PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, phát triển nền
kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế nước ta đã
và đang đạt được những thành tựu to lớn trên các lĩnh vực của đời sống
kinh tế xã hội.
Trong bối cảnh khu vực hóa và toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ
giữa các quốc gia trên thế giới. Những năm qua, quá trình mở cửa hội nhập
kinh tế quốc tế của quốc gia ngày càng diễn ra mạnh mẽ, sâu rộng và đã đạt
được những thành tựu đáng kể, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu góp phần
quan trọng thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Điểm mốc đánh dấu cho sự hội nhập toàn diện đó là việc Việt Nam là
thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức Thương mại thế giới(WTO).
Việc tham gia WTO mở ra cho đất nước những cơ hội và thách thức to
lớn.
Nhập khẩu là hoạt động quan trọng của quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế. Thông qua nhập khẩu chúng ta có thể mua sắm máy móc thiết bị,
công nghệ hiện đại từ đó nâng cao trình độ công nghệ nước nhà, cơ sở hạ
tầng phục vụ cho hoạt động kinh doanh sản xuất thúc đẩy quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Công ty cổ phẩn xuất nhập khẩu máy Hà Nội với nghiệp vụ chính là
xuất nhập khẩu đã đóng góp một phần kim ngạch không nhỏ trong kim
ngạch xuất nhập khẩu hàng năm của cả nước. Sau một tháng kiến tập tại
Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu 1 – Công ty cổ phần xuất nhập khẩu máy
Hà Nội, tôi quyết định chọn đề tài : “Quy trình nhập khẩu thiết bị y tế tại
công ty cổ phần xuất nhập khẩu máy Hà Nội” với lý do:
Cùng với sự phát triển về kinh tế, đời sống con người cũng được nâng
cao, vấn đề sức khoẻ con người ngày càng được chú trọng. Tuy nhiên cơ sở
trang thiết bị y tế của nước ta thực chất còn hết sức nghèo nàn. Các xí
nghiệp sản xuất trang thiết bị y tế còn ít, chủng loại nghèo nàn, chất lượng
sản phẩm chưa cao. Hoạt động nhập khẩu thiết bị y tế hiện nay là hoạt
động chủ yêu hiện nay để nâng cao cơ sở trang thiết bị y tế, tạo điều kiện
thuận lợi chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
Mặt khác, mặt hàng thiết bị y tế cũng là một trong những mặt hàng
nhập khẩu chủ lực của Công ty, đóng góp một phần không nhỏ trong doanh
thu của Công ty.
Bài báo cáo gồm có 3 chương:
Chương I .Khái quát chung về công ty cổ phần xuất nhập khẩu máy Hà Nội
(Machinnoimport) và hoạt động xuất nhập khẩu của công ty nói chung và
Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu số 1 nói riêng.
Chương II. Thực trạng và quy trình nhập khẩu thiết bị y tế tại công ty cổ
phần xuất nhập khẩu máy Hà Nội.
Chương III.Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu TBYT
của công ty cổ phần xuất nhập khẩu máy Hà Nội.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị trong Phòng Xuất nhập khẩu
1, Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu máy Hà Nội và thầy giáo Vũ Thành
Toàn đã nhiệt tình hướng dẫn tôi trong quá trình kiến tập và hoàn thành bản
báo cáo này.
PHẦN II: NỘI DUNG
Chương I .Khái quát chung về công ty cổ phần xuất nhập khẩu máy Hà Nội
(Machinnoimport) và hoạt động xuất nhập khẩu của công ty nói chung và
Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu số 1 nói riêng.
I. Sơ lược về công ty
1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển.
Công ty xuất nhập khẩu máy Hà Nội (tên giao dịch quốc tế
MACHINOIMPORT HANOI) là doanh nghiệp nhà nước, thành viên
của Tổng công ty Máy và phụ tùng - Bộ thương mại, được thành lập
theo quyết định của Bộ Thương mại từ năm 1997 trên cơ sở tách các
Phòng xuất nhập khẩu của Tổng công ty Máy và phụ tùng để thành lập
một công ty kinh doanh độc lập.
Công ty có chức năng xuất nhập khẩu và kinh doanh trong nước các
mặt hàng: Thiết bị toàn bộ, thiết bị lẻ, máy móc, trang thiết bị y tế,
phương tiện vận tải, phụ tùng, nguyên vật liệu cho sản xuất, hàng công
nghiệp tiêu dùng, hàng dệt may, hàng thủ công mỹ nghệ, nông hải sản và
lâm sản chế biến, vận tải và xây dựng. Công ty cũng tổ chức sản xuất
hàng may mặc xuất khẩu, bao bì PP, bao xi măng, tổ chức lắp ráp, bảo
hành bảo dưỡng xe ô tô và máy móc thiết bị khác.
Kế thừa truyền thống trên 40 năm xây dựng và trưởng thành của Tổng
công ty, Công ty xuất nhập khẩu máy Hà Nội đã có quan hệ buôn bán và
hợp tác với khách hàng trong cả nước và hàng trăm khác hàng của trên
30 nước khắp các châu lục trên thế giới.
Tổng giám đốc
Trương Quốc Ánh
Phòng kinh doanh
xuất nhập khẩu số 3
Kho hàng
Văn phòng
Đứng trước những khó khăn và thách thức trong sự cạnh tranh gay gắt
của cơ chế thị trường, công ty xuất nhập khẩu máy Hà Nội vẫn trụ vững
và phát triển: Hàng năm doanh số tăng trên 50%, kim ngạch xuất nhập
khẩu từ 25-26 triệu USD, lợi nhuận hàng năm đều tăng. Đặc biệt năm
2005, công ty tiến hành cổ phần hoá, đổi tên công ty thành Công ty cổ
phần xuất nhập khẩu máy Hà Nội, tên giao dịch quốc tế vẫn giữ nguyên
là MACHINOIMPORT HANOI. Việc thực hiện cổ phần hoá đã đem lại
sự đổi mới trong phương thức quản lý từ đó thúc đẩy sự phát triển của
công ty.
Với đội ngũ cán bộ trên 200 kỹ sư, tốt nghiệp đại học trong va ngoài
nước về kỹ thuật, ngoại ngữ, chuyên môn xuất nhập khẩu và hàng trăm
công nhân có tay nghề cao, Công ty xuất nhập khẩu máy Hà Nội chắc
chắn sẽ đáp ứng tốt hơn mọi yêu cầu của khách hàng trong và ngoài
nước.
2. Cơ cấu tổ chức .
Cùng với quá trình hình thành và phát triển trong từng giai đoạn khác
nhau thì cơ cấu bộ máy quản lý, chức năng nhiệm vụ quyền hạn cũng có
những khác biệt nhất định.Từ năm 2005, Công ty tiến hành cổ phần hoá từ
đó cũng có sự thay đổi trong cơ cấu tổ chức. Dưới đây là Sơ đồ tổ chức của
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu máy Hà Nội.
Tổng giám đốc
Trương Quốc Ánh
Phòng kinh doanh
xuất nhập khẩu số 3
Kho hàng
Văn phòng
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY
ORGANIZATION CHART
Tổng giám đốc
Trương Quốc Ánh
Phó tổng giám đốc
Nguyễn Anh Minh
Phó tổng giám đốc
Nguyễn Bích Thuỷ
Phòng kinh doanh
xuất nhập khẩu số 1
Phòng kinh doanh
xuất nhập khẩu số 2
Phòng kinh doanh
xuất nhập khẩu số 3
Đại diện ở Hải Phòng Kho hàng
Văn phòng
Ban thu hồi công nợ
Phòng tài chính kế toán
Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu số 1 là một trong 3 trung tâm kinh
doanh xuất nhập khẩu của công ty. Phòng hoạt động tương đối mạnh và
có sự gắn kết phối hợp với 2 phòng kinh doanh còn lại, đóng góp một
lượng lớn trong doanh thu của cả công ty. Hoạt động chủ yếu của phòng
là xuất khẩu nông sản, đồ thủ công mỹ nghệ và nhập khẩu thiết bị y tế.
II. Thực trạng hoạt động của công ty.
Trong nhiều năm qua, với sự nỗ lực và cố gắng của đội ngũ cán bộ
công nhân viên cũng như những quyết sách đúng đắn, kịp thời của bộ máy
lãnh đạo nên công ty đã đạt được những thành tích đáng kể trong hoạt động
kinh doanh của mình, đem lại doanh thu lớn cho công ty đồng thời đóng
góp một khoản không nhỏ vào ngân sách nhà nước. Hoạt động kinh doanh
của công ty bao gồm 3 hoạt động chính: hoạt động xuất khẩu, hoạt động
nhập khẩu và hoạt động kinh doanh một số dịch vụ khác.
1. Các mặt hàng nhập khẩu chính.
Các loại máy móc, thiết bị lẻ.
Thiết bị toàn bộ, dây chuyền sản xuất.
Phương tiện vận tải thuỷ, bộ.
Phụ tùng.
Nguyên vật liệu cho sản xuất.
Hàng công nghiệp tiêu dùng.
Trong đó mặt hàng nhập khẩu chủ lực phải kể đến đầu tiên là các thiết
bị đồng bộ nhập khẩu phục vụ cho các dự án của nhà nước và hoạt động
sản xuất của doanh nghiệp. Ví dụ như:
• Thiết bị đồng bộ phục vụ cho nhà máy cấp nước Hải Dương, nhà
máy sản xuất bao bì xi măng Hải Phòng và Huế…
• Thiết bị đồng bộ sử dụng cho dự án xử lý nước thải TP Huế, dự án
cấp nước thành phố Việt Trì-Phú Thọ, dự án cấp nước thị xã Đồng
Xoài-Bình Phước, xe, máy, thiết bị thi công DA phát triển cấp
thoát nước Bộ xây dựng…
• Dây chuyền sản xuất men sứ TP Huế, dây chuyền sản xuất bánh
TP Huế…
• Thiết bị cứu hoả và cấp cứu sự cố, thiết bị nạo vét đường thuỷ…
• Thiết bị y tế phục vụ cho các bệnh viện…
2.Các mặt hàng xuất khẩu chính.
Mặt hàng xuất khẩu của công ty hết sức đa dạng, phong phú như hàng công
nghiệp, hàng công nghiệp tiêu dùng, nông sản phẩm, lâm sản, hải sản chế
biến, hàng thủ công mỹ nghệ:
• Hàng công nghiệp: Động cơ diesel, động cơ điện, máy biến
thế, máy công cụ, xe tải, xe khách, săm lốp, thiết bị làm đường,
máy làm gạch, quạt điện, dụng cụ đo điện…
• Hàng công nghiệp tiêu dùng: Các sản phẩm may, bao bì PP, đồ
nhựa…
• Nông sản phẩm: Gạo, cà phê, hạt tiêu, lạc nhân, đỗ xanh, rau
quả tươi khô và chế biến…
• Lâm sản: Cao su, lâm sản chế biến, gỗ rừng trồng…
• Hàng thủ công mỹ nghệ: đồ nội thất, gốm sứ,…
3. Kinh doanh dịch vụ.
Bên cạnh hoạt động chính của công ty là kinh doanh xuất nhập khẩu của
mình, cùng với xu hướng chuyển dịch của nền kinh tế là gia tăng tỷ trọng
ngành dịch vụ trong cơ cấu nền kinh tế, công ty còn tham gia hoạt động
kinh doanh dịch vụ, bao gồm:
• Bán đại lý.
• Xây dựng và tư vấn xây dựng.
• Cho thuê văn phòng, nhà xưởng, kho hàng.
• Giao nhận vận chuyển, chuyển tải, tạm nhập tái xuất.
• Kinh doanh cửa hàng ăn uống và dịch vụ khác.
4. Các thị trường chính.
Với hơn 40 năm xây dựng và phát triển, Công ty cổ phần xuất nhập
khẩu máy Hà Nội đã tiến hành hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu với
trên 30 nước tại các thị trường châu Á, châu Âu và Hoa Kỳ. Các thị
trường chính có thể kể đến là Bỉ, Nhật Bản, Đức, Úc, Hà Lan, Hoa Kỳ…
Đồng thời để thúc đẩy và thắt chặt hơn nữa quan hệ buôn bán hợp tác
với các khách hàng, công ty còn có đại diện thương mại tại nước ngoài.
Hiện công ty có 14 đại diện thương mại tại các nước: Nga, Pháp, Bỉ,
Thụy Điển, Thụy Sĩ, Hungary, Ý, Đức, Hoa Kỳ, Canada, Cuba, Ấn Độ,
Singapore, Australia.
Chương II. Thực trạng và quy trình nhập khẩu thiết bị y tế tại công ty cổ
phần xuất nhập khẩu máy Hà Nội.
I.Thực trạng nhập khẩu thiết bị y tế.(TBYT)
TBYT bao gồm các loại thiết bị, dụng cụ, vật tư chuyên dụng phục vụ cho
hoạt động chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Cùng với sự phát triển kinh
tế, xã hội của đất nước đặc biệt trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại
hóa hiện nay, nhu cầu chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân đòi hỏi chất
lượng ngày càng cao. TBYT là một trong những yếu tố quan trọng quyết
định hiệu quả, chất lượng của công tác y tế, hỗ trợ tích cực cho người thầy
thuốc trong công tác phòng bệnh và chữa bệnh. Do vậy lĩnh vực TBYT cần
được tăng cường đầu tư cả về số lượng và chất lường, đảm bảo tính khoa
học và hiệu quả. Nhận biết được nhu cầu lớn của thị trường này, công ty đã
nhanh chóng nắm bắt và đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu thiết bị y tế.
Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu số 1 là bộ phận được giao nhiệm vụ thực
hiện hoạt động nhập khẩu TBYT.
1.Cơ cấu mặt hàng thiết bị y tế nhập khẩu
Hiện nay cơ sở hạ tầng phục vụ cho ngành y tế còn nhiều hạn chế, sản xuất
trong nước mới chỉ đạt 20% số trang thiết bị y tế đang sử dụng. Do đó
không đáp ứng được nhu cầu đang ngày càng đa dạng và đòi hỏi cao của
ngành y tế. Cũng do nhu cầu lớn về TBYT hiện nay mà cơ cấu mặt hàng
TBYT nhập khẩu của công ty hết sức đa dạng.
Các mặt hàng TBYT chính bao gồm:
Hệ thống bảo quản tiểu cầu. Máy thở đa năng.
Máy li tâm. Máy đo mạch CO2.
Bình cách thuỷ. Kính hiển vi.
Máy tách tiểu cầu máy tự động. Máy thở cơ động.
Máy thở cho trẻ sơ sinh. Máy thở xách tay.
Monitor theo dõi bệnh nhân. Máy gây mê.
Giường bệnh hồi sức cấp cứu Máy đếm giọt.
Máy bơm tiêm tự động. Hệ thống Holter.
Công cụ đo huyết áp và điện tim. Bộ nội soi.
Monitor 12 dùng trong hậu phẫu. Dao mổ điện.
Máy rửa khử ống khuẩn. ….
2. Các khách hàng trong nước.
Các khách hàng trong nước của công ty chủ yếu là các bệnh viện hoặc
các dự án lớn của chính phủ hoặc nước ngoài nhằm nâng cao cơ sở hạ tầng
ngành y tế, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.
Công ty nhận đơn đặt hàng của hầu hết các bệnh viện lớn trên cả nước:
BV Nhi đồng 1. BV Bạch Mai.
BV Việt Đức. BV Bắc Thăng Long.
Sở y tế tỉnh Thái Nguyên. Sở y tế tỉnh Cần Thơ.
BV Đa khoa tỉnh Lào Cai. BV Đức Giang.
Ban quản lý dự án y tế nông thôn. BV Bắc Thăng Long.
BV đa khoa Bạc Liêu. Bệnh viện Đống Đa.
Trung tâm truyền máu KV Huế. BV Bưu điện.
Tổng cục đo lường chất lượng. ĐH Huế.
Cục quân y Bộ quốc phòng. ……
Trong đó Sở y tế Thái Nguyên, BV Nhi đồng 1, Viện bỏng Lê Hữu Trác
là những khách hàng lớn và lâu năm của Công ty.
3.Nguồn hàng.
Sau khi trúng thầu nhập khẩu của các khách hàng trong nước, công ty tiến
hành giao dịch với các doanh nghiệp sản xuất nước ngoài để nhập khẩu
TBYT. Dưới đây là một số doanh nghiệp cụ thể có mối quan hệ làm ăn lâu
dài với công ty.
Charles Roembley. Smith.
Fenisus Kabi (trụ sở tại Đức, Hồng Kông). TycoHealthcare (Sing)
International Steel Co.SPA (Mỹ). Corbett (Đức).
Hunleigth. (Anh). Pakeyl (Đức).
Spacelab (Singapore). F. Stephan (Đức).
……………………………
4. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động nhập khẩu thiết bị y tế của Phòng
kinh doanh xuất nhập khẩu 1 nói riêng và của Công ty nói chung.
Nhập khẩu thiết bị y tế và bán cho các tổ chức, cơ sở y tế trong nước là mặt
hàng nhập khẩu đem lại doanh số cao nhất cho Phòng Xuất nhập khẩu 1,
cũng là một trong những mặt hàng xuất nhập khẩu thành công nhất của
Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu máy Hà Nội. Trong năm 2006, tổng trị giá
các hợp đồng nhập khẩu (hợp đồng ngoại kí kết với các nhà cung cấp nước
ngoài) do Phòng Xuất nhập khẩu 1 thực hiện đạt khoảng 4.000.000 USD,
trong đó riêng mặt hàng thiết bị y tế đạt gần 2.750.000 USD, chiếm đến
68.75%. Tổng trị giá các hợp đồng nội nhập khẩu các mặt hàng đạt khoảng
4.904.000 USD, trong đó thiết bị y tế đạt khoảng 3.116.000 USD, chiếm
63.54%. Năm 2006 các thương vụ xuất nhập khẩu của Phòng Xuất nhập
khẩu 1- Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu máy Hà Nội đem lại cho Công ty
khoảng trên 750.000 USD lợi nhuận và đóng góp vào ngân sách Nhà nước
khoảng 2.160.980.000VND tiền thuế.
5. Những khó khăn còn tồn tại.
5.1. Sự cạnh tranh gay gắt của các công ty xuất nhập khẩu khác.
Hiện nay cùng với xu thế hội nhập kinh tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ, sự
kiện Việt Nam gia nhập WTO năm 2006 vừa qua đã góp phần thúc đẩy nền
kinh tế phát triển, đem lại nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp. Nhưng
cùng với những cơ hội cũng là sự gia tăng của những thách thức mới, của
sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu máy
Hà Nội cũng không phải là ngoại lệ. Ngoài những đối thủ cạnh tranh từ
trước như Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I, công ty Vilexim,… hiện nay
trên thị trường xuất hiện rất nhiều công ty xuất nhập khẩu tư nhân, công ty