Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Phân tích tình hình kinh doanh nhập khẩu thiết bị y tế của công ty cổ phần thương mại dịch vụ đức hải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.19 KB, 30 trang )

Họ và tên: Nguyễn Thị Mai
Lớp: CN22A KTĐN
Chủ đề: Phân tích tình hình kinh doanh nhập khẩu thiết bị y tế của công ty cổ
phần thương mại dịch vụ Đức Hải.
LỜI MỞ ĐẦU
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, phát triển nền kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế nước ta đã và đang đạt được
những thành tựu to lớn trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội.
Trong bối cảnh khu vực hóa và toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ giữa các
quốc gia trên thế giới. Những năm qua, quá trình mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế
của quốc gia ngày càng diễn ra mạnh mẽ, sâu rộng và đã đạt được những thành tựu
đáng kể, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Điểm mốc đánh dấu cho sự hội nhập toàn
diện đó là việc Việt Nam là thành viên chính thức trở thành thành viên thứ 150 của
tổ chức Thương mại thế giới(WTO). Việc tham gia WTO mở ra cho đất nước
những cơ hội và thách thức to lớn.
Hiện nay Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế thì nhập khẩu là hoạt động
không thể thiếu được. Chúng ta có thể mua sắm máy móc thiết bị, công nghệ hiện
đại thông qua nhập khẩu để nâng cao trình độ công nghệ cho quốc gia cũng như cơ
sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động kinh doanh sản xuất nhằm thúc đẩy quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Công ty cổ phẩn thương mại dịch vụ Đức Hải với nghiệp vụ chính là xuất nhập
khẩu đã đóng góp một phần kim ngạch không nhỏ trong kim ngạch xuất nhập khẩu
hàng năm của cả nước. Sau một tháng thực tập tại Phòng kinh doanh xuất nhập
khẩu của công ty cổ phần thương mại dịch vụ Đức Hải, em quyết định chọn đề tài :
“Phân tích tình hình nhập khẩu thiết bị y tế của công ty cổ phần thương mại dịch vụ
Đức Hải” với lý do:
Cùng với sự phát triển về kinh tế, đời sống con người cũng được nâng cao, vấn
đề sức khoẻ con người ngày càng được chú trọng. Tuy nhiên cơ sở trang thiết bị y tế
của nước ta thực chất còn hết sức nghèo nàn. Hiện nay các xưởng sản xuất trang


1


thiết bị y tế còn ít, chủng loại nghèo nàn, chất lượng sản phẩm chưa cao. Để nâng
cao cơ sở trang thiết bị y tế thì hoạt động nhập khẩu thiết bị y tế là hoạt động chủ
đạo để tạo điều kiện thuận lợi chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
Hơn thế nữa, sản phẩm thiết bị y tế cũng là một trong những sản phẩm nhập
khẩu chủ yếu của Công ty đã đóng góp một phần không nhỏ trong doanh thu của
Công ty.
Bài báo cáo gồm có 3 chương:
Chương I .Khái quát chung về Công ty cổ phần thương mại dịch vụ Đức Hải và
hoạt động xuất nhập khẩu của công ty nói chung và Phòng kinh doanh xuất nhập
khẩu nói riêng.
Chương II. Thực trạng và quy trình nhập khẩu thiết bị y tế tại Công ty cổ phần
thương mại dịch vụ Đức Hải.
Chương III. Phương hướng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động nhập
khẩu thiết bị y tế của Công ty cổ phần thương mại dịch vụ Đức Hải.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị và các đồng nghiệp trong Phòng kinh doanh
xuất nhập khẩu của công ty cổ phần thương mại dịch vụ Đức Hải và thạc sĩ Trần
Thị Ngọc Quyên đã nhiệt tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực tập và hoàn thành
bản báo cáo này.
Chương I .Khái quát chung về Công ty cổ phần thương mại dịch vụ Đức Hải và
hoạt động xuất nhập khẩu của công ty nói chung và Phòng kinh doanh xuất
nhập khẩu số 1 nói riêng
I. Sơ lược về công ty
1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển.
Công ty cổ phần thương mại dịch vụ Đức Hải Công là một công ty tư nhân
có số đăng kí kinh doanh là 0101734215 được thành lập vào năm 2004 theo
quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Tên công ty: Công ty cổ phần thương mại dịch vụ Đức Hải

Trụ sở: Lô 9, khu tập thể giao thông, tổ 28 Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Giám đốc: Nguyễn Việt Hải

2


Từ khi được thành lập, với sự cố gắng của toàn thể cán bộ, công nhân viên Công
ty và sự giúp đỡ, quan tâm của các cơ quan, ban ngành Công ty đã dần đi vào ổn
định, hoàn thiện cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để ngày
một nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.
Công ty có chức năng xuất nhập khẩu và kinh doanh trong nước các mặt hàng:
Thiết bị toàn bộ, thiết bị lẻ, máy móc, trang thiết bị y tế, phương tiện vận tải, phụ
tùng, nguyên vật liệu cho sản xuất, hàng công nghiệp tiêu dùng, hàng dệt may, hàng
thủ công mỹ nghệ, nông hải sản và lâm sản chế biến, vận tải và xây dựng. Công ty
cũng tổ chức sản xuất hàng may mặc xuất khẩu, bao bì , bao xi măng, tổ chức lắp
ráp, bảo hành bảo dưỡng xe ô tô và máy móc thiết bị khác.
Trong quá trình xây dựng và phát triển, tuy đã gặp không ít khó khăn, thăng trầm
thử thách nhưng công ty đã luôn tự đổi mới hoàn thiện mình, thích nghi với
hoàn cảnh kinh tế trong nước nói riêng và thế giới nói chung để tồn tại và
phát triển, những kết quả mà công ty đã đạt được như hiện nay đã chứng minh
được điều đó, đó chính là tinh thần tự lực tự cường của công ty vượt qua các khó
khăn, tinh thần đoàn kết của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty đã giúp
công ty vượt qua không ít các khó khăn trong quá trình phát triển.
Đối mặt với những khó khăn và thách thức trong sự cạnh tranh gay gắt của cơ
chế thị trường, công ty cổ phần thương mại dịch vụ Đức Hải vẫn trụ vững và phát
triển: Hàng năm doanh số tăng trên 50%, kim ngạch xuất nhập khẩu từ 4-5 triệu
USD, lợi nhuận hàng năm đều tăng. Nhất là vào năm 2010, công ty tiến hành cổ
phần hoá đã đem lại sự đổi mới trong phương thức quản lý từ đó thúc đẩy sự phát
triển của công ty.
Với đội ngũ cán bộ trên 20 kỹ sư, hầu hết đều tốt nghiệp đại học trong và ngoài

nước về mảng kỹ thuật, ngoại ngữ, chuyên môn xuất nhập khẩu và hàng trăm công
nhân có tay nghề cao, Công ty cổ phần thương mại dịch vụ Đức Hải chắc chắn sẽ
đáp ứng tốt hơn mọi yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước.
2. Cơ cấu tổ chức.
Trong quá trình hình thành và phát triển qua từng giai đoạn khác nhau thì cơ cấu
bộ máy quản lý, chức năng nhiệm vụ quyền hạn cũng có những khác biệt nhất
định.Từ năm 2010 Đức Hải tiến hành cổ phần hoá do đó cũng có sự thay đổi trong

3


cơ cấu tổ chức. Dưới đây là Sơ đồ tổ chức của Công ty cổ phần thương mại dịch vụ
Đức Hải.

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY

4


Ban giám đốc

Phòng kế hoạch

Phòng tổ chức hành chính

Phòng kỹ thuật

Phòng tài chính kế toán

Phòng nhân sự


Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu

Đại diện ở hải phòng

Kho hàng

- Ban giám đốc: Là cơ quan đầu não của công ty chịu trách nhiệm mọi hoạt động
sản xuất kinh doanh, là nơi đưa ra những định hướng những quyết định mang tính
chiến lược cho sự phát triển sự tồn tại của công ty đồng thời phê duyệt những
quyết định khác do trưởng phòng của các phòng ban báo cáo lên trong quá trình
kinh doanh hoạt động.
- Phòng kế hoạch: Thực hiện việc tổ chức kinh doanh cho công ty sau khi nghiên
cứu kỹ thị trường và định hướng phát triển do ban giám đốc đưa ra sau khi tham
vấn cho ban giám đốc. Thực hiện các công việc quảng bá sản phẩm, xúc tiến bán

5


hàng phối hợp với phòng kỹ thuật trong việc thúc đẩy và thăm dò nhu cầu người
tiêu dùng với sản phẩm mới.
- Phòng tổ chức hành chính: Giúp giám đốc trong việc quản lý điều chỉnh mọi công
việc thuộc phạm vi hành chính, tổng hợp các giao dịch, văn thư và truyền đạt chỉ
thị của giám đốc đến các phòng ban của công ty
- Phòng kỹ thuật: Nghiên cứu tham mưu giúp đỡ giám đốc về công tác quản lý
thiết bị, sử dụng tính năng của sản phẩm hướng dẫn người dùng và đưa ra kế hoạch
cũng như biện pháp về dài hạn, ngắn hạn cho công ty.
- Phòng tài chính kế toán: Thống kê kế toán tài chính, kiểm tra giám sát tình hình
thu chi tài chính, giúp giám đốc đưa ra các biện pháp tài chính để tăng thu giảm chi
và đạt hiệu quả tài chính tối ưu nhất.

- Phòng nhân sự: Giúp giám đốc xây dựng mô hình tổ chức sản xuất và quản lý
công ty, có nhiệm vụ quản lý số lượng và chất lượng cán bộ công nhân viên trong
công ty, đưa ra và thực hiện các chính sách tuyển dụng, đào tạo đội ngũ cán bộ
công nhân viên trong công ty phù hợp với mục tiêu phát triển mà công ty đề ra.
- Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu trung tâm kinh hoạt động của công ty phòng
hoạt động tương đối mạnh và đóng góp một lượng lớn trong doanh thu của cả công
ty. Hoạt động chủ yếu của phòng là xuất khẩu nông sản, đồ thủ công mỹ nghệ và
nhập khẩu thiết bị y tế.
- Kho hàng: Là nơi để chứa thiết bị phụ tùng, nguyên vật liệu cho sản xuất, hàng
công nghiệp tiêu dùng, hàng dệt may, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng nông sản để
vận chuyển đi tới các đơn vị khác.
- Đại diện hải phòng: Là một văn phòng giao dịch của công ty nhằm để trao đổi
thông tin và hỗ trợ trụ sở chính cho việc thông quan hàng hóa ở cảng cũng như vận
chuyển hàng đi tới các đơn vị khác.
Hàng năm, công ty đều tiến hành các hoạt động rà soát lại các chức năng nhiệm vụ
của từng phòn ban để sửa chữa, điều chỉnh cho phù hợp với yêu câu thay đổi của
công việc, tránh sự chồng chéo trong các hoạt động của các phòng ban và đồng thời
không ngừng củng cố mối liên kết chặt chẽ giữa các phòng ban các cơ sở sản xuất
để đạt được hiệu quả công việc một cách tối ưu nhất.

6


II. Thực trạng hoạt động của công ty
Những năm qua với sự nỗ lực và cố gắng của đội ngũ cán bộ công nhân viên
cũng như những chính sách sách đúng đắn, kịp thời ban giám đốc nên công ty đã
đạt được những thành tựu đáng kể trong hoạt động kinh doanh mang lại doanh thu
lớn cho công ty đồng thời đóng góp một khoản không nhỏ vào ngân sách nhà nước.
Công ty có 3 hình thức hoạt động chính là xuất khẩu, nhập khẩu và kinh doanh một
số dịch vụ khác.

1. Các mặt hàng nhập khẩu chính.
Các phụ tùng thiết bị máy móc
Thiết bị phục phụ cho dây chuyển sản xuất
Thiết bị cho phương tiện đường thủy
Phụ tùng các loại
Nguyên vật liệu cho sản xuất
Hàng công nghiệp tiêu dùng.
- Những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là các thiết bị đồng bộ nhập khẩu phục vụ cho
các dự án của nhà nước và hoạt động sản xuất của doanh nghiệp như:
- Thiết bị đồng bộ phục vụ cho nhà máy cấp nước tỉnh Hưng Yên, nhà máy sản xuất
bao bì tỉnh Hải Phòng …
- Thiết bị đồng bộ sử dụng cho dự án xử lý nước thải TP Vũng Tàu, dự án cung cấp
nước thành phố Vĩnh Yên, dự án cấp nước thị xã Đồng Xoài-Bình Phước, xe, máy,
thiết bị thi công DA phát triển cấp thoát nước Bộ xây dựng…
- Dây chuyền sản xuất men sứ TP Hải Dương, dây chuyền sản xuất bánh kẹo TP
Huế…
- Các thiết bị cứu hoả và cấp cứu khi gặp sự cố, thiết bị nạo vét đường kênh
mương…
- Thiết bị y tế phục vụ cho các bệnh viện…
2.Các mặt hàng xuất khẩu chính.
Các mặt hàng xuất khẩu của công ty rất đa dạng như hàng công nghiệp, hàng công
nghiệp tiêu dùng, chế biến nông lâm sản và hàng thủ công mỹ nghệ:

7


- Hàng công nghiệp: Máy biến thế, động cơ đốt trong, máy công nghiệp máy công
cụ, xe tải, xe khách, săm lốp, thiết bị làm đường, máy cắt gạch, quạt điện, dụng cụ
đo hiệu điện thế điện
- Hàng công nghiệp tiêu dùng: Các sản phẩm may mặc, bao bì, đồ làm bằng nhựa

- Hàng nông sản: Gạo, cà phê, hạt tiêu, lạc nhân, đỗ xanh, rau quả tươi khô và chế
biến…
- Lâm sản: Cao su, lâm sản chế biến, gỗ rừng trồng
- Hàng thủ công mỹ nghệ: mây tre đan, gốm sứ nội thất
3. Kinh doanh dịch vụ.
Ngoài hoạt động chính của công ty là kinh doanh xuất nhập khẩu của mình, công ty
còn tham gia hoạt động kinh doanh dịch vụ, bao gồm:
- Bán đại lý.
- Cho thuê văn phòng, nhà xưởng, kho hàng.
- Xây dựng tư vấn về xây dựng
- Giao nhận vận chuyển
- Kinh doanh cửa hàng ăn uống và các dịch vụ khác
4. Các thị trường chính.
Trong hơn 10 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển, Công ty cổ phần thương
mại dịch vụ Đức Hải đã tiến hành hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu với trên các
nước tại các thị trường Châu Âu, Á và Mỹ. Các thị trường chính có thể kể đến là
Nhật Bản, Mỹ, Đức, Úc, Bỉ Hà Lan…
Đồng thời để thúc đẩy hơn nữa các mỗi quan làm ăn hợp tác với các khách
hàng, công ty còn có các đại diện thương mại ở nước ngoài. Hiện nay công ty có
một số đại diện thương mại tại các quốc gia: Thụy Điển, Pháp, Bỉ Thụy Sĩ,
Hungary, Trung Quốc
Chương II. Thực trạng và quy trình nhập khẩu thiết bị y tế tại Công ty cổ phần
thương mại dịch vụ Đức Hải.
I. Kết quả kinh doanh của công ty Đức Hải.
1. Các chỉ tiêu kinh doanh của công ty Đức Hải
Để hiểu về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chúng ta đi sâu
và phân tích một số tiêu chí của công ty từ năm 2012 đến 2014.

8



Bảng 1: Kết quả kinh doanh của công ty Đức Hải giai đoạn 2012 - 2014
ĐVT : triệu đồng
Chỉ tiêu

TH

năm TH

năm TH

năm Tỷ lệ %

2012
2013
2014
06/05
I. Giá trị (doanh thu)
76.202
84.000
179.729
214
1.Các sản phẩm chính:
72.414
80.200
175.297
218
Máy móc và thiết bị y tế
42.314
43.243

96.745
Dụng cụ y tế
15.265
17.576
34.256
Hoá chất và vật tư
14.835
19.381
44.296
2. Phí hàng uỷ thác
0.416
0.8
1.153
144
3. Trị giá phí dịch vụ
3.372
3.000
3.279
109
II. Giá trị hàng nhập khẩu
52.800
62.500
144.800
153
III. Lợi nhuận trước thuế
416
1.390
2.465
177
IV. Thuế TNDN

116
380
769
V. Lợi nhuận sau thuế
300
1.010
1.696
122
(Nguồn: Phòng kinh doanh –Công ty cổ phần thương mại dịch vụ Đức Hải).
Nhìn vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty trong các năm vừa qua
cho thấy doanh thu, giá trị hàng nhập khẩu và lợi nhuận của Công ty liên tục tăng
theo từng năm. Năm 2012 lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 300 triệu đồng do năm
2012 Đức Hải được chuyển đổi thành công ty cổ phần nên bước đầu có nhiều bỡ
ngỡ chưa kịp thích ứng với môi trường mới và chính sách của công ty về giảm giá
thành của một số mặt hàng trong kinh doanh, vì vậy trong 2012 lợi nhuận sau thuế
của công ty đạt được không đáng kể. Nhưng đến năm 2013 Đức Hải đã chuyển
biến, hoà nhập với môi trường cạnh tranh mới lợi nhuận sau thuế công ty đạt là
1010 triệu đồng tăng 710 triệu đồng so với năm 2012. Đến năm 2014 doanh thu
tăng gấp 214% so năm 2013, lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng lên là 1696 triệu
đồng tức tăng 686 triệu đồng so với năm 2013. Có được sự phát triển vượt bậc này
là nhờ vào sự nỗ lực, đoàn kết của toàn bộ ban lãnh đạo cũng như của anh chị em
công nhân viên và sự tín nhiệm của các đối tác của Đức Hải. Kết quả cho thấy Công
ty đã hoạt động kinh doanh hết sức hiệu quả và phát triển ổn định.
2. Các sản phẩm thiết bị y tế chủ yếu của công ty Đức Hải:

9


Đức Hải chuyên kinh doanh nhập khẩu thiết bị y tế với nhiều loại sản phẩm khác
nhau, có số lượng lớn. Có thể chia các sản phẩm đó thành 3 nhóm sản phẩm nhập

khẩu chủ yếu của công ty như sau:
- Hoá chất dùng trong y tế: hoá chất phòng chống dịch, hoá chất xét nghiệm, sinh
phẩm, test xét nghiệm …
- Máy móc và trang thiết bị: Máy chẩn đoán hình ảnh, giường phẫu thuật, bàn mổ
các thiết bị chuẩn đoán hình ảnh, xe cứu thương và các loại máy móc phục vụ y tế
khác
- Các dụng cụ dùng trong phẫu thuật: dao mổ, kéo,kẹp, bơm kim tiêm, hộp đựng
dụng cụ y tế và các sản phẩm chỉ dùng một lần
Bảng 2. Nhóm sản phẩm kinh doanh thiết bị y tế chủ yếu của công ty Đức Hải
ĐVT : triệu đồng
Năm

2012

2013

2014

Máy móc, thiết bị

42.314

43.243

96.745

Dụng cụ và phim

15.265


16.576

34.256

Hoá chất

14.835

20.381

44.296

(Nguồn: Phòng kinh doanh –Công ty cổ phần thương mại dịch vụ Đức Hải).
Nhìn vào bàng trên ta có thể thấy trong những năm 2012 – năm 2013 các
nhóm mặt hàng về máy, thiết bị y tế và dụng cụ, phim tăng ổn định do nhóm hàng
này có giá trị lớn giá trị sử dụng lâu dài được các đơn vị y tế khác đặt mua cho nên
tốc độ tiêu thụ chậm, nhưng mặt hàng hoá chất ngày càng tăng cao so với mặt hàng
máy, thiết bị, từ năm 2012 đến năm 2013 tăng 5.546 tỷ đồng tuơng đương với
37.4% nhờ vào việc phát hiện một số bệnh dịch mới như cúm gia cầm, long móng
lở mồm ở trâu bò…cho đến năm 2014 tất cả các nhóm hàng đều tăng mạnh. Cụ thể
các sản phẩm máy, thiết bị từ năm 2013 - năm 2014 tăng 53.502 tỷ đồng tức tăng
124%. Dụng cụ, phim tăng 17.68 tỷ đồng tức tăng 107%. Hoá chất tăng 23.915 tỷ
đồng tức tăng 117%. Do đươc sự quan tâm của nhà nước cho nghành y tế trong
việc nâng cao chất lượng khám và chữa bệnh của mọi người dân và phù hợp với

10


nhu cầu hội nhập quốc tế nên tăng mạnh. Ngoài ra là một số đại dịch lớn ngày một
bùng phát lan nhanh khó kìm hãm như: Cúm gà, Sarts….

II. Tình hình kinh doanh nhập khẩu thiết bị y tế của công ty Đức Hải
Tình hình nhập khẩu của Công ty Đức Hải trong những năm trở lại đây đã có
những bước phát triển mạnh mẽ, sự phát triển vượt bậc đã góp phần giúp Công ty
đứng vững và có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. Sở dĩ có những kết quả
như vậy, do mặt hàng thiết bị y tế của nước ta chưa tự sản xuất và phát triển được
nhiều bắt buộc phải nhập từ nước ngoài hơn thế nữa công ty Đức Hải trước kia là từ
công ty thiết bị y tế thuộc trung ương 1 của Bộ Y Tế nên có quan hệ khăng khít với
các đơn vị y tế. Với những điểm mạnh trên thì Đức Hải luôn trụ vững được trong
nền kinh tế thị trường nhiều biến đổi và không bị thấp kém so với các đối thủ cạnh
tranh trong lĩnh vực trang thiết bị y tế. Dưới đây là kết quả kinh doanh nhập khẩu
hàng hoá của công ty.
1. Kết quả kinh doanh của hàng nhập khẩu
Công ty cổ phần thương mại dịch vụ Đức Hải chuyên nhập khẩu các mặt hàng về
trang thiết bị y tế bao gồm máy móc, thiết bị, dụng cụ, hoá chất y tế. Những năm
vừa qua hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Đức Hải phát triển khá mạnh và có
kết quả khả quan rõ rệt Cụ thể là
Bảng 3: Doanh thu hàng nhập khẩu từ năm 2011 – 2014

ĐVT: Triệu đồng

Năm

Doanh thu hàng nhập khẩu

11


2011

57279


2012

76171

2013

75649

2014

107564

(Nguồn: Phòng kinh doanh –Công ty cổ phần thương mại dịch vụ Đức Hải).
Nhìn vào bảng trên ta thấy doanh thu của công ty từ năm 2011 – 2014 tăng đều
qua các năm với tốc độ trong khoảng 13% đến 19,5 %, chỉ riêng năm 2013 giảm
không đáng kể 0.79% so với năm 2012. Như vậy ta có thể thấy thực trạng nghành y
tế nước ta ngày phát triển nhưng đến năm 2014 doanh thu về mặt hàng y tế của
công ty tăng nhanh sở dĩ như vậy là do nhu cầu khám chữa bệnh của người dân và
sự đổi mới các thiết bị y tế lạc hậu ngày càng tăng nhanh trên cả nước. Điều đó thể
hiện rõ trong việc ngân sách của nhà nước cung cấp cho nghành y tế ngày một tăng,
dẫn đến giá trị hàng nhập khẩu của công ty cũng thay đổi trong những năm gần
đây.
Bảng 4: Giá trị hàng nhập khẩu của Công ty cổ phần thương mại dịch vụ Đức
Hải
ĐVT: triệu đồng

(Nguồn: Phòng kinh doanh –Công ty cổ phần thương mại dịch vụ Đức Hải).
Qua biểu đồ số liệu trên ta thấy giá trị nhập khẩu trong các năm 2011 đến năm
2014 liên tục biến đổi không đều. Nguyên nhân là sự khác nhau trong từng nhóm


12


mặt hàng mặt hàng. Với những nhóm mặt hàng máy móc thiết bị thì có giá trị lớn
và sử dụng lâu dài thường từ vài trăm triệu trở lên như Máy thở, Máy phân tích
máu, máy siêu âm màu… Cho nên những năm nào công ty mà bán được nhiều máy
móc thiết bị thì năm đó sẽ cao. Những mặt hàng dụng cụ y tế , hoá chất thường có
giá trị sử dụng được ngắn thời gian hơn so với máy móc và thiết bị nên nó chiếm tỷ
lệ giá trị hàng nhập khẩu thấp. Trong năm 2013 giảm 34.14% so với năm 2012, năm
2013 tăng 4.3% so với năm 2012, năm 2014 tăng 42.5% so với năm 2013. Tóm lại
việc tăng hay giảm giá trị hàng nhập khẩu của công ty không phản ánh được tình
hình kinh doanh. Vì trong năm 2011 đến 2013 giá trị hàng nhập khẩu giảm nhưng
kết quả kinh doanh của công ty vẫn tăng lên.
2. Thị trường nhập khẩu thiết bị y tế của công ty Đức Hải
- Thị trường nhập khẩu: Thị trường nhập khẩu thiết bị y tế của Đức Hải rất đa dạng
trên nhiều quốc gia trên thế giới như hãng 3B của Đức, Limsandthing của Anh,
Newtech của Trung Quốc, và một số hãng khác của Áo, Đài Loan, Hàn Quốc,
Singapore… Để đáp ứng thêm nhu cầu về các mặt hàng trang thiết bị y tế trong
nước Đức Hải đã không ngừng nghiên cứu mở rộng thị trường cung cấp đồng thời
công ty luôn có ý thức duy trì các mối quan hệ lâu đời với các hãng nổi tiếng trên
khắp Thế giới về trang thiết bị y tế như: Hãng 3B ( là hãng cung cấp các mô hình và
thiết bị dùng trong y tế), hãng TOYOTA ( cung cấp các loại xe cứu thương)…
Sau đây là trị giá một số sản phẩm mà công ty nhập khẩu từ các hãng trong giai
đoạn năm 2012_năm 2014 ( trị giá trên 1 tỷ đồng ).
Bảng 5. Trị giá nhập khẩu của từng hãng
ĐVT : tỷ đồng
Trị
Năm TH


2012

Sản phẩm
Máy ghi điện não
Máy siêu âm màu
Máy X Quang
Kính hiển vi
Hoá chất chống dịch
Các loại vacxin
Ôtô cứu thương

giá
1.25
1
1.5
1.45
2.5
3.4
2.8

13

Hãng
3B
Siemen
AFGA
Nippon
Bochemie
Organon
Marubeni



2013

2014

Máy thở
Máy siêu âm màu
Máy chụp X quang
Kính hiển vi
Hoá chất chống dịch
Các loại vaxin
Ôtô cứu thương

2.3
1.9
2.1
2.4
2.6
1.84
1.5

Dynamic
Siemen
AFGA
Nippon
Sumitomo
Organon
Toyota
SYSMEX


Máy phân tích máu
Máy thở
Máy theo dõi bệnh nhân
Máy chụp X quang
Kính hiển vi
Hoá chất chống dịch
Các loại vacxin
Ôtô cứu thương

1.7
1.5
2.3
1.8
1
1.9
1.6
2.3

( singapore )
Dynamic
Medicore ( Hàn quốc )
AFGA
Nippon
Bochemie
Organon
Toyota
SYSMEX

Máy phân tích máu

1.65
( singapore )
Máy và trang thiết bị y tế
1.4
ITO
(Nguồn: Phòng kinh doanh –Công ty cổ phần thương mại dịch vụ Đức Hải).
Có được những nguồn hàng tốt duy trì khả năng cung cấp, Đức Hải luôn chú trọng
sự tín nhiệm và mở rộng làm ăn với các hãng sản xuất y tế trên khắp Thế giới. Sở dĩ
có mối quan hệ này do những quan hệ trước kia có được mối quan hệ với công ty
thiết bị y tế thuộc Trung ương 1 được sự chỉ đạo, giới thiệu của Chính phủ hay các
Tổ chức viện trợ… nhằm cải tiến lĩnh vực y tế sau thời kỳ chiến tranh và phát triển
chất lượng cuộc sống nhân dân với nhiều chương trình dự án lớn như Chuơng trình
phòng chống AIDS, Chương trình viện trợ phòng chống thiên tai, dự án với các
trường đại học. Những nguồn cung cấp này được giới thiệu bởi các bạn hàng, thông
qua các cuộc hội thảo, các hiệp định của Chính phủ Việt Nam với các Tổ chức viện
trợ trên Thế giới. Ngoài ra các nguồn hàng này công ty được chính các hãng sản
xuất nổi tiếng trực tiếp đề nghị lập quan hệ làm ăn lâu dài cùng có lợi như công ty
làm đại lý độc quyền cho hãng AFGA…
Với những nguồn hàng dồi dào thuận lợi như vậy giúp Đức Hải luôn sẵn sàng
đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng nhanh chóng, thị trường công ty ngày càng
được mở rộng thu được kết quả cao trong kinh doanh hàng nhập khẩu.
3. Thị trường bán hàng nhập khẩu

14


Việc tìm đầu ra cho các doanh nghiệp đối với các mặt hàng nhập khẩu hết sức quan
trọng đối với Đức Hải quyết đến hiệu quả kinh doanh và đời sống cán bộ công nhân
viên trong công ty.
Đức Hải đã tạo dựng được lòng tin và sự uy tín các đơn vị cần mua trang thiết bị

y tế như Các bệnh viện từ trung ương, địa phương, trường đại học Y, các chương
trình phòng chống dịch bệnh lây lan quốc gi và các cơ sở y tế và đơn vị có nhu cầu.
Bảng 6. Một số sản phẩm chính của doanh nghiệp thực hiện cho các đơn vị có
trị giá trên 0.5 tỷ đồng trong năm 2012 đến năm 2014
ĐVT: tỷ đồng
Trị giá
Tên thiết bị

(Tỷ

Năm TH Tên cơ quan ký hợp đồng

đồng)
Thiết bị y tế cho việc dự trữ

1.7

2012

Tổng công ty TBYT Việt nam

Máy đóng ống tiêm

5.2

2013

Viện vacxin Đà Nẵng

Thiết bị phòng thí nghiệm


1.95

2014

Viện vệ sinh dịch tễ

Máy ghi điện tim

0.5

2013

Đại học y Thái Bình

Thiết bị phòng thí nghiệm

2.6

2012

Đại học y Hà Nội

Máy chụp cắt lớp

.8

2012

Sở y tế Bắc Giang


Thiết bị y tế

0.66

2013

Sở y tế Bắc Cạn

Máy X-Quang

1.7

2014

Bệnh viện điều dưỡng

Giường hồi sức cấp cứu

1.9

2013

Bệnh viện Hữu nghị

Dao mổ điện

3.4

2012


Cục quân y
TTNC

Thiết bị phòng thí nghiệm

3.8

2013

3.3

2012

nghiệm

dươc

phòng

chống

quân đội
Chương

Thiết bị y tế

kiểm

trình


SARS

(Nguồn: Phòng kinh doanh –Công ty cổ phần thương mại dịch vụ Đức Hải).

15


Có được những hợp đồng với các đơn vị trên công ty nhanh chóng đổi mới các
phuơng thức kinh doanh để phù hợp với nền kinh tế hội nhập, Đức Hải đã chú trọng
nghiên cứu thị trường và tâm lý khách hàng. Nhờ vào các đại lý bán hàng nên
những thông tin luôn được cập nhật về thị trường, nhu cầu của các đơn vị và các đối
thủ cạnh tranh được công ty chú ý tiếp thu đề ra các giải pháp chiến lược rõ ràng.
Cụ thể là một đơn vị có một đơn hàng hay một yêu cầu mua hàng. Về phía công
ty xem xét giới thiệu về các tính năng, chất lượng, giá cả của từng mặt hàng để
nguời mua có thể tham khảo và đưa ra quyết định. Công ty sẵn sàng hướng dẫn chi
tiết cách sử dụng, với các tháo lắp, bảo hành, bảo dưỡng của công ty. Vì vậy mà hầu
hết các đơn vị mua hàng hài lòng, có quan hệ lâu dài trở thành khách hàng thường
xuyên nhờ với sự nhiệt tình tận tâm của Đức Hải
4. Những khó khăn còn tồn tại.
4.1. Sự cạnh tranh gay gắt của các công ty xuất nhập khẩu khác.
Với xu thế hội nhập nền kinh tế thị trường diễn ra ngày càng mạnh mẽ công với sự
kiện Việt Nam gia nhập WTO năm 2006 vừa qua đã góp phần thúc đẩy phát triển
nền nền kinh tế tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển. Ngược lại với việc
có nhiều cơ hội cũng là phải đối mặt với những thách thức mới với sự cạnh tranh
khốc liệt trên thị trường. Công ty cổ phần thương mại dịch vụ Đức Hải cũng không
phải là ngoại lệ. Ngoài những đối thủ cạnh tranh từ trước như Công ty Vimedimex,
SCIC ,… thì hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều công ty xuất nhập khẩu tư
nhân, công ty xuất nhập khẩu nước ngoài khác. Nhu cầu nhập trang thiết bị vẫn
đang là nhu cầu mở song cũng gặp phải rất nhiều sự cạnh tranh khốc liệt giữa các

công ty với nhau.
4.2 Thủ tục hành chính.
Hiện nay thủ tục hành chính còn rườm rà nhiều khâu nhiều công đoạn đã gây những
cản trở không nhỏ không chỉ đối với Công ty cổ phần thương mại dịch vụ Đức Hải
mà cho tất cả các công ty xuất nhập khẩu khác nói chung làm phát sinh nhiều chi
phí, tiêu tốn thời gian công sức cho doanh nghiệp do vậy. Cần có sự điều chỉnh về
các văn bản pháp quy, thủ tục hành chính để giảm thiểu khó khăn cho doanh
nghiệp.
4.3. Sự thiếu tinh tế, nhạy bén.

16


Sự thiếu tinh tế nhạy bén phát hiện những nhu cầu của khách hàng cùng với sự
thiếu sáng trong phương thức thực hiện xuất nhập khẩu cũng là một khó khăn
không nhỏ đối với doanh nghiệp.
III. Quy trình nhập khẩu thiết bị y tế.
1. Dự thầu.
Công ty cổ phần thương mại dịch vụ Đức Hải nhận các đơn đặt hàng từ các bệnh
viện, Sở y tế, các dự án trong nước (gọi chung là Chủ đầu tư). Từ đó, Công ty tiến
hành giao dịch, nhập khẩu TBYT từ các doanh nghiệp nước ngoài.
Để có được đơn đặt hàng, Công ty sẽ tham gia dự thầu. Quy trình dự thầu thường
bao gồm các bước sau:
1.1.Mời thầu.
Nội dung của hồ sơ mời thầu.
-Thông báo mời thầu.
- Chỉ dẫn đối với nhà thầu.
- Bảng dữ liệu đấu thầu : Yêu cầu kỹ thuật cụ thể cho từng thiết bị
- Nội dung đánh giá hồ sơ dự thầu.( Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu).
- Điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng.

- Danh sách các mặt hàng và mức quy định nộp bảo lãnh dự thầu.
Các biểu mẫu:
- Mẫu đơn dự thầu.
- Mẫu bảo lãnh dự thầu.
- Mẫu bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
- Bảng chào giá thầu
- Thông tin chung.
- Mẫu thoả thuận hợp đồng.
- Số liệu báo cáo tài chính
Làm rõ hồ sơ mời thầu.
Nhà thầu cần làm rõ Hồ sơ mời thầu phải gửi trực tiếp hoặc gián tiếp, nhưng phải
được thể hiện bằng văn bản cho chủ đầu tư trước khi hết hạn nộp hồ sơ dự thầu đã
quy định ít nhất là 10 ngày. Bên mời thầu sẽ trả lời bằng văn bản, fax… có chữ ký
và con dấu của Chủ đầu tư cho tất cả các nhà thầu tham dự trước khi hết hạn nộp hồ

17


sơ dự thầu đã quy định ít nhất là 3 ngày. Thư chỉ giải thích các câu hỏi nhưng không
chỉ rõ nguyên nhân. Thắc mắc sẽ được giải thích và gửi không chỉ riêng cho nhà
thầu đặt câu hỏi mà giải thích cho tất cả các nhà thầu đã nộp hồ sơ dự thầu.
Trong qúa trình làm rõ, nhà thầu không được thay đổi bản chất hồ sơ dự thầu và
không được thay đổi giá dự thầu.
Thủ tục sửa đổi, bổ sung hồ sơ dự thầu.
- Trước khi hết hạn nộp hồ sơ dự thầu 10 ngày, Chủ đầu tư có thể chủ động hoặc
theo yêu cầu của nhà thầu tiến hành sửa đổi bổ sung hồ sơ mời thầu. Tất cả các nhà
thầu đã mua hồ sơ mời thầu và tham gia đấu thầu sẽ được thông báo về sự thay đổi
bằng văn bản hoặc bằng fax có chữ ký con dấu của Chủ đầu tư trước khi hết hạn
nộp hồ sơ dự thầu ít nhất 3 ngày.
1.2.Nội dung của hồ sơ dự thầu.

Khi Công ty xem xét, làm rõ hồ sơ mời thầu, tự đánh giá đủ điều kiện thích hợp
tham gia đấu thầu, Công ty gửi hồ sơ dự thầu tham gia dự thầu.
1.2.1.Chuẩn bị hồ sơ dự thầu.

• Ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ dự thầu.
- Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt.
- Đối với các nhà thầu là nhà phân phối hợp pháp của một công ty nước ngoài, công
ty liên doanh hay có 100% vốn nước ngoài dự thầu thì những tài liệu trong hồ sơ
dự thầu có thể bằng ngôn ngữ khác nhưng phải có bản dịch chính xác ra tiếng Việt.

• Các tài liệu cần có trong hồ sơ dự thầu.
a. Về hành chính pháp lý:
Đơn dự thầu hợp lệ, có chữ ký, con dấu của người có thẩm quyền, nếu ký thay phải
có giấy uỷ quyền kèm theo của người đứng đầu nhà thầu.
Thông tin chung về nhà thầu.
Bản sao giấy đăng ký kinh doanh (có công chứng hay chứng thực của UBND).
Giấy cam kết hoặc uỷ quyền của hãng gốc (nếu là đại lý phân phối máy móc của
hãng gốc ở nước ngoài) về:
Nhà phân phối độc quyền hay hợp pháp – có ghi rõ thời gian hiệu lực.
Bảo hành, bảo trì sản phẩm.
Cung cấp phụ tùng thay thế.

18


Giấy cam kết có chứng nhận xuất xứ khi giao nhận thiết bị.
Tài liệu giới thiệu kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu, năng lực thực hiện hợp
đồng, danh sách đội ngũ bảo hành bảo trì, giấy cam kết khả năng cung cấp phụ tùng
thay thế của hãng gốc.
Bảo lãnh dự thầu có ghi rõ hiệu lực hoặc biên nhận nộp tiền mặt ký quỹ.

b. Về kỹ thuật.
Tài liệu chứng thực máy móc do nhà thầu cung cấp đủ tiêu chuẩn và phù hợp với hồ
sơ mời thầu (tài liệu gốc giới thiệu máy) gồm các nội dung chung như sau:
Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO kèm với hoặc theo CE, hoặc BSI,
hoặc FDA…
Giấy truy cập trên Internet chứng minh thế hệ thiết bị.
Đặc tính kinh tế kỹ thuật: hiệu máy, tên hãng sản xuất, nước sản xuất, năm sản xuất.
Phạm vi cung cấp máy, chất lượng máy, tiêu chuẩn sản xuất, tính năng kỹ thuật.
Đặc tính kỹ thuật máy: nguồn cung cấp vật tư, thiết bị máy.
Phương tiện lắp đặt máy, năng lực cán bộ.
Khả năng chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ.
Khả năng thích ứng về mặt kỹ thuật, địa lý, môi trường…
Đội ngũ bảo hành bảo trì.
Các nội dung kỹ thuật riêng cho từng loại thiết bị của từng gói thầu.
c. Về thương mại tài chính.
Giá dự thầu bao gồm giá thiết bị, thiết bị phụ, phụ tùng, chi phí vận chuyển, bảo
hiểm, chi phí lắp đặt, chi phí chạy thử, chi phí bảo hành… và tổng giá (bảng chào
giá thầu).
Điều kiện giao hàng.
Điều kiện về tài chính và thanh toán.

• Giá dự thầu.
Giá dự thầu được giữ cố định trong suốt thời gian đấu thầu và không được vì lý do
gì mà nhà thầu tự ý thay đổi nếu không được sự đồng ý của bên mời thầu.
Giá dự thầu là giá bán cộng với thuế giá trị gia tăng.
Giá dự thầu là giá giao hàng tại cơ sở chủ đầu tư bao gồm chi phí vận chuyển, bảo
hiểm từ nước ngoài, từ cảng đến cơ sở chủ đầu tư, chi phí lắp đặt chạy thử - vận

19



hành, chi phí bảo trì theo quy định (các nhà thầu khi chào giá phải tách riêng chi phí
này ra để cho Chủ đầu tư tính toán cho đúng trong phần đánh giá hồ sơ dự thầu).
Nhà thầu chào giá FOB, CIF và cả giá giao hàng để chủ đầu tư lựa chọn cho phù
hợp.
Hồ sơ dự thầu đệ trình với giá điều chỉnh sẽ coi như không đáp ứng và bị loại.

• Loại tiền bỏ thầu và đồng tiền thanh toán.
Quy định rõ loại tiền bỏ thầu và tỷ giá quy đổi giữa loại tiền bỏ thầu và đồng tiền
Việt Nam được xác định theo tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại
thời điểm mở thầu.

• Hiệu lực của hồ sơ dự thầu.
Thời gian có hiệu lực thường là 90 ngày kể từ khi đóng thầu do nhà thầu đăng ký
trong đơn dự thầu. Trường hợp cần gia hạn thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu,
Chủ đầu tư sẽ thông báo cho các nhà thầu sau khi được phép của người có thẩm
quyền, nếu nhà thầu không chấp nhận thì được hoàn trả tiền bảo lãnh.
Bảo lãnh dự thầu và hoàn trả bảo lãnh dự thầu.

• Bảo lãnh dự thầu.
Nhà thầu phải nộp bảo lãnh dự thầu theo mức quy định cho từng lô tham dự. Bảo
lãnh tham dự được xác định bằng đồng tiền dự thầu bằng một trong những hình
thức sau:
Tiền mặt hoặc chuyển khoản.
Giấy đảm bảo ngân hàng tại một ngân hàng quốc doanh theo mẫu trong tài liệu đấu
thầu.
Séc lãnh tiền mặt
Hồ sơ dự thầu không có bảo lãnh dự thầu xem như không hợp lệ và bị loại.

• Hoàn trả bảo lãnh dự thầu.

Bảo lãnh dự thầu sẽ được hoàn trả cho nhà thầu không trúng thầu trong vòng …
ngày khi công bố kết quả đấu thầu và ký hợp đồng kinh tế với nhà trúng thầu.
Đối với nhà thầu trúng thầu, bảo lãnh dự thầu chỉ được hoàn trả lại sau khi ký kết
hợp đồng kinh tế và nộp xong giấy bảo lãnh thực hiện hợp đồng ở một ngân hàng.
Bảo lãnh dự thầu bị thu hồi trong các trường hợp sau:
Nếu nhà thầu rút hồ sơ dự thầu.

20


Nếu nhà thầu trúng thầu nhưng không ký kết hợp đồng.
Vi phạm quy chế đấu thầu được quy định tại điều 60 của Quy chế đấu thầu.
Bảo lãnh dự thầu không được tính trả lãi cho nhà thầu.

• Hình thức và chữ ký trong hồ sơ dự thầu.
Người ký văn bản trong hồ sơ dự thầu phải là giám đốc, chủ nhà thầu, nếu là cấp
phó hoặc người được uỷ quyền phải có giấy xác nhận đã uỷ quyền của người đứng
đầu nhà thầu.
1.2.2.Nộp hồ sơ dự thầu.
Mỗi nhà thầu nộp 06 bộ hồ sơ dự thầu có cùng một nội dung như nhau gồm 2 bản
chính và 4 bản photo, mỗi bộ hồ sơ bỏ vào trong một phong bì dán kín ngoài có ghi
“hồ sơ dự thầu bản chính” hoặc “hồ sơ dự thầu bản sao”. Tất cả các phong bì chứa
hồ sơ dự thầu bản chính và bản sao được bỏ chung vào một phong bì lớn dán kín và
có đóng dấu niêm phong, ngoài có ghi rõ tên nhà thầu, địa chỉ nhà thầu. Phong bì
này sẽ được giữ kín, không mở ra trước ngày mở thầu.
1.3.Mở thầu và công bố kết quả đấu thầu trao hợp đồng.
1.3.1.Mở thầu.
Chủ đầu tư tiến hành mở thầu sau khi hết hạn nộp hồ sơ dự thầu với sự chứng kiến
của đại diện các nhà thầu. Tất cả các hồ sơ, tài liệu, thông tin trong quá trình mở
thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu phải được bảo mật trước khi bên mời thầu công bố

và chủ đầu tư ký kết hợp đồng với nhà trúng thầu.
1.3.2.Xếp hạng nhà thầu.
Hồ sơ dự thầu có giá đánh thấp nhất (và thấp hơn giá gói thầu) đã được duyệt sẽ
được xếp hạng cao nhất và theo thứ tự xếp hạng cho các hồ sơ có giá đánh giá thấp
thứ hai, thứ ba…
1.3.3.Công bố kết quả đấu thầu trao hợp đồng.

• Công bố kết quả.
Sau khi đánh giá hồ sơ dự thầu, nhà thầu đã được xếp hạng cao nhất sẽ được Chủ
đầu tư lựa chọn. Từ đó trình kết quả lên cấp có thẩm quyền phê duyệt, Chủ đầu tư
công bố nhà trúng thầu và làm thủ tục thương thảo để hợp đồng. Nhà thầu phải trình
bảo lãnh của hãng gốc cam kết bảo hành, bảo trì thiết bị cũng như cung cấp phụ
tùng thay thế.

21


• Thủ tục ký kết hợp đồng chính thức.
Cùng với việc thông báo cho nhà trúng thầu biết rằng họ đã được trúng thầu, Chủ
đầu tư sẽ gửi cho nhà thầu mẫu hợp đồng đã nêu trong hồ sơ mời thầu.
Theo thời gian đã được thống nhất, hai bên sẽ tiến hành thương thảo hoàn thiện hợp
đồng để tiến đến ký kết hợp đồng chính thức.
2. Ký kết hợp đồng.
Ký kết hợp đồng nội.
Nếu như Công ty tham gia dự thầu và trúng thầu, Công ty nhanh chóng hoàn tất thủ
tục và tiến hành ký kết hợp đồng. Sau khi bàn bạc và thảo luận, hai bên đồng ý ký
kết hợp đồng mua bán TBYT với các điều khoản như sau:
Nội dung hợp đồng.
Trong điều khoản này, yêu cầu quy định rõ ràng, chi tiết, chính xác những nội dung
sau:

Tên hàng, loại hàng hoá,đặc tính kỹ thuật.
Xuất xứ, nơi sản xuất.
Số lượng.
Đơn giá, thành tiền.
Tổng giá trị hợp đồng (quy định rõ giá bao gồm trị giá hàng hoá, thuế VAT, phí vận
chuyển, lắp đặt, chạy thử, hướng dẫn sử dụng và bảo hành).
Chất lượng hàng hoá.
Trong điều khoản này yêu cầu ghi rõ hãng sản xuất, nơi sản xuất và ngày, tháng,
năm sản xuất. Bên bán đảm bảo cung cấp TBYT đúng nguồn gốc sản xuất, model
và cấu hình theo hồ sơ tính năng kỹ thuật và cấu hình trong hồ sơ dự thầu; cam kết
có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) và giấy chứng nhận chất lượng khi giao
hàng, cam kết cung cấp đầy đủ vật tư tiêu hao, sửa chữa trong thời gian bảo hành.
Trong trường hợp có tăng giá thì bên bán bảo đảm trong vòng …% so với giá cung
cấp của năm đầu.
Điều khoản thi hành và chất lượng của mỗi bên.
Bên mua:
Chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất để nhận hàng.

22


Cử cán bộ kỹ thuật tiến hành nghiệm thu thiết bị.Đảm bảo việc thanh toán cho Bên
bán đủ và đúng thời gian theo phương thức thanh toán ghi trong hợp đồng này.
Bên bán:
Nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng bằng tiền mặt hoặc bảo lãnh ngân hàng ngay khi
ký kết hợp đồng trong vòng …ngày với thời gian hiệu lực đến hết thời gian hiệu lực
của hợp đồng. Bảo lãnh này được giải toả trong vòng không quá 30 ngày sau khi
bên B hoàn thành nghĩa vụ, kể cả nghĩa vụ bảo hành theo hợp đồng, có biên bản
thanh lý hợp đồng.
Thực hiện việc giao hàng theo phương thức đã ghi trong hợp đồng, đúng với các

phụ kiện đã chào hàng trong hồ sơ thầu.
Thực hiện việc lắp đặt, kiểm tra và chạy thử thiết bị phù hợp với các đặc tính kỹ
thuật trong hồ sơ dự thầu.
Chịu trách nhiệm bảo hành thiết bị theo đúng hợp đồng. Trong thời hạn bảo hành
máy được kiểm tra định kỳ. Nếu có sự cố hỏng hóc thiết bị, bên bán sẽ phải cử
chuyên viên kỹ thuật đến khắc phục sau khi nhận được tin nhắn bằng điện thoại
hoặc văn bản của Bên mua.
Sẵn sàng ký hợp đồng bảo trì, sửa chữa sau khi hết thời gian bảo hành nếu Bên mua
có nhu cầu.
Thời gian và phương thức: giao nhận, lắp đặt, nghiệm thu, bảo hành.
Quy định cụ thể thời gian giao hàng, địa điểm giao hàng, thời gian nghiệm thu, thời
gian bảo hành.
Phương thức thanh toán.
Quy định phương thức thanh toán, hình thức thanh toán và hồ sơ thanh toán phải
đầy đủ những tài liệu sau:
- Hoá đơn tài chính bản chính.
- Tờ khai hải quan bản sao có thị thực hợp lệ.
- Biên bản bàn giao.
- Biên bản lắp đặt tĩnh, chạy không tải, chạy có tải.
- Biên bản nghiệm thu và đưa vào sử dụng
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá.
- Giấy chứng nhận chất lượng hàng hoá.

23


Bảo hiểm và đền bù.
Quy định bên mua bảo hiểm vận chuyển thiết bị về Việt Nam và đến nơi lắp đặt và
cách xử lý trong trường hợp tổn thất xảy ra, trong trường hợp bất khả kháng.
Điều khoản chung

Hai bên cam kết thực hiện nghiêm chỉnh hợp đồng này, không bên nào tự ý thay đổi
hợp đồng. Điều khoản này cũng quy định rõ thời hạn hiệu lực của hợp đồng, số bản
hợp đồng có giá trị pháp lý như nhau.
Ký kết hợp đồng ngoại.
Đức Hải tiếp tục tiến hành ký kết hợp đồng ngoại để nhập khẩu thiết bị y tế sau khi
hoàn thành xong hợp đồng nội. Hợp đồng ngoại cũng bao gồm những điều khoản
tương tự như hợp đồng nội cùng một số điều khoản khác đặc trưng cho một hợp
đồng xuất nhập khẩu như sau:
Thời hạn giao hàng.
Quy định cụ thể, rõ ràng thời hạn bên xuất khẩu giao hàng cho bên nhập khẩu là bao
nhiêu ngày sau khi bên xuất khẩu nhận và chấp nhận L/C. Đồng thời quy định giao
hàng từng phần hay giao trọn gói, quy định việc chuyển tải trong quá trình chuyên
chở.
Điều khoản thanh toán.
Quy định phương thức thanh toán cho bên xuất khẩu. Thông thường Công ty sẽ mở
L/C (thư tín dụng), trị giá …% trị giá hợp đồng, trong thư tín dụng ghi rõ người
hưởng lợi là người xuất khẩu, ngân hàng hưởng lợi, số tài khoản người hưởng lợi…
Đồng thời điều khoản ghi rõ phương thức, thời hạn số tiền còn lại.
Điều khoản giao hàng.
Ghi rõ cảng đi, cảng đến, thông báo gửi hàng, thời điểm gửi bộ chứng từ…
Điều khoản đóng gói và đặc định hoá.
Theo thông lệ bên nhập khẩu yêu cầu hàng hoá phải được đóng gói theo tiêu chuẩn
chất lượng quốc tế. Và hàng hóa phải được ghi đầy đủ thông tin tránh thất lạc, nhầm
lẫn. Ví dụ cho lô hàng nhập khẩu thiết bị y tế phải được ghi đầy đủ thông tin như
sau:
- Contract No:………………………..
- Consignee: Duc Hai Service and Trade Joint Stock Company

24



- No. Lot 9, Traffic collective zones, Team 28 Trung Hoa, Cau Giay, Ha Noi
- Name of goods:……../ No of case…………..
Điều khoản bảo hành.
Điều khoản thuế và nghĩa vụ hải quan.
Điều khoản tranh chấp.
Mở thư tín dụng.
Công ty cổ phần thương mại dịch vụ Đức Hải sau khi ký kết hợp đồng ngoại sẽ mở
L/ C tại một ngân hàng có uy tín (thông thường là ngân hàng quốc doanh) để đảm
bảo với bên xuất khẩu rằng Công ty sẽ thanh toán tiền hàng đầy đủ. Để lập L/C,
công ty phải điền vào đơn đề nghị phát hành thư tín dụng, ký quỹ mở thư tín dụng,
cam kết chuyển tiền đầy đủ và kịp thời theo đúng thông báo của ngân hàng để thanh
toán bộ chứng từ đòi tiền và phí ngân hàng…
Mẫu đơn đề nghị phát hành thư tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt
Nam (có phụ lục kèm theo)
Nhận hàng về và tiến hành giao hàng cho Bên mua trong nước.
Sau khi Bên xuất khẩu nhận được và chấp nhận L/C, sẽ gửi cho Bên mua (Công ty
cổ phần thương mại dịch vụ Đức Hải) thông báo giao hàng. Trong thông báo giao
hàng ghi rõ thời điểm, địa điểm giao hàng, số lượng hàng gửi, thời gian dự kiến
hàng đến, số hiệu phương tiện vận chuyển. Thông báo giao hàng có thể gửi thông
qua fax, email, điện tín… nhưng hình thức thông dụng nhất vẫn là qua fax.
Đồng thời Bên xuất khẩu phải gửi bộ chứng từ gốc bao gồm vận đơn hàng hoá sạch,
đã xếp; hoá đơn thương mại; phiếu đóng gói; giấy chứng nhận xuất xứ; giấy chứng
nhận chất lượng và chứng từ bảo hiểm cho ngân hàng Bên nhập khẩu mở L/C để
ngân hàng thanh toán tiền hàng cho Bên xuất khẩu. Ngoài ra Bên xuất khẩu cũng
phải gửi một bản sao bộ chứng tử cho Bên nhập khẩu để chứng minh hoàn thành
nghĩa vụ giao hàng. Khi hàng đến cảng đích hoặc sân bay nước nhập khẩu, hãng
chuyên chở sẽ có một thông báo hàng đến gửi cho Bên nhập khẩu. Nhận được thông
báo hàng đến, Công ty đến ngân hàng thanh toán L/C để nhận bộ chứng từ gốc về đi
nhận hàng. Sau khi nhận lệnh giao hàng tại văn phòng hãng chuyên chở, Công ty

tiếp tục hoàn thành các thủ tục hải quan như điền vào tờ khai hàng hoá nhập khẩu,

25


×