Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

HIỆP ƯỚC ABM VÀ NHỮNG TRỞ NGẠI TRONG QUAN HỆ NGA – MỸ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (474.94 KB, 17 trang )

Họ và tên: Hoàng Việt Anh
Lớp: QTH 2B – K38.608.002
Khoa: Lịch sử
Trường: Đại Học Sư Phạm Tp HCM
Bài Kiểm Tra 60% LSQHQT

HIỆP ƯỚC ABM VÀ NHỮNG TRỞ NGẠI
TRONG QUAN HỆ NGA – MỸ
Ý đồ thực sự của Mỹ trong việc rút khỏi hiệp ước ABM
Thời trung cổ có một truyền thống rất hay: Hai hiệp sỹ khi gặp nhau với ý định tốt đều cởi
mũ ra, ý là họ mong muốn hòa bình. Truyền thống đó được duy trì cho đến thời nay, nhưng thay vì
cởi mũ, chúng ta thường ngả mũ khi chào nhau. Lãnh đạo của Mĩ và Liên Xô đã tuân thủ tinh thần
hiệp sĩ đó khi họ ký kết hiệp ước về chống tên lửa đạn đạo viết tắt là ABM vào năm 1972. Theo
như hiệp ước đó, các bên chấp nhận việc không thiết lập các tấm lá chắn tên lửa trên toàn bộ lãnh
thổ nước mình trù những khu vực được hạn chế đặc biệt.
Trong gần 30 năm qua, tính dễ tổn thương trước đòn đánh trả của đối phương đã luôn là sự
bảo đảm ngăn chặn các nước tiến hành cuộc tấn công tên lửa – hạt nhân bất ngờ. Hiệp ước ABM
được coi là hòn đá tảng của ổn định chiến lược trên thế giới. Tuyên bố của tổng thống Mỹ George
W. Bush về việc Mỹ rút khỏi hiệp ước ABM đã đặt ra một loạt các câu hỏi về ý đồ của Mỹ.
Tuyên bố của Tổng thống Bush cho rằng giờ đây Nhà nước Liên Xô mà Mỹ đã kí kết Hiệp
ước đã không còn tồn tại. Cả thế giới đều biết rằng Nga là người thừa kế Liên Xô, vẫn giữ chức ủy
viên thương trực Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc của Liên Xô, rằng Nga đã nhận trách nhiệm
chuyển tất cả các loại vũ khí tên lửa – hạt nhân được bố trí trên lãnh thổ các nước cộng hòa thuộc
Liên Xô cũ về Nga. Hơn ai hết, Nga làm tất cả để thế giới không xuất hiện thêm những nước có vũ
khí hạt nhân mới, để hệ thống an ninh quốc tế được duy trì nguyên vẹn
Mỹ cho rằng việc rút khỏi Hiệp ước ABM dường như để chống lại các nguy cơ từ phía
những kẻ khủng bố quốc tế và từ những nước không lương thiện, đã không thuyết phục được ai.
Các hệ thống được lập nên trong khuôn khổ hệ thống phòng thủ chống tên lửa quốc gia của Mỹ viết
tắt là NMD chủ yếu để phòng chống lại vũ khí tên lửa – hạt nhân , thứ vũ khí mà những kẻ thù

1|Page




Họ và tên: Hoàng Việt Anh
Lớp: QTH 2B – K38.608.002
Khoa: Lịch sử
Trường: Đại Học Sư Phạm Tp HCM
Bài Kiểm Tra 60% LSQHQT

tưởng tượng của Mỹ không có và sẽ không bao giờ có. Sự kiện bi thảm ngày 11/9 cho thấy cần có
những phương pháp và phương tiện khác nhau để đấu tranh chống các nguy cơ khủng bố chứ không
phải bằng việc thiết lập Hệ thống phòng thủ chống tên lửa quốc gia.
Qua sự kiện 11/9, có thể thấy việc rút khỏi Hiệp ước ABM là sự quan tâm đến an nunh của
người Mỹ. Không quan trọng việc những tên bị bắt chỉ là tội phạm giả hay thứ yếu, điều chủ yếu là
làm xã xã hội đang bị náo động, nhận được liều thuốc an thần của mình.
Bằng việc từ chối tuân thủ Hiệp ước ABM, rõ ràng Mỹ đã đặt mục tiêu dài hạn của mình là “
cụ thể hóa” ưu thế quân sự - kĩ thuật khổng lồ của mình, làm vô hiệu hóa tiềm năng hạt nhân của
tất cả các cường quốc thành viên câu lạc bộ hạt nhân và bằng cách đó làm giảm nguy cơ bị đánh
đòn hạt nhân. Chính điều đó đã giải thích phản ứng đặc biệt kiềm chế và thận trọng của Trung
Quốc và Pháp đó là những nước không kí hiệp ước ABM, nhưng hiểu rõ rằng hành động của
Washington đang động chạm trực tiếp đến an ninh của họ. Đại đa số các nước vẫn chưa hết bàng
hoàng trước những tham vọng muốn thống trị thế giới của Mỹ và đồng mình của Mỹ trong NATO.
Về mặt luật pháp, các tham vọng đó đã được chính thức nêu lên tại cuộc gặp cấp cao của NATO tại
Washington năm 1999. Trước đây, dưới cái cớ để bảo đảm thành công cho chiến dịch “ Bão táp sa
mạc” Mỹ đã giành được quyền bố trí quân đội của mình tại các nước vùng Vịnh.
Việc mý rút khỏi Hiệp ước ABM đang làm dấy lên sự lo ngại về cách Washington xử sự đối
với các Hiệp định quốc tế khác, cho thấy Mỹ sẵn sang đơn phương phá bỏ mọi hiệp định, Mỹ mong
muốn đứng ngoài cơ sở pháp luật trong lĩnh vực chạy đua vũ trang và dành cho mình quyền tự do
hành động
Trong nhiều năm qua Nga và Mỹ đã tiến hành đàm phán đẻ xem xét lại Hiệp ước ABM. Nếu
Mỹ có thiện chí thì hai bên lẽ ra đã có thể tìm ra trên bàn đàm phán phương án thỏa mãn, đồng thời

không làm tổn hại uy tín của Nga. Tuy nhiên tổng thống Bush đã chọn phương pháp khác trong xây
dựng quan hệ với Nga. Để thể hiện thiện chí và mong muốn xây dựng quan hệ với Mỹ trên cơ sở tin
cậy lẫn nhau, Tổng thống Nga PuTin đã quyết định đóng cửa Trung tâm tình báo điện tử của Nga ở
ngoại ô Lahabana, Cuba. Ông có quyền hy vọng vào những biện pháp tương ứng từ phía Mỹ.

2|Page


Họ và tên: Hoàng Việt Anh
Lớp: QTH 2B – K38.608.002
Khoa: Lịch sử
Trường: Đại Học Sư Phạm Tp HCM
Bài Kiểm Tra 60% LSQHQT

MỸ RÚT KHỎI HIỆP ƯỚC ABM VÀ TƯƠNG LAI HỆ THỐNG PHÒNG THỦ
TÊN LỬA CHIẾN LƯỢC

Việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước ABM không làm lung lay gốc rễ tiến trình cắt giảm vũ trang Nga
– Mỹ. Nga phản ứng khá dè dặt trước việc Mỹ đơn phương tuyên bố rút khỏi Hiệp ước. Tổng thống
Nga Putin đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của Hiệp ươc ABM trong lĩnh vực kiểm soát và cắt
giảm vũ trang trên thế giới. Ông đã cho rằng Mỹ rút khỏi Hiệp ước ABM là sai lầm, song nó cũng
không đe dọa nền an ninh của nước Nga. Quan chức cấp cao Bộ Quốc Phòng Nga tuyên bố sự kiện
trên không hình thành mối đe dọa an ninh quân sự đối với Nga, bởi quân đội của Nga đã sớm đề
phòng, đã nghiên cứu và đè ra hàng loạt các biện pháp.
Rất rõ ràng, Mỹ đã làm riêng trong vấn đề phòng thủ tên lửa, quyết tâm trang bị hệ thống
NMD – hệ thống phòng thủ chống tên lửa quốc gia, cho nên việc Mỹ rút khỏi hiệp ước ABM là điều
khó tránh. Nguyên nhân đã khiến Nga nhiều lần thỏa hiệp cho đến lúc buộc phải chấp nhận việc Mỹ
rút khỏi Hiệp ước trên là:
+ Nga vẫn chưa đủ thực lực để cùng Mỹ “đối kháng cứng”
+ Matxcova cho rằng việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước ABM trong thời gian gần không đe dọa an ninh

của Nga
+Nga mong muốn cải thiện quan hệ để chấn hưng kinh tế
Nhưng rốt cuộc Hiệp ước ABM liên quan đến lợi ích chiến lược của cả hai bên. Cắt giảm vũ
khí tiến công chiến lược và cấm hệ thống tên lửa đạn đạo là mặt quan trọng của hệ thống kiểm soát
vũ trang Nga Mỹ. Mỹ đơn phương rút khỏi Hiệp ước khiến cơ sở luật pháp hạn chế hệ thống tên lửa
đạn đạo không còn nữa. Mỹ có thể mặc sức phát triển hệ thống NMD. Còn nước Nga quốc lực suy
3|Page


Họ và tên: Hoàng Việt Anh
Lớp: QTH 2B – K38.608.002
Khoa: Lịch sử
Trường: Đại Học Sư Phạm Tp HCM
Bài Kiểm Tra 60% LSQHQT

yếu, khả năng duy trì cân bằng chiến lực với Mỹ ở mức độ thấp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an
ninh quốc gia của Nga. Đồng thời việc làm của Mỹ cũng thách thức vị trí nước lớn của Nga. Tuy
Mỹ rút khỏi Hiệp ước ABM, nhưng hai nướ không có cách nào khác là cùng tồn tại và hợp tác, hai
bên sẽ cùng tìm ra điểm cân bằng chiến lược mới trên cơ sở mới. Nga có thể theo lập trường chiết
trung, không cự tuyệt cùng Mỹ hình thành khung chiến lược song phương mới.
Hiện nay, hai bên có khả năng bắt đầu sự hợp tác mới trên cơ sở mới. Tháng 11/2011, Tổng
thống Putin lần đầu tiên thăm chính thức Mỹ, Cuộc gặp cấp cao Nga – Mỹ lần này diễn ra trong bối
cảnh quan hệ hai nước ấm lên, tình hình quốc tế diễn ra những thay đổi mới sau “ sự kiện 11/9”
cũng là cuộc gặp gỡ cấp cao Mỹ - Nga lần thứ tư trong vòng một năm. Cuộc gặp gowc này tuy chưa
giải quyết được những bất đồng xung quanh Hệ thống phòng thủ chống tên lửa quốc gia, nhưng lại
đạt được thỏa thuận miệng về cắt giảm vũ khí chiến lược

QUAN HỆ NGA – MỸ TRƯỚC NGUY CƠ PHỔ BIẾN HẠT NHÂN

Thời kì chiến tranh lạnh đã kết thúc, kéo theo sự chấm dứt của những khái niệm “cân bằng

chiến lước” và “ hủy diệt có bảo đảm”. Trước nguy cơ tiềm tàng của vấn đề phổ biến hạt nhân, cả
Mỹ và Nga đều không thể bằng lòng với việc đơn phương ra quyết định, dù chỉ để thiết lập hệ thống
phòng thủ tên lửa hay cắt giảm các kho vũ khí hạt nhân. Tạp chí chính sách đối ngoại của Viện
nghiên cứu quan hệ quốc tế Pháp ( IFRI) đưa ra nhận xét trên và giải thích việc Nga Mỹ đều phải
quan tâm đến vấn đề hạt nhân là do tác động của nhiều yếu tố:
+ Thứ I là sự ra đời của “kỉ nguyên hạt nhân thứ 2” thể hiện ở các vụ thử hạt nhân ở Ấn Độ và
Pakistan cũng như vụ phóng tên lửa của Bắc Triều Tiên 1998. Phổ biến vũ khí hạt nhân lúc đó
không những là một thực tế mà còn là lý do giải thích vì sao Mỹ quyết tâm thiết lập lá chắn phòng
thủ tên lửa.
+ Thứ II là thất bại được thừa nhận của Mỹ và Nga trong việc thiết lập cơ chế đối ngoại tích
cực. Đối với nhiều nhà quan sát của Nga cũng như của phương Tây, việc tháng 11/ 1999, Tổng

4|Page


Họ và tên: Hoàng Việt Anh
Lớp: QTH 2B – K38.608.002
Khoa: Lịch sử
Trường: Đại Học Sư Phạm Tp HCM
Bài Kiểm Tra 60% LSQHQT

thống Elsin, sau khi phương Tây phê phán Nga can thiệp quân sự vào Tresnia, đã tuyên bố rằng Mỹ
“không nên quên Nga là một cường quốc hạt nhân”, là sự quay trở lại của chiến tranh lạnh
+ Thứ III là những tiến bộ liên tiếp trong suốt thập kỉ 90 của Trung Quốc với sức nặng của
nước này ngày càng tăng trên trường quốc tế, mối quan hệ song phương với Mỹ được cải thiện và
sự thay đổi của thế cân bằng tam giác giữa Bắc Kinh, Matxcova và Washington. Vấn đề Đài Loan
cũng trở nên gay gắt đến mức không loại trừ khả năng xảy ra một cuộc đối đầu Trung – Mỹ với mùi
hạt nhận.
Điều đáng lo ngại là những yếu tố trên, các chuyên gia quân sự và quan chức Nga kết luận rằng
trong thế kỉ mới bắt đầu, hạt nhân có thể được sử dụng.


DỰ ÁN PHÒNG THỦ TÊN LỬA CỦA MỸ TRONG CON MẮT CỦA NGA

Người Nga có ba nhận xét đối với dự án phòng thủ tên lửa của Mỹ:
+ Thứ I, Mỹ đã thổi phồng một cách không cần thiết nguy cơ phổ biến vũ khí đạn đạo và coi
đó là mối đe dọa thực tế
+ Thứ II, những người ủng hộ dự án của Mỹ tỏ ra không thành thực khi cho rằng hệ thống đó
chỉ nhằm mụ đích bảo vệ nước Mỹ chống lại các “nhà nước không lương thiện”. Tại Matxcova,
người ta còn nghĩ Mỹ lo ngại Nga, thậm chí cả Trung Quốc, còn hơn cả Bắc Triều Tiên hay Iran
+ Thứ III, động cơ thực sự của Mỹ là làm sao để lãnh thổ Mỹ không bị tấn công và đào sâu
chiếc hố ngăn cách về mặt công nghệ giữa Mỹ và các nước khác trên thế giới thông qua các khoản
chi khổng lồ. Cũng theo các nhà phân tích Nga, mối quan tâm của Matxcova đối với dự án phòng
thủ tên lửa của Mỹ phụ thuộc vào một số biến thiên:
*Thứ nhất: là chính quyền Mỹ đã quyết tâm tới mức nào trong việc triển khai hệ thống
NMD, vì như vậy sẽ vi phạm hiệp ước ABM, thâm chí phải hủy bỏ hiệp ước này

5|Page


Họ và tên: Hoàng Việt Anh
Lớp: QTH 2B – K38.608.002
Khoa: Lịch sử
Trường: Đại Học Sư Phạm Tp HCM
Bài Kiểm Tra 60% LSQHQT

*Thứ hai: là chính quyền Mỹ sẽ triển khai hệ thống nào, theo ba giai đoạn và có dựa trên
hệ thống phòng thủ trên mặt đất như của Tổng thống Clinton; hay đánh chặn tên lửa ngay khi
mới được phóng đi như của Tổng thống Bush. Các chuyên gia còn kết luận rằng trong nhiều
thập kỉ tới, Mỹ sẽ vẫn chưa đủ khả năng để đánh chặn đòn đánh trả dù còn yếu của Nga
*Thứ ba: là dự án Phòng thủ tên lửa quốc gia (NMD) chỉ có thể được hoàn thành trong 15

– 20 năm và như vậy sẽ có tác dộng như thế nào đối với khả năng răn đe của Nga đối với Mỹ.
Sau khi nghiên cứu khả năng “đánh trả tương xứng”, Nga đã lựa chọn một phương án đánh trả
đơn giản bằng cách kết hợ các loại tên lửa Topol và SS-19
*Thứ tư: là việc Nga cảnh báo phương Tây sau khi NATO can thiệp vào Kosovo, đã
kích động các “nhà nước không lương thiện” trang bị vũ khí hạt nhân và tên lửa để chống lại
các cuộc tấn công từ trên không,có thể xảy ra. Trung Quốc cũng đáp lại việc Mỹ triển khai hệ
thống phòng thủ tên lửa bằng cách phát triển tên lửa đạn đạo của mình, từ đó dần dần đạt thế
ngang bằng chiến lược với Nga và làm Nga mất đi một trong những lợi thế cuối cùng mà Nga
còn giữ được. Song quyết định của Trung Quốc lại khiến Ấn Độ phản ứng và phản ứng của
Ấn Độ lại tác động đến Pakistan…
Mỹ thì vẫn khẳng định sẽ triển khai hệ thống phòng chống tên lửa. Sự thay đổi cán cân lực
lượng trong Thượng viện Mỹ ít nhiều đã làm Nga hi vọng có thể ngăn chặn được dự án này, nhưng
ảo tưởng đó đã mau chóng tiêu tan. Tuy nhiều Đồng Minh của Mỹ tỏ ra nghi ngờ và bi quan với dự
án NMD, song trên thế giới không thể xuất hiện một liên minh chống lại các dự án của Mỹ

CHIẾN LƯỢC VÀ CHIẾN THUẬT CỦA NGA

Trong bối cảnh đó, Nga đã rút ra kết luận rằng áp lực bên ngoài là không đủ điều kiện quyết
định số phận của dự án NMD, và đi đến quyết định theo đuổi hai mực tiêu:

6|Page


Họ và tên: Hoàng Việt Anh
Lớp: QTH 2B – K38.608.002
Khoa: Lịch sử
Trường: Đại Học Sư Phạm Tp HCM
Bài Kiểm Tra 60% LSQHQT

+ Một mặt làm thế nào để các chương trình phòng thủ tên lửa của Mỹ không đụng chạm đến

khả năng răn đe của Nga
+ Mặt khác buộc Mỹ phải cắt giảm đáng kể kho vũ khí hạt nhân
Lúc đầu, Chính phủ Nga không chấp nhận giả thuyết sửa đổi Hiệp ước ABM vì cho rằng như
vậy sẽ gây nguy hiểm cho toàn bộ chính sách kiểm soát vũ khí. Nếu lập trường này không mang lại
kết quả thì giới quân sự Nga ủng hộ việc rút khỏi Hiệp định START- II để có thể cơ cấu lại lực
lượng hạt nhân của Nga. Lực lượng hạt nhân chiến lược không còn là một “binh chủng” nữa và tầm
quan trọng của lực lượng này cũng giảm rất nhiều. Chính vì nhiều nguyên nhân- trong đó có vấn đề
kinh tế tài chính nên Nga không còn đủ khả năng duy trì lực lượng này ở mức tối đã như quy định
trong các Hiệp định START. Trong bối cảnh đó, xu thế chủ đạo ở Nga là tiếp tục cùng Mỹ cắt giảm
vũ khí và chỉ giữ lại 1500 đầu đạn hạt nhân, thậm chí ít hơn, và đạt được một Hiệp ước hoàn chỉnh,
bởi Nga, không như Mỹ, còn rất ít, hoặc thậm chí không còn khả năng tái lập một lực lượng chiến
lược lớn hơn. Bất đồng giữa Nga và Mỹ về phòng thủ tên lửa có nguy cơ dẫn đến một cuộc đối đầu
mới, nhưng cũng có thể là cơ sở cho một mối quan hệ hợp tác mới, thậm chí là liên minh mới, với
đề nghị của Nga thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa chiến trường ở Chấu Âu. Tuy đã bị phương
Tây bác bỏ ngay lập tức vì bị coi không những là không thể thực hiện được mà còn nhằm mục đích
phá hoại sự thống nhất của NATO và giành một số thị phần nghiên cứu một cách nghiêm túc ở cả
Phương Tây lẫn Nga. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia Nga tỏ ra hoài nghi về đề nghị này, thậm chí có
người còn nghĩ rằng đề nghị đó có thể gây phương hại tới ổn định chiến lược hiện nay
Nếu xem xét kĩ cụ thể đề nghị của Nga , ta sẽ thấy điều đó sẽ đưa đến ba thay đổi lớn:
+ Sự xích lại gần nhau giữa các cơ quan tình báo của Nga và NATO thông qua cách đanh giá
chung về mối nguy hiểm
+ Sự tăng cường phối hợp hành động trong lĩnh vực chính trị thông qua các cơ chết chặt chẽ
về tham khảo ý kiến và cũng ra quyết định

7|Page


Họ và tên: Hoàng Việt Anh
Lớp: QTH 2B – K38.608.002
Khoa: Lịch sử

Trường: Đại Học Sư Phạm Tp HCM
Bài Kiểm Tra 60% LSQHQT

+ Sự ra đời của Liên Minh quân sự thật sự thông qua việc cùng sản xuất và phát triển các hệ
thống phòng thủ tên lửa cũng như hệ thống chỉ huy và quản lý chung các lực lương hạt nhân. Nói
cách khác đó là việc để cho Nga gia nhập NATO

PHÁC THẢO MỐI QUAN HỆ NGA – MỸ

Các vụ khủng bố ngày 11/9/2011 đã làm thay đổi sâu sắc bối cảnh chiến lược thế giới. Lần
đầu tiên từ năm 1945, mối đe dọa mới đã khiến Mỹ và Nga gắn bó với nhau, phối hợ chặt chẽ hơn
và làm xuất hiện khả năng nảy sinh một mối quan hệ có thể tồn tại dưới hình thức liên minh. Nếu xu
hướng đó trở thành sự thật thì mối quan hệ giữa Nga và phương Tây sẽ bước vào một kỉ nguyên
mới. Trong trường hợp đó, toàn bộ các vấn đề phòng thủ an ninh, từ các học thuyết quân sự đến
chính sách kiểm soát vũ khí, sẽ phải sửa đổi về cơ bản để tính tới việc Nga có thể gia nhập một hệ
thống an ninh chung với Phương Tây.
Chính sách kiểm soát vũ khí có tử thời Chiến tranh Lạnh sẽ dần đi vào dĩ vãng, trước hết là
do Chiến tranh Lạnh đã kết thúc, sau đó là sự xuất hiện của một thế cân xứng ngày càng tăng giữa
các nước trụ cột trước đây là Nga và Mỹ. Trước mối đe dọa mới và do bối cảnh quốc tế mới, Nga,
Mỹ, và Châu Âu phải cùng nhau tìm ra một hình thức mới bảo đảm ổn định trong thế kỷ XXI. Về
phương diện lịch sử, chính sách kiểm soát vũ khí được soạn thảo trên cơ sở tình hình xung đột. Mối
quan hệ của Nga và phương Tây không còn sự trên logic xung đột đó nữa, cũng không được kiến
tạo theo nguyên tắc an ninh chung nữa. Mười ngày trước khi xảy ra vụ khủng bố của Mỹ, không
quân Nga đã thử nghiệm hệ thống phòng thủ chống lại một cuộc tiến công phối hợp của NATO ở
phía tây và một cuộc tấn công của Taliban ở phía nam. Đồng thời, Bộ tham mưu liên quân Mỹ
không đồng ý giảm số đầu đạn hạt nhân xuống mức 2000 để duy trì khả năng đánh được toàn bộ các
mục tiêu của Nga. Như vậy cần phải có những hình thức hợp tác mới để kiểm soát các yếu tố đối
đầu tiềm ẩn và xây dựng một cơ cấu an ninh mới

8|Page



Họ và tên: Hoàng Việt Anh
Lớp: QTH 2B – K38.608.002
Khoa: Lịch sử
Trường: Đại Học Sư Phạm Tp HCM
Bài Kiểm Tra 60% LSQHQT

Do ở thế yếu nên Nga, dù quyết định đi tới liên minh với phương Tây, vẫn muốn nhận được
sự bảo đảm dưới một hình thức bắt buộc về phương diện pháp lý. Còn Mỹ, ở trên thế mạnh, chỉ
muốn được rảnh tay để đối phó với mọi tình huống bất trắc mới. Trái với tình hình cân bằng về
quân sự giữa hai cường quốc, Mỹ Nga hiện đang ở vào vị thế không cân xứng về khả năng quân sự.
Muốn có được đảm bảo của cả đôi bên thì phải tăng cường chia sẻ thông tin và phát triển các dự án
chung trong lĩnh vực phòng thủ để tăng cường lòng tin. Yếu tố này là vô cùng quan trọng vì nó giúp
sưởi ấm mối quan hệ mà đã bị vấy bẩn bới mối nghi ngờ sâu sắc của giới phòng thủ Nga đối với ý
đồ của Mỹ và ngược lại, đồng thời tạo cơ sở vững chắc cho sự hợp tác Nga – Mỹ trong vấn đề an
ninh. Muốn xây dựng kiểu quan hệ chiến lược mói đó cần xem xét lại các chiến lược răn đe hạt
nhân để tính tới các lợi ích chính trị có thể khác nhau nhưng không còn đối lập nhau nữa. Nga đưa
ra khái niệm “răn đe có kiểm soát” để thay cho khái niệm “hủy diệt lẫn nhau có bảo đảm”. Khái
niệm đó có thể còn chưa rõ ràng, nhưng ý đồ thay đổi là đáng được quan tâm chứ không phải là từ
ngữ được sử dụng. “ Hủy diệt lẫn nhau có bảo đảm” có thể duy trì hòa bình giữa hai siêu cường,
nhưng ngày nay đã không còn ý nghĩa nữa. Đối đầu hạt nhân tiềm ẩn phải được xóa bỏ dần dần và
vĩnh viễn để giúp nảy sinh sự tin tưởng thực sự giữa Nga và Mỹ.
Việc Nga gia nhập NATO, như một số quan chức cấp cao của Nga mong muốn, không thể
diễn ra ngày một ngày hai. Ngày cả khi đó là mục tiêu trung hạn thì cũng cần phải có một giai đoạn
chuyển tiếp và cần có hai sự thay đổi lớn:
+ cải tổ mối quan hệ giữa chính quyền quân sự của Nga
+ Đổi mới phương thức quan hệ giữa Nga và NATO
Để đối phó với tình trạng phổ biến vũ khí, Mỹ, Châu Âu và Nga cần phối hợp hành động về
phương diện chính trị và ngoại giao. Một trong những lĩnh vực tiềm tàng của sự hợp tác đó là chế

độ kiểm soát xuất khẩu. Ở đây Iran là khâu chủ chốt. Matxcova và Washington phải cùng nhau hành
động để giảm bớt và loại trừ những mối nghi ngại. Mặt khác, cần giúp đỡ Bắc Triều Tiên thoát khỏi
tình trạng cô lập. Về mặt nguyên tắc, tất cả quyền lợi của các cường quốc chính kể cả Trung Quốc
đều có liên quan đến vấn đề này. Nhưng cần phải tránh hai loại ý định đó là: loại trừ một trong số

9|Page


Họ và tên: Hoàng Việt Anh
Lớp: QTH 2B – K38.608.002
Khoa: Lịch sử
Trường: Đại Học Sư Phạm Tp HCM
Bài Kiểm Tra 60% LSQHQT

các nước này khỏi tiến trình như đã từng làm với Nga khi đưa ra dự án phát triển năng lưởng bán
đảo Triều Tiên (KEDO) và sử dụng Bắc Triều Tiên như một con bài để chống lại các dự án phòng
thủ tên lửa của Mỹ. Một trong những thành quả chính của sự hợp tác này có thể là việc lập ra một
trung tâm tình báo về hoạt động hạt nhân hay đạn đạo. Cũng sẽ rất có lợi nếu trung tâm này có cơ
cấu 3 bên : Mỹ, Nga, Châu Âu ngày khi được thành lập. Thành phần quân sự của sự hợp tác này bao
gồm một hệ thống phòng thủ tên lửa chung có khả năng trước hết bảo vệ các vungc lãnh thổ và
quân đội chống chọi mọi cuộc tấn công bằng tên lửa, ở mức độ chiến thuật và cao hơn nữa. Làm
thất bại mọi vụ mặc cả hạt nhân mang tính toàn cầu. Trước nguy cơ phổ biến lan tràn của vũ khí hạt
nhân, đã đến lúc Washington và Matxcova phải hành động để tạo điều kiện thuận lợi cho một sự
hợp tác mới về an ninh; đáp ứng tốt hơn đòi hỏi của bối cảnh thế giới mới.
Có một nghịch lý chính trị chưa từng thấy. Trước khi bắt đầu chuyến đi tới Washington, Bộ
trưởng quốc phòng Ivanop đã tiên đoán trước sự thất bại của chuyến đi. Ông nói: “Tôi không chờ
đợi trong vòng 2-3 ngày chúng tôi có thể thỏa thuận dứt điểm nọi dung của văn bản. Điều đó không
thể đạt được”
Ngày đầu tiên cuộc đàm phán đã khẳng định điều mà ông Ivanop tiên đó. Lần đầu tiên, Bộ
trưởng Ivanop mang theo một dự thảo, mà trong đó người ta đã biết rõ rằng những bất đồng mang

tính nguyên tắc từ cả hai phía về hai vấn đề quan trong nhất. Một là Nga muốn có được cam kết
bằng văn bản về Hệ thống phòng thủ chống tên lửa quốc gia của Mỹ sẽ không mang tính chiến lược.
Hai là Nga phải có được cam kết về việc những đầu đạn hạt nhân cũng cắt giảm nhất định phải hủy
bỏ ngay
Vấn đề thứ nhất, Mỹ đưa ra logic của riêng mình : Chẳng có ý nghĩa gì khi bàn về vấn đề này,
bởi vì cho đến nay, những đầu óc thông thái nhất của Washington cũng không thể phác họa một
cách cụ thê diện mạo của Hệ thống phòng thủ chống tên lửa quốc gia khét tiếng này. Cũng cần ít
nhất vài năm để có thế thảo ra khái niệm cụ thể về hệ thống này.
Theo các chuyên gia hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược có nghĩa là đưa vào vũ trụ các
phương tiện giết người, có khả năng đẩy lui đòn tiến công tên lửa hạt nhân tổng lực. Nói cách khác,

10 | P a g e


Họ và tên: Hoàng Việt Anh
Lớp: QTH 2B – K38.608.002
Khoa: Lịch sử
Trường: Đại Học Sư Phạm Tp HCM
Bài Kiểm Tra 60% LSQHQT

Maxcova yêu cầu xem xét phương án giả thuyết có thể thay thế cho hệ thống kiềm chế và đối trọng
đã bị mất đi do Hiệp ước về chống tên lửa đạn đạo, được kí kết giữa hai cườn quốc Liên Xô và Mỹ
năm 1972, đã không còn hiệu lực. Người Mỹ đã trả lời một cách hợp lẽ rằng, nói chung họ không tư
duy về hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược, họ chỉ quan tâm tới việc bảo vệ vũ trụ khỏi những
đòn tấn công tên lửa của những nhà nước”không lương thiện”
Về việc hủy bỏ những đàu đạn hạt nhân, phía Mỹ cho rằng chẳng nên hủy bỏ những chi tiết
kĩ thuật phức tạp này làm gì, bởi đó là tiền của. Có thể cất giữ một phàn nhất định với số vũ khí này,
như thế là tiết kiệm, và họ cũng khuyên Nga nên hành động như vậy. Trong số các chuyên gia Nga,
có những người giữ chức vụ cao cũng đồng tình với quan điểm nói trên. Tuy nhiên, Bộ Tổng Tham
Mưu Nga vẫn cực lực phản đối vấn đề này và sẽ không chịu nhượng bộ

Nói chung, lịch sử gắn liền với thất bại của Nga cách đây không lâu trong cuộc đấu tranh
nhằm duy trì Hiệp ước về chống tên lửa đạn đạo 1972 đang được tái diễn lại. Ở Matxcova đã từng
có khẩu hiệ “ Sẽ không có bất cứ sự nhượng bộ nào”. Tuy nhiên khi Tổng thống Bush vẫn tuyên bố
về việc đơn phương rút khỏi Hiệp ước này thì các nhà chính trị, các tướng lĩnh Nga đã thú nhận với
nhau rằng đáng lẽ ra có thế nhượng bộ chút ít và bằng cách ấy có thể duy trì bản Hiệp ước này ít
nhấ là 15 -20 năm, và có được đòn bẩy để không cho phép Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa
chiến lược

MỸ - NGA VÀ HIỆP ƯỚC MỚI VỀ KIỂM SOÁT VŨ KHÍ CHIẾN LƯỢC

Trong một cử chỉ nhượng bộ Matxcova, Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell nói rằng thỏa hiệp
mới về vấn đề kiểm soát vũ khí chiến lược đang được thương thảo giữa hai nước sẽ mang mình thức
một văn kiện có tính chăt ràng buộc trên phương diện pháp lý.

11 | P a g e


Họ và tên: Hoàng Việt Anh
Lớp: QTH 2B – K38.608.002
Khoa: Lịch sử
Trường: Đại Học Sư Phạm Tp HCM
Bài Kiểm Tra 60% LSQHQT

Trong hành động nhằm căt bỏ một chướng ngại quan trọng trên đường đi tới một Hiệp ước
mới với Nga về vấn đề kiểm soát vuc khí chiến lược, Chính phủ Bush cho biết Mỹ sẵn sàng chấp
nhận bản thỏa hiệp như là một văn kiện có tính chất ràng buộc về mặt pháp lý, dù đó là một Hiệp
ước hay một thỏa hiệp hành pháp. Trước đây, Matxcova lấy làm quan ngại về lời tuyên bố của các
viên chức chính phủ Mỹ nói rằng mỗi bên có thể tự quyết định số lượng đầu đan hạt nhân cần phải
giữ lại và chỉ cần thông báo với phía bên kia quyết định của mình. Một số nhân vật Mỹ chủ trương
kiểm soát vũ khí cũng đã bày tỏ sự nghi ngại đối với một dàn xếp quá tự do và dễ dãi như vậy như

Thượng nghị sĩ Joseph Biden, Chủ tịch Ủy Ban Đối Ngoại Thượng viện đã làm tại mọt bản điều
trần của Ngoại trưởng Colin Powell về ngân sách 25 tỉ USD dành cho Bộ ngoại giao cả Mỹ trong
năm sau. Ngoại trưởng Powell đã ca ngợi chiều hướng tích cực trong quan hệ Nga – Mỹ từ sau cuộc
tấn công khủng bố và cho biết Chính Phủ Mỹ sẽ đáp ứng mối quan ngại của Matxcova bằng cách
chấp nhận một thỏa hiệp có tính ràng buộc về mặt pháp lý
Hai bên cũng đã thỏa thuận trên đại cương sẽ cắt giảm kho vũ khí hat nhân. Chính phủ Bush
đề nghị giữ lại làm dự trữ một số đầu đạn đã tháo gỡ nhưng phái Matxcova bác bỏ, muốn phả hủy
hết.

TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC CẮT GIẢM VŨ KHÍ TIẾN CÔNG CHIẾN LƯỢC NGA
– MỸ

Việc Nga kí kết Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược với Mỹ, cùng với NATO
thành lập hội đồng chung Nga – NATO chứng tỏ Nga đã nghiêng về Phương Tây, quan hệ tam giác
Nga – Trưng Quốc – Mỹ đã thay đổi
Hơn 200 năm trước đây Pie đại đế của Nga thực hiện cuộc cách mạng mới nghiêng hằn về
phương Tây, và Nga cũng đang bắt đầu một vòng “ Tây hóa mới” mà Ngoại trưởng Anh cho rằng
với sự gia nhập phương Tây của Nga, Chiến tranh Lạnh đã hoàn toàn bị chôn vùi

12 | P a g e


Họ và tên: Hoàng Việt Anh
Lớp: QTH 2B – K38.608.002
Khoa: Lịch sử
Trường: Đại Học Sư Phạm Tp HCM
Bài Kiểm Tra 60% LSQHQT

Sau khi lên cầm quyền, Tổng thống Putin đề xuất chiến lược coi trọng cả Châu Âu và Châu Á,
hòa nhập với Châu Âu, tiến vào Châu Á, triển khai chính sách Ngoại giao đã cực hóa theo đó làm

nổi bật vị trí, vai trò của Nga. Nhưng Nga đang đứng trước ba ngã đường, vì vậy việc Nga nghiêng
về phía nào đều tác động lớn tới chiến lược của thế giới.
Sau chuyến thăm Mỹ 2001, Tổng thống Putin hầu như lựa chọn con đường mà Pie đại đế
trước đây đã đi: thân phương Tây. Trước đây Nga phản đối Mỹ bố trí hệ thống phòng thủ tên lửa,
cùng với Trung Quốc ngăn chặn Mỹ ở Liên Hợp Quốc, nhưng sau đó Tổng thống Putin quay hẳn
180 độ, mặc nhiên để Mỹ rút khỏi Hiệp ước ABM khiến Bắc Kinh hẫng hụt và có cảm giác “bị bỏ
rơi”
Nga lựa chọn phương Tây bởi ngày càng có nhiều chính sách Nga cảnh giác với Trung Quốc,
cho rằng Bắc Kinh là kẻ thù tiềm tàng của Nga mặc dù Nga và Trung Quốc đã kí Hiệp ước hữu nghị
Họ cho rằng trong quan hệ Nga – Trung, cuối cũng Trung Quốc sẽ được lợi, Nga thua thiệt.
Các nhà hoạch định chính sách của Nga đã cho rằng họ lag người Châu Âu và xem xét quan hệ với
Trung Quốc ở cách nhìn của người Châu Âu.
Sau khi kí kết hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược kí kết với Mỹ, Nga đã hy vọng
vực dậy nền kinh tế yếu kém và điều chỉnh lại chiến lược trên các mặt:
+ Về kinh tế: Thông qua hợp tác với Mỹ và phương Tây, Nga có thể nhận được sự giúp
đỡ từ ngân hàng thế giới. Quỹ tiền tệ thế giới. giúp nền kinh tế Nga thoát khỏi khó khăn
+ Về chính trị, ngoại giao: Thông qua Mỹ và Liên minh Châu Âu, hợp tác với NATO,
Nga có thể thực hiện vai trò nước lớn và vị trí quan trọng trên trường thế giới
Về chiến lược an ninh: Nga ngày càng nhận thấy có lợi ích chiến lược chung với Mỹ và
phương Tây trong hoạt động chống khủng bố. Nga cảm thấy bức xúc trong vấn đề Tresnia, vì
vậy cho rằng cần có liên hệ chiến lược với Mỹ trong hoạt động khủng bố

13 | P a g e


Họ và tên: Hoàng Việt Anh
Lớp: QTH 2B – K38.608.002
Khoa: Lịch sử
Trường: Đại Học Sư Phạm Tp HCM
Bài Kiểm Tra 60% LSQHQT


Người chịu tác động đầu tiên của Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược Nga – Mỹ là
Trung Quốc. Nếu Nga – Mỹ hợp tác với nhau trong việc bố trí tên lửa hạt nhân thì hơn 20 hạt nhân
tên lửa tầm xa mang đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc trên thực tế là mất giá trị. Việc Nga ngả theo
Mỹ và thành lập Hội đồng Nga – NATO được coi như xác định quan hệ đối tác chiến lược Nga –
phương Tây. Vì vậy quan hệ Nga – Trung chống Mỹ trở nên mờ nhạt. Hơn nữa theo Hiệp ước mới
Nga- Mỹ, Mỹ có thể tăng số lượng vũ khí hạt nhân của mình nếu Trung Quốc tăng cường đe dọa
tên lửa vào Mỹ, vì vậy trong 10 năm tới kể từ thời điểm đó, nếu Trung Quốc đe dọa vũ lực đối với
Đài Loan thì Mỹ có thể tăng hơn nữa số tên lửa và vũ khí hạt nhân hoặc bố trí lại những tên lửa đã
cắt giảm được lưu giữ nhằm đối phó với chiến tranh ở hai eo biển
Sau Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược Nga – Mỹ, Nga đã bố trí lại chiến lược trên
các mặt, buộc Trung quốc phải tính toán lại ưu thế và chiến lược của mình cục diện chính trị quốc tế
đặc biệt la trong quan hệ 3 nước lớn Trung Quốc – Nga – Mỹ
Ngày 25/5/2002. NATO và Nga đã kí kết Hiệp định hợp tác chặt chẽ trong khi quan hệ Nga
Mỹ đang ở thời điểm nồng ấm nhất. Ngày 16/5/2002, 5 chiếc máy bay do thám AWACS của NATO
sau một thời gian làm nhiệm vụ bảo vệ bầu trời Mỹ đã trở về căn cứ ở Đức. Sự kiện này được coi
như dấu hiệu chấm dứt vai trò của NATO trong Liên Minh chống khủng bố của Mỹ hình thành sau
vụ khủng bố 11/9. Sau đó, Hội nghị Bộ Trưởng Ngoại giao các nước NATO tại Reykiavik đã quyết
định sẽ cho ra đời những quyết định quan trong tại Hội nghị Thượng đỉnh NATO tại Praha vào
tháng 11. Từ ngày 16/5/2002 biểu hiện đầu tiên của NATO là đã kí kết với Nga Hiệp định hợp tác
ngày 25/5/2002 dưới sức ép của Anh và Mỹ. Theo Hiệp định này không nhất thiết Nga phải là thành
viên cyar NATO. Vấn đề hai bên sẽ có những quyết định chung trong khuôn khổ NATO -20 về
những vấn đề lợi ích chung như khủng bố, kiểm soát khủng hoảng, chống phổ biến vuc khí giết
người hàng loạt. Mặc nhiên, Hội đồng Nga – NATO không có quyền đưa ra những quyết định làm
phương hại đến quyền tự quyết định của NATO như vấn đề mở cửa Liên minh sang phía đông hay
chủ trương phòng thủ tập thể.

14 | P a g e



Họ và tên: Hoàng Việt Anh
Lớp: QTH 2B – K38.608.002
Khoa: Lịch sử
Trường: Đại Học Sư Phạm Tp HCM
Bài Kiểm Tra 60% LSQHQT

Đối với Nga, việc Tổng thống Mỹ Bush, Tổng thư kí NATO Robertson hay Ngoại trưởng
Mỹ Colin Powell nói đến cụm từ “ chôn vùi vĩnh viễn Chiến tranh Lạnh” làm cho họ ít nhiều khó
chịu. Họ phải làm thinh vì tiềm lực quân sự của NATO hơn hẳn. Ông Xecgay Cooctunop, phó giám
đốc Viện nghiên cứu chính sách đối ngoại của Nga nói “ Chúng tôi hy vọng rằng trong cơ cấy quân
sự mới này, NATO sẽ không đặt chúng tôi trước việc đã rồi như trước đây”. X. Cooctunop muốn
ám chỉ hành động của NATO trong cuộc chiến tranh Nam Tư.
NATO biết Nga đang có tham vọng lớn và rất rõ ràng là thiết lập một trật tự thế giới mới về
an ninh chủ yếu dựa trên trục Nga – Mỹ và Mỹ rất cần những đối tác chắc chắn không phải chỉ Tây
Âu mà cả Nga. Vì vậy quan hệ liên minh Đại Tây Dương sẽ nhường chỗ cho quan hệ Âu – Á – Đại
Tây Dương
Về việc Nga đồng ý cắt giảm vũ khí hạt nhân quả thực là đã có sự nhượng bộ đối với Mỹ, xuất
phát từ thực tế Nga xem xét hiện trạng của mình. Sức mạnh tổng hợp của Nga và Mỹ chênh lệch
nhau quá lớn. Năm 2001 GDP của Nga là 300 tỷ USD, trong đó Mỹ là 8000 tỷ USD; chi phí quân
sự của Mỹ là 328 tỷ USD tương đương với giá trị Tổng sản phẩm quốc nội của Nga. Với việc kí kết
“ Hiệp ước Matxcova” Nga đã phải thừa nhận Mỹ là nước siêu cường duy nhất trên thế giới, Nga
buộc phải từ bỏ chủ nghĩa bá quyền và chính sách đối ngoại mở rộng trong thời kì Liên Xô cũ, để ra
sức phát triển kinh tế, hòa nhập với thế giới
Một điều đáng chú ý là trong cuộc họp báo chung với Tổng Thống Bush ngày 25/12/2002, sau
khi hai bên kí kết Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược, Tổng Thống Nga Putin đã tỏ ra lo
ngại về việc Mỹ mở rộng kĩ thuật tên lửa đạn đạo tới Đài Loan; trước đó, trong cuộc hội đàm với
Tổng thống Phần Lan tại Xanh Pêtecbua, Tổng thống Putin cũng nhấn mạnh: “ Tung Quốc là đối
tác quan trọng của Nga
Trong cuộc họp báo chung, khi Tổng thống Bush đề cập tới việc yêu cầu Nga ngừng mở rộng
kĩ thuật tên lửa tới Bắc Triều Tiên, Tổng thống Putin đã chuyển chủ đề này sang vấn đề Đài Loan,

ông nói Nga cũng lo ngại về vấn đề tên lửa đạn đạo ở một số nước và khu vực trên thế giới hiện
nay, như vấn đề bố trí tên lửa đạn đạo ở Đài Loan. Điều này cho thấy Tông thống Putin đã chỉ roc

15 | P a g e


Họ và tên: Hoàng Việt Anh
Lớp: QTH 2B – K38.608.002
Khoa: Lịch sử
Trường: Đại Học Sư Phạm Tp HCM
Bài Kiểm Tra 60% LSQHQT

ràng có một số người Mỹ đã chủ trương đưa Đài Loan vào hệ thống phòng thủ tên lửa chiến trường
của Mỹ (TMD). Điều đó cho thấy Nga vừa muốn mở cửa sang phương Tây và cũng mở cửa sang
phương Đông. Chính sách ngoại giao của Nga là bảo vệ lợi ích của mình
Nga hòa nhập với phương Tây nhưng Nga không hẳn là phương Tây. Sau khi Liên Xô giải
thể, Nga đã tiếp nhận hầu hết đất đai của Liên Xô trước đây và là thành viên của Hội đồng Bảo An
Liên hợp Quốc, Nga đang muốn tìm ra con đường để phát triển đất nước. Phương hướng của Tổng
thống Putin rất rõ ràng, Nga cần phải theo kịp tiến trình toàn cầu hóa, Nga cần hòa bình và môi
trường thuận lợi. Chính vì thế, một mặt Nga cần phải đây nhanh việc xây dựng nền kinh tế thị
trường, mặt khác Nga cần phát triển mối quan hệ bình thường với các nước phương Tây để có được
nguồn vốn và kĩ thuật từ các nước này. Trên thực tế , cũng giông như Trung Quốc từng làm. Chỉ
cần xem kim nghạch thương mại rất lớn giữa Trung Quốc với Mỹ, Liên mình Châu Âu và Nhật bản
và Trung Quốc đang trở thành “ công xưởng của thế giới” thì có thể thấy rằng một đất nước Trung
Quốc mở cửa thì không thể để bị đứng ngoài rìa.
Từ lâu Nga đã không còn nằm trong kế hoạch chính sách ngoại giao của Mỹ, Tổng thống
Georgae Bush đã đồng ý thăm Nga và có cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Putin. Đây thực sự là
một thắng lợi lớn của Putin. Ngoài ra Tổng thống Putin còn thuyết phục được Tổng thống Bush kí
hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân, theo đó ép buộc Mỹ phải thừa nhận Nga là đối tác ngang hàng
với Mỹ

Tổng thống Putin còn tận dụng cuộc họp cấp cao để thúc đẩy mối quan hệ cá nhân với tổng
thống Bush. Trước đó Tổng thống Putin đã có 4 lần gặp tổng thống Bush. Trong cuộc họp cấp cao
diễn ra trong 4 ngày, hai bên cũng đạt được kết quả duy nhất đó là kí kết Hiệp ước cắt giảm vũ khí
tiến công chiến lược và một số thành quả khác.
Theo Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược, trước năm 2012, đầu đạn hạt nhân của
hai nước này sẽ chỉ giảm tới mức còn 1700 – 2200 quả. Tổng thống Bush và Tổng thống Putin đều
cho rằng Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược này là dấu chấm hết cho cuộc Chiến tranh
Lạnh.

16 | P a g e


Họ và tên: Hoàng Việt Anh
Lớp: QTH 2B – K38.608.002
Khoa: Lịch sử
Trường: Đại Học Sư Phạm Tp HCM
Bài Kiểm Tra 60% LSQHQT

Việc Nga – Mỹ muốn là bạn của nhau thực sự rất khó bởi vì hai nước vẫn còn nhiều bất đồng
trên nhiều vấn đề, quy mô hợp tác song phương còn rất nhỏ. Trong thời gian diễn ra Hội nghị cấp
cao, Tổng thống Bush đã tỏ ý “chỉ trích” Nga trong việc tiếp tực hợp tác với Iran, bán vũ khí cho
Iran, giúp Iran chế tạo vũ khí hạt nhân chiến lược nâng tiềm lực quân sự của Teheran. Tuy nhiên,
Tổng thống Putin cho rằng việc Nga và Iran hợp tác không hề vi phạm luật quốc tế. Trong thời
gian, Tống thống Bush còn tranh thủ Nga trong việc ủng hộ kế hoạch của Mỹ tấn công Irac. Và khi
biết Nga đã đồng ý giảm quan hệ với Irac và Iran, Mỹ đã có sự dù đắp hỗ trợ cho Nga, trong đó có
món nợ mà thời kì Liên Xô cũ còn nợ Mỹ, đồng thời tăng cường hợp tác thương mại với Nga, tuy
nhiên sự hỗ trợ này chỉ mang tính tương đối và vẫn không được như mong muốn của Nga
Nga vốn coi Irac là bạn, Nga luôn phản đối các hành động quân sự tấn công Irac, tuy nhiên
giới phân tích cho rằng Tổng thống Putin cuối cùng sẽ đồng ý với Mỹ trong kế hoạch tẫn công Irac.
Trong cuộc họp cấp cao, hai bên Nga – Mỹ thảo luận về vấn đề hợp tác kinh tế mậu dịch,

tuy nhiên kết quả không được như mong đợi. Tổng thống Nga Putin muốn xuất khẩu dầu mỏ qua
Mỹ. Tổng thống Bush đã tỏ ý hoan nghênh về ý tưởng này, tuy nhiên cơ sở thiết bị của Nga chưa
đáp ứng được yêu cầu, bởi hạng mục xuất khẩu dầu của Nga sang Mỹ vẫn chưa thể thực thi. Tống
thống Bush nói Mỹ muốn duy trì xuất khẩu gia cầm của Mỹ sang Nga ở mức cao, nhưng các quan
chức Nga cho rằng giá cả hàng gia cầm của Mỹ giảm, nếu xuất khẩu sang Nga thì sẽ ảnh hưởng đến
ngành chăn nuôi ở Nga.
Mặc dù Tổng thống Nga Putin đã ra sức nói với Phương Tây rằng Nga là nước liên minh thật
sự với họ , tuy nhiên còn rất nhiều người Mỹ còn giữ tư duy Chiến tranh Lạnh, mà vẫn chưa thừa
nhận Nga là bạn của họ

17 | P a g e



×