Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Báo cáo kiến tập tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh vĩnh tường huyện vĩnh tưỡng tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.32 KB, 35 trang )

BÁO CÁO KIẾN TẬP TẠINGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔNCHI NHÀNH VĨNH TƯỜNG HUYỆN VĨNH TƯỜNG TỈNH VỈNH PHÚC

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ AGRIBANK
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA AGRIBANK
Tên đầy đủ: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Tên gọi tắt: Agribank
Địa chỉ: Trụ sở chính số 2 - Láng Hạ - Ba Đình – Hà Nội
Vốn điều lệ: 21000 tỷ đồng
Thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam,
đến nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Agribank
là ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển
kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Agribank là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ
nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Tính đến tháng
12/2009, vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn được khẳng định với trên nhiều
phương diện:
- Tổng nguồn vốn 434.331 tỷ đồng.
- Vốn tự có: 22.176 tỷ đồng.
- Tổng tài sản 470.000 tỷ đồng.
- Tổng dư nợ 354.112 tỷ đồng.
- Mạng lưới hoạt động: 2300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc.
- Nhân sự: 35.135 cán bộ.
Agribank luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục
vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển màng lưới dịch vụ ngân
hàng tiên tiến. Agribank là ngân hàng đầu tiên hoàn thành Dự án Hiện đại hóa hệ
thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ.
Với hệ thống IPCAS đã được hoàn thiện, Agribank đủ năng lực cung ứng các
sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, với độ an toàn và chính xác cao đến mọi
đối tượng khách hàng trong và ngoài nước. Hiện nay Agribank đang có 10 triệu
khách hàng là hộ sản xuất, 30.000 khách hàng là doanh nghiệp.


Agribank là một trong số các ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất
Việt Nam với 1.034 ngân hàng đại lý tại 95 quốc gia và vùng lãnh thổ (tính đến
tháng 12/2009).
Agribank hiện là Chủ tịch Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn Châu Á
Thái Bình Dương (APRACA), là thành viên Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp
Quốc tế (CICA) và Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA); đã đăng cai tổ chức
nhiều hội nghị quốc tế lớn như Hội nghị FAO năm 1991, Hội nghị APRACA
năm 1996 và năm 2004, Hội nghị tín dụng nông nghiệp quốc tế CICA năm 2001,
Hội nghị APRACA về thuỷ sản năm 2002.
Agribank là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam trong việc tiếp nhận và triển khai
các dự án nước ngoài. Trong bối cảnh kinh tế diễn biến phức tạp, Agribank vẫn
được các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển
châu Á (ADB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Đầu tư châu Âu
Page 1


BÁO CÁO KIẾN TẬP TẠINGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔNCHI NHÀNH VĨNH TƯỜNG HUYỆN VĨNH TƯỜNG TỈNH VỈNH PHÚC

(EIB)… tin tưởng giao phó triển khai 136 dự án với tổng số vốn tiếp nhận đạt
trên 4,2 tỷ USD, số giải ngân hơn 2,3 tỷ USD. Song song đó, Agribank không
ngừng tiếp cận, thu hút các dự án mới: Hợp đồng tài trợ với Ngân hàng Đầu tư
châu Âu (EIB) giai đoạn II; Dự án tài chính nông thôn III do WB tài trợ; Dự án
Biogas do ADB tài trợ; Dự án JIBIC của Nhật Bản; Dự án phát triển cao su tiểu
điền do AFD tài trợ.
Bên cạnh nhiệm vụ kinh doanh, Agribank còn thể hiện trách nhiệm xã hội của
một doanh nghiệp lớn với sự nghiệp An sinh xã hội của đất nước. Chỉ riêng năm
2009, Agribank đã đóng góp xây dựng hàng chục trường học, hàng trăm ngôi
nhà tình nghĩa, chữa bệnh và tặng hàng vạn suất quà cho đồng bào nghèo, đồng
bào bị thiên tai với số tiền hàng trăm tỷ đồng. Thực hiện Nghị quyết

30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và
bền vững đối với 61 huyện nghèo thuộc 20 tỉnh, Agribank đã triển khai hỗ trợ
160 tỷ đồng cho hai huyện Mường Ảng và Tủa Chùa thuộc tỉnh Điện Biên.
Cũng trong năm 2009, Agribank vinh dự được đón Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh
tới thăm và làm việc vào đúng dịp kỷ niệm 21 năm ngày thành lập (26/3/1988 26/3/2009).
Với vị thế là ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, Agribank đã, đang
không ngừng nỗ lực hết mình, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp
to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của đất
nước.
II. TẦM NHÌN VÀ SỨ MỆNH CỦA AGRIBANK VIỆT NAM
Agribank phát triển bền vững vì sự thịnh vượng của cộng đồng
Agribank từ khi thành lập (26/3/1988) đến nay luôn khẳng định vai trò là Ngân
hàng thương mại lớn nhất, giữ vai trò chủ đạo, trụ cột đối với nền kinh tế đất
nước, đặc biệt đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn; thực hiện sứ mệnh
quan trọng dẫn dắt thị trường; đi đầu trong việc nghiêm túc chấp hành và thực thi
các chính sách của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam về chính sách tiền tệ, đầu tư vốn cho nền kinh tế.
Agribank là ngân hàng lớn nhất, dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam về
vốn, tài sản, nguồn nhân lực, màng lưới hoạt động, số lượng khách hàng. Đến
31/12/2009, Agribank có tổng tài sản 470.000 tỷ đồng; vốn tự có 22.176 tỷ đồng;
tổng nguồn vốn 434.331 tỷ đồng; tổng dư nợ 354.112 tỷ đồng; đội ngũ cán bộ
nhân viên 35.135 người; 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch; quan hệ đại lý với
1.034 ngân hàng tại 95 quốc gia và vùng lãnh thổ; được trên 13 triệu khách hàng
tin tưởng lựa chọn… Agribank cũng là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam tiếp
nhận và triển khai các dự án nước ngoài, đặc biệt là các dự án của Ngân hàng thế
giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan phát triển Pháp
(AFD), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB)… Agribank hiện là Chủ tịch Hiệp hội
Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn châu Á- Thái Bình Dương (APRACA). Trong
những năm gần đây, Agribank còn được biết đến với hình ảnh của một ngân
hàng hàng đầu cung cấp các sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại.

Bước vào giai đoạn mới hội nhập sâu hơn, toàn diện hơn, nhưng đồng thời cũng
Page 2


BÁO CÁO KIẾN TẬP TẠINGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔNCHI NHÀNH VĨNH TƯỜNG HUYỆN VĨNH TƯỜNG TỈNH VỈNH PHÚC

phải đối mặt nhiều hơn với cạnh tranh, thách thức sau khi Việt Nam gia nhập Tổ
chức Thương mại thế giới (WTO) ngày 07/11/2006, cam kết mở cửa hoàn toàn
thị trường tài chính - ngân hàng vào năm 2011, Agribank xác định kiên trì mục
tiêu và định hướng phát triển theo hướng Tập đoàn tài chính - ngân hàng mạnh,
hiện đại có uy tín trong nước, vươn tầm ảnh hưởng ra thị trường tài chính khu
vực

thế
giới.
Năm 2010 và những năm tiếp theo, Agribank xác định mục tiêu chung là tiếp tục
giữ vững, phát huy vai trò ngân hàng thương mại hàng đầu, trụ cột trong đầu tư
vốn cho nền kinh tế đất nước, chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ ở
nông thôn, kiên trì bám trụ mục tiêu hoạt động cho “tam nông”. Tập trung toàn
hệ thống và bằng mọi giải pháp để huy động tối đa nguồn vốn trong và ngoài
nước. Duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý. Ưu tiên đầu tư cho “tam nông”,
trước tiên là các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, các doanh
nghiệp nhỏ và vừa nhằm đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tư cho
sản xuất nông nghiệp, nông thôn, tăng tỷ lệ dư nợ cho lĩnh vực này đạt 70%/tổng
dư nợ. Để tiếp tục giữ vững vị trí là ngân hàng hàng đầu cung cấp sản phẩm dịch
vụ tiện ích, hiện đại có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách
hàng, đồng thời tăng nguồn thu ngoài tín dụng, Agribank không ngừng tập trung
đổi mới, phát triển mạnh công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hóa. Năm
2010, Agribank phấn đấu đạt được các mục tiêu tăng trưởng cụ thể, đó là: so với

năm 2009, nguồn vốn tăng từ 22%-25%; tỷ lệ cho vay nông nghiệp, nông thôn
đạt 70%/tổng dư nợ; nợ xấu dưới 5%; tỷ lệ thu ngoài tín dụng tăng 20%; lợi
nhuận tăng 10%; hệ số an toàn vốn (CAR) theo chuẩn quốc tế.
Để đạt được các mục tiêu trên, Agribank tập trung toàn hệ thống thực hiện đồng
bộ các giải pháp. Trước tiên, tiếp tục thực hiện nghiêm túc, kịp thời chủ trương
của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chính sách tiền tệ. Đẩy mạnh
huy động vốn từ nhiều nguồn. Tăng cường hợp tác, kết nối thanh toán với các tổ
chức, doanh nghiệp lớn. Tăng cường huy động vốn tại các đô thị, thành phố để
bổ sung vốn cho nông thôn, đảm bảo các yêu cầu vốn phục vụ “tam nông”. Thực
hiện đầu tư có chọn lọc và có trình tự ưu tiên, tập trung thu hồi nợ đến hạn và nợ
xấu để quay vòng vốn đáp ứng vốn cho ‘tam nông” và các chương trình trọng
điểm của Chính phủ, đảm bảo tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống theo đúng chỉ
đạo của Ngân hàng Nhà nước. Tổ chức đánh giá triển khai thực hiện chiến lược
10 năm (2001-2010), xây dựng chiến lược kinh doanh giai đoạn 2011-2015, tầm
nhìn đến 2020; xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu Agribank. Phát triển
mạnh công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hóa trên hệ thống IPCAS II để
phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ mới có chất lượng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu
cầu của khách hàng, nâng cao thế cạnh tranh, trong đó chú trọng phát triển các
sản phẩm thanh toán như thanh toán biên giới, chi trả kiều hối, kinh doanh ngoại
tệ, đầu tư giấy tờ có giá. Không ngừng hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ theo
mô hình quản lý mới phù hợp với thông lệ quốc tế của ngân hàng hiện đại. Đặc
biệt, chú trọng xây dựng, đào tạo nguồn nhân lực mạnh về số lượng và chất
Page 3


BÁO CÁO KIẾN TẬP TẠINGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔNCHI NHÀNH VĨNH TƯỜNG HUYỆN VĨNH TƯỜNG TỈNH VỈNH PHÚC

lượng đáp ứng nhu cầu phát triển của Agribank trong giai đoạn mới, đưa thương
hiệu, văn hóa Agribank không ngừng lớn mạnh, có tầm ảnh hưởng trong nước và

vươn xa hơn trên thị trường khu vực và quốc tế, với phương châm vì sự thịnh
vượng và phát triển bền vững của ngân hàng, khách hàng, đối tác và cộng đồng.
III. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG VÀ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
AGRIBANK VIỆT NAM
Mạng lưới hoạt động Agribank: 2300 chi nhánh / phòng giao dịch trải dài
cùng
hình
chữ
S
Agribank là ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam, có mạng lưới rộng khắp
trên toàn quốc với 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch được kết nối trực tuyến.
Với vai trò trụ cột đối với nền kinh tế đất nước, chủ đạo chủ lực trên thị trường
tài chính nông nghiệp, nông thôn, Agribank chú trọng mở rộng mạng lưới hoạt
động rộng khắp xuống các huyện, xã nhằm tạo điều kiện cho khách hàng ở mọi
vùng, miền đất nước dễ dàng và an toàn được tiếp cận nguồn vốn ngân hàng.
Hiện nay, Agribank có số lượng khách hàng đông đảo với trên 10 triệu hộ nông
dân và 30 nghìn doanh nghiệp. Mạng lưới hoạt động rộng khắp góp phần tạo nên
thế mạnh vượt trội của Agribank trong việc nâng cao sức cạnh tranh trong giai
đoạn
hội
nhập
nhưng
nhiều
thách
thức.
Nhằm đáp ứng mọi yêu cầu thanh toán xuất, nhập khẩu của khách hàng trong và
ngoài nước, Agribank luôn chú trọng mở rộng quan hệ ngân hàng đại lý trong
khu vực và quốc tế. Hiện nay, Agribank có quan hệ ngân hàng đại lý với 1.034
ngân hàng tại 95 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đặc biệt, mới đây Agribank đã tiến
hành ký kết thỏa thuận với Ngân hàng Phongsavanh (Lào), Ngân hàng ACLEDA

(Campuchia), Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (ABC), Ngân hàng Trung
Quốc (BOC), Ngân hàng Kiến thiết Trung Quốc (CCB), Ngân hàng Công
thương Trung Quốc (ICBC) triển khai thực hiện thanh toán biên mậu, đem lại
nhiều ích lợi cho đông đảo khách hàng cũng như các bên tham gia.
Là ngân hàng thương mại hàng đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, ngoài
2.300 chi nhánh và phòng giao dịch, Agribank hiện có 8 công ty trực thuộc, đó
là:
Công ty Cho thuê Tài chính 1 - NHNo&PTNT VN (ALC1)
Công ty Cho thuê Tài chính 2 - NHNo&PTNT VN (ALC2)
Tổng Công ty Vàng Agribank Việt Nam - CTCP (AJC)
Công ty Vàng bạc Đá quý NHNo&PTNT TP.HCM (VJC)
Công ty In, Thương mại và Dịch vụ NHNo&PTNT VN
Công ty Cổ phần Chứng khoán NHNo&PTNT Việt Nam (Agriseco)
Công ty Du lịch Thương mại NHNo&PTNT VN (AGRIBANK TOURS)
Công ty Cổ phần Bảo hiểm NHNo&PTNT VN (ABIC)
Tính đến tháng 4/2010, Agribank đã thiết lập quan hệ ngân hàng đại lý với
hơn 1046 ngân hàng và các tổ chức tài chính tại 96 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Page 4


BÁO CÁO KIẾN TẬP TẠINGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔNCHI NHÀNH VĨNH TƯỜNG HUYỆN VĨNH TƯỜNG TỈNH VỈNH PHÚC

IV. BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA AGRIBANK
Sơ đồ tổng quát

Page 5


BÁO CÁO KIẾN TẬP TẠINGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG

THÔNCHI NHÀNH VĨNH TƯỜNG HUYỆN VĨNH TƯỜNG TỈNH VỈNH PHÚC

V. MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA AGRIBANK VIỆT
NAM TRONG NĂM 2009
Mặc dù kinh tế trong nước và thế giới gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực
của toàn hệ thống, hoạt động năm 2009 của Agribank Việt Nam vẫn đạt được kết
quả khả quan.
1. Kết quả hoạt động kinh doanh chung
Đến 31/12/2009 tổng nguồn vốn đạt 434.331 tỷ đồng, tăng 19,7% so với đầu
năm. Agribank làm tốt vai trò cung ứng vốn cho nền kinh tế. Tổng dư nợ cho
vay và đầu tư vốn đạt 394,828 tỷ đồng, tăng 60,064 tỷ đồng ( tăng 17,9%) so với
đầu năm, trong đó dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 354,112 tỷ đồng, tăng 59,415 tỷ
đồng ( tăng 20,2%) so với đầu năm. Dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn
chiếm 68,3% tổng dư nợ, riêng cho vay hộ nông dân chiếm 51%. Trên 80% hộ
nông dân trong cả nước được sử dụng vốn và dịch vụ của ngân hàng, Agribank
tiếp tục duy trì tốt chất lượng tín dụng và kiểm soát nợ xấu ở mức 2,6% ( tỷ lệ nợ
xấu năm 2007 là 2,5%, năm 2008 là 2.68%)
2. Bước tiến về công nghệ thông tin ngân hàng
Kế thừa nền tảng hệ thống Core Banking IPCASS đã hoàn thành triển khai tới tất
cả các chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc từ năm 2008, tháng 5/2009
Agribank hoàn thành chuyển đổi hệ thống IPCASS sang phiên bản mới, bổ sung
2 module mới: Thông tin quản lý ( MIS) và Quản trị nội bộ ( GA). Đưa vào hoạt
động đầy đủ các hạng mục hai trung tâm dữ liệu tiên tiến, đồng thời tối ưu hóa
hệ thống mạng WAN tại tất cả các trung tâm vùng, triển khai các dự án về an
ninh thông tin để đảm bảo tính sẵn sàng của của các hệ thống công nghệ đảm
bảo an toàn tài sản của ngân hàng, khách hàng, phát triển sản phẩm dịch vụ ngân
hàng hiện đại.
3. Kết quả các nghiệp vụ kinh doanh chính
3.1. Nghiệp vụ huy động vốn
Đến 31/12/2009, tổng nguồn vốn đạt 434,331 tỷ đồng, tăng 71,330 tỷ đồng (tăng

19,7%) so với đầu năm, trong đó nguồn vốn nội tệ tăng 15,5%, nguồn vốn ngoại
tệ tăng 57,7% so với đầu năm. Huy động từ khách hàng đạt 366,995 tỷ đồng tăng
30,146 tỷ đồng ( tăng 8,9%) so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 46% tổng nguồn
vốn.
Agribank luôn đảm bảo cơ cấu nguồn vốn đa dạng, hợp lý và có tính ổn định
cao.
Hình 1: Cơ cấu nguồn vốn năm 2009
Tiền gửi
Kỳ hạn nhỏ
Kỳ hạn từ 12 Kỳ hạn lớn
không kỳ hạn hơn 12 tháng – 24 tháng
hơn 24 tháng
Tỷ đồng
88.491
156.653
42.777
79.074
Tỷ trọng (%) 24,1%
42,7%
11,7%
21,5%
3.2. Tín dụng
Đến 31/12/2009, dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 345.112 tỷ đồng, tăng 69.495 tỷ
đồng (tăng 24,4%) so với đầu năm. Dư nợ ngoại tệ quy đổi đạt 27.739 tỷ đồng
Page 6


BÁO CÁO KIẾN TẬP TẠINGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔNCHI NHÀNH VĨNH TƯỜNG HUYỆN VĨNH TƯỜNG TỈNH VỈNH PHÚC


tăng 5.638 tỷ đồng ( tăng 25,5%) so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 7,8% tổng dư
nợ.
Năm 2009, Agribank hoàn thành Đề án “Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Việt Nam mở rộng và nâng cao hiệu quả đầu tư vốn cho nông nghiệp,
nông dân, nông thôn đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”, với mục tiêu
giữ vững tỷ trọng cho vay lĩnh vực này chiếm 70% tổng dư nợ vào năm 2020,
trong đó tỷ trọng dư nợ cho vay hộ gia đình, cá nhân chiếm khoảng 55% tổng dư
nợ; nâng mức dư nợ bình quân/hộ đạt 20-25 triệu đồng vào năm 2010 và 50 triệu
đồng/hộ vào năm 2020.
Thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ vveef hỗ trợ lãi suất, nhằm
góp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng, đảm bảo an sinh xã
hội, tính đến 31/12/2009, Agribank đã hỗ trợ lãi suất cho 1.337.651 khách hàng
với 194.293 tỷ đồng chiếm gần 30% tổng dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất của toàn
hệ thống ngân hàng Việt Nam. Riêng kh vực nông nghiệp, nông thôn, dư nợ cho
vay hỗ trợ lãi suất của Agribank chiếm 56,8% tổng dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất
và 95% số lượng khách hàng.
Hình 2.1: Cơ cấu dư nợ năm 2009(phân theo thời gian)
Ngắn hạn
Trung hạn
Tỷ đồng
213.235
140.873%
Tỷ trọng (%)
60,3%
39,7%
Hình 2.2: Cơ cấu dư nợ năm 2009( phân theo loại tiền)
VND
Ngoại tệ
Tỷ đồng
326.373

27.739
Tỷ trọng (%)
92.2%
7.8%
Hình 2.3: Cơ cấu dư nợ năm 2009 ( phân theo đối tượng )
DNNN
DN NQD
Hộ sản xuất HTX
Tỷ đồng
25.558
155.453
172.038%
1.063
Tỷ trọng (%) 7,2%
43,9%
48,6%
0,3
3.3. Thanh toán trong nước
Agribank thực hiện thanh toán trực tuyến, mọi giao dịch được quản lý, xử ls tập
trung. Với mặng lưới rộng lớn hơn 2300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn
quốc, Agribank tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng dễ dàng tiếp cận tới các
điểm giao dịch nhằm thực hiện lệnh thanh toán nhanh chóng và tiết kiệm nhất.
Lưu lượng thanh toán qua Agribank ngày càng tăng. Năm 2009, Agribank thực
hiện bình quân mỗi ngày thanh toán trong hệ thống 28000 lệnh, thanh toán ngoái
hệ thống 26000 lệnh đi đến.
Agribank đã và đang phát triển các dịch vụ thanh toán: Chuyển tiền; Thu Ngân
sách nhà nước; Internet Banking; SMS Banking; VnTopup; Kết nối thanh toán
Page 7



BÁO CÁO KIẾN TẬP TẠINGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔNCHI NHÀNH VĨNH TƯỜNG HUYỆN VĨNH TƯỜNG TỈNH VỈNH PHÚC

với khách hàng và quản lý luồng tiền; Thanh toán hóa đơn; Bản vẽ máy bay cho
Vietnam Airlines qua mạng Web portal; Gửi rút tiền nhiều nơi; Quản lý vốn;
Nhờ thu, nhờ trả qua ngân hàng; Đầu tư tự động
3.4. Thanh toán quốc tế
Tỏng thanh toán quốc tế qua Agribank năm 2009 đạt 9.700 triệu USD, chiếm thị
phần 7,7% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước; trong đó doanh số thanh
toán hàng xuất khẩu đạt 4.926 triệu USD, tăng 10,3% so với năm 2008, chiếm
8,7% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước; doanh số thanh toán hàng nhập khẩu
đạt 4.774 triệu
USD, giảm 32,7% so với năm trước, chiếm 6,9% tổng kim ngạch nhập khẩu cả
nước. Mặc dù doanh số thanh toán xuất nhập khẩu giảm do ảnh hưởng giảm từ
thương mại thế giới, nhưng Agribank vẫn giữ được thị phần tương đương năm
2008.
Trong năm 2009, Agribank triển khai Đề án “ Phát triển sản phẩm dịch vụ Thanh
toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ”. Hoạt động thanh toán quốc tế đảm bảo
nhanh, chính xác, an toàn; được các đối tác, khách hàng trong và ngoài nước tin
tưởng chọn lựa, đánh giá cao, với các chứng nhận “Ngân hàng thực hiện xuất
sắc nghiệp vụ thanh toán quốc tế” của Citibank; “Chất lượng thanh toán quốc tế”
của Standard Chartered Bank; giải thưởng “Chất lượng thanh toán quốc tế” của
HSBC; giải thưởng “Chất lượng thanh toán quốc tế” của BNY Mellon; giải
thưởng “Hợp tác sáng tạo về sản phẩm” từ J.P Morgan Chase.
3.5. Kinh doanh vốn và ngoại tệ
Agribank tích cực triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, đảm bảo kinh
doanh vốn và ngoại tệ an toàn, hiệu quả. Cùng với đa dạng danh mục đầu tư giấy
tờ có giá, Agribank thực hiện nghiệp vụ Repo giấy tờ có giá với Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam thông qua nghiệp vụ thị trường mở (OMO). Tiếp tục là một
trong những ngân hàng đi đầu trong kinh doanh trên thị trường tiền tệ liên ngân

hàng, năm 2009 doanh số tiền gửi trên thị trường liên ngân hàng của Agribank
đạt 314.680 tỷ VND và 19.370 triệu USD.
Tổng doanh số mua bán ngoại tệ đạt 11.844 triệu USD, tăng 15% so với năm
2008. Agribank ưu tiên đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của khách hàng nhập khẩu
nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất, với mức ngoại tệ bán cho khách hàng tăng
30% so với năm trước. Toàn hệ thống chấp hành tốt quy định mua bán ngoại tệ
của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
3.6. Thanh toán biên mậu
Thanh toán biên mậu là một trong những thế mạnh của Agribank. Phát huy lợi
thế mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch ở khắp các tỉnh biên giới tiếp giáp
Trung Quốc, Lào, Campuchia, Agribank là ngân hàng đầu tiên thực hiện thanh
toán biên mậu phục vụ khách hàng trong thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu
qua biên giới bằng đồng bản tệ với các nước láng giềng qua Internet Banking và
hệ thống thanh toán liên ngân hàng SWIFT. Năm 2009, Agribank tổ chức thành
công Hội nghị tổng kết 5 năm (2005- 2009) chuyên đề Thanh toán biên mậu;
triển khai hoạt động này với Ngân hàng Phongsavanh (Lào), Ngân hàng
Page 8


BÁO CÁO KIẾN TẬP TẠINGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔNCHI NHÀNH VĨNH TƯỜNG HUYỆN VĨNH TƯỜNG TỈNH VỈNH PHÚC

ACLEDA (Campuchia) và ký thoả thuận Thanh toán biên mậu qua Internet
Banking giữa Agribank chi nhánh Móng Cái, Lạng Sơn, Cao Bằng với 04 Ngân
hàng lớn nhất Trung Quốc, gồm: Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (ABC),
Ngân hàng Trung Quốc (BOC), Ngân hàng Kiến thiết Trung Quốc (CCB), Ngân
hàng Công thương Trung Quốc (ICBC). Thanh toán biên mậu qua Internet
Banking đảm bảo an toàn cao, nhanh, chính xác, chi phí cạnh tranh. Doanh số
thanh toán biên mậu của Agribank trong 2009 đạt trên 14.000 tỷ đồng. Với thị
phần hiện tại trên 50% đối với thị trường Trung Quốc, gần 100% đối với thị

trường Lào, Campuchia, Agribank tiếp tục khẳng định là đối tác tin cậy của
khách hàng.
3.7. Quản lý dự án ủy thác đầu tư
Agribank tiếp tục được các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng thế giới
(WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD),
Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB), Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế
(IFAD)... đánh giá là ngân hàng thực hiện tốt và có hiệu quả các dự án ủy thác
đầu tư. Tính đến 31/12/2009, Agribank đã tiếp nhận và triển khai 138 dự án với
tổng số vốn trên 5,4 tỷ USD, trong đó số vốn qua Agribank đạt hơn 4,4 tỷ USD,
số giải ngân 2,3 tỷ USD.
Trong năm, Agribank tiến hành đàm phán, thu hút các dự án mới: Hợp đồng Tín
dụng môi trường giai đoạn II (EIB); Dự án tài chính nông thôn III (WB); Dự án
Nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình
khí sinh học (QSEAP) do ADB tài trợ; Dự án tài trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
giai đoạn 3 của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA); Dự án phát triển cao
su tiểu điền (AFD); Dự án Hỗ trợ người nghèo vay vốn tại Đắc Nông thông qua
tổ nhóm (IFAD)... Bên cạnh đó, Agribank tích cực thu hút các dự án ngân hàng
phục vụ. Tính đến 31/12/2009, Agribank đã tiếp nhận 85 dự án ngân hàng phục
vụ với tổng số luỹ kế đạt 3,821 tỷ USD; đăng ký tiếp cận 37 dự án với tổng số
vốn 3,5 tỷ USD.
Riêng 2009, Agribank tiếp nhận và giải ngân 09 dự án với tổng trị giá 336 triệu
USD, nâng tổng số dự án lên 28 với trị giá 2,5 tỷ USD.
3.8. Nghiệp vụ thẻ
Đến cuối 2009, Agribank phát hành trên 4,2 triệu thẻ các loại, là ngân hàng có số
lượng thẻ phát hành lớn thứ hai tại Việt Nam và là ngân hàng có tốc độ phát
hành thẻ
nhanh nhất. Với 1.702 ATM hiện có, chiếm 20% thị phần, Agribank trở thành
ngân hàng dẫn đầu về số lượng ATM. Hệ thống ATM của Agribank chấp nhận
thanh toán thẻ của 18 ngân hàng thành viên Banknetvn, Smartlink; Thẻ quốc tế
Visa, MasterCard; là ngân hàng duy nhất chấp nhận thanh toán thẻ CUP qua

Banknetvn tại 100% ATM.
Đến nay, Agribank đã cung cấp 11 sản phẩm Thẻ các loại, trong đó có 08 sản
phẩm thẻ quốc tế, 03 sản phẩm thẻ nội địa. Riêng năm 2009, Agribank đã phát
triển thêm 06 sản phẩm, trong đó có 04 sản phẩm thẻ quốc tế, 02 sản phẩm thẻ
nội địa (Thẻ lập nghiệp và Thẻ liên kết sinh viên). Các dòng sản phẩm thẻ quốc
Page 9


BÁO CÁO KIẾN TẬP TẠINGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔNCHI NHÀNH VĨNH TƯỜNG HUYỆN VĨNH TƯỜNG TỈNH VỈNH PHÚC

tế của Agribank giúp khách hàng thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại hơn 36.620
điểm chấp nhận thẻ POS/EDC trong nước, hơn 25 triệu POS/EDC trên phạm vi
toàn cầu; rút, ứng tiền mặt và các dịch vụ khác tại 9.723 ATM trong nước và trên
1,6 triệu ATM khắp toàn cầu. Doanh số giao dịch qua Thẻ đạt 78.497 tỷ đồng,
với 59.138.142 món được giao dịch. Trong quá trình phát triển thẻ, Agribank
luôn chú trọng đảm bảo an ninh và bảo mật thông tin, là ngân hàng đầu tiên tại
Việt Nam hoàn thành lắp đặt hệ thống phòng chống sao chép thông tin chủ thẻ
tại 100% ATM.
Năm 2010, Agribank đặt mục tiêu tăng số lượng thẻ lên 6 triệu, vươn lên vị trí
dẫn đầu thị trường Việt Nam về số lượng thẻ phát hành, góp phần thực hiện
thành công chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ.
4. Một số kết quả quan trọng năm 2009
Hệ thống mạng lưới : 2.300 chi nhánh
Vốn tự có: 22.176 tỷ đồng
Tổng tài sản: 470.000 tỷ đồng
Tổng nguồn vốn: 434.331 tỷ đồng
Tổng dư nợ: 354,112 tỷ đồng
Tổng số cán bộ: 35.135 người


4.1. Tổng tài sản
Hình 3: Tổng tài sản so với ngân hàng thương mại lớn khác tại Việt Nam
Đơn vị tính: Tỷ đồng
STT Tên ngân hàng
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
1
AGRIBANK
321.444
386.868
470.000
2
BIDV
201.328
243.867
300.000
3
VIETTINBANK
168.000
196.560
243.734
4
VIETCOMBANK
197.408
221.000
225.092
5
ACB
85.408

105.306
171.957
6
TECHCOMBANK
39.542
59.360
93.140
4.2. Cơ sở khách hàng
10 triệu hộ sản xuất
30.000 doanh nghiệp
Quan hệ đại lý với 1.034 ngân hàng tại 95 quốc gia và vùng lãnh thổ
4.3. Các chỉ tiêu hoạt động từ năm 2007 đến năm 2009
Hình 4: Các chỉ tiêu hoạt động tài chính
Đơn vị tính: Tỷ đồng
STT Chỉ tiêu
2007
2008
2009
1
Tổng nguồn vốn
282.500
363.001
434.331
2
Tổng dư nợ
230.800
284.617
354.112
Page 10



BÁO CÁO KIẾN TẬP TẠINGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔNCHI NHÀNH VĨNH TƯỜNG HUYỆN VĨNH TƯỜNG TỈNH VỈNH PHÚC

3
Doanh số thanh toán quốc tế 116.258
186.180
179.450
4
Doanh số kinh doanh ngoại tệ 69.310
194.867
221.574
5
Tỷ lệ nợ xấu ( NPLs)
2,5%
2,7%
2,6%
VI. CÁC HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT CỦA AGRIBANK VIỆT NAM TRONG
NĂM 2010
1. Ban hành và triển khai Điều lệ mới về tổ chức và hoạt động
Thực thi Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 và triển khai Nghị định số
59/2009/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương
mại, ngày 30/9/2010, Hội đồng Quản trị Agribank Việt Nam ra Quyết định số
1269/QĐ-HĐQT ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Agribank Việt Nam,
được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chuẩn y tại Quyết định số 2339/QĐNHNN, ngày 05/10/2010, thay thế Điều lệ tổ chức và hoạt động của Agribank
Việt Nam được ban hành theo Quyết định số 117/QĐ/HĐQT-TCCB, ngày
03/6/2002.
2. Vốn Điều lệ tăng thêm trên 10.000 tỷ đồng
Nhằm tăng cường năng lực tài chính phục vụ tốt hơn nhiệm vụ đầu tư cho nông
nghiệp, nông thôn, tháng 03/2010, Agribank được Chính phủ cấp bổ sung

10.202,11 tỷ đồng, nâng tổng vốn điều lệ Agribank lên 20.810 tỷ đồng, tiếp tục
là Định chế tài chính có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam.
3. Triển khai Nghị định số 41/2010/NĐ-CP trên cơ sở tổng kết 10 năm thực
hiện Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg về Chính sách tín dụng phục vụ phát
triển nông nghiệp, nông thôn
Tháng 7/2010, Agribank tổ chức triển khai Nghị định số 41/2010/NĐ-CP trên cơ
sở tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg về Chính sách tín
dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Với việc tiên phong triển khai
Nghị định số 41/2010/NĐ-CP, Agribank tiếp tục khẳng định vai trò chủ lực trong
đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn với tỷ trọng cho vay khu vực này luôn chiếm
70% tổng dư nợ toàn hệ thống.
4. Trở thành Ngân hàng số 1 Việt Nam về phát hành Thẻ
Agribank chính thức vươn lên là Ngân hàng số 1 Việt Nam về số lượng thẻ phát
hành với trên 6 triệu thẻ. Trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, năm 2010
đánh dấu sự bứt phá trong phát triển các sản phẩm dịch vụ tiên tiến mà trước đây
không phải thế mạnh của Agribank, đặc biệt là các sản phẩm thanh toán trong
nước như: Thu Ngân sách Nhà nước; Chuyển tiền; Gửi, rút tiền nhiều nơi v.v…
5. Khai trương Chi nhánh tại Campuchia
Ngày 28/6/2010, tại thủ đô Phnômpênh, Vương quốc Campuchia, Agribank
chính thức khai trương chi nhánh đầu tiên tại nước ngoài, đánh dấu việc
Agribank mở rộng mạng lưới vươn ra khu vực và thế giới.
6. Triển khai Dự án xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu
Agribank chính thức triển khai Dự án xây dựng chiến lược phát triển thương
hiệu giai đoạn 2009- 2010 và 05 năm tiếp theo nhằm chuẩn hóa, đồng bộ hệ
Page 11


BÁO CÁO KIẾN TẬP TẠINGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔNCHI NHÀNH VĨNH TƯỜNG HUYỆN VĨNH TƯỜNG TỈNH VỈNH PHÚC


thống nhận diện mới, nâng cao hình ảnh, thương hiệu xứng tầm với định hướng
một Tập đoàn tài chính hàng đầu tại Việt Nam hoạt động trên ba trụ cột Ngân
hàng- Chứng khoán- Bảo hiểm.
7. Thành lập Trường Đào tạo cán bộ NHNo&PTNT Việt Nam
Trường Đào tạo cán bộ NHNo&PTNT Việt Nam (tiền thân là Trung tâm Đào
tạo) chính thức được công bố thành lập vào dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt
Nam 20/11/2010, tạo bước chuyển mới trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực
mạnh cả về chất lượng và số lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trong
bối
cảnh
cạnh
tranh
và
hội
nhập.
8. Khẳng định vai trò một doanh nghiệp lớn trong các hoạt động an sinh xã
hội
Triển khai gói hỗ trợ 160 tỷ đồng cho hai huyện Mường Ảng và Tủa Chùa thuộc
tỉnh Điện Biên nhằm thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ; ủng
hộ 330 sổ tiết kiệm với tổng số tiền gần 01 tỷ đồng tặng các cựu nữ thanh niên
xung phong có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại 22 tỉnh, thành phố; ủng hộ 1 tỷ
50 triệu đồng cho các em nhỏ bị bệnh tim bẩm sinh có hoàn cảnh khó khăn; hỗ
trợ 3,2 tỷ đồng và bổ sung nguồn vốn 5.000 tỷ đồng giúp người dân miền Trung
khắc phục thiệt hại sau đợt lũ lịch sử trung tuần tháng 10/2010 v.v...
9. Tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2010- 2015)
Năm 2010 cũng là năm diễn ra các sự kiện quan trọng trong hoạt động Đảng,
Đoàn thể: Tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ lần thứ VIII (nhiệm kỳ 20102015); Hội nghị điển hình tiên tiến lần thứ III; Hội thao toàn ngành lần thứ VI,
tạo không khí cùng cả nước quyết tâm thực hiện thành công Kế hoạch phát triển
kinh tế- xã hội 05 năm 2011- 2015.
VII. NHẬN XÉT

Là ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam, ngay từ những đầu năm 2009,
Agribank đã nhận thức được vai trò và nhiệm vụ của mình đối với cộng đồng và
toàn xã hội, đặc biệt trong việc thực hiện nghiêm túc, có hiệu có các chủ trương
chính sách của Đảng, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong nỗ lực
ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng hợp lý, ổn định kinh tế vĩ mô và
đảm bảo an sinh xã hội. Agribank hai lần giảm lãi suất cho vay đồng loạt đôi với
khách hàng lên tới 4.300 tỷ đồng, kịp thời hỗ trợ lãi suất cho 1.337.651 khách
hàng với 194.293 tỷ đồng
Với vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn, Agribank tiếp
tục ưu tiên đầu tư cho “Tam nông”. Đến cuối năm, dư nợ cho vay nông nghiệp,
nông thôn chiếm 68,3% tổng dư nợ trên toàn hệ thống, trong đó riêng cho vay hộ
nông dân chiếm 51%. Trên 80% hộ nông dân tại tất cả các vùng, miền trong cả
nước được tiếp cận vốn và các dịch vụ của Agribank. Chính điều này đã góp
phần đưa kinh tế nông thôn tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra hàng chục
triệu việc làm, thêm nhiều ngành nghề mới, tăng thu nhập, chuyển đổi mạnh mẽ
khu vực nông nghiệp sang kinh tế sản xuất hàng hóa.
Trong bối cảnh kinh tế diễn biến phức tạp, Agribank vẫn được các tổ chức tài
chính quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á
Page 12


BÁO CÁO KIẾN TẬP TẠINGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔNCHI NHÀNH VĨNH TƯỜNG HUYỆN VĨNH TƯỜNG TỈNH VỈNH PHÚC

(ADB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB)… tín
nhiệm, ủy thác triển khai 138 dự án với tổng số vốn tiếp nhận đạt trên 4,4 tỷ
USD, số giải ngân hơn 2,3 tỷ USD. Agribank không ngừng tiếp cận, thu hút các
dự án mới: Hợp đồng tài trợ với Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) giai đoạn II;
Dự án tài chính nông thôn III do WB tài trợ; Dự án Nâng cao chất lượng, an toàn
sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học (QSEAP) do ADB

tài trợ; Dự án tài trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 3 của Cơ quan hợp
tác quốc tế Nhật Bản (JICA); Dự án phát triển cao su tiểu điền do AFD tài trợ.
Agribank hiện là Chủ tịch Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp và Nông thôn châu Á
Thái Bình Dương (APRACA), là thành viên Hiệp hội Tín dụng quốc tế (CICA),
Hiệp hội Ngân hàng châu Á (ABA) và đang có quan hệ đại lý với 1.034 ngân
hàng nước ngoài tại 95 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Năm 2010, Agribank đã giữ vững và khẳng định vị thế chủ đạo và chủ lực trong
vai trò cung cấp tín dụng cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông
thôn phù hợp với chính sách, mục tiêu của Đảng, Nhà nước; Mở rộng hoạt động
một cách vững chắc, an toàn, bền vững về tài chính; Không ngừng cải tiến, áp
dụng công nghệ thông tin hiện đại, cung cấp các dịch vụ và tiện ích thuận lợi,
thông thoáng đến mọi loại hình doanh nghiệp và cộng đồng dân cư; Nâng cao
khả năng sinh lời; Phát triển và bồi dưỡng nguồn nhân lực để có sức cạnh tranh
và thích ứng nhanh chóng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; góp phần đưa
thương hiệu và văn hóa Agribank không ngừng lớn mạnh trong nước và vươn xa
hơn trên thị trường thế giới. Và đến năm 2011 Agribank sẽ tiếp tục vươn xa hơn
nữa trên thị trường trong nước và quốc tế.
PHẦN II. TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ HOẠT ĐỘNG TẠI AGRIBANK CHI
NHÁNH VĨNH TƯỜNG - HUYỆN VĨNH TƯỜNG - TỈNH VĨNH PHÚC
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ SỰ PHÁT TRIỂN AGRIBANK CHI
NHÁNH VĨNH TƯỜNG
1. Lịch sử hình thành Agribank chi nhánh Vĩnh Tường
Tên đầy đủ: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi
nhánh Vĩnh Tường
Địa chỉ: phố Hồ Xuân Hương, khu II thị trấn Vĩnh Tường, huyện Vĩnh
Tường, tỉnh Vĩnh Phúc
Điện thoại: 02113
Chi nhánh ngân hàng NN & PTNT huyện Vĩnh Tường là một ngân hàng thương
mại trực thuộc hệ thống ngân hàng NN & PTNT Việt Nam. Chi nhánh ngân
hàng NN & PTNT huyện Vĩnh Tường được thành lập theo quyết đinh số

280/QĐ- NH5 ngày 15/10/1996 của thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 310073 ngày 10/4/1998 do Sở kế hoạch
và đầu tư tỉnh Vĩnh phúc cấp với ngành nghề kinh doanh là tín dụng – tiền tệ thanh toán, cụ thể:
Page 13


BÁO CÁO KIẾN TẬP TẠINGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔNCHI NHÀNH VĨNH TƯỜNG HUYỆN VĨNH TƯỜNG TỈNH VỈNH PHÚC

- Nhận tiền gửi của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và dân cư. Phát hành các
loại trái phiếu, kỳ phiếu bằng tiền Việt Nam.
- Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho tất cả các
thành phần kinh tế trên địa bàn huyện
- Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán khác nhau: Nghiệp vụ chuyển tiền thanh
toán
2. Sự phát triển của Agribank chi nhánh Vĩnh Tường
Trong nhiều năm qua và hiện nay huyện Vĩnh Tường là một trong những vùng
trọng điểm sản xuất lương thực và rau màu, thực phẩm của tỉnh Vĩnh Phúc, có
lợi thế và tiềm năng nông nghiệp đa dạng cho phép áp dụng công nghệ sản xuất
hiện đại trong các lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi. Theo Nghị quyết của đảng bộ
huyện về phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội hiện nay huyện Vĩnh Tường đang
nỗ lực đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đa dạng, tích
cực do vậy nhu cầu về vốn để phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn
và nông dân là rất lớn có thể cần tăng trưởng hàng nghìn tỷ đồng vốn mỗi năm.
Agribank chi nhánh Vĩnh Tường hoạt động trong cơ chế thị trường, có quyền tự
chủ trong kinh doanh, đảm bảo đứng vững trong cạnh tranh, kinh doanh có lãi,
ổn định và phát triển. Mạng lưới và cơ cấu tổ chức của chi nhánh Agribank
huyện Vĩnh Tường đã được cải tiến cho phù hợp với nền kinh tế thị trường, phát
huy và khai thác triệt để lợi thế của mình trong mọi hoạt động huy động vốn
cũng như sử dụng vốn tại một số huyện trọng điểm có thể khai thác tối đa nguồn

vốn huy động đều được bố trí tại 2 phòng giao dich trực thuộc là phòng giao dịch
Bồ Sao và phòng giao dịch Chân Hưng.
Sau hơn 10 năm hoạt động Agribank chi nhánh Vĩnh Tường cùng với các ban
ngành chức năng và các tổ chức xã hội nòng cốt như hội nông dân, hội phụ nữ..
Agribank huyện đã bám sát sự chỉ đạo, định hướng của Agribank tỉnh để tạo ra
những chuyển biến quan trọng trong quá trình thực hiện một số chính sách tín
dụng ngân hàng của chính phủ trên địa bàn nông thôn huyện Vĩnh Tường, luôn
giữ vai trò chủ đạo, chủ lực trong công tác huy động vốn, cho vay và phát triển
kinh tế nông nghiệp, cung ứng kịp thời về vốn, tín dụng cho nông dân để phục
vụ sản xuất cây lương thực và rau màu cao cấp, phát triển và mở rộng quy mô
chăn nuôi gia súc, gia cầm, cá, chăn nuôi thủy cầm lấy thịt, trứng, sữa theo quy
mô sản xuất hàng hóa, đồng thời củng cố phát triển các ngành nghề truyền thống
như: Mộc, rèn, vận tải thủy và kinh doanh dịch vụ chế biến và xuất khẩu các mặt
hàng nông sản…
Công tác đầu tư tín dụng của Agribank chi nhánh Vĩnh Tường đối với nông
nghiệp – nông thôn – nông dân trong hơn 10 năm qua đã bám sát và thực hiện
đúng chính sách, đúng định hướng và phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế và
cơ bản đã đáp ứng kịp thời và khá đầy đủ nhu cầu vốn cần thiết để phục vụ phát
triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế của đại đa số hộ sản xuất nông nghiệp, kinh tế
hộ sản xuất, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở khu vực nông nghiệp – nông thôn –
nông dân.
Page 14


BÁO CÁO KIẾN TẬP TẠINGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔNCHI NHÀNH VĨNH TƯỜNG HUYỆN VĨNH TƯỜNG TỈNH VỈNH PHÚC

Các chỉ tiêu số liệu đạt được về huy động vốn, cơ cấu và kết quả đầu tư từ năm
1999 đến năm 2009 là như sau:
- Tổng nguồn vốn kinh doan thời điểm 1/12/1999 = 63 tỉ đồng (nội tệ) trong đó :

Ngồn vốn huy động tại địa phương = 32 tỉ đồng
- Tại thời điểm 31/12/2009 = 355 tỉ đồng tương đương 56,3% so với năm 1999,
trong đó: nguồn vốn hy động tại địa phương = 182 tỉ đồng, tăng trưởng 56,8%so
với 1999.
- Tổng dư nợ cho vay trực tiếp : 31/12/2009 = 60 tỉ đồng. Trong đó:
+ Cho vay HSX – CN = 48 tỉ đồng
+ Cho vay hộ nghèo = 10 tỉ đồng
+ Cho vay doanh nghiệp = 2 tỉ đồng.
- Tại thời điểm 31/12/2009 tổng dư nợ = 329 tỉ đồng ( 31/12/2008 nâng cấp và
tách chi nhánh Thổ Tang, dư nợ 31/12/2009 cuả chi nhánh Thổ tang = 202 tỉ).
Tăng trưởng 48,5% so với 1999. Trong đó:
+ Cho vay HSX – CN = 25 tỉ đồng, tăng trưởng 61,4%
+ Cho vay doanh nghiệp = 34 tỉ đồng, tăng trương 17%
+ Tỉ lệ nợ xấu 1998 = 2,26%/ tổng dư nợ , 2009 =
3,7%/tổng dư nợ
- Tổng doanh số cho vay 1999 – 2009 = 2328 tỉ đồng
- Tổng doanh số thu nợ 1999 – 2009 = 2185 tỉ đồng
- Tỉ trọng vốn cho vay nông nghiệp – nông thôn – nông dân chiếm 89,6 % tổng
dư nợ. Cơ cấu, tốc độ đầu tư tín dụng đạt mức tăng trưởng phù hợp, tỉ lệ nợ xấu
luôn được khống chế ở mức cho phép đã chứng tỏ sự năng động đúng đắn, nắm
vững chính sách chỉ đạo của chính phủ, NHNo Việt Nam, đáp ứng đầy đủ nhu
cầu vốn cho phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện của
NHNo Vĩnh Tường.
II. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CHI NHÁNH VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA
CÁC PHÒNG BAN TRONG CHI NHÁNH
1.
Sơ đồ tổ chức chi nhánh Agribank Vĩnh Tường

Page 15



BÁO CÁO KIẾN TẬP TẠINGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔNCHI NHÀNH VĨNH TƯỜNG HUYỆN VĨNH TƯỜNG TỈNH VỈNH PHÚC
Giám đốc
chi nhánh

Phó giám đốc

PGD1:
Bồ Sao

PGD2:
Chấn Hưng

Phó giám đốc

Phòng kế
toán –
ngân quỹ

Phòng hành
chính – nhân
sự

Phòng kế
hoạch - kinh
doanh

Agribank chi nhánh Vĩnh Tường có 4 phòng ban và 2 phòng giao dịch trực
thuộc, bao gồm: ban Giám đốc, phòng Kế toán & Ngân quỹ, phòng Hành chính

& Nhân sự, phòng Kế hoạch & Kinh doanh, phòng giao dịch Chấn Hưng, phòng
giao dịch Bồ Sao.
Các bộ phận chức năng được chuyên môn hóa theo nghiệp vụ ngân hàng và có
quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau tạo thành mắt xích cùng đóng góp vào
công cuộc đổi mới của Agribank chi nhánh Vĩnh Tường nói riêng và toàn ngành
ngân hàng nói chung. Đội ngũ cán bộ nhân viên chức của chi nhánh gồm 40
người trong đó số cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng chiếm 61%, số nhân viên
còn lại đang đươc đào tạo để nâng cao trình độ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày một
cao của ngành ngân hàng.
2. Chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí trong Agribank chi nhánh Vĩnh
Tường.
Họ và tên
Vị trí
Nhiệm vụ/ chức năng
Đỗ Văn Nhâm
Giám đốc
Phụ trách chung;
- Quản lý và điều hành toàn diện mọi hoạt động
- Hỗ trợ các phó giám đốc, cán bộ quản lý, phòng đơn
vị của chi nhánh giải quyết các công việc cụ thể phát
sinh thuộc lĩnh vực phụ trách khi phó Giám đốc, cán
bộ quản lý các phòng đi công tác vắng mặt mà không
có người phụ trách giải quyết.
Page 16


BÁO CÁO KIẾN TẬP TẠINGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔNCHI NHÀNH VĨNH TƯỜNG HUYỆN VĨNH TƯỜNG TỈNH VỈNH PHÚC

1. Nguyễn Hữu Phó

Dũng.
đốc
2. Hoàng Văn
Châu
Hà Văn Học

giám Trực tiếp phụ trách điều hành quản lý các lĩnh vực
công tác được phân công; thay mặt Giám đốc điều
hành hoạt động của chi nhánh khi Giám đốc vắng mặt
và các công việc khác theo phân công, ủy quyền cụ thể
của Giám đốc chi nhánh.
Trưởng
- Đảm bảo các khách hàng (doanh nghiệp và cá nhân)
phòng
kế được tư vấn và phục vụ chu đáo về các sản phẩm dịch
hoạch
& vụ;
kinh doanh
- Đảm bảo chất lượng tín dụng tốt, hoạt động kinh
doanh hiệu quả và đạt được mục tiêu kế hoạch kinh
doanh
của
Chi
nhánh;
- Tham mưu cho Ban lãnh đạo của Chi nhánh về kế
hoạch kinh doanh của Chi nhánh trong từng thời kỳ,
trong đó nêu rõ phân khúc khách hàng mục tiêu, cách
thức tiếp cận các đối tượng khách hàng đó và kế hoạch
hành
động

cụ
thể;
- Lập, chỉ đạo thực hiện kế hoạch kinh doanh
tháng/quý/năm của Phòng Kinh doanh Chi nhánh;
- Quản lý tốt đội ngũ nhân viên kinh doanh tại Chi
nhánh. Cụ thể: giao chỉ tiêu và đánh giá hiệu quả công
việc của từng nhân viên; hướng dẫn nhân viên trong
công tác thẩm định, đánh giá hồ sơ vay vốn đảm bảo
tuân thủ các quy trình, quy định của Agribank và quy
định của pháp luật; hướng dẫn nhân viên trong công
tác bán chéo các sản phẩm, dịch vụ của Agribank,
nhằm đảm bảo cung cấp trọn gói sản phẩm, dịch vụ
của
Agribank
cho
khách
hàng;
- Tham gia UBTD với vai trò là thành viên có ý kiến
tham mưu đối với các khoản cấp tín dụng;
- Các công việc khác do Ban lãnh đạo Chi nhánh phân
công.

Trần Thị Mỹ Trưởng
Hạnh
phòng
Kế
toán & Ngân
quỹ

- - Điều hành, quản lý, kiểm tra, kiểm soát và chịu

trách nhiệm chung toàn bộ hoạt động của Phòng KTNQ theo chức năng nhiệm vụ.
- - Quản lý nhân sự, phân công công việc và đánh giá
hiệu quả công việc đối với nhân viên trực thuộc theo
quy định của Ngân hàng.
- - Xây dựng kế hoạch, quản lý và điều hành các hoạt
động tài chính kế toán, ngan quỹ tại Chi nhánh.
- - Tổ chức và kiểm soát việc thực hiện công tác kế
toán, giao dịch, ngân quỹ, và các công tác hỗ trợ tín
dụng của Chi nhánh; đảm bảo tuân thủ theo đúng qui
Page 17


BÁO CÁO KIẾN TẬP TẠINGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔNCHI NHÀNH VĨNH TƯỜNG HUYỆN VĨNH TƯỜNG TỈNH VỈNH PHÚC

trình, qui chế của ngân hàng và qui định của pháp luật.
- - Phân tích tình hình tài chính tại đơn vị, tổ chức
công tác tổng hợp, thống kê và kiểm soát các báo cáo.
- - Tư vấn, đề xuất chính sách phát triển thị trường,
phát triển sản phẩm mới theo yêu cầu thị trường.
- - Giám sát các họat động kế toán kho quỹ và kiểm
tra, kiểm sóat chứng từ giao dịch kế toán
- - Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc/ Phó Giám
đốc Chi nhánh trong việc xây dựng và thực hiện kế
hoạch kinh doanh của Chi nhánh.
Phạm
Hoài

Thanh Trưởng
phòng Hành

chính
&
Nhân sự
Ngô Văn Dũng Giám
đốc
phòng giao
dịch Chấn
Hưng
Trần Thị Lan Giám
đốc
Anh
phòng giao
dịch Bố Sao

- Quản lý, điều hành cán bộ, nhân viên để hoàn thành
lĩnh vực công tác/ công việc được giao phụ trách, quản
lý.
- Xây dựng chiến lược phát triển (ngắn hạn, dài hạn) và
kế hoạch kinh doanh hàng năm cho Phòng giao dịch và
chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của
Phòng giao dịch
- Điều hành toàn bộ hoạt động của Phòng giao dịch

III. PHÒNG KẾ HOẠCH VÀ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
AGRIBANK CHI NHÁNH VĨNH TƯỜNG
1. Tổ chức nhân sự phòng Kế hoạch và Sản xuất kinh doanh
Phòng Kế hoạch và Sản xuất kinh doanh có tất cả 15 cán bộ gồm:
1 trưởng phòng Kế hoạch và Sản xuất kinh doanh: Hà Văn Học
Nhiệm vụ của Trưởng phòng kế hoạch: - Tham mưu giúp việc cho ban giám đốc
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho

toàn chi nhánh
- Chỉ đạo cán bộ tín dụng kiểm tra
việc vay vốn và thu nợ tại các địa bàn được phân công
- Tuyên truyền, vận động công tác
huy động vốn
1 kiểm tra viên: Nguyễn Văn Xây
Nhiệm vụ của Kiểm tra viên: Kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh của toàn
chi nhánh tại các phòng ban
13 cán bộ tín dụng ( được chia làm 2 tổ)
Nhiệm vụ của cán bộ tín dụng: - Cho vay, thu nợ thực hiện đầu tư tín dụng tại
các địa bàn được phân công
Page 18


BÁO CÁO KIẾN TẬP TẠINGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔNCHI NHÀNH VĨNH TƯỜNG HUYỆN VĨNH TƯỜNG TỈNH VỈNH PHÚC

- Trực tiếp tham gia công tác huy động vốn:
vận động các khách hàng có nguồn tiền nhàn rỗi sử dụng các dịch vụ của
ngân hàng
Đội ngũ cán bộ của phòng Kế hoạch và Sản xuất kinh doanh có 8/15
( chiếm 53%) cán bộ tốt nghiệp đại học chuyên ngành ngân hàng, số còn lại là
tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp chuyên ngành ngân hàng.
2. Các hoạt động của phòng Kế hoạch và sản xuất kinh doanh
2.1. Khái quát tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009
2.1.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội của huyện Vĩnh Tường năm 2009
Năm 2009 hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Vĩnh Tường tiếp tục
phải đối mặt với nhưng khó khăn thách thức do ảnh hưởng của sự suy thoái nền
kinh tế toàn cầu và những diễn biến phức tạp, khó lường của nền kinh tế trong
nước gây nên những biến động bất thường về giá vàng, tỉ giá ngoại tệ….

Thực hiện chinh sách hỗ trợ lãi suất làm gia tăng khối lượng sản xuất công
nghiệp đồng thời gia tăng sức ép về nhu cầu vốn tín dụng.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng nhất là các doanh nghiệp gặp
nhiều khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Trong bối cảnh đó, bản thân
ngân hàng cũng phải chia sẻ khó khăn, hai lần đồng loạt giảm lãi suất cho vay
trong khi lãi suất huy động liên tục phải tăng cao dẫn đến khó khăn rất lớn về tài
chính.
Trên địa bàn, tình hình hạn hán kéo dài dã gây nhiều rủi ro, thiệt hại về sản xuất
của bà con nông dân.
Tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, quy mô hoạt động kinh doanh của
chi nhánh tuy đã đạt mức khá nhưng do lao động đông, năng lực trình độ chuyên
môn chưa đồng đều, tính chyên nghiệp trong kinh doanh, phục vụ khách hàng
còn một số hạn chế nên năng suất lao động chưa cao, kết quả hoạt động kinh
doanh tuy có tăng nhưng chưa bền vững, thu nhập cả người lao động trong đơn
vị còn khó khăn….
Những tình hình trên đã ảnh hưởng rất lớn đên hoạt động ngân hàng, song
được sự quan tâm chỉ đạo cụ thể, trực tiếp của ban giám đốc Agribank của tỉnh,
của huyện ủy, UBND huyện, được sự hợp tác giúp đỡ tích cực của các cơ quan
đơn vị, nhân dân trong huyện. Năm 2009 tập thể lãnh đạo và toàn thể cán bộ
công nhân viên chi nhánh Agribank Vĩnh Tường đã đoàn kết tập trung mọi nỗ
lực vượt qua khó khăn, tổ chức thực iện tốt nhiệm vụ chính trị và kinh tế.
2.1.2. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2010:
a. Công tác huy động nguồn vốn:
Tổng nguồn vốn huy động tại địa phương đạt 186 tỉ VNĐ
*Nguồn vốn nội tệ :178 tỉ đồng
*Nguồn vốn ngoại tệ quy đổi đạt 8 tỉ đồng
Nguồn vốn huy động từ dân cư ( nội ngoại tệ) : 176 tỉ đồng chiếm tỉ trọng 95%
tổng nguồn vốn.
b. Công tác tín dụng:
Page 19



BÁO CÁO KIẾN TẬP TẠINGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔNCHI NHÀNH VĨNH TƯỜNG HUYỆN VĨNH TƯỜNG TỈNH VỈNH PHÚC

*Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 329 tỉ đồng đạt 100%KH, tăng 79 tỉ so đầu
năm, tốc độ tăng trưởng 32%.
Trong đó:
+Dư nự cho vay ngắn hạn: 221 tỉ chiếm 67%tổng dư nợ
+Dư nợ cho vay trung dài hạn: 108 tỉ chiếm 33% tổng dư nợ
*Dư nợ từng đơn vị trực thuộc như sau:
+ Trung tâm huyện : 160 tỉ
+ PDG Bồ Sao : 92 tỉ
+ PGD Chấn Hưng : 77 tỉ
*Cơ cấu nợ phân nhóm theo QĐ 636:
+Nợ nhóm 1: 295,9 tỉ chiếm 89,9%tổng dư nợ
+Nợ nhóm 2: 16,9 tỉ chiếm 5,1% tổng dư nợ
+ Nợ nhóm 3: 8,1 tỉ chiếm 2,5% tổng dư nợ
+ Nợ nhóm 4:2,7 tỉ chieems0,8% tổng dư nợ
+Nợ nhóm 5: 5,4 tỉ chiếm 1,7% tổng dư nợ.
Nợ từ nhóm 3 --> 5 là 16,2 tỉ đồng chiếm 4,9% tổng dư nợ.
c. Kết quả phát triển dịch vụ sản phẩm mới:
- Doanh số mua ngoại tệ: 377 ngàn USD
- Doanh số bán ngoại tệ : 391 ngàn USD
- Doanh số chuyển tiền kiề hối : 1687 ngàn ÚSD
- Số lượng thẻ ATM phát hành : 510 thẻ
d. Kết quả tài chính:
- Tổng thu tài khoản loại 7 : 41527 triệu
Trong đó:
+ Thu từ hoạt động tín dụng : 36302 triệu chiếm tỉ trọng 87,4%

+ Thu từ nguồn đã xử lý; 4556 triệu
+Thu phí từ hoạt động dịch vụ : 642 triệu chiếm tỉ trọng 9% so với quỹ thu nhập
thực tế thực hiện được.
- Tổng chi tài khoản loại 8: 37240 triệu
Trong đó :
+ Phí sử dụng vốn TW : 11478 triệu chiếm 31% tổng chi
+ Chi lương theo đơn giá: 3382 triệu
+ Chi dự phòng rủi ro: 3523 triệu
- Quỹ thu nhập thực hiện: 7212 triệu
- Qũy thu nhập cần có: 8950 triệu
- Thiếu quỹ thu nhập: 1738 triệu
- Thiếu quỹ tiền lương; 696 triệu
2.1.3. Đánh giá kết quả kinh doanh:
a.
Những mặt làm được:
Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động, điều kiện cạnh tranh gay gắt,
diễn biến thị trường tiền tệ phức tạp song chi nhánh đã nỗ lực tổ chức và thực
hiện tốt một số chi tiê kinh doanh cơ bản.
Page 20


BÁO CÁO KIẾN TẬP TẠINGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔNCHI NHÀNH VĨNH TƯỜNG HUYỆN VĨNH TƯỜNG TỈNH VỈNH PHÚC

Thực hiện tốt nhiệm vj cính trị của một ngân hàng thương mại nhà nước góp
phần quan trọng trong việc thực hiện tốt chính sách kích cầu của chính phủ
nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, đặc biệt thực hiện tốt
chính sách “ tam nông”, chính sách hỗ trợ lãi suất.
Mặc dù luôn thiếu thón nguồn vốn cho vay, sức ép từ nhu của vốn tín dụng rất
lớn song do quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt việc quay vòng vốn, mỏ rộng dịch vụ

bảo lãnh, giảm lượng vốn đầu tư cho vay các nhu cầu chưa thật cần thiết, từng
bước thu hồi để giảm nợ kém chất lượng nên vẫn đáp ứng được nhu cầu vốn cần
thiết, thực hiện tốt chính sách hỗ trợ lãi suất, ưu tiên vốn phục vụ phát triển kinh
tế nông nghiệp nông thôn trên địa bàn.
Nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác huy động nguồn vốn trong kinh
doanh do vậy trong suất năm 2010 toàn chi nhánh đã đạt đươc sự thống nhất và
quyết tâm cao. Trong điều kiện lãi suất huy động và vốn Trung ương liên tục
biến động, lạm phát tăng cao nhưng tốc độ tăng trưởng nguồn vốn bình quân vẫn
giữ được, đặc biệt là nguồn vốn huy động từ tiền gửi dân cư từ 176 tỉ chiếm tỉ
trọng 95% tổng nguồn vốn huy động. Nguồn vốn huy động tuy số dư cuối năm
đạt mức tăng trưởng thấp nhưng nguyên nhân chủ yếu là do nguồn vốn kho bạc
giam thấp hơn rất nhiều so với năm 2009.
Bám sát sự chỉ đạo cuả NH cấp trên, tích cực thực hiện nhiều giải pháp để huy
động nguồn vốn, đảm bảo khả năng thanh khoản và chủ động đầu tư tín dụng
phục vụ phát triển kinh tế trên địa bàn.
Nâng cao tinh thần trách nhiệm phục vụ trong đội ngũ cán bộ công nhân viên.
Ngân hàng không ngừng đổi mới phong cách phù hợp với đổi mới công nghệ và
các sản phẩm huy động.
Về sử dụng vốn: Mặc dù năm 2009, nguồn vốn cho vay hết sức khó khăn, phải
chấp hành cân đối dư nợ theo tiến độ tăng trưởng nguồn vốn, song do làm tốt
công tác huy động vốn ngay từ đầu năm và tranh thủ được nguồn vốn Trung nên
đă đạt được mức tăng trưởng tín dụng cao (tăng 79 tỉ so với đầu năm, tốc độ tăng
trưởng 32%).
Chát lương tín dụng được quan tâm củng cố chấn chỉnh, tuân thủ quy chế, quy
trình nghiệp vụ, chất lượng thẩm định các dự án được coi trọng. Chỉ đạo kịp thời
sát xao việc điều chỉnh lãi suất cho vay phù hợp với cơ chế điều hành lãi suất cơ
bản cả thống đốc NHNN trong từng thời điểm.
Mặc dù thực hiện phân loại nợ tự động trên hệ thống IPCAS song dư nợ xấu vẫn
duy trì ở mức thấp, đảm bảo chất lượng tín dụng trong phạm vi kiểm soát được.
Tinh thần thái độ phục vụ của cán bộ nhân viên ngân hàng tốt, được đông đảo

nhân dân và khách hàng đồng cảm, chia sẻ khó khăn cùng với ngân hàng nhất là
trong quá trình thỏa thuận điều chỉnh lãi suất cho vay.
Hoạt động dịch vụ có bước phát triẻn tích cực tăng 52% so với năm 2009. Bên
cạnh các dịch vụ truyền thống đã phát triển mạnh được các sản phẩm mới, tạo
tiền đề để tăng doanh thu trong các năm tiếp theo.
Doanh thu từ các dịch vụ truyền thống tăng trưởng khá: dịch vụ chuyển tiền đạt
406 triệu, dich vụ bảo lãnh : 111 triệu.
Page 21


BÁO CÁO KIẾN TẬP TẠINGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔNCHI NHÀNH VĨNH TƯỜNG HUYỆN VĨNH TƯỜNG TỈNH VỈNH PHÚC

Dịch vụ thẻ phát triển rât tốt, tổng số thẻ phát hành trong năm là : 510 thẻ, đến
nay tổng số thẻ là 550 thẻ. Mặc dù triển khai thẻ sau các ngân hàng thương mại
khác trên địa bàn huyện song đến nay đã vươn lên chiếm thị phần lớn nhất tạo
tiền đề rất tốt cho việc tăng thu dịch vụ trong những năm tiếp theo, đồng thời
khai thác được nguồn vốn không kì hạn khá lớn (năm 2009 có số dư là 4,2 tỉ
đồng).
Phát triển tốt hoạt động thanh toán và các dịch vụ ngân hàng, hoàn thành tốt số
lượng tiền chuyển đi, đến và thu chi tiền mặt, đảm bảo an toàn tuyệt đối kho quỹ,
tài sản, chứng từ, đáp ứng tốt nhu càu thu chi, thanh toán chuyển tiền cho nhu
cầu sản xuất kinh doanh và các hoạt động kinh tế xã hội của huyện.
Công tác thu hồi nợ đã xử lí rủi ro đạt kết quả khá, số tiền thu hồi được lớn hơn
so với số trich lập (Tổng số thu hồi là 4556 triệu, số trích lập là 3523 triệu)
Về tài chính:
Năm 2010 chi nhánh đã có nhiều cố gắng và tích cực đôn đốc thu lãi đến hạn,
thu nợ quá hạn và nợ đã xử lý xếp loại rủi ro. Tổng thu tài khoản loại 7 đạt
41527 triệu, thu nợ XLRR đạt 4556 triệu, thu lãi cho vay đạt 35700 triệu, ti lệ
thu róc lãi đạt 98%.

- Cơ sở vật chất: trụ sở nhà làm việc ,máy móc tiết bị , phương tiện làm việc tiếp
tục được quan tâm đầu tư nâng cấp sửa chữa và mua sắm trang bị.
Hệ thống giao dịch đă được hiện đại hóa với cơ sở dữ liệu được chỉnh sửa về cơ
bản, kết hợp với các tiện ích đã góp phần rất lớn trong việc tăng năng suất lao
động, nâng cao năng lực canh tranh, phục vụ có hiệu quả cho các yêu cầu quản
lí.
- Hoạt động kiểm tra kiểm soát đã thực hiện tốt chức năng kiểm tra kiểm tra
kiểm soát, chấp hành các quy trình nghiệp vụ. Chấp hành đường lối chính sách
của đảng và pháp luật của nhà nước. Tăng cường chỉ đạo thực hiện việc chỉnh
sủa sau thanh tra, kiểm tra nâng cao vai trò trong việc củng cố và nâng cao chất
lượng kinh doanh, đảm bảo an toàn hệ thống.
b. Những mặt còn tồn tại:
- Mặc dù đã quan tâm chỉ đạo khai thác nguồn vốn không kì hạn với lợi thế về
mạng lưới khách hàng và cả về công nghệ mới hiện đại, song kết quả thực hiện
chưa đạt yêu cầu, tỉ trọng nguồn vốn không kì hạn bình quân đạt thấp.
- Ngyên nhân là: Chỉ tập trung làm mạnh việc hyy động vốn có kì hạn từ dân cư
chưa quan tâm thường xyên và chưa có giải pháp cụ thể nhằm tìm kiếm thu hút
khách hàng có nguồn vốn trong thanh toán. Chỉ đến thời điểm cuối năm khi
nguồn vốn dân cư giảm mạnh mới chủ động khai thác nguồn vốn không kì hạn,
nên mặc dù số dư nguồn vốn không kì hạn cuối năm tăng nhưng tỉ trọng bình
quân không tăng đáng kể.
- Trong bối cảnh gày càng có nhiều ngân hàng thương mại cổ phần mở phòng
giao dịch chi nhánh trên địa bàn, việc suy giảm thị phần huy động vốn là không
tránh khỏi. Do vậy mức độ suy giảm thị phần của chi nhánh trong năm 2010 lầ
khá lớn.
- Ngyên nhân:
Page 22


BÁO CÁO KIẾN TẬP TẠINGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG

THÔNCHI NHÀNH VĨNH TƯỜNG HUYỆN VĨNH TƯỜNG TỈNH VỈNH PHÚC

+ Lãi suất huy động của Agribank thấp hơn so với các ngân hàng thương mại cổ
phần
+ Chính sách khách hàng chậm được đổi mới và chưa được nghiên cứu xây dựng
một cách bài bản trên cơ sở nắm bắt thông tin, phân tích điểm mạnh, điểm yếu
của đối thủ cạnh tranh để có chiến lược cụ thể, không bỏ lỡ cơ hội.
+ Hoạt động tác nghiệp cuả cán bộ còn bộc lộ nhiều yếu kém về phong cách giao
dịch, tiếp cận khách hàng, tuyên truyền tiếp thị….
- Về năng suất, cường độ lao động của cán bộ cho thấy còn một bộ phận cán bộ
tín dụng năng lực trong hướng dẫn và cùng khách hàng thiết lập hồ sơ còn hạn
chế hay để phát sinh sai sót, để khách hàng mất nhiều thời gian giao dịch, thậm
chí còn phải tổ chức chỉnh sửa mất nhiều công sức gây ảnh hưởng đến uy tín,
thương hiệu của Agribank
- .Kết quả tài chính năm 2010 đạt thấp. Quỹ thu nhập làm ra được 7212 triệu
trong khi quỹ thu nhập cần có 8950 triệu. Do vậy năm 2010 đơn vị thiếu quỹ thu
nhập 1738 triệu, thiếu quỹ tiền lương 696 triệu.
- Nguyên nhân:
+ Về khách quan do suy thoái kinh tế đã ảnh hửơng toàn diện đến số lượng và
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt,
liên tục phải tăng lãi suất huy động làm giảm chênh lệch lãi suất đầu vaò đầu ra.
+ Về chủ quan, nguyên nhân cơ bản là chất lượng tin dụng còn kém, phải trích
lập dự phòng rủi ro lớn, trong khi khả năng thu nợ các món nợ đã XLRR rất khó
khăn làm tăng chi phí, giảm thu nhập. Tỉ trọng sử dụng vốn Trung ương cao
trong khi chưa quan tâm khai thác nguồn vốn không kì hạn nên bình quân lãi
suất đầu vào cao. Chưa nhạy bén và làm tốt công tác qản trị lãi suất giữa khâu
mua và khâu bán. Chưa chỉ đạo quyết liệt việc phát triển dịch vụ, tăng cường thu
nợ đã xử lí rủi ro, thu lãi tồn đọng. Chưa thực hiện tốt việc theo dõi đánh giá kết
quả nhiệm vụ được giao hàng tháng, hàng quý của từng cán bộ, gắn với việc
phân phối tiền lương, tiền thưởng làm giảm hiệu quả điều hành và tăng sự ỷ lại,

dựa dẫm, thiếu nỗ lực trong công tác của một bộ phận người lao động trong đơn
vị.
2.1.4. Bài học kinh nghiệm
- Phong trào thi đua khen thưởng phải luôn được coi trọng và nâng cao chất
lượng. Trong năm 2010 chưa tập trung hướng công tác thi đua khen thưởng vào
các nhiệm vụ trọng tâm là công tác huy động vốn, phát triển dịch vụ và nâng cao
năng lực tài chính. Do vậy công tác thi đua chưa thực sự trở thành công cụ quan
trọng trong việc tổ chức thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ kinh doanh.
- Trong kinh doanh điều quan trọng nhất là phải luôn nhận thức rõ những yếu
kém để củng cố, chấn chỉnh, làm tốt việc xác định mục tiêu cụ thể, phù hợp với
thực tế từng thời kì, đồng thời phải xác định rõ con đường để đạt được các mục
tiêu đã đề ra bằng các biện pháp thật cụ thể sát với thực tiễn.
- Có định hướng đúng, cơ chế chính sách phù hợp với thực tiễn là một yêu cầu
quan trọng trong hoạt động kinh doanh, song việc tổ chức chỉ đạo thực hiện có ý
nghĩa qyết định. Kinh nghệm những năm qua cho thấy nhiều thời điểm hoạt
Page 23


BÁO CÁO KIẾN TẬP TẠINGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔNCHI NHÀNH VĨNH TƯỜNG HUYỆN VĨNH TƯỜNG TỈNH VỈNH PHÚC

động kinh doanh rất khó khăn tưởng chừng như không vượt qua nổi song nếu có
sự chỉ đạo quyết liệt cuả lãnh đạo chủ chốt và đoàn kết nỗ lực của tập thể người
lao động thì các mục tiêu nhiệm vụ đều đạt kết quả tốt.
- Phải có cơ chế phân phối thu nhập và đảm bảo tính khách quan, công bằng,
đúng chế độ xứng đáng vớ kết quả lao động cuả từng cá nhân, có ảnh hưởng
quyết định tới ý thức lao động cuả mỗi cán bộ viên chức. Khuyến khích được
người lao động phấn đấu vì kết quả chung tạo nên sự đồng thuận nhất trí cao
trong tập thể đơn vị.
- Xác định rõ mối quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng là quan hệ bình đẳng,

cùng có lợi, thường xuyên tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng đối
với cán bộ công nhân viên nhằm không ngừng đổi mới tác phong lề lối làm việc,
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khách hàng giao dịch với trách nhiệm cao nhất
bằng các dịch vụ tốt nhất, kịp thời nhất. Làm tốt vân đề nay là một yếu tố rất
quan trọng để nâng cao sức cạnh tranh, thu hút khách hàng.
- Luôn coi trọng công tác quản lí cán bộ, trước hết là quản lí chấp hành quy chế,
quy trình nghiệp vụ. Thường xuyên theo dõi đánh giá xếp loại cán bộ để có sự bố
trí sắp xếp hợp lí, mạnh dạn giao việc nhưng phải gắn với kiểm tra, kiểm soát,
tăng cường giáo dục ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp.
- Phát triển kinh doanh luôn phải gắn chặt với tăng cừơng kiểm tra, kiểm soát,
phải coi chất lượng là yếu tố hàng đầu để đảm bảo sự phát triển số lượng được
an toàn vững chắc.
2.2. Mục tiêu và giải pháp kinh doanh năm 2011
2.2.1. Nhìn nhận bối cảnh kinh doanh năm 2011.
- Là năm chính phủ xác nhận là phải tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô để duy trì tốc
độ tăng trưởng kinh tế bền vững, đồng thời phải vận hành chính sách linh hoạt,
thận trọng không để xảy ra lạm phát ở mức cao. Đây vừa là cơ hội vừa là thách
thức đối với điều hành kinh doanh của một ngân hang thương mại nhà nước.
- Hiện tại năng suất lao động của chi nhánh còn thấp, chất lượng kinh doanh
chưa cao, cân đối tài chính thiếu sự ổn định vững chắc. Mặt khác, năng lực quản
trị điều hành, trình độ tác nghiệp của đội ngũ cán bộ quản lí và nhân viên trong
chi nhánh chưa đồng đều và còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu
cầu kinh doanh trong cơ chế thị trường.
- Lãi suất huy động và cho vay có thể sẽ được điều chỉnh lên xuống khó lường.
Hơn nữa, điểm xuất phát năm 2010 của chi nhánh còn nhiều khó khăn. Huy động
vốn gặp cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng thương mại khác trong huyện như
BIDV, Viettinbank, Techcombank, quy mô kinh doanh còn thấp, chênh lệch hai
đầu lãi suất ngày càng mỏng, dự trữ kinh doanh không có, quỹ thu nhập cần có
do tăng lương tối thiểu trên 17%. Đây là vấn đề hét sức quan trọng cần phải xác
định rõ mục tiêu, giải pháp điều hành kinh doanh ngay từ đầu năm.

2.2.2. Mục tiêu định hướng hoạt động kinh doanh năm 2011.
a. Định hướng:
- Bám sát định hướng chỉ đạo, tranh thr sự quan tâm lãnh đạo và giúp đỡ của ban
giám đốc, các phòng chuyên đề nghiệp vụ Agribank tỉnh, tranh thủ sự lãnh đạo,
Page 24


BÁO CÁO KIẾN TẬP TẠINGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔNCHI NHÀNH VĨNH TƯỜNG HUYỆN VĨNH TƯỜNG TỈNH VỈNH PHÚC

giúp đỡ và phối hợp của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể ở địa phương, của các cơ
quan hữu quan từ huyện đến cơ sở. Tăng cường thắt chặt và tích cực cải thiện tốt
hơn nữa mối quan hệ hợp tác với nhưng khách hàng lớn, truyền thống bao gồm
cả tổ chức và cá nhân để nâng cao năng lực kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh
tranh và tránh tụt hậu. Hoàn thành tốt nhiệm vụ chính tri của chi nhánh, phục vụ
đắc lực nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của huyện đề ra năm 2010.
- Nhận thức đầy đủ về tình hình khó khăn chung và riêng, về điểm xuất phát hiện
nay của đơn vị, song cũng bình tĩnh, lạc quan, có quyết tâm cao và chủ động bắt
tay vào thực hiện nhiệm vụ kinh doanh năm 2010 với tinh thần khẩn trương và
quyết liệt nhất. Tranh thủ mọi thời cơ, tận dụng triệt để những lợi thế hiện có để
tích cực đầy mạnh tăng trưởng quy mô kinh doanh, đảm bảo các cân đối lớn Nêu
cao trách nhiệm cá nhân trong cộng đồng, mọi tập thể, mọi người lao dộng trong
toàn chi nhánh đều phải nỗ lực lao động, nỗ lực cống hiến vì sự nghiệp phát triển
bền vững của toàn đơn vị.
- Quan tâm thực hiện tốt và toàn diện tất cả các mục tiêu, trong đó đặc biệt chú
trọng công tác huy động nguồn vốn, nhiệm vụ phát triển và nâng cao chất lượng
tín dụng. Trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chiến lược cần phải có trọng tâm,
trọng điểm và lộ trình cụ thể, bao quát toàn diện mọi thành phần kinh tế, mọi đối
tượng khách hàng, chủ động, linh hoạt, nhạy bén trong xử lý lãi suất huy động và
cho vay theo quy định được phép, giữ vững thị phần, thị trường, khách hàng và

mạn dạn phát triển thị trường, khách hàng mới khi có đủ điều kiện theo quy chế.
b. Mục tiêu chung:
- Nguồn vốn tự huy động: Tăng tối thiểu 30% so với năm 2010. Số dư cuối năm
khoảng 242 tỷ. Trong đó: Tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng 80%.
- Phát triển va nâng cao chất lượng tín dụng
+ Tổng dư nợ đến 31/12/2010: 411 tỷ đồng tăng 82 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng
là 255 so với năm 2010
+ Tỷ lệ cho vay trung dài hạn chiếm 30%/ tổng dư nợ
+ Tỷ lệ vốn đầu tư cho nông nghiệp – nông thôn – nông dân theo nghi quyết
26/NQTW “ tam nông” chiếm 80%/ tổng dư nợ
+ Tỷ lệ nợ xấu: nhỏ hơn 2,5%/ tổng dư nợ, tương đương 10,2 tỷ đồng, riêng nợ
nhóm 5 chiếm 1,5%/tổng dư nợ, tương đương 6 tỷ đồng.
- Dư nợ bình quân 1 cán bộ tín dụng là: 8,5 tỷ đồng. Tăng 1,3 tỷ đồng so với năm
2010
- Tỷ lệ thu dóc lãi: 98%
- Tỷ lệ thu nợ đã xếp loại rủi ro: lớn hơn 45%/ tổng dư nợ đã xếp loại rủi ro đến
ngày 31/12/2010
- Thu từ hoạt động dịch vụ tăng tối thiểu 35% so với năm 2010
Kết quả tài chính:
- Tổng thu nội bảng: 52.167 triệu đồng
- Tổng chi nội bảng: 44.65 triệu đồng
- Quỹ thu nhập: 11.459 triệu đồng
c. Mục tiêu tài chính cụ thể trong năm 2011
Page 25


×