Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

BỘ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN SINH HỌC LỚP 9 CÓ ĐÁP ÁN MỚI THẨM ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.42 MB, 85 trang )

BỘ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN SINH HOC LỚP 9 CÓ ĐÁP ÁN
[*****]

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ
LỚP 9 – Năm học: 2015- 2016
MÔN THI: SINH HỌC
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm 6 câu,02trang)

Câu 1 (1,5 điểm).
a) Nếu các alen của cùng một gen không có quan hệ trội- lặn hoàn toàn mà là trội không
hoàn toàn thì quy luật phân li của Men đen có còn đúng hay không? Tại sao?
b) Có hai dòng ruồi giấm thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản, do
gen trên nhiễm sắc thể thường quy định. Dòng 1 có kiểu hình thân xám, mắt trắng, dòng
2 có thân đen, mắt đỏ.
Hãy bố trí thí nghiệm để xác định các cặp gen quy định các cặp tính trạng trên phân li
độc lập hay di truyền liên kết với nhau.
Biết rằng thân xám, mắt đỏ là hai tính trạng trội hoàn toàn so với thân đen, mắt trắng.
Câu 2 (1,5 điểm).
Trong tinh bào bậc I của một loài giao phối có 3 cặp NST tương đồng kí hiệu là Aa, Bb
và Dd.
a) Khi giảm phân tạo giao tử, sẽ cho ra các tổ hợp NST nào trong các giao tử, mỗi loại
chiếm tỉ lệ là bao nhiêu?
b) Tại sao các hợp tử được tạo thành qua thụ tinh lại chứa các tổ hợp nhiễm sắc thể khác
nhau về nguồn gốc?
Câu 3(1,5 điểm).
1, Giả sử mạch gốc ở vùng mã hóa của một gen cấu trúc của một loài sinh vật có trình
tự nuclêôtit là: (3’TAXAATX5’)21 được sử dụng làm khuôn để tổng hợp chuỗi
pôlipeptit thì số axit amin trên chuỗi pôlipeptit tương ứng được tổng hợp là bao nhiêu?
Biết rằng trong môi trường không có enzim cắt bỏ axit amin mở đầu, bộ ba khởi động là
5’AUG 3’, các bộ ba 5’UAG 3’, 5’UGA 3’, 5’UAA 3’làm nhiệm vụ kết thúc tổng hợp


chuỗi.
2, Nói: cô ấy được mẹ truyền cho tính trạng “má lúm đồng tiền” có chính
xác không? Nếu cần thì phải sửa lại câu nói này như thế nào?
Câu 4 (2,0 điểm).
a) Giải thích việc ứng dụng quy luật phân li trong sản xuất kèm theo sơ đồ
minh họa?
b) Những bệnh di truyền sau đây ở người thuộc dạng đột biến nào?
- Bệnh đao.
- Bệnh bạch tạng.
- Bệnh câm điếc bẩm sinh.
c) Cơ thể bình thường có kiểu gen Dd. Đột biến làm xuất hiện cơ thể có kiểu
gen Od. Loại đột biến nào có thể xảy ra? Cơ chế phát sinh các dạng đột biến đó?
Câu 5: (1,5 điểm):
a. Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết ở động vật qua
nhiều thế hệ sẽ dẫn tới thoái hóa giống ? Cho ví dụ ?
b. Trong thực tế, người ta có thể tạo ra đủ cây giống để trồng trên vài chục hecta, với chi
phí và giá thành thấp và trong một thời gian ngắn.
Em hãy cho biết, người ta đã áp dụng phương pháp gì vậy? Hãy nêu nội dung của
phương pháp đó?

Trang 1


BỘ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN SINH HOC LỚP 9 CÓ ĐÁP ÁN
Câu 6 (2,0 điểm).
Cho lưới thức ăn của một hệ sinh thái đồng cỏ:
ĐV ăn thịt 1

ĐV ăn thịt 2


ĐV ăn tạp
ĐV ăn cỏ 1

ĐV ăn thịt 3
ĐV ăn thịt 4
ĐV ăn cỏ 2

SV sản xuất 1

SV sản xuất 2

a) Động vật ăn tạp tham gia vào những chuỗi thức ăn nào?
b) Hãy sắp xếp các sinh vật theo từng thành phần của hệ sinh thái.
c) Nếu quần thể động vật ăn thịt 4 bị con người săn bắt quá mức thì sẽ ảnh
hưởng như thế nào tới quần thể động vật ăn cỏ 2 và quần thể động vật ăn tạp?
………………………………………Hết………………………………………

ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ
[*****]
LỚP 9 - NĂM HỌC 2015- 2016
MÔN THI: SINH HỌC
(Đáp án gồm 03 trang)

Trang 2


BỘ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN SINH HOC LỚP 9 CÓ ĐÁP ÁN
Câu
1(1,5đ)


2(1,5đ)

Nội dung
a) Vẫn đúng. Vì quy luật phân li của Men đen chỉ đề cập đến sự phân li
của các alen mà không nói về sự phân li tính trạng mặc dù qua sự phân
tính về tính trạng, Menđen phát hiện ra quy luật phân li của alen.
b) Phương pháp xác định:
- Cho dòng 1 x dòng 2 F1 đồng tính thân xám, mắt đỏ mang
2 cặp gen dị hợp tử (Aa, Bb).
Quy ước: Gen A: thân xám, alen a: thân đen; gen B: mắt đỏ, alen b: mắt
trắng.
- Tiếp tục cho ruồi đực F1 lai phân tích
+ Nếu Fa gồm 4 loại kiểu hình phân li kiểu hình theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1 thì
các căp gen Aa, Bb nằm trên các cặp NST khác nhau (PLĐL).
+ Nếu Fa gồm 2 loại kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 1 thì các cặp gen Aa,
Bb nằm trên cùng một cặp NST tương đồng và di truyền cùng
a) Các loại giao tử và tỉ lệ mỗi loại giao tử:
- Kí hiệu bộ NST 2n: AaBbDd.
- Có 8 loại giao tử được tạo ra là : ABD, ABd, AbD, Abd, aBD, aBd,
abD, abd .
- Tỉ lệ mỗi loại là 1/8
b) Các hợp tử được tạo thành qua thụ tinh chứa các tổ hợp nhiễm sắc thể
khác nhau về nguồn gốc là do 2 nguyên nhân sau :
- Sự phân li độc lập, tổ hợp tự do của các NST trong giảm phân tạo giao
tử.
- Sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử khác nhau về nguồn gốc
NST trong thụ tinh.

3(1,5đ) 1, Vì trình tự nuclêôtit bài cho gồm 7 nucleotit, mà mã di truyền là mã
bộ 3 nên ta xác định trình tự nucleotit ở đoạn mARN tương ứng với 3

chu kỳ lặp lại là: 5’AUGUUAG. AUGUUAG. AUGUUAG...3’
- Các bộ 3 mã sao có trên đoạn mARN tương ứng là:
5’AUG-UUA-GAU- GUU- AGA-UGU-UAG...3’
1
2
3
4
5
6
7
- Nhận thấy ở vị trí bộ 3 số 7 là bộ 3 kết thúc, nên số axit amin trên chuỗi
pôlipeptit là:
7-1= 6.....................................................................................
2, Không chính xác: Mẹ chỉ truyền cho con thông tin quy định việc hình
thành nên tính trạng “má lúm đồng tiền” dưới dạng trình tự các nuclêôtit
xác định, mà không truyền lại cho con các kiều hình đã có sẵn.Nói cách
khác mẹ chỉ truyền cho con các alen quy định kiểu hình chứ không trực
tiếp truyền cho con kiểu hình.
4(2,0đ) a) Ứng dụng của quy luật phân ly trong sản xuất:
- Trên cơ thể sinh vật, thường các tính trạng trội là tốt, còn các tính lặn là
các tính xấu có hại. Do đó trong sản xuất, để thu được con lai đồng loạt
mang tính trạng có lợi, người ta dùng cặp bố mẹ trong đó ít nhất phải có
một
cơ thể thuần chủng về tính trạng trội (AA)

Trang 3

Điểm
0,5


0,25
0,25
0.25
0,25
0,25
0,5
0,25

0,25
0,25
0,5

0,25
0,25

0,5

0,25


BỘ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN SINH HOC LỚP 9 CÓ ĐÁP ÁN
Ví dụ : P: AA (trội) x AA (trội)
Gp: A
A
F1:
AA
Kiểu hình đồng tính trội
Hoặc: P: AA (trội) x
aa (lặn)
Gp:

A
a
F1:
Aa
Kiểu hình đồng tính trội
- Ngược lại để tránh con lai xuất hiện tính lặn (xấu) người ta không sử
dụng cở thể dị hợp (không thuần chủng) làm giống, vì như vậy con lai sẽ
có sự phân tính và có kiểu hình lặn (xấu)
Ví dụ : P: Aa (không thuần chủng ) x Aa (không thuần chủng)
Gp:
A ,a
A, a
F1:
1AA : 2Aa: 1aa
Kiểu hình có ¼ mang tính trạng lặn (xấu)
b) - Bệnh câm điếc bẩm sinh do đột biến gen lặn
- Bệnh đao là do đột biến thể dị bội (người có 3 NST thứ 21)
- Bệnh bach tạng do đột biến gen lặn nằm trên NST thường
c)
- Loại đột biến có thể xảy ra: đột biến cấu trúc NST dạng mất đoạn và
đột biến số lượng NST thể dị bội.
- Cơ chế:
+ Mất đoạn NST: do các tác nhân lí, hóa học làm cấu trúc của NST bị
phá vỡ làm mất đi 1 đoạn gen mang D. Giao tử chứa NST mất đoạn
(không mang gen D) kết hợp với giao tử bình thường (mang gen b) tạo
nên cơ thể có kiểu gen od.
+ Thể dị bội: cặp NST tương đồng (mang cặp gen tương ứng Dd) không
phân li trong giảm phân tạo nên giao tử O (n-1). Giao tử này kết hợp với
giao tử bình thường mang gen d tạo nên thể dị bội Od.
5(1,5đ) a. Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết ở động

vật qua nhiều thế hệ sẽ dẫn tới thoái hóa giống:
- Tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết qua nhiều thế hệ thì con
cháu có sức sống kém dần, năng suất giảm, bộc lộ những tính trạng xấu,
xuất hiện quái thai ...
- Vì: các cặp gen dị hợp đi vào trạng thái đồng hợp, trong đó có gen lặn
( thường có hại ) được biểu hiện. Qua các thế hệ, tỉ lệ đồng hợp tăng dần,
tỉ lệ dị hợp giảm dần.
- Ví dụ:
b, Người ta đã áp dụng phương pháp nhân giống vô tính trong ống
nghiệm(công nghệ tế bào).
- Công nghệ tế bào gồm 2 công đoạn thiết yếu:
+ Tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi mang nuôi cấy để tạo mô sẹo
+ Dùng hoocmon sinh trưởng kích thích mô sẹo, phân hóa thành cơ
quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
6

a) Động vật ăn tạp tham gia vào các chuỗi thức ăn:

Trang 4

0,25

0,25

0,25

0,5

0,5


0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5


BỘ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN SINH HOC LỚP 9 CÓ ĐÁP ÁN
(2đ)

- SV sản xuất 1 → ĐV ăn tạp → ĐV ăn thịt 1.
- SV sản xuất 1 → ĐV ăn tạp → ĐV ăn thịt 2 → ĐV ăn thịt 3
- SV sản xuất 1 → ĐV ăn cỏ 1 → ĐV ăn tạp → ĐV ăn thịt 1.
- SV sản xuất 1 → ĐV ăn cỏ 1 → ĐV ăn tạp → ĐV ăn thịt 2 → ĐV ăn
thịt 3.
(HS viết được 2 chuỗi thức ăn cho 0,25 điểm;đủ 4 chuỗi thức ăn cho 0,5
điểm)
b) Sắp xếp các sinh vật theo từng thành phần của hệ sinh thái:
1,0
Thành phần sinh vật
Quần thể
SV sản xuất
SV sản xuất 1, SV sản xuất 2.
SV tiêu thụ cấp 1
ĐV ăn cỏ 1, ĐV ăn cỏ 2, ĐV ăn
tạp
SV tiêu thụ cấp 2
ĐV ăn tạp, ĐV ăn thịt 1, ĐV ăn

thịt 2, ĐV ăn thịt 4.
SV tiêu thụ cấp 3
ĐV ăn thịt 2, ĐV ăn thịt 3.
SV tiêu thụ cấp 4
ĐV ăn thịt 3
(Nếu học sinh chỉ nêu: SV sản xuất, ĐV ăn thực vật, ĐV ăn động vật các
cấp thì chỉ cho 50% số điểm câu b)
0,25
c) - Nếu quần thể ĐV ăn thịt 4 suy giảm số lượng do bị con người săn
bắt quá mức thì quần thể động vật ăn cỏ 2 tăng số lượng → quần thể sinh
vật sản xuất 1 giảm số lượng do bị quần thể động vật ăn cỏ 2 khai thác
mạnh.
- Quần thể động vật ăn thịt 4 suy giảm số lượng → quần thể ĐV ăn tạp
0,25
giảm số lượng do nguồn thức ăn là quần thể sinh vật sản xuất 1 giảm số
lượng.

……………………………………………..Hết……………………………………

Trang 5


BỘ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN SINH HOC LỚP 9 CÓ ĐÁP ÁN
MÃ KÍ HIỆU
[***** ]

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ
LỚP 9 – Năm học 2015-2016
MÔN : Sinh học
Thời gian làm bài: 150 phút.

( Đề thi gồm 8 câu, 01 trang)

I. ĐỀ BÀI
Câu 1(1,5đ):Giải thích tại sao nhiễm sắc thể được xem là cơ sở vật chất của hiện tượng
di truyền ở cấp độ tế bào? Cơ chế NST giới tính ở người được thể hiện như thế nào? Giải
thích vì sao tỉ lệ con trai, con gái sinh ra là xấp xỉ 1:1.
Câu 2(1,0đ): Giải thích cơ sở sinh học của quy định : nam chỉ lấy 1 vợ nữ chỉ lấy 1
chồng và những người có quan hệ huyết thống trong phạm vi 3 đời không được kết hôn
với nhau?
Câu 3( 1,5đ):So sánh quá trình tự nhân đôi của ADN với quá trình tổng hợp ARN? Vì
sao từ 1 phân tử ADN mẹ tạo ra 2 phân tử ADN con giống nhau và giống mẹ.?
Câu 4(1,0đ)Trình bày cơ chế hình thành thể dị bội ( 2n +1 )? Cho 2 ví dụ về đột biến dị
bội ở người, nêu đặc điểm của người mang đột biến đó?
Câu 5 (1,5đ): Một số bà con nông dân cho rằng: Tự thụ phấn, giao phối gần chỉ gây hậu
quả xấu chứ không có vai trò gì trong sản xuất và chọn giống.
a, Dựa trên những hiểu biết về kiến thức di truyền học, hãy cho biết nhận định đó đúng
hay sai ? Giải thích ?
b.Trình bày các phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng và vật nuôi ?
Câu 6(1,0đ)
a. Các cá thể khác loài có những mối quan hệ nào? Cho ví dụ ?
b. Trong nông, lâm nghiệp người ta lợi dụng mối quan hệ khác loài để làm gì?
Câu 7 (1,0đ).
a. Mật độ các cá thể trong quần thể được điều chỉnh quanh mức cân bằng như thế nào ?
b. Hãy vẽ một lưới thức ăn có các sinh vật sau và phân chia chúng theo thành phần của hệ
sinh thái: cây cỏ, rắn, châu chấu, chim chuột, vi sinh vật, hổ , thỏ,.
Câu 8: ( 1,5 đ)
a.Vì sao nói biến dị tổ hợp có ý nghĩa quan trọng đối với tiến hóa và chọn giống?
b. Cho hai cây thuần chủng lai với nhau thu được F1. Cho F1 lai với nhau, F2 thu được
5440 cây, trong đó có 3060 cây thân cao, quả đỏ.
Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2.( Biết mỗi gen nằm trên 1 NST thường và quy

định 1 tính trạng. Tương phản với các tính trạng thân cao, quả đỏ là các tính trạng thân
thấp, quả vàng.)

........Hết.........

Trang 6


BỘ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN SINH HOC LỚP 9 CÓ ĐÁP ÁN

MÃ KÍ HIỆU
[*****
]

ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THÀNH
PHỐ
Lớp 9 - Năm học 2015 - 2016
MÔN: SINH HỌC 9
(Hướng dẫn chấm gồm 5 trang)

Câu 1(1,5đ):
*NST được coi là cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ tế bào:
- Nhiễm sắc thể là cấu trúc mang gen:
+ NST chứa ADN , ADN mang thông tin di truyền, gen phân bố trên NST và
chiếm một vị trí nhất định
+ NST có những biến đổi về số lượng và cấu trúc gây ra những biến đổi về tính
trạng. Đại bộ phận những tính trạng được di truyền bởi các gen trên NST
- NST có khả năng tự nhân đôi đảm bảo ổn định vật chất di truyền qua các thế hệ.
- Sự tự nhân đôi kết hợp với sự phân ly, tổ hợp của NST và thụ tinh là cơ chế di
truyền ở cấp độ tế bào ở các loài giao phối. Ở các loài sinh sản sinh dưỡng nhờ cơ

chế nhân đôi và phân ly đồng đều các NST về 2 cực của tế bào là cơ chế ổn định
vật chất di truyền trong một đời cá thể ở cấp độ tế bào.
*Cơ chế NST giới tính ở người được thể hiện:
Do sự phân li và tổ hợp của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và
thụ tinh.
-Phát sinh giao tử:
+ Nữ: chứa cặp NST giới tính XX tương đồng. ⇒ tạo ra1 loại trứng duy nhất
mang NST X.
+ Nam: chứa cặp NST giới tính XY không tương đồng. ⇒ Tạo ra 2 loại tinh
trùng với tỉ lệ ngang nhau là X và Y.
- Trong thụ tinh
+ Trứng X kết hợp với tinh trùng X tạo ra hợp tử XX phát triển thành con gái.
+ Trứng X kết hợp với tinh trùng Y tạo ra hợp tử XY phát triển thành con trai.
* Tỉ lệ con gái và con trai sinh ra là xấp xỉ 1:1 l vì:
Sự phân li của cặp NST XY trong phát sinh giao tử tạo ra 2 loại tinh trùng mang
NST X và Y có số lượng như nhau, khả năng thụ thai như nhau. Qua thụ tinh của 2
loại tinh trùng này với trứng mang NST X tạo ra 2 loại tổ hợp XX và XY cũng với
số lượng ngang nhau, có sức sống ngang nhau. Vậy nên tỉ lệ con trai, con gái tính
trên diện rộng sinh ra xấp xỉ 1:1.
Câu 2(1,0đ):
* Nam chỉ lấy 1 vợ nữ chỉ lấy 1 chồng vì:
Trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam; nữ nói chung xấp xỉ 1:1 và nếu xét riêng ở tuổi
trưởng thành , có thể kết hôn với nhau theo quy định của pháp luật thì tỉ lệ đó cũng
xấp xỉ 1:1
- Thí dụ ở 1 quốc gia trải qua hàng chục năm không có chiến tranh, không có biến
động địa chất và bệnh dịch lớn thì tỉ lệ nam:nữ ở các độ tuổi có thể kết hôn được
thống kê như sau:

Trang 7


0.2

0.2
0.1

0.25

0.25

0.5

0.25


BỘ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN SINH HOC LỚP 9 CÓ ĐÁP ÁN
Độ tuổi
Nam giới
Nữ giới
Từ 18
35 tuổi
100
Từ 35- 45 tuổi10
95
100
Từ 45- 55 tuổi
94
100
Từ 55- 80 tuổi
55
10

Như vậy quy định những người trong độ tuổi kết hôn theo quy định, nam chỉ lấy 1
vợ và nữ chỉ lấy 1 chồng là cơ sở khoa học phù hợp
*Những người có quan hệ huyết thống trong phạm vi 4 đời thì không được kết
hôn với nhau vì:
- Hôn nhân giữa những người có quan hệ huyết thống gọi là hôn phối gần; điều này
theo luật hôn nhân gia đình thì bị cấm vì thường các đột biến gen lặn có hại khi xuất
hiện đều không biểu hiện nếu ở trạng thái dị hợp( Aa) tuy nhiên, nếu xảy ra thì hôn
phối gần sẽ tạo điều kiện cho các gen lặn tổ hợp tạo thể dồng hợp biểu hiện kiểu
hình gây hại và đây cũng là 1 nguyên nhân làm suy thoái nòi giống (Theo nghiên
cứu 20%- 30% .số con của các cặp vợ chồng có họ hàng thân thuộc bị chết non
hoặc mang các dị tật bẩm sinh.)
Thí dụ Aa (tính trội) X Aa (tính trội) => F1 : ¼ aa (tính lặn xấu)
Vì vậy, qui định những người có quan hệ huyết thống trong phạm vi 4 đời không
được kết hôn với nhau là có cơ sở khoa học phù hợp
Câu 3.(1,5đ)

0.25

0.25

0.25

a.So sánh quá trình tự nhân đôi của ADN với quá trình tổng hợp ARN:
*Giống nhau:
- Đều xảy ra trong nhân tế bào, vào kì trung gian.

0.25

- Đều dựa trên khuôn mẫu là ADN.
- Đều diễn biến tương tự: ADN tháo xoắn, tách mạch, tổng hợp mạch mới.

- Sự tổng hợp mạch mới đều diễn ra theo NTBS.
- Đều cần nguyên liệu, năng lượng và sự xúc tác của enzim.
*Khác nhau:
Cơ chế tự nhân đôi ADN

Cơ chế tổng hợp ARN

- Diễn ra suốt chiều dài của phân tử
ADN- Chỉ xảy ra trước khi tế bào
phân chia.

- Diễn ra trên từng đoạn của phân tử
ADN, tương ứng với từng gen hay từng
nhóm gen. - Xảy ra trong suốt thời gian
sinh trưởng của tế bào.

-Các nuclêôtit tự do liên kết với các
nuclêôtit của ADN trên cả 2 mạch
khuôn: A liên kêt với T và ngược lại

raza

0.15

0,2

- Hệ enzim ADN polym
- Từ một phân tử ADN mẹ tạo ra 2
phân tử ADN con giống nhau và giống
mẹ.- Các nuclêôtit tự do chỉ liên kết

với các nuclêôtit trên mạch mang mã
gốc của ADN; A liên kết với U.

- Từ một phân tử ADN mẹ có thể tổng
hợp nhiều loại ARN khác nhau, từ một
đoạn phân tử ADN có thể tổng hợp nhiều
phân tử ARN cùng loại.

Trang 8

0,2


BỘ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN SINH HOC LỚP 9 CÓ ĐÁP ÁN
0,2

- Hệ enzim ARN polymeraza
- Sau khi tự nhân đôi ADN con vẫn ở
trong nhân.

- Sau khi tổng hợp các phân tử ARN
được tách khỏi nhân ra tế bào chất

* Từ 1 phân tử ADN mẹ tạo ra 2 phân tử ADN con giống nhau và giống mẹ vì
Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra trên cả 2 mạch đơn của gen theo các nguyên
tắc :
- Nguyên tắc bổ sung :Mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn
của ADN mẹ. Các Nu ở mạch khuôn liên kết với các Nu tự do trong môi trường nội
bào theo nguyên tắc : A liên kết với T, G liên kết với X và ngược lại.
- Nguyên tắc giữ lại một nửa (bán bảo toàn):Trong mỗi ADN con có một mạch của

ADN mẹ( mạch cũ), mạch còn lại được tổng hợp mới.

0.25

0.25

Câu 4: ( 1,0đ)
*Cơ chế hình thành thể dị bội:
Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử 1 cặp NST tương đồng nào đó không
phân li đã tạo ra 1 giao tử mang cả 2 NST của 1 cặp ( n + 1), còn 1 giao tử không
mang NST nào đó của cặp đó ( n – 1). Sự thụ tinh của các giao tử ( n + 1) với các
giao tử bình thường ( n) sẽ tạo ra thể dị bội ( 2n + 1)
VD1: Người mắc bệnh Đao có 3 NST 21 là dạng ( 2n +1). Biểu hiện : bé, lùn, cổ
rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, mắt hơi sâu, 1 mí, khoảng cách giữa 2
mắt xa nhau, ngón tay ngắn, si đần bẩm sinh, không có con
VD2: Người bệnh Tơcnơ chỉ có 1 NST giới tính là NST X là dạng đột biến ( 2n -1).
Biểu hiện bệnh nhân là nữ , lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển, không có kinh
nguyệt, tử cung nhỏ, thường mất trí, không có con.

0.5

0.25

0.25

Câu 5(1,5đ)
a. Nhận định đó là sai vì:
+ Tự thụ phấn, giao phối gần có thể gây ra hậu quả xấu → thoái hóa giống, vì tạo 0.25
điều kiện cho các gen lặn tổ hợp tạo ra các cặp gen đồng hợp lặn → tính trạng xấu
được biểu hiện (thoái hóa giống).

+ Ở một số loài thực vật tự thụ phấn, động vật giao phối gần do gen lặn không có 0.25
hại nên không gây hậu quả xấu (đậu Hà Lan, chim bồ câu.....).
+ Trong chọn giống, tự thụ phấn và giao phối gần có vai trò: củng cố, duy trì một số 0.25
tính trạng mong muốn; tạo dòng thuần → thuận lợi cho sự đánh giá kiểu gen từng
dòng, phát hiện các gen xấu để loại khỏi quần thể.....
b.Các phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng và vật nuôi :
* Phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng:
- Lai khác dòng: tạo 2 dòng tự thụ phấn rồi cho giao phấn với nhau.
VD: ở ngô lai (F1) có năng suất cao hơn từ 25 – 30 % so giống ngô tốt.
- Lai khác thứ: lai giữa 2 thứ hoặc tổng hợp nhiều thứ của 1 loài.

Trang 9

0.25

0.25


BỘ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN SINH HOC LỚP 9 CÓ ĐÁP ÁN
VD: Lúa DT17 tạo ra từ tổ hợp lai giữa giống lúa DT 10 với OM80 năng suất
cao (DT10 và chất lượng cao (OM80).
* Phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi:
- Lai kinh tế: cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc 2 dòng thuần khác nhau
rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm.
VD: Lợn ỉ Móng Cái x Lợn Đại Bạch  Lợn con mới đẻ nặng 0,7 – 0,8 kg
tăng trọng nhanh, tỉ lệ nạc cao.
Câu 6(1,0đ)
a. Các cá thể khác loài có những mối quan hệ nào? Cho ví dụ ?
*Quan hệ hỗ trợ và đối địch
+ Quan hệ hỗ trợ:

- Cộng sinh: tảo và nấm trong địa y, vi khuẩn trong nốt sần rễ cây họ đậu.
- Hội sinh: cá ép và rùa, địa y bám trên cành cây.
+ Quan hệ đối địch:.
- Cạnh tranh: lúa và cỏ dại, dê và bò.
- Kí sinh: rận kí sinh trên trâu bò, giun đũa kí sinh trong cơ thể người.
- Sinh vật ăn sinh vật khác; hươu nai và hổ, cây nắp ấm và côn trùng
b. Trong nông, lâm nghiệp người ta lợi dụng mối quan hệ khác loài để làm gì?
- Dùng sinh vật có ích tiêu diệt sinh vật có hại.( Đây là biện pháp đấu tranh sinh
học, không gây ô nhiễm môi trường.)
VD: Ong mắt đỏ diệt sâu đục thân lúa, kiến vống diệt sâu hại lá cây cam.
Câu 7(1,0đ)
a. Mật độ các cá thể trong quần thể được điều chỉnh quanh mức cân bằng :
- Mật độ quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, theo năm, theo điều kiện
sống và phụ thuộc vào chu kỳ sống của sinh vật. Trong trường hợp mật độ xuống
thấp hoặc tăng cao, cơ chế điều hòa mật độ của quần thể đã điều chỉnh số lượng cá
thể quanh mức cân bằng:
+ Khi mật độ cá thể quá cao → điều kiện sống suy giảm→ xảy ra hiện tượng di cư, giảm
khả năng sinh sản, tỉ lệ tử vong tăng... → giảm số lượng cá thể.
+ Khi mật độ cá thể giảm tới mức thấp nhất định →Nơi ở rộng rãi, thức ăn nhiều
khả năng sinh sản, khả năng sống sót tăng, tỉ lệ tử vong giảm → tăng số lượng cá
thể.
b. Hãy vẽ một lưới thức ăn có các sinh vật sau và phân chia chúng theo thành
phần của hệ sinh thái: cây cỏ, rắn, châu chấu, chim chuột, vi sinh vật, hổ , thỏ,.
* Lưới thúc ăn:
chuột
rắn
Cây cỏ
châu chấu
chim
vi sinh vật

thỏ
hổ
* Thành phần HST:
- Sinh vật sản xuất : Cỏ
- Sinh vật tiêu thụ bậc : rắn, châu chấu, chim, chuột, hổ , thỏ,.

Trang 10

0.25

0.25
0.1
0,1
0.1
0.1
0.1
0.15
0,1

0.2

0.15
0.15

0.25

0,25


BỘ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN SINH HOC LỚP 9 CÓ ĐÁP ÁN

- Sinh vật phân huỷ
Câu 8: ( 1,5 đ)

: Vi sinh vật

a . Biến dị tổ hợp có ý nghĩa quan trọng đối với tiến hóa và chọn giống vì:
– Trong quá trình tiến hóa: BDTH tạo ra nhiều kiểu gen, kiểu hình mới giữa các cá
thể trong loài ,nếu loài có nhiều KH, KG thì sẽ phân bố và thích nghi được với 0.25
nhiều môi trường sống khác nhau. Làm tăng khả năng tồn tại và đấu tranh sinh tồn
trong điều kiện luôn thay đổi.
0.25
- Trong chọn giống: Giúp con người dễ dàng chọn lựa và giữ lại những đặc điểm cơ
thể mới mang các đặc điểm phù hợp với lợi ích của con người để làm giống đem lại
hiệu quả kinh tế cao.
b)*Theo giả thiết, một gen nằm trên một NST thường và quy định một tính trạng
 Các cặp tính trạng di truyền theo quy luật phân li độc lập của MenĐen.
-F2 có kiểu hình thân cao, quả đỏ chiếm

3060
9
x 100% = 56,25% =
5440
16

0.25

- Tức là F2 có 16 tổ hợp = 4 giao tử x 4 giao tử.
 F1 dị hợp tử về 2 cặp gen.
- Vì cây thân cao, quả đỏ chiếm


9
3 3
= . . Đây là kiểu hình mang 2 tính trạng trội.
16 4 4

Vậy thân cao, quả đỏ là 2 tính trạng trội
Thân thấp, quả vàng là 2 tính trạng lặn.
* Quy ước gen:
- Gen A quy định tính trạng thân cao, gen a quy định tính trạng thân thấp

0.25

- Gen B quy định tính trạng quả đỏ, gen b quy định tính trạng quả vàng.
Kiểu gen F1: AaBb ( thân cao, quả đỏ)
P thuần chủng
nên kiểu gen P có thể

AABB ( cao, đỏ)

x

AAbb ( cao, vàng)

aabb ( thấp, vàng)

x aaBB ( thấp, đỏ)

*Sơ đồ lai
P: AABB ( cao, đỏ) x aabb ( thấp, vàng)
GP : AB

F1 :

ab
AaBb ( Cao, đỏ)

P:

AAbb ( cao,vàng) x aaBB ( thấp, đỏ)

GP

Ab

F1

AaBb ( Cao, đỏ)

F1xF1
GF1

aB
AaBb ( cao, đỏ)

AB, Ab, aB, ab

x

AaBb ( cao, đỏ)
AB, Ab, aB, ab


Trang 11

0.25


BỘ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN SINH HOC LỚP 9 CÓ ĐÁP ÁN
F2
AB

Ab

aB

Ab

AB

AABB

AABb

AaBB

AaBb

Ab

AABb

AAbb


AaBb

Aabb

aB

AaBB

AaBb

aaBB

aaBb

ab

AaBb

Aabb

aaBb

Aabb

Tỉ lệ kiểu gen F2:
1AABB; 2AABb; 2AaBB; 4AaBb; 1AAbb; 2Aabb; 1aaBB; 2aaBb; 1aabb.
0.25

Tỉ lệ kiểu hình F2:

9 thân cao, quả đỏ ; 3 thân cao, quả vàng; 3 thân thấp, quả đỏ; 1 thân thấp, quả vàng
……Hết……

[*****]

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THÀNH
PHỐ
LỚP 9 - Năm học 2015-2016
MÔN: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút
( Đề thi gồm 07 câu 01 trang)

Câu 1: ( 1 điểm): Chúng ta đang sống trong hệ sinh thái đồng bằng, bằng kiến thức đã
học em hãy kể tên một số quần thể và quần xã đó? Các loài sinh vật sống trong môi
trường đó có mối quan hệ với nhau như thế nào? Hãy xây dựng các chuỗi thức ăn và giải
thích tại sao hệ sinh thái lại là một hoàn chỉnh và tương đối ổn định?
Câu 2: (1,5 điểm) Tại Việt Nam người ta đã nghiên cứu thành công và đưa vào sản xuất
giống lúa DR2 có năng suất cao, có khả năng chịu nóng, chịu hạn tốt. N êu cơ sở của
phương pháp trên và mô tả phương pháp đó?
Câu 3:(1,0 điểm):
a, Khi đi vào rừng thông bạn An thấy có những cây thông thân cao, cành lá chỉ tập trung
ở phần ngọn còn các cành ở phía dưới bị héo và rụng sớm. Nhưng khi quan sát một số
cây thông ở ven đường thì thấy hình dạng khác với cây thông trong rừng. Em hãy giải
thích vì sao lại có sự khác biệt đó?
b. Khi quan sát kỹ bạn An thấy trên thân cây thông có những đốm màu trắng xanh giống
như mốc xanh, đó là địa y. Hãy giải thích vì sao lại có hiện tượng đó? Chúng có mối
quan hệ với nhau như thế nào?
Câu 4 : (1,5 điểm):
a. Nêu kết quả thí nghiệm, nội dung quy luật phân ly tính trạng? Nêu ý nghĩa của
định luật đó?

b. Cho P tự thụ phấn được F1 có tỉ lệ kiểu gen là 1:2:1.Quy luật nào chi phối phép lai
tyển? Nêu ví dụ và viết sơ đồ lai( biết 1 gen quy định 1 tính trạng)
Câu 5 : (1,5 điểm):

Trang 12


BỘ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN SINH HOC LỚP 9 CÓ ĐÁP ÁN
a. Hãy giải thích cơ sở khoa học của việc điều chỉnh tỉ lệ đực cái ở vật nuôi? Điều đó
có ý nghĩa gì trong thực tiễn?
b.Nếu trong quá trình giảm phân tạo giao tử ở người , vì 1 tác nhân nào đó làm c ho
NST giới tính không phân ly thì con sinh ra sẽ mắc bệnh gì? Nêu biểu hiện và cơ chế
hình thành bệnh đó?
Câu 6( 1,5điểm): Phân biệt các quá trình sao mã, phiên mã và dịch mã? Vì sao nói
protein có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể?
Câu 7 :(2 điểm) Khi quan sát trên cùng một thửa ruộng mạ người ta phát hiện có những
cây mạ màu trắng và có những cây mạ ở rìa luống thân và lá to hơn hẳn những cây mạ ở
trong mặc dù chăm sóc như nhau? Em hãy giải thích các hiện tượng trên? Phân biệt hiện
tượng đó với hiện tượng cây mạ màu trắng?

MÃ KÍ HIỆU
[*****]

ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ
Lớp 9 - Năm học 2015 - 2016
MÔN:SINH HỌC
(Hướng dẫn chấm gồm 4 trang)

Câu 1
(1điểm)


-Kể tên được một số quầnxã và một số quần thể:
-Nêu đúng mối quan hệ :
+Quan hệ cùng loài: hỗ trợ hoặc cạnh tranh, …
+Quan hệ khác loài: hỗ trợ hoặc đối địch..
-Viết đúng ít nhất 3 chuỗi thức ăn:
-giải thích được sự thống nhất và hoàn chỉnh của hệ sinh thái:vì
các thành phần của hệ sinh thái có mối quan hệ gắn bó mật thiết
với nhau, đặc biệt là quan hệ về mặt dinh dưỡng tạo thành 1 chu
trình khép kín đồng thời trong hệ sinh thái số lượng các loài luôn
khống chế lẫn nhau làm hệ sinh thái là 1 hệ thống hoàn chỉnh và
tương đối ổn định.
- Cơ sở khoa học là tính toàn năng của tế bào thực vật( hoặc cơ
sở sinh lí)
Câu 2
- Phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô
(1,5điểm) + Tách mô phân sinh t ừ đỉnh sinh trưởng hoặc từ các tế bào lá
non rồi nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng đặc biệt trong ống

Trang 13

0.25
0,25
0,25
0,25

0,5
0,25
0,25



BỘ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN SINH HOC LỚP 9 CÓ ĐÁP ÁN
nghiệm để tạo ra mô sẹo.
+ Các mô sẹo lại được chuyển sang nuôi cấy trong ống nghiệm với
môi trường dinh dưỡng đặc biệt và có hooc môn sinh trưởng phù 0,25
hợp để kích thích chúng phân hóa thành các cây non hoàn chỉnh.
+Các cây non được chuyển sang trồng trong các bầu đến khi hoàn
thiện sẽ được trồng vào sản xuất
0,25

Câu 3
(1điểm)

a.Nêu được nguyên nhân dẫn đến sự sai khác về đặc điểm hình
thái, sinh lý của cây thông khi sống trong 2 môi trường khác nhau:
-Cây thông sống trong rừng: có thân cao để lấy nhiều ánh sáng ,
0,25
những cành lá phía dưới nhận được ít ánh sáng nên quá trình
quang hợp cũng ít, lượng chất hữu cơ tổng hợp được ít trong khi
lượng hao tổn do quá trình thoát hơi nước, hô hấp nhiều . Do đó
những cành phía dưới sớm bị héo và rụng đi.
-Cây thông sống nơi quang đãng do không cần cạnh tranh ánh
sáng, lượng ánh sáng nhiều do đó tán lá thường rộng, thân cây thấp 0,25
hơn.
> Ánh sáng có ảnh hưởng lớn đến hình thái, sinh lý của thực
vật.
b.Hiện tượng công sinh giữa nấm và tảo: các sợi nấm hút nướcvà
muối khoáng từ cây thông cung cấp cho tảo, tảo hấp thụ nước
0,5
,muối khoáng và năng lượng ánh sáng mặt trời tổng hợp nên chất

hữu cơ.Tảo và nấm điều sử dụng chất hữu cơ do tảo tổng hợp để
phát triển

a.Quy luật phân ly:
+Kết quả: Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần
chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố mẹ, còn F2
có sự phân ly tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn
Câu 4
+ Nội dung: trong quá trình phát sinh giao tử , mỗi nhân tố di
(1,5điểm) truyền trong cặp Nhân tố di truyền phân ly về một giao tử và giữ
nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng P.
b.Quy luật di truyền chi phối phép lai trên:
- Quy luật phân ly
VD: P: AA (hoa đỏ)
x aa( hoa trắng)
GP: A
a
F1:
Aa( 100% hoa đỏ)
F1 xF1: Aa( hoa đỏ)
x Aa ( hoa đỏ)
GF1:
A, a
A, a
F2:
1AA: 2Aa: 1aa
-Quy luật di truyền liên kết:
VD:
P: AB( hạt trơn, có tua cuốn) x ab( hạt trơn có tua cuốn)
GP:

A, B
a, b
F1:
AaBb( 100% hạt trơn, có tua cuốn)
F1xF1:AaBb
x
AaBb

Trang 14

0,25
0,25

0,5

0,5


BỘ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN SINH HOC LỚP 9 CÓ ĐÁP ÁN
GF1: AB, ab
AB, ab
F2:
1AABB: 2AaBb: 1aabb
Câu 5
a.
-Cơ sở khoa học của việc điều chỉnh tỉ lệ đực cái ở vật nuôi: vì bên
(1,5điểm)
cạnh NST giới tính là yếu tố quy định giới tính của cơ thể , thì sự
hình thành và phân hóa giới tính còn phụ thuộc hoocmon sinh dục
và điều kiện của môi trường ngoài

+Tác động của hoocmon sinh dục: nếu tác động hoocmon sinh dục
vào giai đoạn sớm của quá trình phát triển cơ thể có thể làm biến
đổi giới tính mặc dù không làm thay dổi cặp nhiễm sắc thể giới
tính.
+Điều kiện bên ngoài: các điều kiện về ánh sáng , nhiệt độ tác
động lên quá trình nở trứng của cơ thể non hay thời gian thụ tinh
có thể làm thay đổi giưới tính.
-Ý nghĩa: Việc nắm rõ cơ chế di truyền và các yếu tố ảnh hưởng
đến giới tính giúp con người điều chỉnh được tỉ lệ đực: cái ở vật
nuôi phù hợp với mục đích sản xuất và tạo lợi ích kinh tế cao nhất
trong quá trình sản xuất.
b.
- Bệnh Tocno(OX): bệnh nhân chỉ có 1 NST giới tính đó là NST
X. Bề ngoài bệnh nhân là nữ, có cổ ngắn, lùn, tuyến vú không phát
triển. Khoảng 2% bệnh nhân sống đến lúc trưởng thành nhưng
không có kinh nguyệt, tử cung nhỏ, thường mất trí và không có
con.

0,25

0,25
0,25
0,25

0,5

Câu 6

-So sánh quá trình sao mã, phiên mã, dịch mã:
0,5

+ giống nhau
(1,5điểm)
-Dều dựa trên khuôn mẫu của AND mẹ.
-Sao chép AND diễn ra theo kiểu bán bảo toàn và dựa vào nguyên
tắc bổ sung.
-Qúa trình sao chép bắt đầu từ điểm khởi đầu.
-Nguyên liệu cho tổng hợp có 4 loại nucleotit: A, T, G, X
-Cần các enzym xúc tác để mở xoắn, tách 2 mạch đơn, lắp ráp
nucleotit
-Kết quả tạo ra 2 phân tử AND con giống với AND mẹ
+khác nhau:
0,5
-Protein có vai trò quan trọng trong tế bào và cơ thể vì: protein có
nhiều chức năng quan trọng: là thành phần cấu trúc của tế bào, xúc
tác và điều hòa các qua trình trao đổi chất ( enzym và hoocmon) ,
bảo vệ cơ thể ( kháng thể) , vận chuyển, cung cấp năng lượng …
liên quan đến toàn bộ hoạt động sống của tế bào, biểu hiện thành 0,5
các tính trạng của cơ thể.
Câu 7

- Một số cây mạ có màu trắng vì: do các cây mạ này bị bệnh bạch 0,5
tạng do bị đột biến gen. Những cây mạ này không có chất diệp lục
(2.0điểm)
nên không có khả năng quang hợp.
- Những cây mạ ở xung quanh thân và lá to hơn dù được chăm sóc

Trang 15


BỘ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN SINH HOC LỚP 9 CÓ ĐÁP ÁN

nh ư nhau vì: mật độ các cây mạ xung quanh luống mạ thưa hơn so 0,5
với những cây trong luống do đó lượng thức ăn, nước ..sẽ nhận
được nhiều hơn so với nhưng cây trong ruộng do đó sẽ phát triển
tốt hơn. Hiện tượng này còn gọi là thường biến.
-Phân biệt thường biến với đột biến
0,75
Thường biến
1.Không biến đổi kiểu gen, chỉ
biến đổi kiểu hình
2. Không di truyền được
3. Xuất hiện đồng loạt, có định
hướng
4. Đa số có lợi
5. Có ý nghĩa gián tiếp trong
chọn giống và tiến hoá

[*****]

Đột biến
1. Biến đổi kiểu gen dẫn đến
biến dổi kiểu hình
2. Di truyền được
3. Xuất hiện ngẫu nhiên, vô
hướng
4. Đa số có hại, 1 số có lợi, 1
số trung tính
5. Có ý nghĩa trực tiếp trong
chọn giống và tiến hoá

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ

LỚP 9 - Năm học 2015-2016
MÔN: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút
( Đề thi gồm 7 câu, 2 trang)

Câu 1. (1,5 điểm)
a. Ở một loài thực vật xét 3 cặp gen (Aa, Bb, Dd), mỗi gen quy định 1 tính trạng, tính
trạng trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập. Cho phép lai P: AaBbdd x
AaBbDd. Không cần lập bảng hãy xác định:
- Số loại kiểu hình và tỉ lệ kiểu hình ở F1.
- Tỉ lệ kiểu gen: AaBbDd, Aabbdd ở F1.
- Ở đậu Hà Lan, hạt trơn là trội so với hạt nhăn, khi lai hạt trơn với hạt nhăn được tỉ
lệ kiểu hình 1 trơn : 1 nhăn. Hãy xác định kiểu gen của cơ thể có kiểu hình hạt trơn trong
phép lai trên
Câu 2. (1.5 điểm)
a.Hợp tử của một loài có bộ NST lưỡng bội 2n=8, kí hiệu AaBbDdXX. Hãy viết kí hiệu
của bộ NST khi hợp tử trải qua các kì sau của quá trình nguyên phân: Kì đầu, kì cuối?
Quá trình giảm phân: Kì giữa I, kì cuối I?
b.Giai thích tại sao xét trong một quốc gia tỉ lệ sinh tự nhiên là 1 nam ; 1 nữ
Câu 3. (1,0 điểm).
Sự khác nhau giữa quá trình tổng hợp ADN với quá trình tổng hợp ARN?
Câu 4.(0.5 điểm)
Vì sao mARN được xem là bản sao của gen cấu trúc?
Câu 5. (2.0 điểm)

Trang 16


BỘ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN SINH HOC LỚP 9 CÓ ĐÁP ÁN
a. Khi quan sát 1 tế bào dưới kính hiển vi của một người người ta thấy có bộ nhiễm sắc

thể là 44A + X thì bị bệnh gì ? Nêu cơ chế hình thành và biểu hiện của bệnh này ?
b. Tại sao pháp luật quy định cấm kết hôn trong vòng 4 đời.
Câu 6. ( 1,5 điểm)
a.Công nghệ tế bào là gì, nêu các giai đoạn của công nghệ tế bào? Tại sao trong nuôi
cấy tế bào và mô, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh lại có kiểu gen giống ở dạng gốc?
b.Ở sinh vật có những hình thức cạnh tranh cùng loài phổ biến nào? Nêu nguyên nhân
và ý nghĩa của các hình thức đó.
Câu 7. ( 1,0 điểm)
Cho quần xã sinh vật gồm các yếu tố sau: Cây cỏ, vi sinh vật, bọ ngựa, chuột, cầy,
rắn, sâu ăn lá, đại bàng. Dựa vào kiến thức hiểu biết về dinh dưỡng của các loài trên em
hãy:
a) Liệt kê các chuỗi thức ăn từ quần xã sinh vật trên.
b) Hãy vẽ toàn bộ chúng vào một lưới thức ăn có ít nhất 2 mắc xích chung
Câu 8. ( 1,0 điểm)
a.Hãy nêu những ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật.
b.Tại sao trên đồng ruộng hiện nay khi số lượng rắn giảm thì năng suất lúa cũng bị ảnh
hưởng
------------------Hết----------------MÃ KÍ HIỆU
[*****]

ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ
Lớp 9 - Năm học 2015 - 2016
MÔN:SINH HỌC
(Hướng dẫn chấm gồm 5 trang)

Chú ý:
- Thí sinh làm bài theo cách khác thì cũng cho điểm tối đa.
- Điểm bài thi đến 0,125 điểm
Câu
1

(1,.5 điểm)

Đáp án
a. (0,5 điểm)
P: AaBbdd x AaBbDd
F1: TLKG (1AA:2Aa:1aa)(1BB:2Bb:1bb)(1Dd:1dd)
TLKH (3A-: 1aa)(3B-: 1bb)(1D-: 1dd)
- Số loại kiểu hình: 2 x 2 x 2 = 8
- Tỉ lệ kiểu hình: (3:1)x(3:1)x(1:1) = 9:9:3:3:1:1
- Tỉ lệ kiểu gen F1:
AaBbDd: 2/4 x 2/4 x 1/2 =1/8
Aabbdd: 2/4 x 1/4 x 1/2 = 1/16

Điểm
0.125
0.125
0.125
0.125

b. (0,5 điểm)
- Xác định được đây là phép lai phân tích
- Viết sơ đồ lai
- Kiểu gen của hạt trơn là: AA

0.5
0.25
0.25

a* Nguyên phân:


0.25

Trang 17


BỘ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN SINH HOC LỚP 9 CÓ ĐÁP ÁN
2
( 1.5 điểm)

3
(1,0 điểm)

4
(0.5 điểm)

- Kì đầu: AAaaBBbbDDddXXXX
- Kì cuối: AaBbDdXX ; AaBbDdXX
* Giảm phân
- Kì giữa I: AAaaBBbbDDddXXXX
(Xếp thành 2 hàng ngẫu nhiên trên mặt phẳng xích đạo của thoi
phân bào)
- Kì cuối I: AABBDDXX ; aabbddXX
hoặc
AABBddXX
; aabbDDXX
hoặc
AAbbDDXX
; aaBBddXX
hoặc
AAbbddXX

; aaBBDDXX
b. Trong 1 quốc gia tỉ lệ nam nữ là 1: 1
+ Người nữ cho 1 loại trứng
+ Người nam cho 2 loại tinh trùng với tỉ lệ ngang nhau
Cơ chế tự nhân đôi ADN
Cơ chế tổng hợp ARN
- Diễn ra trên từng đoạn của phân
- Diễn ra suốt chiều dài của
tử ADN, tương ứng với từng gen
phân tử ADN
hay từng nhóm gen.
- Các nuclêôtit tự do liên kết
- Các nuclêôtit tự do chỉ liên kết
với các nuclêôtit của ADN
với các nuclêôtit trên mạch mang
trên cả 2 mạch khuôn: A liên
mã gốc của ADN; A liên kết với U.
kêt với T và ngược lại
- Hệ enzim ADN polymeraza - Hệ enzim ARN polymeraza
- Từ một phân tử ADN mẹ có thể
- Từ một phân tử ADN mẹ tạo tổng hợp nhiều loại ARN khác
ra 2 phân tử AND con giống
nhau, từ một đoạn phân tử ADN
nhau và giống mẹ.
có thể tổng hợp nhiều phân tử ARN
cùng loại.
- Sau khi tự nhân đôi ADN
- Sau khi tự nhân đôi ADN con
con vẫn ở trong nhân.
vẫn ở trong nhân.

- Chỉ xảy ra trước khi tế bào
- Xảy ra trong suốt thời gian sinh
phân chia.
trưởng của tế bào.
- Giải thích mARN là bản sao của gen cấu trúc: Trình tự các
nuclêôtit của mARN bổ sung với trình tự các nuclêôtit trên mạch
khuôn của gen cấu trúc (mạch tổng hợp ARN) và sao chép nguyên
vẹn trình tự các nuclêôtit trên mạch đối diện (mạch bổ sung) chỉ
khác một chi tiết là T được thay bằng U.

Trang 18

0.25
0.25
0.25

0.25
0.25

0.25

0.25

0.25

0.25

0,5



BỘ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN SINH HOC LỚP 9 CÓ ĐÁP ÁN

5
(2,0 điểm)

6
(1,5 điểm)

a.- Người có bộ NST 44A + X là người bị hội chứng tơcnơ.
- Biểu hiện: Là nữ người lùn cổ rụt, tuyến vú không phát triển, si
đần bẩm sinh và không có con.
- Cơ chế phát sinh: Do rối loạn trong quả trình giảm phân tạo giao
tử của bố hoặc của mẹ.
Trường hợp 1: P: XX x XY Trường hợp 2: P: XX x XY
G: O
X
G: X
O
F1:
XO
F 1:
XO
b. Pháp luật quy định cấm kết hôn trong vòng 4 đời vì:
+ Đa số những gen lặn là gen có hại
+ Những người có quan hệ huyết thống gần có kiểu gen gần giống
nhau
+ Kết hôn gần làm gen lặn gây hại tăng nguy cơ biểu hiện
+ Các bệnh tật di truyền đó làm suy thoai nòi giống

0.25

0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25

a. (0,75 điểm)
- Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật, có qui trình xác định trong
việc ứng dụng nuôi cấy tế bào hoặc mô trên môi trường dinh dưỡng
0.25
nhân tạo để tạo ra những mô, cơ quan hoặc cơ thể với đầy đủ các
tính trạng của cơ thể gốc.
- Các giai đoạn của công nghệ tế bào:
+ Tách tế bào từ cơ thể động vật hoặc thực vật,
+ Nuôi cấy tế bào rời trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo
thành mô non (hay mô sẹo).
0.25
+ Dùng hoocmôn nhân tạo để kích thích mô sẹo phân hoá thành cơ
quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
- Vì sự phát triển của cơ quan hoặc cơ thể từ tế bào gốc dựa vào quá
trình nguyên phân, mà cơ chế di truyền của nguyên phân lại dựa trên 0.25
sự nhân đôi của AND và NST. Qua đó nguyên liệu di truyền được
sao chép nguyên vẹn từ tế bào mẹ sang tế bào con.
b. (0,75 điểm)
- Những hình thức cạnh tranh cùng loài phổ biến:
+ Ở thực vật: Hiện tượng tự tỉa thưa tự nhiên dẫn tới mật độ phân bố
0.25
giảm.

+ Ở động vật: Các cá thể tranh giành nhau thức ăn, nơi ở, con đực
tranh giành nhau con cái → 1 số cá thể phải tách ra khỏi nhóm.
Cạnh tranh ở mức độ khắc nghiệt: ăn thịt lẫn nhau, cá lớn nuốt cá
bé, bố mẹ ăn trứng và con non do chính mình đẻ ra.
Ví dụ: cá mập con khi mới nở ra sử dụng ngay các trứng chưa nở
0.25
làm thức ăn.
- Nguyên nhân: Cạnh trạnh xảy ra khi gặp điều kiện bất lợi (số
lượng cá thể tăng quá cao, nguồn sống thiếu, nơi ở chật chội, con
0.25
đực tranh giành con cái trong mùa sinh sản...).
- Quan hệ cạnh tranh giúp quần thể duy trì số lượng và phân bố cá
thể hợp lí, phù hợp với khả năng đáp ứng nguồn sống của môi
trường → giúp quần thể tồn tại và phát triển ổn định.

Trang 19


BỘ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN SINH HOC LỚP 9 CÓ ĐÁP ÁN
7
(1,0 điểm)
8
(1,0 điểm)

a) Liệt kê 4 chuỗi thức ăn đúng
b)Vẽ một lưới thức ăn có ít nhất 2 mắt xích chung
a- Ánh sáng giúp định hướng không gian đối với động vật
- Tác động lên hình thái, sinh lí, tập tính của sinh vật
b. – Số lượng rắn giảm thì số lượng chuột tăng
- Số lượng chuột tăng sẽ phá hại lúa làm giảm năng suất


0. 5
0. 5
0.5
0.5
0.5
0.5

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ
LỚP 9 - Năm học 2015-2016
MÔN: TOÁN
Thời gian làm bài: 150 phút
( Đề thi gồm 3 câu, 2 trang)

[*****]

Bài 1 (2,0 điểm):
a) Cho A =

x2 − x



x2 + x

x + x +1 x − x +1

.

Hãy rút gọn: B = 1 − A + x + 1 (Với 0≤ x ≤1).

b) Cho x = 3 2 − 3 + 3 2 + 3 . Thực hiện tính

64
− 3x .
(x2 − 3)3

Bài 2 (2,0 điểm):
a) Cho hàm số y = x 2 có đồ thị (P). Tìm các giá trị của m để đường thẳng (d) có

phương trình y = x + m cắt đồ thị (P) tại hai điểm phân biệt A( x1 ; y1 ) , B ( x2 ; y2 ) thoả
mãn: ( x2 − x1 ) 4 + ( y2 − y1 ) 4 = 18

 x 3 + 1 = 2(x 2 − x + y)
b) Giải hệ phương trình:  3
2
 y + 1 = 2(y − y + x)
Bài 3 (2,0 điểm):
a) Cho một số tự nhiên có 4 chữ số abcd. Biết rằng a, b,c,d là 4 chữ số liên tiếp từ
nhỏ đến lớn. Biết bacd là một số chính phương. Tìm abcd
b) Cho a, b, c là số đo ba cạnh của một tam giác. Chứng minh rằng:

1
1
1
1 1 1
+
+
≥ + + .
a+ b−c b+c−a c+a−b a b c
Trang 20



BỘ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN SINH HOC LỚP 9 CÓ ĐÁP ÁN
Bài 4 (3,0 điểm):
Cho tam giác nhọn ABC và O là một điểm nằm trong tam giác. Các tia AO, BO, CO lần
lượt cắt BC, AC, AB tại M, N, P. Chứng minh:
OM SOBC
=
.
AM SABC
OM ON OP
+
+
=1
b)
AM BN CP
AM BN CP
+
+
≥ 9
c)
OM ON OP

a)

Bài 5 (1,0 điểm):
Cho dãy số 1, 2, 3, 4, ..., 1997, 1998. Hãy điền vào trước mỗi số dấu + hoặc dấu – để cho
có được một dãy tính có kết quả là số tự nhiên nhỏ nhất.
------------Hết----------


Trang 21


BỘ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN SINH HOC LỚP 9 CÓ ĐÁP ÁN
MÃ KÝ HIỆU
………………

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ
Lớp 9 - Năm học 2015-2016
MÔN: ĐỊA LÝ
Thời gian làm bài : 150 phút

Câu 1(1,5điểm)
a, Trình bày đặc điểm của đới nóng?(1điểm)
b, Nguyên nhân sinh ra gió?(0,5điểm)
Câu 2 (1,5điểm)
Phân tích hậu quả của việc gia tăng dân số quá nhanh ở đới nóng?
Câu 3(2 điểm) Đặc điểm nổi bật của vị trí địa lý nước ta? Ý nghĩa của vị trí địa lý đối với
sự phát triển kinh tế xã hội nước ta?
Câu 4(2 điểm) Căn cứ vào bảng số liệu dưới đây:
Năm

Tổng số

Sản phẩm trứng ,
Phụ phẩm chăn nuôi
sữa
1990
100,0
63,9

19,3
12,9
3,9
2002
100,0
62,8
17,5
17,3
2,4
a, Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi.
b, Nhận xét cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi?
Câu 5(3 điểm)
a,Tình hình phát triển ngành dịch vụ của vùng Trung Du và Miền núi Bắc Bộ ? Tại sao
Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới? ( 2điểm)
b, Thực trạng ô nhiễm nguồn nước sông Đa Độ ở Hải Phòng? (1điểm)

MÃ KÝ HIỆU
PHỐ
………………

Gia súc

Gia cầm

ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THÀNH
Lớp 9 - Năm học 2015-2016
MÔN: ĐỊA LÝ
Thời gian làm bài : 150 phút
( Hướng dẫn chấm gồm trang)


Chú ý:
- Thí sinh làm theo cách khác nếu đúng thì cho điểm……….
- Điểm bài thi……………….

Trang 22


BỘ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN SINH HOC LỚP 9 CÓ ĐÁP ÁN

Câu

Đáp án

a.(1điểm)
1
+ Đặc điểm của đới nóng: - Kéo dài từ chí tuyến Bắc -> chí tuyến
(1,5điểm) Nam
- Nhiệt độ quanh năm cao
- Lượng mưa lớn
- Gió thường xuyên thổi quanh năm: Tín phong
b.(0,5điểm)
+ Nguyên nhân sinh ra gió:
- Do sự chuyển động của không khí từ các khu khí áp cao về các
khu có khí áp thấp
2
* Hậu quả của việc gia tăng dân số quả nhanh ở đới nóng:
(1,5điểm) + Kinh tế chậm phát triển : ví dụ
+ Đời sống chậm cải thiện
+ Tác động tiêu cực tới tài nguyên , môi trường: ví dụ
3

(2điểm)

* Ý nghĩa của vị trí địa lý nước ta đối với sự phát triển kinh tế xã
hội:
+ Thuận lợi:
- Trong vùng nhiệt đới gió mùa được Biển Đông cung cấp hơi ẩm
làm cho thiên nhiên nóng ẩm khác hẳn với các nước khác cùng vĩ
độ.Gió mùa làm cho miền bắc có mùa đong lạnh bên cạnh các loài
cây nhiệt đới còn có các loài cây cận nhiệt ôn đới
- Ở nơi gặp gỡ các luồng sinh vật làm cho thiên nhiên Việt Nam
thêm phong phú đa dạng
- Do vị trí trung tâm Đông Nam Á, Việt Nam dễ dàng quan hệ
kinh tế với nhiều nước trên thế giới bàng nhiều loại đường thủy
hàng không…
- Vùng biển giàu tiềm năng cho phép phát triển nhiều nghành kinh
tế biển
- Nằm trong khu vực phát triển năng động, Việt Nam có điều kiện
thuận lợi trong việc học tập kinh nghiệm phát triển kinh tế, thu hút
vốn đầu tư, công nghệ tiên tiến, hội nhập kinh tế thế giới và khu
vực.
+ Khó khăn:
- Nằm trong vùng có nhiều thiên tai ảnh hưởng đến sản xuất và
đời sống
- Biên giới đất liền và biển kéo dài, khó khăn cho an ninh quốc

Trang 23

Điểm
0,25điểm
0,25điểm

0,25điểm
0,25điểm

0,5điểm
0,5điểm
0,5điểm
0,5điểm

1,5điểm
0,5điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,5điểm
0,25điểm
0,25điểm


BỘ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN SINH HOC LỚP 9 CÓ ĐÁP ÁN
phòng
4
(2điểm)

* Vẽ đúng biểu đồ cột: chính xác , đẹp
- Có tên biểu đồ và chú thích
* Nhận xét đúng, chính xác:

1điểm
0,5điểm

1điểm

5
(3điểm)

a,Tình hình phát triển ngành dịch vụ của vùng Trung Du và Miền
núi Bắc Bộ:
- Giao thông vận tải khá phát triển bằng các hệ thống đường sắt, ô
tô,cảng ven biển nối các thành phố thị xã của vùng với thủ đô Hà
Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng.
- Thương mại : Vùng có quan hệ trao đổi mua bán lâu đời với các
vùng trong nước đặc biệt là đồng bằng sông Hồng, với các nước
láng giềng(Lào, trung Quốc) qua các cửa khẩu biên giới.
- Du lịch cũng là một thế mạnh của vùng đặc biệt là du lịch hướng
về cội nguồn (Pác Bó,Đền Hùng,Tân Trào…), du lịch sinh thái và
văn hóa (Vịnh Hạ Long, Sa Pa, Ba Bể, Tam Đảo…)
+ Ngày 17-12-1994 Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là
di sản thiên nhiên thế giới vì: Vịnh Hạ Long với những giá trị về
thẩm mỹ,địa chất, đa dạng sinh học và lịch sử văn hóa.
- Đây là một di sản độc đáo vì nó chứa đựng những dấu tích
quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển lịch sử Trái
Đất.
- Là tác phẩm tạo hình vĩ đại của thiên nhiên với sự hiên diện
của hàng ngàn đảo đá muôn hình vạn trạng quần tụ thành một
thế giới vừa sinh động vừa huyền bí.
b, Thực trạng ô nhiễm nguồn nước sông Đa Độ ở Hải Phòng:
- Sông Đa Độ chảy qua 5 quận : An Lão, Kiến An, Kiến Thụy,
Dương Kinh,Đồ Sơn thuộc thành phố Hải Phòng.
- Nhiều năm qua dòng sông này luôn ở trong tình trạng ô nhiễm
nghiêm trọng về môi trường bởi các hộ sản xuất kinh doanh, các

doanh nghiệp và các khu công nghiệp…
- Bởi các loại chất thải nguy hại xuống trực tiếp sông , gây ô
nhiễm nghiêm trọng nguồn nước.

1, điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,5điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,5điểm
1điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,5điểm

-------- Hết-------

MÃ KÍ HIỆU
[*****]

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ
LỚP 9 – Năm học 2015-2016
MÔN: SINH HỌC

Trang 24


BỘ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN SINH HOC LỚP 9 CÓ ĐÁP ÁN
Thời gian làm bài: 150 phút

( Đề thi gồm 01 trang)
Câu 1: 1,5đ
Ở một loài thực vật. Tính trạng màu sắc hoa có hai trạng thái là hoa đỏ và hoa trắng. Biết
tính trạng do một cặp gen quy định và gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Bằng cách nào
xác định được tương qua trội-lặn của cặp tính trạng tương phản trên? Trong thực tế việc
xác định tương quan trội - lặn có ý nghĩa gì?
Câu 2: 1,5đ
a) Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết ở động vật qua
nhiều thế hệ sẽ dẫn đến thoái hóa giống?
b) Ở một số loài thực vật cũng như động vật lại luôn luôn tiến hành quá trình tự thụ phấn
và giao phối cận huyết nhưng lại không dẫn đến thoái hóa. Vì sao?
c)Trong chọn giống người ta sử dụng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận
huyết nhằm mục đích gì?
Câu 3:1,5đ
Ở người để chữa bệnh tiểu đường người ta đã chuyển gen mã hóa hooc môn insulin từ tế
bào người vào tế bào vi khuẩn e.coli. Hãy nêu cơ sở khoa học và các khâu cơ bản của quá
trình trên? Nêu ý nghĩa thực tiễn của thành tựu này?
Câu 4: 1,5đ
Nêu các mối quan hệ sinh thái có thể có giữa sinh vật trong quần thể và quần xã?
Câu 5:1,0đ
Xét 1 cặp gen có 2 alen là A và a. Trong trường hợp nào có thể viết được 5 kiểu gen khác
nhau; Trường hợp nào có thể viết được 7 kiểu gen khác nhau? Viết các kiểu gen này?
Câu 6: 1,5đ
Trên một cánh đồng lúa, ong mắt đỏ để trứng trên các con sâu đục thân lúa, ếch nhái ăn
ong mắt đỏ, rắn săn tìm ếch nhái.
a) Hãy xây dựng chuỗi thức ăn từ các sinh vật trên.
b) Kể tên và phân biệt các mối quan hệ sinh thái có trong chuỗi thức ăn đó.
c) Các mối quan hệ sinh thái trên có ý nghĩa như thế nào trong tự nhiên?
Câu 7: 1,5đ
a) Thay đổi về số lượng NST trong cặp NST số 23 ở người có thế có những dạng nào?

b) Tại sao trong xã hội người ta lại gặp nhiều người có sự thay đổi về số lượng ở cặp
NST số 21 hơn những người có sự thay đổi về số lượng ở cặp NST số 23?
………Hết………

Trang 25


×