Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Quy hoạch sử dụng đất quận Đống Đa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.45 KB, 25 trang )

I.
1.

Cơ sở lý thuyết

Quy hoạch đô thị
a. Định nghĩa
Quy hoạch đô thị, còn gọi là quy hoạch không gian đô thị nghiên cứu có hệ
thống các phương pháp để bố trí hợp lý các thành phần của đô thị, phù hợp với nhu
cầu của con người và điều kiện tự nhiên, đồng thời đề ra những giải pháp kĩ thuật
để thực hiện các phương pháp bố trí đó
b. Một số đặc điểm
- Quy hoạch đô thị là công tác có tính chính sách
- Quy hoạch đô thị là công tác có tính tổng hợp
- Quy hoạch đô thị là công tác có tính địa phương và tính kế thừa
- Quy hoạch đô thị là công tác có tính dự đoán và cơ động.
c. Chức năng của quy hoạch đô thị:
- Phát triển cơ sở hạ tầng hữu lý.
- Hạn chế những thoái hóa của cá nhân trong một cộng đồng chung để cân
đối trong phát triển đô thị ( kết hợp với hệ thống luật và quy định).
- Xác định những chỉ số về không gian kiến trúc làm cơ sở cho việc thực
hiện các dự án sử dụng đất, phát triển cơ sở hạ tầng, cải tạo xây dựng đô
thị mới.
- Quy hoạch đô thị là công cụ không chỉ để thực hiện mà còn hướng dẫn đầu
tư phát triển đô thị trên cơ sở phản ánh đúng chính xác kinh tế xã hội và xu
hướng phát triển thực tế.
- Quy hoạch đô thị có tác dụng kích thích hệ thống cơ chế bảo đảm cung cấp
đầy đủ, bền vững quản lý tốt cơ sở hạ tầng và dịch vụ công cộng trên cơ sở
thương mại hóa các dịch vụ này
- Quy hoạch đô thị giúp quản lý có hiệu quả việc sử dụng, điều chỉnh, mua
bán và đầu tư phát triển đất đai cho mọi mục đích xây dựng đô thị.


d. Loại hình quy hoạch đô thị:
Quy hoạch vùng
Tổng hợp nhằm đánh giá thực trạng và các nguồn lực phát triển của vùng, dự
báo các khả năng phát triển, xây dựng mục tiêu và định hướng phát triển vùng, từ
đó đề ra các chính sách, cơ chế quản lý và các bước phát triển của vùng
Quy hoạch chung


Xác định mục tiêu phương hướng xây dựng cải tạo xây dựng về sử dụng đất,
tổ chức không gian hạ tầng kĩ thuật môi trường nhằm tạo ra một môi trường sống
thích hợp và phát triển bền vững - Đồ án được nghiên cứu theo từng giai đoạn
- Dài hạn: 10 – 20 năm
- Ngắn hạn: 5 – 10 năm
Quy hoạch phân khu:
Xác định phạm vi ranh giới diện tích tính chất khu vực lập QH.Chỉ tiêu dự
kiến về dân số về sử dụng đất,hạ tầng kĩ thuật,hạ tầng xã hội,yêu cầu nguyên tắc cơ
bản về phân khu chức năng để đảm bảo phù hợp về không gian kiến trúc đầu nối
hạ tầng kĩ thuật với quy hoạch chungđã được phê duyệt và quy hoạch xung quanh
Quy hoạch chi tiết:
Là việc cụ thể hóa ý đồ của quy hoạch chung và quy hoạch phân khu.Đồ án
QH chi tiết thường được nghiên cứu ở tỉ lệ:1/2000;1/1000;1/500.Tùy theo mức độ
và yêu cầu cụ thể
2. Quy hoạch sử dụng đất đô thị
a. Định nghĩa
Quy hoạch sử dụng đất đô thị là việc bố trí, sắp xếp đất đai đô thị, là hệ thống
các biện pháp kinh tế kĩ thuật, là các phương án khai thác sử dụng triệt để nguồn
tài nguyên đất đai đô thị để thoả mãn những nhu cầu mới của con người, xã hội
phục vụ tốt nhất cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Trong kinh tế đô thị, mức độ hợp lý của việc tổ chức sử dụng đất đô thị tác
động đến tỉ suất sử dụng đất, tỉ suất sinh sản đất và hiệu suất lao động. Vì vậy tổ

chức sử dụng hợp lí đất đô thị là vấn đề hạt nhân của qui hoạch sử dụng đất đô thị.
Xoay quanh hạt nhân này, nhiệm vụ chủ yếu của việc sử dụng đất đô thị là phân
phối hợp lí quĩ đất đô thị và điều chỉnh kết cấu sử dụng đất đô thị theo yêu cầu phát
triển kinh tế xã hội của đô thị.
b.

Nội dung quy hoạch sử dụng đất đô thị

Quy hoạch sử dụng đất đô thị bao gồm hai nội dung chính:


Quy hoạch tổng thể: qui định mục tiêu, phương hướng và khung cơ bản của
việc sử dụng đất đô thị.
Quy hoạch chi tiết: là bộ phận cấu thành hữu cơ của qui hoạch tổng thể sử
dụng đất đô thị, là sự biểu hiện cụ thể của việc sử dụng đất đô thị của các
nghành, các tiểu khu, qui hoạch sử dụng đất của các doanh nghiệp, các đơn
vị sự nghiệp là cơ sở vi mô của qui hoạch tổng thể của sử dụng đất đô thị.


II.

Thực trạng quy hoạch sử dụng đất và hiện trạng quy hoạch giao
thông quận Đống Đa.
1. Tổng

quan về quận đống đa
Giới thiệu chung về quận Đống Đa:
Quận Đống Đa nằm ở phía Tây nam của Thành phố Hà Nội, tiếp giáp với năm

quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng.

a. Vị trí địa lý
Quận Đống Đa nằm ở phía Tây Nam của Thành phố Hà Nội. Phía bắc giáp
quận Ba Đình, phía đông bắc giáp quận Hoàn Kiếm (ranh giới là phố Lê Duẩn),
phía đông giáp quận Hai Bà Trưng (ranh giới là phố Lê Duẩn và đường Giải
phóng), phía nam giáp quận Thanh Xuân (ranh giới là đường Trường Chinh và
đường Láng), phía tây giáp quận Cầu Giấy (ranh giới là sông Tô Lịch).
b. Đặc điểm địa hình
Địa hình quận Đống Đa tương đối bằng phẳng. Có một số hồ lớn như Ba Mẫu,
Kim Liên, Xã Đàn, Đống Đa, Văn Chương. Trước có nhiều ao, đầm nhưng cùng
với quá trình đô thị hóa đã bị lấp. Quận có hai sông nhỏ chảy qua là sông Tô Lịch
và sông Lừ. Phía đông có một vài gò nhỏ, trong đó có gò Đống Đa.
c. Diện tích và dân số
Quận Đống Đa có diện tích khoảng 9,95km2, gồm 21 phường với dân số trên
400.110 người (năm 2013) nhiều nhất trong các quận, huyện của Hà Nội.
Mật độ:41.165 người/km²
Quận Đống Đa có 21 phường: Cát Linh, Hàng Bột, Khâm Thiên, Khương
Thượng, Kim Liên, Láng Hạ, Láng Thượng, Nam Đồng, Ngã Tư Sở, Ô Chợ Dừa,
Phương Liên, Phương Mai, Quang Trung, Quốc Tử Giám, Thịnh Quang, Thổ
Quan, Trung Liệt, Trung Phụng, Trung Tự, Văn Chương, Văn Miếu.
Các phường phía nam của Đống Đa là những khu dân cư tập trung với những
khu nhà chung cư được xây dựng sớm nhất của Hà Nội như Phương Mai, Kim
Liên, Trung Tự, Khương Thượng, Nam Đồng.
d. Di tích


Một số di tích văn hóa, lịch sử trên địa bàn quận Đống Đa là Văn Miếu-Quốc
Tử Giám, di tích Đàn Xã tắc, di tích vòng thành Đại La, Chùa Bộc, gò Đống Đa và
tượng đài vua Quang Trung, chùa Láng, đền Bích Câu, ga Hà Nội, v.v.
Trên địa bàn quận có gò Đống Đa, nơi được coi là mộ tập thể của các binh sĩ
nhà Thanh Trung Quốc. Quận đặt theo tên chiến thắng trận Đống Đa của nghĩa

2.

quân Tây Sơn mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789).
Bản quy hoạch sử dụng đất quận Đống Đa

a.
-

Mục đích quy hoạch
Xác định chức năng sử dụng đất trong địa giới hành chính và vị trí trung

-

tâm chủ yếu của quận.
Định hướng mạng lưới các công trình văn hoá, giáo dục và dịch vụ thương

-

mại.
Xác định được những khu chức năng chính, những công trình di tích lịch
sử văn hoá trong địa bàn để bảo vệ, sử dụng theo quy định của pháp luật.


-

Đưa ra các giải pháp quy hoạch, tổ chức mạng lưới đường giao thông hợp
lý nhằm giải quyết các yêu cầu trước mắt đồng thời đáp ứng được nhu cầu
phát triển trong tương lai, đề xuất các giải pháp cụ thể cho một số tuyến

-


đường chính cũng như các nút giao thông quan trọng.
Tổng hợp khớp nối về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xã hội của các
quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt trong địa bàn quận để đảm bảo hài

-

hoà thống nhất và phù hợp với điều chỉnh quy hoạch chung.
Quy định cụ thể tầng cao, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất cho từng ô
đất, làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý xây dựng theo quy hoạch và định
hướng cho quy hoạch chi tiết các khu vực trong quận.

Đặc điểm quy hoạch
Đống Đa là quận nằm trung tâm của thủ đô Hà Nội. Địa thế bằng phẳng và
b.

thuận lợi phát triển thương mại dịch vụ. Đống Đa không có diện tích đất nông
nghiệp, chủ yếu là đất dân dụng và một phần đất công nghiệp.
Hầu hết các khu chức năng, công trình công cộng, được bố trí xen lẫn với các
khu nhà ở, dân cư.
Bảng cơ cấu sử dụng đất

STT

Hạng mục
đất

Diện tích
(m2)


Tỷ lệ
(%)

Bình
quân
m2/người
(tính cho
diện tích
cả Quận)

1

2

3

4

5

Bình quân
m2/người (trừ diện
tích đất B1, B2 và
H.3).

6

I

Khu vực

dân dụng

8580722

85,08

33,65

28,94

A

Đất dân
dụng

7248920

71,88

28,43

28,43

1

Đất các khu


4403725


43,67

17,27

17,27


2

Đất CT
công cộng
(cấp Quận
và Thành
phố)

537526

5,33

2,11

2,11

3

Đất cây
xanh vườn
hoa công
viên


563623

5,59

2,21

2,21

4

Đất giao
thông:
mạng
đường giao
thông tỉnh

1689049

16,75

6,62

6,62

54997

0,54

0,22


0,22

B

Đất dân
dụng khác

1331802

13,02

5,22

0,54

1

Đất cơ
quan không
thuộc sự
quản lý của
quận

768792

7,62

3,01

0


2

Đất trường
chuyên
nghiệp

431820

4,28

1,69

0

3

Đất di tích
lịch sử văn
hoá

131190

1,30

0,51

0,51

II


Ngoài khu
vực dân
dụng

1504278

14,92

5,90

5,16

1

Khu đất
công
nghiệp, kho
tàng

98394

0,89

0,36

0,36

28808


0,28

0,10

0,10

142480

1,41

0,56

0,56

2

Các công
trình giao


thông đối
ngoại
3

Khu vực an
ninh, quốc
phòng

188762


1,87

0,74

0

4

Công trình
đầu mối
HTKT

23270

0,23

0,09

0,09

5

Mặt nước,
cây xanh
cách ly

1031564

10,23


4,05

4,05

10085000 100,00

39,55

34,10

Tổng cộng

Đất công cộng (bao gồm đất dùng làm đường và đất dùng làm hồ, công viên,
đất dùng làm chợ) có diện tích 537526 m2, chiếm 5,33% diện tích đất tự
nhiên, phân bố chủ yếu ở phía Nam và Đông Nam của quận
Đất công nghiệp có diện tích nhỏ 98394 m2, chiếm 0.89% diện tích đất tự
nhiên của quận, tập trung chủ yếu ở phía Tây của Quận, giáp với ngoại thành.
Đất công nghiệp nằm xen kẽ giữa các khu nhà của dân cư, thậm chí còn được
xây dựng chung cùng với nhà ở của người dân ( Ví như tầng 1 dùng làm nơi
buôn bán mở công ty kinh doanh, tầng 2, tầng 3 là nơi sinh hoạt hộ gia đình).
Khu đất này chưa có kế hoạch cụ thể từng khu chức năng riêng biệt.
Đất cây xanh, mặt nước có diện tích 1595187, chiếm 15,82% diện tích đất tự
nhiên, phân bố rộng khắp cả khu vực, tạo cảnh quan trong lành cho khu dân
cư.
Đất bệnh viện: có các bệnh viện lớn như Bệnh viện nhi trung ương và bệnh
viện phụ sản (đường Đê La Thành), bệnh viện nội tiết (đường Thái Thịnh),
bệnh viện Bạch Mai (đường Giải Phóng), bệnh viện Đống Đa ( đường Nguyễn
Lương Bằng), bệnh viện Giao Thông vận tải ( Láng Thượng).
Đất nhà ở: chiếm chủ yếu diện tích đất sử dụng của khu vực, có diện tích
4403725 chiếm 43,67% diện tích đất tự nhiên.



Đất trường học có diện tích 431820m2, chiếm 4,28% diện tích đất tự nhiên,
bao gồm rất nhiều trường Đại học, trung học chuyên nghiệp danh tiếng và một
số trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông: học viện quan hệ
quốc tế, Đại học Ngoại Thương, Đại học thủy lợi….. trường tiểu học Đống
Đa, tiểu học Cát Linh, THPT Lê Quý Đôn, THPT Quang Trung.
Đất phố cũ: nằm rải rác trong địa bàn quận, tập trung nhiều ở các phường
Khương Mai, Ô chợ Dừa, Hào Nam. Hiện nay, với quá trình đô thị hóa đổi
mới nhanh chóng cùng với đời sống người dân tăng cao, diện tích khu phố cũ
không nhiều. đa số những ngôi nhà nằm trong khu phố cũ đã được xây mới
theo kiểu kiến trúc hiện đại hơn.
Các khu vực ổn định của quận được phân chia như sau:
- Các trường đại học chuyên nghiệp.
- Các khu di tích lịch sử, văn hóa hiện có đã xếp hạng.
- Các cơ quan lớn của trung ương và Thành phố.
- Mạng lưới giao thông chủ yếu hiện có của Thành phố.
- Các hồ điều hoà và hệ thống kênh mương thoát nước chính.
Bố trí các khu chức năng:
Tất cả các công trình cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm phát triển
đúng mức.
Các công trình công cộng trực thuộc trung ương và Thành phố được bố trí dọc
theo các đường trục chính Thành phố như Tây Sơn - Tốn Đức Thắng, La Thành,
Giải phóng và khu vực các trung tâm Ngã Tư Sở, ngã tư Thái Hà. Các công trình
công cộng cấp khu vực được bố trí chủ yếu ở chỗ giao nhau giữa các đường phố
chính.


Các trung tâm công cộng trong địa bàn quận được bố trí dọc trục đường phố
chính hướng tâm (Từ đường Nguyễn Trãi qua Ngã Tư Sở, Ô Chợ Dừa, Văn Miếu).

Trong đó, khu vực Ô Chợ Dừa được tổ chức là trung tâm hành chính của quận.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám là trung tâm văn hoá mang tầm cỡ quốc gia, là một di
sản văn hoá có giá trị của dân tộc phải được tôn tạo. Ngã Tư Sở là trung tâm
thương mại lớn của thủ đô. Ở đây bố trí các công trình công cộng dịch vụ cấp
thành phố, đặc biệt là chợ ngoài trời. Do có mặt bằng tương đối lớn, chợ Ngã Tư
Sở có thể dùng cho cả việc mua bán vật liệu xây dựng.
Cùng với các công trình công cộng khác, hệ thống chợ cũng được phân cấp và
phân loại: Các chợ lớn, các cửa hàng tự chọn được bố trí tại các trung tâm lớn (Ngã
Tư Sở, Thái Hà). Các chợ khác cũng được bố trí bên trong các đơn vị ở. Ngoài ra,
đối với các cửa hàng kinh doanh về vật liệu xây dựng cao cấp, kim loại có thể cho
tồn tại trên phố Cát Linh như hiện nay hoặc một số điểm trên đường Trường Chinh
hoặc đường Láng. Việc tổ chức, bố trí chính xác các chợ trong quận Đống Đa phải
tuân thủ theo quy hoạch chuyên ngành về mạng lưới chợ cảu Thành phố.
Các công trình công cộng cấp cơ sở tuỳ theo tính chất được đặt dọc theo các
đường nội bộ các ô phố (các công trình dịch vụ) hoặc phía bên kia trong của lô phố
(các công trình văn hoá, giáo dục, y tế).
Đối với các khu công nghiệp và kho tàng:
Trên cơ sở định hướng đã được xác định trong quy hoạch tổng thể Thành phố
Hà Nội, quận Đống Đa sẽ không dành đất xây dựng thêm khu công nghiệp mới.
Các khu công nghiệp cũ giữ lại phải có các biện pháp chỉnh trang, cải tạo để
tránh ô nhiễm môi trường. Đất đai dùng cho sản xuất ở các điểm phân toán cần
được nghiên cứu sử dụng hợp lý nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất trên địa
bàn quận.


Một số cơ sở hiện có trong các khu dân cư gây ô nhiễm môi trường như ở các
công nghiệp Cao su Hà Nội, bột giặt Thái Hà, y cụ, hoá dược, thuỷ tinh, thảm len,
công ty Phụ tùng xe đạp Đống Đa, v.v... cần chuyển ra khu công nghiệp tập trung
(được bố trí theo chỉ định của quy hoạch tổng thể Thành phố) để xây dựng các
trường học và các khu chức năng khác như bãi đỗ xe và trồng cây xanh.

Đối với khu dân cư:
Khu vực cải tạo, chỉnh trang, nâng cấp: bao gồm các khu chung cư, các ô phố
nhân dân tự xây dựng và các làng xóm cũ (như Kim Liên, Trưng Tự, Phương Mai,
Hoàng Cầu...). Hướng cải tạo chủ yếu là sửa chữa nhỏ, chỉnh trang bộ mặt kiến
trúc, tăng cường cây xanh, bố trí thêm công trình dịch vụ công cộng, cải tạo hệ
thống hạ tầng kĩ thuật.
Khu vực cải tạo lớn, bao gồm các khu vực có mật độ quá cao, xây dựng lộn
xộn, môi trường thấp kém, thông thường là các ô phố xây dựng tự phát, khu vực
ven trục phố chính, ven sông hồ (như khu vực hồ Linh Quang, hồ Văn Chương,
dọc mương Yên Lãng...).
Khu vực phải giải toả hoàn toàn bao gồm các khu vực nhà nằm trong khu cây
xanh, công viên, trong chỉ giới đường đỏ, hành lang kĩ thuật, hành lang bảo vệ các
công trình di tích lịch sử, ven sông hồ hoặc công trình trọng điểm của thành phố và
các bãi đỗ xe (như khu vực hồ Văn, công viên Đống Đa, trên tuyến đường La
Thành...). Các khu vực cấm xây dựng phải tuân theo Quy chuẩn Xây dựng Việt
Nam.
Hệ thống công viên, cây xanh, sân bãi thể dục thể thao và nghĩ ngơi giải trí:
Cây xanh chủ yếu tập trung ở công viên Đống Đa và các khu vực khác như ở
Văn Miếu, Xã Đàn, chùa Láng, Ngã Tư Sở (ven sông Tô Lich, cạnh Trường Đại


học Thuỷ Lợi và Đại học Y Khoa. Tuy nhiên, cần phải lưu ý đến các quy định về
phạm vi bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử.
Cây xanh kết hợp với các hồ nước tạo thành hệ thống cảnh quan đáp ứng yêu
cầu nghỉ ngơi, giải trí, đồng thời góp phần cải thiện điều kiện vi khí hậu cho khu
vực. Kết hợp với chức năng là các hồ điều hoà, tạo điều kiện thuận lợi cho việc
thoát nước mưa của cả quận và Thành phố.
Không gian kiến trúc:
Các công trình tiếp giáp mặt đường chủ yếu bố trí xây dựng các công trình cao
tầng. Đặc biệt là tuyến đường vành đai 2 (đường Trường Chinh - Láng) và đường

Nguyễn Chí Thanh. Các công trình công cộng bố trí lùi vào trong chỉ giới đường
đỏ với khoảng cách ít nhất là 3m.
Các điểm không gian thoáng, khu vực quảng trường, nút giao thông có tầm
nhìn đẹp bố trí các trung tâm giao dịch, các công trình công cộng để tạo bộ mặt
kiến trúc cho trục đường.
Đánh giá bản quy hoạch
Bản quy hoạch thể hiện chi tiết căn cứ vào các bộ luật như Luật Tổ chức
c.

HĐND và UBND, các điều lệ Chính phủ ban hành về quản lý quy hoạch đô thị
cùng các quyết định của Thủ tướng chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch
chung của thủ đô Hà Nội.
Các khu vực đất đai được quy hoạch rõ ràng và ổn định đồng bộ tạo điều kiện
cho các cơ quan hành chính thực hiện các biện pháp quản lí và chủ trương phát
triển từng vùng.
Điều kiện tự nhiên thuận lợi nằm trung tâm của thủ đô, hoàn toàn là đất phi
nông nghiệp, dân cư hoạt động chủ yếu ở các lĩnh vực công nghiệp và thương mại
dịch vụ, đặc biệt là các địa điểm du lịch truyền thống; cơ sở hạ tầng được quan tâm


đúng mức góp phần vào công cuộc thúc đẩy phát triển đô thị hóa hiện đại hóa của
quận.
Tuy nhiên sức hút cư dân và quận Đống Đa là không nhỏ, việc hạn chế dân di
cư vào khu vực và đảm bảo anh ninh khu vực được đề cao khi mật độ dân số quá
đông, từ đó cũng phát sinh ra các vấn đề xã hội như ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn
giao thông đô thị, áp lực giải quyết các vấn đề an sinh xã hội cho chính quyền
Quận Đống Đa.
3. Cụ thể hóa vấn đề Giao Thông quận Đống Đa
a. Đặc điểm
Chính vì vị trí đặc biệt của quận Đống Đa nên trong quận có khá nhiều trục

đừng giao thông chính của Thành phố Hà Nội
Về đường sắt
Tuyến đường sắt hiện có dọc theo đường Giải Phóng - Lê Duẩn dự kiến được
thay thế bằng tuyến đường sắt đô thị chạy trên cầu cạn, nghiên cứu xây dựng các
tuyến đường sắt đô thị khác dọc theo đường Nguyễn Chí Thanh (tuyến Hà Nội Hoà Lạc) và đường Yên Lãng - Hào Nam - Cát Linh - Ga Hà Nội (tuyến Hà Nội Hà Đông).
Về đường bộ
Chủ yếu là các tuyến đường có quy mô nhỏ và trung bình. Các nút giao thông
được trang bị đầy đủ các phương tiện điều khiển bằng đèn tín hiệu tuy nhiên việc
tắc đường vẫn diễn ra thường xuyên.
Các tuyến đường:
Các đường phố chính gồm: đường Trường Chinh - Láng có mặt cắt ngang
rộng từ 50 đến 60 m (hiện nay mặt cắt ngang đường chỉ đạt 3 làn xe cho cả xe thô
sơ và cơ giới đi chung), đường La Thành có mặt cắt ngang rộng từ 50 đến 65m.


Đường Tôn Đức Thắng - Nguyễn Lương Bằng - Tây Sơn có mặt cắt ngang rộng từ
28,5 đến 45 m (hiện nay lòng đường rộng từ 27 đến 28,5 m).
Các đường liên khu vực gồm: Giảng Võ - Láng hạ có mặt cắt ngang rộng từ
40 đến 42 m, đường Nguyễn Chí Thanh có mặt cắt ngang rộng 50 m.
Các đường khu vực gồm: Chùa Bộc - Thái Hà - Huỳnh Thúc Kháng - Voi
Phục có mặt cắt ngang rộng 30 m, Tôn Thất Tùng - Hồ Ba Mẫu - Thiên Hùng Trần Quý Cáp có mặt cắt ngang rộng từ 25 đến 30 m
Điều chỉnh quy hoạch khu vực 47 Cát Linh
Trước đây, theo Quy hoạch chi tiết quận Đống Đa, khu vực nghiên cứu lập
quy hoạch khu vực 47 Cát Linh và nút giao thông Cát Linh – Giảng Võ – Giang
Văn Minh có các chức năng sử dụng làm đất ở, đất công cộng, đất hồ ao – mặt
nước. Tuy nhiên đến nay, chính phủ đã điều chỉnh quy định để xây dựng các công
trình như ga đường sắt, trung tâm thương mại dịch vụ, văn phòng, trụ sở làm việc.
Phía tây đường Hào Nam để xây dựng công trình tổng hợp như ga đường sắt và
Trung tâm thương mại dịch vụ Tràng Thi; Quảng trường sân ga là điểm trung
chuyển của các phương tiện (xe buýt, taxi...) trong đó bao gồm cả phần đất bảo tồn,

tôn tạo di tích đền Bà Chúa Kho và Nhà thờ họ đạo Hồng Vinh. Phía Đông đường
Hào Nam kéo dài có diện tích khoảng 2.157m2 dành để xây dựng văn phòng, trụ
sở UBND phường Cát Linh, trụ sở Công an phường Cát Linh.
Việc quy hoạch này khiến cho đường Hào Nam sẽ tập trung nhiều điểm hút
dân cư làm tăng mật độ giao thông lên tuyến đường Hào Nam dẫn đến tình trạng
tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng.


Tổng số dân hiện trạng của quận 410 nghìn người, Mật độ 41người
người/km2 (năm 2013) trong khi quy mô tuyến đường còn nhỏ đặt sức ép lên các
con đường là quá lớn.
Vào các giờ cao điểm tan tầm của học sinh và các cán bộ nhân viên là hầu hết
các con đường đều tắc nghẽn: Tây Sơn, Nguyễn Lương Bằng, La thành, Tôn Đức
Thắng…
Hệ thống giao thông tĩnh:
Có các bến bãi đỗ xe thuộc các phường Láng Thượng, Kim Liên, Phương
Liên,… tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu mới đây của các nàh hoạch đính giao
thông đô thị thì các bãi đỗ xe trong thành phố chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu của
dân cư. 90% còn lại đang năm tản mát trên các hè phố, lòng đường và ngõ ngách.
Các bãi đỗ xe mọc lên tự phát, chiếm dụng vỉa hè, lòng đường gây cản trở, ùn
tắc giao thông và mất mỹ quan đô thị.
Hầu hết các tuyến đường trong nội thành đều hẹp tuy nhiên vẫn phải dành
riêng gần một nửa mặt đường để làm nơi đỗ xe. Hầu hết số xe cơ giới đang phải
nằm tản mát ở khắp nơi ngoài bãi, một số ít nằm trong phần đất của các nhà máy,
xí nghiệp, trường học
b.

Vấn đề giao thông cần giải quyết

Các vấn đề nghiêm trọng về tắc nghẽn giao thông và bãi đỗ xe là những tồn

tại nhìn thấy cụ thể của quy hoạch Giao thông quận Đống Đa, đòi hỏi sự can thiệp
của chính quyền vào việc quy hoạch đất của khu vực.
Mới đây có vụ việc của 23 hộ dân thuộc tổ dân phố 23 và 35 phường Trung
Liệt Quận Đống Đa Hà Nội có nguy cơ mất đất, mất nhà khi UBND quận và sở
Xây Dựng muốn quy hoạch khu đất thực hiện dự án tuyến mương T5A1 đoạn từ
Xí nghiệp thảm len đến phố Trung Liệt là đất hạ tầng công cộng, bãi đỗ xe. Tuy


nhiên việc giải phóng mặt bằng và thu hồi đất diễn ra chưa hợp lí nên gặp phải
phản đối gay gắt của các hộ dân.
Vấn đề nan giải cần xử lí là việc nâng cấp và đảm bảo cơ sở hạ tầng giao
thông. Nếu quy hoạch về hạ tầng giao thông được thực hiện trước và đi vào sử
dụng trước các quy hoạch khác trên địa bàn thì sẽ giải thoát được tình trạng giao
thông quá tải trên địa bạn quận. Tuy nhiên quy hoạch về hạ tầng giao thông thì
thường khó thực hiện và thời gian sẽ kéo dài hơn các quy hoạch khác.
c. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tắc nghẽn giao thông
Các tuyến đường trên địa bàn quận chủ yếu là các tuyến đường có quy mô nhỏ
và trung bình. Các nút giao thông được trang bị đầy đủ các phương tiện điều khiển
bằng đèn tín hiệu tuy nhiên việc tắc đường vẫn diễn ra thường xuyên.Phần lớn mặt
cắt ngang của các con đường chỉ đạt từ 40-60m
Mật độ dân số cao: Tổng số dân hiện trạng của quận 410 nghìn người, Mật độ
41người người/km2 (năm 2013) trong khi quy mô tuyến đường còn nhỏ đặt sức ép
lên các con đường là quá lớn.
Trên địa bàn quận có nhiều trục đường chính đi qua. Mà đa số các trục đường
này cũng chỉ có mặt cắt ngang từ 50-60m. Trong khi vị trí của quận khá đặc biệt
giáp ranh với nhiều quận nổi về kinh tế cũng như chính trị do đó lượng nguoi di
chuyển trên các trục đường chính qua quận khá đông.
Giải pháp
Hiện đại hóa Trung tâm điều khiển giao thông, phối hợp cùng các lực lượng
d.


chức năng, CA quận, phường, dân quân tự vệ chỉ huy giao thông phòng ngừa ùn
tắc ở các nút trọng điểm.
Cần tổ chức hợp lý các điểm dừng cho xe buýt cũng như cần có các biện pháp
để hạn chế tối đa việc đỗ và dừng xe ô tô trên những tuyến đường hay tại các nút


giao có mật độ phương tiện lưu thông lớn hoặc đang ở trạng thái bão hòa về khả
năng thông qua như trên đường Nguyễn Lương Bằng hay Đê La Thành, Tôn Đức
Thắng, Huỳnh Thúc Kháng…
Tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm trường hợp vi phạm
như đi đường cấm, đi ngược chiều, lên vỉa hè, đỗ dừng sai quy định...
Phối hợp với cơ quan ngành giao thông, kiến nghị các bất cập trong tổ chức
giao thông
Phối hợp các kênh truyền thông như VOV vào giờ cao điểm cảnh báo người
tham gia giao thông về các tuyến đường úng ngập, ùn tắc để chủ động phòng tránh.
Cần sớm nâng cấp và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đô thị như
sớm triển khai xây dựng hoàn thiện các đường vành đai, tiến hành nâng cấp mở
rộng một số tuyến đường trục chính, triển khai quy hoạch và xây dựng thêm các
bãi đỗ xe trong thành phố, sớm đưa vào khai thác hệ thống đường sắt trên không
đô thị và tàu điện ngầm để góp phần giảm áp lực giao thông cho mạng lưới đường
đô thị hiện tại.
Ngoài ra, cần nghiên cứu áp dụng một cách có hiệu quả các giải pháp về quy
hoạch và quản lý giao thông như giải pháp di dời các trường đại học và một số cơ
quan ra ngoài phạm vi trung tâm thành phố, áp dụng các loại phí và thuế để hạn
chế việc sử dụng phương tiện cá nhân trong thành phố, giải pháp bố trí linh hoạt
giờ làm việc hay giờ đi học…
Cần tăng cường công tác tuần tra, giám sát và xử phạt nghiêm minh đối với
các hành vi cố tình vi phạm luật lệ giao thông nhằm nâng cao ý thức của người
tham gia giao thông, góp phần làm giảm các nguy cơ về UTGT do lỗi vi phạm của

người tham gia giao thông gây ra.


III.
1.

Xu hướng và giải pháp quy hoạch quận Đống Đa

Xu hướng phát triền
a. Định hướng quy hoạch hệ thống hạ tầng xã hội
Bố trí đủ đất cho phát triển hạ tầng xã hội như đất cho sự nghiệp giáo dục đào

tạo, thể dục thể thao, văn hóa thông tin, y tế… , trên tinh thần đầy đủ, tiết kiệm và
đem lại hiệu quả cao.
Giữ vị trí là quận trung tâm của thành phố Hà Nội. Lưu giữ các giá trị di sản.
Bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hoá như Văn Miếu - Quốc Tử Giám, di tích
Đàn Xã tắc,… và cảnh quan có giá trị khác. Điều chỉnh quy mô diện tích các cơ
quan làm việc của quận phù hợp với định hướng phát triển của quy hoạch chung
TP. Hà Nội. Bố trí các không gian tổ chức các hoạt động văn hóa, chính trị, kinh
tế.
b.

Định hướng phát triển đất nhà ở

Dãn dân từ đô thị lõi lịch sử tới các khu đô thị mới hoặc đô thị vệ tinh với các
tiêu chuẩn nhà ở đạt tiêu chuẩn quốc gia và đa dạng về loại hình đáp ứng nhu cầu
của nhiều đối tượng sử dụng trong xã hội. Đối với khu phố cổ, không phát triển
nhà ở mới, tập trung cải thiện chất lượng ở, bảo tồn giá trị kiến trúc nhà ở, không
gian ở truyền thống.
Đối với các khu phố cũ, hạn chế phát triển nhà ở mới, tập trung vào cải tạo

quỹ nhà hiện có, bảo tồn kiến trúc nhà ở có giá trị (các biệt thự cũ). Đối với các
khu tập thể cũ như khu Vĩnh Hồ, Hào Nam,... quy hoạch cải tạo không làm tăng
thêm quy mô dân số, bổ sung, hoàn thiện các chức năng công cộng và hạ tầng kỹ
thuật. Đối với nhà ở nông thôn truyền thống, phát triển nhà ở hài hòa với bảo tồn
kiến trúc nhà ở truyền thống, cải thiện chất lượng môi trường.
Quận sẽ thực hiện chỉnh trang, nâng cấp các khu dân cư hiện có; quy hoạch lại
một số khu vực có mật độ xây dựng và mật độ dân số quá cao để ngăn chặn tình
hình các khu phố phát triển tự phát. Mặt khác, quận Đống Đa cũng sẽ tiến hành


giải toả toàn bộ các khu vực nhà nằm trong khu cây xanh, công viên, hành lang bảo
vệ các di tích văn hoá - lịch sử...
c.

Định hướng phát triển đất công nghiệp

Trên cơ sở định hướng đã được xác định trong quy hoạch tổng thể thành phố
Hà Nội, quận Đống Đa sẽ không dành đất xây dựng thêm khu công nghiệp mới.
Các xí nghiệp công nghiệp cũ giữ lại phải có các biện pháp chỉnh trang, cải tạo để
tránh ô nhiễm môi trường. Đất đai dùng cho sản xuất ở các điểm phân tán cần được
nghiên cứu sử dụng hợp lý nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất trên địa bàn
quận.
d.

Định hướng phát triển đất không gian xanh

Phấn đấu chỉ tiêu đất cây xanh tập trung trong đô thị đạt 10-15m2/người. Khai
thác bảo vệ cảnh quan các hệ thống công viên như công viên Thống Nhất, công
viên văn hóa Đống Đa, vườn hoa Trần Quang Diệu… Xây dựng hệ thống công
viên cây xanh, sân bãi phục vụ nhu cầu thể dục thể thao.

Đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế lượng xe lưu thông cá nhân như có thể thu
phí giao thông, tăng cường quản lý hành chính chặt chẽ trong việc đăng ký xử
dụng các phương tiện đi lại cá nhân cũng như sử dụng các phương tiên đi lại công
cộng để tránh lãng phí các nguồn tài nguyên có hạn.
Đầu tư vào các dự án về các công trình xanh, sự dụng năng lượng mặt trời,
gió, năng lượng từ sóng biển… để sử dụng hợp lý hơn nguồn lực không dồi dào từ
quận.
e.

Định hướng phát triển đất trường học:


Cải tạo và nâng cấp các trường hiện có, tăng cường diện tích xây dựng trường
thông qua các dự án tái đầu tư quỹ đất từ cải tạo khu chung cư cũ, chuyển đổi chức
năng KCN, các trụ sở cơ quan... kiểm soát chặt chẽ việc bố trí quỹ đất xây dựng
trường học theo tiêu chuẩn quốc gia.
f.

Định hướng quy hoạch mạng lưới dịch vụ thương mại:

Đẩy mạnh phát triển mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị,... trên địa
bàn, xây dựng mới các trung tâm giao thương, Tài chính - Thương mại ở Tôn Thất
Tùng, Thái Hà, Láng, Ô Chợ Dừa,... Hình thành mạng lưới các trung tâm thương
mại, siêu thị, chợ... theo các cấp phục vụ.
g.

Định hướng quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật:

Kết cấu hạ tầng cần ưu tiên đi trước một bước tạo điều kiện cho các ngành
lĩnh vực phát triển, do đó cần ưu tiên bố trí đủ đất đai cho phát triển giao thông, hệ

thống cấp thoát nước… nhưng phải hết sức tiết kiệm đất đai theo hướng bê tông
hóa nhựa hóa đường giao thông. Tuyến đường sắt đô thị chạy trên cầu cạn, dự kiến
hoàn thành và vào sử dụng trong cuối năm 2016 – đầu năm 2017.
Đường bộ:
Đên năm 2020 sẽ hoàn thành việc mở rộng các đoạn đường thường xuyên xảy
ra tắc nghẽn và các tuyến đường trọng yếu nối giữa các quận.
Chỉ tiêu mật độ mạng lưới đường chính cấp thành phố: 3-5 Km/Km 2; Tỷ lệ đất
giao thông 20% - 26%; Vận tải hành khách công cộng đáp ứng 45% - 55%; Mạng
lưới GTCC: 2,0-3,0 Km/Km2
Giao thông tĩnh:


Nghiên cứu và xây dựng các quy hoạch bãi đỗ xe hiện đại cụ thể để có thể đáp
ứng như cầu bến bãi đỗ xe của người dân trong quận.
2.

Dự báo phát triển:
Từ những phân tích và định hướng phát triển trên chúng tôi có một số dự báo

về sự phát triển của Quận Đống Đa như sau:
-

Dân số của quận có thể sẽ đạt mức 540.000 người với mật độ dân số là

-

56.216 người/km2 vào năm 2050.
Đến năm 2050, nhà ở đô thị sẽ có diện 18m2 sàn/người (chỉ tiêu chung của

-


quốc gia là 15 - 20 m2/người)
Quận vẫn sẽ là trung tâm của thành phố Hà Nội, tập trung nhiều hơn bộ

-

máy chính quyền của nhà nước.
Đến năm 2050, sẽ di chuyển phần lớn các xí nghiệp ra khu vực ngoại
thành. Khu đất đó sẽ đc sử dụng vào xây dựng các khu trung tâm thương

-

mai hoặc công viên theo quy hoạch đã đề trước.
Hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, sử dụng giao thông công cộng là phương
tiện chủ yếu để kết nối đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh, giảm áp lực

-

cho khu vực đường Trường Chinh - Láng.
Đưa vào sử dụng và ổn định mạng lưới các trung tâm thương mại, siêu thị,

-

chợ... theo các cấp phục vụ.
Phương án xử lý các vấn đề phát sinh:
a. các vấn đề phát sinh:
Dân di cư vào địa bàn Quận.
Vấn đề về nguồn lực để thực hiện các dự án vẫn sẽ là vấn đề lớn cho chính

-


quyền quận.
Các vấn đề liền quan đến về tổ chức triển khai lập, thẩm định và phê duyệt

3.

các đồ án quy hoạch, Thiết kế đô thị và Quy chế quản lý quy hoạch kiến
-

trúc cũng như giám sát chất lượng.
Quá trình quy hoạch xây dựng lại đô thị không thể tránh khỏi các vấn đề
liên quan đến môi trường.


b.

Các phương án xử lý:

Dân cư:
- Cần phải có chiến lược quy hoạch mở rộng thành phố Hà Nội, phát triển
các khu đô thị vệ tinh, thông qua đó giảm áp lực cho sự gia tăng dân số quá
mức ở khu vực nội thành, đồng thời tạo thế phát triển về kinh tế và xã hội
cho Thủ đô trong tương lai.
- Hoàn thiện chính sách quản lý nhân khẩu, hộ khẩu. việc quản lý nhân khẩu
hộ khẩu không phải chỉ là việc thực hiện các thủ tục hành chính, mà còn
cần lưu ý đến các yếu tố kinh tế, xã hội khác như nhu cầu có việc làm và
đảm bảo đời sống - quyền cơ bản của người dân.
- Giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức cộng đồng, xây dựng nếp
sống văn minh đô thị cho người di cư, có những chế tài và hình thức xử
phạt hành chính đủ nghiêm minh đối với họ nhằm xây dựng nếp sống văn

minh đô thị ngày càng tốt hơn.
Nguồn lực:
- Bám sát các quy định của pháp luật, chủ trương, chỉ đạo của Thành ủy,
HĐND, UBND Thành phố và Bộ Tài chính để xây dựng kế hoạch triển
khai cụ thể sát với thực tiễn tạo sự đồng thuận, thống nhất và thường
xuyên tháo gỡ kịp thời các khó khăn vướng mắc cho các đơn vị trong quá
trình triển khai thực hiện.
- Đa dạng hóa các phương pháp huy động vốn cho đầu tư phát triển Quận
phù hợp với quy định của pháp luật
- Tăng cường công tác quản lý chi ngân sách nhà nước, đảm bảo chặt chẽ,
tiết kiệm, hiệu quả, hoàn thiện quy trình quản lý dự án đầu tư: ngay từ


khâu lập chủ trương đầu tư dự án, thực hiện dự án, đưa dự án vào khai thác
sử dụng và quản lý sau đầu tư.
Tổ chức hành chính:
Xác định công tác lập quy hoạch, quản lý quy hoạch là tiền đề cho quản lý xây
dựng cơ bản, các giải pháp đề ra được tập trung vào việc đẩy mạnh tiến độ, chất
lượng quy hoạch và quản lý quy hoạch như:
- Tập trung nguồn lực, đẩy mạnh công tác lập, thẩm định và phê duyệt các đồ
án quy hoạch; Sớm hoàn thành các khu tái định cư, khu cải tạo và tái thiết đô
thị; Tập trung hoàn thành dứt điểm các dự án đầu tư xây dựng công trình
trọng điểm về hạ tầng đô thị.
- Đẩy mạnh phân cấp trong công tác quản lý quy hoạch kiến trúc và nâng cao
chất lượng quản lý các cấp.
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính và áp dụng công nghệ thông tin phục
vụ cho các công tác công bố quy hoạch, quản lý quy hoạch đô thị để đảm
bảo tính công khai, minh bạch, kịp thời phổ biến công khai các thông tin
quy hoạch được phê duyệt tới người dân, đi đôi với hướng dẫn thủ tục
triển khai công việc tiếp theo.

Môi trường:
UBND Quận sẽ tiếp tục tập trung chỉ đạo việc bố trí, huy động vốn để đẩy
nhanh tiến độ các công trình, dự án xử lý nước thải; xây dựng các chính sách, giải
pháp hỗ trợ để tiếp tục từng bước cải thiện chất lượng môi trường địa bàn, cụ thể:
Tăng cường công tác truyền thông sâu rộng tới người dân, các doanh nghiệp,
tổ chức các chương trình truyền thông, chiến dịch, sự kiện thường niên về môi
trường: ngày Môi trường Thế giới, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn,…. phối
hợp với các cơ quan truyền thông, các tổ chức chính trị xã hội thực hiện chương
trình tuyên truyền và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, nâng cao ý thức


chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với người dân và các doanh nghiệp
cùng với việc triển khai các công trình xử lý nước thải có vai trò quan trọng để cải
thiện chất lượng môi trường trên địa bàn Quận.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ
môi trường, việc xả nước thải của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh
dịch vụ trên các lưu vực sông nhằm giảm thiểu tối đa việc xả nước thải quá tiêu
chuẩn cho phép vào môi trường cụ thể là con sông Tô Lịch.


IV.

Kết luận

Quận Đống Đa là một trong những quận phát triển trong trung tâm nội thành
thủ đô Hà Nội, hội tụ những đặc điểm về tự nhiên thuận lợi cũng như các công
trình có ý nghĩa về kinh tế, xã hội và văn hóa.
Thực hiện các chính sách quy hoạch nhà nước cũng như của địa phương, quỹ
đất của quận được tận dụng hợp lí, tối ưu, phân bố hài hòa với từng địa bàn dân cư
cụ thể cũng như các trục giao thông chính.

Tuy nhiên, các vấn đề về dân cư xã hội cũng đang dần xuất hiện nhiều vấn đề
khi lượng dân nhập cư tăng, môi trường đang bị đe dọa, đặc biệt là vấn đề tắc
nghẽn giao thông. Chính quyền quận cũng như chính quyền từng phường trong
quận cũng đang hết mình cải thiện tình trạng giao thông khu vực.
Tiến tới phát triển đô thị bền vững, Đống Đa đang cố gắng phấn đấu đạt được
các mục tiêu đã đề ra đến năm 2020 và phát triển từng bậc đến năm 2050.


×