Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

THỂ THƠ ĐƯỜNG LUẬT TRONG TẬP THƠ THANH HIÊN THI TẬP CỦA NGUYỄN DU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.62 KB, 24 trang )

Thể thơ Đường luật trong Thanh Hiên thi tập của Nguyễn Du

GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hoàng

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hình thành từ đầu thế kỷ X và kết thúc cuối thế kỷ XIX, trong mười thế kỷ
ấy, nền văn học trung đại Việt Nam đã sản sinh ra những nhà văn, nhà thơ lớn
cho dân tộc như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Trãi, Cao Bá Quát,…và đặc biệt là
Nguyễn Du – tác giả nổi tiếng của Kim Vân Kiều truyện.
Nguyễn Du là một nhà văn hóa lớn, nhà ngoại giao thiên tài và là nhà văn
xuất sắc của văn học Việt Nam. Tố Như sinh ra và lớn lên trong thời buổi lịch sử
đất nước có nhiều biến động với sự thịnh suy của vua Lê chúa Trịnh, sự hương
thịnh rồi diệt vong của nhà Tây Sơn,… Những điều đó ông đã tận mắt chứng
kiến, tận mắt nhìn thấy những mảnh đời cùng cực trong xã hội cùng với đó là
chính cuộc đời thăng trầm của bản thân mình, Nguyễn Du đã mở lòng thương
yêu bao người cùng khổ.
Với tư cách là một nhà văn, nhà thơ, Nguyễn Du đã để lại một khối lượng
tác phẩm đồ sộ từ chữ Hán cho đến chữ Nôm. Bước vào thế giới văn chương của
Thanh Hiên, người đọc như được sống trong một thế giới đa thanh, đa sắc, đa
màu. Đó là những lời đầy chua xót, là tiếng nói….. vang lên trong Truyện Kiều.
Đó là lời thơ đầy thống thiết trong Văn chiêu hồn. Đó còn là tiếng nói tình cảm
chân thành, tấm lòng và cái nhìn cuộc đời của con người đa sầu đa cảm của Tố
Như.
Có thể nói, Thanh Hiên thi tập là tập thơ chữ Hán tiêu biểu trong sáng tác
thơ chữ Hán của Nguyễn Du, tập thơ ghi lại cuộc đời mười năm gió bụi của
Thanh Hiên từ khi lưu lạc, sống nhờ ở đậu cho đến lúc ra làm quan ở Bắc Hà.
Tập thơ không chỉ có nội dung phong phú, đa dạng mà còn gặt hái được những
thành tựu to lớn về mặt nghệ thuật. Cũng như bao nhà thơ trung đại khác,
Nguyễn Du cũng sử dụng thơ Đường luật để sáng tác nhưng bằng tài năng sáng
tạo của mình, ông đã sử dụng thể thơ đó một cách linh hoạt, khéo léo để thể hiện


phong cách thơ riêng của mình.
Nghiên cứu “Thể thơ Đường luật trong Thanh Hiên thi tập của Nguyễn Du” sẽ
góp phần giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện về tài năng và những đóng góp của
nhà thơ trong tiến trình phát triển của lịch sử văn học dân tộc.
2. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về thể thơ Đường luật trong tập thơ Thanh Hiên thi tập
của Nguyễn Du.

SVTH:Nguyễn Thị Phương

Trang 1


Thể thơ Đường luật trong Thanh Hiên thi tập của Nguyễn Du

GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hoàng

3. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thơ Đường luật của Nguyễn Du, tôi khảo sát trong tập thơ Thanh
Hiên Thi tập.
4. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về giá trị
cũng như đặc trưng của thể thơ Đường luật trong Thanh Hiên thi tập của Nguyễn
Du. Qua đó có cái những toàn diện về thơ văn chữ Hán của Tố Như.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích tổng hợp

B. PHẦN NỘI DUNG

SVTH:Nguyễn Thị Phương

Trang 2


Thể thơ Đường luật trong Thanh Hiên thi tập của Nguyễn Du

GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hoàng

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
1.1. Thể thơ Đường luật trong nền văn học trung đại Việt Nam
1.1.1. Khái niệm và phân loại thơ Đường luật
Thơ Đường luật hay còn gọi là thơ cận thể. Đó là một thể thơ cách luật ngũ
ngôn hoặc thất ngôn được đặt ra từ đời Đường ở Trung Quốc.
Theo cuốn Từ điển Thuật ngữ Văn học thì Thơ Đường luật được chia thành
ba loại: thơ bát cú (mỗi bài tám câu), thơ tuyệt cú (mỗi bài bốn câu) và thơ bài
luật (dạng kéo dài của thể thơ Đường luật). Và trong ba loại lớn trên ta lại chia
thành các loại nhỏ hơn. Cụ thể là:
- Thơ bát cú gồm có : thất ngôn bát cú, ngũ ngôn bát cú. Ví dụ:
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá lá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
(Bước tới đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan)
- Thơ tứ tuyệt gồm: thất ngôn tứ tuyệt( mỗi bài bảy câu, mỗi câu bốn
chữ), ngũ ngôn tứ tuyệt (mỗi bài năm câu, mỗi câu bốn chữ). Ví dụ:
Hoành sáo giang sơn cáp kỉ thu
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu

Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân giang thuyết Vũ hầu.
(Thuật hoài – Phạm Ngũ Lão)
Như chúng ta đã biết, đất nước ta đã bị bọn phong kiến phương Bắc đô hộ
hơn một nghìn năm do đó ta đã chịu ảnh hưởng không ít văn hóa của Trung Hoa
đặc biệt là chữ viết – chữ Hán. Trong thời phong kiến ta đã sử dụng chữ Hán như
Quốc ngữ, nó được dùng trong các văn bản hành chính và kể cả trong thi cử. Và
điều đương nhiên là nó cũng trở thành công cụ cho các thi sĩ thời trung đại sáng
tác thơ văn. Cùng với việc ảnh hưởng ấy, ta đã tiếp thu có chọn lọc và việt hóa
thể thơ Đường của Trung Quốc để nó trở thành một thể thơ phổ biến trong nền
văn học trung đại Việt Nam lúc bấy giờ. Một số nhà thơ đã thành công với thể
thơ Đường như Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Trãi,…
1.1.2. Đặc điểm thơ Đường luật
Như trên đã phân lọai thì thơ Đường luật có ba loại nhưng thể thơ thất ngôn
bát cú được coi là dạng cơ bản của thơ Đường luật bởi vì từ dạng này ta có thể
SVTH:Nguyễn Thị Phương

Trang 3


Thể thơ Đường luật trong Thanh Hiên thi tập của Nguyễn Du

GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hoàng

suy ra các dạng khác của thơ Đường luật. Vì vậy ở đây tôi chỉ nêu đặc điểm của
thể thơ thất ngôn bát cú.
Thứ nhất về bố cục thì thơ thất ngôn bát cú gồm có bốn phần: đề, thực, luận,
kết. Trong đó câu đề gồm câu thứ nhất là phá đề, câu thứ hai là thừa đề. Phá đề
mở ý của bài thơ, thừa đề tiếp ý của phá đề để chuyển vào thân bài. Thực gồm
câu thứ ba và thứ tư còn gọi là thích thực hay cập trạng, giải thích rõ ý của đề bài.

Luận gồm câu thứ năm và thứ sáu, phát triển rộng ý của đề bài. Kết gồm hai câu
cuối, kết lại ý của toàn bài. Ví dụ trong bài thơ Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn
Du thì hai câu đề của bài thơ giúp người đọc hình dung ra hình ảnh của nhà thơ
trong giờ phút gặp gỡ với tiếng lòng của Tiểu Thanh :
Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư
(Tây hồ cảnh đẹp hóa gò hoang
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn)
Nguyễn Du không nhằm tả cảnh đẹp Tây Hồ mà chỉ mượn sự thay đổi của
không gian để nói lên một cảm nhận về biến đổi của cuộc sống: “Tây hồ hoa
uyển” (vườn hoa Tây Hồ) gợi lại cuộc sống lặng lẽ của nàng Tiểu Thanh ở vườn
hoa cạnh Tây Hồ – một cảnh đẹp nổi tiếng của Trung Hoa. Nhưng hàm ý tượng
trưng được xác lập trong mối quan hệ giữa “vườn hoa – gò hoang”. Trong không
gian điêu tàn ấy, con người xuất hiện với dáng vẻ cô đơn. Một mình nhà thơ
ngậm ngùi đọc một tập sách (nhất chỉ thư). Tiếp theo hai câu thực đã làm sáng tỏ
cho cảm giác buồn thương ngậm ngùi trong hai câu đề :
Chi phấn hữu thần liên tử hậu
Văn chương vô mệnh lụy phần dư
(Son phấn có thần chôn vẫn hận
Văn chương không mệnh đốt còn vương)
Nhà thơ mượn hai hình ảnh “son phấn” và “văn chương” để diễn tả cho
những đau đớn dày vò về thể xác và tinh thần của Tiểu Thanh gửi gắm vào
những dòng thơ. Mượn vật thể để nói về người. Gắn với những vật vô tri vô giác
là những từ ngữ chỉ cho tính cách, số phận con người như “thần” và “mệnh”. Hai
câu thơ đã gợi lên sự tàn nhẫn của bọn người vô nhân trước những con người tài
hoa. Đồng thời, cũng thể hiện nhận thức của Nguyễn Du vốn rất nhạy cảm trước
cuộc đời của khách “hồng nhan bạc phận”, gắn với quan niệm “tài mệnh tương
đố” của Nho gia. Vật còn như thế, huống chi người! Vượt lên trên những ảnh
hưởng của thuyết thiên mệnh là cả tấm lòng giàu cảm thương của Nguyễn Du.
SVTH:Nguyễn Thị Phương


Trang 4


Thể thơ Đường luật trong Thanh Hiên thi tập của Nguyễn Du

GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hoàng

Hai câu luận: Từ số phận của Tiểu Thanh, Nguyễn Du đã khái quát thành cái
nhìn về con người trong xã hội phong kiến :
Cổ kim hận sự thiên nan vấn
Phong vận kỳ oan ngã tự cư
(Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi
Cái án phong lưu khách tự mang)
Nỗi oan của Tiểu Thanh không phải chỉ của riêng nàng mà còn là kết cục
chung của những người có tài từ “cổ” chí “kim”. Nhà thơ gọi đó là “hận sự”,
một mối hận suốt đời nhắm mắt chưa yên. Những oan khuất bế tắc của nghìn đời
“khó hỏi trời” (thiên nan vấn). Câu thơ đã giúp ta hình dung rõ cuộc sống của
những nạn nhân chế độ phong kiến, dồn nén thái độ bất bình uất ức ủa nhà thơ
với thời cuộc, đồng thời cũng thể hiện một sự bế tắc của Nguyễn Du. Hai câu kết:
Khép lại bài thơ là hai câu kết là nỗi niềm, là những suy tư của Nguyễn Du về
thời thế :
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hà hà nhân khấp Tố Như
(Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa
Người đời ai khóc Tố Như chăng)
Khóc cho nàng Tiểu Thanh ba trăm năm trước bằng giọt lệ chân thành của
trái tim đồng điệu, dòng suy tưởng đã đưa nhà thơ đến ba trăm năm sau cùng một
mối hồ nghi khó giải tỏa. Tiểu Thanh còn có tấm lòng tri kỷ của Nguyễn Du tìm
đến để rửa những oan khiên bằng giọt nưóc mắt đồng cảm. Còn nhà thơ tự cảm

thấy sự cô độc lẻ loi trong hiện tại. Câu hỏi người đời sau ẩn chứa một khát khao
tìm gặp tấm lòng tri âm tri kỷ giữa cuộc đời.
Nhìn chung, các nhà thơ có tài năng nhiều khi không để bố cục trên gò bó.
Do đó, khi phân tích những bài thơ xưa không nên lúc nào cũng sử dụng máy
móc công thức trên.
Thứ hai, về luật bằng trắc: thơ Đường luật buộc phải theo sự quy định về
thanh bằng, thanh trắc trong từng câu và trong cả bài. Hệ thống thanh bằng, thanh
trắc được tính từ chữ thứ hai của câu thứ nhất. Nếu chữ này thanh bằng thì bài
thơ thuộc loại luật bằng (và ngược lại). Sự sắp xếp các thanh bằng trắc trong thơ
Đường luật chẳng qua chỉ làm cho điệu thơ không đơn điệu. Muốn vậy thì trong
mỗi cặp câu kề nhau, nhịp đi của “liên” trên phải khác nhịp đi của “liên” dưới.
Để được vậy, chữ thứ hai của câu chẵn thuộc “liên” trên phải cùng thanh với chữ
thứ hai của câu lẻ thuộc “liên” dưới. Sự giống nhau đó được gọi là niêm. Công
SVTH:Nguyễn Thị Phương

Trang 5


Thể thơ Đường luật trong Thanh Hiên thi tập của Nguyễn Du

GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hoàng

thức về luật bằng trắc của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật được mô hình hóa
như sau:
T iếng
1
2
3
4
5

6
7
Câu

1
2
3
4
5
6
7
8

-

B
T
T
B
B
T
T
B

-

T
B
B
T

T
B
B
T

-

B
T
T
B
B
T
T
B

B
B
T
B
T
B
T
B

Bảng 1. Thơ thất ngôn bát cú Đường luật theo luật bằng
Tiếng
Câu

1


2

3

4

5

6

7

1
2
3
4
5
6
7
8

-

T
B
B
T
T
B

B
T

-

B
T
T
B
B
T
T
B

-

T
B
B
T
T
B
B
T

B
B
T
B
T

B
T
B

Bảng 2. Thơ thất ngôn bát cú Đường luật theo luật trắc
Trên thực tế, ít nhà thơ sáng tác rập khuôn theo công thức trên, nên sinh ra
lệ “bất luận” : “nhất, tam, ngũ bất luận”, “nhị, tứ, lục phân minh”. Nghĩa là các
tiếng 2 – 4- 6- 7 bắt buộc phải tuân theo luật, các tiếng còn lại có thể phá luật. Ví
dụ:
Lão nạp an miên Hồng Lĩnh vân,
T
B
T
B
Phù âu tĩnh túc noãn sa tân.
B
T
B B
Nam minh tàn nguyệt phù thiên lí,
B
T
B T
Cổ mạch hàn phong cộng nhất nhân.
SVTH:Nguyễn Thị Phương

Trang 6


Thể thơ Đường luật trong Thanh Hiên thi tập của Nguyễn Du


GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hoàng

T
B
T B
Hắc dạ hà kì mê thất hiểu,
T
B
T
T
Bách đầu vô lại chuyết tàn thân.
B
T
B B
Bất sầu cửu lộ triêm y duệ,
B
T
B T
Thả hỷ tu mi bất nhiễm trần.”
T
B
T
B
(Dạ hành – Nguyễn Du)
Gắn liền với luật bằng trắc đó là niêm trong thơ, về niêm thơ Đường luật
quy định rất chặt chẽ. Các tiếng thứ hai của các câu phải niêm với nhau như sau
câu 1 niêm với câu 8, câu 2 niêm với câu 3, câu 4 niêm với câu 5 và câu 6 niêm
với câu 7. Các cặp câu trên không niêm với nhau thì được gọi là thất niêm.
Chẳng hạn như bài thơ Dạ hành trên, các cặp câu đã niêm với nhau vì câu 1 và
câu 8 cùng là vần trắc, câu 2 với câu 3 cùng là vần bằng, câu 4 với 5 cùng là vần

trắc và câu 6 với câu 7 cùng là vần bằng.
Thứ ba về cách đối: đối ở phần thực và phần luận. Tuy nhiên cũng có bài
chỉ đối ở một phần. Ngược lại, cũng có bài đối ở cả hai liên hoặc bốn liên. Về
nguyên tắc, các từ đối phải cùng từ loại, song một mặt, do quan niệm về từ loại
của người xưa chưa thật rõ ràng. Mặc khác, do những nhà thơ có tài thường thích
dùng các kiểu đối khác nhau như đối lưu thủy, tức đối tấu mã hay hoạt đối (hơi
thơ cũng như ý của câu thứ hai là do câu thứ nhất trượt xuống, không thể đứng
một mình), tả đối (mượn âm hoặc nghĩa của một từ khác để đối), điệu đối (chủ
yếu là chỉ đối về âm điệu), tự đối hay là tiểu đối, “dương cú đối” (đối trong nội
bộ một câu là chính)…nên không thể dùng máy móc công thức trên để phân tích
thơ Đường luật.
Thứ tư, về cách gieo vần: thơ Đường luật chỉ gieo một vần và gieo vần bằng (vần
nằm ở các câu 1, 2, 4, 6, 8). Riêng chữ cuối ở câu thứ nhất, đặc biệt là ở câu ngũ
ngôn có thể gieo vần hoặc không. Ví dụ:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lững trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
SVTH:Nguyễn Thị Phương

Trang 7


Thể thơ Đường luật trong Thanh Hiên thi tập của Nguyễn Du

GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hoàng

Tựa gối buông cần lâu chẳng được,

Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
(Thu điếu – Nguyễn Khuyến)
Nhìn chung để sáng tác nên một bài thơ Đường luật thì đòi hỏi chúng ta
phải tuân theo những quy tắc nghiêm ngặt về niêm luật, đối và cách gieo vần.
1.2. Nguyễn Du và tập thơ Thanh Hiên thi tập
1.2.1. Nguyễn Du – đại thi hào của nền văn học dân tộc
Nguyễn Du, tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên
Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh năm 1765 (Ất Dậu) trong một
gia đình có nhiều đời và nhiều người làm quan to dưới triều Lê, Trịnh. Cha là
Nguyễn Nghiễm từng giữ chức Tể tướng 15 năm. Mẹ là Trần Thị Tần, một người
phụ nữ Kinh Bắc có tài xướng ca.
Quê hương Nguyễn Du là vùng đất địa linh, nhân kiệt, hiếu học và trọng tài.
Gia đình Nguyễn Du có truyền thống học vấn uyên bác, có nhiều tài năng văn
học:
Bao giờ Ngàn Hống hết cây,
Sông Rum hết nước họ này hết quan
(Ca dao)
Gia đình và quê hương chính là “mảnh đất phì nhiêu” nuôi dưỡng thiên tài
Nguyễn Du.
Thời thơ ấu, cậu Chiêu Bảy sống trong nhung lụa, giàu sang. Cứ tưởng cuộc
đời Nguyễn Du sẽ suôn sẻ nhưng biến cố gia đình đã xảy đến khi ông còn thơ
dại. Lên 10 tuổi lần lượt mồ côi cả cha lẫn mẹ, Nguyễn Du ở với người anh cả
hơn mình 31 tuổi. Nguyễn Khản (anh cùng cha khác mẹ làm Thừa tướng phủ
chúa Trịnh) là một người có công danh sớm, được chúa Trịnh hết mực tin dùng
và cũng rất mực tài hoa. Nhưng rồi tai họa đã ập đến với Nguyễn Khản, đó là vụ
án Canh tí (1780), Trịnh Sâm lập Cán thay Tông làm thái tử, Khán định giúp
Tông nhưng sự việc bại lộ và bị bắt giam. Đến khi Tông thay Cán thì Nguyễn
Khản cũng được phục chức nhưng cũng không thể cầm cự được bao lâu, bởi sau
đó kiêu binh không phục vì Khản và em trai mình là Điền được phục chức và
thăng chức quá nhanh, chúng đã kéo đến phá nhà khiến Nguyễn Khản phải bỏ về

quê ở Nghi Xuân mà lánh nạn.Cuộc sống xa hoa của Nguyễn Khản cùng với
những hoạn nạn mà Khản gặp phải đều được Nguyễn Du chứng kiến tất tần tật.
Năm đó Nguyễn Du vừa đúng 18 tuổi, vừa thi Hương đậu Tam trường ở Sơn
SVTH:Nguyễn Thị Phương

Trang 8


Thể thơ Đường luật trong Thanh Hiên thi tập của Nguyễn Du

GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hoàng

Nam và rồi làm một chức quan vô tận Thái Nguyên. Từ đây gia đình Nguyễn Du
li tán, mỗi người mỗi ngả.
Chẳng bao lâu nhà Lê sụp đổ (1789) Nguyễn Du lánh về quê vợ ở Thái
Bình rồi vợ mất, ông lại về quê cha, có lúc lên Bắc Ninh quê mẹ, nhiều nhất là
thời gian ông sống không nhà ở kinh thành Thăng Long. Hơn mười năm chìm nổi
long đong ngoài đất Bắc, ông tận mắt chứng kiến cảnh thay đổi sơn hà, chứng
kiến cảnh cực khổ của biết bao kiếp người “dưới đáy” xã hội. Và bản thân ông
cũng từng có lúc nghèo khó, trôi dạt từ đầu sông đến cuối bể, cơm không đủ ăn,
ốm không có thuốc uống. chính những bước đường thương đau ấy đã hun đúc
nên thiên tài Nguyễn Du - nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
Miễn cưỡng trước lời mời của nhà Nguyễn, Nguyễn Du ra làm quan. Năm
1813 được thăng chức Học sĩ điện cần Chánh và được cử làm Chánh sứ đi Trung
Quốc. Năm 1820, ông lại được cử đi lần thứ hai nhưng chưa kịp đi thì mất đột
ngột ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn (18-9-1820). Suốt thời gian làm quan cho
nhà Nguyễn, Nguyễn Du sống trầm lặng, ít nói, có nhiều tâm sự không biết tỏ
cùng ai.Tư tưởng của Nguyễn Du khá phức tạp và có những mâu thuẫn: trung
thành với nhà Lê, không hợp tác với nhà Tây Sơn, bất đắc dĩ làm quan cho nhà
Nguyễn. Ông là một người có lí tưởng, có hoài bão nhưng trưóc cuộc đời gió bụi

lại buồn chán, Nguyễn Du coi mọi chuyện (tu Phật, tu tiên, đi câu, đi săn. hành
lạc...) đều là chuyện hão nhưng lại rơi lệ đoạn trường trước những cuộc bể dâu.
Nguyễn Du đã đứng giữa giông tố cuộc đời trong một giai đoạn lịch sử đầy bi
kịch. Đó là bi kịch của đời ông nhưng chính điều đó lại khiến tác phẩm của ông
chứa đựng chiều sâu chưa từng có trong thơ văn Việt Nam. Để rồi nhà thơ có cái
nhìn đầy bi oán:
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy thật đau đớn lòng
(Truyện Kiều, Nguyễn Du)
Nhiều ưu tư về đời nhưng khi mất Nguyễn Du lại chẳng trăn trối bất cứ điều
gì. Cảnh ông mất được sử sách ghi lại như sau: “đến khi ốm nặng, ông không
chịu uống thuốc, bảo người nhà sờ tay chân. Họ thưa lạnh cả rồi, ông bảo
“Được” rồi mất, không trối lại một lời.”
Nguyễn Du qua đời ở Kinh đô, người nhà đem an tang ở làng An Ninh,
huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên. Bốn năm sau mới dời về an tang tại làng
SVTH:Nguyễn Thị Phương

Trang 9


Thể thơ Đường luật trong Thanh Hiên thi tập của Nguyễn Du

GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hoàng

Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Lúc Nguyễn Du mất ở Kinh đô,
nhiều quan lại đã tỏ rõ sự tiếc nuối cho một người tài hoa:
Nhất đại tài hoa, vi sứ, vi khanh sinh bất thiểm
Bách niên sự nghiệp, tại gia, tại quốc tử do vinh.
(Một kiếp tài hoa, đi sứ, làm quan, sinh chẳng thẹn
Trăm năm sự nghiệp, ở nhà, ở nước, chết còn vinh.)

Nguyễn Du ra đi nhưng thơ ông còn mãi với đời, với những người yêu văn
chương. Đến thế hệ bây giờ, vẫn không bao giờ quên được những đóng góp của
ông dành cho nền thơ ca dân tộc:
Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày.
(Kính gửi cụNguyễn Du – Tố Hữu)
1.2.2. Tập thơ Thanh Hiên thi tập
Bên cạnh Truyện Kiều, thơ chữ Hán của Nguyễn Du là kho báu của văn học
dân tộc, như một lời nhận xét sau: “Thơ chữ Hán của Nguyễn Du là một áng văn
chương nghệ thuật trác tuyệt, ẩn chứa một tiềm năng vô tận về ý nghĩa. Nó mới
lạ độc đáo trong một nghìn bài thơ chữ Hán của ông cha ta đã đành, mà cũng
độc đáo so với thơ chữ Hán Trung Quốc nữa.”
Thanh Hiên thi tập gồm 78 bài, sáng tác từ năm 1786 – 1804, giai đoạn từ
năm Tây Sơn kéo quân ra Bắc (1786) cho đến những năm kết thúc giai đoạn
Nguyễn Du làm quan ở Bắc Hà (1804). Tập thơ ghi lại tâm trạng của một con
người đầy hùng tâm, tráng chí nhưng thời vận lỡ làng, cảnh ngộ gặp nhiều điều
bất như ý đành ôm trong lòng mối u uất không gì giải tỏa được. Bao trùm tập thơ
là điệp khúc buồn, u uất, day dứt khôn nguôi. Các bài trong tập thơ Thanh Hiên
thi tập được sáng tác trong ba giai đoạn:
- Mười năm gió bụi (1786 – 1795)
- Dưới chân núi Hồng ( 1796 – 1802)
- Làm quan ở Bắc Hà (1803 – 1804)
Thanh Hiên thi tập ghi lại 18 năm cuộc đời của Nguyễn Du từ khi bước chân vào
đời hoạt động cho đến khi chính bản thân của nhà thơ cũng tưởng có thể vĩnh
SVTH:Nguyễn Thị Phương

Trang 10



Thể thơ Đường luật trong Thanh Hiên thi tập của Nguyễn Du

GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hoàng

viễn rút lui về ở ẩn, “làm bạn với hươu nai, tôm cá” nhưng lại bị gọi ra làm quan
một cách bất đắc chí.
Từ cuộc sống phong lưu của cậu Chiêu Bảy, bất chợt Nguyễn Du bị đẩy ra
giữa gió bụi cuộc đời. Trong khoảng thời gian “mười năm gió bụi”, nhà cửa
không còn,anh em li tán:
Hồng Lĩnh vô gia huynh đệ tán
Bạch đầu đa hận tuế thời thiên.
(Quỳnh Hải nguyên tiêu)
Tuổi đã “tam thập nhi lập” nhưng cuộc sống vẫn nghèo khó, ăn nhờ ở
đậu,không biết rồi đời sẽ trôi dạt về đâu:
Thiên địa dữ nhân truân cốt tướng
Xuân thu hoàn nhữ lão tu mi
Đoạn bồng nhất phiến tây phong cấp
Tất cánh phiêu linh hà xứ quy
(Tự thán I)
(Trời đất bắt mang nghèo cốt tướng
Tháng năm đem lại trắng mày râu.
Gió tây thổi mạnh bồng lìa gốc,
Xiêu bạt rồi đây biết chốn nào)
Trước hoàn cảnh của mình, thi nhân đã tìm cách quên đi hiện tại bằng cách
tìm đến một cuộc sống an nhàn, mơ về “cửu huyền”, về chuyện “học đạo thành
tiên”,…. Con người càng muốn thoát khỏi vòng trần tục thì nó lại càng xiết chặt
lấy không buông nên đành đối diện với chính nó. Chính vì vậy, con người ấy đã
trở thành con người “vô ngôn”, mọi nỗi niềm, tâm tư đều chôn chặt trong lòng,
dần dà nó trở thành nỗi u uẩn trĩu nặng tâm tư:

Liêu thùy tiểu các tây phương động
Tuyết ám cùng thôn hiểu giác ai
Trù trướng lưu quang thôi bạch phát
Nhất sinh u tứ vị tằng khai
(Thu chí)
(Gió tây, gác nhỏ, rèm lay động
Còi sớm, làng xa, tuyết phủ đầy.
Ngày tháng trôi mau buồn tóc bạc
Nỗi riêng u uất chưa từng khuây.)
“Mối u sầu” kia có phải chăng đó là nỗi sầu vì cuộc sống bần hàn của mình hay
đó là nỗi lòng của một người “bó thân về với triều đình”? Là gì đi chăng nữa thì
SVTH:Nguyễn Thị Phương

Trang 11


Thể thơ Đường luật trong Thanh Hiên thi tập của Nguyễn Du

GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hoàng

chỉ có Nguyễn Du mới thực sự hiểu, còn ta chỉ biết đó chỉ là chuyện của “nghìn
năm”. Đọc Thanh Hiên thi tập, nhà thơ thường xuyên nhắc đến “thế sự”, “trần
thế”, “cổ kim” bằng một giọng điệu đày triết lí:
Xuân sắc tiệm thiên hoàng điểu khứ,
Niên ngang ám trục bạch đầu lai,
Bách kì đãn đắc chung triêu túy,
Thế sự phù vân chân khả ai.
(Đối tửu)
(Sắc xuân dần đổi chim vàng lánh,
Năm tháng ngầm xui tóc bạc dày,

Ước được trăm năm say khướt mãi,
Việc đời mây nỗi nghĩ buồn thay!)
Cuộc đời của Nguyễn Du đã chứng kiến bao phen thịnh suy của các triều
đại. Nhà thơ chứng kiến bao phận đời lúc loạn lạc, cuộc sống của người dân buổi
suy vong, loạn lạc, …nó càng giúp ông hiểu rõ hơn nỗi khổ của nhân dân, càng
đua đớn trước sự suy tàn của cuộc đời. Ưu tư trước sự đời cùng với đó là sự bế
tắc của chính ông trong việc lựa chọn cho mình một hướng đi nhưng vượt lên
trên hết đó là một tấm lòng “sáng tỏ như vầng trăng”, lo cho nhân tình thế thái.
Toàn bộ tập Thanh Hiên thi tập đã chứng tỏ điều ấy.

SVTH:Nguyễn Thị Phương

Trang 12


Thể thơ Đường luật trong Thanh Hiên thi tập của Nguyễn Du

GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hoàng

Chương 2. THỂ THƠ ĐƯỜNG LUẬT TRONG THANH HIÊN
THI TẬP CỦA NGUYỄN DU
2.1. Bảng thống kê và phân loại các thể thơ Đường luật trong tập thơ Thanh
Hiên thi tập của Nguyễn Du
Thông qua việc khảo sát các thể thơ Đường luật mà Nguyễn Du đã dùng
trong tập thơ Thanh Hiên thi tập, tôi có bảng thống kê sau:
Lượt dùng
Thể thơ
Thất ngôn bát cú

Số lượt dùng Tỉ lệ (%)

( số bài thơ)
65
83.33

Ngũ ngôn bát cú

8

10.26

Thất ngôn tứ tuyệt

1

1.28

Ngũ ngôn bài luật

2

2.56

Các thể thơ khác

2

2.56

Tổng


78

100

Bảng 3. Bảng thống kê các thể thơ Đường luật trong
Thanh Hiên thi tập
Dựa vào bảng thống kê trên ta thấy Nguyễn Du đã sử dụng thể thơ bát cú là
nhiều nhất với 72 lượt dùng trong đó thể thất ngôn bát cú đường luật là được sử
dụng nhiều nhất với 65 bài. Đó là các bài như: Sơn cư mạn hứng, Độc Tiểu
Thanh Ký, Giang Đình hữu cảm, Ký hữu, Sơn nguyệt,….
Đặc biệt là Tố Như chỉ viết một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt duy nhất trong tập
thơ này, đó là bài: Khất thực:
Tằng lăng trường kiếm ỷ thanh thiên,
Triển chuyển nê đồ tam thập niên.
Văn tự hà tằng vi ngã dụng?
Cơn hàn bất giác thụ nhân liên!
Và ngoài các thể thơ chính trong thơ Đường luật được Nguyễn Du vận dụng
vào trong sáng tác, ông còn biến tấu khi sáng tác những bài thơ mà ở đó các dạng
thơ ngũ ngôn xen thất ngôn. Như bài bài Hành lạc từ là là sự đan xen giữa thể
SVTH:Nguyễn Thị Phương

Trang 13


Thể thơ Đường luật trong Thanh Hiên thi tập của Nguyễn Du

GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hoàng

thơ thất ngôn và ngũ ngôn, trong đó 18 câu đầu là ngũ ngôn, các câu tiếp theo là
đan xen giữa ngũ ngôn và thất ngôn:

Tuấn khuyển hoàng bạch mao,
Kinh linh hệ tú cảnh.
….
Nhãn tiền đắc táng dĩ nan nhận,
Hà sự mang mang thân hậu danh?
Không chỉ có sự đan xen giữa hai thể thơ thất ngôn và lục ngôn mà trong
bài Hành lạc từ II Nguyễn Du đã đan xen câu bảy với câu ba và câu năm chữ:
Thế sự đa suy di,
Phù sinh hành lạc sự.
Tịch thượng hữu kỹ kiều như hoa,
……
Đắc cao ca xứ thả cao ca.
Quân bất kiến
Vương nhung nha trù thủ tự tróc,
…….
Hựu bất kiến
Phùng đạo vãn niên xưng cựu quý,
………….
(Hành lạc từ II)
Sự đan xưn giữa các thể thơ với nhau để tạo nên một bài thơ và vị trí của
các câu thơ là không ổn định thể hiện sự thử nghiệm, tìm tòi của Nguyễn Du
trong việc sáng tác thơ của mình. Rõ ràng Tố Như đã có ý thức khi vận dụng
những thể thơ ngoài thơ Đường luật này với mong muốn tìm ra một thể thơ mới
cho dân tộc, giải tỏa những sự gò bó của thể thơ Đường luật.
Như vậy, Nguyễn Du đã vận dụng các thể thơ Đường luật vào trong sáng
tác của mình một cách có hiệu quả, cùng với đó nhà thơ đã sáng tạo nên những
thể thơ mới.
2.2. Đặc điểm cấu trúc nghệ thuật trong Thanh Hiên thi tập của Nguyễn Du
Đường luật là thể thơ được sử dụng nhiều nhất trong sáng tác thơ văn thời
Trung đại. Và Nguyễn Du cũng không ngoại lệ, ông đã sử dụng thể thơ này để

viết nên tập thơ Thanh Hiên thi tập. Nhưng điều đặc biệt là ông đã vận dụng nó
một cách linh hoạt và khéo léo, đặc biệt là thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
Để hiểu rõ hơn nghẹ thuật sử dụng thể thơ này trong Thanh Hiên thi tập của Tố

SVTH:Nguyễn Thị Phương

Trang 14


Thể thơ Đường luật trong Thanh Hiên thi tập của Nguyễn Du

GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hoàng

Như đặc sắc như thế nào, tôi đi vào phân tích thơ Đường luật trong tác phẩm này
ở ba khía cạnh tiêu biểu là : niêm, luật và cách gieo vần.
2.2.1. Đặc điểm về luật và niêm trong Thanh Hiên thi tập của Nguyễn Du
Như ở Chương 1 đã giới thiệu thì luật cơ bản của Đường luật là luật bằng
trắc. Do đó trong sáng tác của mình, Thanh Hiên cũng sử dụng luật bằng và luật
trắc. Tuy nhiên mức độ sử dụng luật bằng trắc lại có sự khác nhau rõ rệt. Tập thơ
có tổng cộng 78 bài thì ông đã sử dụng 26 bài thơ theo luật bằng (đó là các bài
như: Sơn cư mạn hứng, U cư, Khất thực, Lưu biệt Nguyễn Đại Lang, Vị hoành
doanh,..), 43 bài theo luật bằng (đó là các bài như: Quỳnh Hải nguyên tiêu,
Giang Đình hữu cảm, Ức gia huynh, Ký huyền hư tử,..). Ví dụ:
Hồng Sơn sơn nguyệt nhất luân minh,
B
T
B B
Thiên lý Trường An thử dạ tình.
T
B

T B
Thái phác bất toàn chân diện mục,
T
B
T T
Nhất châu hà sự tiểu công danh.
B
T
B
B
Hữu sinh bất đái công hầu cốt,
B
T
B T
Vô tử chung tầm thỉ lộc minh.
T
B
T B
Tiễn sát bắt song cao ngọa giả,
T
B
T T
Bình cư vô sự đáo hư linh.
B T
B B
(Ký hữu)
Với bài thơ Ký hữu, Nguyễn Du đã sử dụng luật bằng và được thể hiện như
trên, ở đây các tiếng 2 – 4 – 6 – 8 tuân theo luật, còn những tiếng còn lại không
bắt buộc. Và dưới đây là bài thơ được sáng tác theo thể thất ngôn bát cú Đường
luật, luật trắc:

Vạn mộc sơn tiền khả bốc cư,
T
B
T B
Bạch vân tại tụ thủy thông cừ.
B
T
B B
Sơn tăng đối trúc lưỡng vô dạng,
SVTH:Nguyễn Thị Phương

Trang 15


Thể thơ Đường luật trong Thanh Hiên thi tập của Nguyễn Du

GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hoàng

B
T
B T
Mục thụ kị ngưu nhất bất như.
T
B
T B
Ảnh lý tu mi khan lão hỷ,
T B
T T
Mộng trung tùng cúc ức quy dư.
B

T
B B
Tọa gia thôn tẩu đa nhàn sự,
B
T
B T
Chỉ vị bình sinh bất độc thư.
T
B
T B
(Lạng Sơn đạo trung)
Ngoài phải tuân theo luật, Đường luật cũng có sự bắt buộc đối với niêm.
Trong Thanh Hiên thi tập của Nguyễn Du có đến 10 bài thất niêm. Đó là các bài
như: Độc Tiểu Thanh ký, Đồng Lư lộ thượng dao kiến Sài Sơn, La Phù Giang
thủy các độc tọa,…Ví dụ bài thơ :
Sài Sơn sơn thượng đâ phù vân,
Sài sơn sơn hạ thạch lân lân.
Đồng Lư lộ thượng tây kiều thủ,
Thúc sắc thương nhiên lai chiếu nhân.
Lịch lịch lâu đài thiên ngoại kiến,
Vi vi chung cổ nguyệt trung văn.
Thanh sam tẩu biến hồng trần lộ,
Viên hạc hà tong nhận cựu lân.”
(Đồng Lư lộ thượng dao kiến Sài Sơn)
Ta thấy ở câu 1 và câu 8, tiếng thứ hai là vần B – T, do đó cả bài thơ là thất niêm
do có một cặp câu không niêm với nhau. Thất niêm trong bài thơ không chỉ ở vị
trí của câu 1 và 8 mà ta còn bắt gặp thất niêm ở mọi cặp câu, chẳng hạn bài thơ
La Phù Giang thủy các độc tọa, thất niêm ở cặp câu 2 – 3:
Thủy các các hạ, giang thủy thâm,
Thủy các các thượng, nhân trầm ngâm.

Du du vân ảnh biến thần tịch,
Cổn cồn lãng hoa phù cổ câm (kim).
Trần thế bách niên khai nhãn mộng,
Hồng Sơn thiên lý ỷ lan tâm.
Bồi hồi đối ảnh độc vô ngữ,
SVTH:Nguyễn Thị Phương

Trang 16


Thể thơ Đường luật trong Thanh Hiên thi tập của Nguyễn Du

GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hoàng

Bạch phát sổ hành thùy ngã khâm.
(La Phù Giang thủy các độc tọa)
Từ những phân tích trên thì có thể nói rằng sáng tác theo thể thơ Đường luật
chịu sự gò bó của niêm, luật nhưng trong một số trường hợp Nguyễn Du cũng đã
phá luật để bài thơ của mình có sự khác biệt nhưng nhịp điệu và ý thơ vẫn cô
đọng, xúc tích. Điều đó cho thấy tài năng nghệ thuật của Tố Như.
2.2.2. Đặc điểm gieo vần trong Thanh Hiên thi tập của Nguyễn
Du
Thơ ca trung đại của ta chịu ảnh hưởng của thơ Đường Trung Quốc nên vần
luật trong thơ cũng có những quy định nghiêm ngặt. Ở góc độ thi pháp vần là yếu
tố hòa phối âm thanh quan trọng làm nên nghệ thuật thi ca. Như Hê- ghen đã nói:
“vần là do nhu cầu thực sự của tâm hồn muốn thấy mình được biểu lộ rõ hơn,
nhiều hơn, có sự vangn dội đều đặn”. Như vậy vần là một lĩnh vực quan trọng
của ý nghĩa, cảm xúc và âm thanh trong thơ. Người gieo vần thơ luôn phải chịu
hai áp lực: ý nghĩa và âm thanh.
Theo thống kê của tôi thì trong Thanh Hiên thi tập Nguyễn Du đã sử dụng

hai cách gieo vần chủ yếu là vần thông và vần chính và vị trí gieo vần bao giờ
cũng là vần chân. Với 78 bài thơ, Nguyễn Dư gieo vần thông ở 34 bài (U cư, Thu
dạ, Xuân dạ, Độc Tiểu Thanh kí, Xuân tiêu lữ thứ,…) và điều đáng chú ý là nhà
thơ gieo các khuôn vần “âm”, “ân”, “ư”, “iên”, “oan –an” là chủ yếu. Điều
này được cụ thể hóa dưới bảng thống kê sau:
Vần chính
Vần “âm”
Vần “ân”
Vần “ư”
Vần “iên”
Vần “a”
Vần “ê”
Vần “i”
Tổng

Lượt dùng
9
6
4
2
1
1
1
24

Tỉ lệ (%)
37.5
25
16.66
8.33

4.17
4.17
4.17
100

Bảng 4. Các loại khuôn vần gieo theo vần chính trong Thanh Hiên thi tập
của Nguyễn Du
Ví dụ: Bài thơ Tạp chí được gieo theo khuôn vần “ư”
Hồng Sơn nhất sắc lâm bình cừ,
SVTH:Nguyễn Thị Phương

Trang 17


Thể thơ Đường luật trong Thanh Hiên thi tập của Nguyễn Du

GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hoàng

Thanh tịch khả vi hàn sĩ cư.
Sinh lý bạch vân sinh cử tịch,
Nhất song minh nguyệt hướng cầm thư.
Tiếu đề tuẫn tục can qua tế,
Giam mặc tàng sinh lão bệnh dư.
Diệp lạc hoa khai nhãn tiền sự,
Tứ thời tâm kính tự như như
(Tạp thi)
Hay như bài thơ này lại được gieo theo khuôn vần “ân”:
sTam tập hành canh lục xích thân,
Thông minh xuyên tạc thổn thiên chân.
Bản vô văn tự năng tăng mệnh,

Hà sự kiền khôn thác đố nhân?
Thư kiếm vô thành sinh kế xúc,
Xuân thu đại tự bạch đầu tân.
Hà năng lạc phát quy lâm khứ,
Ngọa tính tùng phong hưởng bán vân.
(Tự thán II)
Ngoài gieo vần chính, Nguyễn Du cũng gieo vần thông nhưng số lượng vần
thông được nhà thơ sử dụng trong Thanh Hiên thi tập là tương đối ít và chủ yếu
là các cặp vần sau: “oan –an”, “oa –a”, “uân – ân”, “uyên – iên”. Số lần sử
dụng các cặp vần trên được tôi liệt kê cụ thể thông qua bảng sau:
Vần thông
Cặp vần “oa – a”
Cặp vần “iên – uyên”
Cặp vần “oan – an”
Cặp vần “ân – uân”
Tổng

Số lượt dùng
4
3
1
2
10

Tỉ lệ (%)
40
30
10
20
100


Bảng 5. Các khuôn vần thông trong Thanh Hiên thi tập của Nguyễn Du
Ví dụ bài thơ Tạp ngâm dưới đây gieo vần thông theo khuôn vần “a – oa”
Đạp biến thiên nha hựu hải ca,
Càn khôn tùy tại tức vi gia.
Bình sinh bất khởi thương giăng niệm,
Kim cổ thùy đồng bạch nghị oa?
SVTH:Nguyễn Thị Phương

Trang 18


Thể thơ Đường luật trong Thanh Hiên thi tập của Nguyễn Du

GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hoàng

Liên lạc tráng tâm hư đoản kiếm,
Tiêu điều lữ muộn đối thời ca.
Bế môn bất kí xuân thâm thiển,
Đãn kiến đường lê lạc tận hoa.
(Tạp ngâm)
Hay như:
Bàn cổ sơ phân bất kí miên,
Sơn trung sinh quật, quật sinh tuyền.
Vạn ban thủy thạch thiện đại xảo,
Nhất lạp càn khôn khai tiểu thiên.
Mãn cảnh giai không hà hữu tướng?
Thử tâm thường định bất ly thiền.
Đại sư vô ý diệc vô tận,
Phủ than thành trung đa biến thiên.

(Đề Nhị Thanh Động)
Trong văn học Trung đại, đặc biệt là thơ Đường luật cách gieo vần rất chặt
chẽ. Mỗi nhà thơ sẽ lựa chọn cho mình những khuôn vần khác nhau để tạo nên sự
đặc sắc trong sáng tác của mình và qua đó thể hiện được tâm hồn của tác giả.
Như đã phân tích cụ thể ở trên thì ta thấy Nguyễn Du rất ưa sử dụng những
khuôn vần “âm”, “ân” để miêu tả sự thâm tầm, suy tư của tác giả về cuộc đời, thế
sự. Còn Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến là những nhà thơ lớn của văn học
trung đại Việt Nam, họ cũng chịu ảnh hưởng ít nhiều của thơ Đường luật đặc biệt
là gieo vần, nhưng điều đnág nói là trong thơ họ ta bắt gặp các khuôn vần "eo"
dùng để miêu tả tâm trạng buồn rầu, nhỏ bé, hiu quạnh, hàm ý chỉ sự khó khăn
cách trở:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
Tựa gối, buông cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo
(Thu điếu – Nguyễn Khuyến)

SVTH:Nguyễn Thị Phương

Trang 19


Thể thơ Đường luật trong Thanh Hiên thi tập của Nguyễn Du

GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hoàng


Từ đó ta có thể hiểu được rằng tùy thuộc vào khả năng và vốn từ vựng của
mỗi nhà thơ và sự thể hiện tâm hồn của mình mà họ sẽ sử dụng những khuôn vần
là khác nhau.
Ngoài việc sử dụng hai khuôn vần chính là vần thông và vần chính thì trong
những bài thơ còn lại Nguyễn Du đều “thất vận”, nghĩa là gieo vần sai quy cách
bắt buộc của thơ Đường. Hay nói một cách khác là nhà thơ đã không bó hẹp tâm
hồn mình trong sự gò bó của cách gieo vần trong thơ Đường luật mà tùy thuộc
vào cảm xúc của mình, ông sẽ gieo vần phá cách (Sơn cư mạn hứng, Khổng tước
vũ, Đồng Lung Giang, Mạn hứng,…). Chẳng hạn trong bài thơ Sơn cư mạn hứng,
nhà thơ gieo vần “ư” ở câu 1 – 2- 8 và vần “ơ” ở câu 4 – 6:
Nam khứ Trường An thiên lý dư,
Quần phong thâm xứ đã nhân cư.
Sài môn trú tĩnh sơn vân bế,
Dược phố xuân hàn lũng trúc sơ.
Nhất phiến hương tâm thiềm ảnh hạ,
Kinh liên biệt lệ nhạn thanh sơ.
Có hương đệ muội âm hao huyệt,
Bất kiến bình an nhất chỉ thư.
(Sơn cư mạn hứng)
Hay như nhà thơ không gieo vần mà viết theo dòng cảm xúc và tâm trạng
đó là bài thơ:
Long vi châu biên đa bạch âu,
Lam Giang đường thượng hữu hàn nho.
Nhất sinh từ phú tri vô ích,
Mãn giá cầm thư đồ tự ngu.
Bách tuế vi nhân bi thuấn tức,
Mộ niên hành lạc tích tu du.
Ninh tri dị nhật tây lăng hạ,
Năng ẩm trùng dương nhất trích vô ?
(Mạn hứng)

Có thể nói cách gieo vần trong tập thơ Thanh Hiên thi tập của Nguyễn Du là
hết sức phong phú và độc đáo. Ông không chịu gò bó trong một hình thức gieo
vần nào nhất định . Bởi vậy đọc thơ Tố Như ta không cảm thấy sự lặp lại của nhà
thơ trong cách gieo vần.

SVTH:Nguyễn Thị Phương

Trang 20


Thể thơ Đường luật trong Thanh Hiên thi tập của Nguyễn Du

GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hoàng

C. PHẦN KẾT LUẬN
Thanh Hiên thi tập ghi lại tâm sự của một con người đầy hùng tâm, tráng
chí nhưng gặp nhiều cảnh ngộ không như ý nên phải ôm trong lòng mối u uất
không thể giải tỏa. Bao trùm tập thơ là điệp khúc buồn, u uẩn, day dứt khôn
nguôi. Cùng với đó, tập thơ đã cho thấy tài năng của Nguyễn Du khi vận dụng
một cách sáng tạo thể thơ Đường luật vào trong sáng tác của mình. Trong tổng số
78 bài thơ trong Thanh Hiên thi tập, Nguyễn Du đã sử dụng thể thơ bát cú là
nhiều nhất- 72 bài và thể thơ tứ tuyệt là ít nhất – chỉ có duy nhất một bài. Và
chính việc sử dụng thể thơ Đường luật, Tố Như đã cho ra đời những bài thơ cô
đọng, hàm súc về chặng đường “mười năm gió bụi” của bản thân và qua đó thấy
được tâm hồn đầy trắc ẩn của ông dành cho đời là đáng trân quý.
Cùng với đó, Nguyễn Du đã có những sự cách tân về thể thơ khi sử dụng
thơ thất ngôn xen lục ngôn vào sáng tác. Hay như trong một số bài, nhà thơ đã
phá cách về gieo vần, niêm, luật nhằm tạo ra cho bài thơ những cách hiểu mới,
mang đậm màu sắc, dấu ấn cá nhân của chính tác giả.


SVTH:Nguyễn Thị Phương

Trang 21


Thể thơ Đường luật trong Thanh Hiên thi tập của Nguyễn Du

GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hoàng

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Xuân Diệu (2000), Ba thi hào dân tộc, NXB Thanh niên.
2. Đinh Gia Khánh (Chủ biên – 2005), Văn học Việt Nam thế kỷ X đến nửa
đầu thế kỷ XVIII, NXB Giáo dục.
3. Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (1997), Từ điển Thuật
ngữ Văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
4. Nguyễn Thạch Giang – Trương Chính (2001), Nguyễn Du – Cuộc đời và
tác phẩm, NXB Văn hóa thông tin Hà Nội
5. Trần Đình Sử (Chủ biên – 2005), Giáo trình Lý luận Văn học – tập 2 –
Tác phẩm và thể loại văn học, NXB Đại học Sư phạm.
6. Trần Đình Sử (2005), Thi pháp Văn học trung đại Việt Nam, NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội.

E. NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
SVTH:Nguyễn Thị Phương

Trang 22


Thể thơ Đường luật trong Thanh Hiên thi tập của Nguyễn Du


GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hoàng

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………

MỤC LỤC

SVTH:Nguyễn Thị Phương

Trang 23


Thể thơ Đường luật trong Thanh Hiên thi tập của Nguyễn Du

Contents


SVTH:Nguyễn Thị Phương

Trang 24

GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hoàng



×