Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Phân tích câu nói của chủ tịch hồ chí minh nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập không có ý nghĩa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.03 KB, 17 trang )

Đề bài: Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một,
sông có thể cạn núi có thể mòn. Song chân lý ấy không bao giờ thay đổi"

Bài làm
I.LỜI MỞ ĐẦU
Hồ Chí Minh là nhà lý luận thiên tài, người thầy của cách mạng Việt Nam. Người đã nêu
một tấm gương sáng trong việc tiêp thu vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin trên tinh thần độc
lập,tự chủ và sáng tạo. Người đã nắm bắt sâu sắc bản chất cách mạng và khoa học, tinh thần
biện chứng nhân đạo của học thuyết Mác-Lênin, vận dụng phù hợp với hoàn cảnh thực tế
nước ta. Đồng thời Người đã kế thừa, phát huy chủ nghĩa yêu nước,truyền thống tốt đẹp của
dân tộc và tinh hoa nhân loại
Trong quá trình giải quyết các vấn đề của cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã góp
phần làm phong phú them kho tang lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin trên nhiều vấn đề quan
trọng, đặc biệt là vấn đề về đoàn kết dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Đoàn kết dân tộc là sức mạnh là then chốt của thành công , không có sức mạnh nào to lớn hơn
sức mạnh của cả một dân tộc, sức mạnh ấy nếu được lãnh đạo theo hướng đúng đắn thì có thể
vượt qua được mọi thế lực thù địch xấu xa muốn bán nước và cướp nước.
Người luôn khẳng định niềm tin tuyệt đối vào sức mạnh dân tộc, khẳng định được chiến
thắng tất yếu của dân tộc Việt Nam đối với những kẻ thù mạnh nhất thế giới, chỉ cần có tinh
thần đoàn kết một long của nhân dân cả nước thì khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào
cũng đánh bại:”Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, song có thể cạn, núi có thể
mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”

1

1


II. NỘI DUNG
1.Cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin về vấn đề sự đoàn kết giữa các dân tộc trong
đất nước và trên thế giới


1.1 Quan điểm Mác
1.1.1 Thực tiễn
Trong thời đại của mình, C.Mác đã thấy rõ được mâu thuẫn cơ bản của Chủ Nghĩa Tư
Bản là mâu thuẫn giữa giai cấp Tư sản và giai cấp Vô sản: công nhân và nông dân bị đẩy vào
tình cảnh khốn cùng do không có Tư liệu sản xuất, họ phải làm thuê cho nhà tư bản. Bên cạnh
đó ông còn thấy được sự liên kết khăng khít và mật thiết của bè lũ tư bản trong việc bóc lột
công nhân làm thuê. Do đó Mác nói: “Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại”. Câu nói này ta đã
thấy được mục tiêu chiến lược, nhất quán, xuyên suốt của Mác là muốn đoàn kết giai cấp vô
sản các nước đi theo một ngọn cờ chung, vì một mục tiêu chung là lật đổ Chủ nghĩa Tư Bản,
xây dựng thành công Chủ Nghĩa Xã Hội
1.1.2 Lý luận

Là thời kì cách mạng của giai cấp vô sản đặt ra yêu cầu khách quan là phải
được soi sáng bằng lý luận khoa học.Cùng với sự phát triển của phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa, giai cấp tư sản và giai cấp vô sản ra đời, hai lực lượng có
tính chất quốc tế. Giai cấp vô sản muốn chiến thắng giai cấp tư sản thì phải bằng
sức mạnh đoàn kết vô sản toàn thế giới.Mác đã quan niệm rằng chỉ có mâu
thuẫn giữa các giai cấp là chủ yếu còn mâu thuẫn giữa các quốc gia, dân tộc là
thứ yếu. Giai cấp vô sản trở thành lực lượng chính trị độc lập, tiên phong cho
cuộc đấu tranh cho nền dân chủ, công bằng và tiến bộ xã hội.
1.2 Quan điểm của Lênin
1.2.1 Thực tiễn
Năm 1922, nhà nước liên bang Xô Viết ra đời. Dựa trên cơ sở tư tưởng của C.Mác-Ph.
Ăngghen về vấn đề dân tộc, dựa vào sự tổng kết kinh nghiệm đấu tranh của phong trào cách
mạng thế giới và cách mạng Nga, VI.Lênin đã khái quát lại thành “ Cương lĩnh dân tộc” của
đảng cộng sản.Trong cương lĩnh này Lênin đề cập tới vấn đề “ liên hiệp công nhân tất cả các
dân tộc đoàn kết lại ’’ Nó phản ánh bản chất quốc tế của phong trào công nhân, phản ánh sự
thống nhất giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp. Đây là cơ sở vững chắc
để đoàn kết nhân dân lao động trong các dân tộc để đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc vì độc
lập dân tộc và tiến bộ xã hội.

1.2.2 Lý luận
Về vấn đề giải phóng dân tộc, Lênin luôn đề cao vai trò của liên minh công-nông. Theo
Lênin, Cách mạng XHCN muốn giành được thắng lợi thì giai cấp công nhân phải thực hiện
được sự liên minh chặt chẽ với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác nhằm tạo nên
khối đại đoàn kết của lực lượng cách mạng, trong đó lực lượng nòng cốt là liên minh công –
nông. Đây là sự phát triển, hoàn thiện lý luận chủ nghĩa Mác của Lênin. Lênin là người đầu
tiên đã đánh giá hết tầm quan trọng lớn lao của việc lôi cuốn nhân dân các nước thuộc địa vào
phong trào cách mạng. Lênin chỉ rõ rằng, nếu không có sự tham gia của các dân tộc thuộc địa,
thì CMXH không thể có được. Trong điều kiện chủ nghĩa Tư Bản đã chuyển sang đế quốc,
ách áp bức giai cấp và dân tộc diễn ra trên phạm vi toàn cầu, tư tưởng liên minh công -nông
của C.Mác được Lênin và Quốc tế Cộng sản mở rộng ra trên quy mô toàn thế giới với khẩu
2

2


hiệu: “Vô sản tất cả các nước và dân tộc bị áp bức liên hiệp lại”. Theo Lênin, cuộc đấu tranh
của giai cấp vô sản ở chính quốc cần phải liên minh với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp
bức ở các thuộc địa.
2. Tiền đề hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết( Tiền đề-Truyền thống dân tộc)
2.1 Cơ sở hình thành truyền thống đoàn kết của người Việt
2.1.1 Kinh tế
2.1.1.1 Phương thức sản xuất &Quan hệ sản xuất
Với “nền sản xuất công điền” , mọi người hợp tác cùng nhau sản xuất trên một thửa
ruộng,từ đó làm cho ý thức cộng đồng làng xã, xa hơn là ý thức dân tộc được hình thành.
Chế độ công điền được hiểu là đất canh tác không thuộc sở hữu của riêng cá nhân hay đoàn
thể nào mà là thuộc của chung một làng. Từ trước năm 1945 mỗi ngôi làng truyền thống của
người Kinh đều có một số đất dưới dạng ruộng công do hội đồng kỳ dịch quản lý. Nó hình
thành một phương thức canh tác làng xã. Về kinh tế : làng là một đơn vị quản lý và phân cấp
công điền, công thổ cho dân bản quản. Xã hội Việt Nam trồng lúa nước trước kia được phân

thành các làng xã đồng nhất như nhau vì đều sản xuất ra những sản phẩm hầu như giống nhau,
nên mỗi làng đều tổ chức theo lối gia đình tự cấp tự túc, bị trói buộc bởi những xiềng xích
của các quy tắc cổ truyền, các thành viên của làng gắn bó với nhau bởi quan hệ huyết thống,
dòng họ, quan hệ láng giềng và cả quan hệ sản xuất. Do những đặc điểm đó mà cách thức sản
xuất cũng nhỏ lẻ, manh mún, phụ thuộc chủ yếu vào tự nhiên. Thế nhưng, cũng nhờ tính chất
quần cư kiểu làng xã ấy đã tạo cho con người có một ý thức trách nhiệm chung đối với làng
xã, cùng giải quyết các công việc chung của làng xã - các công việc đòi hỏi sức mạnh của
tập thể, sự đoàn kết nhất trí của tập thể. Chính cái thể thức ruộng công làm mỗi cá nhân thấy
sự cần thiết phải liên kết với toàn thể cộng đồng - làm cho ý thức cộng đồng làng xã được
hình thành.
2.1.2 Chính trị

Lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm là một bộ phận rất quan trọng trong lịch
sử cấu thành nước ta. Chống ngoại xâm để xây dựng một quốc gia độc lập, dân
tộc độc lập. Chính truyền thống ấy, được phát huy đến một trình độ mới, dưới
ánh sáng đường lối Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng ta, là một
nhân tố hàng đầu đem lại cho nhân dân ta sức mạnh kỳ diệu trong sự nghiệp giải
phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc.
Trong lịch sử, các triều đại phong kiến Việt Nam khong chỉ dừng lại ở đề
cao vai trò của nhân dân, các triều đại phong kiến Việt Nam đã khơi dậy sức
mạnh đại đoàn kết toàn dân để đánh bại các thế lực ngoại bang xâm lược.
Trong thời đại Hồ Chí Minh, tư tưởng đại đoàn kết được nhân lên gấp bội.
Đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai
cấp nông
dân và đội ngũ trí thức đã trở thành đường lối chiến lược của cách mạng Việt
Nam, huy động và chuyển hoá sức mạnh của toàn dân tộc và sức mạnh thời đại
thành sức mạnh tổng hợp là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi của
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
3


3


Dưới ngọn cờ đại đoàn kết toàn dân tộc, toàn thể nhân dân từ Bắc chí Nam,
từ miền ngược đến miền xuôi, không kể dân tộc, thành phần xuất thân đã kết
thành khối đại đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Nhờ có đoàn kết trong Mặt trận Việt Minh, nhân dân ta đã tiến hành Cách
mạng Tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà
nước cộng hòa dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, nay là nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tổng kết bài học đoàn kết, rút ra từ Các mạng tháng Tám năm 1945 bằng
cách trả lời câu hỏi "Vì sao có cuộc thắng lợi đó?", Chủ tịch Hồ Chí Minh, phân
tích: "Một phần là vì tình hình quốc tế thuận lợi cho ta. Nhất là vì lực lượng của
toàn dân đoàn kết. Tất cả các dân tộc, các giai cấp, các địa phương, các tôn giáo
đều nổi dậy theo lá cờ Việt Minh để tranh lại quyền độc lập cho Tổ quốc. Lực
lượng toàn dân là lực lượng vĩ đại hơn hết. Không ai thắng được lực lượng
đó”. Từ thực tiễn đó, Hồ Chí Minh đã rút ra kết luận:“Sử dạy cho ta bài học
này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do.
Trái lại, lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn”.
Bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp, nhờ có đoàn kết trong Mặt trận
Liên Việt, nhân dân ta vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, làm nên chiến thắng
Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, lập lại hòa bình ở Đông
Dương, đưa miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Đoàn kết và tập hợp trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trong Mặt trận Dân
tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ
và hòa bình Việt Nam, nhân dân ta đã “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”,
làm nên đại thắng mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất
đất nước, hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ, tiến hành công cuộc đổi mới
và đang đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo chủ trương, đường

lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, khối đại đoàn kết toàn dân
ngày càng mở rộng, thu hút nhiều đối tượng thành phần cả ở trong nước và ở
nước ngoài tham gia, góp phần thiết thực vào thành tựu chung của cả nước. Đặc
biệt, nhờ tinh thần đoàn kết, nhân dân ta đã giữ vững được nền độc lập, thống
nhất, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ trước sức ép và âm mưu can thiệp
vào công việc nội bộ, xâm phạm chủ quyền nước ta của các thế lực thù địch.
Chỉ có đoàn kết, đại đoàn kết chúng ta mới có thể chủ động và tích cực mở
rộng quan hệ quốc tế, làm cho nhân dân thế giới hiểu rõ chính nghĩa của chúng
ta, đoàn kết chặt chẽ với nhân dân ta để bảo vệ hoà bình
2.1.2.1 Lãnh thổ
Một đất nước như Việt Nam, muốn đánh thắng những đội quân xâm lược hùng mạnh thì
phải có tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng dân tộc cao cũng như lòng yêu nước nồng nàn.
Đối với mối nguy lớn ấy, người Việt phải đoàn kết lại với nhau, cùng nhau vùng lên đấu tranh
để giữ vững độc lập chủ quyền, chống lại các cuộc chiến tranh xâm lược của các thế lực bên
4

4


ngoài là một nhiệm vụ mang tính chất sống còn của lịch sử. Chính yêu cầu này mà đã góp
phần cố kết người Việt lại với nhau, tạo truyền thống đoàn kết lâu đời của dân tộc Việt Nam.
2.1.2.2 Chủ nghĩa yêu nước
Để chiến đấu và chiến thắng một kẻ thù, dân tộc ta phải phát huy tất cả sức mạnh của đất
nước. Đó là một sức mạnh tổng hợp, trong đó đoàn kết toàn dân vì đại nghĩa của dân tộc, vì
quyền lợi chung và tối cao của tổ quốc là nhân tố cơ bản nhất. Đó chính là chủ nghĩa yêu
nước- một trong những chìa khóa quan trọng của dân tộc Việt Nam trên con đường chiến đấu
và chiến thắng giặc ngoại xâm. Lịch sử ta đã cho thấy, những lúc nào giữa vững và phát huy
được được lòng yêu nước của toàn dân thì cuộc chiến tranh yêu nước sẽ giành được chiến
thắng.
2.1.3 Về văn hóa xã hội


Bữa cơm gia đình – nét văn hoá truyền thống của người Việt
Nếu người Phương Tây không coi trọng bữa cơm gia đình, con cái trưởng
thành đều ra ở riêng thì người Việt lại có thói quen cả nhà cùng nhau dùng bữa
cơm chiều. Đó là lúc ông bà, cha mẹ, con cái, anh chị em quây quần bên nhau
cùng ăn những món ăn ưa thích do bà hoặc mẹ nấu, kể chuyện trường lớp, công
việc cho nhau nghe rồi cùng cười, cùng bàn luận trong bầu không khí rất ấm
cúng và thân mật. Bữa cơm gia đình không chỉ đơn giản là cung cấp những món
ăn có chất lượng để bảo vệ sức khỏe mà còn là phương tiện để thể hiện tình cảm
và sự quan tâm chia sẻ giữa các thành viên qua đó có thể nâng cao chất lượng
cuộc sống và giáo dục lối sống lành mạnh cho con cái.
Bữa cơm gia đình còn được xem như là linh hồn của sự đoàn tụ yêu thương,
nuôi dưỡng tâm hồn con người, tạo nên tình cảm thắm thiết giữa các thế hệ
trong gia đình, đó cũng là lúc hai từ “sum họp” trọn vẹn ý nghĩa nhất. Bữa cơm
không chỉ là nơi gắn kết các thành viên lại gần nhau, hình thành truyền thống gia
đình mà còn tạo nên nét độc đáo riêng biệt trong văn hóa gia đình Việt. Bữa cơm
gia đình vui vẻ, đầm ấm chính là sợi dây vô hình gắn kết tình thân của các thành
viên trong gia đình.
Qua bữa cơm gia đình chúng ta giáo dục cho mỗi thành viên, đặc biệt là con
trẻ hiểu được đạo lý “nhường cơm xẻ áo”, “kính trên nhường dưới” của dân tộc
qua việc gắp thức ăn cho ông bà, cha mẹ và khuyên dạy con trẻ không tranh
giành phần của người khác. Đó là cách giáo dục cụ thể, thiết thực, đời thường về
ý thức san sẻ vui thú hay khổ đau giữa anh em trong gia đình và ra cả cộng
đồng.
Khác với người phương Tây, trong bữa cơm gia đình, chúng ta không chia mỗi
người một suất mà ăn chung, cùng đĩa, bát, cùng trong một mâm, lại còn chấm
chung một chén nước mắm. Đó là tính cộng đồng.
2.1.3.1 Bản sắc văn hóa
Người Việt Nam luôn ý thức rằng mình được sinh ra cùng một bọc trứng,
gắn với nhau bởi nghĩa “đồng bào”. Sự tích "Con rồng cháu tiên", sự tích về bọc

trăm trứng, nhằm khẳng định một tổ tiên chung, một nguồn gốc chung của người
dân Việt Nam. Dù sống ở đâu đều có chung một cội nguồn, một ngày giỗ tổ
Hùng Vương. Truyền thuyết về bọc trăm trứng là bằng chứng hùng hồn nhất về
5

5


ý thức cộng đồng dân tộc, dù bầu hay bí đều chung một giàn. Như vậy, tất cả
người Việt dù ở miền ngược hay miền xuôi đều là con cháu Lạc Hồng, đều có
chung tổ tiên, đều là anh em một nhà. Chính điều đó đã ăn sâu vào tư tưởng của
người Việt Nam, hình thành nên sức mạnh nội lực vô cùng to lớn của dân tộc
Việt Nam
Truyền thống đoàn kết dân tộc ta, buổi ban đầu đơn giản chỉ là sự giúp đỡ
lẫn nhau trong đời sống, bữa cơm gia đình các thành viên tụ họp quanh mâm
cơm ấm cúng,... từ đó gắn kết với nhau bằng một sợi dây vô hình nhưng chặt
chẽ. Sợi dây truyền thống, văn hóa thống nhất, gắn kết con người Việt Nam
trong mối quan hệ giữa Nhà – Làng – Nước. Trải qua quá trình vận động và phát
triển của lịch sử dân tộc, tinh thần đoàn kết ngày càng phát triển mạnh mẽ, là cơ
sở vững chắc đưa dân tộc Việt nam vượt qua nhiều thử thách cam go, quyết liệt.
Tinh thần đoàn kết ấy không bó hẹp trong một phạm vi nhỏ hẹp mà ngày càng
lan rộng trong nhiều mối quan hệ và nhiều khía cạnh, nhiều lĩnh vực khác nhau.
Đó là sự tích lũy, kế thừa và phát triển qua nhiều thế hệ và nhiều hoàn cảnh lịch
sử khác nhau và là sự sáng tạo của toàn dân tộc Việt Nam.
2.1.3.2. Ngôn ngữ , chữ viết
Nước ta có 54 tộc người sinh sống trên đất nước tạo thành dân tộc Việt
Nam. Rất nhiều dân tộc có tiếng nói riêng, chữ viết riêng,...Tuy vậy đã là người
Việt Nam thì phải biết nói và viết tiếng Việt .Đây là sợi dây quan trọng gắn kết
các thành viên trong cộng đồng lại với nhau.
3.Cơ sở thực tiễn

3.1 Cơ sở thực tiễn thực tiễn thế giới
Vào thời kì này, Chủ Nghĩa Tư Bản bước vào giai đoạn Chủ Nghĩa Đế Quốc, nó đã tác
động không nhỏ đến vấn đề đoàn kết giữa các dân tộc thuộc địa. Hồ Chí Minh đã nhận định
“ Chủ nghĩa đế quốc là một lực lượng phản động quốc tế, là kẻ thù chung của nhân dân lao
động ở cả chính quốc và thuộc địa. Muốn đánh thắng chúng, phải thực hiện khối liên minh
chiến đấu giữa lao động ở các thuộc địa với nhau và giữa lao động ở thuộc địa với vô sản ở
chính quốc; nếu tách riêng mỗi lực lượng thì không thể nào thắng lợi được.” Như vậy, việc
đoàn kết giữa lao động ở các thuộc địa với nhau và giữa lao động ở thuộc địa với vô sản ở
chính quốc là mục tiêu cấp bách, phải được đặt lên hàng đầu.
3.1.1Cách mạng Tháng 10 Nga
Bài học thứ nhất Hồ Chí Minh học được từ Cách Mạng Tháng Mười Nga là phải “Thực
hiện cho được liên minh công nông” Và Cách mạng Tháng Mười Nga thành công có nguyên
nhân cơ bản và quan trọng này. Nhận xét như vậy vì theo Bác: “…đó là sự bảo đảm chắc chắn
thắng lợi cách mạng. Chỉ có khối liên minh công nông do giai cấp công nhân lãnh đạo mới có
thể kiên quyết và triệt để đánh đổ các thế lực phản cách mạng, giành lấy và củng cố chính
quyền nhân dân lao động, hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của cáh mạng dân tộc, dân chủ tiến lên
CNXH”.
Bài học thứ hai là Cách Mạng Tháng Mười Nga đã mở ra một con đường mới cho con
đường Cách Mạng Xã Hội Chủ Nghĩa Người đã rất thành công khi xác định lực lượng cách
mạng. Theo Nguoi, quần chúng nhân dân là lực lượng cách mạng, nhưng trong khối đại đoàn
kết đông đảo ấy phải lấy liên minh công nông làm gốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thành công
6

6


trong việc đề ra chiến lược, sách lược đại đoàn kết toàn dân trong Mặt trận dân tộc thống nhất.
Trong khối đại đoàn kết đó, một mặt tập hợp được tất cả lực lượng yêu nước trong xã hội; mặt
khác, giữ vững được bản chất giai cấp công nhân trong liên minh.
3.2 Thực tiễn Việt Nam

Ngày 1/9/1858: Thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam tại bán đảo Sơn Trà – Đà
Nẵng. Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Trung Trực,Trương
Định, Nguyễn Thông,... đã làm hao tổn khá nhiều sinh lực địch, làm chậm bước tiến của
chúng trong việc xâm lược nước ta.Tuy nhiên với “ thế yếu, lực mỏng”,cùng với thái độ vô
cùng nhu nhược, chỉ muốn ‘cầu hòa’ của triều đình nhà Nguyễn, các phong trào trên đều bị
thực dân pháp dìm trong biển máu. Cùng với đó triều đình Nguyễn lại kí liên tiếp các hiệp
ước với thực dân Pháp như :HƯ Nhâm Tuất( 5/6/1862), HƯ Giáp Tuất(15/3/1874), HƯ Hác
Măng (25/8/1883).Vào năm 1897.thực dân Pháp về căn bản đã hoàn thành công cuộc bình
định Việt Nam về mặt quân sự, đã chấm dứt sự tồn tại của nhà Nguyễn với tư cách là một
quốc gia độc lập, thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến.
Để phục vụ kịp thời và đắc lực cho công cuộc khai thác và bóc lột kinh tế Việt Nam cũng
như Đông Dương, thực dân Pháp chú ý tới hai yếu tố chính trị “chia để trị” và “dùng người
Việt trị người Việt”.
+) Pháp tìm mọi cách chia cắt đất nước, chia rẽ dân tộc Việt Nam hòng phân tán lực lượng để
dễ bề cai trị.. Theo sắc lệnh ngày 17-10-1887, thực dân Pháp thành lập Liên bang Đông
Dương, năm đó mới bao gồm có Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì và Campuchia. Ngày 19- 4-1899,
Tổng thống Pháp ra sắc lệnh sáp nhập thêm Lào vào Liên bang Đông Dương. Việt Nam bị
chia cắt làm 3 kì: Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì với ba chế độ cai trị khác nhau. Bắc Kì và
Trung Kì là hai xứ bảo hộ vẫn còn giữ lại chính quyền phong kiến về hình thức; Nam Kì là
đất thuộc địa hoàn toàn do Pháp nắm cùng với Lào và Campuchia cũng là đất bảo hộ của
Pháp, hợp thành Liên bang Đông Dương.
+) Thực dân Pháp triệt để thực hiện chính sách "dùng người Việt trị người Việt", dùng binh
lính thuộc địa để bảo vệ thuộc địa, hoặc để lấn chiếm thuộc địa, hơn nữa là dùng quan lại triều
Nguyễn làm tay sai cho chúng. Vì vậy, việc tăng cường lực lượng vũ trang, bắt lính người
Việt là cấp bách .

-

-


3.2.1. Kinh nghiệm từ những cuộc khởi nghĩa yêu nước thời kì chống Pháp
của Việt Nam:
3.2.1.1 Khởi nghĩa Yên Bái(9/2/1930)
a) Nguyên nhân thất bại:
Giai cấp tư sản Việt Nam còn quá nhỏ bé yếu đuối cả về kinh tế và chính trị nên
không đủ sức giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc
Chưa tập hợp được lực lượng cách mạng
Các cuộc khởi nghĩa nổ ra lẻ tẻ
b) Phong trào công nhân (1919-1925)
Năm 1920, cuộc đấu tranh của công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn do người thanh
niên Tô Đức Thắng lãnh đạo.Các cuộc đấu tranh của công nhân và thủy thủ
Pháp trên các tàu chiến Pháp ghé vào cảng Hải Phỏng,cảng Sài Gòn.
Năm 1922 có cuôc bãi công của hàng nghìn công nhân và viên chức Bắc Kì đòi
tăng lương và ngày nghỉ chủ nhật.
7

7


-

-

-

-

Tiêu biểu nhất là cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son ở cảng Sài Gòn nhằm
phản đối thực dân Pháp dùng tàu chiến trở quân đi đàn áp phong trào cách mạng
Trung Quốc(8/1925)

Nguyên nhân thất bại:Các phong trào đấu tranh của công nhân diễn ra lẻ tẻ,
thiếu thống nhất và mang tính tự phát
3.2.1.2 Điện Biên Phủ - trận đánh lớn thể hiện quyết tâm của cả dân tộc
Việt Nam:
Trận Điện Biên Phủ là trận đánh lớn nhất trong Chiến tranh Đông Dương
lần thứ nhất diễn ra tại lòng chảo Mường Thanh, châu Điện Biên, tỉnh Lai Châu,
giữa Quân đội Nhân dân Việt Nam và quân đội Liên hiệp Pháp (gồm lực lượng
viễn chinh Pháp, lê dương Pháp, phụ lực quân bản xứ và Quân đội Quốc gia Việt
Nam).
a) Vai trò của Điện Biên Phủ đối với Pháp:
Về vị trí địa lý của Điện Biên khá đặc biệt, là một thung lũng rộng lớn nhất ở
vùng thượng du phía Tây Bắc, sát biên giới Việt Lào, cách biên giới các nước
Trung Hoa, Miến Điện, Thái Lan từ 150 đến 300km, cách Hà Nội gần 500km.
Điện Biên là tỉnh có chung đường biên giới với hai quốc gia Trung Quốc và Lào.
Bên cạnh đó, Điện Biên Phủ còn nằm trong hệ thống sông Đà (đổ vào sông
Hồng) và sông Mã.Riêng khu vực lòng chảo còn mang trong mình dòng sông
Nậm Rốm (chảy vào sông Mê Kông), sau này đã trở thành dòng sông lịch sử.
=>Navarre đã nhìn thấy những ưu điểm vượt trội của vùng đất này: "Đất này
mà xe tăng cơ động thì tuyệt. Sân bay kia có thể sửa lại và mở rộng gấp hai ba
lần. Đảo mắt lên những ngọn núi cao vút, rất xa, vây quanh lòng chảo, viên
tướng thấy một không gian rộng cho phép các loại máy bay hoạt động, lên
xuống dễ dàng. Những ngọn núi đó, bức thành thiên nhiên ngăn chặn không cho
đối phương đặt pháo với tầm tới lòng chảo. Ôi chao! một địa bàn lý tưởng để
xây dựng một căn cứ không quân, lục quân hiện đại lớn vào bậc nhất Đông
Dương".
Điện Biên Phủ sẽ trở thành ngã tư chiến lược quan trọng không những đối với
chiến trường Đông Dương mà còn đối với miền Đông Nam Á. Một trục giao
thông nối liền các miền biên giới Lào, Thái Lan, Miến Điện và Trung Quốc. Đó
là “một cái chìa khóa để bảo vệ Thượng Lào”, một “bàn xoay” có thể xoay đi
bốn phía Việt Nam, Lào, Miến Điện và Trung Quốc. Đây cũng sẽ trở thành một

căn cứ không quân, lục quân lợi hại phục vụ tối ưu cho các chính sách mà Pháp
tiến hành ở Việt nam. Từ Điện Biên Phủ, quân Pháp có thể bảo vệ được Lào rồi
từ đó đánh chiếm ra các vùng đã mất ở Tây Bắc trong năm 1953 - 1954 và tạo
điều kiện thuận lợi để tiêu diệt các sư đoàn chủ lực của đối phương nếu họ đến
đấy.
Bên cạnh đó, những tính toán của Navarre về khó khăn của Việt Minh đã khiến
viên tướng này hài lòng.
8

8


Việt Minh không thể mở đường lên Điện Biên Phủ bằng sức lao động thủ
công nên không thể đưa pháo vào trận địa và vận chuyển cơ giới qua vùng
Tây Bắc hiểm trở, nếu có thì cũng là rất ít. Cũng vì thế, vấn đề lương thực
là một vấn đề nan giải đối với một lực lượng chiến đấu lên đến hàng chục
vạn người.
+ Việt Minh không thể chịu nổi thời tiết, khí hậu khắc nghiệt ở Tây Bắc. Là
những người miền xuôi, họ sẽ đau ốm, mệt mỏi không thể duy trì được
sức chiến đấu liên tục. Mùa mưa tới vận tải khó, đời sống chiến hào sẽ
thiếu thốn, sẽ xảy ra nạn dịch lúc đó không đánh cũng thua.Bộ đội chủ lực
Việt Nam không thể nào tiếp cận được các trung tâm đề kháng của Tập
đoàn cứ điểm mà không bị thương vong và không thể nào đánh liên tục cả
ngày lẫn đêm kéo dài hằng tháng trời.
b) So sánh tương quan lực lượng giữa Quân đội nhân dân Việt Nam và
Pháp trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Quân đội nhân dân Việt
Pháp
So sánh
Nam

Chỉ
Christian de Castries
+ Đại tướng Võ Nguyên -Quân số của
huy
Pierre Langlais
Giáp - Tư lệnh chiến dịch Việt
Nam
+ Thiếu tướng Hoàng Văn đông đảo hơn
Thái - Tham mưu trưởng nhiều so với
chiến dịch
Pháp.
+ Thiếu tướng Đặng Kim - Trang bị vũ
Giang - Chủ nhiệm cung khí, phương
cấp chiến dịch
tiện của Việt
- Ông Lê Liêm - Chủ Nam
kém
nhiệm chính trị chiến dịch hơn hẳn so
Lực
+ 12 tiểu đoàn
+ 11 trung đoàn bộ binh với Pháp
lượng
+ 7 đại bộ binh (trong quá binh thuộc các đại đoàn
trình chiến dịch được tăng bộ binh (304, 308, 312,
viện thêm 4 tiểu đoàn và 316)
2 đại đội lính nhảy dù)
+ 1 trung đoàn công binh
+ 2 tiểu đoàn pháo binh
+ 2 trung đoàn pháo binh
+ 1 đại đội pháo

+ 1 trung đoàn súng cối
+ 2 đại đội súng cối
+ 1 trung đoàn cao xạ
+ 1 tiểu đoàn công binh
( sau tăng thêm 1 tiểu
+ 1 đại đội xe tăng
đoàn cao xạ)
+ 1 phi đội máy bay
=> Quân số lúc đầu có
=> Quân số ban đầu là 55.000, sau tăng cường
10.814 người. Sau được thêm khoảng 4 đến
tăng viện 4291 người. Tại 10.000 người.
thời kỳ cao điểm lên tới 230.000 dân công vận tải
khoảng 16.200 người. hậu cần.
+

9

9


Vũ khí

Phươn
g tiện

+
+

+


10

Chưa kể khoảng 3000
PIM (culi).
+ 24 khẩu pháo 105 ly sau đợt 1 được tăng thêm
4 khẩu nguyên vẹn và cho
đến ngày cuối cùng được
thả xuống rất nhiều bộ
phận thay thế khác
+ 4 khẩu 155 ly
+ 20 khẩu súng cối 120 ly
+ 7 máy bay khu trục, 6
máy bay liên lạc trinh sát,
1 máy bay lên thẳng
+ Khoảng 420 máy bay
yểm trợ (có 37 phi công
Mỹ tham gia
+ Xe vận tải 200 chiếc
+ 10 chiếc xe tăng 18 tấn
M24 Chaffee của Mỹ

+ 24 khẩu pháo 105 ly
+ 24 khẩu pháo 75 ly
+ 16 khẩu súng cối 120 ly
+ 24 khẩu cao xạ 37 ly
( sau tăng thêm 12 khẩu)

=> Việt Nam chỉ hơn Pháp sức người
Bên cạnh đó, một trong những yếu tố làm nên thành công của Việt Nam

trong trận chiến Điện Biên Phủ là có sự nỗ lực của hậu cần về sức người,
sức của.Để một lực lượng mạnh cho chiến dịch Điện Biên Phủ, Chính phủ
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã huy động tối đa về sức người và sức của:
hàng vạn dân công và bộ đội làm đường dã chiến trong khoảng thời gian
cực ngắn, dưới các điều kiện rất khó khăn trên miền núi, lại luôn bị máy
bay Pháp oanh tạc. Chính phủ đã huy động dân công từ vùng do Việt
Minh kiểm soát đi tiếp tế bằng gánh gồng, xe đạp thồ kết hợp cùng cơ
giới đảm bảo hậu cần cho chiến dịch. Đội quân gồm thanh niên xung
phong, dân công hỏa tuyến, được huy động tới hàng chục vạn người (gấp
nhiều lần quân đội) và được tổ chức biên chế như quân đội. Riêng đội xe
đạp thồ đã lên trên 20.000 người, mỗi xe chở được 200-300kg.Đây là việc
ngoài tầm dự tính của các cấp chỉ huy Pháp vì họ cho rằng Việt Minh
không thể bảo đảm hậu cần cho một chiến dịch lớn, dài ngày trong các
điều kiện phức tạp như vậy được.
Ngoài ra, Pháp cũng đã đánh giá sai khả năng pháo binh của Việt Minh
khi cho rằng đối phương vốn không có xe cơ giới tốt nên không thể mang
pháo lớn (lựu pháo 105 mm và pháo cao xạ 37 mm) vào Điện Biên Phủ
mà chỉ có thể mang loại pháo nhẹ là sơn pháo 75 mm trợ chiến mà thôi.
10


+

Đối lại,Việt Minh đã khôn khéo tháo rời các khẩu pháo rồi dùng sức
người để kéo, sau khi đến đích thì ráp lại. Bằng cách đó họ đã đưa được
lựu pháo 105 mm lên các hầm pháo khoét sâu vào các sườn núi từ trên
cao có khả năng khống chế rất tốt lòng chảo Điện Biên Phủ mà lại rất an
toàn trước pháo binh và máy bay địch.
Như vậy, nhân tố cơ bản nhất, quyết định nhất đưa đến chiến thắng Điện
Biên Phủ là đường lối chính trị và quân sự đúng đắn của Đảng ta đứng

đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.Đó là đường lối chiến tranh nhân dân, chiến
tranh toàn dân và toàn diện chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của thực
dân Pháp, được đế quốc Mỹ giúp sức. Đường lối ấy vừa phát huy truyền
thống đánh giặc giữ nước của ông cha ta, vừa vận dụng sáng tạo những
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về chiến tranh cách mạng
vào thực tiễn cụ thể của cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc Việt
Nam – một dân tộc đang nhất tề đứng lên đấu tranh vì độc lập, thống nhất
của Tổ quốc, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân và góp phần vào sự nghiệp
hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

3.3 Những ảnh hưởng từ thế giới
Sau Cách mạng Tháng Hai, nước Nga xuất hiện tình trạng 2 chính quyền
song song tồn tại: chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và xô viết đại biểu
công nhân và binh lính. Sau khi nắm được chính quyền, chính phủ lâm thời đã
không giải quyết những vấn đề đã hứa trước đó như vấn đề ruộng đất của nông
dân, việc làm cho công nhân, tình trạng thiếu lương thực và nhất là quyết theo
đuổi chiến tranh đế quốc đến cùng.Trong hoàn cảnh đó, lãnh tụ của đảng
Bolshevik Lenin từ Thụy đã nhận được sự ủng hộ rất lớn của nhân dân
Petrograd.Lenin đọc một bài phát biểu quan trọng có nhan đề "Những nhiệm vụ
của giai cấp vô sản trong cuộc cách mạng hiện nay".Trong đó, chỉ rõ rằng cần
chấm dứt tình trạng 2 chính quyền song song tồn tại và hơn cả là đem lại chính
quyền cho giai cấp vô sản và cho những tầng lớp nghèo trong nông dân.Để bày
tỏ sự ủng hộ đảng Bolshevik, khối quần chúng công nhân, nông dân nghèo, binh
lính và lao động hợp thành lực lượng cách mạng đông đảo đoàn kết biểu tình,
chống lại chính phủ lâm thời, bất chấp sự đàn áp mạnh mẽ.
Chiều 24 tháng 10, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền bắt đầu.Ngay trong
đêm 24 tháng 10, quân khởi nghĩa đã chiếm được toàn bộ Petrograd, bao vây
Cung điện Mùa Đông mà hầu như không tổn thất. Cuộc chiến tấn công Cung
điện mùa đông nhanh chóng thành công ngày 25 tháng 10.Toàn bộ chính phủ
lâm thời bị bắt. Như vậy, có thể thấy, nhờ vào sự ủng hộ của đại bộ phận dân

11

11


4.1.

chúng trong toàn thể đất nước, làn sóng cách mạng lan ra khắp đất nước thì cuộc
cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 này mới có thể kết thúc thắng lợi
*Bài học cho Việt Nam: Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 thành công
đã đưa Hồ Chí Minh đến bước ngoặt quyết định trong việc chọn con đường cứu
nước, giải phóng dân tộc, giành dân chủ cho nhân dân. Từ chỗ chỉ biết đến Cách
mạng Tháng Mười theo cảm tính, Người đã nghiên cứu để hiểu một cách thấu
đáo con đường Cách mạng Tháng Mười và những bài học kinh nghiệm quý báu
mà cuộc cách mạng này đã mang lại cho phong trào cách mạng thế giới. Đặc
biệt là bài học về sự huy động, tập hợp, đoàn kết lực lượng quần chúng công
nông binh đông đảo để giành và giữ chính quyền cách mạng.
4. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
- Phương châm kháng chiến: “Tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân toàn dân,
toàn diện, trường kỳ và dựa vào sức mình là chính.”
+ Kháng chiến toàn dân => cuộc chiến chính nghĩa
• Thực tiễn: hàng ngàn năm chống giặc ngoại xâm của nhân dân VN
• Lý luận:Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin:CM là sự nghiệp toàn dân,
vì vậy cuộc kháng chiến chống Pháp phải là của toàn dân, do dân tiến hành.
• Kháng chiến toàn dân đc thể hiện” Bất kỳ đàn ông, đàn bà ko chia tôn giáo
đảng phái, dân tộc bất kỳ người già, người trẻ hễ là người VN pải đứng lên đánh
thực dân Pháp”
• Mục đích: Huy động được tổng lực, trí lực, vật lực, tài lực
+Kháng chiến toàn diện:
• Lý do: Xuất phát từ thực dân Pháp xâm lược nước ta trên mọi lĩnh vực, do đó

phải đánh địch về mọi mặt.
• Về chính trị: Củng cố chính quyền, đoàn kết toàn dân
• Về kinh tế: xây dựng hậu phương về KT vững mạnh đáp ứng cho chiến
trừơng về người và của.
• Về văn hóa: Xây dựng nền văn hóa mới nhằm tập hợp toàn dân tham gia đánh
giặc, tập hợp được văn nghệ sĩ yêu nước đi theo CM, Văn hóa là 1 mặt trận,
người nghệ sĩ trên mặt trận ấy là 1 chiến sĩ.
• Về quân sự: Đối mặt với quân đội nhà nghề như thực dân Pháp, bên cạnh phát
huy truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta (lấy ít địch nhiều, lấy yếu
đánh mạnh..) chúng ta xây dựng lực lượng vũ trang 3 thứ quân: Bộ đội chủ lực,
bộ đội địa phương, dân quân du kích, xây dựng nền quốc phòng toàn dân từng
bước hiện đại chính quy.
• Về ngoại giao: Thực hiện thêm bạn bớt thù, tập hợp lực lượng yêu chuộng
hòa bình trên thế giới, tranh thủ sự viện trợ của các nước XHCN anh em.
=> Mục đích của kháng chiến toàn diện: Nhằm tạo ra sức mạnh trên mọi lĩnh
vực góp phần đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi.
12

12


+ Kháng chiến trường kỳ => vừa kháng chiến vừa kiến quốc
• Lý do: Xuất phát từ tương quan lực lượng giữa ta và địch. địch mạnh về kinh
tế, quân sự, ta nghèo nàn về kinh tế, quân sự thô sơ.
=> Đảng chủ trương đánh lâu dài để từng bước làm thay đổi so sánh lực lượng
cho ta. Tuy là đánh lâu dài nếu có thời cơ ta vẫn phát động kháng chiến.
+ Dựa vào sức mình là chính – tự lực cánh sinh:
• Tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp ta bị bao vây 4 phía
=> Vì vậy Đảng chủ trương dựa vào sức mình là chính. Tuy nhiên, trong cuộc
khág chiến chống Pháp, Đảng từng bước làm cho nhân dân thế giới thấy được

cuôc chiến tranh của nhân dân ta là chính nghĩa từ đó sẽ tranh thủ được sự ủng
hộ về tinh thần lẫn vật chất của các nước XHCN anh em, của nhân dân yêu
chuộng hòa
bình trên thế giới đặc biệt là nhân dân Pháp.
• Mục đích: Góp phần kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại đưa cuộc
kháng chiến đến thắng lợi.
* Ý nghĩa:
Đường lối kháng chiến trở thành ngọn cờ đưa kháng chiến chống pháp đến
thắng lợi, làm thất bại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp dưới sự hậu
thuẫn của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải công nhận độc lập chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thổ của các nước Đông Dương.
Giải phóng hoàn toàn miền Bắc tạo điều kiện để miền Bắc đi lên CNXH Cổ
vũ mạnh mẽ pong trào dân tộc trên thế giới, mở rộng địa bàn, tăng thêm lực
lượng cho CNXH và cách mạnh thế giới
4.2 Đoàn kết trong nước
Khi đề cập đến lực lượng làm nên cuộc Cách Mạng, Người đã phân hóa rõ 2
lực lượng: lực lượng nào yêu nước, theo Cách Mạng; lực lượng nào phản động,
khủng bố Cách Mạng .Địa chủ được chia làm 3 loại: Đại địa chủ, Trung địa chủ
và Tiểu địa chủ, trong đó Trung và tiểu địa chủ là kéo về Cách Mạng; còn đại
địa chủ cố tình theo tư bản và phong kiến nên mới phải đánh đuổi. Ngoài ra, Tri
thức cùng Tiểu tư sản là “Bầu bạn của Cách Mạng”, thêm vào đó Tư sản dân tộc
là một bộ
phận của Cách Mạng.
4.3

Đoàn kết Quốc Tế

4.3.1 Đặt Cách Mạng Việt Nam trong tiến trình của Cách Mạng vô sản thế giới.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hoạt động không ngung nghi để gắn cách mạng

Việt Nam với cách mạng vô sản thế giới.Theo Người, “Cách mệnh An Nam
củng là một bộ phận trong cách mệnh thế giới ”
13

13


Ngoài ra, theo Người “cách mạng thuộc địa không chỉ phụ thuộc vào cách
mạng vô sản chính quốc, mà còn có thể giúp đỡ những người anh em trong
nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn” Nó không chỉ vì độc lập, tự do của các nước
khác,bảo vệ lợi ích sống còn của dân tộc mình mà còn vì những mục tiêu cao cả
của thời đại: độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.. Nhờ vậy, Khẳng định
sức mạnh dân tộc giữ vai trò quyết định nhưng Nguoi luôn tranh thủ sự ủng hộ,
giúp đỡ của các nước XHCN anh em, sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân yêu
chuộng hoà bình trên thế giới. Hồ Chí Minh luôn luôn chăm lo xây dựng, vun
đắp cho tình hữu nghị, hợp tác và đoàn kết giữa nhân dân các nước theo tinh
thần “bốn phương vô sản đều là anh em” nhằm tạo nên sức mạnh to lớn cho sự
nghiệp cách mạng của các dân tộc.
4.3.2 Đoàn kết giai cấp vô sản chính quốc cùng với nhân dân thuộc địa
Người luôn nhận thức "công cuộc giải phóng các nước và các dân tộc bị áp
bức là một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản", rằng "cần thiết phải có
liên minh chiến đấu chặt chẽ giữa các dân tộc thuộc địa với giai cấp vô sản của
các nước đế quốc để chống kẻ thù chung", hơn thế nữa là “Cách mệnh trước hết
phải có Đảng để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với
dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp ở khắp mọi nơi ” có như vậy thì mới cùng
một lúc tấn công chủ nghĩa đế quốc ở cả hai đầu.
Tính đúng đắn của luận điểm
5.1 Đúng đắn về nội dung lý luận
Ngày 25-4-1961, Bác đến dự và nói chuyện tại Đại hội đại biểu mặt trận Tổ
quốc Việt Nam lần thứ II:“Năm 1951,cuộc kháng chiến của chúng ta tuy gặp

những điều kiện cực kì gay go, nhưng trong cuộc Đại hội hợp nhất Việt Minh –
Liên Việt, tôi có nói: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công ,thành công,
đại thành công.” Những thắng lợi chúng ta giành được trong mấy năm qua
chứng thực điều đó. Ngày nay, đồng bào miền Bắc thì hăng hái thi đua xây dựng
chủ nghĩa xã hội, đồng bào miền Nam ruột thịt thì anh dũng phấn đấu giành dân
chủ tự do, vậy để kết luận, tôi xin phép nhắc lại: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn
kết. Thành công, thành công, đại thành công.”
Câu nói của Bác như một lời động viên tới đồng bào cả nước đặc biệt là
nhân dân miền Nam chưa giành được độc lập. Không những vậy, đó là lời khẳng
định hung hồn tinh thần đoàn kết đồng lòng của nhân dân cả nước và tin rằng
chắc chắn mai này đất nước Việt Nam sẽ giành được độc lập trọn vẹn.
->Sự đúng đắn về mặt lí luận trong tư tưởng của Hồ Chí Minh cũng như các
đường lối, chủ trương lãnh đạo của Người và Trung Ương Đảng đã mang lại
5.

14

14


những thành công to lớn trong công cuộc giải phóng đất nước, thống nhất hai
miền sau này, và đã được chứng minh qua thực tiễn một cách xác đáng.
5.2 Hoàn cảnh thực tiễn năm 1946( chống pháp)
Từ năm 1951, theo đường lối của Đại hội Đảng lần thứ hai, cuộc kháng
chiến của quân dân Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới. Đặc biệt, với cuộc
tiến công chiến lược Đông Xuân 1953- 1954, đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên
Phủ, quân dân ta đã buộc thực dân Pháp phải đi tới đàm phán và kí kết Hiệp
định Giơnevơ, chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.Sau đây là bảng
sao sánh tương quan lực lượng giữa ta và thực dân Pháp trong chiến dịch Điện
Biên Phủ.

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là biểu tượng hùng hồn nhất cho tinh
thần đại đoàn kết dân tộc, cho lòng yêu nước, ý chí quật khởi, kiên cường của
dân tộc ta.Đây sẽ mãi mãi là mốc son chói lọi, mốc son chứng minh sức mạnh
phi thường của đại đoàn kết dân tộc
5.3 Thành tựu
Trải qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ thực tế đã chứng
minh câu nói mang tính triết lý đúng đắn của Bác, dù cho phải đối mặt với kẻ
thù hùng mạnh như thế nào nhân dân ta cũng quyết không run sợ, một lòng đoàn
kết, chiến thắng oanh liệt mọi thế lực mang âm mưu chiến tranh phi nghĩa. Cuối
cùng Bắc-Nam sum họp một nhà non song quy về một mối đúng như lời khẳng
định của Bác.

15

15


III. KẾT LUẬN
Bác Hồ đã mãi đi vào cõi vĩnh hằng nhưng dường như hình ảnh của Bác
vẫn mãi trường tồn với thời gian, còn sống mãi trong lòng những đứa con Việt.
Những tư tưởng của Bác vẫn còn vang mãi và thấm nhuần cho muôn đời sau.
Người có công rất lớn trong công việc phát huy truyền thống yêu nước, truyền
thống đoàn kết dân tộc, cổ vũ động viên nhân dân cả nước đứng lên chống lại
ách thống trị của bè lũ cướp nước. Đúng như lời Bác đã khẳng định: “ nước Việt
Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn song
chân lý ấy không bao giờ thay đổi”. Lời nói vững chắc như chân lý của Bác đã
khẳng định tinh thần đại đoàn kết dân tộc trong mọi trường hợp nếu được tổ
chức lãnh đạo hợp lý sẽ là sức mạnh đánh bại mọi âm mưu của kẻ thù, chân lý
ấy được thể hiện qua hai chiến thắng vang dội thời kì chống Pháp và chống Mỹ.


16

16


MỤC LỤC

17

17



×