Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC CÁC KHUYNH HƯỚNG CHÍNH TRỊ ĐẦU THẾ KỶ XX Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.94 KB, 6 trang )

Đại học Quốc gia Hà Nội
Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Bộ môn Khoa học Chính trị
ĐỀ CƢƠNG MÔN HỌC
CÁC KHUYNH HƯỚNG CHÍNH TRỊ ĐẦU THẾ KỶ XX Ở VIỆT NAM
POLITICAL TENDENCIES IN THE EARLY 20S CENTURY’S VIET NAM

1. Thông tin về giảng viên
Họ và tên: Phạm Xanh
Chức danh, học hàm, học vị: Phó giáo sư, Tiến sĩ
Thời gian, địa điểm làm việc: Thứ Hai hàng tuần, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn. Tầng 3, nhà B, 336 Nguyễn Trãi, Hà Nội.
Địa chỉ liên hệ: Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Tầng 3,
nhà B, 336 Nguyễn Trãi, Hà Nội
Điện thoại: 04-8585284
E-mail:
Các hướng nghiên cứu chính:
- Hồ Chí Minh học
- Các phong trào chính trị ở Việt Nam cận đại
- Quan hệ giữa Việt Nam và các nước: Pháp, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Liên Xô
2. Thông tin chung về môn học
- Tên môn học: Các khuynh hướng chính trị đầu thế kỷ XX ở Việt Nam
- Mã môn học: POL 6010
- Số tín chỉ: 03
- Môn học: Tự chọn
- Môn học tiên quyết: POL 6002

1


- Địa chỉ khoa/bộ môn phụ trách môn học: Bộ môn Khoa học Chính trị, trường Đại học


Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Mục tiêu của môn học
- Mục tiêu kiến thức:
Trang bị cho người học những hiểu biết cơ bản và hệ thống về đời sống chính trị Việt
Nam đầu thế kỷ XX.
- Mục tiêu kĩ năng:
Giúp người học nắm bắt và vận dụng các phương pháp nghiên cứu căn bản của chính trị
học vào nghiên cứu diễn biến đời sống chính trị.
4. Tóm tắt nội dung môn học:
Cung cấp cho người học những hiểu biết cơ bản về đời sống chính trị Việt Nam đầu thế
kỷ XX: Bối cảnh lịch sử, những vấn đề lớn đặt ra; sự ra đời, hoạt động và ảnh hưởng của
các khuynh hướng chính trị lớn; sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và vai trò quyết
định của đường lối cách mạng do Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam xác lập đối
với sự vận động và phát triển của đời sống chính trị Việt Nam.
5. Nội dung môn học, hình thức tổ chức dạy và học
Nội dung

Hình thức tổ chức dạy và học
Lên lớp: 30

Chƣơng 1. Khái lƣợc các
khuynh hƣớng tƣ tƣởng trƣớc
nhiệm vụ bảo vệ nền độc lập và
chủ quyền đất nƣớc cuối thế kỷ
XIX


thuyết
21


Bài
tập

Thảo
luận

Thực
hành,
điền


0

9

0

7

0

3

0

Tổng

Tự học, tự
nghiên
cứu


45

15
5

15

1.1. Thực dân Pháp xâm lược
nước ta và nhiệm vụ cấp bách
đặt ra trước Triều Nguyễn.
1.2. Những cuộc đấu tranh tư
tưởng lớn trước trọng trách bảo
vệ nền độc lập và toàn vẹn lãnh
thổ.

2


1.2.1. Chiến hay hòa
1.2.2. Chính đạo và tà đạo
1.2.3. Duy tân hay thủ cựu
Chƣơng 2. Các khuynh hƣớng
tƣ tƣởng tƣ sản trƣớc nhiệm vụ
giải phóng dân tộc ở Việt Nam.

7

0


3

0

5

15

2.1. Những điều kiện mới của sự
phát triển tư tưởng
2.1.1. Sự thất bại của phong trào
Cần vương và sự củng cố nền
thống trị của thực dân Pháp trên
cả nước Việt Nam
2.1.2. Những chuyển biến của xã
hội Việt Nam trước cuộc khai
thác thuộc địa I của thực dân
Pháp.
2.1.3. Ảnh hưởng của các trào
lưu tư tưởng thế giới.
2.2. Các khuynh hướng tư tưởng
tư sản khi giai cấp tư sản Việt
Nam chưa ra đời.
2.2.1. Vai trò của các nhà nho
yêu nước , thức thời trong việc
tiếp nhận tư tưởng tư sản và đưa
vào cuộc sống .
2.2.2. Hai xu hướng chủ đạo
trong phong trào dân tộc đầu thế
kỷ XX - trường hợp Phan Bội

Châu và Phan Chu trinh.
2.2.3. Mấy vấn đề tư tưởng và
chính trị được bàn luận nhiều đầu
thế kỷ XX: cầu viện và tự lực,
bạo động và cải lương, quân chủ
và dân chủ.
2.3. Các khuynh hướng tư tưởng
tư sản khi có giai cấp tư sản Việt
Nam
2.3.1. Điều kiện mới sau chiến
tranh thế giới thứ lần thứ 1 (cuộc
khai thác thuộc địa lần thứ hai
của thực dân Pháp và sự ra đời
của giai cấp tư sản Việt Nam).
2.3.2. Các màu sắc chủ nghĩa dân

3


tộc tư sản ở Việt Nam: Chủ nghĩa
yêu nước “ôn hòa”, trường hợp
hai cụ Phan sau CTTG I; chủ
nghĩa dân tộc cải lương, trường
hợp Bùi Quang Chiêu và Đảng
Lập hiến; chủ nghĩa dân tộc cách
mạng - trường hợp Việt Nam
Quốc dân Đảng và Nguyễn Thái
Học.
2.3.3. Nguyên nhân không thành
công của hệ tư tưởng tư sản trước

các nhiệm vụ lịch sử.

Chƣơng 3. Sự thắng lợi của
phong trào dân tộc ở Việt Nam
dƣới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản.

7

0

3

0

5

15

3.1. Những điều kiện mới của
phong trào dân tộc xã hội chủ
nghĩa
3.1.2. Sự ra đời của giai cấp công
nhân và phong trào công nhân
3.1.2. Cách mạng tháng Mười
Nga thành công
3.1.3. Sự ra đời của Quốc tế cộng
sản
3.2. Những ngả đường chủ nghĩa
Mác - Lênin đến Việt Nam

3.2.1. Từ Liên Xô
3.2.2. Từ nước Pháp
3.2.3. Từ Trung Quốc
3.2.4. Vai trò của Nguyễn Ái
Quốc trong việc truyền bá chủ
nghĩa cộng sản ở Việt Nam
3.3. Bước đầu xác lập tư tưởng
cộng sản ở nước ta
3.3.1. Sự kết hợp chủ nghĩa Mác
với phong trào công nhân
3.3.2. Cuộc đấu tranh tư tưởng
giữa chủ nghĩa đế quốc và chủ
nghĩa quốc tế
3.3.3. Đảng Cộng sản Việt Nam

4


ra đời
3.4. Bá quyền lãnh đạo phong
trào cách mạng và sự thắng lợi
đầu tiên của cách mạng giải
phóng dân tộc ở một nước thuộc
địa.
3.4.1. Những thử nghiệm ban đầu
đưa tư tưởng cộng sản vào phong
trào dân tộc ở Việt Nam.
3.4.2. Cuộc đấu tranh chống
nhóm Trốtkit từ nước ngoài về.
3.4.3. Chiến tranh thế giới lần

thứ hai và sự điều chỉnh đường
lối của Đảng Cộng sản.
3.4.4. Sự ra đời của nước Việt
Nam dân chủ Cộng hòa - Sự
thắng lợi của phong trào dân tộc
xã hội chủ nghĩa.
3.4.5. Nguyên nhân thắng lợi
6. Học liệu
6.1. Giáo trình môn học
6.2. Danh mục tài liệu tham khảo
6.2.1. Danh mục tài liệu tham khảo bắt buộc:
1/ Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội, 2001.
2/ Đại cương lịch sử Việt Nam, các tập 2, 3, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2001.
3/ Một số chuyên đề về lịch sử Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4/ Trần Văn Giàu, Sự phát triển tư tưởng Việt Nam, từ thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng
Tám, tập 2 và 3, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1996.
5/ F. Buttiuger, Vietnam- A Political History, New York, 1968.
6/ P. Devillers, Histoire du Vietnam de 1940-1952, ed. du Seuil, Paris, 1952.
7/ R. Feray, Le Vietnam au XXème sciècle, Paris, 1979.
6.2.2. Danh mục tài liệu tham khảo thêm:

5


* Các tài liệu nói trên có tại Thư viện Bộ môn Khoa học Chính trị và/hoặc trong các thư
viện lớn tại Hà Nội (Thư viện Quốc gia, Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội, Thư viện
Quân đội, Thư viện Khoa học xã hội)
7. Phƣơng pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập
7.1. Kiểm tra - đánh giá thường xuyên

- Hình thức:
+ Có mặt 80% giờ lên lớp lý thuyết
+ Tham gia đầy đủ và có phát biểu trong các buổi xemina
- Thang điểm: 10
- Tỷ trọng: 10%
7.2. Kiểm tra – đánh giá định kì
- Kiểm tra giữa kì:
+ Hình thức: 01 tiểu luận
+ Điểm: 10
+ Tỷ trọng: 30%
- Thi hết môn học/chuyên đề:
+ Hình thức: viết
+ Điểm: 10
+ Tỷ trọng: 60%

Phê duyệt của Trường

Chủ nhiệm khoa

Chủ nhiệm bộ môn

Người biên soạn

PGS.TS Phạm Xanh

6




×