xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH trong nông
nghiệp, nông thôn giai đoạn 2016-2016, tầm nhìn 2050 được thực hiện trên cơ sở tiếp
10


cận liên ngành. Ngoài những hoạt động đặc thù cho từng lĩnh vực cụ thể, các nội dung
ứng phó còn được xác định cho các lĩnh vực liên ngành để khai thác tối đa tác dụng và
hiệu quả của các hoạt động ứng phó.
(iv) Tiếp cận liên vùng
Các nội dung trong báo cáo và kế hoạch hành động ứng phó được xác định dựa
trên đặc điểm của 7 vùng sinh thái. Trên quan điểm này, các nội dung ứng phó mang
tính chất liên vùng phù hợp với đặc điểm sinh thái được xây dựng và khuyến nghị triển
khai cho nhiều vùng để nâng cao giá trị, lợi ích và hiệu quả của các nội dung trong kế
hoạch hành động ứng phó với BĐKH giai đoạn 2011-2016 và tầm nhìn 2050.
(v) Tiếp cận có sự tham gia
Khi tiến hành điều tra thu thập thông tin liên quan đến kế hoạch hành động của

ngành, phương pháp cùng tham gia sẽ được lựa chọn và áp dụng thông qua thảo luận
nhóm trong quá trình xây dựng và sắp xếp các nội dung ưu tiên trong kế hoạch ứng
phó với BĐKH giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn 2050. Ngoài ra, trong quá trình xây
dựng, bổ sung và cập nhật Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của ngành cho
giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn 2050, các hội thảo tham vấn kỹ thuật và tham vấn
rộng rãi các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý và các tổ chức NGOs được
tổ chức để tiếp thu các ý kiến góp ý và các sáng kiến trong việc hoàn thiện Kế hoạch
hành động ứng phó với BĐKH ngành nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2016-2020 và
tầm nhìn 2050.
(vi) Tiếp cận tích hợp
Tiếp cận tích hợp hay còn gọi là tiếp cận “từ đầu nguồn xuống biển” giữa quản
lý lưu vực sông với vùng bờ biển dựa trên mối liên kết sinh thái, thủy văn và kinh tế xã hội. Phương pháp tiếp cận tích hợp được lồng ghép với tiếp cận liên ngành, liên
vùng để xác định các hoạt động ứng phó với BĐKH ngành nông nghiệp và phát triển
nông thôn.
2.2. Phương pháp thực hiện
Trên cơ sở các cách tiếp cận nêu trên, dựa trên nguồn lực hiện có và thời gian,
nhóm xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH giai đoạn 2016-2020 và tầm
nhìn 2050 đã lựa chọn và ứng dụng các phương pháp sau:
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
(i) Các số liệu thứ cấp và các văn bản chính sách có liên quan
Các văn bản quản lý có liên quan được thu thập từ các Bộ/Ngành, đặc biệt là Bộ
Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài nguyên và Môi trường, sắp xếp theo ngành và lĩnh vực
để phân loại vấn đề phục vụ công tác rà soát, đánh giá. Các chiến lược, kế hoạch
11


ngành có liên quan được thu thập để rà soát về những định hướng ưu tiên, các mục tiêu
và các nội dung, đánh giá những hạn chế, thiếu sót và bất cập phục vụ cho việc xây
dựng các nội dung ưu tiên cho kế hoạch hành động ứng phó BĐKH ngành nông
nghiệp, nông thôn giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn 2050.

Bảng 1. Tổ chức tham vấn qua đường công văn từ các đơn vị liên quan
TT

Cơ quan/đơn vị

1

Tổng số cơ quan được đánh giá

2

Số lượng

Tỷ lệ (%)

162

100,00

Số cơ quan có ý kiến trả lời

96

59,26

* Tổng cục, cục, vụ, trung tâm thuộc Bộ
* Ban quản lý các dự án

19
6


19,79
6,25

* Viện, trường
* Sở Nông nghiệp và PTNT

17
43

17,71
44,79

* Chuyên gia các lĩnh vực

11

11,46

(ii) Thông tin, số liệu về hiện trạng triển khai các kế hoạch hành động
Nội dung điều tra được xác định trong công văn gửi tham vấn ý kiến tập trung
vào (i) Đánh giá kết quả triển khai các hoạt động ứng phó, các mô hình thích ứng và
giảm nhẹ biến đổi khí hậu đối với các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp thuộc phạm vi
quản lý (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi, diêm nghiệp và ngành
nghề nông thôn) giai đoạn 2010-2015; (ii) Xác định những vấn đề tồn tại, khó khăn,
vướng mắc về cơ chế chính sách, giải pháp triển khai, năng lực ứng phó biến đổi khí
hậu đối với các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý giai đoạn 2010-2015; và (iii) Các đề
xuất, kiến nghị và nhu cầu về các hoạt động thích ứng, giảm nhẹ biến đổi khí hậu trong
nông nghiệp, nông thôn thuộc phạm vi quản lý của Quý cơ quan cần đưa vào kế hoạch
hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trong nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 20162020 và tầm nhìn đến 2050.

Công văn do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT gửi các cơ quan liên quan
gồm: 28 các đơn vị quản lý thuộc Bộ; các Ban Quản lý dự án và văn phòng quản lý, 23
Viện nghiên cứu và Trường đại học; 63 Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh/thành. Kết
quả nhóm xây dựng kế hoạch hành động đã thu được 96 văn bản trả lời gồm 19 đơn vị
quản lý thuộc Bộ, 6 Ban quản lý dự án, 17 viện/trường, 43 Sở và 11 nhà khoa học tư
vấn độc lập.
2.2.2. Phương pháp phân tích, xác định các nội dung ứng phó với BĐKH
(i) Phương pháp có sự tham gia (PA):
Phương pháp PA được áp dụng để thu thập các thông tin, kế hoạch hành động
thông qua các hội thảo, làm việc nhóm với các cán bộ địa phương và các nhóm chuyên
12


gia. Mỗi tỉnh lựa chọn 10-15 cán bộ gồm Lãnh đạo Sở và đại diện các đơn vị quản lý
thuộc Sở (Phòng Trồng trọt, Phòng Chăn nuôi, Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Chi
cục Phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi
cục Lâm nghiệp, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Chi cục Thủy
lợi, các phòng quản lý...). Thảo luận nhóm về các vấn đề liên quan được tổ chức trực
tiếp được triển khai trực tiếp tại Trụ sở của Sở Nông nghiệp và PTNT của 14 tỉnh
thuộc 7 vùng sinh thái (2 tỉnh/vùng) gồm Thái Nguyên, Bắc Cạn; Thái Bình, Nam
Định; Huế, Quảng Trị; Đắc Lắc, Đắc Nông; Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đồng Nai, Bà
Rịa-Vũng Tàu; Bến Tre và Kiên Giang. Tổng số cán bộ cấp tỉnh được tham vấn gồm
101 người đến từ 14 tỉnh thuộc 7 vùng sinh thái.
(ii) Phương pháp đánh giá nhu cầu công nghệ (TNA)
Phương pháp TNA được áp dụng để đánh giá nhu cầu về xây dựng kế hoạch
hành động đối với 162 cơ quan thuộc Bộ, Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, các
Viện, Trường, một số tổ chức NGOs (SNV, CARE, GIZ, UNDP..) thông qua tham vấn
trực tiếp, qua đường công văn và lấy ý kiến chuyên gia tại các Hội thảo.
Xác định tính cấp thiết, mục tiêu, nội
dung triển khai và sản phẩm cần đạt


Đặt hàng,
tư vấn

Bộ NN và PTNT, Viện
MTNN, OCCA, Hội đồng tư
vấn cấp cơ sở, cấp Bộ

Triển khai các nội dung

Thực hiện

Viện MTNN, Vụ KHCN,
các đơn vị phối hợp

Đánh giá,
tham vấn

Viện MTNN, Vụ KHCN và
MT, OCCA, Chuyên gia

2. Đánh giá hiện trạng triển khai, xác
định nhu cầu các hành động ứng phó để
cập nhật kế hoạch hành động

Khảo sát,
tham vấn

Viện MTNN, Vụ KHCN và
MT, OCCA, địa phương,

NGOs, chuyên gia

3. Cập nhật kế hoạch hành động ứng
phó với biến đổi khí hậu đến của ngành
nông nghiệp và phát triển nông thôn
đến năm 2020 và tầm nhìn 2050

Tham vấn

1. Rà soát, đánh giá kết quả triển khai
KHHD 543 (báo cáo rà soát, triển khai
thực hiện)

Hoàn thiện bản cập nhật kế hoạch hành
động ứng phó với BĐKH giai đoạn 20162020 trình Bộ trưởng phê duyệt

Các đơn vụ thuộc Bộ,
OCCA, địa phương, chuyên
gia, NGOs

Phổ biến và triển khai thực
hiện bản cập nhật kế hoạch

Hình 1. Trình tự các bước triển khai xây dựng kế hoạch hành động
13


(iii) Phương pháp phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức (SWOT)
Phương pháp SWOT được sử dụng để phân tích những điểm mạnh, yếu, hạn
chế, cơ hội và thách thức trong xây dựng kế hoạch hành động cho giai đoạn 2016-2020

và tầm nhìn 2050. Các điểm mạnh được phân tích bao gồm về điều kiện sinh thái phù
hợp, tổ chức quản lý sản xuất, năng lực của cán bộ, nông dân, các điều kiện về nguồn
lực; các điểm yếu liên quan đến năng lực tổ chức sản xuất, văn hóa, giáo dục, tiếp cận
nguồn lực; các cơ hội được xác định liên quan đến nguồn lực sẵn có, khả năng tham
gia và nhu cầu thực tế, cơ hội mang lại chuyển biển cho sinh kế nông thôn và những
thách thức có thể gặp phải như nguồn lực hạn chế, hiệu quả kinh tế thấp và rủi ro,...
Phương pháp thu thập về SWOT đối với nhu cầu thích ứng với BĐKH được
thực hiện thông qua các Hội thảo: Hội thảo kỹ thuật tổ chức tại Bộ Nông nghiệp và
PTNT ngày 12/8/2015 với 46 đại biểu đại diện cho các lĩnh vực, các nhà khoa học và
quản lý thuộc Bộ; 4 buổi thảo luận nhóm kỹ thuật gồm các chuyên gia của Viện Môi
trường Nông nghiệp và Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường thuộc Bộ; tham vấn
các tổ chức NGO tại Việt Nam (tại Trung tâm Phụ nữ và Phát triển ngày 1/10/2015)
với trên 60 đại biểu tham dự; hội thảo tham vấn các các tỉnh miền Trung và các tổ
chức NGO đang hoạt động tại miền Trung ngày 5/10/2015 tại Hội An) với 60 đại biểu
tham dự; Hội thảo tham vấn các tỉnh đồng bằng sông Hồng và tham vấn các cơ quan
của Bộ bằng văn bản..
(iv) Phương pháp phân tích nút thắt cổ chai (Bottleneck)
Phương pháp phân tích nút thắt cổ chai được sử dụng để phân tích những vướng
mắc, bất cập trong thực hiện các cơ chế chính sách, các nội dung của kế hoạch hành
động ứng phó với BĐKH dựa trên các đánh giá trực tiếp từ thực địa và tổng hợp từ các
báo cáo của các đơn vị gửi Bộ.
2.3. Các tiêu chí xác định các nội dung ứng phó với BĐKH
Tiếp tục sử dụng các chỉ tiêu đã được kế hoạch ứng phó với BĐKH ngành nông
nghiệp và PTNT giai đoạn 2011-2015 sử dụng trong xác định các nội dung ứng phó
cho các lĩnh vực. Trong bản cập nhật này các chương trình, dự án và nội dung của kế
hoạch hành động ứng phó với BĐKH giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến 2050 được
xác định theo thứ tự ưu tiên các lĩnh vực của ngành và đáp ứng được các tiêu chí sau:
- Phù hợp với định hướng ưu tiên trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,
chương trình phát triển kinh tế – xã hội ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của quốc gia và
của ngành nông nghiệp và PTNT, phù hợp với nhu cầu địa phương về ứng phó với

BĐKH giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến 2050;
- Đặt ra những ưu tiên r ràng cho những hành động ứng phó phù hợp trên cơ
sở kế thừa các nội dung, kết quả của các hoạt động ứng phó đã được xác định trong kế
14


hoạch hành động ứng phó với BĐKH giai đoạn 2011-2015 tại Quyết định số 543/QĐBNN-KHCN ngày 23 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Có khả năng lồng ghép các nội dung ứng phó với BĐKH vào các chương
trình, đề án, dự án khác của Chính phủ, Bộ, Ngành, địa phương có liên quan đối với
lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn 2050;
- Đảm bảo tính cụ thể và khả thi về thời gian, phạm vi, lĩnh vực, khu vực triển
khai thực hiện, sản phẩm, nguồn lực, kết quả dự kiến trên cơ sở tiết kiệm chi phí, nâng
cao hiệu quả và giá trị gia tăng ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn;
- Có tính khoa học, độ tin cậy, hợp lý với các hoạt động hiện có, phù hợp với
nhu cầu thực tế, trình độ nhận thức của cán bộ địa phương và người dân, trên cơ sở kết
hợp tối đa thích ứng và giảm thiểu nhằm nâng cao giá trị gia tăng mang lại thu nhập
cho nông dân;
- Phù hợp với khả năng giám sát, kiểm tra, đánh giá và lập báo cáo trong quá
trình tổ chức thực hiện với các thông tin, số liệu cụ thể, đầy đủ và có độ tin cậy cao; và
- Bảo đảm cơ chế công khai, r ràng, minh bạch trong suốt quá trình xây dựng,
thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH ngành nông nghiệp và phát triển
nông thôn giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn 2050;
- Các nội dung ứng phó với BĐKH khi có đầu tư của nhà nước phải xây dựng
đề cương chi tiết trong đó ưu tiên lồng ghép các vấn đề giới, đảm bảo cân bằng giới,
hướng đến người dễ bị tổn thương nhất để đảm bảo công bằng xã hội và phát triển bền
vững nông nghiệp và nông thôn.
3. Các căn cứ pháp lý trong cập nhật, xây dựng kế hoạch hành động
3.1. Chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước
Bản cập nhật kế hoạch hành động này được xây dựng dựa trên các chủ trương,
định hướng của Đảng và nhà nước gồm:

- Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
- Nghị quyết số 24/NQ-TW ngày 3/6/2013 của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp
hành Trung ương khóa XI về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài
nguyên và bảo vệ môi trường;
- Luật phòng chống thiên tai, ngày 19/6/2013;
- Luật Bảo vệ Môi trường, ngày 23/6/2014.

15


3.2. Chủ trương, chính sách và định phương của Chính phủ
- Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg ngày 19/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ
về việc Phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm
2020;
- Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 2/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu;
- Quyết định 1474/QĐ-TTg ngày 5 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính
phủ về việc ban hành kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn 20122020;
- Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về
phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng
trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn
2013–2020;
- Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê
duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát
triển bền vững;
- Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ
về chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, xây
dựng cánh đồng lớn;
- Quyết định số 367/QĐ-TTg ngày 17/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc

thành lập Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai;
- Quyết định 1393/QĐ-TTG ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh;
- Quyết định số 1775/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt đề án quản lý phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, quản lý các hoạt
động kinh doanh tín chỉ carbon ra thị trường thế giới;
- Quyết định 799/QĐ-TTg ngày 27/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt chương trình hành động quốc gia về giảm phát thải KNK thông qua nỗ lực
hạn chế mất rừng và suy thoái rừng quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng
cao trữ lượng carbon rừng giai đoạn 2011-2020;
- Công văn số 990/BTNMT-KTTVBĐKH ngày 24/3/2014 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn cập nhật Kế hoạch hành động ứng phó
với BĐKH các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý.

16


3.3. Các văn bản, quyết định liên quan của Bộ Nông nghiệp và PTNT
- Quyết định 543/QĐ-BNN-KHCN ngày 23/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và PTNT về việc Ban hành kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH ngành
nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến 2050;
- Chỉ thị 809/CT-BNN-KHCN ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và PTNT về việc lồng ghép BĐKH vào xây dựng, thực hiện chiến lược, quy hoạch kế
hoạch, chương trình, dự án, đề án phát triển ngành nông nghiệp và phát triển nông
thôn giai đoạn 2011-2015;
- Quyết định 3119/QĐ-BNN-KHCN ngày 16/12/2011 về việc Phê duyệt Đề án
giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020;
- Quyết định số 66/QĐ-BNN-KHCN ngày 11/1/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và PTNT về việc ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Nông nghiệp và PTNT
thực hiện kế hoạch hành động quốc gia BĐKH giai đoạn 2012-2020;

- Quyết định số 1384/QĐ-BNN-KH ngày 18/6/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp & PTNT về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Đề án tái cơ cấu
ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo
Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ;
- Chỉ thị số 2039/CT-BNN-KH ngày 20/6/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT
về việc triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia
tăng và phát triển bền vững;
- Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/7/2013 của Bộ Nông nghiệp và
PTNT về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp;
- Quyết định số 2760/QĐ-BNN-TCCB ngày 22/11/2013 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt đề án tài cơ cấu ngày thủy sản theo hướng
nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
- Quyết định 794/QĐ-BNN-TCTL ngày 21/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và PTNT phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành thủy lợi;
- Quyết định 984/QĐ-BNN-CN ngày 9/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và PTNT phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia
tăng và ohats triển bền vững;
- Quyết định số 5508/QĐ-BNN-KHCN ngày 23/12/2014 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và PTNT về việc Phê duyệt kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ thuộc
Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH năm 2015.

17


Phần I.
HIỆN TRẠNG TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BĐKH
NGÀNH NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
1.1. Hiện trạng xây dựng cơ chế chính sách chung về BĐKH
BĐKH nói chung và BĐKH đối với các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nói
riêng đã nhận được sự quan tâm của Chính phủ và các Bộ/ngành. Nhiều chủ trương và

chính sách hỗ trợ đã được Chính phủ và các Bộ/Ngành ban hành và tổ chức thực hiện.
Nhiều chương trình hành động, kế hoạch và các dự án cụ thể đã được Chính phủ, các
Bộ/ngành trong đó có Bộ Nông nghiệp và PTNT đầu tư và kêu gọi hỗ trợ quốc tế để
triển khai.
1.1.1. Cấp quốc gia
1.1.1.1. Các chính sách về thích ứng chung với BĐKH ở cấp quốc gia
Việt Nam là quốc gia có trách nhiệm, sớm nhận ra và tham gia tích cực vào
công cuộc chống BĐKH toàn cầu thông qua các hoạt động cụ thể về cả phương diện
thể chế và hoạt động thực tiễn. Chính phủ Việt Nam tự nguyện tham gia các hoạt động
giảm phát thải KNK các lĩnh vực sản xuất trong đó có lĩnh vực nông nghiệp và chủ
động tham gia đầy đủ, tích cực các diễn đàn về BĐKH bao gồm cả các hoạt động thích
ứng và giảm nhẹ. Việt Nam đã công bố kịch bản BĐKH và nước biển dâng
(NSCCSLR) năm 2009 và kịch bản cập nhật năm 2012 (Bộ Tài nguyên và Môi trường,
2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường 2012) và mới đây nhất Việt Nam đã công bố báo
cáo đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định (iNDC) và đã trình UNFCCC ngày
30/9/2015.
Ngoài các định hướng chung của Bộ Chính trị, để ứng phó với BĐKH, Chính
phủ đã ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia về BĐKH (CTMTQG) theo Quyết
định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 2/12/2008 của Thủ tướng với mục tiêu đánh giá tác
động và xác định được các giải pháp ứng phó với BĐKH đối với các lĩnh vực ngành
nông nghiệp,... (Chính phủ, 2008). Cùng với chương trình mục tiêu, Chính phủ cũng
đã phê duyệt chiến lược quốc gia (CLQG) về BĐKH theo Quyết định số 2139/QĐTTg ngày 5/11/2011(Chính phủ 2008). Các nhiệm vụ trọng tâm về chủ động ứng phó
với thiên tai và giám sát khí hậu; đảm bảo an ninh lương thực và tài nguyên nước trong
bối cảnh BĐKH; ứng phó tích cực với nước biển dâng phù hợp với vùng dễ bị tổn
thương tại các vùng sinh thái; bảo vệ và phát triển bền vững rừng, tăng cường hấp phụ
KNK và bảo tồn đa dạng sinh học, giảm nhẹ phát thải KNK, góp phần bảo vệ hệ thống
khí hậu trái đất (như quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi, phát triển khí sinh học, đảm
bảo tăng trưởng ngành nông nghiệp 20%, giảm phát thải KNK 20% và xóa đói giảm
nghèo 20% trong chu kỳ 10 năm).



Dựa vào CLQG về BĐKH, Chính phủ đã ban hành kế hoạch hành động quốc
gia (KHHĐQG) về BĐKH giai đoạn 2012-2020 theo Quyết định 1474/QĐ-TTg ngày
5/10/2012 (Chính phủ 2012). Kế hoạch hành động này được xây dựng gồm 65 chương
trình, dự án trong đó Bộ Nông nghiệp và PTNT được xác định chủ trì thực hiện 15
chương trình, dự án có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp (Phụ lục 1). Tuy nhiên, đa
số các nhiệm vụ trong chương trình mục tiêu quốc gia tập trung vào các hoạt động
thích ứng, phòng ngừa và ngăn chặn rủi ro là chính, các hoạt động về giảm phát thải
KNK còn rất hạn chế, chưa được cụ thể hóa bằng các dự án khả thi trong KHHĐQG
về BĐKH. Nhiều nội dung trong kế hoạch chưa được thực hiện theo đúng tiến độ và
một số nội dung của các lĩnh vực còn có hạn chế và gặp khó khăn về nguồn lực tài
chính trong tổ chức triển khai các nội dung ứng phó với BĐKH giai đoạn 2011-2015.
1.1.1.2. Các chính sách về giảm thiểu BĐKH ở cấp quốc gia
Thực hiện CTMTQG và CLQG về ứng phó với BĐKH, Việt Nam đã đệ trình
Thông báo Quốc gia lần thứ hai của Việt Nam cho Công ước khung về BĐKH (Bộ Tài
nguyên và Môi trường, 2010) và Báo cáo cập nhật hai năm một lần lần thứ nhất của
Việt Nam và báo cáo iNDC quốc gia cho UNFCCC (Bộ Tài nguyên và Môi trường,
2014). Theo đó, nông nghiệp được đánh giá là ngành gây phát thải KNK lớn so với
tổng lượng phát thải KNK quốc gia. Theo báo cáo trong BUR1, mặc dù phát thải KNK
trong nông nghiệp có giảm về cơ cấu phát thải nhưng nông nghiệp vẫn được dự báo là
ngành gây phát thải KNK lớn trong tổng phát thải KNK quốc gia ở những năm tiếp
theo. Theo kết quả thống kê, tổng lượng phát thải KNK từ nông nghiệp tăng 52,45
triệu tấn CO2e (năm 1994); 65,1 triệu tấn CO2e (năm 2000) lên 88,35 triệu tấn CO2e
(năm 2010). Mặc dù cơ cấu phát thải KNK nông nghiệp trong tổng phát thải KNK
quốc gia giảm nhưng tổng lượng KNK phát thải vẫn tăng. Như vậy, các giải pháp giảm
phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn là những giải pháp quan trọng đóng
góp vào giảm phát thải KNK quốc gia và cần có cơ chế chính sách đặc thù, phù hợp để
phát triển, mở rộng các giải pháp này trong sản xuất.
Mặc dù, Việt Nam là quốc gia không thuộc các quốc gia phải cam kết cắt giảm
phát thải KNK theo Phụ lục 1 của Nghị định thư Kyoto nhưng Việt Nam đã chủ động

tham gia Nghị định thư Kyoto. Chính phủ cũng đã phê đuyệt đề án quản lý phát thải
khí gây hiệu ứng nhà kính, quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ carbon ra thị
trường thế giới theo Quyết định số 1775/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 (Chính phủ 2012).
Mục tiêu và nội dung của đề án r ràng và có lộ trình cụ thể nhưng cho đến nay Việt
Nam vẫn chưa xây dựng đường phát thải cơ sở cho các ngành, chưa hình thành được
khung MRV quốc gia, chưa có các dự án NAMAs được thực hiện trong lĩnh vực nông
nghiệp, hệ thống kiểm kê KNK quốc gia chưa được vận hành hiệu quả, thiếu sự phối
hợp của các Bộ/Ngành trong mạng lưới kiểm kê KNK quốc gia, nhất là vai trò chủ đạo
của Bộ Nông nghiệp và PTNT trong kiểm kê và triển khai các giải pháp giảm phát thải
19


KNK trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Hơn nữa, nhiều giải pháp giảm phát thải
KNK đưa ra nhưng thiếu số liệu minh chứng để có cơ sở khoa học thuyết phục về tiềm
năng giảm phát thải KNK so với đường phát thải cơ sở.
Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh theo Quyết
định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 trên cơ sở đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Các nhiệm vụ chiến lược và chiến lược hướng tới là: (i) Giai đoạn 2011-2020, giảm
cường độ phát thải KNK 8-10% so với mức 2010, giảm tiêu hao năng lượng tính trên
GDP 1-1,5% mỗi năm; giảm lượng phát thải KNK trong các hoạt động năng lượng từ
10% đến 20% so với phương án phát triển bình thường (BAU), trong đó mức tự
nguyện khoảng 10%, còn lại 10% mức phấn đấu khi có thêm hỗ trợ quốc tế; (ii) Định
hướng đến năm 2030, giảm mức phát thải KNK mỗi năm ít nhất là 1,5-2%, giảm
lượng phát thải KNK trong các hoạt động năng lượng từ 20% đến 30% so với phương
án phát triển bình thường, trong đó mức tự nguyện khoảng 20%, còn lại 10% là mức
khi có thêm hỗ trợ quốc tế; và (iii) Định hướng đến 2050, giảm mức phát thải khí nhà
kính mỗi năm 1,5-2%. Chính phủ cũng ban hành kế hoạch hành động quốc gia về tăng
trưởng xanh giai đoạn 2014-2020 với 66 hoạt động thuộc các lĩnh vực, trong đó lĩnh
vực nông nghiệp chỉ có 5 hoạt động (Chính phủ 2012). Như vậy có thể thấy rằng, việc
chuyển đổi từ các hoạt động giảm phát thải KNK theo đường cơ sở sang giảm cường

độ phát thải sẽ đặt ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đứng trước nhiều thách
thức tromg bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng diễn ra nghiêm trọng.
1.1.2. Cấp ngành
1.1.2.1. Xây dựng chính sách về thích ứng với BĐKH trong nông nghiệp
Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành KHHĐ ứng phó với BĐKH ngành nông
nghiệp và PTNT giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến 2050 theo Quyết định số
543/QĐ-BNN-KHCN ngày 23/3/2011 hướng tới mục tiêu nâng cao năng lực ứng phó
với BĐKH và phát triển nông thôn giai đoạn 2011-2015, trong đó nhấn mạnh vào mục
tiêu là giữ vững mức độ tăng trưởng ngành 20%, giảm tỷ lệ đói nghèo 20% và giảm
phát thải KNK 20% trong giai đoạn 10 năm (Bộ Nông nghiệp và PTNT 2011). Tổng
số nhiệm vụ được xác định trong KHHĐ là 54 nhiệm vụ với kinh phí đề xuất là 402 tỷ
đồng trong giai đoạn 2011-2015. Để triển khai thực hiện kế hoạch hành động, Bộ
Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Chỉ thị số 809/CT-BNN-KHCN ngày 28/3/2011
về việc tăng cường lồng ghép BĐKH vào xây dựng, thực hiện chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch, chương trình, dự án, đề án phát triển ngành nông nghiệp và PTNT giai đoạn
2011-2015. Kết hợp thích ứng và giảm nhẹ BĐKH có vai trò quan trọng trong ứng phó
với BĐKH của ngành nông nghiệp, nông thôn để vừa đảm bảo được mục tiêu phát
triển ngành, xóa đói giảm nghèo và giảm phát thải KNK. Trong khi, các nhiệm vụ
trong KHHĐ ứng phó với BĐKH ngành nông nghiệp thường tách riêng hoạt động
thích ứng và giảm nhẹ BĐKH và chưa có ưu tiên cho các hoạt động giảm thiểu
20


BĐKH. Do vậy, Bộ Nông nghiệp và PTNT cần tiến hành rà soát, cập nhật để lựa chọn
được các giải pháp phù hợp để ứng phó với BĐKH đối với các lĩnh vực hoạt động của
ngành.
Bảng 2. Danh mục nội dung trong kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH ngành nông
nghiệp và PTNT giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn 2050
Số lượng
Kinh phí

TT Tên nội dung
(Nhiệm vụ) (tỷ đồng)
1.

Đánh giá tác động của BĐKH, nước biển dâng đối với từng
lĩnh vực của ngành nông nghiệp và PTNT

16

109,0

2.

Xây dựng các chương trình/dự án đối với từng lĩnh vực của
ngành phù hợp với các địa phương cụ thể để ứng phó (giảm
thiểu và thích ứng) với BĐKH và tạo cơ hội phát triển
ngành

11

79,0

3.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm tham gia của các cấp của
ngành, lĩnh vực, địa phương và cộng đồng

4

27,0


4.

Phát triển nguồn nhân lực của ngành, các lĩnh vực và địa
phương đáp ứng thách thức BĐKH và tạo cơ hội phát triển

4

43,0

5.

Lồng ghép các vấn đề BĐKH và nước biển dâng vào kế
hoạch hành động, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và địa phương

12

101,0

6.

Hợp tác quốc tế với các chính phủ, các tổ chức quốc tế nhằm
huy động nguồn lực: tri thức, kinh nghiệm và kinh phí để thực
hiện kế hoạch hành động ứng phó BĐKH của ngành

5

35,0


6

Hoạt động giám sát, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện
mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch hành động

2

15,0

Nguồn: Quyết định số 543/QĐ-BNN-KHCN ngày 23/3/2011

1.1.2.2. Xây dựng chính sách giảm thiểu BĐKH trong nông nghiệp
Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phê duyệt đề án giảm phát thải KNK trong nông
nghiệp, nông thôn đến 2020 (Quyết định số 3119/QĐ-BNN-KHCN ngày 16/12/2011,
Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2011). Mục tiêu của đề án giảm phát thải KNK bao gồm (i)
Thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp xanh theo hướng an toàn, ít phát thải, phát
triển bền vững, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, góp phần giảm nghèo và ứng
phó có hiệu quả với BĐKH; và (ii) Đến năm 2020, giảm phát thải 20% lượng KNK
trong nông nghiệp, nông thôn (tương đương với 18,87 triệu tấn CO 2e); đồng thời đảm
bảo mục tiêu tăng trưởng ngành và giảm tỷ lệ đói nghèo theo chiến lược phát triển
ngành. Nhiệm vụ giảm phát thải KNK trong đề án đã được xác định cho 6 lĩnh vực
gồm trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi và nông thôn. Với mục tiêu
21


đề ra là giảm phát thải KNK 20% mỗi lĩnh vực, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã xác định
ngành trồng trọt với cây lúa chiếm tỷ trọng cao chỉ có thể giảm được tối đa 13,34%
(tương đương 8,18 triệu tấn CO2e) dựa trên các kỹ thuật canh tác và không thay đổi về
cơ cấu diện tích như quy hoạch; ngành chăn nuôi có tiềm năng giảm cao lên đến 12,31
triệu tấn CO2e (tương đương 51,04%) bởi có nhiều hoạt động có thể cắt giảm KNK

thông qua kỹ thuật chăn nuôi, thay đổi khẩu phần thức ăn và quản lý chất thải. Ngành
thủy sản mặc dù còn thiếu thông tin về mức độ giảm phát thải một số giải pháp giảm
phát thải KNK nhưng cũng có thể giảm được 4,62 triệu tấn/năm (tương đương
35,79%) từ nâng cao dịch vụ nghề cá, hiệu quả thức ăn và quản lý tầu thuyền. Ngành
thủy lợi tương đối ít các hoạt động giảm phát thải KNK khi không tính đến các kỹ
thuật tưới và quản lý mặt ruộng nhưng cũng có thể đảm bảo giảm được khoảng 0,17
triệu tấn CO2e (tương đương 20%); nông thôn và ngành nghề nông thôn có tiềm năng
giảm 7,25 triệu tấn CO2e (tương đương 39,44%) thông qua các giải pháp chuyển đổi
sử dụng chất đốt và quản lý chất thải (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2011, Phụ lục 3).
Bảng 3. Các chương trình, dự án trong đề án giảm phát thải KNK của Bộ Nông nghiệp
và PTNT đến 2020
TT Tên lĩnh vực

Số lượng
(nhiệm vụ)

Kinh phí
(tỷ đồng)

1. Các nhiệm vụ cho hoạt động chung

4

24,0

2. Trồng trọt

3

40,0


3. Chăn nuôi

8

2312,0

4. Thủy sản

5

34,0

5. Lâm nghiệp

4

120,0

6. Thủy lợi

3

90,0

7. Nông thôn và ngành nghề nông thôn

5

120,0


32

2.740,0

TỔNG SỐ

Nguồn: Quyết định số 3119/QĐ-BNN-KHCN ngày 16/12/2011 (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2011)

Trong đề án, 32 chương trình, dự án bao gồm 4 dự án tăng cường năng lực
chung, 3 nhiệm vụ thuộc lĩnh vực trồng trọt, 8 nhiệm vụ thuộc lĩnh vực chăn nuôi, 5
nhiệm vụ thuộc lĩnh vực thủy sản, 4 nhiệm vụ thuộc lĩnh vực nông nghiệp, 3 nhiệm vụ
thuộc lĩnh vực thủy lợi và 5 nhiệm vụ thuộc lĩnh vực nông thôn và ngành nghề nông
thôn đã được xác định với tổng kinh phí đề xuất là 2.740 tỷ đồng chia thành 2 chu kỳ
(2011-2015 và 2015-2020), trong đó kinh phí dự kiến từ ngân sách là 540 tỷ đồng và
từ nguồn vốn ODA là 2.200 tỷ đồng. Mặc dù có nhiều nhiệm vụ giảm phát thải KNK
đã được Bộ đưa ra nhưng chủ yếu mới tập trung vào tính đơn nhất của nhiệm vụ như
các tách riêng tiềm năng giảm phát thải KNK từ các giải pháp kỹ thuật canh tác với sử
22


dụng phế phụ phẩm nông nghiệp, các hoạt động sản xuất năng lượng chưa được lồng
ghép với các giải pháp canh tác sản xuất lương thực, chưa có định hướng kết hợp trồng
trọt với chăn nuôi, nông lâm kết hợp thành giải pháp giảm phát thải KNK tổng hợp.
1.2. Hiện trạng triển khai và lồng ghép các hoạt động ứng phó với BĐKH
trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2011-2015
1.2.1. Triển khai kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của ngành
Trong giai đoạn 2010-2015, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã thực hiện 21 nhiệm
vụ có liên quan đến các hoạt động ứng phó với BĐKH với tổng kinh phí là 47,18 tỷ
đồng (Phụ lục 4). Kết quả triển khai kế hoạch ứng phó với BĐKH ngành nông nghiệp

và phát triển nông thôn thể hiện ở các mặt sau:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT đã thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình hành động
thích ứng với BĐKH (Quyết định số 3665/QĐ-BNN-KHCN ngày 21/11/2007) gồm 14
thành viên và được bổ sung nhân sự theo Quyết định số 314/QĐ-BNN-TCCB ngày
11/02/2009 (nâng lên 20 thành viên) và Quyết định số 214/QĐ-BNN-TCCB ngày
14/02/2011 (nâng lên 22 thành viên). Bộ trưởng Cao Đức Phát là Trưởng ban chỉ đạo.
Bộ cũng đã thành lập Văn phòng thường trực giúp việc cho Ban chỉ đạo (OCCA). Văn
phòng đặt tại Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, do Phó Vụ trưởng, Uỷ viên
Thường trực BCĐ, kiêm Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo;
- Trên cơ sở nội dung ứng phó với BĐKH đã được phê duyệt tại Quyết định số
543/QĐ-BNN-KHCN ngày 23/3/2011 và các nội dung giảm thiểu phát thải KNK tại
Quyết định 3119/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/12/2011, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã
cấp kinh phí triển khai 22 nhiệm vụ với tổng kinh phí là 49,48 tỷ đồng (tương đương
với 12,3% tổng nhu cầu về kinh phí). Kết quả triển khai 22 nhiệm vụ này đã đem lại
nhiều chuyển biến tích cực đối với các lĩnh vực hoạt động của ngành trong ứng phó
với BĐKH. Cụ thể:
+ Trong trồng trọt, mô hình "cánh đồng mẫu lớn" đã góp phần tích cực vào
nâng cao giá trị gia tăng và phát triển nông nghiệp bền vững. Đến 2013, diện tích sản
xuất cánh đồng lớn khoảng 12.575 ha ở phía Bắc và trên 76.559 ha ở phía Nam. Bộ
cũng đã ra chỉ chỉ thị 1965/CT-BNN-TT ngày 13/6/2013 về việc đẩy mạnh liên kết sản
xuất, tiêu thụ nông sản theo mô hình "cánh đồng mẫu lớn". Bộ cũng đã chỉ đạo lồng
ghép BĐKH vào Chiến lược phát triển trồng trọt đến 2020, tăng cường chuyển dịch cơ
cấu cây trồng, mùa vụ tại các vùng sinh thái thích ứng với BĐKH; đẩy mạnh các hoạt
động canh tác ít phát thải và có hiệu quả cao như SRI, 3G3T, 1P5G, VietGAP, chuyển
đổi một phần diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các cây công nghiệp
ngắn ngày có mức độ phát thải thấp và hiệu quả kinh tế cao hơn; thu gom, xử lý, tái sử
dụng và ngăn chặn đốt rơm rạ nhằm giảm phát thải KNK,… trong canh tác lúa nước.

23



+ Trong lâm nghiệp: Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tăng cường thực hiện các
Chương trình/dự án nâng cao chất lượng rừng và năng lực phòng hộ của rừng nhất là
phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn và rừng ngập mặn, rừng phòng hộ chắn sóng,
chắn gió và cát di động ven biển; xây dựng, triển khai kế hoạch quản lý chống phá
rừng, cháy rừng, sâu bệnh hại rừng; trồng rừng và làm giàu rừng; triển khai một số mô
hình kinh tế sinh-thái ven biển nhằm thích ứng với BĐKH, nước biển dâng; chi trả
dịch vụ phí môi trường rừng; cơ chế phát triển sạch (CDM); sử dụng có hiệu quả diện
tích đất trống, đồi núi trọc tạo việc làm cho nông dân,... Các hoạt động này đã mang lại
nhiều kết quả nhằm tăng khả năng ứng phó với BĐKH và tích trữ carbon từ rừng.
Cũng với các kết quả nêu trên, giai đoạn 2011-2015, ngành Lâm nghiệp đã xây dựng
và triển khai nhiêu chính sách cũng như chương trình, kế hoạch, dự án nhằm lồng ghép
các nhiệm vụ ứng phó với BĐKH, điển hình như chính sách chi trả dịch vụ môi trường
rừng, chương trình hành động quốc gia về REDD+, đề án bảo vệ và phát triển rừng
ven biển ứng phó với BĐKH, đề án trồng rừng thay thế khi chuyển sang mục địch sừ
dụng khác, các chương trình, đề án phòng chống cháy rừng và bảo vệ rừng tự nhiên,
rừng đặc dụng…
+ Trong lĩnh vực thủy sản: Bộ Nông nghiệp và PTNT đã triển khai các hoạt
động về đánh giá tác động BĐKH tới diện tích, năng suất, sản lượng nuôi trồng thủy
sản và nguồn lợi hải sản; cải tiến những công nghệ nuôi, đối tượng nuôi mới và công
nghệ khai thác phù hợp với BĐKH; thành lập Quỹ tái tạo nguồn lợi thuỷ sản, chuyển
đổi cơ cấu nghề nghiệp khai thác thuỷ sản ở các vùng nước ven bờ và xa bờ; bảo vệ
các loài thuỷ sinh quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng đến năm 2015, tầm nhìn 2020
với việc thành lập 15 khu bảo vệ các loài thuỷ sinh biển và ven biển giai đoạn 20112015 và 22-30 khu bảo vệ các loài thuỷ sinh quý hiếm trong giai đoạn tiếp theo 20162020; áp dụng GAP trong thuỷ sản để giảm phát thải KNK và nâng cao hiệu quả. Các
hoạt động đối với lĩnh vực thủy sản đã góp phần tích cực nâng cao năng lực ứng phó
với BĐKH ngành thủy sản.
+ Đối với Thủy lợi: Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có nhiều hoạt động ứng phó
với BĐKH đối với lĩnh vực thủy lợi thông qua các giải pháp khoa học công nghệ và
công trình như Quy hoạch tổng thể thủy lợi giai đoạn 2012 – 2020 và tầm nhìn 2050
trong điều kiện BĐKH cho ĐBSCL, ĐBSH, miền Trung trên cơ sở kịch bản BĐKH và

NBD; quy hoạch chống ngập cho các thành phố lớn như TP. HCM, Hà Nội, Cần Thơ,
Cà Mau, Hải phòng. Riêng đối với chương trình nâng cấp đê biển từ Quảng Ninh đến
Quảng Nam và từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang, nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ
mới về vật liệu, kỹ thuật, công nghệ trong xây dựng công trình thủy lợi nhằm giảm chi
phí và tăng độ bền công trình, xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật thủy lợi; nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng
đồng; nâng cao hiệu hiệu suất của hệ thống trạm bơm tưới, tiêu nhằm tiết kiệm nhiên
24


liệu, giảm phát thải KNK; bảo đảm an ninh nước cho các hệ thống thủy lợi, an toàn hệ
thống đê biển và hồ chứa; áp dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước như tưới phun, tưới
nhỏ giọt cho cây trồng hàng năm; tưới nông lộ phơi cho lúa, sử dụng hợp lý năng
lượng, nâng cao hiệu suất và hiệu quả hệ thống kênh mương.
+ Đối với Diêm nghiệp: So với các lĩnh vực hoạt động khác, quy mô sản xuất
diêm nghiệp nhỏ nhưng Bộ cũng đã có nhiều hoạt động ứng phó với BĐKH như rà
soát quy hoạch đầu tư các vùng sản xuất muối tập trung, ứng dụng khoa học công
nghệ mới trong sản xuất muối để nâng cao sản lượng, chất lượng, giảm thiểu rủi ro
do tác động của BĐKH; đầu tư hệ thống hạ tầng vùng sản xuất muối. Các hoạt động
của Bộ được đánh giá đã mang lại nhiều chuyển biến tích cực cho diêm dân trong sản
xuất muối.
+ Đối với phát triển nông thôn: Bộ cũng đã có nhiều hoạt động liên quan đến
lĩnh vực phát triển nông thôn như rà soát quy hoạch phát triển nông thôn, xác định r
các khu vực có thể chịu ảnh hưởng lớn của BĐKH và nước biển dâng; củng cố hạ tầng
cơ sở nông thôn; hỗ trợ đặc biệt cho các vùng dân cư ở các vùng thường xảy ra lũ lụt;
xây dựng các phương án phát triển kinh tế xã hội ở vùng khô hạn và bán khô hạn
thường xuyên; áp dụng công nghệ sản xuất, chế biến tiên tiến, tiết kiệm năng lượng;...
Kết quả đã tăng cường được năng lực, nhận thức của cư dân nông thôn về ứng phó với
BĐKH.


Hình 2. Diễn biến kinh phí, số lượng nhiệm vụ thuộc CTMTQG về BĐKH do Bộ Nông
nghiệp và PTNT thực hiện giai đoạn 2010-2015

25


×