Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Một số chuyên đề nâng cao vật lí 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.47 KB, 25 trang )

Trường THCS Hoa Sơn

*--* Một số chuyên đề nâng cao vật lí 9*--*

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do- Hạnh phúc
*-------*--------*

ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SƠ YẾU LÍ LỊCH
Họ và tên: PHÙNG THỊ NGÀ
Ngày sinh: 19-10-1982
Năm vào ngành: 2005
Chức vụ, đơn vị công tác : Phó chủ tịch Công đoàn – Trưởng ban thanh tra nhân
dân- Tổ phó tổ KHTN- Phó bí thư Chi đoàn trường THCS Hoa Sơn- Ứng Hòa -Hà
Nội .
Trình độ chuyên môn: Cử nhân Đại học Sư phạm – ĐH QGHN
Hệ đào tạo : Tại chức.
Bộ môn giảng dạy: Vật lí 8, Vật lí 9.
Ngoại ngữ: …
Trình độ chính trị:
+ Sơ cấp.
Khen thưởng: Giáo viên dạy giỏi cấp thành phố năm học 2011-2012.
Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở năm học 2011-2012.

Giáo viên thực hiện : Phùng Thị Ngà

1

*..* Năm học 2013-2014*--*



Trường THCS Hoa Sơn

*--* Một số chuyên đề nâng cao vật lí 9*--*

MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
A.PHẦN MỞ ĐẦU

…………………….3

B.DUNG CỦA ĐỀ TÀI .................................... ………………
I.Cơ sở lí luận

4

............................................................................. 5

1. Cơ sở lý luận……………………………………………………...5
2.Cơ sở khoa học ……………………………………………………5
3. Kết quả cần đạt…………………………………………………

5

4. Cơ sở thực tiễn…………………………………………………….6
II.Những biện pháp thực hiện đề tài…………………………………7
1.Soạn chuyên đề nâng cao vật lí 9…………………………………..8
2. Soạn giáo án các chuyên đề nâng cao vật lí 9……………………9.
3. Giảng dạy các chuyên đề nâng cao vật lí 9…………………………9.

4. Kiểm tra , đánh giá việc nâng cao kiến thức, kĩ năng của học sinh…9.
III. Các chuyên đề nâng cao vật lí 9 đã giảng dạy tại trường THCS
Hoa Sơn khi thực hiện đề tài………………………………………….10.
IV.Kết quả thực hiện đề tài.

.........................................................22

V. Những kiến nghị và đề nghị sau khi thực hiện đề tài……………….23
VI. Lời kết ……………………………………………………………..24

Giáo viên thực hiện : Phùng Thị Ngà

2

*..* Năm học 2013-2014*--*


Trường THCS Hoa Sơn

*--* Một số chuyên đề nâng cao vật lí 9*--*

A.PHẦN MỞ ĐẦU
ĐỀ TÀI : Một số chuyên đề nâng cao vật lí 9
1. Lí do chọn đề tài
Trong giai đoạn hội nhập và phát triển của nước ta hiện nay nói chung và của
ngành giáo dục nói riêng, việc phát triển và nâng cao kiến thức, kĩ năng của học
sinh góp phần không nhỏ vào việc phát triển của ngành giáo dục.
Hiện nay, Hầu hết các trường THCS trong toàn quốc đã dạy theo phương
pháp mới( phương pháp” Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh”). Tuy
nhiên, việc nâng cao kiến thức kĩ năng làm bài tập của học sinh còn hạn chế.

Hơn nữa, môn Vật lí là môn khoa học tự nhiên đòi hỏi người học phải dành
nhiều thời gian để luyện tập thông qua các bài tập tình huống. Là người được trực
tiếp giảng dạy môn Vật lí trong trường THCS nhiều năm, tiếp xúc với nhiều đối
tượng học sinh, tôi luôn có mong muốn : Làm thế nào để truyền đạt cho các em
những kiến thức một cách hiệu quả nhất, phát triển được tư duy của các em thật
nhanh và giúp các em có khả năng hệ thống kiến thức logic.Theo tôi biện pháp
giảng dạy theo chuyên đề nâng cao sẽ đáp ứng được yêu cầu trên. Chính vì thế mà
tôi đã chọn đề tài này.
2. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Chuyên đề dạy nâng cao vật lí 9.
- Phạm vi nghiên cứu: 38 học sinh lớp 89Atrường THCS Hoa Sơn.
- Thời gian thực hiện: Năm học 2013 - 2014.
3. Phương pháp tiến hành sáng kiến
- Nghiên cứu lí luận: Cụ thể nghiên cứu về các vấn đề:
+ Tâm lý học sinh.
+ Điều kiện học tập và phương pháp học của học sinh.
+ Định hướng về đổi mới phương pháp dạy học vật lý THCS.
Giáo viên thực hiện : Phùng Thị Ngà

3

*..* Năm học 2013-2014*--*


Trường THCS Hoa Sơn

*--* Một số chuyên đề nâng cao vật lí 9*--*

- Phương pháp điều tra sư phạm.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.

4. Ứng dụng của sáng kiến
Sáng kiến được dùng cho cán bộ giáo viên và học sinh trường THCS Hoa Sơn.

Giáo viên thực hiện : Phùng Thị Ngà

4

*..* Năm học 2013-2014*--*


Trường THCS Hoa Sơn

*--* Một số chuyên đề nâng cao vật lí 9*--*

B. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
I. CƠ SỞ THỰC HIỆN
1. Cơ sở lý luận
Trong giáo dục hoạt động cơ bản là dạy và học. Trong đó hoạt động dạy học
không chỉ đơn thuần là cung cấp cho các em kiến thức, và kinh nghiệm xã hội mà
còn góp phần tích cực vào việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh
theo mục tiêu đào tạo.
Mục tiêu của bài viết này là tôi muốn giúp học sinh từ những học sinh có lực
học khá giỏi đều tích cực và ham học tập, biết vận dụng phương pháp học tập có
hiệu quả nhất đối với bản thân. Qua đó học sinh nắm được vững vàng kiến thức vật
lý, rèn khả năng tư duy lô gíc và lý luận thực tế. Hơn nữa rèn tính năng động, sáng
tạo, cách làm việc khoa học. Đó là những phẩm chất của người khoa học, phải được
hình thành ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
2. Cơ sở khoa học
Ngoài việc tích cực hoá tư duy học sinh khi đặt vấn đề, giả quyết vấn đề, củng
cố kiến thức trong các tiết học. Giáo viên cần phải vận dụng tốt các phương pháp

dạy học như:
- Phương pháp thí nghiệm vật lý.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp dạy học theo nhóm.
- Phương pháp dạy học một hiện tượng vật lý.
- Phương pháp dạy học một định luật vật lý.
- Phương pháp dạy học tiết bài tập vật lý.
Đó là các phương pháp dạy học có hiệu quả nhất nhằm tích cực hoá tư duy học
sinh.
3. Kết quả cần đạt
- Về phía học sinh:
Giáo viên thực hiện : Phùng Thị Ngà

5

*..* Năm học 2013-2014*--*


Trường THCS Hoa Sơn

*--* Một số chuyên đề nâng cao vật lí 9*--*

+ Nắm chắc và hiểu rõ lý thuyết, vận dụng được các kiến thức đã học vào giải
bài tập Vật lý.
+ Lựa chọn được phương pháp học tập phù hợp cho bản thân. Biết cách tự học,
tự rèn luyện, từ đó hình thành và phát triển nhân các và năng lực cần thiết của
người lao động.
+ Rèn luyện khả năng tư duy, suy luật lô gíc. Thích tò mò khám phá, tranh luận
khoa học.
- Phía giáo viên:

+ Củng cố, nhấn mạnh cho học sinh những kiến thức cơ bản.
+ Hướng dẫn học sinh vận lí thuyết vào bài tập và thưc tế cuộc sống.
+ Qua các giờ học phát hiện ra được những điểm mạnh, điểm yếu của học sinh
trong việc tiếp thu và vận dụng kiến thức, từ đó có những điều chỉnh phù hợp về
phương pháp giúp học sinh tích cực học tập hơn, nắm bài tốt hơn.
4. Cơ sở thực tiễn
Khảo sát chất lượng môn Vật lí lớp 9A – Trường THCS Hoa Sơn- Ứng Hòa - Hà
Nội.
4.1. Tình trạng thực tế khí chưa thực hiện đề tài.
a, Về kiến thức:
Đa số các em đã nắm vững kiến thức cơ bản của chương trình vật lí 8 và một số
kiến thức vừa mới được học của chương trình Vật lí 9. Tuy nhiên mức độ nhận
thức vẫn chỉ ở mức độ biết, thông hiểu và vận dụng ở một số tình huống đơn giản,
chưa có “ độ sâu”.
b, Về kĩ năng:
- Có một số kĩ năng về giải bài tập cơ bản.
- Có kĩ năng tư duy, phân tích, tổng hợp nhưng còn ở mức độ hạn chế.
c, Về thái độ:
- Các em thích học môn vật lí nhưng chưa thực sự say mê.
- Khả năng tìm tòi, tự học và làm thêm bài tập ở nhà của học sinh còn hạn chế.
Giáo viên thực hiện : Phùng Thị Ngà

6

*..* Năm học 2013-2014*--*


Trường THCS Hoa Sơn

*--* Một số chuyên đề nâng cao vật lí 9*--*


4.2. Số liệu điều tra thực tế trước khi thực hiện đề tài.
Thời

điểm Sĩ số lớp 9A

Học lực giỏi

Học lực khá

điều tra
Đầu năm
38
14( 36,84%) 13 ( 34,2%)
II. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.

Học lực trung
bình
11( 28,94%)

Tôi đã thực hiện đề tài theo quy trình sau đây:
Soạn chuyên đề nâng cao Vật lí 9→ Soạn giáo án dạy chuyên đề nâng
cao vật lí 9→ Giảng dạy chuyên đề nâng cao vật lí 9 →Kiểm tra, đánh
giá việc nâng cao kiến thức vật lí 9 của học sinh.
1.Soạn chuyên đề nâng cao Vật lí 9.
a, Các bước soạn chuyên đề nâng cao vật lí 9.
- Bước 1: Đọc nôi dung kiến thức vật lí 9 nâng cao.
- Bước 2: Tham khảo những bài tập nâng cao có liên quan đến nôi dung kiến thức
vừa đọc.
- Bước 3: Soạn hoặc tuyển chọn những bài tập liên quan đến nội dung kiến thức

nâng cao mà chuyên đề muốn đưa ra.
Các bài tập trong mỗi chuyên đề được soạn theo thứ tự từ dễ đến khó và có thể
theo hai dạng trắc nghiệm và tự luận.
- Bước 4: Giải các bài tập đã được soạn trong chuyên đề.
b, Cấu trúc một chuyên đề
Thứ tự chuyên đề- Tên chuyên đề
( Ví dụ : Chuyên đề 1: Định luật Ôm cho đoạn mạch nối tiếp, đoạn mạch song
song, đoạn mạch hỗn tạp)
Đề bài tập
2. Soạn giáo án các chuyên đề nâng cao vật lí 9.
a, Các bước soạn giáo án chuyên đề nâng cao vật lí 9.
- Bước 1: Đọc nội dung kiến thức liên quan đến chuyên đề, đọc và giải các bài tập
đã được soạn trong chuyên đề.
- Bước 2: Lập kế hoạch hoặc sơ đồ cấu trúc bài giảng chuyên đề.
Giáo viên thực hiện : Phùng Thị Ngà

7

*..* Năm học 2013-2014*--*


Trường THCS Hoa Sơn

*--* Một số chuyên đề nâng cao vật lí 9*--*

- Bước 3: Soạn giáo án chuyên đề để giảng dạy.
b, Bố cục bài soạn một chuyên đề.
Ngày soạn : ….

Ngày dạy:….


Thứ tự chuyên đề- Tên chuyên đề
I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
2.Kĩ năng.
3.Thái độ.
II.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ.
Mỗi buổi dạy nâng cao giáo viên phô tô cho học sinh tờ chuyên đề mà mình đã biên
soạn..
III. TỔ CHỨC HOẠT DỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
1.Ổn định tổ chức

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

2.Kiểm tra bài cũ.

Những nội dung chính mà học sinh cần

3. Bài mới.

nắm được hoặc lời giải các bài tập mà

- Đặt vấn đề.

giáo viên dạy trong chuyên đề..

- Kiến thức cần nhớ.
- Phương pháp giải.
- Bài tập vận dụng ( Những bài tập

đã được soạn trong chuyên đề)
4. Củng cố.
5.Hướng dẫn về nhà
IV. RÚT KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY
3. Giảng dạy chuyên đề nâng cao vật lí 9.
- Trong quá trình giảng dạy các chuyên đề nâng cao vật lí 9, tôi chú ý đến kĩ năng
tư duy, suy luận, trình bày bài… của từng em.
- Thường xuyên gọi các em lên bảng chữa bài , tạo điều kiện để các em bộc lộ suy
nghĩ , quan điểm của mình về vấn đề hay bài tập mà cac em đang giải quyết.
Giáo viên thực hiện : Phùng Thị Ngà

8

*..* Năm học 2013-2014*--*


Trường THCS Hoa Sơn

*--* Một số chuyên đề nâng cao vật lí 9*--*

- Tôi hướng dẫn các em phương pháp giải, phương pháp suy luận để từ đó các em
có thể tự giải quyết cho mình những tình huống, bài tập mà chuyên đề đưa ra.
- Nhắc nhở, động viên các em kịp thời để các em có hứng thú trong học tập.
- Quan sát theo dõi các em trong giờ học để tìm được đặc điểm tâm lí cá nhân của
từng em, từ đó có những biện pháp giáo dục phù hợp với từng học sinh cả về kiến
thức khoa học cũng như kĩ năng sống.
4. Kiểm tra, đánh giá việc nâng cao kiến thức, kĩ năng của học sinh.
a, Kiểm tra thường xuyên: Kiểm tra việc học sinh làm bài tập ở nhà( Kiểm tra bài
cũ ) và kiểm tra trong quá trình học sinh lên bảng chữa bài tập, phát biểu xây dựng
bài mới,kiểm tra 15 phút.

b, Kiểm tra định kì: Sau một thời gian học chuyên đề ( khoảng 4-5 buổi, tùy theo sự
sắp xếp của giáo viên) giáo viên ra đề kiểm tra kiến thức đã nâng cao cho học sinh
trong thời gian ít nhất là 45 phút( thông thường nên để học sinh làm trong thời gian
90 phút).
c, Thông qua kết quả kiểm tra đánh giá việc nâng cao kiến thức, kĩ năng của học
sinh và hiệu quả đạt được khi dạy theo phương pháp soạn chuyên đề nâng cao.
III. CÁC CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO VẬT LÍ 9 ĐÃ ĐƯỢC GIẢNG DẠY
TRONG TRƯỜNG THCS HOA SƠN.
Chuyên đề 1: Điện trở dây dẫn – Định luật Ôm.
Chuyên đề 2: Định luật Ôm cho đoạn mạch mắc nối tiếp.
Chuyên đề 3: Định luật Ôm cho đoạn mạch mắc song song.
Chuyên đề 4: Định luật Ôm cho đoạn mạch mắc hỗn tạp.
Chuyên đề 5: Bài toán về Vôn kế và ăm pe kế.
Chuyên đề 6: Vẽ lại mạch điện tương đương.
Chuyên đề 7: Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài, tiết diện dây dẫn và vật liệu
làm dây dẫn.
Chuyên đề 8: Công suất điện – Điện năng – Công của dòng điện.
Chuyên đề 9: Định luật Jun-Lenxơ.
Giáo viên thực hiện : Phùng Thị Ngà

9

*..* Năm học 2013-2014*--*


Trường THCS Hoa Sơn

*--* Một số chuyên đề nâng cao vật lí 9*--*

Chuyên đề 10: Tổng kết điện học.

Chuyên đề 11: Tác dụng từ của dòng điện- Từ trường.
Chuyên đề 12: Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua.
Chuyên đề 13: Sự nhiễm từ của sắt và thép.Ứng dụng của nam châm điện.
Chuyên đề 14: Lực điện từ. Động cơ điện một chiều.
Chuyên đề 15: Bài tập vận dụng quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái.
Chuyên đề 16: Hiện tượng cảm ứng điện từ.
Chuyên đề 17: Dòng điện xoay chiều,Máy phát điện xoay chiều.
Chuyên đề 18: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
Chuyên đề 19: Thấu kính hội tụ. Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ.
Chuyên đề 20: Thấu kính phân kì. Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì.
Chuyên đề 21: Mắt – Mắt cận – Mắt lão.
Chuyên đề 22: Kính lúp.
Chuyên đề 23: Ánh sáng trắng , ánh sáng màu.Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng.
Chuyên đề 23: Định luật bảo toàn năng lượng.
Chuyên đề 24: Tổng kết quang học.

Dưới đây tôi xin giới thiệu một số giáo án dạy chuyên đề nâng cao vật lí 9 mà tôi
đã biên soạn và giảng dạy trong quá trình thực hiện đề tài.
Giáo viên thực hiện : Phùng Thị Ngà

10

*..* Năm học 2013-2014*--*


Trường THCS Hoa Sơn

.Ngày soạn: ….

*--* Một số chuyên đề nâng cao vật lí 9*--*


Ngày dạy : ……..
Chuyên đề 8:

CÔNG SUẤT ĐIỆN- ĐIỆN NĂNG – CÔNG CỦA DÒNG ĐIỆN
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
Củng cố và hệ thống lại kiến thức cơ bản về công suất điện- điện năng, công
của dòng điện
2. Kĩ năng :
Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức về công suất và công của dòng điện
để làm bài tập.
Củng cố kĩ năng tư duy, suy luận, trình bày bài...
3.Thái độ:
Học sinh có thái độ yêu thích môn học
II. CHUẨN BỊ
GV:biên soạn chuyên đè bài tập và phô tô cho HS.
HS : Ôn tập lại kiến thức về điện năng công của dòng điện, công suất của
dòng điện.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1.Ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ
GV gọi HS lên chữa bài tập về nhà của buổi hôm trước.
3.Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ

NỘI DUNG CẦN ĐẠT
I . Kiến thức cần nhớ


Thông qua một số câu hỏi , giáo viên * Công suất của dòng điện: là đại lượng đặc
giúp học sinh nhớ lại kiến thức cơ bản trưng cho tốc độ sinh công của dòng điện.
đã học về công suất điện, điện năng ,

Công thức:

công của dòng điện.
Giáo viên thực hiện : Phùng Thị Ngà

11

P=

A
Vì ( A = U I t )
t

*..* Năm học 2013-2014*--*


Trường THCS Hoa Sơn

*--* Một số chuyên đề nâng cao vật lí 9*--*

? Nêu các công thức tính công suất ?



P = U I (Ta có P = U.I = I2.R =


U2
)
R

* Số đo phần điện năng chuyển hoá thành
các dạng năng lượng khác trong một mạch
điện gọi là công của dòng điện sản ra trong
mạch điện đó.
Công thức: A = UI t

? Ý nghĩa của số oát ghi trên dụng cụ
điện ?
? Điện năng là gì?
? Công của dòng điện được xác định
như thế nào ?
? Dùng dụng cụ nào để đo điện năng?
? 1kWh = ? J

U2
(Ta có A = P.t = U.I.t = I .R.t =
.t )
R
2

* Ngoài đơn vị ( J ) ta còn dùng ( Wh, kWh
)
1 kWh = 1 000 Wh = 3 600 000 J
* Lưu ý:
Mạch điện gồm có những vật tiêu thụ
điện, nguồn điện và dây dẫn.

Công thức A = UIt, cho biết điện năng
A (công) mà đoạn mạch tiêu thụ và chuyển
hóa thành các dạng năng lượng khác.
Nếu dây dẫn có điện trở rất nhỏ (coi
bằng 0). Khi đó giữa các điểm trên một đoạn
dây dân coi như không có hiệu điện thế
(hiệu điện thế bằng 0). Chính vì vậy mà
trên một đoạn dây dẫn có thể có dòng điện
khá lớn đi qua, mà nó vẫn không tiêu thụ
điện năng, không bị nóng lên.
Nhưng nếu mắc thẳng một dây dẫn vào
hai cực của một nguồn điện (trường hợp
đoản mạch). Do nguồn điện có điện trở rất

Giáo viên thực hiện : Phùng Thị Ngà

12

*..* Năm học 2013-2014*--*


Trường THCS Hoa Sơn

*--* Một số chuyên đề nâng cao vật lí 9*--*

nhỏ nên điện trở của mạch (cả dây dẫn)
cũng rất nhỏ. Cường độ dòng điện của mạch
Hoạt động 2: Bài tập

khi đó rất lớn, có thể làm hỏng nguồn điện.


GV phát đề bài tập cho HS mỗi em một II. Bài tập
bản( đã được GV phô tô từ chuyên đề
bài tập nâng cao )
Bài 1. GỢI Ý:
a) Do các đèn sáng bình thường nên Bài 1. Cho một đoạn mạch mắc như trên sơ
xác định được U1, U2. Từ đó tính đồ hình 7.1. Trên đèn Đ1 có ghi: 6V- 12W.
được UAB.

Điện trở R có giá trị 6Ω. Khi mắc đoạn

b) Tính I1 theo Pđm1, Uđm1.

mạch vào một nguồn điện thì hai đèn Đ1,Đ2

- Tính IR theo U1, R. => Tính I2 theo sáng bình thường và vôn kế chỉ 12V.
I1 và IR.

a) Tính hiệu điện thế của nguồn điện.

c) Tính P2 theo U2 và I2.

b) Tính cường độ dòng điện chạy qua R,

d) Tính P theo P 1, P2, PR. ( Hoặc có

Đ1, Đ2.

thể tính P theo UAB và I2 )


c) Tính công suất của Đ2.

Đs: a) 16V; b) 2A; 1A; 3A; c) 36W; Tính cômg suất tiêu thụ trên toàn mạch.
d) 54W.

V
A

A
U0

B

Bài 2. GỢI Ý: (theo hình vẽ 7.2)
Tính điện năng tiêu thụ của mỗi

hộ ( A= P.t); tính thành tiền mỗi hộ;
tính số tiền cả xã (450 hộ).
Biết PTB mỗi hộ và số hộ cả xã, tính
được công suất điện P xã nhận được.
Giáo viên thực hiện : Phùng Thị Ngà

B
C

R
Hình7.2

a)


R

Đ1

Đ2

Hình 7.1

Bài 2. Một xã có 450 hộ. Mỗi ngày các hộ
dùng điện 6 giờ, với công suất thụ trung
bình mỗi hộ là 120W.
a) Tính tiền điện phải trả của mỗi hộ và của
cả xã trong một tháng theo đơn giá 700đ/
13

*..* Năm học 2013-2014*--*


Trường THCS Hoa Sơn

b)

*--* Một số chuyên đề nâng cao vật lí 9*--*

Mạng điện của xã được kí hiệu kWh.

là R, giữa hai điểm A,B (như hình b) Tính trung bình công suất điện mà xã
7.2)

nhận được bằng bao nhiêu?


+ Dòng điện chạy trên dây tải và dòng c) Điện năng được truyền tải đến từ trạm
điện qua công tơ xã bằng nhau có giá điện cách đó 1km. Cho biết hiệu suất truyền
tải năng lượng bằng 68% và hiệu điện thế

P
trị là: I= .
U

tại nơi sử dụng là 150V. Tìm hiệu điện thế

Gọi U’ là hiệu điện thế “sụt” trên dây phát đi từ trạm điện và điện trở đường dây
tải; công suất mất mát trên dây là: P ’= tải.
U’.I;

d) Dây tải bằng đồng có điện trở suất ρ =

Công suất sử dụng của xã là : P = U.I.

1,7.10-8Ωm. Tính tiết diện dây.

Theo đề bài hiệu xuất truyền tải năng
lượng là 68%, có nghĩa công suất mất

Đs: a) 21,6 kWh, thành tiền: 15120

mát là 32%.

đồng/mỗi hộ; 6804000 đồng/450 hộ.


Chia

P'
32 U '
<=> =
=> U’.
P
68 150

b) 54 kW;

c) 220V, R dây = 0,194Ω;

d) 175mm2.



+ Hiệu điện thế phát đi từ trạm: U + U.
U'
+ Điện trở đường dây tải : Rd =
I

+) Tính tiết diện thẳng của dây từ công
l
S

thức: Rd = ρ .
Bài 3.

Bài 3.Trên một bóng đèn có ghi: 220V-


GỢI Ý:

100W.

a) Tính RĐ.

a. Tính điện trở của đèn. (giả sử điện trở của

b) Tính PĐ khi dùng ở UAB=200V; đèn không phụ thuộc nhiệt độ).
so với Pđm=> độ sáng của đèn.

b. Khi sử dụng mạch điện có hiệu điện thế

c) Tính điện năng đèn sử dụng trong 200V thì độ sáng của đèn như thế nào? Khi
10giờ.
Giáo viên thực hiện : Phùng Thị Ngà

đó công suất điện của đèn là bao nhiêu?
14

*..* Năm học 2013-2014*--*


Trường THCS Hoa Sơn

*--* Một số chuyên đề nâng cao vật lí 9*--*

Đs: a) 484Ω;


c) c. Tính điện năng mà đèn sử dụng trong

b) 82,6W;

2973600J.

10giờ.

Bài 4. GỢI Ý:

Bài 4. Có hai bóng đèn loại 12V- 0,6A và

a. Tính R1, R2.

12V- 0,3A.

+ Khi mắc hai bóng nối tiếp, ta có: a. Có thể mắc hai bóng đó nối tiếp với nhau
U1 R1
U1
R1
=
<=>
=
=> U1 , U 2 ;
U 2 R2
U1 + U 2 R1 + R2

rồi mắc vào hai điểm có hiệu điện thế 24V
được không? Vì sao?


+ So sánh U1 với Uđm1, U2 với Uđm2 để b. Để các bóng sáng bình thường, cần phải
mắc như thế nào?
nhận xét độ sáng của hai đèn.
b. Từ kết quả trên đưa ra cách mắc hai
đèn.
Đs: a) Không vì: U1 < Uđm1 => Đèn 1
sáng mờ;
U2 > Uđm2 => Đèn 2 có thể cháy.
b) Phải mắc (Đ1 // Đ2) vào UAB = 12V
Bài 5. GỢI Ý:

Bài 5. Có 3 bóng đèn: Đ1 (6V- 6W); Đ2

b. Dựa vào kết quả (câu a) đưa ra cách ( 6V- 3,6W) và Đ3 ( 6V- 2,4W).
mắc ba đèn vào UAB= 12V để chúng a. Tính điện trở và cường độ dòng điện định
sáng bình thường. Giải thích? Vẽ sơ đồ mức của mỗi bóng đèn.
b. Phải mắc cả ba bóng đèn nói trên như thế
cách mắc đó.
Đs: a) 6Ω; 10Ω;15Ω;
I1 =

6
6
6
A; I2 = A; I3 = A;
6
10
15

nào vào hiệu điện thế U = 12V để cả ba

bóng đèn đều sáng bình thường. Giải thích?

b) Mắc Đ1 nt (Đ2 // Đ3) Vì khi đó U1 =

R1

R3

A

U
U23 = = 6V = Uđm.
2

R2

Hình 8.1

Bài 6.
Giáo viên thực hiện : Phùng Thị Ngà

15

*..* Năm học 2013-2014*--*


Trường THCS Hoa Sơn

*--* Một số chuyên đề nâng cao vật lí 9*--*


Bài 6.

Cho mạch điện như hình 8.1, trong đó U=

GỢI Ý: (Theo hình vẽ 8.1)

12V và R3= 4Ω.

a) K mở: tính RAB=> R1.

a. Khóa K mở: Ampe kế chỉ 1,2A. Tính điện

b) K đóng: tính U1=> U3, rồi tính trở R1.
R2.

b. Khóa K đóng: Ampe kế chỉ 1,0A. Xác

Dựa vào công thức: P= U.I để định R2 và công suất tiêu thụ của các điện
tính P1,P2,P3.

trở R1, R2, R3.

Đs: a) 6Ω; b) 12Ω; 6W; 3W; 9W.

III. Luyện tâp

GỢI Ý:

Bài 1*. Hai bóng đèn có ghi Đ1: 6V – 3W;


a) Tính Rđ1, Rđ2 dựa vào Uđm và Pđm của Đ2: 6V -6W.
mỗi đèn, rồi so sánh Rđ1, Rđ2.

a. So sánh điện trở của chúng khi chúng

b) Để hai đèn sang bình thường phải sáng bình thường.
mắc [ (Đ1 // Đ2 ) nt Rb ]. Hs tự vẽ sơ đồ b. Để chúng sáng bình thường khi mắc vào
mạch điện.

hiệu điện thế 12V. Ta phải mắc thêm điện

+ Tính Iđm1, Iđm2 dựa vào Uđm và Pđm của trở RX nối tiếp với bộ hai bóng đèn. Tính
chúng.

RX.

Tính I mạch chính theo Iđm1, Iđm2.

Bài 2**.Cho mạch điện như hình 8.3.

+ Tính điện trở tương đương của mạch: Trong đó: R1 là một biến trở; R2 = 20Ω,
Rtđ theo U và I. Mặt khác Rtđ = Rđ12 + Rx Đ là đèn loại 24V – 5,76W.
=> Tính Rx.
Đs: a) Rđ1 = 2 Rđ2; b) Rx = 4Ω.

Hiệu điện thế UAB luôn không đổi; điện trở
các
dây nối không đáng kể; vôn kế có điện trở
rất lớn.
1. Điều chỉnh để R1 = 5Ω, khi đó đèn Đ sáng

bình thường.
a) Tính: Điện trở của đèn Đ, điện trở đoạn
mạch AB, cường độ dòng điện, số chỉ của
vôn kế và hiệu điện thế UAB.

Giáo viên thực hiện : Phùng Thị Ngà

16

*..* Năm học 2013-2014*--*


Trường THCS Hoa Sơn

*--* Một số chuyên đề nâng cao vật lí 9*--*

b) So sánh công suất nhiệt giữa: R2 và R1; R2
và đèn Đ.
2. Điều chỉnh biến trở R1 để công suất tiêu
thụ điện trên R1 lớn nhất. Hãy tính R1 và
công suất tiêu thụ điện trên đoạn mạch AB
khi đó (coi điện trở của đèn là không đổi).

4. Củng cố.
- Nhắc lại kiến thức cơ bản và phương pháp giải bài tập.
- Cách vận dụng kiến thức để làm bài tập .
5.Hướng dẫn về nhà
Ôn tập và xem lại các bài tập đã chữa .
Về nhà ôn tập và làm bài tập về định luật Jun-Len-Xơ, làm các bài tập 16-17 (SBT)
--------------------------------------------------------------------------------Ngày soạn ………..


Ngày giảng:………………..
Chuyên đề 9:
ĐỊNH LUẬT JUN- LENXƠ

I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
Củng cố và hệ thống lại kiến thức cơ bản về định luật Jun-LenKĩ năng Xơ .
2. Kĩ năng:
Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức về định luật Jun-LenXơ để làm bài
tập .
Giáo viên thực hiện : Phùng Thị Ngà

17

*..* Năm học 2013-2014*--*


Trường THCS Hoa Sơn

*--* Một số chuyên đề nâng cao vật lí 9*--*

3.Thái độ
Học sinh có thái độ yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ
GVbiên soạn chuyên đề bài tập và phô tô cho HS
HS :Ôn tập lại kiến thức cơ bản trong SGK bài “ ĐỊnh luật Jun- Lenxơ.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.

Chữa bài về nhà.
3.Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
1.Hoạt động 1: Ôn tập

NỘI DUNG CẦN ĐẠT
I. Một số kiến thức cơ bản:

? Phát biểu và viết định luật Jun – Lenzơ

Nhiệt lượng toả ra trong dây dẫn tỷ lệ
thuận với bình phương cường độ dòng điện,

? Nêu ý nghĩa và đơn vị các đại lượng tỷ lệ thuận với điện trở và thời gian dòng
trong công thức

điện chạy qua .
Công thức:
Q = I2Rt
Q = 0,24 I2Rt

2.Hoạt động 2: Làm bài tập vận II. Bài tập
dụng
Bài 1 GỢI Ý:

Bài 1. Một bàn là có khối lượng 0,8kg tiêu thụ

c) Tính nhiệt lượng Q1 để nâng nhiệt công suất 1000W dưới hiệu điện thế 220V.
độ của bàn là lên 700C.


Tính:

+ Tính nhiệt lượng cần cung cấp a. Cường độ dòng điện qua bàn là.
Q theo Q1 và H.
+ Từ Q= I2.R.t=> tính t.
Giáo viên thực hiện : Phùng Thị Ngà

b. Điện trở của bàn là.
c. Tính thời gian để nhiệt độ của bàn là tăng từ
18

*..* Năm học 2013-2014*--*


Trường THCS Hoa Sơn

*--* Một số chuyên đề nâng cao vật lí 9*--*

Đs: a) 4,54A ; b) 84,4Ω ; c) 32s

200C đến 900C. Cho biết hiệu suất của bàn là H=
80%. Cho nhiệt dung riêng của sắt là 460J/kg.K.
Bài 2. Một bếp điện hoạt động ở hiệu điện thế
220V.

Bài 2. GỢI Ý:

a. Tính nhiệt lượng Q tỏa ra trên dây a. Tính nhiệt lượng tỏa ra của dây dẫn trong thời
gian 25phút theo đơn vị Jun và đơn vị calo. Biết


dẫn theo U,R,t.

b. Tính lượng nước được đun sôi bởi điện trở của nó là 50Ω.
nhiệt lượng nói trên.

b. Nếu dùng nhiệt lượng đó thì đun sôi được bao

+ Tính m từ Q= C.m.∆t.

nhiêu lít nước từ 200C.Biết nhiệt dung riêng và

+
Đs:

Biết

m,

D

tính

V. khối lượng riêng của nước lần lượt là

a) 1452000 J = 348480 Cal; 4200J/kg.K và 1000kg/m3. Bỏ qua sự mất mát

b) 4,32 lít

nhiệt.
Bài 3. Người ta đun sôi 5l nước từ 200C trong


Bài 3. GỢI Ý:

một ấm điện bằng nhôm có khối lượng 250g

+ Tính nhiệt lượng ấm nhôm và nước mất 40phút. Tính hiệu suất của ấm. Biết trên ấm
thu vào: Qthu (theo C1,C2, m1, m2 và có ghi 220V- 1000W, hiệu điện thế nguồn là
∆t)

220V. cho nhiệt dung riêng của nước và nhôm

+ Tính nhiệt lượng do dây điện trở lần lượt là 4200J/kg.K và 880J/kg.K
ấm tỏa ra trong 40phút: Qtỏa theo P,t.
+ Tính hiệu suất của ấm:Đs:71%
Bài 4. GỢI Ý:

Bài 4.Người ta mắc hai điện trở R1= R2=50Ω

a. Khi (R1 nt R2): tính I1, I2.

lần lượt bằng hai cách nối tiếp và song song rồi

+ Khi (R1// R2): tính I1’, I2’.

nối vào mạch điện có hiệu điện thế U= 100V.
a) Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện

b. Tính nhiệt lượng tỏa ra trên mỗi

trở trong mỗi trường hợp.


điện trở khi (R1 nt R2); (R1// R2).

b) Xác định nhiệt lượng tỏa ra trên mỗi điện

Lưu ý: R1= R2<=> Q1?Q2.

trở trong hai trường hợp trong thời gian
Giáo viên thực hiện : Phùng Thị Ngà

19

*..* Năm học 2013-2014*--*


Trường THCS Hoa Sơn

*--* Một số chuyên đề nâng cao vật lí 9*--*

30phút. Có nhận xét gì về kết quả tìm

Q '1 Q2'
Lập tỉ số: =
tính ra kết quả rồi
Q1 Q2

được.

đưa ra nhận xét.


.

Khi (R1 nt R2 ) thì I1 = I2 = 1A. Khi
(R1// R2) thì I1’= I2’ = 2A.
b) 9000J

Bài 5.Giữa hai điểm A và B có hiệu điện thế

Bài 5.GỢI Ý:

120V, người ta mắc song song hai dây kim lọai.

a. Tính IAB theo 2 dòng mạch rẽ.

Cường độ dòng điện qua dây thứ nhất là 4A,

b. Dựa vào công thức R=

U
để tính qua dây thứ hai là 2A.
I

a) Tính cường độ dòng điện trong mạch

R1 , R2. Tính RAB
c. Tính P theo U, I. Tính A theo P,t.
Gọi R'2 là điện trở của đoạn dây bị
cắt.
Tính I’ qua đoạn mạch (R1//R2) theo
P’,U.

+ Tính R’ABtheo U,I’.
R1.R2'
+ Tính R 2 Từ R AB=
R1 + R2'




chính.
b) Tính điện trở của mỗi dây và điện trở
tương đương của mạch.
c) Tính công suất điện của mạch và điện
năng sử dụng trong 5giờ.
d) Để có công suất của cả đoạn là 800W
người ta phải cắt bớt một đoạn của đoạn dây thứ
hai rồi mắc song song lại với dây thứ nhất vào

+ Tính điện trở của đoạn dây cắt : hiệu điện thế nói trên. Hãy tính điện trở của
đoạn dây bị cắt đó.
RC= R2 - R’2.
Đs: a) 6A; b) 30Ω; 60Ω; 20Ω;
c) 720W; 12 960 000J = 12 960 kJ; d) 15Ω
Bài 6*. Đường dây dẫn từ mạng điện chung tới
Bài 6. GỢI Ý:

1 gia đình có chiều dài tổng cộng là 40m và có

2
a. Tính điện trở R của toàn bộ đường lõi bằng đồng tiết diện 0,5mm .Hiệu điện thế
cuối đường dây(tại nhà) là 220V. Gia đình này

dây theo ρ,l,S.

b. Tính cường độ dòng điện I qua dây sử dụng các dụng cụ điện có tổng công suất là
165W trung bình 3 giờ mỗi ngày. Biết điện trở
dẫn theo P,U.
Giáo viên thực hiện : Phùng Thị Ngà

20

*..* Năm học 2013-2014*--*


Trường THCS Hoa Sơn

*--* Một số chuyên đề nâng cao vật lí 9*--*

+ Tính nhiệt lượng Q tỏa ra trên suất của đồng là 1,7.10-8Ωm.
đường dây theo I,R,t ra đơn vị a. Tính điện trở của toàn bộ dây dẫn từ mạng
kW.h.
Đs: a) 1,36Ω;

điện chung tới gia đình.
b) 247 860J = b. Tính nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn trong 30

0,069kWh.

ngày ra đơn vị kW.h.
III. Luyện tập.
1** Một bếp điện khi hoạt động bình thường có
điện trở R =120Ω và cường độ dòng điện qua

bếp khi đó là 2,4A.
a. Tính nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong 25 giây.
b. Dùng bếp trên để đun sôi 1 lít nước có nhiệt
độ ban đầu là 250C thì thời gian đun nước là 14
phút. Tính hiệu suất của bếp, coi rằng nhiệt
lượng cần đun sôi nước là có ích, cho biết nhiệt
dung riêng của nước là 4200J/ kg.K.
Đs: a) 17280J. b) 54,25%.

4.Củng cố.
- Nhắc lại kiến thức cơ bản và phương pháp giải bài tập.
- Cách vận dụng kiến thức để làm bài tập .
5.Hướng dẫn về nhà .
Ôn tập và xem lại các bài tập đã chữa .
-------------------------------------------------------------------------Trên đây là một số chuyên đề bài tập nâng cao vật lí 9 mà tôi đã biên soạn và sưu
tầm.Vì điều kiện thời gian có hạn nên số lượng các chuyên đề tôi giới thiệu ở
đây chưa nhiều .Tôi hi vọng rằng thời gian tới tôi sẽ tiếp tục triển khai đề tài
này .
Giáo viên thực hiện : Phùng Thị Ngà

21

*..* Năm học 2013-2014*--*


Trường THCS Hoa Sơn

*--* Một số chuyên đề nâng cao vật lí 9*--*

Qua một thời gian thực hiện đề tài với lớp 9A, tôi thu được kết quả như sau:

IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Qua các bài kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kì trên lớp cũng như trong quá
trình thực hiện đề tài , tôi thấy:
1.Về kiến thức:
- Các em đã nắm bắt kiến thức nhanh hơn, sâu và rộng hơn; vận dụng được kiến
thức vào thực tiến thông qua vấn đề đặt ra ở các chuyên đề.
- Số lượng các em hiểu sâu và hiểu đúng và nhớ lâu kiến thức tăng lên.
2. Kĩ năng
- Các em có sự nhanh nhạy hơn trong việc tư duy, suy luận logic để đạt được yêu
cầu của đề bài.
- Vận dụng thành thạo, linh hoạt một số kĩ năng kí xảo vật lí đã được học như
đo đạc, tính toán, quan sát hiện tượng, rút ra nhận xét.
3. Về thái độ:
- Số lượng các em yêu thích môn vật lí tăng lên.
- Các em có thái độ tích cực trong quá trình vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
4. Bảng thống kê số liệu thu được sau khi thực hiện đề tài.
Thời

điểm Sĩ số lớp 9A

điều tra
Đầu năm
Cuối năm
So sánh

38
38

Học lực giỏi


Học lực khá

Học lực trung

14( 36,84%)
22 (57,89%)
Tăng 08

bình
13 ( 34,2%)
11( 28,94%)
14 ( 36,84%) 02 ( 5,27%)
Tăng 01
Giảm 09

( 21,05%)

( 2,64%)

(23,22%)

• Kết luận: Học sinh có tiến bộ rõ rệt sau khi tham gia vào chương trình
học nâng cao Vật lí theo các chuyên đề .
---------------------------------------------------------------------------------------------V. NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ NGHỊ SAU KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Giáo viên thực hiện : Phùng Thị Ngà

22

*..* Năm học 2013-2014*--*



Trường THCS Hoa Sơn

*--* Một số chuyên đề nâng cao vật lí 9*--*

Trong thời gian thực hiện đè tài, tôi dã được ban giám hiệu nhà trường , các đồng
nghiệp tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.
Tuy nhiên, tôi vẫn gặp một số khó khăn.
- Mức độ kĩ năng ban đầu của học sinh còn nhiều hạn chế ( do điều kiện thiết
bị thí nghiệm, đồ dùng dạy học còn thiếu thốn, nhà trường chưa có phòng
học bộ môn ) nên tôi đã phải mất thời gian để củng cố và rèn luyện thêm cho
các em.
Vì vậy, tôi rất mong ban giám hiệu nhà trường taọ điều kiện đầu tư cơ sở vật chất
trong phòng thí nghiệm Vật lí để các giáo viên bộ môn Vật lí có đầy đủ thiết bị thí
nghiệm giảng dạy cho các em.

VI. LỜI KẾT
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường , các đồng nghiệp đã giúp đỡ
tôi thực hiện đề tài này.
Mặc dù có cố gắng nhưng đè tài vẫn còn thiếu sót, mong nhận được sự góp ý của
Ban giám hiệu, của các đồng nghiệp và của Hội đồng khoa học nhà trường.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Hoa Sơn, ngày 15 tháng 4 năm 2014
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết

Giáo viên thực hiện : Phùng Thị Ngà


23

*..* Năm học 2013-2014*--*


Trường THCS Hoa Sơn

*--* Một số chuyên đề nâng cao vật lí 9*--*

Phùng Thị Ngà

Giáo viên thực hiện : Phùng Thị Ngà

24

*..* Năm học 2013-2014*--*


Trường THCS Hoa Sơn

Giáo viên thực hiện : Phùng Thị Ngà

*--* Một số chuyên đề nâng cao vật lí 9*--*

25

*..* Năm học 2013-2014*--*



×