Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

CẨM NANG học TÍCH cực CHO SINH VIÊN y KHOA p1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (603.1 KB, 53 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

CẨM NANG HỌC TÍCH
CỰC CHO SINH VIÊN
Y KHOA
FACEBOOK.COM/CHIASEYDUOC

HÀ NỘI, 2014

1


Chủ biên
PGS.TS.Nguyễn Đức Hinh

Nhóm tác giả
GS.TS. Phạm Thị Minh Đức
PGS.TS. Nguyễn Hữu Tú
PGS.TS.Đinh Hữu Dung
PGS.TS.Kim Bảo Giang
PGS.TS. Nguyễn Văn Hiến
TS. Lê Thu Hòa
PGS.TS. Hoàng Văn Minh

2


MỤC LỤC
Thƣ giới thiệu
ĐÔI ĐIỀU CHIA SẺ CÙNG CÁC EM .......................................................................... 7


PGS.TS.Nguyễn Đức Hinh
GIỚI THIỆU VỀ NGHỂ NGHIỆP VÀ CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...................... 13
PGS.TS.Nguyễn Hữu Tú
KHÔNG HỌC NHƢ GÀ UỐNG NƢỚC ..................................................................... 39
PGS.TS.Đinh Hữu Dung
HỌC VÀ LƢỢNG GIÁ KIẾN THỨC NHƢ THẾ NÀO
GS.TS.Phạm Thị Minh Đức
HỌC LÂM SÀNG NHƢ THẾ NÀO?
TS.Lê Thu Hòa
HỌC KỸ NĂNG TẠI SKILLS LAB NHƢ THẾ NÀO?
TS. Lê Thu Hòa
HỌC TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM NHƢ THẾ NÀO?
PGS.TS.Đinh Hữu Dung
HỌC TẠI CỘNG ĐỒNG NHƢ THẾ NÀO?
PGS.TS.Nguyễn Văn Hiến
HỌC VÀ LƢỢNG GIÁ THÁI ĐỘ NHƢ THẾ NÀO?
GS.TS.Phạm Thị Minh Đức
TỰ HỌC HIỆU QUẢ VÀ TÌM KIẾM TÀI LIỆU THAM KHẢO
TS.Kim Bảo Giang, PGS.TS Hoàng Văn Minh
BÁC SĨ NỘI TRÚ – ƢỚC MƠ CỦA MỖI SINH VIÊN Y KHOA
PGS.TS. Nguyễn Đức Hinh
3


THƢ GIỚI THIỆU
Các em sinh viên thân mến!
Chúc mừng các em đã trúng tuyển và trở thành sinh viên của trƣờng Đại học Y Hà Nội,
một rƣờng đại học lâu đời nhất Việt Nam sau Văn Miếu – Quốc tử giám và là một trong
hai trƣờng Đại học Y Quốc gia của Việt Nam. Sự lựa chọn của các em sẽ góp phần vào
việc giữ gìn và phát huy truyền thống của Nhà trƣờng nói riêng và sự nghiệp y học nói

chung.
Các em thân mến, trong nhiều năm đi học, các em ít nhiều đã tạo lập cho mình thói quen
và phong cách học tập của riêng mình, điều đó có thể đã mang lại cho các em những
thành tích tốt trong học tập, tuy nhiên trƣớc mắt các em lại là ngành khoa học mới, với
cách tiếp cận khác nhiều so với cách tiếp cận mà các em đã đƣợc học ở bậc phổ thông,
do vậy điều này trở thành những thách thức không nhỏ với không ít sinh viên. Từ sự trải
nghiệm và kiến thức của mình, các gíao sƣ giảng viên của nhà trƣờng đã viết cuốn sách
này nhằm định hƣớng và hỗ trợ các em với những phƣơng pháp học tập y khoa thích
hợp nhằm giảm thiểu và tránh đƣợc những rắc rối, sai lầm không cần thiết trong thời
gian học tập.
Ngoài ra, do cuốn sách này đƣợc hỗ trợ bởi Dự án Việt Nam – Hà Lan “Xây dựng các
đơn vị đào tạo và tƣ vấn trong tám trƣờng Đại học Y phục vụ cho công tác đào tạo
nguồn nhân lực góp phần phát triển ngành y tế Việt Nam” nên các tác giả khi viết cuốn
tài liệu này đảr biên soạn bài viết này với mong muốn cuốn sách không chỉ đƣơc sử
dụng bởi sinh viên của trƣờng Đại học Y Hà Nội mà còn cả các trƣờng đại học, cao đẳng
và trung cấp y khác của toàn quốc.
Cuốn sách này đã đƣợc xuất bản lần đầu tiên năm 2011 và đã đƣợc nhiều sinh viên của
Trƣờng Đại học Y Hà Nội và nhiều trƣờng y trên toàn quốc đón nhận và sử dụng với rất
nhiều phản hồi rất tích cực. Tuy nhiên, do chƣơng trình giảng dạy mới đƣợc đổi mới
năm 2012 nên một số nội dung trong cuốn sách cũ không còn phù hợp, vì vậy trƣờng
Đại học y Hà Nội tổ chức biên soạn và cập nhật lại cuốn sách này để tái bản lại lần 2
dƣới sự hỗ trợ của Công ty Cổ phần Xuất bản Trẻ. Mặc dù vậy cuốn sách chắc chắn sẽ
vẫn còn những khiếm khuyết cần đƣợc khắc phục. Do vậy rất mong các em và độc giả
trên toàn quốc có phản hồi để các tác giả tiếp tục bổ sung hoàn chỉnh phục vụ tốt hơn
cho các thế hệ sinh viên trong ngành Y.
4


Xin cảm ơn các thầy, cô đã viết những dòng tâm huyết cho cuốn sách nhỏ này. Cảm ơn
Dự án Việt Nam – Hà Lan và Công ty Cổ phần Xuất bản Trẻ đã hỗ trợ kinh phí biên

soạn và tái bản cuốn sách này.
Chúc các em thành công!
Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2014
Hiệu trƣởng Đại học Y Hà Nội
PGS.TS. Nguyễn Đức Hinh

5


SỨ MẠNG
Đại học Y Hà Nội là trƣờng đại học Y hàng đầu, lâu đời nhất Việt Nam, không ngừng
phấn đấu vì sức khỏe con ngƣời, luôn nỗ lực vƣơn tới đỉnh cao trong đào tạo nguồn nhân
lực, khoa học – công nghệ, là nơi cung cấp chuyên gia cao cấp cho ngành y tế.

TẦM NHÌN
Xây dựng Đại học Y Hà Nội trở thành đại học sức khỏe đa ngành, đa cấp, đào tạo cán bộ
y tế có năng lực học tập vƣơn lên, tận tụy với nhiệm vụ đƣợc giao, đáp ứng tốt nhất nhu
cầu chăm sóc sức khỏe ở mọi nơi, mọi lúc.

GIÁ TRỊ CỐT LÕI
- Giảng viên, viên chức, sinh viên, học viên luôn luôn tự hào về Đại học Y Hà Nội, ý
thức đầy đủ trách nhiệm, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trƣờng.
- Giảng viên Nhà trƣờng vinh dự, nhận thức sâu sắc và tự nguyện gƣơng mẫu hoàn
thành đồng thời hai nhiệm vụ cao quý: Thầy giáo – Thầy thuốc đƣợc cả xã hội kính
trọng.
- Viên chức Nhà trƣờng tự hào đƣợc góp phần quan trọng trong đào tạo đội ngũ cán bộ y
tế có đức có tài, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và chăm sóc sức khỏe
nhân dân.
- Đƣợc học tập, rèn luyện tại một Đại học Y danh tiếng ở cả trong và ngoài nƣớc là động
lực thúc đẩy sinh viên liên tục phấn đấu đạt chất lƣợng học tập tốt nhất, có năng lực để

phát triển lâu dài, bền vững.
- Với niềm vinh dự và tự hào đƣợc làm việc, học tập dƣới mái trƣờng Đại học Y Hà Nội,
các thế hệ giảng viên, viên chức, sinh viên, học viên nỗ lực phấn đấu góp phần nâng cao
vị thế của một trƣờng trọng điểm quốc gia đƣợc Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân ghi nhận,
đánh giá cao.

6


ĐÔI ĐIỀU CHIA SẺ CÙNG CÁC EM

Các em sinh viên thân mến!
Chúc mừng các em đã trở thành sinh viên trƣờng Đại học Y Hà Nội. Từ đây, Đại
học Y Hà Nội sẽ là ngôi nhà của các em. Các em đã quyết định chọn nghề nghiệp của
mình. Đây là quyết định quan trọng của mỗi ngƣời. Hãy dành trọn cuộc đời mình cho sự
lựa chọn thiêng liêng này. Các em hãy chuẩn bị thật tốt để vững vàng bắt đầu một nghề
đặc biệt rất đỗi nhọc nhằn nhƣng cũng đầy vinh quang.
Trong tay các em là cuốn “Cẩm nang học tích cực”.
“Cẩm nang” là gì?
Khi ta theo đuổi một mục tiêu nào đó, với quyết tâm và ý chí cao đội, với đầy đủ
phƣơng tiện công cụ liệu ta có đạt đƣợc và xuất sắc thực hiện mục tiêu đó không?
Không phải lúc nào cũng đạt đƣợc các em ạ. Chính vì vật, trong các câu chuyện cổ tích
thƣờng xuát hiện “bảo vật thần kỳ” giúp biến những điều ƣớc thành hiện thực. Ngày
hôm nay, với sự phấn đấu cao độ, với ý chí và nguyện vọng tốt đẹp, ngay khi trở thành
sinh viên trƣờng Đại học Y Hà Nội các em đã nhận ra việc học ở trƣờng y không phải
dễ. Các em đang cần một sự trợ giúp? Đó là gì nếu không phải là cuốn “cẩm nang” trong
tay em, giúp các em có những phƣơng pháp học tốt nhất để vƣợt qua đƣợc những rào
cản ấy.
Có cẩm nang rồi các em sẽ sử dụng thế nào? Cẩm nang là cần thiết, nhƣng không
phải chìa khóa thành công nếu nó đƣợc đặt trên giá sách. Các em cần phải tập theo,

thành thạo rồi biến nó thành của mình để thể hiện, bổ sung và phát triển chính nó.
Chúng ta đang theo đuổi một ngành rất đặc biệt: ngành chăm sóc thứ quý giá nhất
của mỗi con ngƣời đó là Sức khỏe. Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) “Sức khỏe là
trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội”. Từ đây các em sẽ thấy đối tƣợng
nghiên cứu của Y học không còn chỉ là quy luật bệnh tật và các biện pháp phòng chống
bệnh tật nữa, mà còn bao gồm rất nhiều lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Từ giữa
thế kỷ XX, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng viết “ Khỏe là khí huyết lưu thông, tinh thần
thoải mái”. Vậy khỏe không chỉ là sự tĩnh tại của mỗi cá thể hay cá nhân con ngƣời mà
khỏe phải đƣợc đánh giá trong quan hệ phức tạp của con ngƣời trên nhiều lĩnh vực.

7


Do vậy, để có thể hoàn thành sứ mệnh chăm sóc sức khỏe cho con ngƣời, bản
thân các em phải cố gắng ngay từ những ngày tháng đầu tiên trên hành trình học tập.
Vậy phải học nhƣ thế nào cho hiệu quả? Câu trả lời là “học tích cực”.
Vậy “học tích cực” là gì?
Là phƣơng pháp ngƣời học chủ động tích cực tìm kiếm tri thức cho mình, phải
biến thụ động thành chủ động trong mọi tình huống, phải biến Khách thành Chủ. Để có
thể làm đƣợc điều này, trƣớc hết các em hãy thắp cho mình niềm đam mê và sáng tạo.
Đam mê và sáng tạo
Sự đam mê là ngọn lửa thổi bùng lên lòng nhiệt huyết, khiến mỗi chúng ta không
ngừng khám phá những tiềm năng vô tận ẩn sâu trong mỗi con ngƣời. Chỉ số đam mê
của con ngƣời không thể đo lƣờng một cách chính xác. Chọn nghề y là các em đang hiến
dâng cuộc đời mình cho hạnh phúc của mọi ngƣời. Điều đó đòi hỏi các em phải toàn
tâm, toàn ý, phải mạnh mẽ, nhiệt tình và luôn nỗ lực hơn nữa. Những phẩm chất thƣờng
thấy ở ngƣời đam mê là:
- Yêu thích công việc mình làm.
- Luôn toàn tâm toàn ý hoàn thành công việc đạt chất lƣợng cao.
- Thất bại chỉ kích thích họ suy nghĩ thêm thấu đáo, chứ không làm họ nản chí.

- Họ làm việc say mê, thƣờng xuyên suy nghĩ về công việc ngay cả trong lúc nghỉ ngơi,
nên họ thƣờng tìm ra đƣợc những giải pháp độc đáo và sáng tạo.
- Họ luôn luôn nghĩ đến việc sẽ làm tiếp theo và tìm cách chạy đua với thời gian.
Hãy luôn sáng tạo, cách tƣ duy linh hoạt là cách tƣ duy bên ngoài chiếc hộp, tức
là cách tƣ duy không theo khuôn mẫu, không theo những lối mòn cũ, mà hƣớng tới
những khả năng mới, Đây chính là một trong những chìa khóa giúp các em tiến xa trên
con đƣờng học tập. Sáng tạo để luôn tìm ra những cách thức mới và tốt nhất giải quyết
vấn đề. Tìm kiếm điều mới mẻ cho mình có nghĩa là nghĩ ra và làm một việc gì đó chƣa
ai từng làm.
Yêu thích công việc mình làm là tìm thấy niềm vui khi hoàn thành công việc. Em
có quyền tự hào vì đã yêu thích học tập và công việc của em. Nhận ra công việc thú vị
đồng nghĩa với việc em luôn tự hào về những việc mình làm. Ngƣời tích cực luôn tìm
thấy cơ hội trong khó khăn. Ngƣời tiêu cực luôn thấy khó khăn trong cơ hội.
8


Tiến sĩ Tonise ( Hoa Kỳ) công bố 12 điểm giống nhau ở những nhà khoa
học thành công trong sự nghiệp:
1. Rất yêu công việc của bản thân.
2. Trung thực, thẳng thắn.
3. Tìm thấy sức mạnh của mình ngay cả trong những lúc gặp phải gian nan, thử
thách và trong những lúc không thuận lợi, không vui vẻ nhất.
4. Biết điều khiển mục tiêu của cuộc đời và cố gắng tìm con đƣờng nhanh nhất để
thực hiện mục tiêu đó. Có tính quyết đoán và khả năng tự kiềm chế.
5. Thái độ sống tích cực, tràn đầy lòng tin.
6. Kiên trì không mệt mỏi.
7. Bình tĩnh làm lại sau khi gặp sai lầm.
8. Lúc gặp khó khăn dám chủ động nêu vấn đề với ngƣời khác.
9. Biết tập hợp xung quanh mình một tập thể những ngƣời tài giỏi, dám chịu trách
nhiệm.

10. Cơ thể khỏe mạnh, biết bố trí thời gian nghỉ ngơi.
11. Không vơ vét thành công cho bản thân mình.
12. Luôn nghĩ đến việc cống hiến cho xã hội và tình nguyện giúp đỡ đồng sự hay
ngƣời nghèo.
Đam mê, sáng tạo là điều cần ở mỗi con ngƣời và đặc biệt là cần có ở Sinh viên y khoa.
Bởi sinh viên trƣờng thuốc mang những nét đặc trƣng, khác biệt của mình.
“Sinh viên y khoa” luôn có sự khác biệt nho nhỏ với các ngành nghề khác, tuy ai
cũng cảm nhận đƣợc nhƣng chỉ rõ và có tiêu chí là rất khó! Sinh viên y có cƣờng độ học
cao và khối lƣợng kiến thức lớn hơn sinh viên các trƣờng khác. Một sinh viên y thực thụ
học 24/7 các em ạ: sáng thực tập ở bệnh viện, chiều học lý thuyết trên giảng đƣờng, tối
trực bệnh viện… Ngoài ra còn tham gia tình nguyện, phong trào xã hội và các hoạt động
tập thể. Thời gian học cũng dài hơn vài năm so với các trƣờng khác.

9


Những con ngƣời mà các em gặp không phải thiên tài, không phải vĩ nhân, không
phải giáo sƣ nổi tiếng … không phảI ngƣời bình thƣờng mà là “ ngƣời bệnh”. Các em
cần phải biết chia sẻ, đồng cảm với khó khăn, bệnh tật hoàn cảnh của nhiều thân phận
khác nhau. Sinh viên y phải gạt bỏ những điều tầm thƣờng phải tiến đến những gía trị
cao cả của con ngƣời.
Luôn hƣớng tới sự hoàn thiện là một trong những tiêu chí đặc biệt mà sinh viên y
khoa luôn đặt ra và mong muốn đạt đƣợc.
Các em đừng bao giờ nghĩ rằng trƣớc mắt các em chỉ có đƣờng thẳng và bằng
phẳng, phải luôn chuẩn bị tinh thần và điều kiện để bƣớc vào và vƣợt qua đƣợc những
đoạn đƣờng gồ ghề, thậm chí dày đặc chông gai. Phải chiến thắng thử thách mới đến
đƣợc cái đích cuối cùng. Yếu tố giúp ta vƣợt qua thử thách là bản lĩnh. Bản lĩnh là sự
hiểu biết, là tinh thần quả cảm, là thái độ bình tĩnh, thận trọng giúp mình kiên định thực
hiện điều đã quyết đến cùng không dao động, bỏ cuộc giữa chừng. Đã có bản lĩnh thì
đừng từ chối thử thách. Hy vọng và kiên nhẫn là hai tính chất cần có, là phƣơng thuốc

thực sự hiệu nghiệm, giúp con ngƣời vƣợt qua những đạon đƣờng đầy thử thách nói trên.
Hãy chấp nhận sự thật: điều gì xảy ra thì đã xảy ra rồi và em cần phải biết chấp
nhận nó. Cho dù quá khứ có nhƣ thế nào đi nữa thì cũng đã trôi qua. Vì thế phƣơng
châm sống: hãy luôn hƣớng về phía trƣớc. Hãy luôn luôn năng động, sẵn sàng tiến lên.
Chẳng ai trong chúng ta hoàn hảo, hãy chấp nhận bản thân. Chúng ta bắt đầu với những
gì ta có và chỉ có một lựa chọn duy nhất: “ mỗi ngày, nỗ lực vƣơn tới điều tốt đẹp hơn”.
Em nên chia những mục tiêu lớn thành mục tiêu nhỏ hơn, những mục tiêu dễ thực hiện
hơn. Làm nhƣ vậy em sẽ cảm thấy đỡ nản lòng trƣớc những mục tiêu to lớn.
Tất cả chúng ta đều có lần phạm sai lầm. Các em phải phân tích tìm ra những lý
do khiến em mắc sai lầm, bàn bạc với bạn bè để biết tại sao nó lại sai và lập kế hoạch để
không lặp lại.
Có đầu óc hài hƣớc, điều này rất quan trọng, giúp ta ở trạng thái cân bằng. Nhìn
thấy sự khôi hài trong bất cứ thứ gì mà cuộc sống đem đến cho chúng ta. Và đừng ngại
mơ ƣớc. Những ngƣời thành đạt nhất là những ngƣời dám ƣớc mơ nhiều nhất.
Hãy luôn cƣ xử đúng mực trong mọi tình huống, giữ phép lịch sự căn bản, lễ độ,
nhã nhặn, lịch thiệp, tinh tế, có học thức, biết cảm ơn và xin lỗi ngƣời khác.

10


Với mong muốn đạt đƣợc sự thành công nhanh nhất, con đƣờng ngắn nhất và ít
chông gai nhất “ Cẩm nang học tích cực cho sinh viên y khoa” sẽ đồng hành và gỡ rối
những khó khăn mà các em gặp phải trên suốt con đƣờng rèn đức luyện tài.
Để kết thúc, tôi muốn chia sẻ cùng các em một mẩu chuyện dƣới dây. Tôi thích
câu chuyện này vì những băn khoăn hƣ thực không ngừng của những thông điệp ẩn chứa
bên trong:
Một gíao sư triết học lên lớp đưa cho nhóm sinh viên xem một cái lọ không rồi đặt vào
đấy những quả bóng đánh golf.
Xong rồi ông hỏi sinh viên:”Các em thấy cái lọ này đã đầy chưa?”
“Thưa giáo sư, đã đầy rồi!”, nhóm sinh viên đồng thanh trả lời.

Vị giáo sư lấy tiếp một hộp bi và đổ vào lọ.
Các viên bi đã trám vào chỗ trống giữa các quả bóng.
Vị giáo sư lại hỏi đám học trò của ông cái lọ đã đầy chưa.
Cả nhóm lại trả lời đồng loạt:”Vâng, đã đầy rồi”.
Sau đó, giáo sư lấy một bịch cát đổ tiếp vào trong lọ.
Dĩ nhiên là cát sẽ bít hết khoảng trống trong lọ và giáosư lại hỏi đám sinh viên cái lọ đã
đầy chưa?
Tất cả đều trả lời là lọ đã đầy.
Tức thì giáo sư chế vào lọ hai tách cà phê.
Và dĩ nhiên là cà phê đã choán kín khoảng trống giữa những hạt cát!
Các sinh viên đồng thanh cười to!
Đợi sinh viên cười xong, giáo sư mới nói:
“Tôi muốn ví cái lọ này như cuộc đời của các em. Những quả bóng golf tượng trưng cho
những điều quan trọng với bản thân các em như gia đình, sức khỏe, học tập. Cuộc đời
của các em có thể nói là đầy đủ nếu các em mất mọi thứ nhưng vẫn giữ được những yếu
tố quan trọng này. Những viên bi là những thứ thiết yếu khác như việc làm, nhà cửa, xe
cộ… Cát tượng trưng cho những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống. Nếu đầu tiên tôi đổ cát
11


vào lọ thì sẽ không có chỗ cho các viên bi hay quả bóng golf. Trong cuộc sống cũng vậy.
Nếu chúng ta cống hiến hết năng lực và thời gian cho những việc nhỏ thì chúng ta sẽ
không bao giờ có chỗ cho những điều thực sự quan trọng. Đầu tiên các em hãy đặt vào
lọ là những quả bóng golf, tức là tập trung năng lực và thời gian cho những điều quan
trọng nhất cảu đời người: gia đình, sức khỏe, học tập của các em! Hãy thiết lập các ưu
tiên, những gì còn lại chỉ toàn là cát mà thôi!”
Một trong các sinh viên giơ tay lên nói:
“Thưa giáo sư, thế tách cà phê tượng trưng cho điều gì ạ?”
Gíao sư mỉm cười và đáp: “Câu hỏi hay đấy. Đó là để chứng minh cho thấy, ngay cả khi
cuộc sống các em đã hoàn toàn đầy đủ nhưng vẫn còn chỗ cho một tách cà phê nhâm

nhi cùng một người bạn”.
Chúc các em học tốt, mơ nhiều, yêu say đắm và THÀNH CÔNG.

12


GIỚI THIỆU VỀ NGHỀ NGHIỆP VÀ CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO
TẠO

1. Vị trí của nghề y trong xã hội
Nói đến nghề y là nói đến công việc liên quan với con ngƣời – yếu tố quyết
định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong công trình “Đồ thị sức khỏe toàn
cầu”, tác giả Hans Rosling đã chỉ rõ mối tƣơng quan chặt chẽ giữa các biến số về
sức khỏe ( tỷ lệ tử vong nói chung, tỷ lệ suy dinh dƣỡng ở trẻ, tỷ lệ tử vong của
mẹ khi sinh nở…) và các chỉ số phát triển kinh tế xã hội ( thu nhập bình quân,
bình quân GDP, v.v…). Theo ƣớc tính của Ngân hàng thế giới có 8 đến 10% tăng
trƣởng kinh tế toàn cầu trong 4 thập kỷ qua là nhờ có sự cải thiện về sức khỏe của
con ngƣời. Nghiên cứu của trƣờng đại học Harvard, Hoa Kỳ cũng đã cho thấy ở
châu Á có tới 30-40% tăng trƣởng kinh tế là nhờ kết quả của việc cải thiện về sức
khỏe. Không phải là một ngoại lệ, phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam cũng đang
đồng hành với những cải thiện về sức khỏe của ngƣời dân.
Theo Tổ chức Y tế thế giới “Sức khỏe là sự thoải mái toàn diện về thể chất,
tinh thần và xã hội, không đơn giản chỉ là không có bệnh hay thƣơng tật”. Vì vậy,
chăm sóc sức khỏe bao gồm nhiều loại dịch vụ nhƣ tƣ vấn, phòng bệnh, phát hiện
bệnh, điều trị bệnh hoặc phục hồi, nâng cao sức khỏe,…
Do liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con ngƣời nên dịch
vụ y tế là một loại dịch vụ rất đặc biệt (nhạy cảm và dễ gây tổn thƣơng). Ngƣời
cung cấp dịch vụ vì thế đòi hỏi phải có nhiều phẩm chất cần thiết. Từ xa xƣa, từ
Đông sang Tây, trong mọi nền văn hóa và tôn giáo, phẩm chất của ngƣời thầy
thuốc đƣợc xã hội đòi hỏi khắt khe ở cả tay nghề, kiến thức y học lẫn đạo đức

nghề nghiệp. Lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh “ LƢƠNG Y NHƢ TỪ
MẪU” đã nói lên tất cả những phẩm chất cần có của ngƣời cán bộ y tế Việt Nam.
Nghề y vốn đƣợc coi là nghề tự nguyện dâng hiến và hy sinh vì hạnh phúc và sự
sống của ngƣời bệnh, của cộng đồng. Cũng vì thế ngƣời cán bộ y tế dù hoạt động
trong bất cứ lĩnh vực nào của ngành y đều đƣợc xã hội coi trọng.
2. Mô hình tổ chức và lĩnh vực hoạt động của hệ thống y tế Việt Nam
.1.

Mô hình tổ chức
13


Hệ thống y tế Việt Nam bao gồm cả y tế tƣ nhân và y tế Nhà nƣớc, đƣợc
cấu trúc theo khu vực và các tuyến khác nhau theo cấp quản lý. Cán bộ y tế
làm việc trong hệ thống này có thể ở các lĩnh vực khác nhau.
- Tuyến y tế Trung ƣơng.
- Tuyến y tế địa phƣơng bao gồm:
+ Tuyến y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng
+ Tuyến y tế cơ sở: Phòng y tế và Trung tâm y tế huyện, quận, thị xã; trạm
y tế xã, phƣờng, cơ quan, trƣờng học.
.2.

Các lĩnh vực hoạt động thuộc hệ thống y tế Việt Nam
.2.1. Lĩnh vực khám chữa bệnh, điều dưỡng, phục hồi chức năng
Lĩnh vực này tập trung chủ yếu ở các cơ sở điều trị gồm các
bệnh viện, phòng khám, trạm y tế.
.2.2. Lĩnh vực y tế dự phòng, y tế công cộng
Tại tuyến Trung ƣơng, lĩnh vực này gồm có các viện Trung ƣơng,
viện khu vực, phân viện và một trung tâm. Tại địa phƣơng, ở tất cả các
tỉnh thành phố đều có Trung tâm Y tế dự phòng. Một số tỉnh còn có

Trung tâm phòng chống bệnh xã hội, Trung tâm phòng chống sốt rét,
Trung tâm phòng chống HIV/AIDS. Ngoài ra còn có các Trung tâm y tế
các ngành: công nghiệp, giao thông , xây dựng, nông nghiệp và bƣu
điện.
.2.3. Lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học
Hệ thống đào tạo của ngành y tế cả nƣớc gồm có các trƣờng
Đại học Y, Dƣợc và Khoa y, các trƣờng Cao đẳng y tế, các trƣờng
Trung học y tế, trƣờng Kỹ thuật thiết bị y tế. Các cơ sở đào tạo có thể
trực thuộc Bộ Y tế, Bộ Giao dục và Đào tạo hoặc trực thuộc Sở y tế các
tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ƣơng. Các cơ sở đào tạo có thể là Nhà
nƣớc hoặc tƣ nhân. Các trung tâm nghiên cứu và chuyển giao nhƣ Viện
Vệ sinh dịch tễ vaccin và sinh phẩm, Trung tâm nghiên cứu.
14


.2.4. Lĩnh vực giám định, kiểm định, kiểm nghiệm
Hoạt động giám định đƣợc thực hiện ở cả cấp trung ƣơng ( Viện
giám định y khoa, viện pháp y) và cấp tỉnh ( hội đồng giám định y khoa,
y pháp và tâm thần). Các đơn vị này làm nhiệm vụ giám định sức khỏe,
bệnh tật cho nhân dân. Viện y pháp thực hiện nghiên cứu về y pháp
trong ngành y tế, giám định mức độ tổn thƣơng, mức độ tổn hại sức
khỏe, giám định tử thi, hài cốt, giám định nguyên nhân gây chết.
Kiểm định và kiểm nghiệm: bao gồm hoạt động của các viện kiểm
nghiệm, phân viện kiểm nghiệm, Trung tâm kiểm định quốc gia. Các cơ
sở này thực hiện các xét nghiệm, các nghiên cứu, xây dựng chuẩn cho
các xét nghiệm và kỹ thuật y học trong nƣớc.
.2.5. Lĩnh vực dược – thiết bị y tế
Hoạt động trong lĩnh vực này chủ yếu là các dƣợc sĩ và dƣợc
tá đƣợc đào tạo tại các trƣờng đại học và trung cấp dƣợc. Lĩnh vực này
gồm có các cơ quan quản lý dƣợc, thiết bị y tế trực thuộc bộ, các viện

kiểm nghiệm dƣợc và trang thiết bị y tế, các tổng công ty và công ty
dƣợc, các doanh nghiệp tƣ nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm
hữu hạn.
.2.6. Lĩnh vực giáo dục, truyền thông và chính sách y tế
Lĩnh vực này gồm có Viện thông tin – Thƣ viện Y học trung
ƣơng, Viện Chiến lƣợc và Chính sách Y tế, Trung tâm Truyền thông
Giao dục sức khỏe tuyến trung ƣơng và tuyến tỉnh, Báo sức khỏe và đời
sống và một số tạp chí khoa học y học nhƣ Tạp chí y học Việt Nam, Y
học thực hành, Dƣợc học, Tạp chí Vệ sinh phòng dịch, Tạp chí thông tin
y học, Tạp chí nghiên cứu y học,…
.3.

Các chức danh chuyên môn y trong hệ thống y tế Việt Nam

Trong hệ thống y tế Việt Nam có các chức danh chuyên môn y cơ bản sau:
- Bác sĩ:
+ Đại học: bao gồm bác sĩ đa khoa, bác sĩ chuyên khoa các loại.
15


+ Sau đại học:
 Bác sĩ nội trú: Đào tạo 3 năm tập trung vào lý thuyết và thực hành chuyên khoa tại
bệnh viện, thi tuyển ngay sau khi tốt nghiệp đại học y.
 Bác sĩ chuyên khoa I: Đào tạo 2 năm, dành cho những bác sĩ có thời gian làm việc
liên tục trong chyên ngành học từ 2 năm trở lên. Tập trung chủ yếu vào nâng cao
thực hành.
 Bác sĩ chuyên khoa II: Đào tạo 3 năm, dành cho những bác sĩ tốt nghiệp chuyên
khoa I từ 3 năm trở lên. Tập trung chủ yếu vào nâng cao thực hành.
 Thạc sỹ: Đào tạo 2 năm, dành cho đối tƣợng đã tốt nghiệp đại học. Tập trung chủ
yếu vào lý thuyết chuyên ngành và nghiên cứu.

 Tiến sĩ: Đào tạo 4 năm, dành cho đối tƣợng đã có bằng thạc sỹ. Tập trung chủ yếu
vào nghiên cứu.
- Dƣợc sĩ: đại học, sau đại học, cao đẳng, trung cấp.
- Y sĩ: đa khoa và chuyên khoa thuộc các chuyên ngành.
- Điều dƣỡng: trung học và đại học ( tại chức và chính quy).
- Kỹ thuật viên: đại học, trung cấp và sơ cấp. Kỹ thuật viên gồm nhiều loại nhƣ kỹ thuật
viên xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, vật lý trị liệu, phục hồi răng…
- Nữ hộ sinh: đại học, trung học và sơ cấp.
- Cử nhân y tế công cộng
- Cử nhân dinh dƣỡng
3. Mô tả nhiệm vụ và chƣơng trình đào tạo đại học của các chức danh chuyên môn
y đang đƣợc đào tạo tại trƣờng Đại học Y Hà Nội
Đối với hệ bác sĩ, thời gian học theo quy định là 6 năm, tƣơng đƣơng với tối
thiểu 240 tuần và 299 đơn vị học trình (ĐVHT) chƣa kể Giao dục thể chất (5 ĐVHT) và
Giao dục Quốc phòng (11 ĐVHT). Đối với hệ cử nhân, thời gian học theo quy định là 4
năm, tƣơng đƣơng với tối thiểu 160 tuần và 202 ĐVHT, chƣa kể Giao dục thể chất (5
ĐVHT) và Giao dục Quốc phòng (11 ĐVHT). Một ĐVHT tƣơng đƣơng với 15 tiết lý
thuyết, 30 tiết thực hành tại các phòng thí nghiệm, 45 tiết thực tập tại bệnh viện, cộng
đồng hoặc nơi tập quân sự và thể dục.

16


3.1. Bác sĩ đa khoa
3.1.1. Nhiệm vụ
Theo mô tả nhiệm vụ trong chƣơng trình khung do BGDĐT ban hành, BSĐK có những
nhiệm vụ sau:
- Khám chữa bệnh: chẩn đoán và xử trí một số trƣờng hợp cấp cứu thƣờng gặp, chẩn
đoán và xử trí một số bệnh thông thƣờng. Thực hiện một số kỹ thuật và xét nghiệm đơn
giản phục vụ cho chẩn đoán ban đầu, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em, sức

khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình và đỡ đẻ thƣờng. Sử dụng một số bài thuốc y học
cổ truyền đơn giản, chữa bệnh không dùng thuốc, dự phòng và phục hồi chức năng một
số bệnh thƣờng gặp.
- Điều trị và hƣớng dẫn chăm sóc bệnh nhân tại nhà, tại cộng đồng: Quản lý, điều trị
theo dõi và hƣớng dẫn chăm sóc bệnh nhân mạn tính, bệnh nhân ngoại trú tại cộng đồng.
- Phòng bệnh và giáo dục sức khỏe: Tham gia chỉ đạo và thực hiện công tác dự phòng
và các chƣơng trình sức khỏe tại địa phƣơng, các chƣơng trình y tế quốc gia, phát hiện
sớm và báo cáo dịch, tham gia bao vây và dập dịch, tham gia công tác giáo dục sức khỏe
cho ngƣời dân.
- Tổ chức và quản lý các hoạt động chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng: Tham mƣu với
chính quyền về những vấn đề sức khỏe tại địa phƣơng; Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện
kế hoạch công tác nhóm, kế hoạch giải quyết các vấn đề sức khỏe ƣu tiên tại địa
phƣơng; Thực hiện các biểu mẫu thống kê và báo cáo công tác chăm sóc sức khỏe tại địa
phƣơng; Tham gia điều tra, theo dõi tình hình sức khỏe, bệnh tật và các nguy cơ mắc
bệnh ở địa phƣơng; Tham gia giám sát và đánh giá công tác chăm sóc sức khỏe ở địa
phƣơng.
- Thực hiện công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học: Tự đào tạo kiến thức và kỹ
năng nghề nghiệp để thích ứng với nhiệm vụ; Hợp tác và hỗ trợ về chuyên môn với các
đồng nghiệp và các nhân viên y tế ở cộng đồng; Tham gia các đề tài nghiên cứu; Tham
gia đào tạo liên tục cho nhân viên y tế.
3.1.2. Chương trình đào tạo
Với đối tƣợng bác sĩ đa khoa, các môn học đƣợc phân bố nhƣ sau:
17


- Kiến thức giáo dục đại cƣơng: gồm các môn học chung và môn khoa học cơ bản,
chiếm 71 ĐVHT (22,5%). Trong số đó có 61,5 ĐVHT lý thuyết và 9,5 ĐVHT thực
hành. Các môn học thuộc khối giáo dục đại cƣơng bao gồm:
 Các môn chung (7 môn học / học phần) với tổng số 45 ĐVHT ( 41 ĐVHT
lý thuyết và 4 ĐVHT thực hành) gồm: Những nguyên lý của Chủ nghĩa Mác

– Lenin, Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, Đƣờng lối Cách mạng của ĐCSVN, Ngoại
ngữ (có ngoại ngữ chuyên ngành), Tin học đại cƣơng, Giao dục thể chất,
Giao duc quốc phòng an ninh.
 Các môn cơ sở khối ngành (9 môn học / học phần) với 26 ĐVHT (20,5 LT/
5,5 TH) gồm Dân số học, Sinh học, Di truyền, Lý sinh, Hóa học, Tin học
ứng dụng, Xác suất – Thống kê tin học, Tâm lý y học – Đạo đức y học,
Truyền thông và giáo dục sức khỏe.
- Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp gồm 229 ĐVHT chiếm 72,7% gồm các môn cơ sở
và chuyên ngành
 Kiến thức cơ sở của ngành (22 môn học / học phần): 69 ĐVHT (49 ĐVHT
lý thuyết và 20 ĐVHT thực hành) gồm Giai phẫu, Mô phôi, Sinh lý học,
Hóa sinh, Vi sinh, Ký sinh trùng, Giai phẫu bệnh, Sinh lý bệnh, Miễn dịch,
Dƣợc lý, Dinh dƣỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, Khoa học môi trƣờng
và Sức khỏe môi trƣờng, Sức khỏe nghề nghiệp, Dịch tễ học, Kinh tế y tế,
Kỹ năng giao tiếp, Phƣơng pháp nghiên cứu khoa học, Điều dƣỡng cơ bản,
Phẫu thuật thực hành, Chẩn đoán hình ãnh, Y học hạt nhân, Thực tập cộng
đồng 1.
 Kiến thức ngành ( 28 môn học / học phần) : 160 ĐVHT (74 ĐVHT lý
thuyết và 84 ĐVHT thực hành) gồm Nội cơ sở, Ngoại cơ sở, Nội bệnh lý,
Ngoại bệnh lý, Phụ sản, Nhi khoa, Truyền nhiễm, Y học cổ truyền, Lao,
Răng hàm mặt, Tai mũi họng, Mắt, Da liễu, Phục hồi chức năng, Thần kinh,
Tâm thần, Ung thƣ, Gây mê hồi sức, Dị ứng, Pháp y, Y sinh học lâm sàng,
Dƣợc lý lâm sàng, Tiền lâm sàng, Y học gia đình, Chƣơng trình y tế quốc
gia, Tổ chức và quản lý y tế, Thực tập cộng đồng 2, Chuyên đề cập nhật (
LS, CLS, YTCC & YXH)
- Thi tốt nghiệp hoặc khóa luận: 15 ĐVHT, gồm một trong hai hình thức:
 Khóa luận tốt nghiệp, thi lâm sàng và thi Lý luận chính trị: đối với những
sinh viên có điểm trung bình học tập trong 5 năm đạt loại khá trở lên thì
18



đƣợc Hội đồng thi tốt nghiệp nhà trƣờng xem xét cho thực hiện khóa luận
tốt nghiệp.
 Thi lý thuyết, thi lâm sàng và thi Lý luận chính trị: Nội dung thi tập trung
tổng hợp các kiến thức mà trọng tâm là các môn Nội Ngoại Sản Nhi có chú
ý đến kiến thức y học cơ sở và y xã hội học.
3.2. Bác sĩ Răng hàm mặt
3.2.1. Nhiệm vụ
Theo mô tả nhiệm vụ trong chƣơng trình khung do BGDĐT ban hành, các bác sĩ Răng
hàm mặt có những nhiệm vụ sau:
- Chẩn đoán và xử trí những bất thƣờng và bệnh lý răng miệng và hàm mặt: sâu răng,
nha chu, rối loạn chức năng hệ thống nhai…
- Chẩn đoán và xử trí ban đầu, một số bệnh răng hàm mặt, lệch lạc răng, mất răng, ung
thƣ răng, dị tật bẩm sinh, viêm nhiễm, chấn thƣơng hàm mặt,…
- Xử trí đƣợc các trƣờng hợp cấp cứu răng hàm mặt nhƣ chảy máu sau nhổ răng, viêm
tủy răng, gãy xƣơng hàm, viêm nhiễm vùng miệng – hàm mặt,…
- Sử dụng kết hợp đƣợc một số biện pháp y học cổ truyền trong phòng bệnh và chữa
bệnh răng hàm mặt.
- Thực hiện đƣợc công tác tƣ vấn, giáo dục sức khỏe, phối hợp tổ chức việc bảo vệ,
chăm sóc và nâng cao sức khỏe răng miệng cho cá nhân và cộng đồng; bảo vệ, vệ sinh
môi trƣờng và đề xuất những biện pháp xử lý thích hợp.
- Quản lý đƣợc một cơ sở Răng hàm mặt.
- Sử dụng đƣợc tối thiểu một ngoại ngữ và tin học để nghiên cứu và học tập nâng cao
trình độ chuyên môn
3.2.2. Chương trình đào tạo
Với đối tƣợng bác sĩ Răng hàm mặt, các môn học đƣợc phân bố nhƣ sau:
- Kiến thức giáo dục đại cƣơng: gồm các môn học chung và môn cơ sở khối ngành
chiếm 71 ĐVHT (22,5%). Trong số đó có 62 ĐVHT lý thuyết và 9 ĐVHT thực hành.
Các môn học và thời lƣợng giống nhƣ chƣơng trình đào tạo bác sĩ đa khoa.
19



- Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: gồm 244 ĐVHT (110 LT/ 96 TH) chiếm 79,7%
gồm các môn cơ sở và chuyên ngành.






Kiến thức cơ sở của ngành (22 môn học/ học phần ): 81 ĐVHT (55LT/26
TH) gồm Giai phẫu, Mô phôi, Sinh lý, Hóa sinh, Vi sinh, Ký sinh trùng, Giai
phẫu bệnh, Sinh lý bệnh và miễn dịch, Dƣợc lý, Dinh dƣỡng và vệ sinh an
toàn thực phẩm, Điều dƣỡng cơ bản, Nội cơ sở, Ngoại cơ sở, Bệnh học nội
khoa, Bệnh học ngoại khoa, Nhi khoa, Phụ sản, Y học cổ truyền, Tai mũi
họng, Mắt, Da liễu, Thần kinh.
Kiến thức ngành (18 môn học/ học phần) 90ĐVHT (48 LT/ 42 TH) : Giai
phẫu răng, Mô phôi răng miệng, Sinh học miệng, Vật liệu thiết bị nha khoa,
Mô phỏng lâm sàng, Cắn khớp học, Giai phẫu ứng dụng và Phẫu thuật thực
hành miệng – hàm mặt, Bệnh học miệng – hàm mặt, Phẫu thuật hàm mặt,
Chẩn đoán hình ảnh nha khoa, Chữa răng Nội – Nha, Răng trẻ em, Nha chu I
và II, Chỉnh hình răng – mặt, Phục hình I và II, Phục hình III và IV, Nha khoa
cộng đồng.
Kiến thức bổ trợ ( tự chọn): 58 ĐVHT gồm Nha khoa phục hồi tổng quát,
Nha khoa bệnh lý và phẫu thuật, Gây mê hồi sức trong RHM, Nha khoa dự
phòng và phát triển, Nha khoa cấy ghép, Phƣơng pháp nghiên cứu khoa học,
Tổ chức hành nghề BSRHM, Lão nha học, Ghi hình trong RHM, Nha khoa
hiện đại, Mỹ thuật và ứng dụng trong RHM, Nhân học răng và Cố nha học,
Điều dƣỡng Nha khoa, Nha khoa cho ngƣời tàn tật, Nha khoa gia đình, Pháp
nha học, Điều trị loạn năng hệ thống nhai, Lịch sử Nha khoa, Phục hình hàm

mặt và tạo hình, Các phong tục về răng miệng, Đào tạo thực địa & Thực tập
cộng đồng, Nhà nƣớc và Pháp luật.

- Thi tốt nghiệp hoặc khóa luận: 15 ĐVHT, gồm một trong hai hình thức:
 Khóa luận tốt nghiệp, thi lâm sàng và thi Lý luận chính trị: đối với những
sinh viên có điểm trung bình học tập trong 5 năm đạt loại khá trở lên thì
đƣợc Hội đồng thi tốt nghiệp nhà trƣờng xem xét cho thực hiện khóa luận
tốt nghiệp.
 Thi lý thuyết, thi lâm sàng và thi Lý luận chính trị: Nội dung thi tập trung
trọng tâm các môn học răng hàm mặt.

20


3.3. Bác sĩ y học dự phòng
3.3.1. Nhiệm vụ
Theo chƣơng trình đào tạo bác sĩ y học dự phòng đã đƣợc xây dựng và áp dụng tại
trƣờng Đại học Y Hà Nội, nhiệm vụ và chƣơng trình đào tạo của đối tƣợng này nhƣ sau:
- Thu thập và phân tích thông tin về sức khỏe cộng đồng và y tế công cộng
- Phát hiện và giám sát các yếu tố nguy cơ và nguyên nhân của các vấn đề sức khỏe cộng
đồng và y tế công cộng
- Phân tích các vấn đề sức khỏe và chọn ƣu tiên
- Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát các chƣơng trình can thiệp các vấn đề sức
khỏe cộng đồng và y tế công cộng
- Thực hiện một số kỹ thuật, xét nghiệm trong y học dƣ phòng
- Đánh giá hiệu quả các can thiệp y học dự phòng và y tế công cộng
- Lập kế hoạch, thực hiện, theo dõi, giám sát đánh giá một số phƣơng pháp truyền thông
giáo dục sức khảo tại cộng đồng
- Lồng ghép, phối hợp các hoạt động y học dự phòng và y tế công cộng
- Phát hiện và xử trí bệnh thông thƣờng

- Xử trí ban đầu một số cấp cứu ở cộng đồng
3.3.2. Chương rình đào tạo
- Kiến thức giáo dục đại cƣơng: gồm các môn học chung, chiếm 41 ĐVHT (12,9%),
không có thực hành. Phần này gồm các môn học: Những nguyên lý cơ bản của Chủ
nghĩa Mác – Lenin, Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, Đƣờng lối Cách mạng của ĐCSVN, Ngoại
ngữ (có ngoại ngữ chuyên ngành), Tâm lý y học, Y đức, Nhà nƣớc và Pháp luật, Giao
dục thể chất, Giao duc quốc phòng an ninh và Y học quân sự.
- Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp gồm 277 ĐVHT (134 LT/ 143 TH) chiếm 87,1 %
gồm các môn cơ sở khối ngành, cơ sở của ngành và chuyên ngành

21


 Kiến thức cơ sở của ngành: 29 ĐVHT ( 19 LT / 10 TH) gồm Xác suất thống kê,
Thống kê y học, Tin học cơ bản, Tin học ứng dụng, Lý sinh, Hóa học, Sinh học,
Di truyền, Dân số học.
 Kiến thức ngành: 65 ĐVHT (47 LT/ 18 TH) gồm các môn học giống đối tƣợng
BSĐK nhƣ Giai phẫu, Mô phôi, Sinh lý, Vi sinh học, Ký sinh trùng, Hóa sinh,
Giai phẫu bệnh, Sinh lý bệnh miễn dịch, Dƣợc lý, Chẩn đoán hình ảnh, Dinh
dƣỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, Điều dƣỡng cơ bản, Khoa học môi trƣờng và
Sức khỏe môi trƣờng, Sức khỏe nghề nghiệp, Dịch tễ học, Truyền thông giáo dục
sức khỏe, Thực hành cộng đồng 1 ( thực hành Y học dự phòng 1), Tiền lâm sàng (
Tự chọn nội ngoại sản nhi).
Các môn học khác đối tƣợng BSĐK gồm: Kinh tế y tế, Tổ chức và quản lý y tế,
Thực tế Y học dự phòng 2, Y xã hội học và nhân học y học, Phƣơng pháp nghiên
cứu sức khỏe cộng đồng.
 Các môn chuyên môn: 113 ĐVHT ( 68 LT/ 45 TH)
Các môn học giống đối tƣợng đa khoa: Nội cơ sở và bệnh lý, Ngoại cơ sở và bệnh
lý, Phụ sản, Nhi, Truyền nhiễm, Y học cổ truyền, Lao, RHM, Tai mũi họng, Mắt, Da
liễu, Thần kinh, Tâm thần, Phục hồi chức năng, Sức khỏe sinh sản.

Các môn học chuyên ngành: Sức khỏe lứa tuổi và sức khỏe học đƣờng, Sức khỏe
môi trƣờng 2, Sức khỏe nghề nghiệp 2, Dịch tễ học 2, DDVSATTP 2, Khoa học hành vi
và Giao dục sức khỏe 2, Thực tế y học dự phòng 3 ( giáo vụ khoa)


Các môn tự chọn: 60 ĐVHT: Chƣơng trình y tế, Y pháp, Ung thƣ, Thảm họa
phòng chống tai nạn thƣơng tích, Giao dục y học.

- Thi tốt nghiệp: 10 ĐVHT theo hình thức làm khóa luận tốt nghiệp và thi thực hành
nghề nghiệp.
3.4. Bác sĩ y học cổ truyền
3.4.1. Nhiệm vụ
Theo mô tả nhiệm vụ trong chƣơng trình khung do BGDĐT ban hành, Bác sĩ y học cổ
truyền có những nhiệm vụ sau:
- Chẩn đoán và xử lý các bệnh thƣờng gặp và các trƣờng hợp cấp cứu thông thƣờng
bằng YHCT và YHHĐ
22


- Định hƣờng chẩn đoán một số bệnh chuyên khoa
- Chỉ định và đánh giá đƣợc một số xét nghiệm và kỹ thuật thăm dò chức năng cơ bản
phục vụ cho chẩn đoán các bệnh thông thƣờng
- Thực hiện đƣợc một số thủ thuật trong điều trị của YHCT và YHHĐ
- Đề xuất những biện pháp xử lý thích hợp để chăm sóc, nâng cao sức khỏe cộng đồng
và bảo vệ môi trƣờng
- Phát hiện sớm các dịch bệnh và tham gia phòng chống dịch bằng YHCT và YHHĐ
- Tham gia các chƣơng trình YHCT trong công tác thừa kế, xã hội hóa, chăm sóc sức
khỏe ban đầu cũng nhƣ giám sát, đánh giá công tác YHCT tại cơ sở
- Thực hiện công tác tƣ vấn, giáo dục sức khỏe, tổ chức chăm sóc, bảo vệ và nâng cao
sức khỏe nhân dân

- Tham gia nghiên cứu khoa học
- Sử dụng đƣợc ít nhất một ngoại ngữ ( ƣu tiên Trung văn) , tin học để nghiên cứu và
học tập nâng cao trình độ chuyên môn
3.4.2. Chương trình đào tạo
Với đối tƣợng bác sĩ y học cổ truyền, thời gian đào tạo là 6 năm tƣơng đƣơng với 299
ĐVHT , chƣa kể Giao dục thể chất ( 5ĐVHT) và Giao dục Quốc phòng ( 11 ĐVHT) kéo
dài tối đa 240 tuần. Phân bố nhƣ sau:
- Kiến thức giáo dục đại cƣơng: gồm các môn học chung và môn khoa học cơ bản,
chiếm 71 học trình ( 22,5 %) : 62 LT/ 9 TH:
 Môn học chung: 49 ĐVHT ( 45 LT / 4 TH) nhƣ đối tƣợng BSĐK
 Các môn khoa học cơ bản: 26 ĐVHT ( 21 LT / 5 TH) nhƣ đối tƣợng BSĐK
- Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 229 ĐVHT chiếm 72,7 % gồm các môn cơ sở và
chuyên ngành


Kiến thức cơ sở của ngành: 59 ĐVHT ( 42 LT/ 17 TH) : Giai phẫu, Mô phôi,
Sinh lý, Hóa sinh, Vi sinh, Ký sinh trùng, Giai phẫu bệnh, Sinh lý bệnh miễn dịch,
23


Dƣợc lý, Thực vật dƣợc, Lý luận cơ bản YHCT, Dịch tễ học, Điều dƣỡng cơ bản,
Chẩn đoán hình ảnh.
 Kiến thức ngành: 112 ĐVHT ( 60 LT / 52 TH) gồm Nội cơ sở, Ngoại cơ sở, Nội
bệnh lý, Ngoại bệnh lý, Phụ sản, Nhi khoa, Lao, Da liễu, Phục hồi chức năng,
Thần kinh, Ung thƣ, Tiền lâm sàng, Chƣơng trình y tế quốc gia, Tổ chức và quản
lý y tế, Tác phẩm kinh điển về YHCT Việt Nam, Chế biến dƣợc liệu, Thuốc
YHCT, Phƣơng tễ, Phƣơng pháp điều trị không dùng thuốc, Châm cứu học, Bệnh
học ngũ quan, Bệnh học lão khoa YHCT, Ôn bệnh, Thực hành cộng đồng (
YHCT)
 Kiến thức bổ trợ ( 58 ĐVHT) gồm các môn : Nhóm y học lâm sàng (Hồi sức cấp

cứu, RHM, Tai mũi họng, Truyền nhiễm, Tâm thần, Y học hạt nhân, Dị ứng),
Nhóm y học cơ sở và y học cộng đồng ( DDVSATTP, Sức khỏe môi trƣờng và
Sức khỏe nghề nghiệp, Tổ chức và quản lý y tế, Truyền thông và giáo dục sức
khỏe, Nhà nƣớc và pháp luật), Nhóm y học cổ truyền ( Nội kinh, Thƣơng hàn
luận, Kim quỹ yếu lƣợc, Y dịch).
- Thi tốt nghiệp: 15 ĐVHT, gồm một trong hai hình thức:
 Khóa luận tốt nghiệp, thi lâm sàng và thi Lý luận chính trị: đối với những
sinh viên có điểm trung bình học tập trong 5 năm đạt loại khá trở lên thì
đƣợc Hội đồng thi tốt nghiệp nhà trƣờng xem xét cho thực hiện khóa luận
tốt nghiệp.
 Thi lý thuyết, thi lâm sàng và thi Lý luận chính trị: Nội dung thi tập trung
tổng hợp các kiến thức mà trọng tâm là các môn về YHCT
3.5. Cử nhân điều dưỡng
3.5.1. Nhiệm vụ
Theo chƣơng trình đào tạo của Đại học Y Hà Nội và quy định của BGDĐT , Cử nhân
điều dƣỡng có những nhiệm vụ sau:
Thực hành chăm sóc và giáo dục sức khỏe
- Hành nghề theo pháp luật nhà nƣớc và đạo đức nghề nghiệp
- Thực hiện đầy đủ và thành thạo, lập kế hoạch thực hiện và tổ chức thực hiện quy trình
điều dƣỡng khi chăm sóc ngƣời bệnh
24


- Thực hành đảm bảo sự an toàn, đảm bảo chất lƣợng chăm sóc toàn diện ổn định và liên
tục, cung cấp môi trƣờng chăm sóc an toàn và quản lý nguy cơ.
- Sử dụng thuốc hợp lý, an toàn.
- Thực hành chăm sóc phù hợp với văn hóa ngƣời bệnh. Có đủ khả năng cung cấp và
hợp tác trong chăm sóc, thông tin giao tiếp với ngƣời bệnh, đồng nghiệp và cộng đồng.
thực hiện các mối quan hệ hợp tác với nhóm CSSK.
- Tƣ vấn, giáo dục sức khỏe cho ngƣời bệnh và cộng đồng

- Tham gia phòng bệnh và phát hiện sớm các dịch bệnh tại địa phƣơng, đề xuất các biện
pháp phối hơp để phòng chống dịch.
- Tổ chức thực hiện tốt y lệnh của thầy thuốc, đề xuất các biện pháp xử lý hợp lý, phối
hợp với thầy thuốc để chăm sóc và nâng cao sức khỏe ngƣời bệnh
- Áp dụng y học cổ truyền trong công tác chăm sóc và phòng bệnh
- Tham gia công tác quản lý ngành, thực hành nghiên cứu khao học điều dƣỡng, tổ chức
và đào tạo cán bộ điều dƣỡng, nhân viên y tế.
3.5.2. Chương trình đào tạo
Với đối tƣợng cử nhân điều dƣỡng, thời gian đào tạo là 4 năm tƣơng đƣơn 160 tuần với
202 ĐVHT chƣa kể nội dung Giao dục thể chất ( 5ĐVHT) và Giao dục Quốc phòng ( 11
ĐVHT). Phân bố nhƣ sau:
- Kiến thức giáo dục đại cƣơng: gồm các môn học chung và môn khoa học cơ bản
chiếm 57 ĐVHT ( 26,1%) : 52 LT/ 5 TH.
 Các môn chung: 43 ĐVHT ( 39 LT /4 TH) : Những nguyên lý cơ bản của Chủ
nghĩa Mác – Lenin, Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, Đƣờng lối Cách mạng của ĐCSVN,
Ngoại ngữ (có ngoại ngữ chuyên ngành), Giao dục thể chất, Giao duc quốc phòng
an ninh.
 Các môn cơ sở khối ngành : 14 ĐVHT ( 13 LT/ 1 TH) gồm: Xác suất thống kê y
học, Hóa học, Sinh học, Di truyền, Vật lý lý sinh, Nghiên cứu khoa học, Tâm lý y
học – Đạo đức y học.

25


×